Các loại thư tín dụng đặc biệt và ý nghĩa của nó trong TTQT
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Thư tín dụng (Letter of Credit) là một phương thức thanh toán quốc tế bằng cách sử dụng sự bảo đảm của ngân hàng qua đó người bán hàng khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng được ngân hàng thay mặt người mua thanh toán đổi lấy bộ chứng từ chứng minh việc người bán đã giao hàng Đây là phương thức thanh toán thông dụng nhất trong trao đổi hàng hóa quốc tế bởi nó đảm bảo tính an toàn đối với cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu Các loại thư tín dụng thương mai thường thấy trong thanh toán quốc tế đó là:
1 Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C);
2 Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C);
3 Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C);
4 Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C);
5 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C);
6 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C);
7 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C);
8 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C);
9 Thư tín dụng thanh toán dần dần về sau (Deferred payment L/C);
10 Thư tín dụng điều khoản đo (Red clause L/C)
Trong phạm vi bài tiểu luận của mình, nhóm chúng em xin được trình bày
về 6 loại thư tín dụng đặc biệt (từ loại 5 đến loại 10) và ý nghĩa nó trong thanh toán quốc tế
Do thời gian và những hiểu biết có hạn nên không thể tránh được sai sót, rất mong thầy cô và bạn bè đóng góp và xây dựng để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn
Trang 3NỘI DUNG
I – THƯ TÍN DỤNG CHUYỂN NHƯỢNG
1 Khái niệm
L/C chuyển nhượng (transferable L/C) là L/C cho phép người thụ hưởng thứ nhất (first beneficiary) chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/C cho một hay nhiều người thụ hưởng thứ hai (second beneficiary) miễn là thư tín dụng cho phép trả tiền hay giao hàng từng phần
L/C chuyển nhượng thuộc loại L/C không hủy ngang, được áp dụng cho hợp đồng mua bán qua trung gian, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C và quyền được đòi tiền của mình cho người hưởng lợi thứ hai Như vậy, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần nghĩa vụ và quyền lợi của L/C
a Quyền và nghĩa vụ của những người hưởng lợi
Người hưởng lợi thứ nhất ( người trung gian ) luôn chịu trách nhiệm chính đối với người nhập khẩu ( người mở L/C ) Người hưởng lợi thứ nhất chịu trách nhiệm phân phối các phần của L/C cho những nhà cung cấp khác nhau thông qua ngân hàng chuyển nhượng
Người hưởng lợi thứ hai ( nhà xuất khẩu, người cung ứng,người được chuyển nhượng )được phép thay mặt người hưởng lợi thứ nhất lập chứng từ, hóa đơn giao hàng có liên quan, chứng từ này là chứng từ gốc làm cơ sở thanh toán theo L/C, hoặc người hưởng lợi thứ nhất có thể thay thế một số chứng từ như hoá đơn, hối phiếu theo quy định
b Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng
Trang 4 Đối với ngân hàng phát hành L/C (issuing bank): Ngân hàng phát hành là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu
Đối với ngân hàng xác nhận (confirming bank): Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn có uy tín hoặc ngân hàng có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng mở, được ngân hàng mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở k hông thực hiện được nghĩa vụ của mình
Đối với ngân hàng thông báo thư tín dụng (advising bank): Ngân hàng thông báo là ngân hàng được ngân hàng mở yêu cầu thông báo một L/C do ngân hàng mở phát hành cho người bán.Ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm
về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu
Ngân hàng chuyển nhượng: Việc chỉ định ngân hàng chuyển nhượng phải được quy định rõ trong L/C gốc Ngân hàng chuyển nhượng có thể do nhà nhập khẩu và nhà trung gian thỏa thuận theo yêu cầu của nhà trung gian
Đối với ngân hàng được chỉ định: Ngân hàng được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành
Đối với ngân hàng chiết khấu (negotiating bank): Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C cho chiết khấu tự do
2 Đặc điểm
Chịu sự điều chỉnh của điều 38 UCP 600: chuyển nhượng trong L/C chuyển nhượng bao gồm chuyển nhượng nghĩa vụ thực hiện L/C và chuyển nhượng quyền được đòi chi trả tiền, tức quyền được ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C
Trang 5Chỉ có người hưởng lợi thứ nhất hay một số người được chuyển nhượng của L/C mới có quyền ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C
Một L/C chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần
Sự chuyển nhượng L/C phải được thực hiện theo L/C gốc L/C đã chuyển nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của L/C gốc bao gồm xác nhận (nếu có) ngoại trừ:
- Số tiền của L/C;
- Bất kỳ đơn giá nào trong L/C;
- Ngày hết hạn hiệu lực;
- Thời hạn xuất trình chứng từ hoặc ngày giao hàng chậm nhất hoặc thời hạn gửi hàng (Bất kỳ hay tất cả các ngoại trừ nêu trên có thể giảm hoặc bớt đi)
Ngân hàng chuyển nhượng là ngân hàng được chỉ định thực hiện chuyển nhượng L/C hoặc trong trường hợp L/C có giá trị tự do, là ngân hàng đích danh được ngân hàng ủy quyền chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng Ngân hàng phát hành có thể đồng thời là ngân hàng chuyển nhượng
Nếu không có sự thỏa thuận nào khác vào lúc chuyển nhượng thì tất cả chi phí chuyển nhượng L/C (như phí hoa hồng, lệ phí, thủ tục phí hoặc chi phí) đều
do người hưởng lợi ban đầu chịu
Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyểnnhượng Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu
Người hưởng lợi thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu của người hưởng lợi thứ hai bằng của mình (nếu có) nhưng số tiền không được vượt quá quy định trong L/C Và trên cơ sở thay thế như vậy thì người hưởng lợi thứ nhất
có thể đòi tiền theo L/C số tiền chênh lệch (nếu có) giữa hóa đơn của mình và người hưởng lợi thứ hai
Trang 6II – THƯ TÍN DỤNG TUẦN HOÀN
1 Khái niệm
Là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng hết gía trị của nó hoặc đã hết thời gian hiệu lực, lại tự động có giá trị hiệu lực như cũ và được tiếp tục sử dụng sau một thời gian nhất định (cho đến khi nào tổng trị giá hợp đồng được thực hiện)
Thư tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C
2 Đặc điểm
Tín dụng tuần hoàn có thể được tích lũy hoặc không;
Trường hợp L/C tuần hoàn tích lũy, số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp;
Trường hợp tín dụng tuần hoàn không tích lũy, những khoản tiền từng phần không được sử dụng sau khi đã hết thời hạn hiệu lực;
Thư tín dụng tuần hoàn cần được chỉ rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và giá trị tối thiểu mỗi lần đó Đồng thời cũng nói rõ, số dư của hạn ngạch L/C dùng chưa hết lần trước có được hay không được cộng dồn vào hạn ngạch L/C sử dụng lần kế tiếp Nếu không cho phép cộng dồn số dư của L/C trước vào những L/C kế tiếp thì gọi là L/C tuần hoàn không tích lũy (non cumulative revolving L/C); nếu cho phép thì đó là L/C tuần hoàn tích lũy (cumulative revolving L/C)
Trang 7 Có 3 cách tuần hoàn: tuần hoàn tự động, tuần hoàn bán tự động và tuần hoàn hạn chế:
- Tuần hoàn tự động: L/C tự động có giá trị như cũ, không cần có sự thông báo của ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu biết;
- Tuần hoàn hạn chế: chỉ khi nào ngân hàng mở L/C thông báo cho người xuất khẩu biết thì L/C kế tiếp mới có giá trị hiệu lực;
- Tuần hoàn bán tự động: sau khi L/C trước sử dụng xong hoặc hết hạn hiệu lực, nếu sau một vài ngày mà ngân hàng mở L/C không có ý kiến gì về L/C kế tiếp và thông báo cho người hưởng lợi L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ
3 Phạm vi áp dụng
Thư tín dụng tuần hoàn thường được dùng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn và trong thời gian dài Tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng trong các trường hợp người mua muốn hàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định (hợp đồng giao hàng nhiều lần)
III – THƯ TÍN DỤNG GIÁP LƯNG
IV – THƯ TÍN DỤNG ĐỐI ỨNG
1 Khái niệm
Là loại thư tín dụng chỉ có giá trị hiệu lực khi thư tín dụng của bên đối tác được mở ra Trong hai thư tín dụng có liên quan , thư tín dụng được mở trước sẽ
có nội dung được ghi như sau : “Tín dụng này chỉ có gía trị khi người hưởng lợi
đã mở ra một thư tín dụng đối ứng cho người mở thư tín dụng này…” Đồng thời bên mở thư tín dụng đối ứng cũng sẽ ghi : “Thư tín dụng này đối ứng với thư tín
Trang 8dụng số mở ngày…, tại ngân hàng …” và thông báo kịp thời cho bên đối tác biết
2 Phạm vị áp dụng
Loại L/C này được sử dụng trong phương thức hàng gửi hàng (barter), và phương thức gia công UCP –500 không xem đây là một tín dụng thư vì điều khoản cam kết thanh toán của nó không đúng bản chất của tín dụng thư
V – THƯ TÍN DỤNG THANH TOÁN DẦN DẦN VỀ SAU
1 Khái niệm
Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó Ngân hàng phát hành L/C hay là Ngân hàng xác nhận L/C cam kêt với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần số tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ trong L/C đó Đây là một loại L/C trả chậm từng phần
2 Đặc điểm
So với L/C trả ngay, người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến ngày đáo hạn; do đó người nhập khẩu có thời gian để bán hàng, thu tiền hàng để trả cho nghĩa vụ trong L/C;
Sử dụng L/C có xác nhận thì mức độ an toàn cho người xuất khẩu cao hơn Ngân hàng chịu trách nhiệm đối với người xuất khẩu và do đó giúp người xuất khẩu giảm bớt được rủi ro;
Nếu sử dụng L/C không xác nhận thì khách hàng không bị mất phí xác nhận
3 Phạm vi áp dụng
Trang 9 Thời hạn thanh toán càng ngắn càng tốt và không nên dài quá một năm;
Số tiền ít nhất phải ở mức lợi nhuận thông thường, hoặc lớn hơn càng tốt, tùy thuộc vào rủi ro có liên quan;
Rủi ro sẽ giảm xuống khi cả bên hưởng lợi và bên thanhh toán nắm rõ tình hình tài chính của nhau và là những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường
VI – THƯ TÍN DỤNG ĐIỀU KHOẢN ĐỎ
1 Khái niệm
Thư tín dụng điều khoản đỏ và loại thư tín dụng ứng trước một phần tiền cho người thụ hưởng trước khi giao hàng
Tên của Thư tín dụng điều khoản đỏ có thể khác nhau nhưng cùng một nội dung như trên Ví dụ: Advance L/C, Anticipatory L/C…
Gọi là “Red Clause L/C” bởi vì trong nội dung của Thư tín dụng có một điều khoản ứng trước tiền in bằng mực đỏ Ngày nay, người ta thay điều khoản
in bằng mực đỏ bằng dòng chữ in nghiêng và đậm
2 Đặc điểm
Điều khoản đỏ được sử dụng truyền thống tại các quốc gia mà hàng hóa cần được mua bởi người thụ hưởng là len, bông thịt, cao su… , người thụ hưởng yêu cầu thanh toán trước một phần tiền để trả trực tiếp hoặc thông qua đấu giá.Theo các điều khoản tín dụng, một ngân hàng trung gian được ủy quyền bởi ngân hàng phát hành để thanh toán trước một khoản tiền cho người thụ hưởng,
để ông ta có thể thanh toán theo các cách trên
Trang 10 Trong khi hàng hóa đã được vận chuyển và tuân thủ theo như các tài liệu
đã trình bày, thì số tiền ứng trước sẽ được sử dụng để thanh toán các khoản phải chi trước khi xuất hàng và lãi suất tương ứng đã được thực hiện hoặc tuyên bố
Có ba loại điều khoản đỏ:
- The unsecured or clean red clause: Số tiền ứng trước để người thụ
hưởng có thể trả trước tiền cước phí;
- The secured or documentary red clause: Số tiền ứng trước được thực
hiện khi người thụ hưởng đưa ra được những tài liệu như biên lai kho, vận đơn và các tài liệu khác cần thiết cho chuyến cùng với cam kết của người thụ hưởng Nếu sau khi ứng trước, mà phát hiện ra các lỗi trong tài liệu mà bên thụ hưởng cung cấp, ngân hàng trung gian có quyền yêu cầu hoàn trả lại toàn bộ số tiền ứng trước, các khoản lãi và phí từ ngân hàng phát hành;
- The ‘receipt and undertaking’ or ‘invoice and undertaking’ clause:
Ngân hàng trung gian ứng trước số tiền theo hóa đơn của người thụ hưởng cùng với cam kết của người thụ hưởng rằng anh ta sẽ trả lại số tiền đã ứng trước nếu các tài liệu anh ta cung cấp không tuân thủ đúng các quy định về tín dụng
3 Phạm vi áp dụng
Khoản tiền ứng trước thường được thực hiện bằng đồng nội tệ để tránh bất
kỳ sự biến động nào về tỷ giá giữa thời gian tạm ứng và thời gian thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu Nếu khoản tạm ứng được thực hiện bằng đồng tiền nào khác đồng nội tệ thì cần có quy định rõ ràng về đồng tiền được sử dụng Nếu điều khoản tín dụng đỏ được ghi sẵn để đàm phán chứ không nhằm mục đích thanh toán thì nó không bị hạn chế bởi trách nhiệm của các ngân hàng
Trang 11trung gian cho việc cung cấp khoản tín dụng đó, miễn là số tiền cuối cùng được tạo ra cho ngân hàng đó
Trang 12KẾT LUẬN
Trang 13DANH MỤC THAM KHẢO
1 GS, NGƯT Đinh Xuân Trình (chủ biên), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội, năm 2009;
2 Toàn tập UCP 600;
3 Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế ( ISBP 681-2007 ICC)
4. https://www.techcombank.com.vn/Desktop.aspx/Ngan-hang-doanh-nghiep/Thanh-toan-quoc-te2/CAC_LOAI_LC_DAC_BIET/, truy cập ngày 28/9/2011
5. http://www.wattpad.com/121104-phuong-thuc-thanh-toan-quoc-te? p=7, truy cập ngày 28/9/2011
6. http://www.swift.com/, truy cập ngày 20/10/2011
7. http://www.isbp.org/, truy cập ngày 26/10/2011