1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng của mác – ăngghen về đảng cộng sản trong tác phẩm tuyên ngôn của đảng cộng sản và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng đảng cộng sản việt nam hiện nay

33 752 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 354 KB

Nội dung

Tư tưởng của mác – ăngghen về đảng cộng sản trong tác phẩm tuyên ngôn của đảng cộng sản và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng đảng cộng sản việt nam hiện nay

Trang 1

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Với trên 160 năm tồn tại và trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (gọi tắt là Tuyên ngôn) do C.Mác và Ph.Ăng-ghen

khởi thảo vẫn luôn là cơ sở lý luận khoa học, ngọn cờ tư tưởng, ngôi sao dẫnđường và kim chỉ nam cho hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc

tế, vẫn rực sáng với tư tưởng vĩ đại của nó - tư tưởng giải phóng các giai cấp vàtầng lớp cần lao, và nói rộng ra là giải phóng toàn bộ xã hội, giải phóng loài người

khỏi mọi sự áp bức, bất công Tuyên ngôn, ngay từ lúc ra đời và kể từ đó trở đi,

luôn luôn là bản hiệu triệu hào hùng và ngọn cờ chiến đấu đầy khí phách cho tư

tưởng vĩ đại ấy Tuyên ngôn đã trải qua hơn một thế kỷ rưỡi mà vẫn tồn tại, không

chỉ như một văn kiện có tính lịch sử mà còn là ngọn đuốc soi đường cho cả hiệntại và tương lai

Dù bất kể ai, bất cứ lúc nào, đứng về phía này hay phía khác, ủng hộ hay

phản đối Tuyên ngôn cũng đều phải thừa nhận một sự thật lịch sử không gì có thể chối cãi được Đó là Tuyên ngôn đã thức tỉnh, tập hợp giai cấp công nhân và

những người lao động làm thuê khác thành một lực lượng to lớn chống sự áp bức,bóc lột, giành được những quyền lợi và quyền lực ngày càng quan trọng Nếu nhưgiữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa cộng sản còn là một “bóng ma” ám ảnh châu Âu, nhưcác thế lực của châu Âu cũ từng rêu rao, thì với sự ra đời của Tuyên ngôn, C.Mác

và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ rằng, cái “bóng ma” ấy đã thực sự trở thành một thế lực

cụ thể, và cái thế lực ấy cứ ngày một lớn dần lên, trở thành những phong trào cáchmạng hừng hực khí thế, những cuộc cách mạng bùng nổ dữ dội và cả những quyềnlực nhà nước được thiết lập trên hành tinh chúng ta Từ đứa con đầu lòng là Công

xã Pa-ri năm 1871, đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất, là sự ra đời của Liên Xônhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, rồi đến sau chiến tranh thế giới thứ hai (tức

khoảng 100 năm sau Tuyên ngôn), với thắng lợi của hàng loạt cuộc cách mạng

kiểu mới ở cả châu Âu, châu Á và Mỹ La tinh, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một

hệ thống thế giới

Cần phải khẳng định rằng, những tư tưởng của Tuyên ngôn về đảng cộng

sản vẫn đang sống và ngày càng sống động hơn theo nhịp tiến lên của nhân loạitiến bộ, của cả xã hội loài người đang vững bước đi vào thế kỷ XXI Sức mạnh tưduy vạch thời đại của Mác - Ăngghen trong tác phẩm này vẫn được thực tiễn lịch

sử toàn thế giới khảo nghiệm và minh chứng rực rỡ trong thời đại ngày nay

Đảng Cộng sản Việt nam – chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân

và nhân dân lao động Việt Nam, Đảng đại biều trung thành cho lợi ích của giai cấp

Trang 2

công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Sự ra đời của Đảng ta, mặc dù cónhững yếu tố đặc thù riêng nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố cho sự ra đời của mộtchính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa xãhội khoa học với phong trào công nhân Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạngViệt Nam, chủ nghĩa C.Mác-Lênin luôn giữ vị trí nền tảng tư tưởng và kim chỉnam cho hành động của Đảng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đãkhẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa C.Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nềntảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.”

Đối với Việt Nam chúng ta hiện nay, đứng trước xu thế toàn cầu hóadiễn ra mạnh mẽ, công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải có lý luận cáchmạng dẫn đường nhằm đảm bảo cho sự phát triển ấy không đi chệch hướng conđường tiến lên Chủ nghĩa xã hội Để đấu tranh với những tư tưởng sai lệch về giátrị quan trọng của lý luận về đảng cộng sản của Tuyên ngôn, giúp Đảng ta vữngvàng lập trường tư tưởng của chính Đảng lãnh đạo, trong phạm vi nhỏ hẹp củamột tiểu luận, tác giả chỉ đi vào tìm hiểu những tư tưởng về Đảng cộng sản của

C.Mác và Ph.Ăngghen qua đề tài: “Tư tưởng của Mác – Ăngghen về Đảng Cộng sản trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nhằm mục tiêu làm rõ tư tưởng của Mác – Ăngghen về Đảng Cộng sản

trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, từ đó vận dụng sáng tạo những tư tưởng

đó vào công tác xây dựng Đảng ta trong giai đoạn hiện nay

Để dật được mục tiêu đó, tác giả xác định cần đạt thực hiện những nhiệm vụsau:

- Làm rõ hoàn cảnh ra đời, tác giả, tác phẩm

- Phân tích nội dung cơ bản của C.Mác và Ăngghen về Đảng cộng sản

- Rút ra ý nghĩa của vấn đề đối với thực tiễn xây dựng Đảng ở Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình làm tiểu luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, trong

Trang 3

4 Kết cấu nội dung

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3chương và 7 tiết:

Chương 1: Khái quát chung về tác giả và tác phẩm

Chương 2: Tư tưởng của Mác – Ăngghen về Đảng cộng sản trong tác phẩm

“ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”

Chương 3: Ý nghĩa tư tưởng của Mác – Ăngghen về Đảng cộng sản với việcxây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

NỘI DUNGChương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1.1.Khái quát về tác giả

1.1.1 C.Mác (1818 – 1883)

Trang 4

C Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Tơriơ trong gia đình luật sư Heinrich Marx Năm mười hai tuổi (1830) C Mác vào học trường trung học ở Tơriơ Sức học của C Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt C Mác nổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo C Mác cũng tỏ ra có năng lực về toán học Mùa thu 1835, C Mác tốt nghiệp trường trung học, sau đó không lâu, tháng mười 1835, C Mác vào trường đại học tổng hợp Bonn để học luật Hai thángsau theo lời khuyên của bố C Mác tiếp tục học ở trường Đại học Tổng hợp Berlin

ở trường Đại học, năm 1836, ngoài luật học, sử học và ngoại ngữ C Mác bắt đầu

đi sâu nghiên cứu triết học Mùa xuân 1837, C Mác bắt đầu nghiên cứu kỹ những tác phẩm của Hê-ghen, sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứu triết học, suốt cảnăm 1939 và một phần của năm 1840 C Mác tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử triết học Cổ đại Ngày 15 Tháng Tư 1841, khi mới 23 tuổi, C Mác nhận được bằng Tiến sĩ triết học với luận án Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên củaDémocrite, và triết học tự nhiên của épicure tại trường Iêna

Tháng Năm 1843, C Mác đến Kroisnak, một thành phố nhỏ vùng Rhein và ông đã chính thức làm lễ thành hôn với Jenny vôn Vestphalen

Lần đầu tiên, C Mác gặp Ph Ăng-ghen vào cuối tháng Mười Một 1842, khi

Ph Ăng-ghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische

Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh) Mùa hè năm 1844, Ph ăng-ghen đến thăm C Mác ởPa-ri Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn Theo yêu cầu của Chính phủ Vương quốc Phổ, Chính phủ Pháp đã trục xuất C Mác Ngày 3 tháng Hai 1845, C Mác rời Pa-ri đến Brussel, ít lâu sau Ph Ăng-ghen cũng đến đây và hai ông lại tiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau Sau khi cách mạng năm 1848, ở Pháp nổ ra Chính phủ

Bỉ trục xuất C Mác Ông lại đến Pa-ri, Tháng tư 1848, C Mác cùng với Ph

Trang 5

Ăng-ghen đến Kioln, tại đây Mác trở thành Tổng biên tập tờ Nhật báo tỉnh Ranh, cơ quan của phái dân chủ Năm 1849 Chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và trục xuất C Mác Ông lại đến Pa-ri, nhưng lần này ông chỉ lưu lại ba tháng Tháng Tám 1849,

từ Pa-ri C Mác đi Luân-đôn và sống đến cuối đời (1883) C Mác qua đời ngày 14 Tháng Ba 1883 ở Luân-đôn

1.1.2.Ph Ăngghen ( Friedrich Engels, 1820 – 1895 )

Ph Ăng-ghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 tại Barmen, tỉnh Ranh, Vương quốc Phổ trong một gia đình chủ xưởng dệt Từ nhỏ Ph Ăng- ghen đã bộc lộ tính cách độc lập Những lời dạy bảo nghiêm khắc của cha và những sự đedoạ trừng phạt không thể làm cho ông đi đến chỗ phải phục tùng mù quáng Cho đến năm 14 tuổi, Ph Ăng- ghen học ở trường tại thành phố Barmen Ph Ăng- ghen sớm bộc lộ năng khiếu về ngoại ngữ Tháng Mười 1834, Ph Ăng- ghen chuyển sang học ở trường trung học Elberfelder, một trường tốt nhất ở Phổ thời bấy giờ Năm 1837, theo yêu cầu của bố, Ph Ăng- ghen buộc phải rời bỏ trường trung học khi chưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc buôn bán ở văn phòng của bố ông Trong thời gian này ông tự học các ngành sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ và thơ ca Tháng 6 năm 1838, Ph Ăng- ghen đến làm việc tại văn phòng thương mại ở thành phố cảng Barmen Cuối năm 1839 Ph Ăng- ghen bắt tay vàonghiên cứu các tác phẩm của Hê- ghen Tháng 9- 1841, Ph Ăng- ghen đến

Berlin và gia nhập binh đoàn pháo binh ở đây ông được huấn luyện quân sự mà trong những năm sau, ông rất cần đến nó, nhưng ông vẫn lui tới trường Đại học tổng hợp Berlin nghe các bài giảng triết học, tham gia hội thảo về lịch sử tôn

Trang 6

giáo Mùa xuân 1842, Ph Ăng- ghen bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh) Trong những bài báo in năm 1842, trên tờ báo Ph Ăng- ghen đã lên tiếng phản kháng chế độ kiểm duyệt của Chính phủ Vương quốc Phổ, trật tự phong kiến ở Đức Ngày 8 tháng 10 năm 1842, Ph Ăng- ghen mãn hạn phục vụ trong quân đội Từ Berlin ông trở về Barmen, một tháng sau, Ph Ăng- ghen sang Anh thực tập buôn bán Trên đường sang Anh, Ph Ăng- ghen đãthăm trụ sở tờ báo Rheinische Zeitung ở Kioln và ông đã gặp C Mác, Tổng biên tập tờ báo Ông đã ở lại Anh hai năm Bài báo Tình cảnh của giai cấp công nhân

ở Anh (1842) cùng với những bài báo khác của Ph Ăng- ghen viết ra năm đó đã phân tích rõ sự phân chia xã hội thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất, giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản Ph Ăng- ghen tham gia viết bài cho tờ tạp chí Niên giám Pháp - Đức (tháng 21844) Các bài báo này đề cập đến việc áp dụng phương pháp biện chứng vào việc phân tích cácquan hệ kinh tế của xã hội tư sản

Tác phẩm Những phác thảo phê phán môn kinh tế chính trị học của Ph Ăng-ghen đã chỉ rõ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là cơ sở của toàn bộ sinh hoạtvật chất và tinh thần của xã hội tư sản Tháng 2-1845, cuốn sách Gia đình và Thần thánh của C Mác và Ph Ăng-ghen ra đời đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và phương pháp của nó, nêu luận điểm về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử Hai ông cùng hợp sức viết công trình nổi tiếng Hệ

tư tưởng Đức (1845-1846), phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm của Hê- ghen

và phái Hê- ghen trẻ đồng thời phê phán chủ nghĩa duy vật không nhất quán của Ludvich Phoiơbach nêu ra những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Tiếp đó năm 1848, Đại hội II Liên đoàn những người cộng sản đã uỷ nhiệm C Mác và Ph Ăng- ghen cùng viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

Trong thời gian sống ở Pa-ri, Ph Ăng-ghen quan tâm nhiều đến hoạt động của BCH Trung ương Liên đoàn những người cộng sản và trở thành Uỷ viên của Ban lãnh đạo và là một trong những lãnh đạo Câu lạc bộ công nhân Đức(Tháng3-1848) do BCH Trung ương LĐNNCS lập ra

Tháng 3- 1848, cùng với C Mác , Ph Ăng-ghen thảo ra Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức được BCH Trung ương LĐNNCS thông qua như làvăn kiện có tính chất cương lĩnh cho hành động của giai cấp vô sản Đức Tháng 4-1848 ông cùng với C Mác trở về Đức tham gia cuộc cách mạng Đức Ngày 20 tháng 5/1848 Ph Ăng-ghen đến cùng với C Mác chuẩn bị xuất bản tờ Neue

Trang 7

Rheinische Zeitung Ph Ăng-ghen tham gia viết các bài xã luận, bài điểm tình hình chính trị Tháng 10/1848 ông đi Bỉ để tránh lệnh truy nã của chính quyền Phổ nhưng ông không được phép cư trú chính trị Ph Ăng- ghen lại đến Paris sau

đó sang Thuỵ Sĩ tham gia Đại hội các liên đoàn công nhân Đức, ông được bầu vào Uỷ ban trung ương của tổ chức này

Tháng giêng năm 1849 ông trở về Đức tiếp tục hoạt động cách mạng Khi cuộc đấu tranh bùng nổ ở Tây và Nam nước Đức (tháng 5/1849) Ph Ăng-ghen đã vạch ra một kế hoạch hoạt động quân sự, thành lập quân đội cách mạng tiến hành cuộc khởi nghĩa Ngày 10/5/1849, Ph Ăng- ghen đến Elberfeld và được sung vào Ban quân sự Ăng-ghen đưa ra một kế hoạch để triển khai cuộc đấu tranh cách mạng dấy lên thành phong trào toàn nước Đức Trong thời kỳ này, ông tham gia trực tiếp bốn trận đánh lớn, trong đó có trận Rastatt Sau này

Ph Ăng- ghen đã viết trước tác Luận văn quân sự nổi tiếng

Tháng 11/1849, Ph Ăng- ghen đến Luân đôn và được bổ sung vào BCH Trung ương Liên đoàn Những người cộng sản mà C Mác đã cải tổ sau khi đến đây Ph Ăng-ghen sống ở Luân- đôn một năm, trong thời gian đó ông đã viết các tác phẩm Cách mạng và phản cách mạng ở Đức, Cuộc chiến tranh nông dân ở Đức Tháng 11-1850, Ph Ăng-ghen buộc phải chuyển dến Manchester vànlại bắt đầu làm việc ở Văn phòng thương mại Điều này tạo điều kiện cho Ăng-ghen có thể giúp đỡ về vật chất cho C Mác hoạt động cách mạng Ph Ăng-ghen đặc biệt chú ý nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên, môn quân sự, chính sách quốc tế Cùng với C Mác, Ph Ăng-ghen tham gia lãnh đạo Quốc tế cộng sản I Tháng 9-1870, Ph Ăng-ghen đến Luân Đôn và được đưa vào tổng hội đồng của quốc tế cộng sản I Ph Ăng- ghen kiên trì đấu tranh chống lại quan điểm cơ hội của phái Bakunin, Proudhon, Lassalle Năm 1871, Ph Ăng- ghen tham gia vào việc tổ chức chiến dịch bảo vệ công xã Pari Trong thời gian này, Ph Ăng-ghen

đã viết một số tác phẩm có giá trị lý luận, đặc biệt là cuốn Chống Đuy-rinh

(1818) góp phần to lớn cho việc hoàn thiện lý luận cho chủ nghĩa C Mác Sau khi C Mác qua đời (1883), Ph Ăng-ghen là người lãnh đạo tổ chức những ngườitheo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, chuẩn bị cho in tập 2 và 3 của bộ Tư bản mà C.Mác chưa kịp hoàn thành Ph Ăng-ghen viết nhiều tác phẩm nổi tiếng vào những

năm cuối đời: Nguồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), Lút-vích Phơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866), Biện chứng tự

nhiên, Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894).

1.2.Khái quát về tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”

Trang 8

Bìa lần xuất bản đầu tiên cuốn

“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ở Luân – đôn năm 1848

1.2.1 Hoàn cảnh ra đời

Giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đạt tới trình

độ phát triển: đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở một số nước châu

Âu Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp vô sản hiện đại ra đời

và sớm bước lên vũ đài đấu tranh chống lại giai cấp tư sản Trong những năm 30

và 40 của thế kỷ XIX, ở một số nước tư bản phát triển, giai cấp vô sản đã vùng lênđấu tranh chống lại giai cấp tư sản đòi thực hiện những yêu sách của mình cả vềkinh tế lẫn chính trị Tiêu biểu cho sự phát triển của phong trào vô sản là nhữngcuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở thành phố Lyông (Pháp) năm 1837; cuộc nổidậy của công nhân dệt vùng Xilêdi (Đức) năm 1844; phong trào hiến chương ởAnh kéo dài 10 năm (1838 - 1848)

Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi một cáchbức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làmkim chỉ nam cho hành động cách mạng Cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1847,

Đại hội lần thứ hai Liên đoàn những người cộng sản đã thảo luận và thông qua

những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản do Mác và Ăng ghen trình bày Trên cơ

Trang 9

sở sự nhất trí ấy, C.Mác và Ph.Ăngghen được Đại hội ủy nhiệm thảo ra bản tuyênngôn chính thức

Trong Lời tựa viết cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888, Ăngghen khẳng

định lại Tuyên ngôn là Cương lĩnh của Liên đoàn những người cộng sản “Tại Đại hội của Liên đoàn họp ở Luân Đôn tháng 11-1847, Mác và Ăngghen được giao nhiệm vụ khởi thảo một cương lĩnh lý luận và thực tiễn của Đảng, có đầy đủ chi tiết, để đưa ra công bố Công việc đó đã được hoàn thành vào tháng giêng 1848; bản thảo viết bằng tiếng Đức đã được gửi tới Luân Đôn để in, vài tuần trước khi

Cách mạng 24-2 nổ ra tại Pháp.” (3,551)

Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn

thảo vào cuối năm 1847 và được xuất bản vào ngày 21 tháng 2 năm 1848 Mục

đích của tác phẩm như C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Hiện nay, đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình; và phải có một Tuyên ngôn của Đảng của mình để

đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản.” (3, 539)

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm vừa mang tính lý luận khao học,

vừa là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của những người Cộng sản, của phong tràocộng sản và công nhân quốc tế Tác phẩm này ra đời đã đáp ứng được yêu cầu vềmặt lý luận khoa học, soi sáng con đường đấu tranh của cách mạng vô sản trước

đó Nó ra đời nhằm đập tan những chuyện hư truyền của giai cấp tư sản về “bóng

ma cộng sản” Nó công khai trình bầy trước toàn thế giới những đặc điểm, mục

đích, ý đồ của những người cộng sản Nói cách khác nó là lời tuyên chiến với giaicấp tư sản và chủ nghĩa tư bản

Việc công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản cũng là thông báo về sự ra đờicủa một học thuyết cách mạng, một thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác.Lần đầu tiên trong lịch sử loài người thực hiện được cuộc cách mạng tư tưởng vớiđỉnh cao của trí tuệ khám phá và hệ thống hóa những quy luật vận động của giới tựnhiên, xã hội và tư duy của con người Toàn bộ thành tựu trí tuệ của loài người đãđược tổng kết, khái quát

1.2.2 Kết cấu và nội dung cơ bản của tác phẩm

Ngoài 7 lời tựa được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như: tiếng Nga,

Ba Lan, Đức, Anh, Ý, nội dung Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được C.Mác và

Ph Ănghen trình bày thành 4 chương

- Chương I Tư sản và vô sản: Mác – Ăngghen luận giải làm rõ sứ mệnh lịch

sử và vai trò của giai cấp vô sản

Trang 10

- Chương II Những người vô sản và những người Cộng sản: Thể hiện mối

quan hệ giữa Đảng cộng sản với giai cấp công nhân, qua đó để xác địnhnhiệm vụ của Đảng cộng sản và những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ ấy,đồng thời chống lại sự vụ khống của giai cấp tư sản đối với Đảng cộng sản

- Chương III.Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa: Mác –

Ăngghen phân biệt chủ nghĩa xã hội khoa học với các trào lưu chủ nghĩa xãhội khác

- Chương IV Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập:

Mác đã trình bày, làm rõ những tư tưởng cách mạng không ngừng; tinh thần cáchmạng triệt để, liên minh giai cấp, sự đoàn kết, đấu tranh của những người cộng sảnđối với các đảng phái dân chủ trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phản độngđương thời

C.Mác và Ănghen đã trình bày rõ: “Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày

nay, chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.” (3,551) Đến xã hội Tư bản hiện đại xã hội

cũng phân chia thành nhiều giai cấp trong đó có 2 giai cấp cơ bản đối kháng đó làgiai cấp vô sản và giai cấp tư sản Nội dung cơ bản của lịch sử xã hội hiện đại làcuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Cuộc đấu tranh đó đưa tới

sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa Tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.Trong sự vận động của quy luật ấy C.Mác và Ph.Ănghen đã đánh giá rất cao vai tròcủa giai cấp tư sản khi nó còn giữ vị trí là giai cấp tiến bộ lật đổ chế độ phong kiến

đã lỗi thời : “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế

kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất

của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.”(3, 547).

Đồng thời Tuyên ngôn cũng chỉ rõ quy luật vận động tất yếu của xã hội loàingười là cái cách mạng, cái tiến bộ nhất định sẽ thay thế cái lạc hậu không ai có thểcưỡng lại cũng như sự thắng lợi của chế độ Tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong

kiến đó là: “Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục”.

Trang 11

Vốn có bản chất là giai cấp tư hữu và bóc lột nên vai trò cách mạng của giaicấp tư sản bị hạn chế ngay từ đầu, giai cấp tư sản chỉ làm đơn giản hóa giai cấp vàđối kháng giai cấp mà thôi “Những vũ khí mà giai cấp tư sản dùng để đánh đổ chế

độ phong kiến thì ngày nay quay lại đập vào chính ngay giai cấp tư sản” “Giai cấp

tư sản không những đã rèn những vũ khí giết mình, nó còn tạo ra những người sửdụng vũ khí ấy - những công nhân hiện đại, những người vô sản”

Tuyên ngôn cộng sản đã chỉ cho giai cấp vô sản thấy rõ sứ mệnh lịch sử vẻvang của mình là người đào huyệt chôn chủ nghĩa Tư bản và sáng tạo ra một xã hộitốt đẹp hơn Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản do vị trí kinh tế - xã hộicủa giai cấp vô sản trong lịch sử quy định

Tuyên ngôn là chân lý cách mạng sáng ngời định hướng đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng của nhân dân ta Tuyên ngôn là độc lập tự do, Tuyên ngôn là Chủ nghĩa xã hội Con đường Tuyên ngôn là con đường đấu tranh cách mạng chứ

không phải là con đường cải lương, ảo tưởng

Cách mạng Việt Nam càng phát triển đi lên càng khẳng định những nguyên

lý cơ bản của Tuyên ngôn Tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Ăngghen nói chung, của Tuyên ngôn nói riêng luôn là ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt

Nam Trong Lời tựa viết cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888, Ph Ăngghen có

viết: “Hiện nay, hiển nhiên đó là tác phẩm phổ biến hơn cả, có tính chất quốc tế hơn cả trong tất cả các văn phẩm xã hội chủ nghĩa, đó là cương lĩnh được thừa

nhận bởi hàng triệu công nhân từ Xi-bia đến California.”(3, 514).

Lần đầu tiên tác phẩm của hai ông đã hệ thống hóa những nội dung cơ bảncủa chủ nghĩa Mác dưới dạng cô đọng nhất, thể hiện đầy đủ thế giới quan duy vậtbiện chứng và các luận thuyết cơ bản về chủ nghĩa tư bản, về chủ nghĩa xã hộikhoa học, kinh tế - chính trị học, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, lý luận

về Đảng,… Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, Mác-Ăngghen đã nêu rõ sứ mệnh lịch

Trang 12

sử toàn thế giới của giai cấp vô sản,vạch ra những tất yếu của cách mạng vô sản vàchuyên chính vô sản, vai trò Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp vô sản.

Tuyên ngôn còn đề cập đến nhiều khía cạnh khác trong lĩnh vực xã hội, nhất là các

vấn đề giáo dục, gia đình, quan hệ giữa thành thị - nông thôn…

Tuyên ngôn ra đời đánh dấu sự thắng lợi của việc kết hợp chủ nghĩa xã hội

khoa học với phong trào công nhân và phong trào cách mạng của giai cấp vô sản

Với vị trí quan trọng và nội dung phong phú như vậy, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản có sức thuyết phục, cổ vũ hàng triệu, triệu người người bị áp bức, bóc lột

trên trái đất này đứng lên tự giải phóng; xứng đáng là áng “thiên cổ hùng văn” đốivới giai cấp vô sản

Từ khi Tuyên ngôn ra đời đến nay, đã 164 năm với nhiều biến cố trong lịch

sử song nó vẫn khẳng định được những giá trị bền vững của các nguyên lý đã đượcnêu ra trong tác phẩm Nó vẫn được các Đảng Cộng sản vận dụng sáng tạo trongthực tiễn cách mạng

Chương 2

Trang 13

TƯ TƯỞNG CỦA MÁC – ĂNGGHEN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG TÁC

PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”

2.1 Khái niệm về Đảng Cộng sản

Tuyên ngôn trình bày mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và giai câp vô sản, những người Cộng sản và giai cấp vô sản: “họ tuyệt nhiên không có một lợi ích

nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản”(3,557)

Khái niệm về Đảng trong Tuyên ngôn được hiểu như sau: Đảng là đội tiền phong, là bộ phận giác ngộ nhất của giai câp vô sản Mác-Ăngghen nêu rõ: “Về mặt thực tiễn, những người Cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các Đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn thúc đẩy phong trào tiến lên, về mặt

lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu rõ những điều

kiện, tiến trình là kết quả chung của phong trão vô sản.”(3, 558)

Sự hình thành của Đảng bắt nguồn từ sự liên hợp của những người vô sản

thành các đoàn thể, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh Tuyên ngôn cho rằng sự ra đời

của chính Đảng vô sản là một tất yếu khách quan phù hợp với quy luật đấu tranh

giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản “ Sự tổ chức như vậy của những người vô sản thành giai cấp và do đó thành chính Đảng, luôn luôn bị sự cạnh tranh giữa công nhân với nhau phá vỡ Nhưng nó luôn luôn được tái lập và luôn

luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn.”(4, 609)

2.2 Mối liên hệ giữa Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân

Mác và Ăngghen chỉ ra Đảng cộng sản là một bộ phận không thể tách rời giai cấp vô sản, vì vậy, mục đích và lợi ích của Đảng cộng sản và giai cấp vô sản là thống nhất cả về mặt lý luận và thực tiễn

Mác-Ăngghen khẳng định: “Những người Cộng sản không phải là một Đảng riêng biệt đối lập với các Đảng công nhân khác Họ tuyệt nhiên không có

một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản.”(3, 557) Quan niệm

của Mác – Ăngghen về những người vô sản và Đảng cộng sản là thống nhất vớinhau

Đảng cộng sản là lực lượng đại biểu cho quyền lợi của giai cấp vô sản cũng như của nhân dân lao động, nó cũng đại diện cho lợi ích chung của toàn bộ phong trào cộng sản, của toàn giai cấp công nhân trên thế giới không phân biệt ngành nghề, địa phương và dân tộc Vì thế, Đảng cộng sản không những mang tính chất của giai cấp vô sản mà còn mang bản chất quốc tế.

Trang 14

Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân Đảng là người đại biểu

trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động.Đảng luôn công khai mục tiêu đấu tranh của mình là: lật đổ sự thống trị của giaicấp tư sản, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân Vì vậy Đảng cộng sảnmang bản chất của giai cấp công nhân

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản khẳng định sự thống nhất về mục đích và lợi ích của Đảng cộng sản và giai cấp công nhân không có nghĩa Đảng cộng sản và giai cấp công nhân là một.

Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân nhưng không có

nghĩa là Đảng phải là toàn bộ giai cấp công nhân Đảng cộng sản là một bộ phậncủa giai cấp công nhân

Tính độc lập của Đảng là đặc trưng, dấu hiệu và là điều kiện cơ bản khẳngđịnh giai cấp công nhân là một lực lượng chính trị độc lập, tồn tại với tư cách mộtgiai cấp Tuy nhiên, Đảng Cộng sản không phải là một tổ chức biệt lập mà là bộphận tiên phong của giai cấp công nhân, gắn bó mật thiết với giai câp công nhân,mang hệ tư tưởng của giai cấp vô sản Đảng Cộng sản là tổ chức có mục đích,nhiệm vụ rõ ràng Mác và Ăngghen cho rằng việc tổ chức những người vô sảnthành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và giành lấy chính quyền, đó

là mục đích trước mắt của những người Cộng sản và của tất cả các Đảng với nhau

Mục đích cuối cùng của họ là xây dựng chủ nghĩa cộng sản mà trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

Đảng có cương lĩnh chính trị, có chiến lược, sách lược cách mạng Tuyên

ngôn tuyên bố rằng đã đến lúc những người Cộng sản phải công khai trình bày

trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình và phải có một

Tuyên ngôn của Đảng của mình Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là cương lĩnh

chính trị của Đảng vô sản, trong đó trình bày quan điểm, mục đích, nhiệm vụ,chiến lược, và sách lược của Đảng

Đảng Cộng sản là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân Tuyên ngôn khẳng định Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp vô

sản, là lãnh tụ chính trị, là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp vô sản Tính tiênphong , độc lập ấy được thể hiện toàn diện trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức

Về mặt chính trị, Đảng phải kiên định với mục tiêu, lý tưởng, đứng

vững trên lập trường của giai cấp công nhân, xác định đường lối chiếnlược, sách lược đúng đắn, kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn cách

Trang 15

mạng, trong từng điều kiện lịch sử cụ thể, để lãnh đạo cách mạng vôsản đi tới thắng lợi.

Về tư tưởng: Đảng được vũ trang bằng hệ tư tưởng Cộng sản chủ

nghĩa Đảng có lý luận soi đường cho hoạt động của mình Lý luận đókhông phải là giáo điều mà là những nguyên lý được khái quát từ kinh

nghiệm thực tiễn Tuyên ngôn nêu rõ: “ Những người Cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xóa bỏ

chế độ tư hữu.”(3, 559) trên lĩnh vực tư tưởng, Đảng có nhiệm vụ

truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, nâng cao trình độ giác ngộ củagiai cấp công nhân, phấn đấu chống sự ảnh hưởng của các trào lưu tưtưởng phi vô sản, bảo vệ hệ tư tưởng vô sản về tổ chức, Đảng là mộtchính thể có tổ chức, là một khối thống nhất ý chí và hành động theo

nguyên tắc tập trung dân chủ, kỷ luật tự giác nghiêm minh Tuyên ngôn thể hiện rõ nguyên tắc tổ chức Đảng là Đảng Cộng sản được xây

dựng từ đội ngũ đảng viên, là những người vô sản cách mạng nhất cảtrong hành động và trong nhận thức Tuân thủ nguyên tắc này mớiđảm bảo cho Đảng trở thành đội tiên phong của giai cấp công nhân.Trong sinh hoạt Đảng, Đảng tuân thủ các nguyên tắc phê bình và tựphê bình, nguyên tắc công khai Đảng có cơ cấu tổ chức phù hợp vớiđiều kiện và nhiệm vụ của từng thời kỳ hoạt động

Lý luận về tính tiên phong của Đảng Cộng sản là cơ sở khoa học quan trọng

để những người Cộng sản vận dụng vào công tác xây dựng Đảng trên cả haiphương diện: tiên phong về lý luận và tiên phong về thực tiễn Về lý luận, Đảng vàcác đảng viên của Đảng phải được trang bị lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học,nắm vững thế giới quan duy vật biện chứng, nhận thức đúng vai trò và sứ mệnhlịch sử của giai cấp công nhân Về thực tiễn, Đảng phải biết vận dụng một cáchlinh hoạt và sáng tạo lý luận khoa học để phân tích, đánh giá đúng tình hình, đề rachủ trương, biện pháp phù hợp, lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi Đồng thờiĐảng phải là người tổ chức, tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh của nhân dân,sức mạnh của dân tộc và thời đại để thực hiện chủ trương đường lối của Đảng

Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản tập hợp trongmình những phấn tử ưu tú nhất, cách mạng nhất trong giai cấp công nhân và cáctấng lớp nhân dân lao động Tính tiên phong của Đảng thể hiện trên hai mặt: Tiênphong về lý luận và tiên phong trong hoạt động thực tiễn

Trang 16

- Về mặt lý luận Đảng có ưu thế hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ởchỗ họ có nhận thức sáng suốt về điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phongtrào vô sản

- Về mặt thực tiễn, Đảng là bộ phận kiên quyết nhất, tiên phong nhất trongphong trào công nhân Điều này đã được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định trong

tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Vậy là về mặt thực tiễn, những người công sản là vộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước,

là bộ phận cổ vũ các bộ phận khác; về mặt lý luận họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của

phong trào vô sản” (3, 558)

2.3 Mục đích, nhiệm vụ của Đảng Cộng sản

Tuyên ngôn đã chỉ rõ mục đích của những người Cộng sản bao gồm mục

đích trước mắt và mục đích cuối cùng, trong đó mục đích cuối cùng của những

người Cộng sản là phải thực hiện chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới: “Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành công thức

duy nhất này là : xóa bỏ chế độ tư hữu”(3, 559)

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, nhiệm vụ trước hết của Đảng là: tổ chứcnhững người cộng sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giànhlấy chính quyền

Mục tiêu trước mắt của Đảng cũng giống như mục tiêu trước mắt của cácđảng công nhân khác là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản giành lấy chính

quyền cho giai cấp vô sản: “Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng

là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác; tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành

lấy chính quyền”.(3,558)

Nhưng mục tiêu đấu tranh của Đảng không chỉ là làm thay đổi chế độ tưhữu, mà mục tiêu cuối cùng của Đảng là thủ tiêu chế độ đó, không phải là xoánhoà các mâu thuẫn giai cấp, mà là thủ tiêu các giai cấp, không phải hoàn thiện xã

hội hiện tồn, mà là xây dựng một xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa: “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phái là xoá bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà

là xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản… (3,558) và “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ

của ai cái quyền chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả Chủ nghĩa cộng sản chỉ

tước bỏ quyền dủng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác.” (3,

562)

Ngày đăng: 04/10/2016, 11:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w