Hơn 80 năm qua kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam bước lên vũ đài lãnh đạo chính trị, lần lượt đã ra đời nhiều tổ chức Mặt trận khác nhau, mang tên khác nhau, đối tượng tập hợp, mục đích rộng hẹp khác nhau tùy từng giai đoạn cách mạng: Mặt trận phản đế, Mặt trận dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Hội Liên Việt rồi Mặt trận Liên Việt thời chống Pháp, Mặt trận Tổ quốc ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ và sau đại thắng năm 1975, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của cả nước thống nhất, hoàn toàn độc lập và tự do, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh.Mặt trận Tổ quốc tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc, nối tiếp truyền thống vinh quang của thời đã qua, phải góp phần giải đáp yêu cầu to lớn của giai đoạn cách mạng mới: xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ đất nước. Với mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Hệ thống chính trị bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chỉ có thể sống động trong vai trò của mình từ những sự cọ sát có thể có hoặc đã xảy ra để tìm ra giao điểm cuối cùng của sự đồng thuận xã hội. Trong quá trình đổi mới của đất nước, Mặt trận tổ quốc ngày càng được mở rộng về tổ chức, hoàn thiện về nội dung và phương thức hoạt động. Không chỉ dừng lại ở chức năng đoàn kết, động viên tinh thần yêu nước, nhiệt tình lao động của toàn dân, mà còn phải đảm nhiệm vai trò của một tổ chức giám sát, phản biện xã hội đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước, Mặt trận còn phải trở thành mặt trận tham chính, nhằm đảm bảo cho sự lãnh đạo và điều hành đất nước tránh được những sai lầm, khuyết điểm do tệ độc quyền, quan liêu, chủ quan, duy ý chí gây nên. Nhận thức sâu sắc vấn đề có tính quy luật đó Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả với công tác tổ chức và cán bộ” Chính vì có vai trò to lớn, nên Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VII được tiến hành với chủ đề “Nâng cao vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Do vậy, việc nâng cao vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm cho sự phát triển vững chắc của đất nước ta. Trước thực tế đó, em chọn đề tài “ Đảng lãnh đạo đối với Mặt trận trong việc xây dựng khối đoàn kết Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” để có thể đóng góp phần nhỏ ý kiến của mình vào đề tài tập trung vào vai trò lãnh đạo của Đảng với Mặt trận Tổ quốc về Xây dựng đại đoàn kết ở Việt Nam.
Trang 1
TIỂU LUẬN MÔN: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI:
ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI MẶT TRẬN TRONG VIỆC
XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 3
I Cơ sở lý luận về Đảng lãnh đạo đối với Mặt trận Tổ quốc trong việc xây dựng khối đoàn khết đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay .3
1.1 Khái niệm: 3
1.2 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc 3
1.3 Tư tưởng của Đảng ta đối với Mặt trận Tổ quốc trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc 5
1.4 Đảng lãnh đạo đối với Mặt trận trong việc xây dựng khối đoàn khết đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay .6
1.4.1 Sự cần thiết xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc 6
1.4.2 Mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận có một đặc điểm đáng chú ý: Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận 7
1.4.3 Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận trong việc xây dựng khối đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay 8
2 2 Những kiến nghị 12
III.Quam điểm và giải pháp nhằm nâng cao Đảng lãnh đạo đối với Mặt trận tổ quốc trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay 16
3.1 Quan điểm và phương hướng 16
3.1.1 Quan điểm, phương hướng của Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc 16
3.1.1.1 Quan điểm: 16
3.1.1.2 Phương hướng: 17
3.2 Các giải pháp 17
3.2.1 Nhóm giải pháp ở Trung ương 17
Trang 33.2.1.1 Xây dựng những định hướng chính sách nhằm tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân tộc .17
3.2.1.2 Phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc .21
3.2.1.3 Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc .22
3.2.1.4 Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng sự đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước .23
3.2.1.5 Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh và đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng để Ðảng thật sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân tộc .24
3.3 Các kiến nghị, đề xuất 25
C KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 4A MỞ ĐẦU
Hơn 80 năm qua kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam bước lên vũ đài lãnh đạo chính trị, lần lượt đã ra đời nhiều tổ chức Mặt trận khác nhau, mang tên khác nhau, đối tượng tập hợp, mục đích rộng hẹp khác nhau tùy từng giai đoạn cách mạng: Mặt trận phản đế, Mặt trận dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Hội Liên Việt rồi Mặt trận Liên Việt thời chống Pháp, Mặt trận Tổ quốc ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ và sau đại thắng năm
1975, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của cả nước thống nhất, hoàn toàn độc lập và
tự do, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh.Mặt trận Tổ quốc tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc, nối tiếp truyền thống vinh quang của thời đã qua, phải góp phần giải đáp yêu cầu to lớn của giai đoạn cách mạng mới: xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ đất nước Với mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Hệ thống chính trị bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chỉ có thể sống động trong vai trò của mình từ những sự cọ sát có thể có hoặc đã xảy ra để tìm ra giao điểm cuối cùng của sự đồng thuận xã hội
Trong quá trình đổi mới của đất nước, Mặt trận tổ quốc ngày càng được
mở rộng về tổ chức, hoàn thiện về nội dung và phương thức hoạt động Không chỉ dừng lại ở chức năng đoàn kết, động viên tinh thần yêu nước, nhiệt tình lao động của toàn dân, mà còn phải đảm nhiệm vai trò của một tổ chức giám sát, phản biện xã hội đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước, Mặt trận còn phải trở thành mặt trận tham chính, nhằm đảm bảo cho sự lãnh đạo và điều hành đất nước tránh được những sai lầm, khuyết điểm do tệ độc quyền, quan liêu, chủ quan, duy ý chí gây nên Nhận thức sâu sắc vấn đề có tính quy luật đó Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện
xã hội của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả với công tác tổ chức và cán bộ”
Chính vì có vai trò to lớn, nên Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VII được tiến hành với chủ đề “Nâng cao vai trò Mặt
1
Trang 5trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Do vậy, việc nâng cao vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm cho sự phát triển vững chắc của đất nước ta.
Trước thực tế đó, em chọn đề tài “ Đảng lãnh đạo đối với Mặt trận
trong việc xây dựng khối đoàn kết Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” để
có thể đóng góp phần nhỏ ý kiến của mình vào đề tài tập trung vào vai trò lãnh đạo của Đảng với Mặt trận Tổ quốc về Xây dựng đại đoàn kết ở Việt Nam
Kết cấu của tiểu luận gồm 3 phần chính:
C Kết luận
2
Trang 6B NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận về Đảng lãnh đạo đối với Mặt trận Tổ quốc trong việc xây dựng khối đoàn khết đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay
1.1 Khái niệm:
a Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị : Là liên minh toàn bộ các thiết chế
chính trị xã hội được thành lập , hoạt động trong mối liên hệ biện chứng , trong
đó vai trò lãnh đạo thuộc về Đảng, nhằm thực hiện triệt để quyền lực nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam góp phần vào hoà bình và phong trào cộng sản trên thế giới
b Mặt trận Tổ quốc: Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện
của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội và các nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tôc và các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1.2 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận Dân tộc Thống nhất bắt nguồn từ quan điểm nhất quán của Người về vai trò quyết định của quần chúng trong lịch
sử, coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nếu biết tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất rộng rãi chống kẻ thù chung và xây dựng đất nước Trong quá trình phát triển của cách mạng, tuy phải trải qua những bước thăng trầm, song quan điểm đó luôn luôn nhất quán Từ Hội Phản đế Đồng minh, Mặt trận Dân chủ Đông Dương, Mặt trận Phản đế Đông Dương, Mặt trận thống nhất chống phát xít đến Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên việt, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hoà bình Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tất cả những thử nghiệm về lý luận
và thực tiễn các phong trào Mặt trận đã đi đến khẳng định những quan điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh về Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam
Muốn giành được thắng lợi của cách mạng nói chung và xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì phải đại đoàn kết dân tộc, nhưng muốn đại đoàn kết
3
Trang 7dân tộc thì phải tổ chức quần chúng lại thành Mặt trận Dân tộc Thống nhất rộng rãi Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc là một tất yếu và sự ra đời tổ chức Mặt trận cũng là một tất yếu khách quan Quan điểm này khẳng định Mặt trận ra đời, phát triển không tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Người cho rằng, do đặc điểm mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp ở nước ta mà Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam có sứ mạng cao cả đoàn kết hết thảy mọi người Việt Nam yêu nước và tiến bộ đấu tranh cho quyền lợi tối cao của dân tộc.Tại Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt (3-1951), Hồ Chí Minh đã tổng kết kinh nghiệm về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc Thống nhất
thành khẩu hiệu nổi tiếng: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công.
Đây chính là chiến lược cách mạng, là tư tưởng cơ bản mà Người đã tổng kết và rút ra từ truyền thống đấu tranh anh dũng đầy hy sinh gian khổ và rực rỡ chiến công của dân tộc ta, nó đã trở thành chân lý bền vững của dân tộc ta về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc Thống nhất
Mặt trận Dân tộc Thống nhất là một hình thức tập hợp quần chúng rộng rãi, đại diện cho đại đa số quần chúng, đại diện cho quyền lợi dân tộc, không có
sự phân biệt đối xử Người cho rằng: “Từ Nam đến Bắc, ai là người tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì chúng ta sẵn sàng đoàn kết với họ, thật thà hợp tác với họ, thật sự đoàn kết với họ, dù từ trước đến nay họ đã theo
cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được thông qua (1930) tại hội nghị hợp nhất
ba tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Mặt trận là nơi tập hợp mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ, thực hiện thêm bạn, bớt thù, nhằm tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù nguy hiểm nhất Xu hướng hẹp hòi, biệt phái, phân biệt đối xử là trái với tư tưởng Hồ Chí Minh, chẳng những không tập
1, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1996, t.8, tr.49, 66
4
Trang 8hợp được lực lượng cách mạng rộng rãi mà còn làm tăng thêm kẻ thù, giảm bớt bầu bạn, làm tổn hại cho sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc.
“Muốn đoàn kết thực sự và hợp tác thật thà, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh Mặt trận phải có Cương lĩnh thật vững chắc, rất rộng rãi và thiết thực”1 Thiết thực vì cương lĩnh đó phải phù hợp với nguyện vọng thiết tha của toàn thể đồng bào, đó là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; rộng rãi vì Mặt trận bao gồm những người hiện nay tỏ ra thành tâm, thành ý phụng sự Tổ quốc dù trước đây họ đã theo phe phái nào; vững chắc vì Mặt trận dựa trên nền tảng đại đa số nhân dân trong nước là đồng bào công nhân và đồng bào nông dân, đồng thời chú trọng đến tất cả các tầng lớp xã hội trong nước ta, “không bỏ sót ai” Theo đường lối của Đảng, Cương lĩnh của Mặt trận đề ra những yêu cầu thiết thực, phù hợp với tâm tư nguyện vọng và đòi hỏi thiết tha của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội
1.3 Tư tưởng của Đảng ta đối với Mặt trận Tổ quốc trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam bước lên vũ đài lãnh đạo chính trị, lần lượt đã ra đời nhiều tổ chức Mặt trận khác nhau, mang tên khác nhau, đối tượng tập hợp, mục đích rộng hẹp khác nhau tùy từng giai đoạn cách mạng: Mặt trận phản đế, Mặt trận dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Hội Liên Việt rồi Mặt trận Liên Việt thời chống Pháp, Mặt trận Tổ quốc ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ và sau đại thắng năm 1975, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của cả nước thống nhất, hoàn toàn độc lập và tự do, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng đã nêu rõ: “… Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”2 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 cũng ghi: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1996, t.8, tr.49, 66
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Nxb CTQG, H, 2006, tr.40-41.
5
Trang 9và các thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân… Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả”1
1.4 Đảng lãnh đạo đối với Mặt trận trong việc xây dựng khối đoàn khết đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay
1.4.1 Sự cần thiết xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Đoàn kết dân tộc là một truyền thống quý báu của dân tộc ta Đặc biệt dưới sự lãnh đạo cảu Đảng thì sức mạh đại đoàn kết dân tộc tăng lên gấp bội.và con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thánh lợi này đến thắng lợi khác Dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định, đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong giai đoạn cách mạng nước ta chưa giành được chính quyền về tay nhân dân, Mặt trận là nơi tập hợp, huy động sức mạnh của toàn quân, toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng để tiến hành đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 gắn liền với sự nghiệp của Mặt trận Việt Minh Thành tích của Mặt trận Việt Minh chính là sự kế tục sự nghiệp cách mạng đã được chuẩn bị từ trước của Hội phản đế đồng minh (1930-1936) và của Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939) Tiếp theo Mặt trận Việt Minh là Mặt trận Liên Việt (hợp nhất từ Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam) đã góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi
Kế tục sự nghiệp của Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời (năm 1955) đã đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân tiến hành cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà
Trong giai đoạn cách mạng mới, với nền dân chủ ngày càng phát triển thì vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ngày càng quan trọng, nhiệm vụ càng nặng nề hơn Mặt trận có nhiệm vụ tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp ngày càng rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững
1 Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992, Nxb CTQG, H, 1995, tr.139
6
Trang 10kỷ cương và ổn định xã hội, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.4.2 Mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận có một đặc điểm đáng chú ý: Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận
Là thành viên, Đảng tham gia Mặt trận bình đẳng và có nghĩa vụ như mọi hành viên khác Đại diện cấp uỷ Đảng tham gia uỷ ban Mặt trận có trách nhiệm sinh hoạt đầy đủ thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợp thống nhất hành động Cấp uỷ Đảng phải giáo dục đảng viên gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung đã được các tổ chức thành viên thoả thuậnvà tích cực tham gia công tác Mặt trận tại khu dân cư
Để lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải ở trong Mặt trận, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng và lợi íh chính đáng của các tầng lớp nhân dân: Đảng tiến hành công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tổ chức kiểm tra và bằng sự gương mẫu của Đảng viên Thực tiễn lịch sử từ ngày thành lập Mặt trận đến nay
đã chứng tỏ các thành viên tham gia Mặt trận đều tự giác thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua Đảng đoàn Mặt trận thông qua Đảng đoàn các tổ chức thành viên của Mặt trận và thông qua đại diện của cấp uỷ Đảng tham gia Uỷ ban Mặt trận cùng cấp Đảng chăm lo bồi dưỡng cán bộ và giới thiệu những Đảng viên có phẩm chất, có tín nhiệm trong các tầng lớp nhân dân,
có năng lực làm công tác Mặt trận, để Mặt trận chọn cử theo đúng điều lệ Đảng lãnh đạo sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên, sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức và hoạt động sáng tạo của Mặt trận; Đảng lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận đối với sự lãnh đạo của Đảng và đối với cán bộ Đảng viên
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là vấn đề có tính nguyên tắc, đảm bảo cho Mặt trận không ngừng được củng cố và mở rộng Mặt trận có nhiệm vụ truyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức mới, động viên các tầng
7
Trang 11lớp nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Mặt trận có trách nhiệm tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, trong việc xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Vì mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước là yếu tố cực kỳ quan trọng bảo đảm sự vững mạnh của chế độ
1.4.3 Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận trong việc xây dựng khối đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ tình hình thực tế, để thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, tạo thuận lợi cho bước phát triển nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã đề ra những mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp chủ yếu nhằm: Duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Tăng cường hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế đạt hiệu quả ngày càng cao Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn
xã hội Tạo chuyển biến rõ nét hơn trong công tác xây dựng Đảng
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội Đây chính là những mục tiêu phấn đấu, nhiệm
vụ cụ thể phải làm trong những năm trước mắt của Đảng, Nhà nước, của toàn dân ta Mặt trận cần tập trung làm tốt một số việc sau:
1- Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của mình trong việc tiếp tục củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, tăng cường sự đồng thuận xã hội, thực hiện đại đoàn kết từ cơ sở, trong từng cộng đồng dân cư đến toàn dân, toàn quân trên phạm vi toàn quốc
8
Trang 122- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm tốt công tác động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát huy mọi nguồn lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
3- Mặt trận tổ chức và hướng dẫn nhân dân phát huy quyền làm chủ, chủ động và tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, nhất là ở cơ sở; củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, góp phần cùng các tổ chức đảng tạo ra sự chuyển biến căn bản trong việc ngăn chặn, từng bước đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân
Tham gia cùng các cơ quan xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra nhân dân; thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội theo đúng quy định của pháp luật
4- Mặt trận mở rộng và nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và tích cực hội nhập quốc tế, góp phần cùng đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước nhằm củng cố môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển để xây dựng và bảo vệ đất nước
Để đưa chương trình hành động vào cuộc sống, đòi hỏi quan trọng là Mặt trận cần tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hiệu quả hoạt động theo hướng tập trung về cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tập hợp và phát huy tối đa mọi nguồn lực trong các tầng lớp nhân dân kể cả người Việt Nam ở nước ngoài Phấn đấu để từng bước thực hiện khẩu hiệu: Công tác Mặt trận là công tác của toàn xã hội, trong đó cán bộ chuyên trách là hạt nhân, là nòng cốt
Qua đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp, một vấn đề rất quan trọng được các đại biểu đề cập là Đảng phải thực sự đổi mới sự lãnh đạo của mình đối với công tác Mặt trận Sự quan tâm đó là rất chính đáng Bởi trong cơ chế Đảng lãnh đạo,
9
Trang 13nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, hiện nay muốn tiếp tục đổi mới nội dung
và phương thức hoạt động của Mặt trận
Trước hết, Đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo của mình đối với công tác Mặt trận theo yêu cầu của thời kỳ mới Phải coi sự tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những điểm mấu chốt để Mặt trận tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của mình Nhân dịp này, tôi yêu cầu các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở cần làm tốt chức năng lãnh đạo và gương mẫu thực hiện trách nhiệm của một tổ chức thành viên, yêu cầu chính quyền các cấp phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoàn thành những nhiệm vụ vẻ vang của mình trong giai đoạn mới
II Thực trạng công tác lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc trong việc xây dựng khối đại đoàn kết.
2.1.Thực trạng công tác lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc trong việc xây dựng khối đại đoàn kết.
Hơn 75 năm qua kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam bước lên vũ đài lãnh đạo chính trị, lần lượt đã ra đời nhiều tổ chức Mặt trận khác nhau, mang tên khác nhau, đối tượng tập hợp, mục đích rộng hẹp khác nhau tùy từng giai đoạn cách mạng: Mặt trận phản đế, Mặt trận dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Hội Liên Việt rồi Mặt trận Liên Việt thời chống Pháp, Mặt trận Tổ quốc ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ và sau đại thắng năm
1975, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của cả nước thống nhất, hoàn toàn độc lập và
tự do, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh
Trong cuộc đấu tranh sinh tử kéo dài mấy thập niên vì độc lập tự do thống nhất Tổ quốc, trước sự mất còn của đất nước và dân tộc, mối tương tác
về nghĩa vụ và quyền lợi riêng rẽ của cá nhân, kể luôn cả sinh mệnh đã nhường chỗ một cách tự nguyện cho nghĩa vụ và quyền lợi tối thượng: hy sinh tất cả để cứu nước Khối đại đoàn kết toàn dân với nội dung đó trong thời đại Hồ Chí Minh đã mang sức mạnh của dân tộc lên tuyệt đỉnh đảm bảo thắng lợi
Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc, nối tiếp truyền thống vinh quang của thời đã qua, phải góp phần giải đáp yêu cầu to
10
Trang 14lớn của giai đoạn cách mạng mới: xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ đất nước Trong điều kiện mới, thiết lập liên minh toàn xã hội khá phức tạp so với thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc Khẩu hiệu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thể hiện ra cuộc sống, tất nhiên không phải một lúc mà làm được, việc tìm đáp số về yêu cầu lợi ích của mọi thành viên trong xã hội là không đơn giản Ngày nay, mối tương tác giữa nghĩa vụ và quyền lợi biểu hiện dưới bộ mặt mới; trong đó, nghĩa vụ phải cân đối với quyền lợi, quyền lợi mọi tầng lớp phải được chăm sóc thỏa đáng và
đi đôi với nó, nghĩa vụ cũng phải được đảm bảo thực hiện thỏa đáng tương ứng.Nói đến lợi ích, điều không thể tránh khỏi là sự cọ sát, nhiều khi gay gắt trong nội bộ nhân dân, giữa cá nhân với cá nhân, trong cộng đồng, giữa một bộ phận nhân dân với cơ quan quản lý Nhà nước v.v… điều hiếm có hoặc không
có trong giai đoạn trước làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân
Hệ thống chính trị bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chỉ có thể sống động trong vai trò của mình từ những sự cọ sát có thể có hoặc
đã xảy ra để tìm ra giao điểm cuối cùng của sự đồng thuận xã hội
Mặt trận dân tộc thống nhất ở nước ta mà đại biểu là tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đứng trước những thử trách nghiêm trọng về vai trò và uy tín của mình mà cốt lõi là tính hiệu quả thiết thực trong hoạt động của nó Từ rất nhiều năm trước đây, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trở thành một thiết chế mang tính chất trang trí, một lính kiểng của hệ thống chính trị ăn lương Nhà nước Mặt trận Tổ quốc gần như rơi vào điểm chết trong vai trò chính trị của nó
1 Đảng Cộng sản Việt Nam trải qua thử thách trong cuộc đấu tranh lâu dài giải phóng đất nước được toàn thể nhân dân công nhận vai trò lãnh đạo chính trị tuyệt đối cách mạng Việt Nam và cả dân tộc xem Đảng là Đảng của mình Hoàn cảnh đặc biệt, phương thức và phong cách lãnh đạo đặc biệt là cần thiết để đảm bảo thắng lợi là điều đương nhiên
Sau đại thắng 1975, sự nghiệp đấu tranh cho độc lập tự do và thống nhất
Tổ quốc đã hoàn thành Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong trạng thái
11
Trang 15bình thường Đảng trở thành Đảng cầm quyền nhưng vẫn giữ hầu như nguyên vẹn phương thức và phong cách lãnh đạo cũ của giai đoạn đã qua, thực tế Đảng làm cả chính quyền khiến cho Đảng thực tế trở thành một cơ cấu chính trị - xã hội siêu quyền lực và để đảm bảo vận hành, chức danh Đảng viên trở thành chuẩn, trước hết và trên hết, chưa hẳn tất cả đều đáp ứng về đức tài và chắc chắn không chỉ có họ mới là người tài đức vượt trội trong toàn xã hội để chọn
và giữ các chức vụ chủ chốt từ cơ sở đến trung ương Siêu quyền lực cộng với tính biệt phái về cán bộ khiến cho tính chất Đảng trị ngày càng biểu hiện
2 Nhà nước ta là của dân, do dân vì dân là một trong những công cụ làm chủ của nhân dân, thậm chí là công cụ làm chủ chủ yếu và mạnh nhất được nhân dân trao quyền lực quản lý xã hội, thể hiện về mặt thiết chế 3 nhánh: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp chế ước lẫn nhau Trong thực tiễn, nhánh hành pháp trở thành một cơ quan siêu quyền lực trong hệ thống Nhà nước, được tăng cường độ dưới bóng siêu quyền lực trên thực tế của Đảng Sự tha hóa quyền lực của nhánh hành pháp diễn ra không ít nơi nếu không nói thẳng là mang tính phổ biến ở mọi ngõ ngách, ở mọi cấp bậc Nhân dân - người chủ chân chính của đất nước sau khi bỏ lá phiếu ủy quyền quản lý xã hội cho Nhà nước thì đơn thuần còn lại số phận của người bị quản lý, người bị cai trị trên thực tế Các cơ quan quyền lực dân cử, Mặt trận và các đoàn thể… thực sự lu mờ
Vì vậy, điều tiên quyết thứ hai là phải xây dựng và hoàn chỉnh Nhà nước pháp quyền, pháp quy hóa mọi quan hệ tương tác của các chủ thể của hệ thống chính trị
3 Vị trí, vai trò của Mặt trận bao gồm các tổ chức thành viên đã được ghi nhận ở Điều 9 Hiến pháp Sự lu mờ của Mặt trận tôi đã nêu ở phần trên và không có ý định đi sâu phân tích thêm nữa vì đã dùng lời lẽ đến tận cùng Tìm lại vị trí và vai trò của Mặt trận, trên cơ sở đó đổi mới hoạt động lệ thuộc vào
sự đổi mới toàn diện các mối quan hệ tương tác của toàn bộ hệ thống chính trị
2 2 Những kiến nghị
Chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất càng phải được tiếp tục coi trọng hơn nữa trong thời kỳ cách
12