1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tieu luan TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “VẤN ĐỀ CÁN BỘ” VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

28 984 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 240 KB

Nội dung

Vì vậy,việc tiếp tục nghiên cứu nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về “vấn đề cán bộ” trên cơ sở đó thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, đáp

Trang 1

Chủ tich Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng đã để lại cho dân tộc ta một

di sản tinh thần vô giá, đó là hệ thống tư tưởng của Người Tư tưởng HồChí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bảncủa cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam,

kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

và tinh hoa văn hoá thế giới Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giảiphóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội; về sức mạnh của của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; vềquyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân,

vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, vềphát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần kiêm, liêm chính, chícông vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, về xâydựng Đảng trong sạch vững mạnh.v.v

Trong hệ thống tư tưởng quý báu của Người, tư tưởng về “vấn đề cán

bộ” được xác định là một trong những nội dung lớn, có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng quyết định đến sự thành bại của cách mạng Việt Nam Vì vậy,việc tiếp tục nghiên cứu nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí

Minh về “vấn đề cán bộ” trên cơ sở đó thường xuyên chăm lo xây dựng đội

ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu đòi của nhiệm vụ cáchmạng, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội, là một trong nhữngnhiệm vụ trọng yếu nhất của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay

Trang 2

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về “vấn đề cán bộ”

1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ của Đảng

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, vấn đề cán bộ

và công tác cán bộ luôn là mối quan tâm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Bởi vì, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ chính là lực lượng nòng cốtcủa các tổ chức, đoàn thể cách mạng Công tác cán bộ giữ vị trí hàng đầutrong công tác xây dựng Đảng Làm tốt công tác này là vấn đề vừa có ýnghĩa chiến lược lâu dài vừa là vấn đề có tính cấp thiết Cụ thể, theo HồChí Minh, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”1 và “công tác cán bộ làcông việc gốc của Đảng” Chính vì vậy, trong mọi giai đoạn, mọi thời

kỳ, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ luôn là v ấn đề nổi lên hàng đầu vàgiữ một vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Nó chẳng những có ý nghĩa quyết định đối với công tác xây dựng Đảng

và việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn có ý nghĩa quyếtđịnh đối với sự thành bại của cuộc đấu tranh cách mạng

Sở dĩ Hồ Chí Minh coi trọng vấn đề cán bộ và công tác cán bộ nhưvậy bởi vì, theo Người, để sự nghiệp cách mạng của Đảng thành côngphải cần đủ 3 yếu tố đó là: có đường lối cách mạng đúng, có quần chúngnhân dân được giác ngộ, đồng tình ủng hộ và có đội ngũ cán bộ lãnh đạogiỏi Ba yếu tố đó có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một quy trìnhkhép kín trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Nếu thiếu một trong nhữngyếu tố đó cách mạng không thể thành công được Trong đó đội ngũ cán

bộ giữ vai trò như một chiếc cầu nối giữa Đảng với quần chúng, một dâychuyền của bộ máy tổ chức, nó có tác động to lớn và trực tiếp đến phongtrào cách mạng Hồ Chí Minh cho rằng, vai trò của cán bộ thể hiện ở chỗcán bộ vừa là người đem chính sách của Đảng, của Nhà nước giải thíchcho dân chúng hiểu và thi hành; vừa là người đem tình hình của dânchúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để có chính sách đúng

1 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H1995, tr 269

Trang 3

Cán bộ có tốt thì công tác lãnh đạo của Đảng mới thực thi có hiệu quả, vínhư cây cầu có vững mới nối liền được 2 bờ, dây chuyền có tốt thì toàn

cỗ máy mới hoạt động; nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động

cơ dù tốt đến mấy, toàn bộ cỗ máy cũng bị tê liệt Nói về vai trò của cán

bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Muôn việc thành cônghoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”2

Như vậy, có thể thấy, trong toàn bộ tiến trình lãnh đạo cách mạngcủa Đảng, cán bộ và công tác cán bộ luôn là vấn đề nổi lên hàng đầu vàgiữ một vai trò hết sức trọng yếu Nó có ý nghĩa quyết định đối vớicông tác xây dựng Đảng và có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bạicủa cuộc đấu tranh cách mạng Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, trongbất cứ giai đoạn cách mạng nào, cả trong thời kỳ chưa giành được chínhquyền cũng như khi giành được chính quyền và Đảng ta trở thành Đảngcầm quyền, nếu cán bộ kém thì chủ trương của Đảng có hay mấy cũngkhông thể biến thành hiện thực Cho nên, trong các bài viết, bài phátbiểu cũng như trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minhluôn coi trọng vấn đề cán bộ và thường xuyên quân tâm đến việc xâydựng đội ngũ cán bộ của Đảng theo những chuẩn mực nhất định, phùhợp với từng giai đoạn cách mạng

Người cán bộ theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải làngười có đủ cả đức lẫn tài Bởi lẽ, đức và tài là hai mặt rất cần thiết tạonên nhân cách hoàn chỉnh của người cán bộ và giữa chúng có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau Nói về điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từngkhẳng định: Có tài phải có đức, có tài không có đức, tham ô ngủ hoá cóhại cho nhà nước Có đức không có tài, như ông bụt ngồi trong chùa,không giúp ích gì được ai

“Đức” của người cán bộ, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí minhkhông phải là đạo đức chung chung, mà là đạo đức cách mạng Người coi

2 Sđd, tập 5, tr 240

Trang 4

đạo đức cách mạng là “nền tảng”, là “cái gốc” của nhân cách người cán bộ.Người nói “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thìsông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạngphải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạođược nhân dân”3 Cái gốc đó sẽ giúp cho người cán bộ vượt qua được mọikhó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhândân giao cho Cái gốc đó, người cán bộ mới thực sự trở thành tấm gươngsáng cho mọi người noi theo Nói cách khác, đạo đức chính là cơ sở, là nềntảng, là điều kiện đảm bảo cho người cán bộ hoạt động đúng hướng, pháthuy đúng tài năng, mưu lợi cho dân, cho nước “sức có mạnh mới gánhđược nặng và đi xa được Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng làmnền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”4.

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải là cái gì trừutượng, cao xa, cũng không phải là đạo đức thủ cựu mà là đạo đức mới,

nó không phải vì danh vọng, lợi ích cá nhân mà vì lợi ích chung củaĐảng, của dân tộc, của loài người Đạo đức đó đạt được phải có ý chí rènluyện và phải bền gan phấn đấu Người cán bộ có đạo đức cách mạng làngười biết trọng lợi ích của Đảng, của nhân dân, luôn luôn trung thànhvới Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, biết đặt lợi ích của Đảng lên trước,lên trên lợi ích cá nhân, sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng, thậm chí hy sinh

cả tính mạng của mình cho lợi ích của Đảng, của dân tộc

Người cán bộ có đạo đức cách mạng phải là người liên hệ mậtthiết với nhân dân, yêu kính nhân dân biết lắng nghe ý kiến của dân, tôntrọng quyền làm chủ của nhân dân; khéo tổ chức và lãnh đạo nhân dânthực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng; sẵn lòng chịucực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ Hồ Chí Minhnhắc nhở cán bộ của Đảng: “Trước mặt quần chúng, không phải chúng ta

cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến Quần chúng chỉ

3 Sđd, tập 5, tr 252-253

4 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H1995, tr 283

Trang 5

quý mến những người có đủ tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dânmình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”5.

Người cán bộ có đạo đức cách mạng là người có ý thức tổ chức kỷluật cao, biết phục tùng lợi ích của Đảng, phục tùng kỷ luật của tổ chức,không vì mục đích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến công việc chung, luôn

ra sức phấn đấu, ra sức làm việc và học tập, là tấm gương sáng cho quầnchúng noi theo

Là người cán bộ có đạo đức cách mạng thì lời nói phải đi đôi vớiviệc làm, làm nhiều hơn nói “một tấm gương sáng còn có giá trị hơn mộttrăm bài diễn văn hay”, tránh thói hư, nói một đằng, làm một nẻo, chỉhay nói mà chẳng hay làm Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin Người cán

bộ một khi đã không được dân tin, dân phục, dân yêu thì chỉ là người vôtích sự, không làm lên trò trống gì

Người cán bộ phải có lối sống trong sạch, lành mạnh không xahoa lãng phí, không tham lam, không có tư tưởng đặc quyền đặc lợi; phảitránh xa và đoạn tuyệt với chủ nghĩa cá nhân, bởi nó là một thứ vi trùngrất độc hại do nó mà sinh ra đủ thứ chứng bệnh rất nguy hiểm như: bệnhtham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, vô kỷ luật…Những chứng bệnh đó nếu cán bộ không chịu sửa chữa khắc phục, nó sẽlàm hư hỏng đội ngũ cán bộ của Đảng

Người cán bộ có đạo đức cách mạng phải là người thẳng thắn,trung thực, có ý thức tự phê bình và phê bình rất cao; có gan làm, có ganchịu, không lùi bước trước khó khăn gian khổ; biết lắng nghe ý kiến phêbình và có gan sửa chữa khuyết điểm Người cán bộ có đạo đức cáchmạng là người mang đầy đủ đức tính tốt mà đã được Hồ Chí Minh kháiquát thành 5 chữ sau: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm

Người cán bộ theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ cóđức thôi thì chưa đủ mà còn phải có tài Nghĩa là, bên cạnh có đạo đức

5 Sđ d, tập 5, tr 552

Trang 6

cách mạng trong sáng, người cán bộ còn phải có kiến thức, trình độ vànăng lực, kể cả năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức, hoạt động thực tiễn.

“Tài” của người cán bộ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm rấtnhiều yếu tố Trước hết, người khảng định rằng, không có năng lực thì “làmviệc gì cũng khó”, thậm chí không thể thực hiện được Người cán bộ cáchmạng có nhiệm vụ rất trọng đại là giáo dục, quản lý và lãnh đạo nhân dânthực hiện nhiệm vụ của Đảng, của cách mạng, do đó lại càng đòi hỏi phải cónăng lực toàn diện cả năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn Biệnpháp bồi dưỡng năng lực là cán bộ phải chịu khó học tập, rèn luyện Phươngpháp học tập rèn luyện là tại trường và tại thực tiễn trong công tác Nội dunghọc tập toàn diện cả nội dung cơ bản và chuyên sâu về chuyên môn, cả lýluận và thực tiễn Trong đó, Hồ Chí Minh chỉ ra cần tập trung học tập về lýluận Mác - Lênin: “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác -Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin

mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng, phân tích một cách đúng đắnnhững đặc điểm của nước ta Có như thế, chúng ta mới dần dần hiểu đượcquy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lốiphương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp vớitình hình nước ta Như thế là phải học tập lý luận, phải nâng cao trình độ lýluận chung của Đảng, trước hết là của cán bộ cốt cán của Đảng”6 Học lýluận Mác - Lênin để nâng cao trình độ, nhưng cũng là bảo vệ, không ngừngnâng cao và hoàn thiện nó bằng cách thường xuyên nghiên cứu lý luận, tổngkết đúc rút kinh nghiệm để bổ sung hoàn chỉnh và phát triển lý luận

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn đưa ra yêu cầu đối với người cán

bộ phải có trình độ chuyên môn giỏi, có tri thức cao, phải vươn tớinhững đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật Bởi vì ngày nay người cán bộkhông thể lãnh đạo chung chung được nữa và chỉ có nhiệt tình khôngthôi thì chưa đủ còn phải có tri thức nữa

6 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H1995, tr 494

Trang 7

Cùng với đức và tài người cán bộ còn phải có phương pháp, tácphong công tác khoa học mới đem lại hiệu quả thiết thực Cho nên, Đảngphải bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho đội ngũ cán bộ.Đây cũng là điều Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ cách mạng “nhấtthiết phải có” Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái,chống bệnh ham chuộng hình thức, chỉ nhằm về hình thức bề ngoài, chỉmuốn phô trương cho oai, chống cách làm việc theo lối bàn giấy, ngồimột nơi chỉ tay năm ngón, không chịu sâu sát kiểm tra việc tổ chức thựchiện chỉ thị nghị quyết.

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân cách của người cán bộ

là một thể hoàn chỉnh bao gồm cả đạo đức cách mạng và năng lực tiếnhành công việc Năng lực phải dựa trên cái “gốc”, cái “nền tảng” là đạođức cách mạng, phải hướng vào thực hiện tốt mục tiêu lý tưởng “phụng

sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân”; đạo đức cách mạng phải được thể hiệntrong năng lực và hiệu quả tiến hành công việc

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ của Đảng

Một là: phải làm tốt công tác huấn luyện cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh khảng định: Huấn luyện cán bộ là côngviệc gốc của Đảng; là con đường cơ bản để có được đội ngũ cán bộ củaĐảng của Nhà nước có đủ đức, đủ tài Vì vậy, nội dung huấn luyện phảitoàn diện, chuyên sâu và phải có phương pháp khoa học Đó là huấnluyện nghề nghiệp, chính trị, văn hoá, lý luận, huấn luyện cả đức, tàitrong đó đức làm gốc Mỗi nội dung huấn luyện cụ thể lại được Ngườichỉ ra những nội dung phương pháp huấn luyện cho sát hợp với đặc thùtừng môn từng ngành huấn luyện Theo Hồ Chí Minh, phương châmhuấn luyện cán bộ phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện đặc biệt là coitrọng tính thiết thực vững chắc; cách huấn luyện cán bộ phải gắn lý luậnvới thực tiễn, kinh nghiệm với thực tế phải đi liền với nhau Phải kiênquyết và khắc phục những khuyết điểm trong huấn luyện như: huấn

Trang 8

luyện một cách chung chung, không sát thực, huấn luyện hời hợt, khôngchuyên sâu, không sát đối tượng, chủ quan, nóng vội hoặc huấn luyệntheo kiểu nhồi nhét, áp đặt.

Hai là: Phải hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ

Đây là một nội dung rất quan trọng của công tác cán bộ, có ýnghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn trong việc phát huy sức mạnh của độingũ cán bộ, nhằm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương chính sáchcủa Đảng của nhà nước Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiểu rõ và đánh giáđúng cán bộ mới có cơ sở để quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng đúng cán

bộ Đồng thời, có tác dụng kích thích mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cựccủa cán bộ “biết rõ ràng cán bộ mới có thể cân nhắc cán bộ một cáchđúng mức”7 Đây là một vấn đề như Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Hiểu biếtcán bộ là một điều rất khó” Vì thế trong khi xem xét cán bộ phải hết sứcthận trọng, phải khách quan, công tâm, phải công khai, dân chủ, phảiđánh giá đúng cán bộ thấy rõ mặt tốt, mặt xấu của cán bộ Muốn đánhgiá đúng cán bộ phải căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ, đánh giámột cách toàn diện cả đức và tài, phải căn cứ vào những tiêu chuẩn củacán bộ Tiêu chuẩn đó luôn phát triển phù hợp với yêu cầu nhiệm vụtrong từng giai đoạn cách mạng

Để đánh giá đúng cán bộ thì người làm công tác cán bộ phải biết

tự đánh giá chính mình, phải có kiến thức, có năng lực và lương tâmtrong sáng, muốn biết người, trước tiên phải biết mình Đã không tự biếtmình thì khó mà biết người Vì vậy, muốn biết đúng sự phải trái ở người

ta, thì trước phải biết đúng sự phải trái của mình Nếu không biết sự phảitrái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu Để biếtcán bộ, đánh giá đúng cán bộ, người xem xét ngoài phẩm chất và nănglực còn phải có phương pháp xem xét khoa học, xem xét cán bộ khôngchỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ Không chỉ xem

7 Sđd, tập 5, tr 282

Trang 9

một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ.Cần hết sức tránh những bệnh như: Tự cao, tự đại, ưa người ta nịnhmình, áp đặt chủ quan, dập khuôn một cách cứng nhắc…

Ba là: Phải khéo dùng cán bộ

Khéo dùng cán bộ được thể hiện ở việc bố trí sắp xếp cán bộ.

Đây là khâu quyết định đến sự thành bại của công việc Bởi vì, xâydựng được đội ngũ cán bộ có đủ đức và tài là vô cùng quan trọng và cầnthiết, nhưng việc sử dụng đội ngũ cán bộ như thế nào để họ hăng hái,nhiệt tình, phát huy hết tài năng, sức lực của mình để đem lại hiệu quảtrong công việc mà Đảng giao phó lại càng quan trọng Muốn vậy cầnphải khéo và cần phải có “nghệ thuật dùng người” Theo Hồ ChíMinh: “Dùng người cũng như dùng gỗ Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ,thẳng, cong đều tuỳ chỗ mà dùng được”8 Khéo dùng cán bộ là ngườilãnh đạo phải có quan điểm đúng, động cơ đúng, phải khách quan, côngtâm, công khai dân chủ trong sử dụng cán bộ, phải biết bố trí, sắp xếpcán bộ đúng lúc, đúng việc, đúng sở trường của họ Dùng cán bộ đúng

là phải sáng suốt trong lựa chọn cán bộ, phải chí công vô tư, có lòng độlượng, bao dung, không thành kiến đối với cán bộ, phải có thái độ cởi

mở, chân tình, rộng rãi và thân mật với cán bộ nhất là những ngườimình không ưa Phải có tinh thần thương yêu cán bộ, tận tình chỉ bảocho cán bộ, giúp cho họ tiến bộ, có như vậy cán bộ mới tin, mới yêu vàkhông xa lánh mình, thế mới là khéo Dùng cán bộ mà biết khiến chocán bộ cả gan nói, cả gan làm việc, tạo ra cho sự tự tin, sự say mê, tínhmạnh dạn, quyết đoán trong công việc, khuyến khích tài năng, óc sángtạo của cán bộ thế cũng là khéo

Theo Hồ Chí Minh, khéo dùng cán bộ còn thể hiện ở chỗ đặtngười đúng việc, đúng sở trường vì việc mà xếp người chứ không phải vìngười mà xếp việc, phải biết tuỳ tài mà dùng người, tránh tình trạng “thợ

8 Sđd, tập 5, tr 72

Trang 10

rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao Thành thử hai ngườiđều lúng túng Nếu biết tuỳ tài mà dùng người thì hai người đều thànhcông”9 Con người ta không ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay, mà còn cóchỗ xấu, vì vậy trong sử dụng cán bộ, ta phải khéo nâng cao chỗ tốt,khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ

Khéo dùng cán bộ còn thể hiện ở chỗ kết hợp các thế hệ cán bộmột cách đúng đắn, khéo kết hợp giữa cán bộ già và cán bộ trẻ để bổsung cho nhau Về điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Hi ệnnay trong đội ngũ cán bộ của Đảng có cán bộ già, có cán bộ trẻ Cán bộgià là vốn quý của Đảng, họ có kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, được rènluyện, thử thách nhiều trong thực tế đấu tranh Còn cán bộ trẻ tuy chưa

có một số ưu điểm như cán bộ già, nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm vớicái mới, chịu khó học tập, cho nên tiến bộ rất nhanh”10 Khéo dùng cán

bộ cả người trong và ngoài Đảng

Muốn dùng cán bộ phải hết sức khách quan, công tâm và đặc biệtphải chống tư tưởng “địa phương chủ nghĩa”, “óc bè phái”, “óc hẹp hòi”

“Ai hẩu với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũngdùng Ai không hẩu với mình dù có tài cũng dìm họ xuống, họ nói phảimấy cũng không nghe”11

Bốn là: Phải có gan cất nhắc cán bộ

Cất nhắc cán bộ đúng là phải chọn đúng người có đức, có tài đểcất nhắc, người được cất nhắc phải là người hoàn thành tốt nhiệm vụ,gần gũi với quần chúng, được quần chúng tin cậy và mến phục Muốnvậy trước khi cất nhắc cán bộ phải xem xét kỹ, thấy rõ ưu điểm vàkhuyết điểm của họ để có gan cất nhắc Hồ Chí Minh dạy rằng: “Trướckhi cất nhắc cán bộ, phải nhận xét rõ ràng Chẳng những xem xét côngtác của họ, mà còn phải xem xét các sinh hoạt của họ Chẳng những

9 Sđd, tập 5, tr 274

10 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H1995, tr 211

11 Sđd, tập 5, tr 72

Trang 11

xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc làm của

họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không Chẳng những xemxét họ đối với ta thế nào, mà còn phải xem xét họ đối với người khácthế nào Ta nhận họ tốt, còn phải xét số nhiều đồng chí có nhận họ tốthay không Phải biết ưu điểm của họ, mà cũng phải biết khuyết điểmcủa họ, không nên chỉ xem xét công việc của họ trong một lúc, mà phảixem cả công việc của họ từ trước đến nay”12 Có như vậy xem xét cán

bộ mới đúng đắn biết cán bộ rõ ràng làm cơ sở để cất nhắc cán bộ đúngmực và tránh phạm phải những sai lầm trong cất nhắc cán bộ

Hồ Chí Minh còn chỉ ra đối với cán bộ, chẳng những phải xem xét

rõ ràng trước khi cất nhắc, đề bạt mà sau khi đề bạt cán bộ vẫn phải tiếptục bồi dưỡng giúp đỡ họ để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ Ngườidạy rằng: “Sau khi cất nhắc phải giúp đỡ họ khuyên gắng họ, vun trồnglòng tự tin, tự trọng của họ”13 Như vậy Hồ Chí Minh chỉ ra cho chúng ta

là trước và sau cất nhắc đề bạt cán bộ là phải thường xuyên bồi dưỡnggiúp đỡ cán bộ để tạo điều kiện cho cán bộ hăng hái, phấn đấu hoànthành tốt nhiệm vụ được giao

Năm là: Phải thương yêu, chăm sóc bảo vệ cán bộ để cán bộ không ngừng trưởng thành và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ

Thương yêu, chăm sóc bảo vệ cán bộ là một nội dung quan trọngtrong hệ thống chính sách của Đảng đối với cán bộ Hồ Chí Minh chỉ rarằng không phải vài ba tháng hoặc vài ba năm mà đào tạo được ngườicán bộ tốt mà phải trải qua quá trình công tác, phấn đấu, huấn luyện lâunăm mới xây dựng được người cán bộ tốt Mặt khác, trong lúc tranh đấunếu không có phương pháp rất dễ mất một người cán bộ Vì vậy Đảngphải thương yêu chăm sóc cán bộ

Theo Hồ Chí Minh, thương yêu chăm sóc cán bộ không phải là luôngchiều vỗ về thả lỏng cán bộ mà phải giúp đỡ cán bộ học tập, công tác, giúp

12 Sđd, tập 5, tr 281-282

13 Sđd, tập 5, tr 282

Trang 12

đỡ họ giải quyết công việc trong đời sống hàng ngày nhất là khi cán bộ đau

ốm được chăm nom, gia đình họ khỏi khốn quẫn Những lúc cán bộ có

“khuyết điểm thì giúp cho họ sửa chữa ngay, để vun trồng cái thói có ganphụ trách, cả gan làm việc của họ”14 Đồng thời, phải thường xuyên bảo vệnâng cao uy tín của cán bộ để làm cho cán bộ thêm hăng hái, thêm gắng sức.Thương yêu chăm sóc cán bộ chính là giúp đỡ cán bộ học tập công tác, cổ

vũ, động viên tinh thần cán bộ Đồng thời, thực hiện tốt chính sách ưu tiêntrong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chính sách tiền lương, chính sách đối vớinhững người có công với cách mạng, tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm phấnkhởi tập trung vào việc thực hiện tốt chức trách của Đảng giao

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ vẫn cònnguyên giá trị, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong công tác xâydựng đội ngũ cán bộ và công tác xây dựng Đảng ta nhất là trong côngcuộc xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng hiện nay Quán triệt sâu sắc

và vận dụng đúng đắn sáng tạo tư tưởng đó là góp phần tích cực vàocông tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộđảm bảo cho Đảng đủ sức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đến thắng lợicuối cùng là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

2 Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về “vấn đề cán bộ” đối với sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay

14 Sđd, tập 5, tr 283

Trang 13

tổ chức, bảo đảm cho Đảng đủ sức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng ViệtNam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Quán triệt sâu sắc tư tưởng

Hồ Chí Minh về “vấn đề cán bộ”, trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ lịch

sử, Đảng ta luôn xác định cán bộ và công tác cán bộ là một nội dung lớncủa công tác xây dựng Đảng; một nội dung có một vị trí, vai trò đặc biệtquan trọng; nhân tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp cáchmạng Chính vì vậy, trong giai đoạn cách mạng mới, để đáp ứng yêu cầunhiệm vụ, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định:Tình hình và nhiệm vụ mới đặt ra rất nhiều yêu cầu cho công tác cán bộ.Toàn Đảng phải hết sức chăm lo thật tốt đội ngũ cán bộ, chú trọng độingũ cán bộ kế cận vững vàng, đủ bản lĩnh về mọi mặt, sớm xây dựngđược chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới Đảng phải lo cán bộ cho cả hệthống chính trị, trên tất cả các lĩnh vực Đảng thống nhất lãnh đạo côngtác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X của Đảng khẳng định: Mục tiêu của công tác cán bộ đó là xây dựngđội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức lối sống lànhmạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranhchống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, cókiến thức chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức, kỷluật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó vớinhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Đặc biệt, tại Đ ạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đảng ta đã khẳng định: Phảitiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ Thực hiện tốt chiếnlược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới tưduy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công táccán bộ Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện,tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức,

có tài Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khắc

Trang 14

phục tình trạng chạy theo bằng cấp Làm tốt công tác quy hoạch và tạonguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên cáclĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược Đánh giá và sửdụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổsung, hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhândân làm thước đo chủ yếu Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủtài, cơ hội chủ nghĩa Thực hiện nghiêm quy chế thôi chức, miễn nhiệm,

từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý Kịp thời thay thế cán bộ yếukém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảmsút có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền,chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương Thựchiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo quy hoạch ở cácngành, các cấp; khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín Tăng cường côngtác giáo dục, quản lý cán bộ Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnhđạo và quản lý các cấp, đội ngũ chuyên gia đầu ngành Đổi mới, trẻ hóađội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tínhliên tục, kế thừa và phát triển Nghiên cứu ban hành và thực hiện tốtchính sách sử dụng và quản lý cán bộ, đảng viên có vấn đề về lịch sửchính trị

Thực tế kinh nghiệm 84 năm qua Đảng ta luôn nắm vững nhữngquan điểm và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh về “vấn đề cán bộ” Đảng luôn đứng vững trên lập trường của

giai cấp công nhân để tiến hành công tác cán bộ Đảng thống nhất lãnhđạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, dự báo đúng tình hình,bám sát yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng

để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, xâydựng đồng bộ đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp từ Trung ương đến cơ sở,đặc biệt là cán bộ đứng đầu Nhìn lại sau gần 30 năm đổi mới, công táccán bộ cũng có những đổi mới đáng kể: Cùng với việc sắp xếp lại tổ

Ngày đăng: 14/04/2016, 09:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
6. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác
7. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác
8. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác
9. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w