1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

31 463 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 192 KB

Nội dung

Với những tư tưởng đó, học thuyết củaHàn Phi được người xưa gọi là “học thuyết của đế vương”.Tư tưởng Pháp gia đã có ảnh hưởng sâu rộng về phương diện thực tiễntrong xã hội Trung Quốc đư

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong xã hội hiện đại, việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước phápquyền đang trở thành một xu thế tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia, dântộc trên thế giới Với Việt Nam, việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới cũng không nằmngoài quỹ đạo chung đó Khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”lần đầu tiên được Đảng ta chính thức sử dụng trong Văn kiện Hội nghị đạibiểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) và tiếp tục được bổ sung, hoànthiện qua các kỳ đại hội tiếp theo

Thực tiễn sau gần bảy mươi bảy năm xây dựng và phát triển, dưới sựlãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã thể hiện rõ những phẩm chất và đặc trưngcủa một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của Nhân dân, doNhân dân, vì Nhân dân Đó là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp, được xâydựng, tổ chức và hoạt động trên cơ sở những quy định của hiến pháp, pháp luật

và vận hành trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật Hiến pháp và hệ thống phápluật của chúng ta ngày càng được xây dựng, bổ sung và hoàn thiện để khôngnhững đáp ứng kịp thời những yêu cầu phong phú và sinh động của công cuộcđổi mới toàn diện đất nước mà còn để phù hợp với hệ thống công ước, thông lệ

và pháp luật quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càngsâu rộng của đất nước Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, trước những yêu cầu,nhiệm vụ mới, để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của đất nước trong thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi Nhà nước ta cần có nhữngbước phát triển mới vừa sâu sắc, vừa toàn diện

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa làquá trình lâu dài, vừa là vấn đề cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay.Vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nayđược dựa trên những cơ sở khoa học nào? Phương hướng, giải pháp xây dựng rasao? đang là vấn đề mang tính thời sự nóng hổi cần phải nghiên cứu làm rõ

Trang 2

1 Sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1.1 Những quan điểm, tư tưởng cơ bản về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

* Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử

- Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong thời kỳ cổ đại

+ Ở phương Tây: các nhà tư tưởng đại diện: Đêmôcrít, Xôcrát,

Platôn, Arixtốt, Xixêrôn, Xôlông Những tư tưởng chính về Nhà nướcpháp quyền thời kỳ này mới bắt đầu hình thành, tuy nhiên đã thể hiện rõnhững tư tưởng cơ bản về vai trò của pháp luật và mối quan hệ giữa phápluật với nhà nước và nhân dân Các nhà tư tưởng thời kỳ này đều thấy đượcvai trò quan trọng của pháp luật trong việc duy trì trật tự của các thànhbang, pháp luật là chỗ dựa cho việc cai trị xã hội Đưa ra cách lý giải về sựcông bằng, công lý, dân chủ và thừa nhận pháp luật xuất phát từ nhà nước,nhưng pháp luật phải tuân thủ quyền tự nhiên của con người

Có thể coi Xôlông (638 - 559 TCN) là người đầu tiên nêu ý tưởng vềnhà nước pháp quyền khi ông chủ trương cải cách nhà nước bằng việc đềcao vai trò của pháp luật Theo ông chỉ có pháp luật mới thiết lập được trật

tự và tạo nên sự thống nhất; nhà nước và pháp luật là hai công cụ để thựchiện dân chủ, tự do và công bằng và vì vậy, "hãy kết hợp sức mạnh (quyềnlực nhà nước) với pháp luật"

Xôcrát (469 - 399 TCN) quan niệm về công lý trong sự tuân thủ phápluật Theo ông, xã hội không thể vững mạnh và phồn vinh nếu các pháp luậthiện hành không được tuân thủ, giá trị của công lý (pháp luật) chỉ có đượctrong sự tôn trọng pháp luật Ông cho rằng công lý được thể hiện trong các vănbản do nhà nước ban hành; sự công minh và sự hợp pháp là một; nếu không có

sự tuân thủ pháp luật thì không có nhà nước và không có trật tự xã hội

Trang 3

Đêmôcrít (460 - 370 TCN) cho rằng, đạo đức cao nhất trong xã hội

là công lý sống theo pháp luật; đạo đức là pháp luật cao nhất, còn phápluật là đạo đức thấp nhất

Platon (427 - 374 TCN) phát triển ý tưởng về sự tôn trọng pháp luật

ở một góc độ khác - từ phía nhà nước Theo ông, tinh thần thượng tôn phápluật phải là nguyên tắc, bản thân nhà nước và các nhân viên nhà nước phảitôn trọng pháp luật; nhà nước sẽ suy vong nếu pháp luật không còn hiệulực hoặc chỉ phụ thuộc vào chính quyền; ngược lại, nhà nước sẽ hồi sinhnếu có sự ngự trị của pháp luật và những nhà chức trách coi trọng nguyêntắc thượng tôn pháp luật Theo Platon nhà nước lý tưởng là nhà nước đượccầm quyền bằng sự thông thái và tòa án đóng vai trò hết sức quan trọng, ởđâu pháp luật không còn sức mạnh, hoặc bị đặt dưới quyền của một ai đó, ở

đó nhà nước sẽ bị diệt vong Nhà nước sẽ không tồn tại nếu như trong nhànước tòa án không được tổ chức một cách thỏa đáng

Aristôt (384 - 322 TCN) bổ sung khía cạnh mới về mối quan hệ giữachính trị và pháp luật (chính trị được hiểu theo nghĩa là nhà nước) Theo ông,cần thiết phải có sự phù hợp giữa chính trị và pháp luật, vì vậy, việc đề caopháp luật phải gắn với cơ chế, hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhànước Tuy Aristôt chưa đưa ra được lý thuyết về phân quyền nhưng ông đãnêu ý tưởng về sự cần thiết phải tổ chức nhà nước một cách quy củ để bảođảm sự công bằng của pháp luật: “Nhà nước nào cũng phải có cơ quan làm raluật, cơ quan thực thi pháp luật và toà án”

Xixêrôn (106 - 43 TCN) tiếp tục phát triển ý tưởng của Aristôt đếntrình độ cao hơn, ông đưa ra quan niệm mới về nhà nước, coi nhà nước là

"một cộng đồng pháp lý", "một cộng đồng được liên kết với nhau bằng sựnhất trí về pháp luật và quyền lợi chung" và đề xuất nguyên tắc: "Sự phụctùng pháp luật là bắt buộc đối với tất cả mọi người" Theo ông, pháp luật là

Trang 4

công cụ của nhà nước, là vũ khí của nhân dân, pháp luật bảo vệ nhân dân,nhân dân có trách nhiệm bảo vệ pháp luật

+ Ở phương đông: tư tưởng về nhà nước pháp quyền xuất hiện đầu tiên

ở Trung Quốc cổ đại, vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc với ngườikhởi xướng là Quản Trọng, sau đó được Tử Sản, Thương Uởng, Thận Đáo,Thân Bất Hại, Hàn Phi Tử … bổ sung và phát triển Người đời sau gọi đó là

tư tưởng pháp trị và trường phái tư tưởng này được gọi là “Pháp gia” Tuychủ trương chung là dùng pháp luật để trị nước, song các nhà tư tưởng thuộcpháp gia có những ý kiến không thống nhất

Thương Ưởng (390 - 338 TCN) đứng đầu nhóm duy pháp, cho rằng,

“pháp luật” là yếu tố quan trọng nhất; bởi vì: nếu pháp luật đầy đủ, nghiêm minhthì nước mạnh, nếu pháp luật thiếu, yếu, lỏng lẻo thì nước yếu Thận Đáo (370 -

290 TCN) nhấn mạnh tầm quan trọng của “thế” nghĩa là coi trọng địa vị, uy tín,trình độ của những người nắm pháp luật mà cụ thể là Vua và hệ thống quan lại.Thân Bất Hại (401 - 337 TCN) khẳng định, “thuật” (phương pháp, sách lược) lànhân tố có tầm quan trọng trong đường lối trị nước đó là thuật bổ nhiệm quan lạidựa trên chính danh, trên nhu cầu thực tế, thuật giám sát và thưởng phạt dựa trênnguyên tắc “theo danh mà trách thực”, “theo việc mà trách công” quan lại phảichịu trách nhiệm và bổn phận về việc mình làm, không đổ lỗi cho người khác,cho hoàn cảnh, không trốn tránh trách nhiệm

Với tư cách là đại biểu điển hình, là linh hồn của pháp gia, Hàn Phi Tử(khoảng 280 - 233 TCN) đã tiếp thu điểm ưu trội của ba trường pháp “pháp”,

“thuật”, “thế” để xây dựng và phát triển một hệ thống lý luận pháp trị tương đốihoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời Coi pháp luật là công cụ hữu hiệu đểđem lại hoà bình, ổn định và công bằng, Hàn Phi đã đề xuất tư tưởng dùng luậtpháp để trị nước Ông đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thựcthi pháp luật, như pháp luật phải nghiêm minh, không phân biệt sang hèn, mọi

Trang 5

người đều bình đẳng trước pháp luật Với những tư tưởng đó, học thuyết củaHàn Phi được người xưa gọi là “học thuyết của đế vương”.

Tư tưởng Pháp gia đã có ảnh hưởng sâu rộng về phương diện thực tiễntrong xã hội Trung Quốc đương thời, tuy còn những hạn chế nhất định, song

tư tưởng pháp trị của Pháp gia đã tạo tiền đề lý luận cho việc hình thành tưtưởng về nhà nước pháp quyền của nhân loại về sau

Có thể thấy, ở thời kỳ cổ đại, các nhà tư tưởng tuy có sự tiếp cậnkhác nhau và có những ý tưởng, quan niệm khác nhau về nhà nước phápquyền nhưng tựu trung đều cổ vũ cho việc đề cao pháp luật và xây dựngnhà nước hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật công bằng Những ýtưởng đó có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển các lýthuyết về tính tối cao của pháp luật, về phân chia quyền lực nhà nước và vềnhà nước pháp quyền nói chung…

- Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong thời kỳ trung và cận đại

Thời kỳ này tư tưởng về Nhà nước pháp quyền đã phát triển khá toàndiện Các nhà tư tưởng đại diện bao gồm: Lốccơ, Môngtexkiơ, Kant, Hêghen Những tư tưởng chính về Nhà nước pháp quyền thời kỳ này bao gồm: việc thừanhận quyền con người và quyền đó phải được thể chế và bảo đảm bằng phápluật Đồng thời khẳng định rõ nguồn gốc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền (tam quyền phânlập), dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực Nhà nước phải được tổ chức vàhoạt động trong khuôn khổ pháp luật

J.Lốccơ (1632 - 1704) nhà tư tưởng người Anh, đại diện tiêu biểu chotrường phái “Pháp luật tự nhiên”, cho rằng ở đâu không có pháp luật ở đókhông có tự do, ông cũng là người đầu tiên đưa ra tư tưởng về quan hệ giữanhà nước và nhân dân, đó là; “mỗi cá nhân được phép làm tất cả những gìpháp luật không cấm”, ngược lại “nhà nước cấm không được làm gì mà pháp

Trang 6

luật không cho phép” Điểm nổi bật trong tư tưởng J.Lốccơ là sự phân chiaquyền lực nhà nước, trong đó chủ quyền nhân dân là nền tảng bảo đảm cho sựtồn tại của nhà nước, việc điều hành nhà nước phải dựa trên các đạo luật donhân dân tuyên bố và biết rõ về chúng Chủ quyền nhân dân cao hơn chủquyền nhà nước do họ thành lập.

Môngtexkiơ (1689 - 1755) nhà tư tưởng người Pháp tiếp tục phát triển tưtưởng phân chia quyền lực trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, chorằng nếu quyền lập pháp và hành pháp nằm trong tay một người hoặc một cơquan, cũng như khi quyền tư pháp không tách khỏi hai nhánh quyền lực kia sẽkhông có tự do, còn nếu quyền tư pháp hợp nhất với quyền hành pháp thì tòa

án sẽ có khả năng trở thành kẻ đàn áp và tất cả sẽ bị hủy diệt nếu như quyền lựcnằm trong tay một người hay một cơ quan hợp nhất cả ba quyền này

Kant (1724 - 1804) nhà triết học người Đức cho rằng, Nhà nước phápquyền là sự hợp nhất của xã hội, trong đó mọi người biết phục tùng các đạoluật được xây dựng theo ý chí của nhân dân Ông ủng hộ cao việc áp dụngnguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước, theo ông ở đâu có phân quyền thì ở

đó có Nhà nước pháp quyền, nếu không thì chỉ là nhà nước chuyên quyền nơi ý chí của cá nhân có thể quyết định tất cả Vì vậy, chủ quyền phải thuộc

-về nhân dân, nhân dân là người lập ra nhà nước, quyền lực nhà nước là thuộc

về nhân dân không thuộc về một cá nhân hay tập đoàn nào

Hêghen (1770 - 1831) nhà triết học người Đức tìm kiếm mô hình Nhànước pháp quyền xung quanh việc giải quyết quan hệ giữa Nhà nước phápquyền với công dân, theo ông đây là hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhaukhông thể tách rời, trong đó mọi công dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa

vụ theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện nghĩa vụ của mình đối vớinhà nước, ngược lại nhà nước thông qua việc xây dựng pháp luật mà bảo đảmcác quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Trang 7

Có thể thấy, ở thời kỳ trung và cận đại, các nhà tư tưởng lý luận tuy

có những cách tiếp cận khác nhau và còn hạn chế về thế giới quan, nhưngđều đề cập đến vai trò, vị trí, mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, đềuthống nhất cho rằng: nhà nước phải tuân theo pháp luật, đặt mình dướipháp luật; pháp luật phải phản ánh được lợi ích và ý chí chung của nhândân; bảo đảm mọi quyền bình đẳng trước pháp luật mới bảo đảm được tự

do, dân chủ và chủ quyền của nhân dân

- Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại

Nhìn chung, lý luận về Nhà nước pháp quyền là hệ thống các quanđiểm, tư tưởng rất phức tạp, phong phú và có nhiều cách tiếp cận khácnhau, nhưng nghiên cứu về tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong lịch sử

tư tưởng nhân loại có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của Nhà nướcpháp quyền như sau:

Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền là tổ chức chính trị của Nhân dân, bảo

đảm chủ quyền của Nhân dân

Thứ hai, Nhà nước pháp quyền là nhà nước tôn trọng pháp luật, bảo

đảm tính tối cao của hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội, trong đóHiến pháp, pháp luật phải phản ánh ý chí chung của Nhân dân, lợi íchchung của xã hội

Thứ ba, Nhà nước pháp quyền công nhận, tôn trọng thực hiện và bảo vệ

quyền công dân Tức là nhà nước pháp quyền tư sản không chỉ công nhận vàtuyên bố các quyền tự do dân chủ của công dân mà còn phải bảo đảm thực hiện

và bảo vệ khi các quyền đó bị xâm hại Tự do của một người là được làm những

gì pháp luật không cấm trong khuôn khổ không xâm phạm đến tự do của ngườikhác Pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã hội

Thứ tư, Nhà nước pháp quyền là nhà nước chịu trách nhiệm trước

công dân về những hoạt động của mình, còn công dân phải thực hiện các

Trang 8

nghĩa vụ đối với nhà nước và chịu trách nhiệm pháp lý về những hành vi viphạm pháp luật của mình.

Thứ năm, Nhà nước pháp quyền phải có hình thức tổ chức quyền lực

nhà nước thích hợp và có cơ chế giám sát sự tuân thủ pháp luật, xử lý các viphạm pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện

Theo các nhà tư tưởng của Nhà nước pháp quyền, hình thức tổ chứcquyền lực nhà nước thích hợp trong Nhà nước pháp quyền là phân chia vàkiểm soát lẫn nhau giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (tam quyềnphân lập) Nói cách khác, Nhà nước pháp quyền phải bảo đảm tính pháp quyềncủa các thiết chế quyền lực nhà nước mà người chủ của nó là nhân dân và xáclập sự tôn trọng hiến pháp (xây dựng Hiến pháp và chế độ bảo hiến)

Thứ sáu, Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm sự độc lập của tòa

án và tính dân chủ, minh bạch của pháp luật Bởi vì muốn bảo đảm sự tuânthủ pháp luật, xử lý nghiêm mọi vi phạm vi phạm pháp luật, phải bảo đảm

sự độc lập của tòa án và tính chất dân chủ, minh bạch của pháp luật

Đây là những đặc trưng ưu việt hơn hẳn nhà nước phong kiến trong lịch

sử hình thành phát triển các kiểu nhà nước

* Nhà nước pháp quyền dưới chủ nghĩa tư bản

Quá trình hiện thực hóa nhà nước pháp quyền ở các nước tư bản chủ nghĩa đã điễn ra trong nhiều thập kỷ qua, nhưng cho đến nay không phải mọi

quan niệm, mọi đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền đã được hiện thựchóa đầy đủ và triệt để trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện đại

Tuy có một số quan niệm chung về vị trí, vai trò, đặc trưng của nhànước pháp quyền, nhưng thực tế lịch sử cho thấy quá trình xây dựng nhà nướcpháp quyền ở các nước tư bản chủ nghĩa đã diễn ra khá đa dạng, không đồngđều, không thuần nhất cả về mô hình thể chế, phương thức tổ chức, cơ chếvận hành Sự không thuần nhất đó một mặt là do sự biến đổi vị trí, tính chất,

Trang 9

vai trò lịch sử của giai cấp tư sản cầm quyền Sự biến đổi này quy địnhnhững hạn chế lịch sử của giai cấp tư sản trong tổ chức, xây dựng nhà nướcpháp quyền; đặc biệt là hạn chế vai trò của nhân dân, thực hiện dân chủ hạnhẹp trong sự thống trị của giai cấp tư sản Mặt khác, do những đặc điểm lịch

sử cụ thể của mỗi nước tư bản chủ nghĩa, truyền thống lịch sử, trình độ pháttriển kinh tế - xã hội, đặc điểm cơ cấu xã hội - giai cấp, tương quan so sánhlực lượng giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, đặc điểm tâm lý dân tộc màquy định sự đa dạng trong mỗi nhà nước tư sản

Những đặc điểm cơ bản của Nhà nước pháp quyền tư sản

Tuy có sự đa dạng về mô hình thể chế, phương thức tổ chức, cơ chế vậnhành, xong các nhà nước pháp quyền tư sản đều có chung những đặc trưng cơbản là: trong nhà nước pháp quyền tư sản nhân dân là chủ thể của quyền lựcnhà nước; hệ thống pháp luật đầy đủ; quyền con người, quyền công dân đượcpháp luật ghi nhận; luật chiếm vị trí tối thượng trong đời sống của nhà nước

và xã hội; tổ chức nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực, dùng quyềnlực để kiểm tra và giám sát quyền lực; nhà nước pháp quyền gắn bó mật thiếtvới xã hội công dân (xã hội dân sự); vai trò lãnh đạo của các đảng phái chínhtrị đối với nhà nước

Những đặc điểm mới của nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa hiện đại, bao gồm:

Một là, có xu hướng tuyệt đối hóa vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật:

cả nhà nước và công dân đều có xu hướng sử dụng thuần túy kênh pháp luật

để điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ lợi ích của mình, ít chú ý tới cáckênh đạo đức, tình thương và trách nhiệm của cá nhân cũng như cộng đồng

Hai là, các chính đảng có vai trò rất lớn trong tổ chức, xây dựng nhà

nước pháp quyền: các chính đảng của giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước

tư bản chủ nghĩa hiện đại dù khác nhau về hình thức tổ chức, xu hướng chính

Trang 10

trị, cơ sở xã hội - giai cấp song đều nắm giữ quyền tổ chức, xây dựng và sửdụng nhà nước pháp quyền như một công cụ chủ yếu trong bảo vệ lợi ích củagiai cấp thống trị và quản lý, điều hành xã hội

Ba là, có xu hướng bảo lưu các đặc điểm riêng về mô hình thể chế, về

phương thức tổ chức, xây dựng và sử dụng nhà nước pháp quyền phù hợp vớiđặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước tư bản chủ nghĩa

Bốn là, vai trò cơ quan hành pháp được mở rộng, có xu hướng lấn át so

với cơ quan lập pháp

* Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Học thuyết Nhà nước pháp quyền không chỉ có những tư tưởng của cáctriết gia tư sản mà còn có cả sự đóng góp của những nhà kinh điển chủ nghĩa

xã hội khoa học C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin dù không chính thức nóiđến Nhà nước pháp quyền như là một trong những nội dung chính yếu tronghọc thuyết của mình nhưng các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin luônquan tâm đến Nhà nước và cách mạng, Nhà nước và pháp luật Trong các bàiviết, bài nói của các ông ít nhiều đã thể hiện tư tưởng về pháp quyền Đó lànhững tư tưởng đầu tiên về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Những tư tưởng căn bản của Nhà nước pháp quyền đã được các nhàkinh điển Mác - Lênin đề cập và vận dụng vào thực tiễn xây dựng và củng cốNhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân vànhân dân lao động, bao gồm các vấn đề cơ bản như: xây dựng một nhà nướckiểu mới hợp hiến, hợp pháp, dân chủ, một nhà nước mà pháp chế là nguyêntắc tối quan trọng trong đời sống nhà nước và xã hội; nhà nước có một hệthống pháp luật đầy đủ và pháp luật được thực hiện nghiêm minh, bảo đảmquyền con người, quyền công dân; nhà nước là công cụ của nhân dân, đặt

Trang 11

dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; nhà nước bảo đảm và phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân…

C.Mác khẳng định “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại

vì luật pháp, mà luật pháp tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người

là luật pháp, trong khi đó thì dưới những hình thức khác của chế độ nhà nước,con người lại là tồn tại được quy định bởi luật pháp”1 Do đó, trong chế độ

dân chủ thì bản thân nhà nước chính trị… chỉ là nội dung đặc thù của nhân dân, chỉ là hình thức tồn tại đặc biệt của nhân dân thôi Nhà nước pháp quyền

với ý nghĩa đó, không làm ra luật pháp, như C.Mác đã khẳng định “quyền lậppháp không tạo ra luật pháp, - nó chỉ phát hiện và nêu luật pháp”2 Hay nóicách khác, luật pháp tối thượng trong nhà nước pháp quyền chính là ý chí củanhân dân, phản ánh các quyền của nhân dân Như vậy nhà nước pháp quyềnmới có khả năng tồn tại với tư cách thực chất là nhà nước

V.I.Lênin tiếp thu tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và phát triển tưtưởng Nhà nước pháp quyền hoàn bị hơn Tư tưởng Nhà nước pháp quyềncủa V.I.Lênin chủ yếu thể hiện trong tư tưởng về Nhà nước và cách mạng,

về xây dựng xã hội mới V.I.Lênin hướng đến một xã hội dân chủ rộng rãi,giải phóng con người và phát triển toàn diện con người Theo V.I.Lênin,nếu không rơi vào không tưởng thì không thể nghĩ rằng sau khi lật đổ chủnghĩa tư bản, người ta tức khắc có thể làm việc cho chủ nghĩa xã hội màkhông cần phải có một tiêu chuẩn pháp quyền nào cả Trong xây dựng Nhànước Xôviết, V.I.Lênin đòi hỏi bộ máy chính quyền phải thật sự là củanhân dân lao động, phải thật sự bảo đảm dân chủ, phải dùng pháp luật(pháp luật Xô viết) để đấu tranh chống sự lề mề, quan liêu, hối lộ (tức làphải sử dụng pháp luật, đưa pháp luật lên trên hết)

* Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.350.

2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.395.

Trang 12

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền hình thành, phát triểngắn với quá trình tìm đường cứu nước và thực tiễn xây dựng nhà nước kiểumới ở Việt Nam sau năm 1945 Quá trình tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh

đã kháo sát, nghiên cứu, so sánh bản chất các kiểu nhà nước trên thế giới và

đi đến kết luận: “Nhà nước phong kiến là công cụ của địa chủ để thống trịnông dân Nhà nước tư bản là công cụ của giai cấp tư sản để thống trị giai cấpcông nhân Song từ cách mạng Nga thành công, một xã hội mới ra đời, nhànước đã trở lên công cụ thống trị của nhân dân lao động"3

Từ thực tiễn khảo cứu các mô hình nhà nước trên thế giới, Hồ ChíMinh phát triển tư tưởng về nhà nước pháp quyền được thể hiện khá sớmtrong nhiều văn kiện quan trọng do Người soạn thảo Trong Yêu sách củanhân dân An Nam gửi Hội nghị Vécxây, Hồ Chí Minh nêu ra yêu cầu “Cảicách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng đượchưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu”; “Đòi thaychế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật ”; trong Việt Nam yêusách ca, Hồ Chí Minh viết “Bảy xin hiến pháp ban hành Trăm đều phải cóthần linh pháp quyền”4 Sau này trong các văn kiện như: Chương trình ViệtMinh (1941); Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945; Chương trìnhhành động ngày 3 tháng 9 năm 1945; Hiến pháp 1946.v.v đã thể hiện kếttinh trí tuệ, tư duy của Hồ Chí Minh về Nhà nước Việt Nam sau một phần

ba thế kỷ hoạt động của Người

Những tư tưởng chính của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền đó là:nhà nước của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân; nhà nước hợp hiến, hợppháp; nhà nước mà trong đó mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân; nhà nướchoạt động trên cơ sở pháp luật; kết hợp giữa quản lý xã hội bằng pháp luật vớigiáo dục đạo đức, nâng cao giác ngộ của nhân dân

3 Hồ Chí Minh ,Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.280.

4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.438.

Trang 13

Tư tưởng xuyên suốt, cốt lõi, bao trùm toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh

về Nhà nước pháp quyền đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân Trongsuốt quá trình tổ chức, xây dựng nhà nước Hồ Chí Minh luôn coi trọng haivấn đề cơ bản, một là xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt củanhân dân; hai là bộ máy nhà nước phải được tổ chức hợp pháp và hoạt độngtrên cơ sở hiến pháp Trong Nhà nước pháp quyền, chủ quyền phải thực sựthuộc về nhân dân và phải được thể hiện đầy đủ trong mối quan hệ giữa nhànước với nhân dân, nhà nước là công bộc, là người phục vụ nhân dân, nhândân là người làm chủ nhà nước là đối tượng được nhà nước phục vụ

Nhà nước pháp quyền của dân theo Hồ Chí Minh đó là nhà nước donhân dân làm chủ, nhân dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là cóquyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theopháp luật Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực để xây dựng các thiết chếdân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân Nhà nước pháp quyền dodân, tức là nhà nước đó phải do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu củamình; nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu,hoạt động; nhà nước do nhân dân phê bình và xây dựng, giúp đỡ Mọi cơquan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắngnghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân

Thực tiễn, ngay sau khi giành được chính quyền lập nên nhà nước ViệtNam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh khẳng định rõ vai trò to lớn của nhândân trong xây dựng và bảo vệ chính quyền Theo Người, nhân dân vừa là chủthể vừa là đối tượng phục vụ của nhà nước, nhà nước phải là công bộc, đầy tớcủa nhân dân, nhân dân là người lập ra nhà nước, mọi quyền lực nhà nước đềuthuộc về nhân dân Người khẳng định: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ

Bao nhiều lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Chính

Trang 14

quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”5

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân

được Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không cóđặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính Trong nhà nước

đó, mọi cán bộ, viên chức nhà nước đều là công bộc, đầy tớ của nhân dân

Nhà nước pháp quyền theo Tư tưởng Hồ Chí Minh đó còn là nhà nước

mà bản chất của nó luôn có sự thống nhất chặt chẽ giữa bản chất giai cấp côngnhân với tính nhân dân, tính dân tộc Nhà nước là một thành tố cơ bản nhấtcấu thành hệ thống chính trị, luôn dưới sự lãnh đạo của Đảng, mang bản chấtcủa giai cấp công nhân, là nhà nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên,nhà nước đó cũng thể hiện tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc Bản chất giaicấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc luôn thống nhất hài hòa trongnhà nước đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó phápluật được đề cao Nói cách khác, Nhà nước pháp quyền theo Hồ Chí Minh là nhànước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ trướchết phải là nhà nước hợp hiến; nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phảilàm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế Trong một Nhà nước dân chủ, dânchủ và pháp luật phải luôn đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau mới bảo đảm chochính quyền trở lên mạnh mẽ Không thể có dân chủ ngoài pháp luật Pháp luật là

bà đỡ của dân chủ Mọi quyền dân chủ của người dân nhất thiết phải được thể chếhóa bằng hiến pháp và pháp luật, ngược lại hệ thống pháp luật phải bảo đảm choquyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế

5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.698.

Trang 15

Để tiến tới một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ,theo Hồ Chí Minh vấn đề căn bản cốt lõi là phải nhanh chóng đào tạo, bồidưỡng hình thành đội ngũ cán bộ, viên chức nhà nước có trình độ văn hóa, amhiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính, có đạo đức cách mạng trongsáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

1.2 Sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam

Trong thế giới hiện đại, việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước phápquyền đang trở thành một xu thế tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia, dântộc trên thế giới Đối với Việt Nam, việc xây dựng và hoàn thiện nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó

Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới là một đòi hỏi tất yếu, khách quan

và phù hợp với xu thế phát triển lịch sử chung của xã hội loài người, bởi nhànước pháp quyền là một giá trị chung của nhân loại trên con đường phát triểntiến bộ Chính vì lẽ đó, để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân, vì dân tất yếu phải vận dụng những thành quả, những mặttích cực, những giá trị của các hình thức nhà nước pháp quyền trước đây,trước hết là của các hình thức nhà nước pháp quyền tư sản hiện đại Sự kếthừa như vậy là một yêu cầu khách quan, bởi nhà nước pháp quyền là một giátrị chung, phổ biến của nhân loại Nhà nước pháp quyền vừa là công cụ,phương thức tổ chức và quản lý xã hội có hiệu quả, vừa là hình thức tổ chứcquyền lực bảo vệ có hiệu quả các quyền lợi chính đáng của con người, tạođiều kiện cho con người phát triển những năng lực hoạt động thực tiễn Ngoài

ra, cùng với kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền đã tạo nên đôi chânvững chãi cho nhiều quốc gia phát triển trên thế giới tiến những bước dài trêncon đường đi tới giàu có và văn minh

Ngày đăng: 14/04/2016, 09:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
1. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1995 Khác
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII Khác
6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000 Khác
7. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000 Khác
8. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000 Khác
9. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 Khác
10. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Khác
11. Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 51, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w