1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

NGHIÊN cứu sấy cá sặc rằn THEO NGUYÊN lý sấy bơm NHIỆT và sấy bơm NHIỆT kết hợp VI SÓNG

8 785 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 496,83 KB

Nội dung

Trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của quá trình sấy như thời gian sấy hay tốc độ giảm ẩm, chi phí điện năng riêng cho quá trình sấy và chất lượng của cá sau khi sấy, kết quả đã x

Trang 1

NGHIÊN CỨU SẤY CÁ SẶC RẰN THEO NGUYÊN LÝ SẤY BƠM NHIỆT

VÀ SẤY BƠM NHIỆT KẾT HỢP VI SÓNG

STUDY ON COMBINING HEAT PUMP AND MICROWAVE FOR SNAKESKIN

GOURAMI FISH DRYING

PGS TS Nguyễn Hay 1a , PGS TS Lê Anh Đức 1b , ThS Nguyễn Văn Lành 1c , TS Bùi Ngọc Hùng 1d

1Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

a ng.hay@hcmuaf.edu.vn; b leanhduc@hcmuaf.edu.vn

c nvlanh@hcmuaf.edu.vn; d buingochung@hcmuaf.edu.vn

TÓM TẮT

Nghiên cứu đã thực hiện các thí nghiệm sấy cá sặc rằn bằng thiết bị sấy theo nguyên lý sấy bơm nhiệt và sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng Với mỗi nguyên lý sấy, thí nghiệm được thực hiện ở ba mức nhiệt độ tác nhân sấy (TNS) là 40oC, 45oC và 50oC Trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của quá trình sấy như thời gian sấy hay tốc độ giảm ẩm, chi phí điện năng riêng cho quá trình sấy và chất lượng của cá sau khi sấy, kết quả đã xác định được nguyên lý sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng tại mức nhiệt độ TNS 45oC sau 16 giờ, cá đạt ẩm độ yêu cầu, tốc độ sấy trung bình đạt 2,3% H2O/h, chi phí điện năng riêng cho quá trình sấy là 4,65 kWh/kg Kết quả phân tích hóa sinh cho thấy hàm lượng đạm của cá sau khi sấy đạt 5,61%

Cá sặc rằn sau khi sấy có chất lượng tốt hơn các phương pháp phơi sấy hiện nay về màu sắc, mùi vị, ẩm độ, đảm bảo yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Phương trình dự đoán quá trình giảm ẩm của cá sặc W(%) theo thời gian sấy t(h) với chế độ phù hợp đã được xác định dưới dạng: W = 0,08t2 – 3,7t + 68,1

Từ khóa: cá sặc rằn, sấy bơm nhiệt, vi sóng, tốc độ sấy, chi phí điện năng riêng

ABSTRACT

The study was performed to combine heat pump and microwave for snakeskin gourami fish drying The experiments were conducted at three temperatures drying is 40oC, 45oC and

50oC in heat pump drying and combine heat pump and microwave drying The suitable drying temperature for snakeskin gourami fish drying was determined base on the basis of evaluation

of technical criteria such as drying time or drying rate, specific energy consumption for the drying process The result have identified the suitable drying temperature for snakeskin gourami fish drying is 45oC, drying time of 16 hours, the average drying rate of 2.3 %H2O/h, specific energy consumption for the drying process of 4.65 kWh/kg, protein content of dried snakeskin gourami fish of 5.61%

The quality of snakeskin gourami fish after drying as color, flavor, protein, fish meat tenderness, ensuring requests for domestic consumption and export The predicted equation for moisture content W(%) of snakeskin gourami fish versus drying time t(h) in the drying process was determined: W = 0.08t2 – 3.7t + 68.1

Keywords: snakeskin gourami fish, heat pump drying, microwave, drying rate, specific

energy

Trang 2

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cá sặc rằn (Snakeskin gourami) là loài phân bố nhiều ở một số tỉnh Đồng bằng Sông

Cửu Long (ĐBSCL) như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Cá có thể nuôi mật

độ cao ở cả nước ngọt, lợ với chi phí thấp, là một trong những đối tượng nuôi mang lại lợi nhuận cao đối với người dân vùng ĐBSCL Cá sặc rằn có thịt thơm ngon, ít xương và giàu chất dinh dưỡng, đây loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn gia đình Với vị thơm ngọt

và độ dai, khô cá sặc rằn được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn mang đậm hương vị đặc trưng

Khô cá sặc rằn là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao Hiện nay cá sặc rằn được làm khô chủ yếu bằng cách phơi nắng, bằng lò sấy thủ công hoặc máy sấy không khí nóng với thời gian phơi, sấy rất lâu, kéo dài đến vài ngày [3] Với cách làm khô như vậy đã làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm so với cá tươi Với phương pháp phơi nắng phải phơi ít nhất 2 ngày với điều kiện nắng tốt, thường thì phải mất 3 ngày Việc kéo dài thời gian phơi làm cho sản phẩm có chất lượng rất thấp do phải chờ qua đêm để hôm sau phơi tiếp, điều này đã làm protein trong cá bị phân hủy, mặt khác cá bị nhiễm khuẩn rất cao do ruồi, côn rùng, bụi bẩn,…Với phương pháp sấy không khí nóng, nếu nhiệt độ sấy thấp thì thời gian sấy kéo dài, nhiệt độ sấy cao sẽ làm mất dinh dưỡng trong cá và dễ làm thịt cá biến cứng

Bên cạnh đó, do đặc thù của cá là chỗ thịt dày, chỗ thịt mỏng khác nhau nên các phương pháp phơi sấy hiện nay tạo ra sản phẩm cá khô không đồng đều về độ ẩm, nếu độ ẩm không đạt sẽ làm cá mau bị mốc, nếu độ ẩm quá thấp sẽ làm thịt cá khô trở nên cứng

Sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng có rất nhiều ưu điểm Trên thế giới hiện đã có một số công bố về sấy cá bằng vi sóng như công trình của Hosain Darvishi và các cộng sự (2013) nghiên cứu về sấy cá hồi, kết quả đánh giá về chất lượng sản phẩm và thời gian sấy đã cho thấy phương pháp sấy vi sóng ưu việt hơn hẳn Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác về sấy cá bằng vi sóng của Yuttapong và cộng sự (2006), Zhen-hua Duan và cộng sự (2011), Boyo và cộng sự (2013), Mohammad và cộng sự (2015)… Tuy nhiên ứng dụng bơm nhiệt kết hợp vi sóng cho sấy cá sặc vẫn chưa được nghiên cứu để áp dụng tại Việt Nam

2 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Phương pháp bố trí thí nghiệm được thực hiện ở 03 mức nhiệt độ TNS là 40oC, 45oC

và 50oC trên máy sấy bơm nhiệt và máy sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng Tại mỗi mức nhiệt độ thí nghiệm được lặp lại 03 lần để đánh giá hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm

- Đánh giá hiệu quả của quá trình sấy trên cơ sở lượng tiêu hao năng lượng điện cho quá trình sấy, đánh giá chất lượng sản phẩm dựa vào ẩm độ, cảm quan và hàm lượng đạm của cá

Ẩm độ của cá được xác định bằng phương pháp tủ sấy Hàm lượng dinh dưỡng của cá được kiểm định theo TCVN 8134:2009

- Vật liệu sấy: cá sặc rằn loại 1 có khối lượng ≥ 0,2 kg/con Cá được đánh vẩy, mổ lấy hết nội tạng Ngâm cá vào nước muối có nồng độ 10% trong thời gian 30 phút, sau đó rửa sạch và bắt đầu sấy Ẩm độ cá ban đầu 68%, ẩm độ yêu cầu sau khi sấy 30 ± 1%

- Phương tiện phục vụ thí nghiệm là máy sấy bơm nhiệt và máy sấy bơm nhiệt kết hợp

vi sóng được trình bày trên hình 1

Trang 3

Hình 1 Sơ đồ cấu tạo máy sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng

1 Dàn ngưng tụ chính; 2 Dàn bay hơi; 3 Máy nén; 4 Kênh dẫn tác nhân sấy; 5 Dàn ngưng tụ phụ; 6 Đầu phát vi sóng; 7 Tủ điện điều khiển; 8 Động cơ quay khung treo cá; 9 Cá sặc rằn; 10 Khung treo cá; 11 Buồng sấy; 12 Hướng đi tác nhân sấy; 13.Cánh hướng dòng tác

nhân sấy

Thông số kỹ thuật: buồng sấy có kích thước: dài x rộng x cao = 500 x 500 x 600 mm; Lưu lượng tác nhân sấy cần thiết 0,006 m3/s; Công suất bộ bơm nhiệt 1 HP; Công suất vi sóng

900 W, tần số 2.450 MHz; Số vòng quay của khung treo cá là 5 vòng/phút, công suất động cơ truyền động 50 W

Nguyên lý làm việc: cá sặc rằn sau khi xử lý được cung cấp vào buồng sấy (11) và móc lên khung treo (10) Tác nhân sấy được quạt hút thổi vào buồng sấy (11), để cá nhận sóng đều hơn nhờ động cơ quay (8), bộ vi sóng (6) có tác dụng gia nhiệt vật liệu đến nhiệt độ sấy Tác nhân sấy khi đã qua buồng sấy được hồi lưu hoàn toàn qua kênh dẫn tác nhân sấy (4) và trở về dàn bay hơi (2) của bộ bơm nhiệt để thực hiện quá trình tách ẩm Sau khi qua dàn bay hơi, tác nhân tiếp tục đi vào dàn ngưng tụ (1) của bơm nhiệt, tại đây tác nhân sấy được gia nhiệt thêm

và độ ẩm của tác nhân sấy giảm mạnh Sau khi qua bộ bơm nhiệt, tác nhân sấy được quạt thổi vào buồng sấy và lặp lại chu trình trên

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để so sánh hiệu quả của sấy cá sặc theo nguyên lý sấy bơm nhiệt và phương pháp sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng Các thí nghiệm được thực hiện với cả 2 phương pháp tại 3 mức nhiệt độ tác nhân sấy là 40oC, 45oC và 50oC nhằm xác định nhiệt độ sấy phù hợp trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của quá trình sấy như thời gian hay tốc độ giảm ẩm và chất lượng cá sặc sau khi sấy Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần và tính giá trị trung bình

Kết quả thí nghiệm sấy cá sặc với máy sấy bơm nhiệt tại 3 mức nhiệt độ TNS 40oC,

45oC và 50oC được trình bày ở bảng 1

Bảng 1 Ẩm độ của cá sặc (%) sấy bằng máy sấy bơm nhiệt

TNS 40 o C 68,0 64,2 61,2 56,8 51,8 48,6 44,6 40,1 36,4 33,9 32,0 30,3

TNS 45 o C 68,0 62,6 58,2 53,1 48,8 44,8 40,6 36,4 33,0 30,8

TNS 50 o C 68,0 61,0 55,3 49,2 45,3 41,3 37,8 34,8 32,4 30,0

Hình 2 biểu diễn quá trình giảm ẩm của cá sặc theo thời gian của 3 mẻ sấy

Trang 4

Hình 2 Đồ thị giảm ẩm của cá sặc khi sấy với máy sấy bơm nhiệt

Nhận xét: cá sau khi sấy có mùi thơm đặc trưng, màu sắc hấp dẫn Tốc độ sấy trung bình ở nhiệt độ 40, 45 và 50oC tương ứng là 1,7% H2O/h, 1,9% H2O/h và 2,0% H2O/h

Kết quả thí nghiệm sấy các sặc với máy sấy bơm nhiệt kết hợp với vi sóng tại 3 mức nhiệt độ TNS 40oC, 45oC và 50oC được trình bày ở bảng 2

Bảng 2 Ẩm độ của cá sặc (%) sấy bằng máy sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng

TNS 40 o C 68,0 63,5 58,2 53,4 49,6 45,4 41,4 37,6 35,0 32,4 29,8

TNS 45 o C 68,0 61,5 54,6 48,4 44,2 40,0 36,4 33,5 31,0

TNS 50 o C 68,0 58,4 51,0 45,2 40,0 36,4 32,2 30,8 29,6

Biểu đồ giảm ẩm (hình 3) cho thấy thời gian sấy ở mức nhiệt độ TNS 40oC là 20 giờ, khác biệt nhiều so với mức nhiệt độ TNS 45oC chỉ 16 giờ Đặc biệt thời gian sấy ở mức nhiệt

độ TNS 45oC và 50oC cùng là 16 giờ, điều này cho thấy cần có thêm những cơ sở để đánh giá chất lượng sản phẩm

Hình 3 Đồ thị giảm ẩm của cá sặc khi sấy máy sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng

Nhận xét: cá sau khi sấy có mùi thơm đặc trưng, màu sắc hấp dẫn Tốc độ sấy trung bình ở nhiệt độ 40, 45 và 50oC tương ứng là 1,9% H2O/h, 2,3% H2O/h và 2,4% H2O/h

Trang 5

3.1 So sánh 2 nguyên lý sấy ở nhiệt độ TNS 40 o C

Ở mức nhiệt độ TNS 40oC, bảng 3 trình bày thông số ẩm độ của cá sặc (%) theo thời gian của sấy bơm nhiệt và sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng

Bảng 3 Ẩm độ của cá sặc (%) theo thời gian

Bơm nhiệt 68,0 64,2 61,2 56,8 51,8 48,6 44,6 40,1 36,4 33,9 32,0 30,3 Bơm nhiệt - vi sóng 68,0 63,5 58,2 53,4 49,6 45,4 41,4 37,6 35,0 32,4 29,8 Biểu đồ giảm ẩm của cá sặc theo thời gian khi sấy bơm nhiệt và sấy bơm nhiệt kết hợp

vi sóng với TNS 40oC được trình bày trên hình 4

Hình 4 Biểu đồ giảm ẩm của cá sặc theo thời gian với TNS 40 o C

 Nhận xét:

- Tại nhiệt độ tác nhân sấy 40oC, khi sấy theo phương pháp sấy bơm nhiệt, cá sặc với

ẩm độ ban đầu 68% sẽ đạt độ khô theo yêu cầu sau 22 giờ sấy Khi có sự hỗ trợ của vi sóng trong quá trình sấy, thời gian sấy đã rút ngắn được 2 giờ

- Tốc độ sấy trung bình của phương pháp sấy bơm nhiệt là 1,7% H2O/h khi sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng là 1,9% H2O/h

- Đánh giá cảm quan về màu sắc và mùi vị không thấy sự khác biệt Cá sặc sau khi sấy

có mùi thơm đặt trưng của cá khô, thịt cá mềm đều Chi phí điện năng riêng cho quá trình sấy

là 4,23 kWh/kg Hàm lượng đạm (hàm lượng Nitơ tổng) của cá sau khi sấy bằng phương pháp sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng đạt 5,99%

3.2 So sánh 2 nguyên lý sấy ở nhiệt độ TNS 45 o C

Tương tự với mức nhiệt độ TNS 40oC, ở mức nhiệt độ TNS ở 45oC thí nghiệm cũng được tiến hành trên máy sấy bơm nhiệt và máy sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng Bảng 4 trình bày thông số ẩm độ của cá sặc theo thời gian khi sấy với mức nhiệt độ TNS là 45oC

Bảng 4 Thông số ẩm độ của cá sặc (%) theo thời gian

Bơm nhiệt - vi sóng 68,0 61,5 54,6 48,4 44,2 40,0 36,4 33,5 31,0

Trang 6

Biểu đồ giảm ẩm của cá sặc theo thời gian khi sấy với nhiệt độ TNS 45oC được thể hiện

ở hình 5

Hình 5 Biểu đồ giảm ẩm của cá sặc theo thời gian với TNS 45 o C

 Nhận xét:

- Tại nhiệt độ tác nhân sấy 45oC, khi sấy theo phương pháp sấy bơm nhiệt, thời gian sấy

là 19 giờ Khi có hỗ trợ của vi sóng trong quá trình sấy, thời gian sấy là 16 giờ Như vậy, khi

có sự hỗ trợ của vi sóng, thời gian sấy đã rút ngắn là được 3 giờ

- Tốc độ sấy trung bình của phương pháp sấy bơm nhiệt là 1,9%/h, khi sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng là 2,3%/h Chi phí điện năng riêng cho quá trình sấy là 4,65 kWh/kg

- Hàm lượng đạm của cá sau khi sấy đạt 5,61%, thấp hơn 0,38% so với tại mức nhiệt độ sấy 40oC Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0,05, hay nói cách khác là không có sự khác nhau về hàm lượng đạm của cá sặc khi sấy tại nhiệt độ

40oC và 45oC

- Đánh giá cảm quan về màu sắc và mùi vị không thấy sự khác biệt Cá sặc sau khi sấy

có mùi thơm đặc trưng của cá khô, thịt cá mềm đều

3.3 So sánh 2 nguyên lý sấy ở nhiệt độ TNS 50 o C

Cùng với các thí nghiệm mức nhiệt độ TNS là 40oC và 45oC ở trên, với mức nhiệt độ TNS 50oC các thí nghiệm cũng được tiến hành Kết quả thu thập được trình bày ở bảng 5

Bảng 5 Thông số ẩm độ của cá sặc (%) theo thời gian

Bơm nhiệt - vi sóng 68,0 58,4 51,0 45,2 40,0 36,4 32,2 30,8 29,6 Biểu đồ giảm ẩm của các sặc theo thời gian được thể hiện ở hình 6

Hình 6 Biểu đồ giảm ẩm của cá sặc theo thời gian với TNS 50 o C

Trang 7

 Nhận xét:

- Tại nhiệt tác nhân sấy 50oC, khi sấy theo phương pháp sấy bơm nhiệt, thời gian sấy là

18 giờ Khi có sự hỗ trợ của vi sóng trong quá trình sấy, thời gian sấy là 16 giờ Như vậy, khi

có sự hỗ trợ của vi sóng, thời gian sấy đã rút ngắn được 2 giờ

- Tốc độ sấy trung bình của phương pháp sấy bơm nhiệt là 2%/h, khi sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng là 2,4%/h Chi phí điện năng riêng cho quá trình sấy là 5,84 kWh/kg Hàm lượng đạm của cá sau khi sấy bằng phương pháp sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng là 3,82%, giảm mạnh so với tại mức nhiệt độ sấy 45oC và sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0,05

- Đánh giá cảm quan về màu sắc và mùi vị không thấy sự khác biệt Cá sặc sau khi sấy

có mùi thơm đặc trưng của cá khô Tuy nhiên, thịt cá cứng hơn tại mức nhiệt độ sấy 40oC và

45oC, đặc biệt là tại phần đuôi cá

Kết quả so sánh tốc độ sấy trung bình của phương pháp sấy bơm nhiệt và sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng tại 3 mức nhiệt độ sấy 40oC, 45oC và 50oC trình bày trong bảng 6 và biểu diễn biểu đồ trên hình 7

Bảng 6 So sánh tốc độ giảm ẩm (%/h) của 2 phương pháp sấy tại các mức nhiệt độ sấy

Hình 7 So sánh tốc độ sấy trung bình của phương pháp sấy bơm nhiệt

và sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng ở 3 mức nhiệt độ TNS

Biểu đồ so sánh tốc độ sấy trung bình của hai phương pháp sấy (hình 7) cho thấy ở mỗi mức nhiệt độ TNS thì tốc độ sấy của phương pháp sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng đều cao hơn

so với phương pháp sấy bơm nhiệt từ 0,2 %/h đến 0,4 %/h

Hình 8 biểu thị sự tương quan của giá trị thực nghiệm và giá trị dự đoán sự giảm ẩm của

cá sặc theo thời gian sấy

Trang 8

Hình 8 Đồ thị biểu diễn sự giảm ẩm của cá sặc theo thời gian sấy

Kết quả xây dựng phương trình dự đoán sự giảm ẩm W(%) theo thời gian t(h) trong quá trình sấy cá sặc với nguyên lý sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng ở nhiệt độ TNS 45oC và thời gian sấy 16h như sau:

W = 0,08t2 – 3,7t + 68,1; R² = 0,99

4 KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm sấy cá sặc rằn theo nguyên lý sấy bơm nhiệt và sấy bơm nhiệt kết hợp vi sóng Trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của quá trình sấy như thời gian sấy hay tốc độ giảm ẩm, chi phí điện năng riêng cho quá trình sấy và chất lượng của

cá sặc rằn sau khi sấy, kết quả đã xác định được nguyên lý sấy bơm nhiệt kết hợp với vi sóng

có nhiều ưu thế hơn như rút ngắn thời gian sấy và cá khô đều hơn

Chế độ sấy phù hợp được đưa ra là sấy ở mức nhiệt độ TNS 45oC với thời gian sấy 16 giờ, tốc độ sấy trung bình đạt 2,3% H2O/h, chi phí điện năng riêng cho quá trình sấy là 4,65 kWh/kg, cá sặc rằn khô có màu sắc và mùi vị đặc trưng, hàm lượng đạm của cá đạt 5,61% Phương trình dự đoán sự giảm ẩm W(%) theo thời gian t(h) của cá sặc cũng đã được xác định

và có dạng: W = 0,08t2 – 3,7t + 68,1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Boyo H.O., Boyo A.O., Osibona A., Ishola F., 2013 An automated combined microwave and electric - element Fish dryer International Journal of Computational Engineering

Research, Vol 3, Issue 6, pages 38-41

2 Hosain Darvishia, Mohsen Azadbakhtb, Abbas Rezaeiaslb, Asie Farhang, 2013 Drying characteristics of sardine fish dried with microwave heating Journal of the Saudi Society

of Agricultural Sciences, Vol.12, Issue 2, pages 121-127

3 Nguyễn Thị Như Hạ, 2007 Xây dựng và hoàn thiện quy trình chế biến khô cá sặc rằn

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Đại học Cần Thơ

4 Mohammad Zareina, Seyed Hashem Samadib, Barat Ghobadianb, 2015 Investigation of microwave dryer effect on energy efficiency during drying of apple slices Journal of the

Saudi Society of Agricultural Sciences, Vol.14, Issue 1, pages 41-47

5 Yuttapong Pianroj, Pansak Kerdthongmee, Mudtorlep Nisoa, Priwan Kerdthongmee,

Jirapong Galakarn, 2006 Development of a microwave system for highly-efficient drying

of fish Journal of Sci & Tech, Vol 3(2): 237-250

6 Zhen-hua Duana, Li-na Jiangb, Ju-lan Wanga, Xiao-yang Yub, Tao Wang, 2011 Drying and quality characteristics of tilapia fish fillets dried with hot air-microwave heating

Food and Bioproducts Processing, Vol.89, Issue 4, pages 472-476

Ngày đăng: 28/01/2016, 13:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w