1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM

72 2,2K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong Khoa Khoa học tự nhiên và công nghệ đã tận tình giảng dạy cung cấp kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho

em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Thạc Sĩ Mai Minh Hùng người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên lớp sư phạm Vật lý

2007 đã ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Do thời gian và hiểu biết còn hạn chế nên bài khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, kính mong quý thầy cô và các bạn chỉ ra chỗ sai sót để đề tài được hoàn thiện hơn.

Buôn Ma Thuột, ngày 10 tháng 05 năm 2011

Sinh viên NGUYỄN THỊ LAN CHI

Trang 2

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Dự kiến đóng góp của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4

1.1 Thực trạng giáo dục Việt Nam 4

1.2 Vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học 5

1.3 Mục tiêu giáo dục của môn vật lý ở THPT trong giai đoạn mới 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN 7

2.1 Tìm hiểu khái niệm chung về các phương pháp dạy học tích cực 7

2.2 So sánh “dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm” với “dạy học thụ động lấy người thầy làm trung tâm” 8

2.3 Bản chất quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” 9

2.4 Một số phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm 11

2.4.1 Phương pháp dạy học nêu vấn đề 11

2.4.2 Phương pháp thực nghiệm 12

2.4.3 Phương pháp mô hình 14

2.4.4 Dạy học hợp tác 15

2.4.5 Dạy học khám phá 16

2.5 Chọn lựa và sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên 17

2.6 Định hướng dạy học lấy người học làm trung tâm 17

2.6.1 Định hướng 1: Sự nhận thức tích cực của trò về việc học 17

2.6.1.1 Tạo bầu không khí học tập tích cực 17

2.6.1.2 Sử dụng định hướng 1 khi soạn giáo án 19

2.6.2 Định hướng 2: Việc tổ chức thu nhận và tổng hợp kiến thức 19

2.6.2.1 Tổ chức dạy kiến thức 19

ii

2

F

1

F

1

F

1

F

1

F

Trang 3

2.6.2.2 Sử dụng định hướng 2 khi soạn giáo án 20

2.6.3 Định hướng 3: Phát triển tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến thức 21

2.6.3.1 Cách thức giúp học sinh mở rộng và tinh lọc kiến thức 21

2.6.3.2 Sử dụng định hướng 3 khi soạn giáo án 21

2.6.4 Định hướng 4: Phát triển tư duy bằng việc sử dụng kiến thức có hiệu quả 22

2.6.4.2 Sử dụng định hướng 4 khi soạn giáo án 22

2.6.5 Định hướng 5: Rèn luyện thói quen tư duy 22

2.6.5.1 Cách thức giúp học sinh phát triển thói quen tư duy 22

2.6.5.2 Sử dụng định hướng 5 khi soạn giáo án 23

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM 24

3.1 Tìm hiểu về chương “Động lực học chất điểm”- vật lý 10 nâng cao – THPT 24

3.1.1 Vị trí và vai trò của chương 24

3.1.2 Cách tiếp cận và trình bày các đơn vị kiến thức của chương 24

3.1.2.1 Các khái niệm 24

3.1.2.2 Các định luật 25

3.1.3 Cấu trúc của chương 25

3.2 Thiết kế tiến trình dạy học một số nội dung chương động lực học chất điểm vật lí 10 nâng cao 26

3.2.1 Thiết kế tiến trình dạy học bài 13 : “ Lực Tổng hợp lực và phân tích lực” 26

3.2.2 Thiết kế tiến trình dạy học bài 20: “ Lực ma sát” 38

KẾT LUẬN 54

1 Kết luận 54

2 Khuyến nghị 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

PHỤ LỤC 58

iii

2

F

1

F

1

F

1

F

1

F

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

123456789

GVHSKTTBPPDHPP

PP NVĐTHPTTHCSVL

Giáo viênHọc sinhKiến thức thông báoPhương pháp dạy họcPhương pháp

Phương pháp nêu vấn đềTrung học phổ thôngTrung học cơ sởVật lý

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Bảng 2.1 So sánh “dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm” với “dạy

học thụ động, lấy người thầy làm trung tâm”

Hình 3.1 Biểu diễn lựcHình 3.2 Tổng hợp lựcHình 13.3 Thí nghiệm về tổng hợp lựcHình 13.4 Thí nghiệm về tổng hợp lựcHình 3.3 Tổng hợp lực

Hình 3.4 Quy tắc đa giácHình 3.5 Tổng hợp nhiều lực Hình 3.6 Phân tích lực tác dụng lên vật đặt trên mặt phẳng nghiêng

Hình 3.16 Vật A trượt trên vật BHình 3.17 Biểu diễn lực ma sát trượt Hình 3.18 Lực ma sát trượt tác dụng lên vật Hình 3.19 khảo sát chiều lực ma sát trượt khi đặt vật A và B vào trong xe ô tôHình 3.20 Xe trượt trên mặt bàn

Hình 3.21 Xe lăn trên mặt bànPhiếu học tập số 1

Phiếu học tập số 2Hình 16.3 Cách xác định khối lượng dựa vào tương tácHình 3.22 Bóng đập vào tường gây ra lực tác dụngHình 3.33 Các lực tác dụng lên vật khi đặt trên bàn

92728303031323234353535353740414141424444444548485253616567

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là mục tiêu hàng đầu trong đường lốixây dựng phát triển của nước ta, "Đến năm 2020 đất nước ta về cơ bản phải trởthành nước công nghiệp" [12] Muốn thực hiện thành công sự nghiệp này, chúng taphải thấy rõ nhân tố quyết định thắng lợi chính là nguồn nhân lực con người ViệtNam Nền giáo dục của nước ta không chỉ lo đào tạo cho đủ về số lượng mà cầnquan tâm đặc biệt đến chất lượng đào tạo

Muốn vậy, nền giáo dục nước ta phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diệnnhằm nâng cao chất lượng giáo dục Cụ thể, nhà trường phải đào tạo những mẫungười lao động mới có khả năng đánh giá, nhận xét nêu vấn đề và vận dụng những

lí thuyết đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn người lao động, đồng thời cũngphải biết luôn đổi mới kiến thức và năng lực của mình để cho phù hợp với sự pháttriển của khoa học kĩ thuật

Thực tiễn cho thấy giáo dục đã và đang có những cải cách to lớn chú trọngđổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa đặc biệt là đổi mới phươngpháp : Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tào khắc phục lối truyền thụmột chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng cácphương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, đảmbảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh,… Riêng về giáo dụcphổ thông, luật giáo dục điều 24.2 có ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm củatừng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dungkiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tậpcho học sinh” [12] Cũng như đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục,chuyển từ việc truyền thụ trí thức thụ động thầy giảng, trò chép sang hướng dẫnngười học chủ động trong quá trình tư duy tiếp cận tri thức, dạy cho người họcphương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phântích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động tíchcực của học sinh, sinh viên trong qúa trình học tập

Trang 7

Chỉ trên cơ sở dạy cho các em các phương pháp nhận thức khoa học chúng tamới có thể làm cho các em biết học tập một cách chủ động, mới rèn luyện được tríthông minh, sáng tạo ở các em Nhưng việc rèn luyện trí thông minh sáng tạo trongdạy học ở trường phổ thông nước ta hiện nay còn mới mẻ, đang còn nhiều khó khăn

cả về lý luận lẫn thực tiễn

Để đạt được mục đích đó, chúng ta cần phải nghiên cứu, áp dụng và liên tụccải tiến các phương pháp dạy học Hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đã vận dụngcác phương pháp lấy người học làm trung tâm vào giảng dạy nhưng sử dụng thànhthạo một phương pháp nhận thức khoa học là một việc rất khó, đòi hỏi trình độ tưduy phát triển và kinh nghiệm phong phú của người giáo viên Chính vì vậy, tôi

chọn đề tài: “Thiết kế phương án dạy chương động lực học chất điểm vật Lý lớp

10 nâng cao bằng các phương pháp lấy người học làm trung tâm”.

2 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế được phương án dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp

10 nâng cao bằng các phương pháp lấy người học làm trung tâm nhằm tích cực hóahoạt động dạy học của giáo viên, đồng thời rèn luyện kĩ năng và thói quen tư duycủa học sinh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Chỉ nghiên cứu các phương pháp lấy người học làm trung tâm

- Chương Động lực học chất điểm vật lý lớp 10 nâng cao

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quát về “dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm”

- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa vật lý chương Động lực học chất điểmvật lý lớp 10 nâng cao

- Thiết kế phương án dạy một số nội dung kiến thức chương Động lực học chấtđiểm vật Lý lớp 10 nâng cao bằng các phương pháp lấy người học làm trung tâm

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lí thuyết : Các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 8

6 Dự kiến đóng góp của đề tài

Đề tài “Thiết kế phương án dạy chương động lực học chất điểm vật Lý lớp

10 nâng cao bằng các phương pháp lấy người học làm trung tâm” nghiên cứu để

phục vụ cho công tác giảng dạy của các giáo viên trường THPT nhằm đạt hiệu quảcao hơn trong giáo dục

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1 Thực trạng giáo dục Việt Nam

Bước vào thế kỷ XXI, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – côngnghệ và sự bùng nổ thông tin thì đã đặt cho nền giáo dục nước ta nhiều thách thứclớn Với sự nghiệp đổi mới giáo dục của mình, giáo dục nước ta đã đạt được nhiềuthành tựu về mở rộng qui mô và đa dạng hóa hình thức giáo dục Tuy nhiên, bêncạnh đó giáo dục nước ta còn tồn tại nhiều yếu kém và khó khăn Một trong nhữngyếu kém đó là chất lượng giáo dục còn thấp thể hiện ở chỗ năng lực tư duy độc lập

và khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống còn kém Mà nguyên nhân củanhững yếu kém đó chúng ta phải kể đến đó là do phương pháp dạy học nước ta còntồn tại nhiều bất cập

Hiện nay, khi bàn về hiện trạng phương pháp dạy học chúng ta thấy phươngpháp truyền thống vẫn được coi là ưu việt, thực chất phương pháp dạy học nhữngnăm vừa qua vẫn xoay quanh việc: “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ”, đó làphương pháp thuyết trình để truyền thụ kiến thức, còn trò thụ động ngồi nghe Lốidạy này làm cho người học thụ động, chán nản, không thể giúp người học vốn kiếnthức đáp ứng với cuộc sống hiện đại

Mặt khác, những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục đã được đề cậptới từ rất lâu trước đây trong các Nghị quyết của Quốc hội Đặc biệt, trong Nghịquyết của Quốc hội khóa X về đổi mới giáo dục phổ thông (12/2000)…Tinh thần cơbản của việc đổi mới này là: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo củahọc sinh trong học tập

Ở các trường trung học phổ thông cũng đã áp dụng việc đổi mới phươngpháp dạy học theo tinh thần trên, nhưng việc đổi mới phương pháp dạy học cònchậm, chưa có bước đổi mới nào đáng kể, chưa xây dựng được những tiêu chí củamột bài giảng theo tinh thần đổi mới Nguyên nhân của tình trạng này do:

- Nhiều giáo viên chưa thấy sự cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học màvẫn giữ tư tưởng dùng PP truyền thống vẫn là tốt nhất

- Nhiều giáo viên chỉ tập trung bồi dưỡng trình độ chuyên môn không chú trọngrèn luyện năng lực sư phạm

Trang 10

- Điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm của trường phổ thông còn thiếu,chưa đồng bộ, GV ngại áp dụng phương pháp mới và sử dụng các phương tiện dạyhọc đặc biệt là phương tiện kĩ thuật hiện đại

- Khối lượng kiến thức của chương trình quá lớn, trong khi đó thời lượng dànhcho môn học lại quá hạn chế

- Học sinh còn học một cách thụ động chưa có thói quen tự học, tự nghiên cứu

Đó là những khó khăn ảnh hưởng đến tiến trình đổi mới phương pháp dạyhọc ở trường trung học phổ thông và cũng là một thách thức đối với nền giáo dụcViệt Nam

1.2 Vai trò của việc đổi mới phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trongquá trình dạy học Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức

cụ thể Cách thức hành động và hình thức không tách nhau một cách độc lập nênqua đó giúp giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xungquanh trong những điều kiện học tập cụ thể

Hiện nay, ở các trường phổ thông vẫn đang sử dụng phương pháp dạy họctruyền thống hay còn gọi là lối dạy học truyền thụ một chiều nghĩa là thầy truyềnđạt, trò tiếp nhận Ở phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này các em họcsinh - một chủ thể của giờ dạy đã “bị bỏ rơi”, giáo viên thì luôn luôn nỗ lực truyềnthụ tất cả các nội dung kiến thức trong sách giáo khoa theo phạm vi và khả năng củamình cho học sinh, còn học sinh là nguời thụ động, thiếu tính độc lập, chỉ cố nhớ những

gì mà giáo viên đã truyền đạt Vì thế, với cách dạy đó làm cho học sinh hình thành mộtthói quen dựa dẫm, ỉ lại, ít chịu động não tư duy, ít chịu tìm kiếm tri thức mới Như vậy,không thể giúp người học có vốn kiến thức để hòa nhập với xã hội được

Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sángtạo của người học là chính người học tự lực, tự giác tích cực chiếm lĩnh kiến thức.Đây chính là phương pháp dạy học tích cực, người học giữ vị trí trung tâm của quátrình dạy học, người thầy giáo chỉ có chức năng tổ chức lớp học theo hướng hoạtđộng hóa, sử dụng các phương pháp thích hợp để giúp học sinh phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thầnhợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập

Trang 11

và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập Làm cho “học” làquá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử

lí thông tin….tự hình thành hiểu biết năng lực và kĩ năng

Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học có vai trò quan trọng trong việc giúptạo ra những con người mới năng động, tìm tòi, sáng tạo trong thời đại mới và gópphần nâng cao chất lượng đào tạo

1.3 Mục tiêu giáo dục của môn vật lý ở THPT trong giai đoạn mới [13]

Trong giai đoạn mới, mục tiêu giáo dục của môn vật lý ở THPT được thể hiện cụ

* Về mặt kĩ năng, năng lực tư duy:

- Thu thập thông tin quan sát được, điều tra, tra cứu, khai thác thông tin qua mạng

- Xử lý thông tin, khái quát hóa rút ra kết luận, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, sắp xếp,

hệ thống hóa, lưu trữ thông tin

- Truyền đạt thông tin bằng lời nói

- Phát hiện, nêu vấn đề, đề xuất giả thuyết và phương pháp giải quyết vấn đề

- Sử dụng các dụng cụ đo lường

- Lắp ráp và thực hiện thí nghiệm

- Khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng

* Về mặt tình cảm, thái độ.

- Dạy bằng hành động, thông qua hoạt động

- Theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề

- Nêu giả thuyết kiểm chứng bằng thực nghiệm

- Khắc phục hiểu biết sai hoặc chưa đầy đủ

- Tăng cường dạy học theo nhóm và cá thể hóa

- Đa dạng hóa hành động học tập trong và ngoài lớp

Trang 12

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1 Tìm hiểu khái niệm chung về các phương pháp dạy học tích cực [11]

Với mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới đó là đổi mới chương trình giáodục về nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm đổi mới cách học cho học sinhlàm cho HS trở thành chủ thể tích cực, sáng tạo trong học tập và lao động

Nhiệm vụ trước tiên là cần đổi mới phương pháp dạy học thụ động đang sửdụng hiện nay Giáo sư Trần Hồng Quân khẳng định: “Muốn đào tạo con người vàođời là con người tự chủ, năng động, sáng tạo thì việc phương pháp giáo dục phảihướng vào việc khơi dậy, rèn luyện, phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tựchủ, năng động và sáng tạo ngay trong học tập và lao động nhà trường ” Phươngpháp có các chức năng nói trên trong giáo dục thuộc về hệ thống các phương phápgiáo dục tích cực, lấy người học làm trung tâm

Đây là một hệ thống các phương pháp có thể trực tiếp đáp ứng các yêu cầu

cơ bản của mục tiêu trong thời kỳ đổi mới Quan điểm “ dạy học nhằm tích cực hóahoạt động học tập của học sinh, người học là trung tâm của quá trình dạy học”, haygọi tắt là “dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm” Đây là một tư tưởng tiến

bộ với một số mô hình thử nghiệm đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển giáodục từ vài thập kỉ nay Một số nước Tây Âu và khu vực Đông Nam Á đã thực sựquán triệt tư tưởng này trong toàn bộ hoạt động dạy học

Vấn đề đặt ra là: “Thực chất dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm là gì?”

- Tích cực ở đây là gắn liền với chủ động, với hứng thú và phương thức tự phát triển

để làm biến đổi nhận thức Tích cực hay thụ động ở đây là nói đến thái độ học tậpcủa học sinh

- Người học là trung tâm:

+ Người học sẽ tích cực nhiều hơn trong quá trình học tập

+ Người học tự xây dựng kiến thức cho chính mình

+ Người dạy phải là người thiết kế tiến trình học tập và hướng dẫn người họctrong tiến trình đó

Vậy, dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm dựa trên nguyên tắc “giáoviên giúp học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác và được tự do suy nghĩ, tranh

Trang 13

luận, đề xuất tự giải quyết vấn đề” Giáo viên trở thành người hướng dẫn, học sinhtrở thành người khám phá, người thực hiện và cao hơn là “người nghiên cứu”.Thông qua cách dạy học này mà ngay khi ở trên ghế nhà trường học sinh đã đượctập dượt giải quyết những tình huống vấn đề sẽ gặp trong đời sống xã hội bằngchính khả năng của mình Qua những lần “hành để học ”, học sinh vừa tiếp thuđược nhiều kiến thức vừa bồi dưỡng và phát triển nhân cách cho bản thân mình,nhân cách của con người thực tiễn “tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giảiquyết vấn đề và năng lực tự học”, đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới

2.2 So sánh “dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm” với “dạy học thụ động, lấy người thầy làm trung tâm” [1,tr 33]

Việc so sánh “dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm” với “dạy họcthụ động, lấy người thầy làm trung tâm” là cần thiết để định hướng đổi mới việc dạyhọc trong trường phổ thông hiện nay, có thể so sánh theo bảng sau:

Học là quá trình tiếp thu vàlĩnh hội qua đó hình thành kiếnthức, kĩ năng, tư tưởng, tìnhcảm

Bản chất Tổ chức hoạt động nhận thức

cho học sinh, dạy học sinh cáchtìm ra chân lí

Truyền thụ tri thức và chứngminh chân lí của giáo viên

Mục tiêu Chú trọng hình thành các năng

lực (sáng tạo, hợp tác…) dạyphương pháp và kĩ thuật lao độngkhoa học, dạy cách học Học đểđáp ứng những nhu cầu cuộc sốnghiện tại và tương lai Những điều đãhọc cần thiết, bổ ích cho bản thânhọc sinh và cho sự phát triển xã hội

Chú trọng cung cấp tri thức, kĩnăng, kĩ xảo Học để đối phó thi

cử, sau khi thi xong những điều

đã học thường hay bị bỏ quên

Trang 14

Nội dung Từ nhiều nguồn khác nhau: Sách

giáo khoa, giáo viên, các tài liệukhoa học phù hợp, thí nghiệm,thực tế…gắn với:

- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm vànhu cầu của học sinh

- Tình huống thực tế, bối cảnh vàmôi trường địa phương

Từ sách giáo khoa và giáo viên

Phươngpháp

Các phương pháp tìm tòi, điềutra, giải quyết vấn đề

Các phương pháp diễn giảngtruyền thụ kiến thức một chiều.Hình thức

Cố định: Giới hạn trong lớphọc, giáo viên đối diện với cảlớp

Bảng 2.1 So sánh “dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm” với “dạy

học thụ động, lấy người thầy làm trung tâm”

2.3 Bản chất quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” [1]

Trong phạm vi quá trình dạy học, bản chất quan điểm dạy học “lấy ngườihọc làm trung tâm” gồm 4 đặc trưng cơ bản sau:

- Việc dạy học phải xuất phát từ người học

Điều này nghĩa là phải xuất phát từ động cơ, đặc điểm và điều kiện của ngườihọc Nhu cầu học tập của học sinh phản ánh những nhu cầu xã hội nhưng mang nhữngnét riêng của mỗi cá nhân Cho nên, trong dạy học lấy người học làm trung tâm đầutiên phải coi học sinh là cá thể đang tồn tại với những ưu điểm và nhược điểm, nhữngđiều chưa biết và đã biết, phải dựa trên năng lực sẵn có của học sinh

Điều đó đòi hỏi GV:

+ Không dạy lại những cái học sinh đã biết, đã hiểu

+ Phải lấp những lỗ hổng trí tuệ của học sinh nếu có trong các giai đoạn nhậnthức trước đó

Trang 15

- Dạy học là để cho học sinh phát huy năng lực của mình

Trong tiến trình dạy học giáo viên phải để cho học sinh hoạt động nhiều cả

về mặt thể chất lẫn tinh thần, HS phải tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động, nghĩa

là phải rèn luyện cho HS tính chủ động trong nhận thức Cần nuôi dưỡng tính sẵnsàng, ý chí và tính tích cực của người học để họ đạt được mục đích học tập và pháttriển cá nhân bằng chính sức lực của họ, không gò ép, ban phát, giáo điều

- Dạy học là quá trình cá thể hóa người học.

Trong tiến trình dạy học, GV cần chú ý đến cấu trúc tư duy của từng em vàkhuyến khích các em trong tư duy, phải biết cá thể hóa việc dạy học Đồng thời, GVcần biết khai thác sức mạnh từ bản thân người học và dồn thành sức mạnh tự khámphá, phát huy tính tư duy độc lập, tự khám phá của bản thân người học

- Dạy học cần có sự đánh giá và tự đánh giá

Trong tiến trình dạy học, GV phải thường xuyên động viên, khuyến khích vàtạo mọi điều kiện để người học tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của mình

để các em biết tự điều chỉnh phương pháp học tập, dần dần có được các phươngpháp tự học, tự đào tạo

Như vậy, phương pháp dạy học tích cực là sự tích hợp thường xuyên cácmối quan hệ giáo dục “trò - nội dung - thầy” trong quá trình dạy học Trong đó trò

là chủ thể nhưng cũng không phủ nhận vai trò tích cực của người thầy

Tóm lại, việc dạy học “lấy người học làm trung tâm” thực chất là một quátrình :

+ Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, biến quá trình dạy họcthành quá trình tự học Người học tự học, tự nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức bằngchính hành động của mình, tức là cá nhân hóa việc học

Trang 16

+ Người học cộng tác với các bạn trong cộng đồng lớp học làm cho kiến thức cánhân tìm ra mang tính chất xã hội, khách quan hơn, tức là xã hội hóa việc hoc.+ Nhà giáo là người hướng dẫn, tổ chức quá trình cá nhân hóa và xã hội hóa việchọc của người học Giáo viên đóng vai trò hữu cơ các quá trình cá nhân hóa với quátrình xã hội hóa việc học

2.4 Một số phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm

2.4.1 Phương pháp dạy học nêu vấn đề [4]

Là phương pháp dạy học trong đó giáo viên đưa học sinh vào tình huống có

vấn đề, giúp học sinh tự lực, sáng tạo và giải quyết vấn đề đặt ra Qua đó, học sinh

có thể tiếp nhận được trí thức mới và phát huy được tính sáng tạo của mình

Thuật ngữ “vấn đề” trong PP này dùng để chỉ những nhiệm vụ nhận thức mà họcsinh không thể giải quyết được bằng trí thức và kinh nghiệm sẵn có, mà đòi hỏi họcsinh phải có một sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo Kết quả sau khi giải quyết được vấn

đề là học sinh có được trí thức mới và cách thức hành động mới

Nét đặc trưng của phương pháp này là luôn đưa học sinh vào tình huống cóvấn đề

“Tình huống có vấn đề “ là trạng thái tâm lí mà trong đó học sinh nhận thứcđược vấn đề và có khả năng giải quyết vấn đề với một sự nỗ lực nhất định Tìnhhuống có vấn đề có thể xuất hiện khi có mâu thuẫn, va chạm giữa lí thuyết này với

lí thuyết kia, giữa lí thuyết và thực tiễn…

* Cấu trúc của phương pháp dạy học nêu vấn đề

Phương pháp dạy học nêu vấn đề thường gồm 4 giai đoạn sau:

Giai đoan 1: Định hướng

Giáo viên đưa ra vấn đề cần nghiên cứu đưa học sinh vào tình huống có vấn

đề, phát biểu các vấn đề dưới dạng các mẫu thuẫn nhận thức

Giai đoạn 2: Làm kế hoạch

Học sinh phải huy động và giải quyết một cách tự lực, sáng tạo những trithức, kĩ năng, kỹ xảo và vốn kinh nghiệm sẵn có Vận dụng các thao tác tư duy để

đề xuất giả thuyết nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra

Giai đoạn 3 : Thực hiện kế hoạch

Học sinh tiến hành kế hoạch giải và giáo viên đánh giá việc thực hiện

Trang 17

Giai đoạn 4 : Kiểm tra và tổng kết

Học sinh phát biểu kết luận về cách giải và giáo viên tổng kết lại

* Các mức độ của phương pháp dạy học nêu vấn đề.

Phương pháp dạy học nêu vấn đề được thực hiện ở các mức độ khác nhau,tùy theo sự hoạt động của học sinh trong quá trình đó nhiều hay ít có thể phân biệt 3mức độ từ cao đến thấp được thể hiện:

- Phương pháp nghiên cứu: đây là dạng hoàn chỉnh nhất của PP NVĐ

- Phương pháp tìm tòi từng phần: Học sinh không nghiên cứu toàn bộ vấn đề màchỉ tìm tòi một số phần ở những giai đoạn nhất định của quá trình lĩnh hội trí thức

- Phương pháp trình bày nêu vấn đề: GV đề xuất vấn đề, sau đó lần lượt trình bàynhững cách giải quyết vấn đề đã có

* Ưu – nhược điểm của phương pháp dạy học nêu vấn đề

- Ưu điểm: Giúp học sinh rèn luyện được phương pháp tự học, bước đầu làm

quen với phương pháp nghiên cứu khoa học Đồng thời, giúp học sinh phát triển các

kĩ năng khai thác và sử dụng các kiến thức của mình và người khác để giải quyếtvấn đề trong học tập và các lĩnh vực khác Đặc biệt, phát huy tính học tập chủ độngcủa học sinh

- Nhược điểm: Xây dựng được tình huống có vấn đề là việc không đơn giản,đòi hỏi giáo viên có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, vốn kiến thức sâu rộng và amhiểu thực tế liên quan đến lĩnh vực môn học, mất nhiều thời gian, đòi hỏi nhiều về

cơ sở thiết bị so với các phương pháp khác, không phải bài học nào cũng áp dụngđược phương pháp này, chỉ có một số bài với điều kiện thích hợp mới có thể thựchiện tốt phương pháp nêu vấn đề

2.4.2 Phương pháp thực nghiệm [7]

Phương pháp thực nghiệm không phải là dạy học bằng thí nghiệm đơn thuần,không phải là sự qui nạp giản đơn mà là sự phân tích sâu sắc các sự kiện thínghiệm, tổng quát hóa nâng lên mặt lý thuyết và phát hiện ra bản chất của sự vật

Đó là sự thống nhất giữa các thí nghiệm và lý thuyết nhằm mục đích nhận thứcthiên nhiên

* Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm

Trang 18

Giáo viên phỏng theo phương pháp thực nghiệm của các nhà khoa học mà tổchức cho học sinh trải qua các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm sau:

Giai đoạn 1: Nêu sự kiện khởi đầu (làm xuất hiện vấn đề)

Giáo viên mô tả một hoàn cảnh thực tiễn hay biểu diễn một vài thí nghiệm vàyêu cầu HS dự đoán diễn biến của hiện tượng, tìm nguyên nhân hoặc xác lập mốiquan hệ đó Tóm lại là nêu lên một câu hỏi mà học sinh chưa biết câu trả lời, cầnphải suy nghĩ, tìm tòi thì mới trả lời được

Giai đoạn 2 : Xây dựng giả thuyết ( dự đoán)

Giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho học sinh xây dựng một câu trả lời ban đầu,dựa vào sự quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng, vào kinh nghiệm bản thân, và những kiến thức

đã có…( gọi là xây dựng giả thuyết) Những dự đoán này có vẻ là thô sơ, có vẻ hợp

lý nhưng chưa chắc chắn

Giai đoạn 3 : Suy luận và rút ra hệ quả

Từ giả thuyết (dự đoán ban đầu), giáo viên tổ chức và hướng dẫn cho họcsinh dùng suy luận logic hay suy luận toán học để suy ra hệ quả có thể nhận biếttrong thực tiễn, có thể kiểm tra được bằng thực nghiệm: dự đoán một hiện tượngtrong thực tiễn hay dự đoán một mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý có thể quansát, đo lường hay nhận biết bằng giác quan

Giai đoạn 4: Đề xuất và thực hiện một phương án thí nghiệm để kiểm tra

Xây dựng và thực hiện một phương án thí nghiệm để kiểm tra xem dự đoántrên có phù hợp với kết quả thực nghiệm hay không? Nếu phù hợp thì kết quả trêntrở thành chân lý, nếu không phù hợp thì phải xây dựng một giả thuyết mới

Giai đoạn 5: Vận dụng kiến thức

Học sinh vận dụng kiến thức để giải thích hay dự đoán một số hiện tượngtrong thực tiễn dưới hình thức bài tập hay để nghiên cứu sự ứng dụng trong thiết bị

kỹ thuật Từ đó, trong một số trường hợp sẽ đi tới giới hạn áp dụng của kiến thức vàxuất hiện mâu thuẫn mới cần giải quyết

* Ưu - nhược điểm của phương pháp thực nghiệm

- Ưu điểm: Phương pháp thực nghiệm có tính hệ thống, tính khoa học, có chức

năng nhận thức, tổng quát hóa về mặt lý thuyết những sự kiện thực nghiệm và pháthiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng Do đó, phương pháp này giúp học sinh phát

Trang 19

triển trực giác khoa học, tư duy logic chặt chẽ, năng lực phân tích sâu sắc thực tế và

dự đoán diễn biến của hiện tượng, khái quát được lý thuyết, tạo sự hứng thú cao chohọc sinh trong giờ học chiếm lĩnh được trí thức nhân loại

- Nhược điểm: Để thực hiện được các giai đoạn thực nghiệm, đòi hỏi giáo viên

phải có sự sáng tạo, có kĩ năng, kĩ xảo và trình độ chuyên môn cao Ngoài ra, thờigian cho mỗi bài học đã được qui định theo chương trình nên giáo viên phải tùy vàotừng điều kiện cụ thể thì mới có thể vận dụng phương pháp này Với những địnhluật vật lý thực nghiệm nhưng việc suy luận quá phức tạp hoặc những thí nghiệmquá tinh vi không có điều kiện thực hiện ở phổ thông thì cũng không sử dụng đượcphương pháp này

2.4.3 Phương pháp mô hình[7]

Cơ sở lý thuyết của phương pháp mô hình là lý thuyết tương tự, theo lýthuyết này dựa vào sự giống nhau một phần về các tính chất hay các mối quan hệ cóthể chuyển những thông tin thu thập được từ một đối tượng này sang một đối tượngkhác Thuật ngữ “đối tượng” ở đây dùng theo nghĩa rộng, chỉ một vật thể hoặc mộthình ảnh trừu tượng hay một sơ dồ lôgic

* Các giai đoạn của phương pháp mô hình Giai đoạn 1: Thu thập các thông tin về đối tượng gốc

Giai đoạn này còn gọi là tập hợp các sự kiện ban đầu làm cơ sở để xây dựng

mô hình Dùng phương pháp thực nghiệm, kinh nghiệm, những kiến thức đã biết đểxác lập được một tập hợp những tính chất của đối tượng nghiên cứu

Giai đoạn 2: Xây dựng mô hình

Bằng trí tưởng tượng và trực giác đi đến hình dung sơ bộ về sự vât, hiệntượng cần nghiên cứu (một mô hình sơ bộ chưa đầy đủ) Sau đó, đưa ra được nhữngtính chất của đối tượng cần nghiên cứu và thay nó bằng mô hình chỉ mang tính chất

mà ta cần phải quan tâm

Giai đoạn 3 : Thao tác trên mô hình, suy ra hệ quả lý thuyết

Sau khi xây dựng mô hình, ta áp dụng những phương pháp lý thuyết hoặcthực nghiệm khác nhau tác động trên mô hình và thu đươc kết quả thông tin mới + Đối với các mô hình vật chất ta làm thí nghiệm thực trên mô hình

+ Đối với mô hình lí tưởng thì tiến hành theo thao tác trên mô hình trí óc

Trang 20

Những kết quả trên mô hình được chuyển về đối tượng nghiên cứu (đối tượnggốc) để xem có phù hợp hay không

Giai đoạn 4: Thực hiện kiểm tra

Bản thân mô hình là một sản phẩm của nhận thức nên phải kiểm tra sự đúngđắn của nó bằng cách đối chiếu kết quả thu được từ đối tượng gốc Nếu sai lệch thìphải điều chỉnh ngay chính mô hình, có trường hợp phải bỏ hẳn mô hình và thaybằng mô hình khác

* Ưu – nhược điểm của phương pháp mô hình

- Ưu điểm: Phương pháp mô hình giúp người học phát hiện ra những sự kiện

mới chưa biết, hiểu rõ đối tượng nghiên cứu Một mô hình có thể dùng cho nhiềuloại hiện tượng khác nhau về bản chất

- Nhược điểm: Các mô hình tuy phản ánh thế giới khách quan nhưng không thể

hoàn toàn thay thế được hoàn toàn hiện thực khách quan có khi mô hình chỉ có giátrị hoàn toàn như một phương tiện, công cụ Mặc dù mô hình chỉ phản ánh một mặtnào đó của thế giới khách quan, nhưng khi sử dụng một mô hình đã được xác lập

mà có người đi đến sự bảo thủ, không thừa nhận những sự kiện thực tế mới, trái với

mô hình đó

2.4.4 Dạy học hợp tác [11]

Dạy học hợp tác là một hình thức dạy học trong đó những học sinh ở cùng

một nhóm trao đổi với nhau những ý tưởng, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập.Mỗi nhóm có từ 3- 4 học sinh được phân chia một cách ngẫu nhiên hoặc có chủđịnh của giáo viên Các nhóm được giáo cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụkhác nhau Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào hoạt động chung của

cả lớp

* Các bước thực hiện của dạy học hợp tác:

Bước 1: Làm việc chung cả lớp

Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ học tập và phân nhóm, giao nhiệm

vụ sau đó giáo viên hướng dẫn cách làm việc theo nhóm

Bước 2: Làm việc theo nhóm

Trang 21

Trao đổi thảo luận trong nhóm, có thể phân công mỗi thành viên hoàn thànhmột công việc nhỏ, nếu nhiệm vụ học tập khá là phức tạp Cử đại diện trình bày kếtquả làm việc của nhóm

Bước 3: Thảo luận và tổng kết trước lớp

Thảo luận chung, tổng kết và đưa ra kiến thức mới

* Ưu – nhược điểm của dạy học hợp tác

- Ưu điểm: Học sinh có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau và bổ sung “lỗ hổng” kiến thức

cho nhau, góp phần tạo bầu không khí học tập sinh động

- Nhược điểm: Mỗi nhóm chỉ nên có số lượng học sinh ở mức độ tối thiểu,

nhóm nhỏ 3- 4 thành viên sẽ có hiệu quả hơn nhóm lớn Có thể áp dụng thườngxuyên và có hệ thống không nên lạm dụng, nếu lạm dụng khiến học sinh không đủthời lượng để thực tập một cách độc lập về một kĩ năng nào đó hay là một quá trìnhnào đó mà họ phải thành thạo

2.4.5 Dạy học khám phá [11]

Dạy học khám phá không phải là một phương pháp dạy học mới lạ mà chỉ là

một cách thức tổ chức theo bất kì phương pháp dạy học nào khác, giáo viên khéoléo đưa ra các nhiệm vụ khám phá để học sinh tự giải quyết trong thời gian ngắn

* Các bước xây dựng nhiệm vụ khám phá Bước 1: Giáo viên đưa ra nhiệm vụ khám phá cho học sinh, đảm bảo tính vừa sức

Bước 2: Lựa chọn hình thức giao nhiệm vụ khám phá cho học sinh.

Có thể giao nhiệm vụ khám phá cho học sinh dưới hình thức nào? Ví dụ :Một câu hỏi sau khi xem một đoạn phim hay một yêu cầu giải đáp bức tranh…

Bước 3: Kiểm tra nhiệm vụ khám phá

Khi trả lời học sinh có cơ hội kết hợp với các kiến thức, kinh nghiệm đã cókhông? Có phù hợp với học sinh hay không?

* Ưu – Nhược điểm của dạy học khám phá

Trang 22

- Ưu điểm: Các nhiệm vụ khám phá được đưa vào bài dưới hình thức sinh động có

tác dụng tích cực trong việc kích thích hứng thú học tập, cũng như hoạt động tư duycủa học sinh, không khí học tập trong lớp sôi nổi hơn Ưu điểm nổi bật nhất của dạyhọc khám phá là có thể tăng cường vận dụng nội dung thực tế vào các nhiệm vụkhám phá

- Nhược điểm: Đòi hỏi giáo viên tốn nhiều thời gian chuẩn bị các câu hỏi tình

huống, tranh ảnh, để đưa ra các nhiệm vụ cho học sinh khám phá Điều này đòi hỏigiáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy

2.5 Chọn lựa và sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên

Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của nhiều tham số như mục tiêu, nộidung, phương tiện, trình độ của giáo viên và học sinh Vì vậy, nói đến việc chọnlựa và sử dụng phương pháp dạy học là nói đến sự linh hoạt, sự đa dạng và đặc biệt

là yêu cầu sáng tạo Không nên phủ nhận hoàn toàn các phương pháp dạy học lấyngười thầy làm trung tâm và đề cao quá mức các phương pháp dạy hoc lấy ngườihọc làm trung tâm Không có một phương pháp nào vạn năng hoặc duy nhất Khôngthể nói chung chung một phương pháp nào đó là xấu hay tốt, là lạc hậu hay tiêntiến, mà chính ở chỗ nó được chọn lựa và được sử dụng vào tình huống phù hợp haykhông phù hợp, đạt hiệu quả hay không đạt hiệu quả, điều này phụ thuộc vào trình

độ và khả năng của mỗi giáo viên [6]

2.6 Định hướng dạy học lấy người học làm trung tâm [10]

2.6.1 Định hướng 1: Sự nhận thức tích cực của trò về việc học 2.6.1.1 Tạo bầu không khí học tập tích cực

Không khí học tập thường được hiểu là những nhân tố bên ngoài như: môitrường, điều kiện học tập Nhưng các nhà tâm lí học coi nó là những nhân tố bêntrong như: thái độ học tập, nhận thức về việc học của học sinh Nếu học sinh cónhận thức đúng đắn về việc học họ sẽ tạo bầu không khí tinh thần thuận lợi cho việchọc, có hai yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần học tập của học sinh đó là:

* Cảm giác được chấp nhận

Sự quan tâm của giáo viên và các bạn trong lớp giúp cho người học: Có cảmgiác được chấp nhận, năng lực tư duy của người học được phát huy khi họ thấythoải mái Sự quan tâm của giáo viên thể hiện bằng các cử chỉ như: thái độ thân

Trang 23

thiện với học sinh, ánh mắt nhìn vào học sinh, di chuyển về phía học sinh Sự quantâm của các bạn trong lớp thể hiện qua việc hợp tác với nhau trong học tập, lúc thảoluận và làm bài tập nhóm do GV giao cho

Trang 24

* Sự thoải mái và trật tự

Sự thoải mái trong lớp học giúp cho học sinh không bị ức chế tinh thần Giáoviên chú ý tạo được sự thoải mái trong lớp học bằng thái độ vui vẻ, giọng nói thânthiện, những câu chuyện mở đầu hài hước, thú vị giúp người học nhận thức nhiệm

vụ học tập của mình một cách nhẹ nhàng GV tạo điều kiện thoải mái khi học sinhtrình bày bài tập, trao đổi với giáo viên về những vấn đề thắc mắc Tuy nhiên, mọihành vi của người học trong lớp không vượt quá những nội quy được chấp nhậntrong lớp học Sự trật tự tạo ra một môi trường học tập an toàn, người học tin rằng

họ được giáo viên và bạn bè bảo vệ khi cần thiết

2.6.1.2 Sử dụng định hướng 1 khi soạn giáo án

Khi xây dựng giáo án giáo viên cần trả lời được các câu hỏi sau:

- Giáo viên phải làm gì để học sinh cảm thấy mình được chấp nhận?

- Giáo viên sẽ làm gì để học sinh có cảm giác về một lớp học thoải mái, trật tự?

- Mở đầu bài giảng (hay mở đầu chuyển tiếp bài giảng ) như thế nào?

2.6.2 Định hướng 2: Việc tổ chức thu nhận và tổng hợp kiến thức 2.6.2.1 Tổ chức dạy kiến thức

* Kiến thức khái niệm: Gồm những thông tin mà học sinh cần phải biết, hiểu để

vận dụng Loại kiến thức này trả lời cho câu hỏi: Nó là cái gì? Giáo viên cần dẫn dắthọc sinh từ những cái đã biết đến cái mới

Tiến trình dạy kiến thức thông báo gồm các bước :

Bước 1: Xây dựng ý nghĩa khái niệm Giúp học sinh hiểu ý nghĩa khái niệm đang học bằng cách đặt câu hỏi về chủ

đề sắp học, nêu những ví dụ về khái niệm hoặc trái ngược với khái niệm

Bước 2: Sắp xếp các ý

Giúp học sinh hệ thống lại thông tin vừa nhận bằng việc vẽ lại sơ đồ, bảngbiểu hay bằng hệ thống câu hỏi

Bước 3: Ghi nhớ kiến thức

Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức bằng việc nhắc lại, nhấn mạnh tầm quantrọng của biểu thức định nghĩa, định luật hay liên tưởng với hình tượng quen biết

Trang 25

* Kiến thức kĩ năng: Kiến thức này giúp học sinh hành động, giúp học sinh hình

thành kĩ năng làm việc Loại kiến thức này trả lời cho câu hỏi : “Làm cái đó nhưthế nào?”

Tiến trình dạy kiến thức kĩ năng gồm các bước sau:

Bước 1: Xây dựng mô hình

Giáo viên làm mẫu yêu cầu học sinh nhớ các bước mà giáo viên đã thực hiện

và miêu tả lại các bước, sau đó giáo viên chỉnh sửa cho phù hợp

Bước 2: Luyện tập

Học sinh làm thử vài bước, một vài kĩ năng giúp học sinh hình thành ý thức

sử dụng mô hình

Bước 3: Thu nhận kiến thức

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hành nhiều lần để giúp học sinh ghinhớ kiến thức

2.6.2.2 Sử dụng định hướng 2 khi soạn giáo án

Khi xây dựng giáo án tổng hợp và thu nhận kiến thức thông báo thì giáo viêncần trả lời câu hỏi sau:

- Bài học có những thông tin cơ bản nào?

- Có thể sử dụng những thông tin, ví dụ nào để học sinh thu nhận và tổng hợpkiến thức của bài?

- Có thể sử dụng những kinh nghiệm, kiến thức có sẵn nào của học sinh để các

em tham gia vào bài giảng?

- Làm thế nào để giúp học sinh xây dựng ý, sắp xếp thông tin và ghi nhớ thôngtin?

Khi xây dựng giáo án tổng hợp và thu nhận kiến thức quy trình, giáo viêncần trả lời các câu hỏi sau:

- Những kĩ năng nào học sinh đã có và tiến trình quan trọng nào mà học sinhcần nhớ?

- Học sinh sẽ được giúp đỡ như thế nào về xây dựng mô hình? (Giáo viên chohọc sinh mô hình mẫu, yêu cầu học sinh suy nghĩ về mô hình đã làm)

- Học sinh sẽ được giúp đỡ thế nào để hiểu được kĩ năng và tiến trình?(Giáoviên có thể chỉ ra lỗi hay gặp trong khi thực hành)

Trang 26

Để nhận ra sự giống nhau và khác nhau có thể sử dụng các cách sau như:

so sánh, phân loại, sự tương đồng…

- Quy nạp và suy luận.+ Quy nạp: Là quá trình rút ra kết luận mới dựa trên những thông tin ngườihọc đã biết hoặc đã trình bày

+ Suy luận: là quá trình dùng những nguyên tắc chung để đưa ra dự đoán Quy nạp và suy luận trong hoạt động mở rộng và tinh lọc kiến thức là tạo

ra và kiểm tra các giả thuyết

- Phân tích lỗi: Là quá trình nhận ra và diễn đạt được những điểm mạnh,điểm khiếm khuyết trong tư duy của học sinh khi tiếp nhận một thông tin

- Khái quát hóa: Là quá trình giáo viên yêu cầu học sinh tìm mối liên hệ giữa

các vấn đề hay yếu tố khác nhau trong một vấn đề Câu hỏi khái quát thường códạng: “Em hãy rút ra những điểm chung của vấn đề trên?” “Dạng tổng quát này cóthể áp dụng cho những tình huống nào?”

- Phân tích quan điểm: Là đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề, hay về mộtquan điểm nào đó Câu hỏi phân tích quan điểm thường có dạng: “ Em có ý kiến gì

về vấn đề này?”

2.6.3.2 Sử dụng định hướng 3 khi soạn giáo án

Khi xây dựng giáo án mở rộng và tinh lọc kiến thức giáo viên cần trả lời cáccâu hỏi sau :

- Nội dung gì của bài học cần được mở rộng và tinh lọc kiến thức?

Trang 27

- Kiểm tra bằng thí nghiệm : Là sử dụng thí nghiệm để kiểm tra một vấn đề,một phán đoán hay giải thích một sự ngờ vực nào đó Bằng cách này học sinh đượcrèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm.

- Sáng tạo: Là quá trình tạo ra một sản phẩm mới hay tạo ra sản phẩm mớitốt hơn sản phẩm cũ Học sinh giải quyết một vấn đề cũng có thể xem là một sựsáng tạo

- Nghiên cứu: Là sự tìm tòi của người học để đưa ra một sản phẩm nào đó.Đối với học sinh không đòi hỏi các em tìm tòi khó khăn, phức tạp mà chỉ làm nhữngviệc mang tính chất nghiên cứu như các nhà khoa học bằng cách thực hiện lạinhững vấn đề đơn giản, tập làm việc theo cách suy nghĩ của các nhà khoa học: phântích, tổng hợp có thể khái quát hóa thành một kết luận

2.6.4.2 Sử dụng định hướng 4 khi soạn giáo án

Khi xây dựng giáo án theo định hướng 4 thì giáo viên cần trả lời các câu hỏi sau:

- Vấn đề nào là vấn đề quan trọng? Có bao nhiêu vấn đề cần được xem xét?

- Học sinh sẽ tạo ra những loại sản phẩm gì?

- Cái gì thúc đẩy học sinh làm việc hợp tác với nhau? [10, tr.20-21]

Hình thức làm việc theo nhóm phù hợp việc với việc sử dụng những kiến thứchiệu quả

2.6.5 Định hướng 5: Rèn luyện thói quen tư duy 2.6.5.1 Cách thức giúp học sinh phát triển thói quen tư duy

Tư duy gồm các loại: Tư duy tự điều chỉnh, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo

Trang 28

- Giáo viên chỉ ra cho học sinh nhận thấy cách sử dụng thói quen tư duy vìhọc sinh thường không nhận thấy việc sử dụng thói quen tư duy trong cuộc sốnghằng ngày

- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm ví dụ khác trong thực tế có liên quanđến bài học để học sinh vận dụng tư duy của mình

- Hướng dẫn cụ thể cho học sinh thấy những tình huống mà trong đó thóiquen tư duy được sử dụng

2.6.5.2 Sử dụng định hướng 5 khi soạn giáo án.

Khi xây dựng giáo án theo định hướng 5 giúp học sinh rèn luyện thói quen tưduy giáo viên cần trả lời các câu hỏi:

- Thói quen tư duy nào sẽ được nhấn mạnh?

- Thói quen tư duy nào sẽ được giới thiệu?

- Thói quen tư duy nào sẽ được tăng cường?[10, tr 23- 26]

Trang 29

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÍ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM

3.1 Tìm hiểu về chương “Động lực học chất điểm”- vật lý 10 nâng cao – THPT

3.1.1 Vị trí và vai trò của chương [3]

Chương “ động lực học chất điểm” là chương thứ hai của chương trình cơhọc ở lớp 10 nâng cao nghiên cứu mối quan hệ giữa sự biến đổi trạng thái chuyểnđộng của vật và nguyên nhân làm biến đổi trạng thái của chuyển động đó

Cụ thể,chương này nghiên cứu :

- Mối quan hệ giữa gia tốc của chất điểm, hệ chất điểm với các lực tác dụng lên nó

- Các phương trình động lực học rút ra chỉ được áp dụng đối với các vật có kíchthước nhỏ - các chất điểm

3.1.2 Cách tiếp cận và trình bày các đơn vị kiến thức của chương [1], [3]

- Về khối lượng, học sinh cũng đã biết đó là một đại lượng liên quan đến lượngchất tạo thành vật, biết cách dùng cân để đo khối lượng

Sách giáo khoa ở trung học phổ thông kế thừa những kiến thức đó để hoànthiện hai khái niệm này

- Với khái niệm lực:

+ Khi học về định luật II Niu-Tơn, học sinh sẽ biết được độ lớn của lực (F =ma)

và biết được định nghĩa của đơn vị Niu-Tơn

+ Khi học về định luật III Niu-Tơn, học sinh sẽ hiểu thêm một đặc điểm củalực là luôn xuất hiện từng cặp

Trang 30

- Với khái niệm khối lượng :+ Khi học định luật II Niu-Tơn, học sinh sẽ thấy rõ mối liên hệ giữa khốilượng và quán tính

+ Khi học về lực hấp dẫn, HS thấy được mối liên hệ giữa khối lượng và khảnăng hấp dẫn của một vật

Khi nghiên cứu các loại lực cơ, các kết luận về các đặc điểm của các loại lực(phương, chiều, độ lớn) đều rút ra bằng con đường quy nạp thực nghiệm

Ngoài ra SGK còn nhắc đến khái niệm “quán tính và lực quán tính”:

- Khái niệm “ quán tính” giúp cho việc giải một số bài toán cơ học trở nên đơngiản (chẳng hạn các bài toán tăng giảm trọng lượng ở lớp 10, hoặc bài toán về daođộng của con lắc đơn trong hệ quy chiếu có gia tốc ở lớp 12…)

- Khái niệm “ lực quán tính” là cách lập luận nhằm áp dụng được các định luậtNiu-Tơn trong hệ quy chiếu phi quán tính

3.1.2.2 Các định luật

Trong chương “ động lực học chất điểm” ba định luật Niu–Tơn là nhữngnguyên lí lớn, đặt nền móng cho sự phát triển của cơ học Ba định luật là kết quảcủa hàng loạt quan sát và tư duy khái quát hóa

Với quan điểm này, sách giáo khoa không đưa ra ba định luật này bằng conđường quy nạp thực nghiệm mà trình bày các định luật theo mô hình sau:

- Ban dầu nêu lên những hiện tượng có tính chất gợi mở để dẫn tớiđịnh luật

- Sau đó, có thể thực hiện những thí nghiệm minh họa hoặc kiểmchứng

Giáo viên có thể tùy điều kiện cụ thể mà nêu thêm những ví dụ gợi mở khác,hoặc bố trí nghiệm minh họa khác

3.1.3 Cấu trúc của chương

Chương động lực học chất điểm gổm 13 bài được phân phối như sau:

Trang 31

Bài 13 Lực Tổng hợp và phân tích lựcBài 14 Định luật I Niu-Tơn

Bài 15 Định luật II Niu-TơnBài 16 Định luật III Niu-TơnBài 17 Lực hấp dẫn

Bài 18 Chuyển động của vật bị némBài 19 Lực đàn hồi

Bài 20 Lực ma sátBài 21 Hệ quy chiếu có gia tốc Lực quán tính Bài 22 Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm Hiện tượng tăng giảm, mấttrọng lượng

Bài 23 Bài tập về động lực họcBài 24 Chuyển động của hệ vậtBài 25 Thực hành: Xác định hệ số ma sát

3.2 Thiết kế tiến trình dạy học một số nội dung chương động lực học chất điểm vật lí 10 nâng cao bằng các phương pháp lấy người học làm trung tâm

3.2.1 Thiết kế tiến trình dạy học bài 13 : “ Lực Tổng hợp và phân tích lực”

I Mục tiêu

1 Kiến thức

- Phát biểu được cách biểu diễn của các yếu tố lực

- Định nghĩa được phép tổng hợp và phân tích lực

- Phát biểu được quy tắc hình bình hành

- Đề xuất được phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán

- Tìm được quy tắc đa giác

Trang 32

- Máy chiếu

- Ôn lại kiến thức về lực đã học ở trường THCS

I.Thiết kế tiến trình dạy học

Sử dụng phương pháp thực nghiệm và phương pháp nêu vấn đề kết hợp vớidạy học hợp tác, khám phá

Hoạt động 1: Kiểm tra, chuẩn bị điều kiện xuất phát Đề xuất vấn đề Nhắc lại về

lực (10 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng GV: Giới thiệu nội dung

chương II, mối quan hệgiữa chương I và chương II

GV: (Sử dụng định

hướng 1)

- Lực là gì? Cách biểu diễnvéctơ lực bằng hình vẽ?

- Nhận xét câu trả lời củahọc sinh

- Quan sát hình vẽ 13.2 trong sách, sà lan chịu tácdụng của các lựcF 1

, F2

tác dụng và làm thay đổi vận tốc của sà lan Ta có thể thay thế hai lực tác dụng vào sà lan bằng một lực F khác mà vẫn có tác dụng như hai lực ban đầu không? Muốn biết điều đó chúng ta sẽ tìm hiểu BÀI 13 LỰC TỔNGHỢP VÀ PHÂN TÍCH

HS: Suy nghĩ và trả lời.

HS: Nhận thức vấn đề đặt

ra

CHƯƠNG II ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

Bài 13 LỰC TỔNG HỢP

VÀ PHÂN TÍCH LỰC

1 Nhắc lại về lực

- Lực: tác dụng của vật nàylên vật khác

- Lực gây ra: Biến đổi vậntốc của vật và làm vật biếndạng

Trang 33

LỰC

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy tắc tổng hợp lực ( 15 phút)

GV: (Sử dụng định hướng4: thí nghiệm kiểm tra)

- Hãy thảo luận theonhóm và đưa ra phương

án thí nghiệm để kiểm tracác dự đoán trên

HS: Có thể dùng một lực

F

để thay thế hai lực tácdụng vào sà lan

HS: Phải tìm được phương,

chiều, độ dài của lực F cóquan hệ như thế nào đốivới phương, chiều, độ dàicủa hai lực được thay thế

2 Tổng hợp lực

Tổng hợp lực là thaynhiều lực tác dụng đồng thờilên vật (các lực thành phần)bằng một lực có cùng hiệuquả (hợp lực)

Trang 34

- Định hướng của giáoviên:

Nếu sử dụng tác dụngcủa lực làm thay đổi vậntốc của vật thì việc xácđịnh lực thay thế là khókhăn vì khi đó vật chịutác dụng của lực sẽchuyển động Ta có thể

sử dụng tác dụng kháccủa lực để đi tìm lực thaythế được không? Nếu cóphải bố trí thí nghiệm nhưthế nào?

GV: (Sử dụng định

hướng 2: KTTB)

Để đơn giản, chúng taphải chọn vật chịu tácdụng sao cho phải quansát được hai lần biến dạnggiống nhau?

- Phải tác dụng lực nhưthế nào để xác định được

HS: Sử dụng tác dụng của

lực làm cho vật bị biếndạng Cho hai lực F1

,F2

cùng tác dụng vào một vậtlàm cho vật bị biến dạng,

độ lớn của hai lực Sau đóthay thế hai lực bằng lực

F

cũng làm cho vật biếndạng như trường hợp hailực trên tác dụng và xácđịnh phương, chiều, độ dàicủa F Cuối cùng tìm mốiquan hệ về phương, chiều,

độ dài của lựcF vớiphương, chiều, độ dài củahai lực được thay thế F1 ,

Trang 35

GV: Đến đây trình bày

thí nghiệm như hình 13.3SGK Dùng hai lực kếkéo đoạn dây cao su cómột vị trí OA xác định

Đánh dấu vị trí AO trênbảng thí nghiệm

- Gọi một học sinh lên vẽcác lực F 1

,F2

- Lập luận các lực F1 ,F2

gây ra một hiệu quả tổnghợp là: giữ cho đoạn dâycao su có một vị trí OAxác định Ta hãy tìm hiểuxem nếu thay F1,F2bằngmột lực Fduy nhất thì

Trang 36

- Nếu nối đầu mút cácvéctơ lực lại với nhau ta

sẽ có hình gì?

- Khi đó phương, chiều,

độ lớn của véctơ lực thaythế xác định thế nào?

GV: Dự đoán của chúng

ta ở trên có chính xác haykhông?

GV: Thông báo khái

HS: Thảo luận ở nhóm và

phát biểu (có thể học sinhnhận xét được cũng có thểkhông)

HS: Hình bình hành.

- Phương chiều của lựcthay thế là phương củađường chéo hình bìnhhành, độ lớn là độ dài củađường chéo hình bình hành

đó và chiều được biểu diễnnhư hình vẽ

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn vật lý, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn vật lý
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2006
[2]. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), SGK Vật lý 10 nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục [3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Sách giáo viên vật lí 10 nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Vật lý 10 nâng cao", Nhà xuất bản giáo dục[3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), "Sách giáo viên vật lí 10 nâng cao
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo (2006), SGK Vật lý 10 nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục [3]. Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục[3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2010)
Năm: 2010
[4]. Phùng Việt Hải (2008), Bài giảng lí luận và phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, Đại học Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng lí luận và phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông
Tác giả: Phùng Việt Hải
Năm: 2008
[5]. Trần Thúy Hằng, Hà Duyên Tùng (2006), Thiết kế bài giảng vật lí 10 nâng cao (tập một), Nhà xuất bản đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng vật lí 10 nâng cao (tập một)
Tác giả: Trần Thúy Hằng, Hà Duyên Tùng
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học sư phạm
Năm: 2006
[6]. Đỗ Thị Mỹ Tâm (2008), Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt nghiệp
Tác giả: Đỗ Thị Mỹ Tâm
Năm: 2008
[7]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học sư phạm
Năm: 2002
[8]. Bùi Gia Thịnh, Lương Tấn Đạt, Vũ Thị Mai Lan (2008), Thiết kế bài giảng vật lí 10 nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng vật lí 10 nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
Tác giả: Bùi Gia Thịnh, Lương Tấn Đạt, Vũ Thị Mai Lan
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2008
[9]. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học
Tác giả: Phạm Hữu Tòng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm
Năm: 2004
[10]. Pilot 1 (2004), Nghiên cứu viết tài liệu dựa vào 5 định hướng của Marzano và tư tưởng của Forgaty, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu viết tài liệu dựa vào 5 định hướng của Marzano và tư tưởng của Forgaty
Tác giả: Pilot 1
Năm: 2004
[11]. PGS.TS Vũ Hồng Tiến (2011), Một số phương pháp dạy học tích cực Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mục tiêu Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác…) dạy phương  pháp và kĩ thuật lao động khoa học,  dạy   cách   học - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
c tiêu Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác…) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học (Trang 14)
Bảng 2.1. So sánh “dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm” với “dạy học thụ động, lấy người thầy làm trung tâm” - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
Bảng 2.1. So sánh “dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm” với “dạy học thụ động, lấy người thầy làm trung tâm” (Trang 15)
Bảng 3.11. Phiếu học tập - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
Bảng 3.11. Phiếu học tập (Trang 35)
Bảng 3.11.  Phiếu học tập - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
Bảng 3.11. Phiếu học tập (Trang 35)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 BÀI 20. LỰC MA SÁT - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
1 BÀI 20. LỰC MA SÁT (Trang 38)
Em hãy liên hệ với các hiện tượng trong thực tế để điền nội dung vào bảng. - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
m hãy liên hệ với các hiện tượng trong thực tế để điền nội dung vào bảng (Trang 38)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
o ạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng (Trang 46)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng GV: Dự đoán về mối liên  - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
o ạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng GV: Dự đoán về mối liên (Trang 47)
Hình 16.3 Cách xác định khối lượng dựa vào tương tác - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
Hình 16.3 Cách xác định khối lượng dựa vào tương tác (Trang 48)
Hình 16.3 Cách xác định khối lượng - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
Hình 16.3 Cách xác định khối lượng (Trang 48)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng GV: Hãy tìm thêm những  - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
o ạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng GV: Hãy tìm thêm những (Trang 51)
Hình 3.23. Bóng đập vào tường gây ra lực tác dụng  - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
Hình 3.23. Bóng đập vào tường gây ra lực tác dụng (Trang 52)
Hình 3.23. Các lực tác dụng lên vật khi đặt trên bàn - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
Hình 3.23. Các lực tác dụng lên vật khi đặt trên bàn (Trang 54)
Hình 3.23. Các lực tác dụng lên  vật khi đặt trên bàn - THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10 NÂNG CAO BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM
Hình 3.23. Các lực tác dụng lên vật khi đặt trên bàn (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w