Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Đông hà nội (Trang 25 - 30)

Xu thế hội nhập, phát triển kinh tế của thế giới và khu vực

Trên thế giới hòa bình, hợp tác, và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực hiện nay đang trong giai đoạn khó khăn và nhiều yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, tạo ra cơ hội phát triển cũng như chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ…giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn, tác động nhiều mặt đến tất cả các quốc gia.

Có ba hình thức hội nhập chủ yếu là : các hiệp định kinh tế thương mại song phương, hình thành các khối kinh tế khu vực và những tổ chức kinh tế toàn cầu. Hội nhập giúp loại bỏ những lệch lạc trong phân bổ các nguồn lực giữa các quốc gia, đặc biệt tạo điều kiện cho quốc gia tham gia hội nhập phát huy lợi thế so sánh của mình, đẩy mạnh sản xuất trong nước, tăng khả năng

thoả mãn nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, nó cũng mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp trong nước trên cơ sở mở rộng nguồn vốn đầu tư và tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt các doanh nghiệp trong nước trước những cạnh tranh mới, gay gắt hơn từ bên ngoài, buộc họ phải lựa chọn những phương thức kinh doanh sao cho phù hợp nhất để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh.

Môi trường chính trị - kinh tế

• Môi trường chính trị

Môi trường chính trị liên quan đến chiến tranh, bạo động, khủng bố, xung đột tôn giáo, đảo chính, biểu tình….. Sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế của một nước phát triển, trên cơ sở đó các hoạt động thương mại quốc tế sẽ phát triển. Mỗi một sự thay đổi trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, đến cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư. Môi trường chính trị càng ổn định thì mức độ an toàn trong đầu tư sẽ càng lớn và sẽ càng làm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm bỏ vốn vào kinh doanh. Cơ hội mở rộng các hoạt động TTQT tăng kéo theo các hoạt động thanh toán qua ngân hàng tăng, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT của các ngân hàng phát triển. Mọi sự rủi ro về chính trị như chiến tranh, cấm vận kinh tế đều có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến việc thanh toán tiền hàng trong TTQT.

• Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm: Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, hệ số mở cửa nền kinh tế (Tỷ lệ dân số XNK/GDP), môi trường đầu tư nước ngoài, sự linh hoạt, mức độ mở cửa và độ liên kết của thị trường tài chính trong nước với thị trường tài chính quốc tế, tầm cỡ trung tâm tài chính quốc tế của Quốc gia; thị trường tài chính, tiền tệ

trong nước, cán cân TTQT…….. Môi trường kinh tế ổn định sẽ giúp cho các NHTM tránh được những rủi ro trong quá trình hoạt động.

Pháp chế nội địa và quốc tế trong lĩnh vực TTQT

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay, vấn đề môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT của ngân hàng nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng, tác động mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM nói riêng. Vai trò của môi trường pháp lý đối với hoạt động TTQT được thể hiện ở chỗ: nó tạo cơ sở pháp lý để hạn chế rủi ro và giải quyết tranh chấp trong TTQT, tạo cơ sở pháp lý để các bên trong nước thực hiện nghĩa vụ và giải quyết tranh chấp, tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện tốt hoạt động TTQT. Môi trường pháp lý ở đây liên quan đến các đạo luật và tập quán quốc tế, những hạn chế và kẽ hở của chúng cũng như các mâu thuẫn giữa luật quốc gia và luật pháp, tập quán quốc tế……. Bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào vượt ra ngoài biên giới một quốc gia đều phải chịu sự chi phối của luật pháp trong nước và luật pháp của nước sở tại – nơi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành. Hoạt động TTQT của NHTM cũng là một hoạt động kinh tế. Nó không những chịu sự chi phối của luật pháp trong nước và quốc tế, mà còn phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực, thông lệ quốc tế……..của từng loại hình nghiệp vụ phát sinh.

Rủi ro trong TTQT

Rủi ro trong TTQT là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện TTQT liên quan đến các giao dịch quốc tế. Nguyên nhân phát sinh từ mối quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán như: Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các ngân hàng, các tổ chức cá nhân và các tác nhân trung gian, hoặc do những nhân tố khách quan khác gây nên như thiên tai, chính trị, kinh tế... Như vậy, rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người, đem lại

những hiệu quả mà chúng ta không thể dự đoán được. Đặc biệt trong hoạt động TTQT, liên quan đến các giao dịch thương mại quốc tế. Rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như rủi ro trong giao dịch thương mại trong nước, nhưng khoảng cách về địa lý, những khác biệt về văn hoá, luật pháp làm tăng thêm các khoản liên quan đến giao dịch quốc tế.

Có ba loại rủi ro thường gặp trong hoạt động TTQT là: rủi ro về tác nghiệp, rủi ro về đạo đức, và rủi ro về tín dụng.

1.3.2.Nhân tố chủ quan

Công nghệ thanh toán

Trong thu thế hội nhập quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, vấn đề hiện đại hoá công nghệ ngân hàng càng trở nên bức xúc đối với các NHTM Việt Nam. Và trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thì một trong những yếu tố quyết định thắng lợi là áp dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh ngân hàng. Công nghệ ngân hàng càng hiện đại càng giúp ngân hàng thu thập được nhiều thông tin nhanh chóng, chính xác, giúp ngân hàng ra các quyết định kịp thời, đúng đắn. Công nghệ ngân hàng tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng thể hiện qua các mặt: tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tốc độ thanh toán và lưu chuyển tiền tệ, quản lý tập trung và sử dụng đồng vốn kinh doanh hiệu quả...Hiện nay, hầu hết các NHTM đã thấy sự cấp thiết và đang từng bước cố gắng hiện đại hoá công nghệ thanh toán của ngân hàng và coi đây là một trong những cột trụ chính để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững. Nhiều hệ thống ngân hàng và phần mềm tiên tiến đã được áp dụng để xử lý các nghiệp vụ của hoạt động TTQT của ngân hàng hiện đại.

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy, trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất của cán bộ là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ và sự thành công của hoạt động ngân hàng.

Nhân tố con người, đặc biệt là cán bộ nhân viên thanh toán có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động TTQT. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhân viên thanh toán phải có kiến thức sâu rộng về hoạt động này, đảm bảo các nghiệp vụ được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Uy tín và mạng lưới đại lý của NHTM

a) Uy tín của NHTM trong nước và trên trường quốc tế

Hoạt động của một ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT của một ngân hàng nói riêng có được mở rộng hay không tuỳ thuộc rất nhiều và uy tín của ngân hàng đó ở trong nước và trên thế giới. Điều này quyết định lượng khách hàng mà ngân hàng đó thu hút được.

Uy tín của ngân hàng được thể hiện trên các mặt: khả năng thanh toán, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, thời gian thanh toán, khả năng đáp ứng các phương tiện thanh toán, sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ....Một ngân hàng có uy tín tốt trên thị trường sẽ là điều kiện đầu tiên để khách hàng lựa chọn mua các sản phẩm dịch vụ.

b) Mạng lưới đại lý của NHTM

Bất kỳ một ngân hàng nào muốn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của mình đều cần phải có một mạng lưới đại lý ở những nơi mà ngân hàng của họ không có chi nhánh. Quan hệ đại lý giữa hai ngân hàng là quan hệ dịch vụ. Trong mối quan hệ này, có thể hai bên cùng cung cấp cho nhau các dịch vụ cần thiết mang tính chất địa phương, hoặc chỉ đơn thuần là ngân

hàng này làm đại lý cho ngân hàng kia trong việc xử lý hộ một giao dịch nào đó.

Với một mạng lưới các ngân hàng đại lý rộng khắp, NHTM có điều kiện để thực hiện tốt các chức năng làm đại lý cho ngân hàng đối tác. Trên cơ sở đó, các NHTM có thể tăng được doanh thu nhờ việc thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý của mình, mở rộng nghiệp vụ TTQT của mình như: trở thành ngân hàng thu hộ, ngân hàng thông báo, ngân hàng bảo lãnh, ngân hàng chuyển nhượng, ngân hàng chiết khấu...Ngược lại, các NHTM có thể sử dụng mạng lưới ngân hàng đại lý của mình để thực hiện các nghiệp vụ TTQT, giới thiệu thêm các sản phẩm dịch vụ của mình. Hơn thế nữa với mối quan hệ đại lý tốt giữa các ngân hàng, ngân hàng đối tác có thể được ngân hàng bạn cung cấp cho một hạn mức tín dụng, các dịch vụ đầu tư....

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank Đông hà nội (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w