Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán 1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH xây lắp và dịch vụ thương mại Âu Nguyễn (Trang 34)

IV: Tỷ suất sinh lợ

2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán 1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán.

2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán.

Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người ta sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được. Trong đó bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính rất quan trọng, nó phản ánh tổng quản lý tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản.

Bảng cân đối kế toán là một Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp vừa theo kết cấu vốn, vừa theo kết cấu nguồn hình thành vốn. Nội dung của loại, các mục, các khoản…phản ánh giá trị các loại tài sản hay nguồn vốn cụ thể hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

hay không. Các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: - Phần Tài sản:

Phần Tài sản gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại một thời điểm lập Báo cáo tài chính.

+ Ý nghĩa kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu trong báo cáo phần tài sản thể hiện giá trị các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đến thời điểm lập báo cáo như: Tiền, các khoản đầu tư tài chính, vật tư, hàng hóa, tài sản cố định…Căn cứ vào số liệu này cho phép đánh giá quy mô, kết cấu đầu tư vốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiêp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một kết cấu vốn hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

+ Ý nghĩa pháp lý: Số liệu các chỉ tiêu trong phần tài sản thể hiện các loại vốn cụ thể mà doanh nghiệp đang có quyền quản lý, quyền sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, phần tài sản gồm 2 loại:

Loại A: Tài sản ngắn hạn, gồm các mục sau đây: Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Loại B: Tài sản dài hạn, gồm các mục sau: Các khoản phải thu dài hạn, Tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.

- Phần nguồn vốn:

Phần này phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp lập báo cáo.

+ Ý nghĩa kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện giá trị và quy mô các nguồn vốn mà doanh nghiệp đã, đang huy động, sử dụng để đảm bảo cho lượng tài sản của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm lập Báo cáo tài chính.

+ Ý nghĩa pháp lý: Số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện quyền quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp trong việc đầu tư hình thành kết cấu tài sản. Mặt khác, doanh nghiệp phải có trách nhệm trong việc quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn như nguồn vốn cấp phát của nhà nước, nguồn vốn góp của nhà đầu tư, nguồn vốn vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Nguồn vốn cũng được chia làm hai loại A và B.

Loại A: Nợ phải trả, gồm các mục sau: Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn

Loại B: Vốn chủ sở hữu, gồm các mục sau: Vốn chủ sở hữu và Nguồn kinh phí và các quỹ khác.

Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Thiên cần phải xem xét tình hình sử dụng vốn qua việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động qua các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của công ty.

Thông qua số liệu các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn để nhận biết mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp, đồng thời thấy được chính sách sử dụng nguồn tài trợ của doanh nghiệp như thế nào?

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH xây lắp và dịch vụ thương mại Âu Nguyễn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w