Những công việc chủ yếu của lãnh đạo là: - Phân tích tình hình, định hướng và vạch ra chiến lược phát triển cho tổ chức - Đưa ra các quyết định quan trọng có tính đổi mới và bứt phá tron
Trang 1XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO NHẰM ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRÊN DỰA TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT HÀNH VI TỔ
CHỨC VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
I GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN APAVE VÀ CÔNG TY APAVE VIỆT NAM & ĐÔNG NAM Á
1 Tập đoàn APAVE:
- Thành lập năm 1867:
- Tổ chức giám định kỹ thuật an toàn và chất lượng, đào tạo và tư vấn hàng đầu của Pháp và quốc tế
- Có đội ngũ trên 8000 nhân viên trong đó có trên 6000 kỹ sư và chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau
- Có hơn 120 chi nhánh, 8 phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu, 100 trung tâm đào tạo hoạt động tại Pháp và 98 quốc gia trên thế giới
- Cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất cho hơn 300.000 khách hàng mỗi năm
- Apave cung cấp các dịch vụ giám định toàn diện và trợ giúp kỹ thuật cho những lĩnh vực khác nhau từ cơ khí, hóa chất, dầu mỏ, chế biến thực phẩm… cho đến các cơ sở dịch vụ như bệnh viện, văn phòng, cửa hành bán lẻ…
- Các dịch vụ này trải dài theo toàn bộ chu trình sản xuất, từ khâu thiết kế và tính toán kỹ thuật, cho đến khâu xây dựng, vận hành thử và trong quá trình vận hành
- Đội ngũ kỹ sư của APAVE làm việc bên cạnh những nhà sản xuất và quản lý trong khu vực nhà nước và tư nhân với tư cách là bên thứ ba độc lập đảm bảo cung cấp những tư vấn kỹ thuật khách quan và những tư vấn thiết lập hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế
Trang 22 Công ty APAVE Việt Nam & Đông Nam Á:
Năm 1996, tập đoàn APAVE khai trương văn phòng đại ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, ngành phục vụ công cộng của của các nước trong khu vực Đông Nam
Á nhanh chóng hòa nhập với hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
Sự cam kết hợp tác và đầu tư lâu dài của APAVE tại Việt Nam được khẳng định qua thành công của hai văn phòng đại diện và sự ra đời của công ty 100% vốn nước ngoài APAVE Việt Nam và Đông Nam Á năm 1997
Với mục tiêu trở thành tổ chức giám định, tư vấn chất lượng và kỹ thuật hàng đầu tị khu vực Đông Nam Á, APAVE Việt Nam & Đông Nam Á cam kết luôn nỗ lực hết mình trong việc nhận dạng và thỏa mãn những mong muốn của khách hàng, bởi sự đa dạng và cải tiến liên tục về chất lượng dịch vụ cũng như tính độc lập, năng lực chuyên môn và sự tinh thông nghề nghiệp của đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước
3 Lĩnh vực hoạt động & những dự án của APAVE Việt Nam:
Qua 14 năm hoạt động, APAVE Việt Nam & Đông Nam Á đã xây dựng uy tín
về chất lượng dịch vụ qua các hợp đồng với các dự án quan trọng:
Ngành Xây Dựng: Khách sạn Hilton Opera Hà Nội, cầu Sài Gòn, tòa nhà 25
tầng Láng Hạ, tòa nhà 27 Láng Hạ, Trung tâm hội nghị quốc tế Hà Nội, Scetpa của Bộ Quốc Phòng, Đất Phương Nam, Saigon Pearl…
Ngành Công nghiệp: Total Gas Cần Thơ, Total Gas Hải Phòng, LPG Dinh
Cô, LPG Nam Côn Sơn, các nhà máy Nhiệt điện & Thủy Điện, nhà máy Hóa dầu Phú Mỹ, Dung Quất, nhà máy hóa dầu Nam Côn-Mao Minh tại Trung Quốc, giám định kết cấu thép sân vận động Olympic Sydney Australia, Amec Spie…
Trang 3Giám Sát Đại Diện Chủ Đầu Tư: ABB, ACERGY, ALLBORG, ARCELOR, BP Pepco, HOLCIM, FCB, VTGAS, SHELL, TECHNIP…
Tư vấn quản lý dự án: Xi măng Thái Nguyên, Xi măng Thăng Long, Khách
sạn Geruco, Tòa nhà trụ sở Vietcombank…
Tư vấn quản lý: Là công ty đầu tiên đã giới thiệu, chuyển giao công nghệ tư
vấn và tư vấn quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, Apave Việt Nam & Đông Nam Á đã cung cấp dịch vụ tư vấn ISO 14000, OHSAS 18000, ISO/TS
16949 và HACCP… cho hơn 1000 khách hàng tại Việt Nam
Thành viên sáng lập mạng kiểm định chất lượng của Cục Giám Định Chất lượng công trình - Bộ Xây Dựng Việt Nam
II ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1 Định hướng phát triển:
Cho tới thời điểm hiện nay, Công ty APAVE đã có chi nhánh tại các quốc gia như: Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Để các chi nhánh luôn hoạt động thông suốt dưới sự điều hành của trụ sở chính tại Việt Nam đòi hỏi ban lãnh đạo phải có kế hoạch điều hành và lãnh đạo phù hợp Mặt khác, định hướng phát triển của APAVE Việt nam & Đông Nam Á là trở thành tập đoàn
đa quốc gia vào năm 2015, đây chính là động lực để Ban lãnh đạo đưa ra một phong cách lãnh đạo thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
2 Phong cách lãnh đạo
Một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng phong cách lãnh đạo, đó là nhân cách và uy tín Những nhân tố khác như tình thương, sự nhạy cảm, tính
độ lượng và nhân từ cũng là những yêu cầu rất quan trọng
Người phải chịu trách nhiệm cho mọi thành công cũng như thất bại của một công ty luôn luôn là người đứng đầu công ty đó Bất kể qui mô của công ty lớn
Trang 4hay nhỏ, người lãnh đạo luôn phải tập hợp được những cộng sự, đội ngũ các
cá nhân đi cùng một hướng và hoạt động thành một tổ hợp thống nhất nhằm đạt được mục tiêu và định hướng của tổ chức Khi đội ngũ này thực hiện thành công các công việc, người lãnh đạo sẽ được trọng vọng; nhưng khi công việc đổ bể, chính người lãnh đạo sẽ là người hứng chịu mọi hậu quả
III LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
Để xây dựng được phong cách lãnh đạo chúng ta phải phân biệt rõ giữa lãnh đạo và quản lý:
1 Những công việc chủ yếu của lãnh đạo là:
- Phân tích tình hình, định hướng và vạch ra chiến lược phát triển cho tổ chức
- Đưa ra các quyết định quan trọng có tính đổi mới và bứt phá trong những thời điểm thích hợp
- Làm điểm tựa về uy tín cho tổ chức, đối với cả người bên trong lẫn người bên ngoài
2 Những công việc chủ yếu của quản lý:
- Thực hiện các quyết định của lãnh đạo
- Xử lý các công việc hàng ngày
- Đảm bảo cho bộ máy của tổ chức hoạt động trơn tru và xuyên suốt
3 Kỹ năng của lãnh đạo và quản lý:
Ở các tổ chức quy mô nhỏ, lãnh đạo và quản lý hay được quy làm một, do cùng một người (vi dụ như chủ một doanh nghiệp nhỏ) đảm nhiệm Tuy nhiên, đối với các tổ chức và tập đoàn lớn, thì sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý
là rất cần thiết Một số người có khả năng làm cả hai công việc lãnh đạo và quản lý, trong một số trường hợp các tổ chức lớn cũng có những vị trí đòi hỏi phải làm cả hai việc
Trang 5Tuy nhiên, hai công việc này đòi hỏi những loại kỹ năng khác nhau.
Những điều mà một người lãnh đạo cần có (ngoài việc là một con người có tư cách tốt nói chung) là:
- Uy tín cá nhân (nếu người bên trong không phục thì khó lãnh đạo, nếu mất
uy tin với bên ngoài thì toàn bộ tổ chức mất uy tín theo)
- Có trình độ cao, tầm nhìn xa trông rộng, để có thể đưa ra những định hướng
và quyết định đúng đắn
- Biết phối hợp hài hòa với bộ phận quản lý
Người quản lý thì không nhất thiết cần có trình độ cao, uy tín cao hay tầm nhìn
xa trông rộng như người lãnh đạo nhưng ngược lại cần những đức tinh như:
- Thấu hiểu và tuân theo các quyết định của lãnh đạo
- Có tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ, nắm sát các chi tiết (người lãnh đạo có thể không mạnh những điểm này)
- Tùy lĩnh vực quản lý mà cần có trình độ chuyên môn tương ứng nhất định
Ví dụ: Một người làm trưởng phòng nhân sự (một chức vụ quản lý) ở một chỗ này, thi dễ có thể chuyển sang làm trưởng phòng nhân sự ở chỗ khác, vì làm quản lý nhân sự ở đâu cũng gần giống nhau, đòi hỏi cùng một loại kỹ năng
Nhưng một người làm viện trưởng Viện Hóa (một chức vụ lãnh đạo) cần có uy tín trong ngành hóa học và khó có thể chuyển đến làm viện trưởng Viện Cơ Học
Ví dụ: trong mô hình quản lý khoa học ở nước Pháp, các viện khoa học của CNRS, có phân biệt rõ ràng giữa lãnh đạo và quản lý Một Viện có thể có Administrator (quản lý trưởng của Viện) Người này có những trách nhiệm như đôn đốc & kiểm tra các công việc của các bộ phận như thư ký, kế toán, kỹ thuật và đảm bảo cho viện được hoạt động một cách trơn tru, hợp pháp Nhưng người nay không tham gia vào các quyết định trong việc tuyển các nhà
Trang 6khoa học,phân bổ ngân sách, hay định hướng phát triển nghiên cứu khoa học của Viện Ban giám đốc của Viện (bộ phận lãnh đạo của Viện) gồm toàn những người có chuyên môn khoa học cao
IV ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG TY:
Trong Công ty APAVE Việt Nam & Đông Nam Á, Ban lãnh đạo là nơi đưa ra các định hướng mục tiêu phát triển, là nơi đưa ra những quyết định mang tính đột phá trong những thời khắc quyết định nhằm đảm bảo cho công ty phát triển đúng với mục tiêu đã đề ra
Lãnh đạo hiểu rõ vai trò của mình và sự cần thiết phải thay đổi để mang lại lợi ích phát triển lâu dài cho Công ty trong thời gian tới Phong cách lãnh đạo của người đứng đầu có ảnh hưởng vô cùng quan trong tới hành động, ý thức làm việc, thái độ của toàn bộ nhân viên cấp dưới
V PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO, ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
1 Định nghĩa:
Đó chính là sự nhận thức của người bị ảnh hưởng bởi một hệ thống các hành
vi lãnh đạo của người lãnh đạo tác động lên họ
- Người bị ảnh hưởng chính là cấp dưới, cấp trên và đồng sự
- Hệ thống các hành vi chính là hành động quản trị, quản lý, ảnh hưởng để ứng phó và thích nghi với sự vận động của môi trường xung quanh
2 Phân loại
Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau nhưng chủ yếu có ba loại:
Trang 7a) Phong cách lãnh đạo độc đoán:
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể
Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả
Đặc điểm của phong cách này là:
- Nhân viên ít thích lãnh đạo
- Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo
- Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân
Ưu điểm:
Thời gian ra quyết định nhanh chóng
Phù hợp trong việc đối phó với tình huống khẩn cấp
Nhược điểm:
Không tận dụng được sức sáng tạo của cấp dưới và của tập thể
Bỏ qua các tình cảm, suy nghĩ của cấp dưới
Dễ làm người lãnh đạo trở nên bảo thủ
b)Phong cách lãnh đạo dân chủ:
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định
Trang 8Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý
Đặc điểm của phong cách này là:
- Nhân viên thích lãnh đạo hơn
- Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ
- Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo
Ưu điểm:
Tập hợp được ý kiến của tập thể
Tạo tinh thần thoải mái trong công việc
Người lãnh đạo không phải tập trung vào các yếu tố nhỏ
Nhược điểm:
Thời gian ra quyết định phải trì hoãn để bàn bạc
Có thể không ra quyết định được nếu người lãnh đạo thiếu quyết đoán trong các cuộc thảo luận
c)Phong cách lãnh đạo tự do:
Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra
Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó
Đặc điểm của phong cách này là:
Trang 9- Nhân viên ít thích lãnh đạo
- Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi
- Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên
Ưu điểm:
Tính sáng tạo được phát huy tối đa
Người lãnh đạo không phải chịu quá nhiều áp lực
Nhược điểm:
Tính bảo mật của các thông tin quan trọng bị phá vỡ
Dễ bị lạm quyền
Dễ mất kiểm soát
Nội quy, kỷ luật của tổ chức lỏng lẻo do không thể xây dựng các quy định phù hợp cho tất cả các phòng ban
Tạo ra một phong cách lãnh đạo phù hợp với ngành nghề, đặc điểm kinh doanh cũng như văn hóa công ty không chỉ đơn thuần là áp dụng máy móc một trong những phong cách lãnh đạo như đã nói Ở đây, đòi hỏi người đứng đầu phải có cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo, cũng như phối hợp phong cách lãnh đạo khác nhau để đưa một phong cách thích hợp cho những giai đoạn, định hướng và phát triển khác nhau của tổ chức
VI NHỮNG TỒN TẠI VÀ ỨNG DỤNG CỤ THỂ:
APAVE Việt Nam & Đông Nam Á là một công ty lớn có nhiều chi nhánh trên các quốc gia có định hướng phát triển rõ ràng, có kế hoạch phát triển rõ ràng trong từng thời kỳ Do vậy, phong phong cách lãnh đạo, quản lý điều hành của lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của công ty Các thông điệp, chủ trương của lãnh đạo phải đòi hỏi phải xuyên suốt từ cấp lãnh đạo đến tận nhân viên Làm sao để các nhân viên luôn thấu hiểu mục tiêu phát triển của công ty
Như vậy, chúng ta có thể thấy phong các lãnh đạo ở APAVE Việt Nam sẽ ảnh
Trang 10thấy rằng phong cách lãnh đạo của APAVE Việt Nam có một số vướng mắc
đó là: thông tin từ cấp lãnh đạo xuống nhân viên đã bị hiểu sai khi đi qua đội ngũ lãnh đạo cấp trung
Tôi thấy APAVE Việt Nam cần áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ cho hệ thống điều hành và quản trị của mình Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể sử dụng một số ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do nhằm tạo sự phát triển đột biến trong từng thời kỳ Phong cách này sẽ thay đổi hành vị của cấp dưới thậm chí làm thay đổi toàn bộ hệ thống tổ chức
Bên cạnh đó, phong cách này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý Như vậy, nhân viên cũng như nắm bắt tốt hơn vấn đề cần giải quyết
VII HIỆU QUẢ
Qua phong cách lãnh đạo này, tôi nhận thấy những điểm đã được cải thiện ở công ty như sau :
Nhân viên gần gũi với lãnh đạo hơn, tạo ra bầu không khi thân thiện
Toàn thể nhân viên luôn nắm bắt được định hướng phát triển của công ty
Kết quả làm việc hiệu quả cao
Công ty luôn có những ý kiến đóng góp nhằm xây dựng bộ máy lãnh đạo tốt hơn
Nhân viên luôn hướng tới công ty và vì sự phát triển bền vững của công
ty
Toàn thể nhân viên đều quyết tâm đạt được mục tiêu của ban lãnh đạo
đã đề ra
Bản thân tôi cũng như các quản lý cấp trung gian tại CN, chúng tôi cũng tự
Trang 11 Sự thu hút hay uy tín cá nhân và phong cách đặc trưng của một người cao quý là những cái đủ để thu hút những người khác đi theo
Tự tin là yêu cầu căn bản của người lãnh đạo
Nhân viên sẽ nghe và đi theo người mà bản thân họ khâm phục
Phong cách lãnh đạo phù hợp là người lãnh đạo phải có tính quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất sẵn có của mình, dám chịu trách nhiệm, quyết đoán
và chủ động vạch ra đường lối chính xác trong những thách thức và cơ hội Mặt khác, người lãnh đạo tạo ra được chính sách đãi ngộ hợp lý đối với nhân viên tạo ra động lực làm việc và sự phát triển cho nhân viên
Một phong cách lãnh đạo hiệu quả sẽ tạo ra tiềm lực phát triển, nhân lực ổn định, kích lệ được tinh thần làm việc và nâng cao trách nhiệm của nhân viên đối với tổ chức Hành động theo một phong cách đạo phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả công việc đồng thời cũng tạo ra sự gắn kết góp phần đưa tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra
Tài liệu tham khảo:
1 Giáo trình “Quản trị hành vi tổ chức”, Chương trình đạo tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc thế - Đại học Griggs 3/2011
2 Chiến lược phát triển 2010-2015 của Công ty APAVE Việt Nam & Đông Nam Á