Công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay đã xâm nhập và làm thay đổi căn bản nội dung, công cụ, phương pháp, hình thức và hiệu quả lao động. Đối với ngành giáo dục và đào tạo, CNTT đang làm thay đổi sâu sắc nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục. Việc ứng dụng và phát triển mạnh mẽ CNTT trong giáo dục – đào tạo tất yếu hướng tới việc hình thành và ứng dụng mô hình “Sách giáo khoa điện tử”.Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT và Truyền thông thì một cuốn SGK truyền thống với nội dung tĩnh và tuyến tính sẽ có thể không còn phù hợp với người học trong thời đại công nghệ số. Một cuốn SGK của thế kỉ XXI có thể giúp kiến tạo và sáng tạo những tri thức của người học, của giáo viên và cộng đồng. Đó là SGK điện tử với các hình thức cũng rất đa dạng, có thể là máy tính bảng, máy tính, laptop hay đơn giản hơn, rẻ hơn như smartphone. Với giải pháp sách điện tử, học sinh chỉ việc gõ phím là có giáo viên hướng dẫn trực tuyến, liên kết với những bài giảng, có thể khám phá các trò chơi hoặc hình hoạt hoạ và mô phỏng, phóng to, thu nhỏ, tiếp cận các video, hội nghị truyền hình, thông tin từ các chuyên gia về môn học.SGK điện tử trong mô hình lớp học toàn cầu phải nhấn mạnh tính tương tác và đa phương tiện bên cạnh những kiến thức cơ bản được cung cấp cho người học. Giờ học trên lớp khi đó sẽ không còn đơn điệu với bảng đen, phấn trắng và những dãy bàn ghế xếp thẳng tắp mà là một kho thư viện số hoá khổng lồ với các bài giảng đa phương tiện, bách khoa toàn thư số, các đoạn phim tư liệu ngắn.Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam (NXBGDVN) là một đơn vị thuộc Bộ giáo dục và đào tạo. Là đơn vị hoạt động theo mô hình: Công ty mẹ Công ty con vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. Sản phẩm chính là Sách giáo khoa và các sản phẩm giáo dục. Trước sự đổi mới và hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa trong thời đại số và toàn cầu hoá, việc thay thế sách giấy bởi sách điện tử là điều tất yếu. Qua đó, NXBGDVN đã thành lập Công ty cổ phần sách điện tử giáo dục (EDC) với chức năng và nhiệm vụ chính là nghiên cứu xây dựng giải pháp cung cấp sách giáo khoa điện tử, các tài liệu, học liệu điện tử, tư liệu giảng dạy phục vụ cho giáo dục trên phạm vi toàn quốc. Là đơn vị đi đầu tiên và duy nhất thuộc NXBGDVN nhận nhiệm vụ số hoá và đưa nội dung toàn vẹn của sách giáo khoa vào thiết bị di động phục vụ chủ trương đổi mới giáo dục nên gặp không ít khó khăn và thử thách. Chính vì vậy, em mạnh dạn chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục” làm đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.2. Mục tiêu nghiên cứuThông qua quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ hướng đến các mục tiêu sau: Xây dựng khung lý thuyết về hoạch định chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử. Phân tích được môi trường của ngành sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục để xác định được những thách thức, cơ hội, điểm mạnh, điểm yếu. Đề xuất được chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục đến năm 2020.3. Phạm vi nghiên cứu+ Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.+ Về nội dung: Nghiên cứu quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đề xuất chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục. + Về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục, phân tích môi trường kinh doanh sách giáo khoa điện tử.
Trang 1LÊ VĂN NAM
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CLASSBOOK CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
SÁCH ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THẾ VINH
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là : Lê Văn Nam
Mã số học viên : CH210815
Chuyên ngành : Quản lý Kinh tế và Chính sách
Hệ đào tạo : Cao học
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với sự hướng dẫn của
TS.Nguyễn Thế Vinh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Các số liệu và nội dung nghiên cứuđược trình bày trong luận văn là xác thực, hợp pháp và chưa từng công bố trong bất
kỳ một công trình nghiên cứu nào khác trước đó
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Tác giả
Lê Văn Nam
Trang 3dân – Viện sau Đại học, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô,được sự giúp đỡ và động viên của bạn bè Bản thân tác giả đã tiếp nhận được nhiềukiến thức vận dụng vào công việc tại cơ quan hiện nay.
Luận văn “Hoạch định chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục” là kết quả của quá trình
làm việc và nghiên cứu trong những năm vừa qua
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đã tham gia giảng dạy,các bạn bè đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Thế Vinh đãhướng dẫn và giúp đỡ tác giả mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn này
Xin được cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục –Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam và các đồng nghiệp đã hỗ trợ, đóng góp quanđiểm để luận văn này được hoàn thiện
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện cho tác giảtham gia và hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ tại trường Đại học Kinh tếQuốc dân
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Tác giả
Lê Văn Nam
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY PHÁT HÀNH
SÁCH 5
1.1 Chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử cho công ty phát hành sách 5
1.1.1 Sách giáo khoa điện tử 5
1.1.1.1 Khái niệm sách giáo khoa điện tử 5
1.1.1.2 Phân loại sách giáo khoa điện tử 7
1.1.1.3 Vai trò của sách giáo khoa điện tử 9
1.1.2 Chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử cho công ty phát hành sách 12
1.1.2.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh 12
1.1.2.2 Đặc điểm cơ bản của chiến lược kinh doanh 14
1.1.3 Nội dung của bản chiến lược kinh doanh 15
1.1.3.1 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu 15
1.1.3.2 Các phương thức chiến lược 16
1.1.3.3 Giải pháp thực hiện chiến lược 19
1.2 Hoạch định chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử cho công ty phát hành sách 21
1.2.1 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh 21
1.2.1.1 Phân tích môi trường kinh doanh 21
1.2.1.2 Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược 23
1.2.1.3 Xác định mục tiêu chiến lược 24
1.2.1.4 Xây dựng các lựa chọn chiến lược 24
1.2.1.5 Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược tối ưu 25
Trang 51.2.1.6 Đề xuất và quyết định chiến lược 25
1.2.2 Một số mô hình phân tích chiến lược kinh doanh 25
1.2.2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE 25
1.2.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE 27
1.2.2.3 Ma trận SWOT 28
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CLASSBOOK CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC 30
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty 33
2.1.3 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục từ 2012 đến 2014 34
2.2 Phân tích môi trường bên ngoài của Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 38
2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô 38
2.2 2 Phân tích môi trường ngành 44
2.2.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài ngành sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 51
2.3 Phân tích môi trường nội bộ Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 53
2.3.1 Marketing 53
2.3.2 Năng lực tài chính 58
2.3.3 Nguồn nhân lực 61
2.3.4 Hoạt động R&D 63
2.3.5 Cơ cấu tổ chức 65
2.3.6 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các yếu tố nội bộ ngành sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 67
2.4 Cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của ngành sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 68
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CLASSBOOK CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐẾN NĂM 2020 72
Trang 63.1 Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng phát triển của ngành sách
giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 72
3.1.1 Sứ mệnh tầm nhìn và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 72
3.1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng phát triển ngành sách giáo khoa điện tử Classbook 73
3.2 Đề xuất mục tiêu chiến lược của ngành sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 73
3.3 Đề xuất phương thức chiến lược cho ngành sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 75
3.3.1 Các chiến lược cạnh tranh 75
3.3.2 Các chiến lược hợp tác 77
3.3.3 Giải pháp thực hiện chiến lược 78
3.3.3.1 Giải pháp marketing 78
3.3.3.2 Giải pháp tài chính 80
3.3.3.3 Giải pháp nguồn nhân lực 81
3.3.3.4 Hoạt động nghiên cứ và phát triển 84
3.3.3.5 Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý 87
3.4 Một số kiến nghị nhằm thực thi chiến lược thành công 89
3.4.1 Kế hoạch cho từng năm 89
3.4.2 Các chương trình 91
3.4.3 Một số kiến nghị 92
3.4.3.1 Đối với Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 92
3.4.3.2 Đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 93
3.4.3.3 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 95
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIC: Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế
Classbook: Sách giáo khoa điện tử
ĐHSPHN: Đại học Sư phạm Hà Nội
EDC: Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.2: Ma trận SWOT 29
Bảng 2.1: Kế hoạch kinh doanh quý 4 năm 2013 của EDC 34
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh theo kênh của EDC năm 2013 35
Bảng 2.3: Một số trường THCS phân phối Classbook trực tiếp 36
Bảng 2.4: Classsbook so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường 45
Bảng 2.5: Tỷ lệ Học sinh, Giáo viên khối trường THPT năm 2013 -2014 47
Bảng 2.6: Các nhà cung cấp của EDC năm 2012 - 2013 50
Bảng 2.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 52
Bảng 2.8: Kế hoạch truyền thông STUNAMI năm 2013 của EDC 53
Bảng 2.9: Phân bổ chi phí truyền thông quảng cáo của EDC 55
Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh từ năm 2012 đến năm 2014 của EDC 58
Bảng 2.11: Một số chỉ số tài chính của EDC năm 2013, 2014 59
Bảng 2.12: Lực lượng lao động của EDC giai đoạn 2012 – 2014 62
Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn nhân lực của EDC giai đoạn 2012 – 2014 63
Bảng 2.14: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 67
Bảng 2.15: Ma trận SWOT ngành sách giáo khoa điện tử của EDC 70
Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh 5 năm của Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục 89
Trang 9HÌNH VẼ
Hình 1.1: Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh 21
Hình 2.1: Tần suất học sinh sử dụng Classbook 37
Hình 2.2: Mức độ dễ thao tác sử dụng Classbook của học sinh 38
Hình 2.3: Tỷ lệ giáo viên, học sinh sử dụng Classbook theo cấp học 48
Hình 2.4: Tỷ lệ giáo viên, học sinh sử dụng Classbook theo cấp học 49
Hình 2.5: Các cấu thành của Classbook 49
Hình 2.6: Kế hoạch truyền thông năm 2013 56
Hình 2.7: Kết quả truyền thông Classbook đến khách hàng của EDC năm 2013 56
Hình 2.8: Tác động của Marketing đến hoạt động kinh doanh của EDC năm 2013 57
Hình 2.9: Mô hình Classbook Store của EDC 64
Hình 2.10: Kho sách và học liệu www.classbook.vn của EDC 65
Hình 3.1: Giải pháp dạy và học trên Classbook của EDC 85
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty 66
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục đến năm 2017 88
Trang 10LÊ VĂN NAM
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CLASSBOOK CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
SÁCH ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
HÀ NỘI - 2015
Trang 11TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sự cần thiết của đề tài
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT và Truyềnthông thì một cuốn SGK truyền thống với nội dung tĩnh và tuyến tính sẽ có thểkhông còn phù hợp với người học trong thời đại công nghệ số Một cuốn SGK củathế kỉ XXI có thể giúp kiến tạo và sáng tạo những tri thức của người học, của giáoviên và cộng đồng Đó là SGK điện tử với các hình thức cũng rất đa dạng, có thể làmáy tính bảng, máy tính, laptop hay đơn giản hơn, rẻ hơn như smartphone
Trước sự đổi mới và hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa trong thờiđại số và toàn cầu hoá, việc thay thế sách giấy bởi sách điện tử là điều tất yếu Qua
đó, NXBGDVN đã thành lập Công ty cổ phần sách điện tử giáo dục (EDC) vớichức năng và nhiệm vụ chính là nghiên cứu xây dựng giải pháp cung cấp sách giáokhoa điện tử, các tài liệu, học liệu điện tử, tư liệu giảng dạy phục vụ cho giáo dụctrên phạm vi toàn quốc Là đơn vị đi đầu tiên và duy nhất thuộc NXBGDVN nhậnnhiệm vụ số hoá và đưa nội dung toàn vẹn của sách giáo khoa vào thiết bị di độngphục vụ chủ trương đổi mới giáo dục nên gặp không ít khó khăn và thử thách
Chính vì vậy, em mạnh dạn chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục” làm
đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình
Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết về hoạch định chiến lược kinh doanh sách giáokhoa điện tử
- Phân tích được môi trường của ngành sách giáo khoa điện tử Classbook choCông ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục để xác định được những thách thức, cơ hội,điểm mạnh, điểm yếu
- Đề xuất được chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbook choCông ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục đến năm 2020
Phạm vi nghiên cứu
Trang 12- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những căn cứ đểxây dựng chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử cho Công ty Cổ phần Sáchđiện tử Giáo dục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
- Về nội dung: Nghiên cứu quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm
đề xuất chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổphần Sách điện tử Giáo dục
- Về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Sáchđiện tử Giáo dục, phân tích môi trường kinh doanh sách giáo khoa điện tử
- Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2011-2014 vàtiến hành tổng hợp dữ liệu nhằm phục vụ cho khoảng thời gian hoạch định chiếnlược kinh doanh và đề xuất chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbookcho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục đến năm 2020
Trang 13Phương pháp nghiên cứu
- Khung nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu:
- Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết về chiến lược kinh doanh từ đó xây dựngkhung lý thuyết cho hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp và tổng hợp để phân tích môi trường bênngoài và bên trong của doanh nghiệp tác động đến ngành sách giáo khoa điện tửClassbook của Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục nhằm xác định được nhữngthách thức, cơ hội, điểm mạnh, điểm yếu
Đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược
tử
Chiến lược cạnh tranh
Chiến lược hợp tác
Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử
MarketingGiải pháp tài chính
Giải pháp nguồn nhân lực
Hoạt động R&DHoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý
Trang 14- Bước 3: Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn định hướng phát triển của ngànhsách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục đếnnăm 2020.
- Bước 4: Xác định các lựa chọn chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện
tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục
- Bước 5: Đánh giá và lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu cho ngành sáchgiáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục đến năm2020
- Bước 6: Đề xuất chiến lược kinh doanh và đưa ra một số kiến nghị để triểnkhai chiến lược thành công
Kết cấu của luận văn:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY PHÁT HÀNH SÁCH
1.1 Chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử cho công ty phát hành sách
“Khái niệm sách giáo khoa điện tử: là loại sách cung cấp kiến thức, được
biên soạn với mục đích dạy và học, là một loại sách chuẩn cho một ngành học và được phân loại dựa theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách, nó được tạo ra
và sử dụng thông qua một phương tiện số tương ứng, Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức lớn, sách giáo khoa điện tử là một lựa chọn phù hợp cho nhu cầu lưu trữ và đọc, nghe, nhìn sách mọi lúc mọi nơi trên những thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính, ipad, tablet, máy điện thoại ”
Nội dung của bản chiến lược kinh doanh
- Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu
- Các phương thức chiến lược
- Giải pháp thực hiện chiến lược
1.2 Hoạch định chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử cho công ty phát hành sách
Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
Trang 15- Phân tích môi trường kinh doanh
- Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược
- Xác định mục tiêu chiến lược
- Xây dựng các lựa chọn chiến lược
- Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược tối ưu
- Đề xuất và quyết định chiến lược
Một số mô hình phân tích chiến lược kinh doanh
- Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài – EFE
- Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE
- Ma trận SWOT
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CLASSBOOK CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục
Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục với trụ sở chính: Số 187B Giảng Võ,Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Cổ đông sáng lập:
- Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam: 26% vốn điều lệ
- Công ty Cổ phần Sách điện tử Tinh vân: 73,8% vốn điều lệ
- Ông Phạm Thúc Trương Lương (TGĐ): 0.2% vốn điều lệ
2.2 Phân tích môi trường bên ngoài của Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục
Qua việc sử dụng ý kiến chuyên gia để xây dựng ma trận đánh giácác yếu tố bên ngoài của Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục (EDC), tathấy rằng, tổng điểm phản ứng của EDC trước 12 yếu tố chủ yếu tác độngcủa môi trường bên ngoài chỉ đạt 2.89 điểm, ở mức phản ứng trung bình.Kết quả này chưa thật sự khả quan và chưa đạt được kết quả như mongmuốn mà EDC đã đề ra Trong đó, chỉ có 2 yếu tố được đánh giá ở mốcđiểm 4 điểm; 5 yếu tố được đánh giá là 3 điểm và có tới 5 yếu tố được đánhgiá ở mức 2 điểm
Trang 162.3 Phân tích môi trường nội bộ Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục
Qua ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các yếu tố nội bộ EDC, tanhận thấy, tổng điểm phản ứng của EDC trước 11 yếu tố chủ yếu của môi trườngnội bộ Công ty đạt 2.77 điểm, ở mức trung bình khá Kết quả này cũng cho thấyphần nào bạn chế trong các yếu tố nội bộ của EDC Trong đó, chỉ có hai yếu tốđược đánh giá ở mốc điểm 4; 5 yếu tố được đánh giá 3 điểm và có tới 4 yếu tố đượcđánh giá ở mức 2 điểm Mặt khác, đây là những yếu tố quan trọng nhất có ảnhhưởng đến việc định hướng chiến lược phát triển của Công ty trong giai đoạn tới
Do đó, việc cải thiện các yếu tố ảnh hưởng là một yếu tố sống còn đối với sự pháttriển của Công ty trong tương lai
2.4 Cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của ngành sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục
Chiến lược cạnh tranh thiên về khác biệt hóa sản phẩm/ dịch vụ: Với những lợi thế
về tính năng sản phẩm Classbook cho thấy giá trị Classbook mang lại cho kháchhàng thay vì chỉ tập trung tối ưu hóa chi phí
Đẩy mạnh chiến lược hợp tác dựa trên nền tảng công nghệ Tinhvan Group và nềnmóng của NXBGDVN: khai thác tối đa hệ thống NXBGDVN và các đơn vị trườnghọc, đặc biệt là các trường trọng điểm trên địa bàn thành phố lớn Truyền thông đểđặt được mục tiêu Classbook gắn với NXBGDVN để chiễm lĩnh lòng tin từ kháchhàng, khai thác tốt đa mạng lưới phân phối hiện có, chú trọng vào kênh dự án chothời gian tới
Giải pháp đối ứng với những thay đổi trong quá trình triển khai, tạo lòng tin từkhách hàng thì chính bản thân nội bộ EDC phải có sự tin tưởng, nhất thống về phân
bổ nguồn lực và quản lý hoạt động kinh doanh
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CLASSBOOK CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC ĐẾN NĂM 2020
3.1 Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng phát triển của ngành sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục
Định hướng phát triển ngành sách giáo khoa điện tử Classbook:
Trang 17- Tính chuẩn mực về nội dung: Các nội dung đảm bảo đúng theo khungchương trình chuẩn, tương đồng với sách giáo khoa in
- Tính toàn vẹn dữ liệu: Cơ chế mã hóa, bảo mật để đảm bảo thông tin trên
và dữ liệu của SGK điện tử không thể được thay đổi
- Tính đáp ứng: SGK điện tử phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và giảngdạy của học sinh và giáo viên, bao gồm: SGK, sách bổ trợ, sách giáoviên, sách tham khảo Tính hấp dẫn và tương tác của SGK điện tử: Phảithể hiện được các điểm ưu việt của SGK điện tử, không đơn thuần là sốhóa sách in
3.2 Đề xuất mục tiêu chiến lược của ngành sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục
Phát triển sách giáo khoa điện tử Classbook tập trung chủ yếu các thành phốlớn như: Hà Nội, HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… Hoàn thiện kho sách vàhọc liệu online Classbook Store và ký hợp tác với các đơn vị NXB nhằm số hóasách tham khảo với giá giảm tới 70% so với sách giấy, hoàn thiện các ứng dụng bổtrợ tất cả các môn học chính, và chọn lọc tài liệu giúp cộng đồng giáo viên và họcsinh có thể kết nối và lựa chọn tài liệu phù hợp với nhu cầu thực tiễn và hoàn thiện
mô hình phòng học tương tác với SGK điện tử Classbook
3.3 Đề xuất phương thức chiến lược cho ngành sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục
Các chiến lược cạnh tranh
Hiện nay, các đối thủ chính vẫn là Công ty Cổ phần Tiến bộ AIC, VNPT vàchính NXBGDVN chính vì thế để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường sách giáokhoa và mô hình phòng học EDC cần phải có chiến lược rõ ràng hơn nữa
- Khác biệt hóa sản phẩm/ dịch vụ
- Khai thác tập trung trọng điểm
- Tối ưu hóa chi phí
Các chiến lược hợp tác
- Phối hợp với các tổ chức, công ty công nghệ:
- Hợp tác với AIC nhằm hoàn thiện mô hình phòng học tương tác
Trang 18- Phối hợp với các tác giả, tổ chức cung cấp, mua bán bản quyền
3.4 Một số kiến nghị nhằm thực thi chiến lược thành công
KẾT LUẬN
Thông qua việc đánh giá thực trạng cung cấp sách giáo khoa điện tử củaCông ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục, có thể thấy rõ xu hướng tất yếu về pháttriển sách điện tử trong giáo dục nước nhà để hướng đến xu thế hội nhập, toàn cầuhóa hoạt động giáo dục đào tạo Đặc biệt những hạn chế còn tồn tại trong thời gianvừa qua sẽ cần được đổi mới, khắc phục trong những năm tiếp theo, để hoạt độngcung cấp giải pháp Sách giáo khoa điện tử được chuyên môn hóa và đi vào hoạtđộng chuyên nghiệp Từ đó, đưa ra các giải pháp chiến lược kinh doanh Sách giáokhoa điện tử Classbook cho Công ty cổ phần Sách điện tử Giáo dục cho đến năm2020
Trang 19LÊ VĂN NAM
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CLASSBOOK CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
SÁCH ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THẾ VINH
HÀ NỘI - 2015
Trang 20LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay đã xâm nhập và làm thay đổi căn bảnnội dung, công cụ, phương pháp, hình thức và hiệu quả lao động Đối với ngànhgiáo dục và đào tạo, CNTT đang làm thay đổi sâu sắc nội dung, phương pháp, hìnhthức dạy học và quản lý giáo dục Việc ứng dụng và phát triển mạnh mẽ CNTTtrong giáo dục – đào tạo tất yếu hướng tới việc hình thành và ứng dụng mô hình
“Sách giáo khoa điện tử”
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT vàTruyền thông thì một cuốn SGK truyền thống với nội dung tĩnh và tuyến tính sẽ cóthể không còn phù hợp với người học trong thời đại công nghệ số Một cuốn SGKcủa thế kỉ XXI có thể giúp kiến tạo và sáng tạo những tri thức của người học, củagiáo viên và cộng đồng Đó là SGK điện tử với các hình thức cũng rất đa dạng, cóthể là máy tính bảng, máy tính, laptop hay đơn giản hơn, rẻ hơn như smartphone.Với giải pháp sách điện tử, học sinh chỉ việc gõ phím là có giáo viên hướng dẫntrực tuyến, liên kết với những bài giảng, có thể khám phá các trò chơi hoặc hìnhhoạt hoạ và mô phỏng, phóng to, thu nhỏ, tiếp cận các video, hội nghị truyền hình,thông tin từ các chuyên gia về môn học
SGK điện tử trong mô hình lớp học toàn cầu phải nhấn mạnh tính tương tác
và đa phương tiện bên cạnh những kiến thức cơ bản được cung cấp cho người học.Giờ học trên lớp khi đó sẽ không còn đơn điệu với bảng đen, phấn trắng và nhữngdãy bàn ghế xếp thẳng tắp mà là một kho thư viện số hoá khổng lồ với các bài giảng
đa phương tiện, bách khoa toàn thư số, các đoạn phim tư liệu ngắn
Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam (NXBGDVN) là một đơn vị thuộc Bộgiáo dục và đào tạo Là đơn vị hoạt động theo mô hình: Công ty mẹ - Công ty convừa thực hiện nhiệm vụ chính trị vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh Sảnphẩm chính là Sách giáo khoa và các sản phẩm giáo dục Trước sự đổi mới và hiệnđại hóa chương trình và sách giáo khoa trong thời đại số và toàn cầu hoá, việc thay
Trang 21thế sách giấy bởi sách điện tử là điều tất yếu Qua đó, NXBGDVN đã thành lậpCông ty cổ phần sách điện tử giáo dục (EDC) với chức năng và nhiệm vụ chính lànghiên cứu xây dựng giải pháp cung cấp sách giáo khoa điện tử, các tài liệu, họcliệu điện tử, tư liệu giảng dạy phục vụ cho giáo dục trên phạm vi toàn quốc Là đơn
vị đi đầu tiên và duy nhất thuộc NXBGDVN nhận nhiệm vụ số hoá và đưa nội dungtoàn vẹn của sách giáo khoa vào thiết bị di động phục vụ chủ trương đổi mới giáodục nên gặp không ít khó khăn và thử thách Chính vì vậy, em mạnh dạn chọn đề tài
“Hoạch định chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công
ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục” làm đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của
mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ hướng đến các mục tiêu sau:
- Xây dựng khung lý thuyết về hoạch định chiến lược kinh doanh sách giáokhoa điện tử
- Phân tích được môi trường của ngành sách giáo khoa điện tử Classbook choCông ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục để xác định được những thách thức, cơ hội,điểm mạnh, điểm yếu
- Đề xuất được chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbook choCông ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục đến năm 2020
3 Phạm vi nghiên cứu
+ Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những căn cứ đểxây dựng chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử cho Công ty Cổ phần Sáchđiện tử Giáo dục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
+ Về nội dung: Nghiên cứu quy trình hoạch định chiến lược kinh doanhnhằm đề xuất chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty
Cổ phần Sách điện tử Giáo dục
+ Về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Sáchđiện tử Giáo dục, phân tích môi trường kinh doanh sách giáo khoa điện tử
Trang 22+ Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2011-2014 vàtiến hành tổng hợp dữ liệu nhằm phục vụ cho khoảng thời gian hoạch định chiếnlược kinh doanh và đề xuất chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbookcho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
- Khung nghiên cứu
Đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược
Chiến lượccạnh tranh
Chiến lượchợp tác
Xác địnhmục tiêuchiến lượckinh doanhsách giáokhoa điệntử
- Marketing
- Giải pháp tài chính
- Giải pháp nguồn nhân lực
- Hoạt động R&D
- Hoàn thiện
cơ cấu bộ máy quản lý
Trang 23Quá trình nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu của luận văn, quá trình nghiên cứ được thực hiệntheo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết về chiến lược kinh doanh từ đó xây dựngkhung lý thuyết cho hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp và tổng hợp để phân tích môi trường bênngoài và bên trong của doanh nghiệp tác động đến ngành sách giáo khoa điện tửClassbook của Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục nhằm xác định được nhữngthách thức, cơ hội, điểm mạnh, điểm yếu
- Bước 3: Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn định hướng phát triển của ngànhsách giáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục đếnnăm 2020
- Bước 4: Xác định các lựa chọn chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện
tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục
- Bước 5: Đánh giá và lựa chọn chiến lược kinh doanh tối ưu cho ngành sáchgiáo khoa điện tử Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục đến năm2020
- Bước 6: Đề xuất chiến lược kinh doanh và đưa ra một số kiến nghị để triểnkhai chiến lược thành công
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục, các biểu mẫu, tài liệu thamkhảo, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh sách giáo
khoa điện tử cho công ty phát hành sách
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh sách giáo khoa điện tử
Classbook cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục
Chương 3: Đề xuất chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử Classbook
cho Công ty Cổ phần Sách điện tử Giáo dục đến năm 2020
Trang 241.1.1 Sách giáo khoa điện tử
1.1.1.1 Khái niệm sách giáo khoa điện tử
Sách giáo khoa là một phương tiện không thể thiếu trong quá trình dạy vàhọc tập Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, cách học mới đã xuấthiện Phát triển sách giáo khoa điện tử đã trở thành một xu hướng tất yếu trong thờiđại chúng ta việc sử dụng các công cụ hiện đại với sự trợ giúp của internet đểchuyển giao kiến thức trong nhiều hình thức như: văn bản, hình ảnh, âm thanh,phim ảnh, mô phỏng sẽ làm tăng hiệu quả học tập cũng như trong giảng dạy ở cáctrường học
Hiện nay có rất nhiều quan niệm về “Sách giáo khoa điện tử” và được bàn
luận sôi nổi, để có một khái niệm đầy đủ chúng ta cần làm rõ một số khái niệmthuật ngữ liên quan
Sách giáo khoa: theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Sách giáo khoa là
loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học, là một loạisách chuẩn cho một ngành học và được phân loại dựa theo đối tượng sử dụng hoặcchủ đề của sách”
Xuất bản phẩm điện tử: Theo điều 4, luật xuất bản, số 19/2012/QH13 của
Quốc hội “Xuất bản phẩm điện tử là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa,giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thôngqua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngônngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức: sách
Trang 25in, sách chữ nỏi, tranh ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp, các loại lịch và đượcđịnh dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử”
Phương tiện điện tử: Theo điều 4, luật xuất bản, số 19/2012/QH13 của Quốc
hội “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử,
kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tươngtự
Tài liệu điện tử: là một hình thức trình bày tài liệu dưới dạng tập hợp các
thực hiện liên quan với nhau trong môi trường điện tử và các thực hiện liên quanvới nhau tương ứng với chúng trong môi trường số
Sách điện tử: Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Sách điện tử (eBook)
là một phương tiện số tương ứng của các loại sách in thông thường Loại sách nàyngày càng phổ biến do việc dễ dàng phân phát, chia sẻ trên Internet Với dunglượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức lớn, sách điện tử là một lựachọn tuyệt vời cho nhu cầu lưu trữ và đọc sách mọi lúc mọi nơi trên những thiết bịđiện toán cá nhân như máy vi tính, ipad, tablet, máy điện thoại ”
Từ điển Oxford đã định nghĩa Sách điện tử là “một phiên bản điện tử của
một cuốn sách in có thể đọc được trên máy tính cá nhân hay một thiết bị cầm tayđược thiết kế cho mục đích này”
Sách điện tử được hiểu từ một số cách tiếp cận và ở các mức độ khác nhau.
Ở mức chung nhất, sách điện tử là một cuốn sách truyền thống nhưng nó được tạo
ra và sử dụng thông qua thiết bị công nghệ thông tin
Tại hội thảo quốc tế sách giáo khoa thế kỷ XXI, do NXB Giáo dục Việt Namphối hợp với Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tổ chứ tại Hà Nội Theoông Pearson – Sherry Preiss: “Một cuốn sách giáo khoa phải sống và chuyển động,kiến tạo và sáng tạo những tri thức của người đọc, của giáo viên và cộng đồng, đó là
Sách giáo khoa điện tử, sách số hóa có nội dung phong phú với thư viện ảo khổng
lồ và học sinh có thể dễ dàng tương tác”
“Khái niệm sách giáo khoa điện tử: là loại sách cung cấp kiến thức, được
biên soạn với mục đích dạy và học, là một loại sách chuẩn cho một ngành học và
Trang 26được phân loại dựa theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách, nó được tạo ra
và sử dụng thông qua một phương tiện số tương ứng, Với dung lượng nhỏ gọn nhưng chứa đựng một lượng tri thức lớn, sách giáo khoa điện tử là một lựa chọn phù hợp cho nhu cầu lưu trữ và đọc, nghe, nhìn sách mọi lúc mọi nơi trên những thiết bị điện toán cá nhân như máy vi tính, ipad, tablet, máy điện thoại ”
Nói tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản sách giáo khoa điện tử là một tệptin, có thể đọc trên các loại máy tính hoặc các thiết bị cầm tay chuyên dụng Nộidung trên sách giáo khoa điện tử ngoài việc tích hợp toàn bộ nội dung chuẩn nhưsách in truyền thống còn có thể đưa các tính năng tương tác, đa phương tiện hoặcmang tính độc lập tùy thuộc vào người xuất bản
Để đọc được sách điện tử cần phải có các thiết bị điện tử chuyên dụng như:máy tính, điện thoại di động, PDA hoặc các máy chuyên đọc sách điện tử (eBookreader, Kindle, Classbook ) Hiện nay, đôi khi người ta sử dụng thật ngữ “Sáchgiáo khoa điện tử” để chỉ luôn cả thiết bị dùng để đọc sách dạng số
1.1.1.2 Phân loại sách giáo khoa điện tử
Có rất nhiều cách phân chia sách giáo khoa điện tử nhưng thông thườngngười ta chia dựa vào cách thức lưu trữ và phát hành chúng Có thể phân chia sáchgiáo khoa điện tử thành 2 loại:
Sách giáo khoa điện tử phát hành trực tuyến (online): là các tập tin dạng số,được lưu trữ trên các máy chủ và thể hiện trên các trang mạng, để đọc hoặc tải đượcloại sách điện tử này người sử dụng phải kết nối với mạng internet Một số sảnphẩm trên thị trường hiện nay như: Smartphone, máy tính bảng đọc sách trực tiếphoặc tải trên các trang mạng như: www.alexa.com/ hay trang www.alezaa.com/ktqd
của trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Sách giáo khoa điện tử phát hành đoạn tuyến (offline): là những tập tin dướidạng số nhưng được lưu trữ trên các thiết bị điện tử, người sử dụng chỉ cần có thiết
bị chuyên dụng để đọc sách chứ không cần phải kết nối internet Một số sản phẩmtrên thì trường như: Kinder của Amazon; Máy tính bảng Eureka của VNPT,Classbook 01 của EDC – NXBGDVN đặc điểm của những sản phẩm này là không
Trang 27kết nối internet, nội dung sách đã được cài sẵn và lưu trữ trên thiết bị.
Thực tế, với sự sáng tạo khoa học công nghệ cũng có những sách giáo khoađiện tử vừa là trực tuyến vừa là đoạn tuyến như Classbook của Công ty Cổ phầnSách điện tử Giáo dục (EDC), với những tính năng vượt trội cho ta thấy được kháiniệm mới về sách giáo khoa điện tử bởi những đặc tính:
Thư viện sách điện tử trong tay
- Tích hợp nội dung toàn bộ sách giáo
khoa chuẩn từ lớp 1 đến lớp 12 của Nhà Xuất
Bản Giáo Dục Việt Nam
- Tất cả chỉ nằm trong thiết bị nhỏ gọn
tương đương một quyển sách truyền thống
Thông minh và dễ dàng sử dụng
- Học tiếng Anh chuẩn từ Classbook: Chạm vào bất kỳ
đoạn hội thoại nào trong sách tiếng Anh để nghe ngay
đoạn hội thoại đó bằng giọng đọc tiếng Anh chuẩn
- Nghe bất cứ bài hát nào trong sách giáo khoa Âm nhạc
bằng cách chạm vào bài hát đó
- Cho phép cá nhân hóa bằng cách viết, vẽ, đánh dấu,
thêm ghi chú vào bất cứ trang sách nào
Classbook phù hợp với học sinh
- Khi sử dụng Classbook phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm vì Classbookkiểm soát chặt chẽ kết nối Internet và hoàn
toàn không cho phép cài đặt trò chơi
- Vì vậy, Ban giám hiệu các trường triển
khai sử dụng Classbook đã đồng ý cho phép
học sinh mang Classbook tới trường sử
dụng như sách giáo khoa truyền thống
Kho ứng dụng phong phú
Trang 28Tích hợp sẵn từ điển Anh-Việt, Việt-Anh, máy tính (Calculator), chươngtrình lập thời khóa biểu, báo thức, cùng nhiều ứng dụng gần gũi với nhu cầu sửdụng của học sinh,giáo viên.
Kết nối để sáng tạo
- Kết nối với Classbook Store để tải về hàng ngàn đầu sách tham khảo giá trị,đáp ứng đa dạng nhu cầu của người sử dụng
Sách và ứng dụng được tải miễn phí
trên Classbook Store bao gồm:
- Toàn bộ sách giáo khoa chuẩn từ lớp 1
đến lớp 12 của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam và khi có sự thay đổi sách mớingười dùng được cập nhật hoàn toàn miễn phí
- Các ứng dụng học tập miễn phí mặc định theo Classbook, các sách học liệutham khảo giá giảm 70% so với giá bìa sách giấy
1.1.1.3 Vai trò của sách giáo khoa điện tử
Hiện nay, sách giáo khoa giấy và sách giáo khoa điện tử là một cặp songhành, không có cái nào mất đi trong đời sống, đó đều là phương tiện để đưa câuchữ, kiến thức đến với người đọc, Sách điện tử ngày càng chiếm thị phần lớn trênthị trường, là xu thế tất yếu trong xã hội thông tin, nhất là trong đổi mới giáo dụcđất nước, định hướng sử dụng sách giáo khoa điện tử với những công năng đặc biệthữu dụng thì vai trò của nó ngày càng quan trọng không những đối với học sinh,giáo viên mà Sách giáo khoa điện tử còn kết nối đến phụ huynh học sinh, nhàtrường, nhà xuất bản và cơ quan quản lý nhà nước:
- Đối với Học sinh:
+ Nâng cao hiệu quả học tập, tạo hứng thú trong học tập và có ý thức hơn
trong việc chủ động tiếp cận công nghệ khoa học tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu: với SGK giấy, các tư liệu chỉ có thể thể hiện duy nhất dưới dạng tranh ảnh,
Tuy nhiên, với SGK điện tử, nội dung với các tư liệu đa phương tiện (ảnh, video,audio, mô hình 3D, biểu bảng và đồ thị sinh động) sẽ mang lại hiệu quả hơn nhiều
Trang 29trong việc tiếp thu kiến thức, học sinh không chỉ nghe, nhìn, theo dõi (phim, phát
âm, nhặc, ) mà còn có thể tương tác (thực hành thí nghiệm, làm bài tập, chơi cáctrò chơi trí tuệ )
+ Giúp học sinh liên thông kiến thức một cách có hệ thống tốt hơn: với khả
năng kết nối kiến thức trong SGK, các bài học trong SGK đều có các kiến thức liênquan bổ trợ cho nhau (ví dụ bài này là cơ sở cho bài kia) SGK điện tử sẽ cung cấpcác tính năng dạng Wiki (liên kết các từ khóa trong một bài học tới một bài khácliên quan), giúp học sinh liên thông kiến thức tốt hơn Học sinh cũng có thể đánhdấu và ghi chú vào trang SGK điện tử mà không làm “bẩn” hoặc “hỏng” sách Điềunày lợi thế hơn hẳn SGK giấy in truyền thống
+ Giúp học sinh “Học nhẹ nhàng – mang dễ dàng”: Sách giáo khoa giấy
nặng nề có có thể gây hại cho học sinh, trung bình cặp sách của một em học sinhcấp 2 đị học nặng khoảng 8,8kg trong khi mỗi sách giáo khoa điện tử chỉ nặngkhoảng 500g Các bác sĩ chuyên khoa Nhi khuyên bố mẹ để con em mình đeo cặpsách có khối lượng nhẹ hơn ít nhất 15% so với trọng lượng cơ thể Theo Ủy ban Antoàn Sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ thì trong năm học 2011-2012, hơn 13700 trẻ emtrong độ tuổi từ 5 – 18 tuổi mắc các chấn thương do sức nặng của cặp sách gây nên
+ Học sinh sở hữu sách giáo khoa điện tử có xu hướng mua và đọc nhiều sách hơn so với những người đọc sách một mình: Theo một cuộc khảo sát của Pew
Internet và American Life Project, học sinh ở Mỹ sở hữu sách giáo khoa điện tửtrung bình đọc 24 cuốn sách mỗi năm so với người không dùng chỉ đọc được 15cuốn
- Đối với Giáo viên và Nhà trường
+ Giúp phong phú bài giảng khi dạy học trên lớp: Cuộc điều tra về việc sử
dụng công nghệ trong giảng dạy của Mạng Truyền thông công cộng Mỹ với hơn
349 đài truyền hình là thành viên cũng kết luận 77% giáo viên phổ thông tại Mỹ tìmđến công nghệ để tăng cường động lực tìm tòi học hỏi của học sinh Sách giáo khoađiện tử cho phép giáo viên lực chọn các cách để truyền đạt kiến thức tới học sinhmột cách nhanh chóng và dễ dàng nhất Các tập bài, tài liệu trên sách giáo khoa điện
Trang 30tử có thể dễ dàng chia sẻ từ máy này sang máy khác, giúp tăng tính linh hoạt tronghọc tập giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa các học sinh với nhau.
+ Tạo ra các hình thức học tập đa chiều, góp phần quan trọng đổi mới
phương pháp dạy học theo chủ trương của ngành giáo dục hiện nay: SGK điện tử
có thể kết nối các máy tính của học sinh với nhau và với máy tính (hoặc bảng điệntử) của giáo viên qua mạng wifi hoặc 3G, từ đó tạo ra các hoạt động học tập tập thểnhư cùng làm thí nghiệm, cùng thi đấu các trò chơi trí tuệ…
+ Giúp lưu trữ, sắp xếp tài liệu một các khoa học: việc sử dụng sách giáo
khoa điện tử không những giúp giáo viên có thể lưu trữ, sắp xếp tài liệu gọn gàng
mà giúp trường học đổi mới thư viện thành thư viện số hết sức tiện dụng
- Đối với Phụ huynh học sinh
+ Giúp các bậc cha mẹ có thể kiểm tra được tình hình học tập của con em mình: khi mà những cuốn sách điện tử biết ghi nhớ, sao lưu, chia sẻ thông tin.
+ Nắm bắt được tình hình học tập cũng như những thay đổi của chương
trình đào tạo và kế hoạch học tập của con mình ở các năm tới: Việc sử dụng sách
điện tử giúp phụ huynh có thể cập nhật liên tục các chương trình đổi mới, nhất làhiện nay tại Việt Nam chương trình giáo dục liên tục đổi mới
+ Tiết kiệm được thời gian và chi phí: sử dụng sách giáo khoa điện tử các
bậc cha mẹ không còn tốn rất nhiều thời gian khi mà hàng năm phải đưa con đichọn và mua rất nhiều sách cồng kềnh mang về cho con học thì giờ đây họ chỉ cầnngồi tại nhà chọn mua sách miễn phí và sách tham khảo với giá giảm tới 70% so vớigiá bìa sách giấy
- Đối với Nhà xuất bản Giáo Dục
Sử dụng SGK điện tử giúp các Nhà Xuất bản Giáo dục có thể tiết kiệm được chi phí in ấn và tiện dụng trong việc cập nhật sách giáo khoa đổi mới: Mỗi năm
NXBGDVN cần xuất bản khoảng 200 triệu đầu sách, chi phí in ấn lên đến khoảng 2nghìn tỷ đồng Như vậy Như vậy, nếu như 50% học sinh có điều kiện được trang bịgiải pháp SGK điện tử thì số tiền tiết kiệm cũng tương đương 1000 tỷ đồng mỗinăm Đồng thời, việc cập nhật/tái bản các ấn phẩm cũng trở nên dễ dàng thông qua
Trang 31mạng phân phối nội dung số về giáo dục.
- Đối với Cơ quan quản lý nhà nước
Sử dụng SGK điện tử giúp các nhà quản lý có thể kiểm soát nội dung chươngtrình dạy và học chặt chẽ và dễ dàng hơn, cũng như kiểm soát tốt vấn nạn thị trườngsách lậu hiện nay Thực hiện triển khai đổi mới chương trình giáo dục một cáchnhanh gọn và linh hoạt hơn: Các cơ quan ban ngành trong lĩnh vực giáo dục đềuủng hộ việc chuyển đổi từ sách giáo khoa in sang hình thức sách giáo khoa điện tử.Theo Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ Arne Duncan và Chủ tịch Ủy ban Truyền thôngLiên bang Julius Genachowski cho biết từ ngày 01 tháng 02 năm 2012, các trườnghọc và các nhà xuất bản nên "chuyển sang sách giáo khoa kỹ thuật số trong vòngnăm năm để thúc đẩy hình thức giáo dục tương tác, tiết kiệm và đảm bảo các lớphọc ở Mỹ được học những kiến thức mới nhất."
1.1.2 Chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử cho công ty phát hành sách
1.1.2.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh
Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách đểchiến thắng trong một cuộc chiến tranh Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có
thể hiểu chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế
để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.
Như vậy một chiến lược phải giải quyết tổng hợp các vấn đề sau:
- Xác định chính xác mục tiêu cần đạt
- Xác định con đường, hay phương thức để đạt mục tiêu
- Định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn
Trong ba yếu tố này, cần chú ý, nguồn lực là có hạn và nhiệm vụ của chiếnlược là tìm ra phương thức sử dụng các nguồn lực sao cho nó có thể đạt được mụctiêu một cách hiệu quả nhất
Chiến lược ngày nay được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và phạm vikhác nhau, từ quản lý quốc gia cho đến quản lý tổ chức Sử gia Edward Mead Earle
Trang 32(1894 – 1954) mô tả chiến lược là nghệ thuật kiểm soát và dùng nguồn lực của một
quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia nhằm mục đích đảm bảo và gia tăng hiệu quả cho quyền lợi thiết yếu của mình.
Will J Guleck trong giáo trình “Business Policy & Strategic Management”
quan niệm “chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và
tính phối hợp, được thiết kế để bảo đảm rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”
Có thể hiểu, Chiến lược của một tổ chức là kế hoạch quy mô lớn, xác định
các mục tiêu tổng thể và các giải pháp cơ bản, định hướng dài hạn cho hoạt động của tổ chức Chiến lược phải đem lại cho tổ chức lợi thế cạnh tranh so với đối thủ;
giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu của mình; thể hiện sự hiểu biết của tổ chức vềnhững yếu tố cạnh tranh và hợp tác chính; và là căn cứ cho việc ra quyết định quản
- Chiến lược cấp chức năng;
Khái niệm chiến lược kinh doanh của tổ chức: “Chiến lược kinh doanh
của tổ chức là định hướng hoạt động kinh doanh có mục tiêu trong một thời gian dài cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của tổ chức trong khoảng thời gian tương ứng”.
Cần phân biệt khái niệm chiến lược kinh doanh với các chính sách kinhdoanh Nếu chiến lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát hướng
tới thực hiện mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp thì các chính sách kinh doanh là
cách thức, chỉ dẫn trong việc phân bổ, sử dụng nguồn lực và thực hiện các nghiệp
vụ kinh doanh trong những tình hướng cụ thể, bộ phận cấu thành của chiến lượckinh doanh, như là một phương tiện để thực hiện các mục tiêu trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
Trang 33Qua phân tích các khái niệm trên ta thấy chiến lược kinh doanh của tổ chức
có những đặc điểm chung là:
- Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát hướng tới mục tiêukinh doanh cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, là chương trình hành động của doanhnghiệp để đạt tới tương lại tươi sáng
- Các chính sách, biện pháp cơ bản quan trọng của doanh nghiệp, trong hoạtđộng kinh doanh như lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, phát triển thịtrường lôi kéo khách hàng mà chỉ có người sở hữu của doanh nghiệp mới có quyềnthay đổi các chính sách này
- Trình tự hành động, cách thức tiến hành và phân bổ các nguồn lực, các điềukiện của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra
1.1.2.2 Đặc điểm cơ bản của chiến lược kinh doanh
+ Chiến lược kinh doanh xác định rõ những mục tiêu cơ bản và định hướngkinh doanh cần đạt tới trong từng thời kỳ và được quán triệt đẩy đủ trong hoạt độngkinh doanh của một tổ chức Định hướng chiến lược kinh doanh phải đảm bảo tổchức tăng trưởng và phát triển trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến đổi
+ Chiến lược kinh doanh chỉ phác họa được định hướng hoạt động của tổchức trong một thời gian dài Còn trong thực tế hoạt động kinh doanh đòi hỏi phảikết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu kinh tế, xét tính hợp lý và điều chỉnh chophù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh đảm bảo tính hiệu quả và có sựđiều chỉnh kịp thời những sai lệch do định hướng chiến lược định ra
+ Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh củamột tổ chức nhằm đảm bảo sự kết hợp, khai thác tối đa và sử dụng nguồn lực nhằmphát huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội đề giành ưu thế trong cạnh tranh
+ Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từhoạch định đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược
+ Chiến lược kinh doanh được hình thành và thực hiện trên cơ sở phát hiện
và tận dụng các cơ hội kinh doanh, lợi thế so sánh của tổ chức nhằm đặt hiệu quảkinh doanh cao
Trang 341.1.3 Nội dung của bản chiến lược kinh doanh
1.1.3.1 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu
Sứ mệnh
Sứ mệnh của tổ chức là khái niệm dùng để xác định các mục đích của tổ
chức, những lý do tổ chức đó ra đời và là căn cứ tồn tại, phát triển của nó Sứ mệnhcủa tổ chức chính là bản tuyên ngôn của tổ chức đó đối với xã hội, nó chứng minhrằng tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại của tổ chức đó đối với xã hội
Thực chất bản tuyên bố về sứ mệnh của tổ chức tập trung chỉ làm sáng tỏmột vấn đề hết sức quan trọng: "công việc kinh doanh của tổ chức nhằm mục đíchgì?" Phạm vi của bản tuyên bố về sứ mệnh thường liên quan đến sản phẩm/ dịch vụthị trường, khách hàng, công nghệ và những triết lý khác mà tổ chức đó theo đuổi.Như vậy có thể nói chính bản tuyên bố về sứ mệnh cho thấy ý nghĩa tồn tại của một
tổ chức, những cái mà họ muốn trở thành, những khách hàng mà họ muốn phục vụ,những phương thức mà họ hoạt động
Tầm nhìn
Tầm nhìn của một tổ chức là việc xác định cách tổ chức hoạt động của mình
như thế nào trong tương lai, đây cũng chính là điểm bắt đầu để trả lời cho câu hỏi
“Chúng ta muốn đi đến đâu?” Tầm nhìn sẽ mô tả một bức tranh mà tổ chức có thểhình dung về tương lai mình mong muốn
Tầm nhìn chiến lược kinh doanh về cơ bản là hướng tiếp cận tiên phong đốivới lĩnh vực kinh doanh bạn theo đuổi Khi hoạch định tầm nhìn chiến lược và phổbiến nó tới các nhân viên cũng như cộng đồng, bạn sẽ giúp các khách hàng và bảnthân bạn tin tưởng và hành động theo những niềm tin đó
Mục tiêu
Mục tiêu chiến lược là bản tuyển bố của tổ chức về ngành sản phẩm/dịch vụ
và định hướng kinh doanh, về mục tiêu chủ yếu và mối quan hệ của tổ chức đó vớicác lực lượng khác trong môi trường kinh doanh
Một chiến lược đặt ra trước hết chúng ta cần phải bắt đầu bằng việc xác định
Trang 35các kết quả mà chúng ta kỳ vọng chiến lược kinh doanh đó mang lại Khi đó cácmục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của tổ chức trongcác năm tiếp theo.
Cần phải phân biệt rõ giữa mục tiêu chiến lược với sứ mệnh, tầm nhìn của tổchức Thực tế, nhiều tổ chức có xu hướng nhầm lẫn giữa mục tiêu với sứ mệnh của
tổ chức Sứ mệnh của tổ chức chỉ ra mục đích hay lý do tồn tại của tổ chức vì vậythường mang tính khái quát cao Trong khi đó, mục tiêu chiến lược lại cần đảm bảotính cụ thể, định lượng và có thời hạn rõ ràng hơn
Việc lựa chọn mục tiêu kinh doanh sẽ rất ảnh hưởng lớn đến tổ chức Nếumột tổ chức lựa chọn mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận cao thì tổ chức sẽ tập trungvào phục vụ các phân khúc khách hàng và thị trường đem lại lợi nhuận cao bằng cácsản phẩm/ dịch vụ có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất sử dụng chi phí vượt trội.Nhưng nếu việc lựa chọn mục tiêu là tăng trưởng lại có thể dẫn tới tổ chức phải đadạng hoá dòng sản phẩm/dịch vụ của mình để thu hút các khách hàng ở nhiều phânđoạn thị trường khác nhau
Mục tiêu quan trọng nhất mà chiến lược kinh doanh hướng tới là lợi nhuận
cao và bền vững Các chỉ đó đo lường thường được sử dụng như tỷ suất lợi nhuậntrên vốn đầu tư (ROI), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợinhuận trên tài sản (ROA) Các mục tiêu mà các tổ chức có thể đặt ra như: tăngtrưởng, thị phần, chất lượng Việc chọn lựa mục tiêu nào cho phù hợp với bản thântừng tổ chức
1.1.3.2 Các phương thức chiến lược
Chiến lược cạnh tranh:
Chiến lược cạnh tranh là chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của tổ chứcthông qua chi phí thấp hoặc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm/ dịch vụ mà tổ chứccung cấp
Chiến lược chi phí thấp: là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản
xuất ra sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối thủcạnh tranh trong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá
Trang 36thấp và chiếm được thị phần lớn
Lợi thế của người dẫn đầu về chi phí có thể đặt giá thấp hơn các đối thủ cạnhtranh của mình mà vẫn thu được lợi nhuận bằng của các đối thủ Hơn nữa, với sựcạnh tranh trong ngành tăng và các tổ chức bắt đầu cạnh tranh bằng giữ thế ngườidẫn đầu và chi phí sẽ có khả năng đứng vững trong cạnh tranh tốt hơn các tổ chứckhác vì chi phí thấp hơn của mình
Nói một cách khác, các biện pháp cho phép tổ chức đạt được lợi thế về chiphí thay đổi theo từng ngành và cơ cấu ngành Đó có thể là lợi thế bắt nguồn từ quy
mô sản xuất lớn, độc quyền công nghệ, ưu đãi về nguồn nguyên liệu, cấu thành sảnphẩm, dịch vụ
Tuy nhiên, cần lưu ý việc theo đổi chiến lược chi phí thấp không loại trừ khảnăng chuyên môn hóa nhưng quan trọng là sản phẩm/ dịch vụ phải được khách hàngchấp nhận khi so sánh với sản phẩm cạnh tranh Khi đó, chi phí thấp chỉ có ưu thếcạnh tranh nếu tổ chức đảm bảo một mức độ khác biệt hóa sản phẩm nhất định vàđược khách hàng nhận biết và chấp nhận
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm/ dịch vụ: là chiến lược tạo lợi thế cạnh
tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ có sự khác biệt rõ so với đối thủcạnh tranh
Mục đích của khác biệt hóa sản phẩm/ dịch vụ là để đạt được lợi thế cạnhtranh bằng việc tạo ra sản phẩm/ dịch vụ mà người tiêu dùng nhận thức là độc đáonhất theo nhận xét của họ Khả năng làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà đối thủkhông làm được khi đó nó có thể đặt giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình củangành, doanh thu tăng nhờ vào việc đặt giá cao chứ không phải giảm chi phí Kháchhàng trả giá đó bởi vì họ tin tưởng chất lượng của các sản phẩm đã được khác biệthóa tương ứng với chênh lẹch giá đó
Tổ chức khác biệt hóa sản phẩm/ dịch vụ có thể đạt được theo ba cách chủyếu: Chất lượng, đổi mới và tính thích nghi với khách hàng Trong đó, việc đổi mớirất quan trọng đối với sản phẩm công nghệ phức tạp mà ở đó các đặc điểm mới lànguồn gốc của sự khác biệt hóa Sản phẩm càng bắt chước các đối thủ của mình ít
Trang 37bao nhiêu thì càng bảo vệ được khả năng cạnh tranh bấy nhiêu và sự hấp dẫn thịtrường của nó càng mạnh mẽ và rộng khắp.
Việc khác biệt hóa sản phẩm không cho phép tổ chức xem nhẹ vấn đề chiphí Phần chênh lệch giá phải lớn hơn chi phí bổ sung để tạo ra sự khác biệt sảnphẩm Nếu không đảm bảo nguyên tác này, tổ chức sẽ mất ưu thế cạnh tranh củamình Hơn nữa, khi tổ chức đang tìm cách khác biệt hóa sản phẩm thi cần hướngđến mục đích đạt mức chi phí tương đương hoặc gần tương đương với các đối thủcạnh tranh Do đó, cần phải giảm chi phí ở những phần nào không làm ảnh hưởngđến tính khác biệt sản phẩm
Chiến lược tập trung trọng điểm: là chiến lược tập trung vào thị trường mà
doanh nghiệp có ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ khác
Tuy nhiên, khi môi trường kinh doanh biến động mạnh, tổ chức có thể phảiđánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình, nhằm thích nghi với nhu cầu thịtrường, phù hợp với điều kiện, năng lực mới Qua đó, tổ chức có thể tái cấu trúc,nhằm giảm chi phí, tăng thêm thị phần và lợi nhuận để tạo thế cho thời kỳ hồi phụccủa nền kinh tế
Chiến lược trọng tâm hóa có thể theo đuổi một khả năng riêng nào đó dựatrên một loạt lợi thế chi phí thấp hoặc khác biệt hóa sản phẩm Do đó, tổ chức cóthể tìm kiếm lợi thế chi phí và phát triển hiệu quả cao hơn trong sản xuất chi phíthấp ở trong khu vực dựa trên khả năng phục vụ nhu cầu của khách hàng Lợi thếcủa tổ chức trọng tâm hóa trong cạnh tranh bắt nguồn từ nguồn gốc khả năng riêngbiệt của nó, hiệu quả, chấp lượng, đổi mới, hoặc tính thích nghi với khách hàng
Chiến lược hợp tác:
Chiến lược hợp tác là chiến lược chủ yếu thông qua hình thức liên minh
chiến lược, các tổ chức liên kết hợp tác dự trên những lợi thế riêng của mình tạo sựchuyên môn hóa nhằm giúp các bên đạt lợi thế cạnh tranh tốt hơn dựa trên việc hợptác mà không làm vỡ sự tự chủ của các bên
Chiến lược hợp tác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hợp tác này có thểthực hiện giữa các đối thủ cạnh tranh, nhà phân phối, nhà cung ứng đề cùng hướng
Trang 38đến lợi ích chung Có 3 con đường hợp tác như:
- Liên minh: các đối thủ cạnh tranh, nhà phân phối, nhà cung ứng cùng nhauđạt đến sự tiếp cận hoặc xây dựng các tiêu chuẩn và lợi ích chung
- Phối hợp chuyên môn: các tổ chức phối hợp các năng lực vượt trội củamình để tạo ra đơn vị kinh doanh phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới hoặc tăngcường năng lực cạnh tranh thông qua chuyên môn hóa
- Học tập: các tổ chức phối hợp, chia sẽ kinh nghiệm để học tập lẫn nhau
1.1.3.3 Giải pháp thực hiện chiến lược
Trong hệ thống các chiến lược mà tổ chức xây dựng, các chiến lược chứcnăng đóng vai trò là giải pháp để thực hiện các mục tiêu chiến lược tổng quát của tổchức Chiến lược chức năng là các chiến lược xác định cho từng lĩnh vực hoạt động
cụ thể của tổ chức Chính vì vậy, các chiến lược chức năng được hình thành trên cơ
sở của chiến lược tổng quát, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và các kết quả cụ thể
về phân tích và dự báo môi trường, đặc biệt là thị trường Mỗi chiến lược chức năngvừa mang tính độc lập tương đối, giải quyết những giải pháp chiến lược tương đốitrọn vẹn trong một lĩnh vực hoạt động chức năng
Để thực hiện chiến lược một cách hiệu quả trước tiên cần phải có giải phápmarketing, chú trọng vào việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách tìm hiểu tậptrung vào thị trường và khách hàng Tổ chức trước tiên phải quan tâm đến các nhucầu của các khách hàng tiềm năng sau đó mới đi vào sản xuất ra sản phẩm hànghóa/ dịch vụ Lý thuyết và thực hành của marketing được thiết lập dựa trên cơ sởkhách hàng dùng một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó chỉ khi họ có một nhu cầuhoặc bởi vì sản phẩm ấy/ dịch vụ ấy mang lại một ích lợi thiết thực cho họ Mặtchính của marketing là tìm khách hàng mới, giữ liên lạc mật thiết với các kháchhàng hiện có
Bên cạnh đó năng lực tài chính của tổ chức cần có sự phân bổ hợp lý nhằmtạo ra tiền, lưu chuyển tiền một cách hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán ở quy
mô vốn và khả năng sinh lời đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh diễn
ra một cách trôi chảy
Trang 39Một tổ chức muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triểnnhư: tài nguyên, máy móc thiết bị, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trongcác nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyếtđịnh trong sự tăng trưởng và phát triển của tổ chức đó từ trước đến nay Một tổ chứccho dù có lợi thế về tài nguyên, máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại nhưng không cónhững con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó cókhả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặcmua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triểncủa tổ chức Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thứcmới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo
ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu củakhách hàng hoặc của thị trường tốt hơn
Việc cải tiến công nghệ, quy trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năngquan trọng đối với các tổ chức tiên phong, lớn trên thế giới "Để trở thành công tyluôn dẫn đầu thị trường không còn cách gì khác là luôn phải đi trước đối thủ mộtbước về phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàngvới giá cả phải chăng và chi phí tối ưu"
Một tổ chức thực hiện chiến lược hiệu quả cần một bộ máy tổ chức hoạtđộng linh hoạt ở các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm nhiều công việcriêng rẽ, cũng như những công việc tập thể Bộ máy quản lý là tổng hợp các bộphận (đơn vị, cá nhân) có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và
có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành những khâu, nhữngcấp khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chungcủa tổ chức
1.2 Hoạch định chiến lược kinh doanh sách giáo khoa điện tử cho công ty phát hành sách
1.2.1 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
Trang 40(Nguồn: Quản trị Chiến lược, Đại học Kinh tế Quốc dân 2013
Quản lý học, Đại học Kinh tế Quốc dân 2013)
Hình 1.1: Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
1.2.1.1 Phân tích môi trường kinh doanh
Phân tích môi trường kinh doanh là quá trình mà các nhà hoạch định chiếnlược tiến hành kiểm tra, xem xét, đánh giá các yếu tố môi trường khác nhau (môitrường kinh tế, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường công nghệ, môi trườngquốc tế, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng ) và xác định các cơ hộihoặc các nguy cơ đối với tổ chức của họ
Việc phân tích môi trường là việc đầu tiên khi hoạch định một chiến lượckinh doanh Kết quả của việc phân tích môi trường cho ta thấy một cái nhìn tổngquát rõ ràng hơn về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tổ chức Đây sẽ
là căn cứ quan trọng cho việc hoạch định một chiến lược kinh doanh
Mục tiêu nhằm đảm bảo thông tin cho việc xác định mục tiêu và các phươngthức chiến lược:
- Phân tích được tác động của các yếu tố môi trường đến tổ chức cả hiện đại
và tương lai
- Đánh giá được sự phát triển và lợi thế của tổ chức trong tương quan với các
Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lượcXác định mục tiêu chiến lượcXây dựng các lựa chọn chiến lượcĐánh giá và lựa chọn phương án chiến lược tối ưu
Đề xuất và quyết định chiến lược