1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt

68 800 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 820 KB

Nội dung

Ngày nay, để phát triển nền kinh tế trong nước, Đảng và Chính phủ nước ta đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với những chủ trương và chính sách nhằm định hướng phát triển CNTT mang đến nhiều thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp trong ngành.Trong khuôn khổ luận văn của mình, em xin chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt”. Trong đó, em xin được làm rõ thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty. Cùng với việc phân tích các môi trường bên trong và bên ngoài nhằm thấy được các cơ hội hay thách thức, điểm mạnh hay điểm yếu, phân tích công tác xây dựng mục tiêu và lựa chọn, kiểm soát chiến lược của công ty...Từ đó, chỉ ra những thành công mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua và những hạn chế cần khắc phục. Bên cạnh đó, với những thông tin dự báo triển vọng phát triển của ngành và bản thân công ty Tâm Việt để xây dựng nên những giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh. Thông qua luận văn, đề xuất những kiến nghị đối với nhà nước nhằm tạo điều kiện hơn nữa để hoạt động kinh doanh sản phẩm phần cứng và phần mềm máy vi tính của công ty hiệu quả hơn trong thời gian tới

Trang 1

TÓM LƯỢC

Ngày nay, để phát triển nền kinh tế trong nước, Đảng và Chính phủ nước ta đangtạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Đặc biệttrong giai đoạn hiện nay, với những chủ trương và chính sách nhằm định hướng pháttriển CNTT mang đến nhiều thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp trong ngành

Trong khuôn khổ luận văn của mình, em xin chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt” Trong đó,

em xin được làm rõ thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công

ty Cùng với việc phân tích các môi trường bên trong và bên ngoài nhằm thấy đượccác cơ hội hay thách thức, điểm mạnh hay điểm yếu, phân tích công tác xây dựngmục tiêu và lựa chọn, kiểm soát chiến lược của công ty Từ đó, chỉ ra những thànhcông mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua và những hạn chế cần khắc phục.Bên cạnh đó, với những thông tin dự báo triển vọng phát triển của ngành và bảnthân công ty Tâm Việt để xây dựng nên những giải pháp nhằm hoàn thiện nội dunghoạch định chiến lược kinh doanh Thông qua luận văn, đề xuất những kiến nghị đốivới nhà nước nhằm tạo điều kiện hơn nữa để hoạt động kinh doanh sản phẩm phầncứng và phần mềm máy vi tính của công ty hiệu quả hơn trong thời gian tới

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện cùngvới sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô khoa Quản trị doanh nghiệp trường Đại họcThương Mại Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất thầy giáo Nguyễn Bách Khoa đã

dành thời gian hướng dẫn cho em về phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận các vấn đề để em có thể hoàn thành luận văn này

Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Đầu tư và Công nghệTâm Việt, được sự chỉ bảo chu đáo và sự giúp đỡ của anh chị thuộc công ty đã dànhthời gian quý báu giúp cho em thực hiện công tác tìm hiểu và thu thập thông tin.Nhất là ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cho em thực hiện tốt nhiệm vụ được giaotrong suốt thời gian thực hiện luận văn này Nhân dịp này em xin gửi lời cám ơnsâu sắc

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cố gắng, song luận văn vẫn có những thiếu sótnhất định Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và của cácanh chị trong công ty để luận văn được hoàn thiện hơn nữa

Em xin chân thành cám ơn!

Hà nội, tháng 6 năm 2011Sinh viên thực hiện

Lưu Ngọc Hân

Trang 3

TÓM LƯỢC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HOẠCH ĐỊNH CHIẾN

LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh 1

1.1.1 Tính cấp thiết hoạch định chiến lược kinh doanh với doanh nghiệp 1

1.1.2 Tính cấp thiết hoạch định chiến lược kinh doanh với công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt 2

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.4 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp 5

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 6

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 6

2.1.1 Khái niệm, vai trò của chiến lược kinh doanh 6

2.1.2 Các cấp chiến lược kinh doanh 7

2.1.3 Nhân tố cấu thành nên chiến lược kinh doanh 8

2.1.3.1 Mục tiêu của chiến lược kinh doanh 8

2.1.3.2 Quy mô thị trường kinh doanh 8

2.1.3.3 Khách hàng 9

2.1.3.4 Sản phẩm 9

Trang 4

2.1.3.5 Lợi thế cạnh tranh kinh doanh 9

2.1.3.6 Các nguồn lực kinh doanh 10

2.1.4 Khái niệm và vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh 10

2.1.4.1 Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh 10

2.1.4.2 Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh 12

2.2 Một số lý thuyết về hoạch định chiến lược kinh doanh 12

2.2.1 Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh 12

2.2.2 Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh 13

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 14

2.4 Phân định nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh của ngành Công nghệ thông tin 15

2.4.1 Phân tích tình thế chiến lược của các DN ngành CNTT 16

2.4.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô 16

2.4.1.2 Môi trường ngành 18

2.4.1.3 Môi trường bên trong 19

2.4.2 Xác định các mục tiêu kinh doanh 20

2.4.3 Xây dựng chiến lược thông qua ma trận SWOT 21

2.4.4 Lựa chọn và ra quyết định chiến lược 22

2.4 5 Triển khai và kiểm soát chiến lược 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ TÂM VIỆT 25

3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 25

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 25

3.1.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp 25

3.1.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp 26

Trang 5

3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 26

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt 27

3.2.1 Giới thiệu công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt 27

3.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 27

3.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh 27

3.2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt 28

3.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô đến hoạch định chiến lược của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt 28

3.2.2.1 Môi trường kinh tế 28

3.2.2.2 Môi trường chính trị - luật pháp 29

3.2.2.3 Môi trường văn hoá – xã hội 30

3.2.2.4 Môi trường công nghệ 31

3.2.3 Ảnh hưởng của môi trường ngành đến hoạch định chiến lược của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt 31

3.2.3.1 Đối thủ cạnh tranh 31

3.2.3.2 Nhà cung ứng 32

3.2.3.3 Khách hàng 32

3.2.3.4 Sản phẩm thay thế 33

3.2.4 Môi trường bên trong công ty 33

3.2.4.1 Nhân sự 33

3.2.4.2 Tài chính 34

3.2.4.3 Cơ sở vật chất - kỹ thuật 34

3.2.4.4 Văn hoá doanh nghiệp 34

Trang 6

3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm và tổng hợp đánh giá của các

chuyên gia về hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt 35 3.4 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp 42

3.4.1 Dữ liệu bên trong công ty 42

3.4.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm 2008,

2009, 2010 42 3.4.1.2 Kết quả phân tích doanh thu từ các đơn vị chiến lược của công ty 45

CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ TÂM VIỆT 47 4.1 Các kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu công tác

hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt 47

4.1.1 Các kết quả đạt được và nguyên nhân 47 4.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình hoạch định chiến

lược kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt.

công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt 50

4.3.1 Đề xuất hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược đối với công ty

TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt 50

4.3.1.1 Đề xuất hoàn thiện giai đoạn phân tích tình thế chiến lược 50

Trang 7

4.3.1.2 Đề xuất hoàn thiện giai đoạn xác định mục tiêu kinh doanh 51

4.3.1.3 Đề xuất hoàn thiện giai đoạn xây dựng chiến lược thông qua ma trận SWOT 52

4.3.1.4 Đề xuất hoàn thiện giai đoạn lựa chọn và ra quyết định chiến lược 54

4.3.1.5 Đề xuất hoàn thiện triển khai và kiểm soát chiến lược 55

4.3.2 Một số kiến nghị 55

4.3.2.1 Đối với nhà nước 55

4.3.2.2 Đối với công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 3.1 : Cơ cấu lao động của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ

Tâm Việt 2008- 2010 33

Bảng 3.2 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 .43

Bảng 3.3 : Doanh thu từ các đơn vị chiến lược qua các năm 2008, 2009, 2010 45

Biểu đồ 1 : Doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh (Nguồn: Bảng phân tích dữ liệu) 35

Biểu đồ 2 : Thị trường kinh doanh (Nguồn: Bảng phân tích dữ liệu) 36

Biểu đồ 3 : Tập khách hàng mục tiêu (Nguồn: Bảng phân tích dữ liệu) 36

Biểu đồ 4 :Ảnh hưởng của các nhân tố từ môi trường kinh tế(Nguồn:Bảng phân tích dữ liệu) 37

Biểu đồ 5 : Ảnh hưởng từ các nhân tố của môi trường ngành(Nguồn:Bảng phân tích dữ liệu) 37

Biểu đồ 6 : Chất lượng nguồn nhân lực (Nguồn:Bảng phân tích dữ liệu) 38

Biểu đồ 7 : Lợi thế cạnh tranh (Nguồn:Bảng phân tích dữ liệu) 39

Biểu đồ 8: Tốc độ tăng trưởng doanh thu (Nguồn:Bảng phân tích dữ liệu) 39

Biểu đồ 9 : Ảnh hưởng của phân tích SWOT (Nguồn:Bảng phân tích dữ liệu) 40

Biểu đồ 10 : Quá trình kiểm soát (Nguồn:Bảng phân tích dữ liệu) 41

Biểu đồ 11 : Khả năng cạnh tranh (Nguồn:Bảng phân tích dữ liệu) 41

Hình 2.1 : Các giai đoạn và hoạt động của quản trị chiến lược 11

Hình 2.2 : Quy trình hoạch định chiến lược của các DN ngành CNTT 15

Hình 2.3 : Ma trận SWOT 22

Hình 2.4 : Cấu trúc ma trận QSPM 23

Trang 9

Hình 3.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ

Tâm Việt 28Hình 4.1 .: Ma trận SWOT cho công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt 53 Hình 4.2 : Ma trận QSPM cho công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt.

54

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HOẠCH ĐỊNH

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh

1.1.1 Tính cấp thiết hoạch định chiến lược kinh doanh với doanh nghiệp.

Nền kinh tế Việt Nam đã chính thức hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giớisau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế thế giới(WTO) Điều này tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội lớn và nhữngthách thức không nhỏ đỏi hỏi các doanh nghiệp phải đủ mạnh về nguồn lực để cóthể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đầy khó khăn và quyết liệt.Chính vì thế nâng cao năng lực cạnh tranh là một điều cấp thiết Muốn vậy tất yếucác thành phần trong nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải có những định hướng chiếnlược đúng đắn và lâu dài sao cho phù hợp với nguồn lực sẵn có

Vì mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp luôn mong muốn mình hoạt độngkinh doanh vươn ra khỏi phạm vi quốc gia, để tiến đến khu vực và thế giới nhằmtận dụng những cơ hội lớn do xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá mang lại Doanhnghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, nhất là trong tình hình nước ta

đã và đang phấn đấu để có thể đứng vững và phát triển khi hiệp định mậu dịch tự doASEAN đang có hiệu lực sâu hơn và công cuộc hội nhập WTO đã hoàn tất Nềnkinh tế Việt Nam ngày càng sôi động hơn với nhiều lĩnh vực kinh doanh và cuộcchiến cạnh tranh cũng trở nên căng thẳng

Vấn đề này đã được các DN trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều, song hầuhết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có nhận định rõ được tầm quan trọng củaviệc xây dựng chiến lược kinh doanh Quản trị chiến lược hiện đại sẽ giúp làm rõhơn tầm quan trọng của việc phân tích môi trường và hoạch định chiến lược có liênquan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đó là một quá trìnhphức tạp và lâu dài trong đó hoạch định chiến lược kinh doanh là điểm xuất phát

Trang 12

đầu tiên có vai trò quyết định trong việc định ra những hướng đi đúng đắn, tận dụngnguồn lực sẵn có để nắm bắt được những cơ hội và chế ngự được những rủi ro trongkinh doanh.

1.1.2 Tính cấp thiết hoạch định chiến lược kinh doanh với công ty TNHH Đầu tư

và Công nghệ Tâm Việt.

Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự kết nốicủa toàn thế giới thì ngành CNTT trở thành một ngành có tốc độ tăng trưởng cao.Ngày 6/10/2005, thủ tướng Chính phủ đã ban quyết định số 246/2005/QĐ-TTg phêduyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020

Theo báo cáo toàn cảnh CNTT 2010 của hiệp hội Tin học thành phố Hồ ChíMinh (HCA) đã đưa ra một cái nhìn lạc quan cho sự phát triển CNTT nội địa Điềuđáng mừng là các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu xem CNTT là giải pháp nângcao năng lực cạnh tranh và đã ứng dụng CNTT vào quản lý và kinh doanh

Ngoài ra theo tài liệu chính thức do ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT và BộThông Tin &Truyền Thông cho biết: Thị trường CNTT 2007 đạt doanh thu với con

số 4.345 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng là 11,2 % Năm 2008 mức tăng doanhthu tăng lên một cách đáng kể với con số 5.220 triệu USD và tốc độ tăng trưởng ấntượng là 20,1%/ năm Cho đến năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng củanền kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với năm 2008 còn 18,14 %nhưng vẫn đạt mức doanh thu là 6.167 triệu USD Đây được xem là những tín hiệuđáng mừng cho thị trường CNTT ở Việt Nam

Đặc biệt trong đó ngành kinh doanh máy vi tính cũng có những con số hấpdẫn Năm 2009 máy vi tính chiếm khoảng 30% khoản tiêu dùng chi tiêu cho hàngđiện tử, về tổng số lượng máy tính trong cả nước cuối năm 2009 khoảng 4,8 triệumáy Ngoài ra tỷ lệ số hộ gia đình có máy tính tăng nhanh, năm 2009 gấp 2,5 lần so

với năm 2004 đạt 13,55 máy/100 hộ dân (Nguồn:ITPC - Cổng thông tin điện tử Thương mại và đầu tư ).

Trang 13

Qua những số liệu thống kê trên, ngành CNTT nói chung và ngành kinh doanhmáy tính nói riêng đều có dung lượng thị trường lớn và có sự phát triển ấn tượng.Tuy nhiên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực này chưatận dụng hết được những cơ hội do thị trường mang lại

Trong nền kinh tế thị trường với những cơ hội và rủi ro do môi trường bênngoài mang lại, tất yếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nâng caohiệu quả của công tác xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty TNHH Đầu tư vàCông nghệ Tâm Việt được thành lập từ năm 2007, là công ty chuyên phân phối lĩnhvực phần cứng và phần mềm máy vi tính So với các doanh nghiệp trong nước vànước ngoài kinh doanh CNTT thì thực sự vẫn đang còn non trẻ Qua quá trình thựctập và phát phiếu điều tra trắc nghiệm cho các nhà quản trị của công ty, cho thấyhoạt động kinh doanh chưa phát triển đúng với tiềm năng phát triển của thị trường.Mặc dù có một số nhà quản trị cấp cao đã nhận ra được những tồn tại cần được khắcphục, tuy nhiên vấn đề đó không phải giải quyết được một cách nhanh chóng Đó là

do công tác xây dựng chiến lược kinh doanh là chưa thực sự hiệu quả, việc định ramột hướng đi đúng đắn và xây dựng các nguồn lực nhằm tận dụng những thời cơ vàhạn chế những thách thức vẫn chưa được chú trọng nhiều Chính vì thế vấn đề đặt racho công ty hiện nay là làm thế nào hoạch định chiến lược kinh doanh một cách cóhiệu quả nhất để tồn tại và phát triển lớn mạnh hơn nữa trong sự cạnh tranh ngàycàng khốc liệt và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuậthiện nay

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Nhằm hiểu thêm những kiến thức về chiến lược kinh doanh, đề tài đã đặt ra vàtrả lời một số câu hỏi về khái niệm chiến lược kinh doanh, chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp và những nhân tố cấu thành nên chiến lược kinh doanh Đặc biệt,muốn đi sâu vào tìm hiểu về khái niệm, quy trình và nội dung của hoạch định chiếnlược kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành CNTT Bên cạnh đó,quá trình thực tập tại công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt, nhằm tìm hiểuthực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty hiện nay, những

Trang 14

thành công hay hạn chế và nguyên nhân Từ đó tìm kiếm những giải pháp nào hoànthiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty Tâm Việt.

Vì vậy,qua quá trình học tập tại trường cùng với thời gian thực tập tại công ty

TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt, em mạnh dạn đề xuất đề tài:" Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt" làm

luận văn tốt nghiệp của mình

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Để có thể giúp Công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt hoạch địnhchiến lược kinh doanh, trong đề tài này em làm rõ một số vấn đề sau:

 Hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và hoạch định chiếnlược kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành CNTT

 Đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHHĐầu tư và Công nghệ Tâm Việt

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanhcủa công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn giới hạn nghiên cứu lý luận về hoạch định chiến lượckinh doanh với các nội dung được thiết lập trong mô hình hoạch định chiến lượckinh doanh gắn với hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty TNHH Đầu tư vàCông nghệ Tâm Việt

Về không gian: Giới hạn phạm vi nghiên cứu là tình hình kinh doanh phầncứng và phần mềm máy vi tính của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt

ở địa bàn Hà Nội Với tập khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng cuối cùng baogồm các khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và các cá nhân khác

Trang 15

1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngành CNTT.

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành CNTT.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt.

Chương 4: Các kết luận và đề xuất hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt.

Trang 16

CHƯƠNG 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm, vai trò của chiến lược kinh doanh

a/ Khái niệm chiến lược kinh doanh

“Chiến lược ”là một thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp cổ đại “Strategos” dùngtrong quân sự, được xem là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để dành chiến thắng

Từ thập kỷ 60, thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh

và thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh” ra đời Quan điểm về chiến lược kinh doanhphát triển dần theo thời gian và quá trình phát triển ngày càng cao cuả nền kinh tếthế giới

Theo Chandler năm 1962 định nghĩa: “Chiến lược như là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này.” Đến năm 1980, Quinn đưa ra nhận định có tính khái quát hơn:” Chiến lược là

mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”

Ngoài ra theo Johnson & Scholes (1999):”Chiến lược là định hướng và phạm

vi cảu một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên tham gia.”

Qua quá trình phát triển và hoàn thiện khái niệm chiến lược đã có nhiều quanđiểm khác nhau song cho dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinhdoanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạtđộng và khả năng khai thác Vì vậy, chiến lược kinh doanh được hiểu theo ý nghĩaphổ biến nhất đó là: Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, đưa ra các chương

Trang 17

trình hành động tổng quát, lựa chọn các phương án hành động và triển khai phân bổnguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.

b/ Vai trò của chiến lược kinh doanh:

Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triểncủa hoạt động kinh doanh Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải định ra chomình một hướng đi rằng tương lai doanh nghiệp sẽ đi đâu? về đâu? Là kim chỉ namcho mọi hoạt động của DN Chiến lược kinh doanh giúp DN nắm bắt và tận dụngcác cơ hội kinh doanh và có những biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ

đe doạ từ môi trường kinh doanh

Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực Ngoài ratạo căn cứ vững chắc cho DN đề ra các quyết định phù hợp với biến động của thị trường

2.1.2 Các cấp chiến lược kinh doanh

a/ Chiến lược cấp công ty

Đây là chiến lược cấp cao nhất của tổ chức hoặc doanh nghiệp có liên quanđến các vấn đề lớn, có tính chất dài hạn và quyết định tương lai hoạt động củadoanh nghiệp Thường thì chiến lược công ty chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biếnđộng rất lớn của cơ cấu ngành kinh doanh của doanh nghiệp Điều tất nhiên là chiếnlược công ty được thiết kế, xây dựng, lựa chọn và chịu trách nhiệm do cấp cao nhấttrong doanh nghiệp như hội đồng quản trị, ban giám đốc, các nhà quản trị chiếnlược cấp cao…

b/ Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh

Đây là chiến lược cấp thấp hơn so với chiến lược công ty Là chiến lược xácđịnh mục tiêu và nhiệm vụ cho từng đơn vị kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp.Mục đích chủ yếu của chiến lược cấp cơ sở kinh doanh là xem xét doanh nghiệp cónên tham gia hay tiến hành cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong một lĩnhvực cụ thể Nhiệm vụ chính của chiến lược này là xác định rõ các cơ sở kinh doanhtham gia cạnh tranh như thế nào? lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang có hoặcmong muốn có để vượt qua các đối thủ cạnh tranh nhằm giành một vị thế vững chắctrên thị trường

Trang 18

c/ Chiến lược cấp chức năng

Là chiến lược cấp thấp nhất của một doanh nghiệp Nó là tập hợp những quyếtđịnh và hành động hướng mục tiêu trong ngắn hạn (thường dưới 1 năm) của các bộphận chức năng khác nhau trong một doanh nghiệp Chiến lược chức năng giữ mộtvai trò quan trọng bởi khi thực hiện chiến lược này các nhà quản trị sẽ khai thácđược những điểm mạnh của các nguồn lực trong doanh nghiệp Điều đó là cơ sở đểnghiên cứu xây dựng lên các ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp hỗ trợ cho chiếnlược cơ sở kinh doanh

2.1.3 Nhân tố cấu thành nên chiến lược kinh doanh

2.1.3.1 Mục tiêu của chiến lược kinh doanh

Nhằm cụ thể hoá mục đích của mình doanh nghiệp cần phải xây dựng nhữngmục tiêu của chiến lược kinh doanh Mục tiêu là: những kết quả, trạng thái doanhnghiệp mong muốn đạt tới trạng thái tương lai Mục tiêu là những cái đích màdoanh nghiệp muốn đạt tới sau mỗi thời kỳ nhất định Về mục tiêu của chiến lượckinh doanh, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ xác định đâu là mục tiêu quan trọngnhất, chủ yếu nhất mà doanh nghiệp muốn đạt được Có điều là doanh nghiệp cầnphải giải quyết những mục tiêu nhỏ khác để có cơ sở thực hiện mục tiêu chính Mỗimột mục tiêu nhỏ có những nhiệm vụ riêng, cần được phân chia thực hiện theo chứcnăng của từng bộ phận trong doanh nghiệp Mối liên kết chặt chẽ giữa các mục tiêunhỏ và mục tiêu lớn là căn cứ đảm bảo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cótính khả thi

Mục tiêu ngắn hạn (< 1 năm): là những mốc thời gian mà DN phải đạt đượchàng năm để đạt được các mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn: (3-5 năm) là các kết quả mà DN phải đạt được trong dài hạn

2.1.3.2 Quy mô thị trường kinh doanh

Thị trường của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định trực tiếphiệu quả sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp Thị trường các nhà cung ứng sẽcung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp Thị trường khách hàng sẽ tiêu thụnhững sản phẩm đầu ra, đồng thời phản ánh chính xác nhu cầu của thị trường Phân

Trang 19

tích chính xác thị trường của doanh nghiệp sẽ làm tăng tính hiệu quả hoạt động kinhdoanh Trả lời cho câu hỏi:” DN cạnh tranh tại đâu?”, “Sản phẩm của doanh nghiệpđem bán ở thị trường nào?” Và xác định quy mô thị trường đúng đắn khiến chodoanh nghiệp tận dụng được những cơ hội từ môi trường bên ngoài cũng như nhữngđiểm mạnh từ bên trong doanh nghiệp.

2.1.3.3 Khách hàng

Khách hàng là những nhóm cá nhân hoặc nhóm người có nhu cầu và có khảnăng thanh toán về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng vàmong muốn được thỏa mãn Trong kinh doanh ngày nay, khách hàng luôn là nhân

tố trung tâm quyết định đến chiến lược kinh doanh, đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp

2.1.3.4 Sản phẩm

Trước khi bắt tay vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phảitrả lời cho mình ba câu hỏi: “Sản phẩm gì”?, “Cho ai”? và “Khi nào?” Phương ánsản phẩm của doanh nghiệp quy định phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, điều đó

có nghĩa là trong thời kỳ chiến lược doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thị trường sảnphẩm gì?

2.1.3.5 Lợi thế cạnh tranh kinh doanh

Lợi thế cạnh tranh là năng lực mà doanh nghiệp thực hiện đặc biệt tốt hơn sovới các đối thủ cạnh tranh Đó là những thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh khôngthể dễ dàng thích ứng hoặc sao chép

Điều kiện duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnhtranh là phải có những vị thế nhất định và chiếm lĩnh những phần thị trường nhấtđịnh Để làm được điều đó, việc lựa chọn vũ khí cạnh tranh là điều cần thiết với cáccông cụ phổ biến là cạnh tranh về sản phẩm, cạnh tranh về giá, cạnh tranh về phânphối và bán hàng, cạnh tranh về thời cơ thị trường và cạnh tranh về không gian, thờigian…Tuỳ theo từng khả năng và mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọncông cụ để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho mình

Trang 20

2.1.3.6 Các nguồn lực kinh doanh

Nguồn lực của doanh nghiệp là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuấtkinh doanh Là việc quy hoạch và phân bổ những điều kiện cần thiết cho sự pháttriển các hoạt động của doanh nghiệp đồng thời đem lại sự phồn thịnh cho nó Căn cứ vào những mục tiêu, nhiệm vụ thông qua quá trình rà soát đối chiếu,phân tích và so sánh chúng ta sẽ biết được sự phân bổ các nguồn lực cho các khâu,lĩnh vực hoạt động đã hợp lý hay chưa? Bởi vì nguồn lực trong doanh nghiệp là hạnchế, nó bao gồm nguồn lực hữu hình và vô hình

Nguồn lực hữu hình là những đầu vào của doanh nghiệp có thể nhìn thấy đượcnhư: nguồn tài chính, nguồn cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực con người, nguồnlực tổ chức

Nguồn lực vô hình là tài sản của doanh nghiệp mà rất khó có thể nắm bắtđược, khó có thể nhìn thấy được bao gồm: nguồn công nghệ, nguồn lực cho đổimới, nguồn lực về danh tiếng

2.1.4 Khái niệm và vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh.

2.1.4.1 Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh

a/ Một số định nghĩa về quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động được thể hiệnthông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, đượcthiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức

Quản trị chiến lược kinh doanh là một loạt các bước mà các thành viên củadoanh nghiệp phải thực hiện như phân tích tình hình hiên tại, quyết định nhữngchiến lược, đưa những chiến lược này vào thực thi và đánh giá, điều chỉnh, thay đổinhững chiến lược khi cần thiết Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học củaviệc xây dựng, thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức

có thể đạt được mục tiêu của nó

Trang 21

b/ Các giai đoạn của quản trị chiến lược kinh doanh

Hoạch định

chiến lược

Tổ chức nghiên cứu

Kết hợptrực giác vớiphân tích

Đưa raquyết định

Thực thi

chiến lược

Đề ra các mục tiêu thường niên

Chính sáchTừng bộ phận

Phân bổnguồn lực

Đánh giá

chiến lược

Xem xét lại các nhân tố trong

& ngoài

Đánh giáthực hiện

Thực hiệncác điều chỉnh

Hình 2.1: Các giai đoạn và hoạt động của quản trị chiến lược

(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược - NXB Trường ĐH Kinh tế Quốc dân)

Giai đoạn hoạch định chiến lược:

Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện, tổ chứcnhững nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và bêntrong DN, xây dựng mục tiêu, phân tích, lựa chọn các chiến lược

Giai đoạn thực thi chiến lược:

Thực thi chiến lược được hiểu là tập hợp các hành động và quyết định cầnthiết cho việc triển khai chiến lược Ba hoạt động cơ bản của thực thi chiến lược đó

là thiết lập mục tiêu hàng năm, đưa ra các chính sách và phân phối các nguồn tàinguyên Thường được xem là giai đoạn khó khăn nhất của quá trình hoạch định và

có ảnh hưởng sâu rộng toàn DN

Giai đoạn đánh giá chiến lược:

Đánh giá chiến lược là quá trình đo lường và lượng giá các kết quả chiến lược,thực thi những hành động điều chỉnh để đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiếnlược và đáp ứng với những điều kiện thay đổi của môi trường Bao gồm 3 hoạt độngchính đó là: Xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến lược hiện tại, đo lường

Trang 22

thành tích và thực hiện các hoạt động điều chỉnh.

2.1.4.2 Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh

Quản trị chiến lược được xem là khoa học của mọi thời đại, nhằm thiết lậpchiến lược hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng phương pháp thiếp cận hệ thốnghơn, logic hơn đến sự lựa chọn chiến lược

Quản trị chiến lược là một hướng đi, giúp các doanh nghiệp thấy rõ mục tiêungắn hạn hay dài hạn của mình Doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật quản trị chiến lược

để nâng cao kết quả họat động Từ đó đạt tới mục tiêu của tổ chức bằng và thôngqua con người

Vai trò thứ ba của quản trị chiến lược là cách thức quản trị hữu hiệu giúp cho

DN có thể đối phó với các tình huống thay đổi của môi trường bên ngoài hoặc bêntrong doanh nghiệp Bằng việc tuân thủ một cách hệ thống quá trình quản trị chiếnlược, các nhà quản trị sẽ xem xét tất cả các vấn đề quan trọng, quan tâm một cáchrộng lớn hơn tới các đối tượng liên quan để đưa ra những quyết định phù hợp nhấtnhằm tận dụng những cơ hội và giảm bớt những nguy cơ hay rủi ro đối với DN.Ngoài ra qua quản trị chiến lược, giúp gắn sự phát triển ngắn hạn trong dài hạn.Vai trò thứ năm của quản trị chiến lược đó là thông qua đó các bộ phận chứcnăng, những công việc khác nhau có thể phối hợp và tập trung để đạt được mục tiêuchung Khi họ quản trị chiến lược, những nhân viên ở tất cả các cấp sẽ tham gia xâydựng và thực hiện chiến lược giúp cho DN đạt được mục tiêu đề ra Như vậy quảntrị chiến lược mang đến cho DN nhiều lợi ích, không chỉ quan tâm đến hiệu suất màcòn chú trọng tới hiệu quả, nó thực sự là một sản phẩm của khoa học quản lý

2.2 Một số lý thuyết về hoạch định chiến lược kinh doanh.

2.2.1 Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh.

Theo Anthony:” Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định các mục tiêu của doanh nghiệp, những thay đổi trong các mục tiêu, về sự dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu, các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng

và sắp xếp các nguồn lực.” (Quản trị chiến lược – Tác giả Phạm Lan Anh – NXB

Khoa học & Kỹ thuật)

Theo Denning: “ Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong

Trang 23

tương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm thị trường, khả năng sinh lời, quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinh doanh.” (Quản trị chiến lược – Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến – NXB Lao động).

Dù tiếp cận ở phương diện nào nhưng suy cho cùng thì: Hoạch định là quá trình thiết lập nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh thực hiện điều tra, nghiên cứu

để xác định những điểm mạnh và điểm yếu bên trong, cơ hội và nguy cơ bên ngoài đề ra những mục tiêu dài hạn và lựa chọn phương án tốt nhất.

2.2.2 Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh.

Hoạch định chiến lược kinh doanh được xem là một công việc quan trọng đầutiên không thể thiếu khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh Vì đó là

sự định hướng cho toàn bộ công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện để đạt đượcmục tiêu đề ra

Nếu công tác quản trị giữ một vị trí trung tâm trong các hoạt động của DN thìcông tác lập kế hoạch là xương sống cho công tác đó Khi hoạch định chiến lược khôngtốt, DN sẽ mất đi phương hướng từ đó dẫn tới thất bại trong kinh doanh Hoạch địnhchiến lược hiệu quả được xem là bước đi đầu tiên trong việc phân tích và dự báo môitrường kinh doanh, giúp doanh nghiệp khai thác được các cơ hội, tháo gỡ được các khókhăn tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bất kỳ một DN nào khitiến hành hoạt động kinh doanh luôn nghĩ tới một tương lai tồn tại và phát triển lâu dài

Vì điều đó sẽ tạo cho DN thu được những lợi ích lớn dần theo thời gian Công táchoạch định chiến lược kinh doanh sẽ đảm bảo cho DN có một tương lai phát triển lâudài và bền vững Hoạch định chiến lược kinh doanh luôn hướng những mục tiêu cuốicùng ở những điều kiện tốt nhất để DN đạt được với hiệu quả cao nhất.Có điều kiện tốtthì các bước thực hiện mới tốt, làm nền móng cho sự phát triển tiếp theo

Hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ cho phép các bộ phận chức năng cùngphối hợp hành động vơí nhau để hướng vào mục tiêu chung của DN Hơn nữa mụctiêu chung không phải là một bước đơn thuần mà là tập hợp các bước,các giai đoạn,các thành quả công việc của những mục tiêu nhỏ lẻ, của các bộ phận trong DN

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước

Trang 24

Hoạch định chiến lược là một đề tài nghiên cứu không phải là quá mới mẻ trênthế giới và ở trong nước, cũng như đối với sinh viên trường Đại học Thương Mạinói riêng và các trường đại học khác nói chung.

Trên Thế giới đã có sách:" Khái luận về Quản trị chiến lược" của tác giảFredv.David , hiện nay đã được dịch thành tiếng Việt Sách đã đưa ra một cách có

hệ thống và khoa học những vấn đề về chiến lược, về quản trị chiến lược Trong đóhoạch định chiến lược được chia làm ba hoạt động cơ bản: tiến hành nghiên cứu,hoà hợp trực giác và đưa ra quyết định Sách: "Chiến lược cạnh tranh " của Michael

E Porter Cuốn sách cũng cấu trúc hóa khái niệm lợi thế cạnh tranh bằng cách địnhnghĩa nó theo chi phí và tính khác biệt, đồng thời gắn nó trực tiếp với lợi nhuận.Các nhà hoạch định chiến lược có thể dựa vào đó mà tìm ra hướng đi cho việc gắn

lý luận và thực tiễn

Ngoài ra tại Việt Nam, có PGS Lê Thế Giới với giáo trình: "Quản trị chiếnlược" Cuốn sách này không ngoài mục đích cung cấp những kiến thức nền tảng,ban đầu về quản trị chiến lược cho các nhà quản trị Việt nam với hy vọng phần nàogiúp họ thành công trong môi trường hoạt động của mình

Giáo trình "Quản trị chiến lược" của Trường Kinh tế Quốc Dân cũng được xem làtài liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu Trong đó hoạch định chiến lượcđược tác giả chia làm 4 bước thực hiện: xác định chức năng, nhiệm vụ; Đánh giá môitrường bên ngoài; Đánh giá môi trường nội bộ và phân tích, lựa chọn chiến lược

Tập slides bài giảng của Bộ Môn Quản Trị Chiến Lược Trường Đại họcThương Mại cũng là tài liệu cung cấp các kiến thức về các giai đoạn của quản trịchiến lược một cách cụ thể Tài liệu đã mang đến cho người đọc một cái nhìn toàndiện về công tác hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp

Trường ĐH Thương Mại khoá K35 có sinh viên Phạm Doãn Toàn lớp K35A1

đã từng nghiên cứu đề tài:” Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty VIHAgiai đoạn 2000 – 2002” do PGS Trần Hùng hướng dẫn Ngoài ra Khoá K38 trường

ĐH Thương Mại có sinh viên Nguyễn Quang Thành lớp K38A7 nghiên cứu đề tàiluận văn tốt nghiệp:”Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh

Trang 25

tại công ty TNHH SENA Việt Nam”.

Sự thành công của những luận văn trên là việc nghiên cứu đầy đủ về cơ sở lýluận và dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mà đưa ra những biệnpháp hết sức đúng đắn phù hợp với từng sản phẩm và tình hình hoạt động của từngcông ty Tuy nhiên các luận văn này chỉ nghiên cứu trong một khoảng thời giannhất định và đã lâu Nhất là khi nền kinh tế thế giới trải qua thời kỳ khủng hoảnggiai đoạn 2007- 2009 và dần dần phục hồi vào năm 2010 Mặt khác năm 2006 đượcxem là mốc quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với sự kiện ViệtNam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức.Điều đó tác động không nhỏ đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước Trong thời gian gần đây trong phạm

vi nghiên cứu của đề tài, chưa có đề tài nào là: “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và Công nghệ Tâm Việt".

2.4 Phân định nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh của ngành Công nghệ thông tin.

Hình 2.2: Quy trình hoạch định chiến lược của các DN ngành CNTT

(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Lê Thế Giới)

2.4.1 Phân tích tình thế chiến lược của các DN ngành CNTT

Phân tích môi trường bên trong

ra quyết định CLKD

Kiểm tra và liên kết ngược lại

Triển khai chiến lược

Trang 26

2.4.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô

“Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là một phức hợp và liên tục các yếu

tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vận hành

và hiệu quả hoạt động của DN trên thị trường.” Mục đích của việc phân tích môitrường kinh doanh là nhằm tìm kiếm cơ hội và phát hiện ra những thách thức đặt racho DN

a/ Môi trường kinh tế

Thực trạng và sự phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng đến sự thành côngtrong việc thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh, nhất là giai đoạn hoạch địnhchiến lược Trong nền kinh tế thị trường các yếu tố về tốc độ tăng trưởng, lãi suất,

tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát… có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh

và khả năng cạnh tranh khiến DN không có khả năng phản kháng trở lại mà chỉ cóxây dựng chính sách phù hợp với sự tác động của các yếu tố đó

Quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, CNTT là ngành được tiếpnhận nhanh nhất và có sự phát triển vượt bậc Bên cạnh đó trình độ phát triển kinh

tế ngày càng cao, người dân được tiếp xúc nhiều với các sản phẩm hàng hoá cócông nghệ tiên tiến và hiện đại Sự ứng dụng CNTT vào trong DN ngày càng đượcchú trọng nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh Nền kinh tế ởgiai đoạn tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều thuận lợi cho đầu tư mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các DN trong ngành CNTT, ngược lại khi nền kinh tế

sa sút sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng của người dân kéo theo đó mức độ cạnhtranh trong ngành CNTT trở nên càng quyết liệt

Ngoài ra lạm phát là yếu tố tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng của kháchhàng Lạm phát ngày càng tăng cao lên ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng sảnphẩm nhất là các sản phẩm có công nghệ cao như máy vi tính, máy in…Làm chongười tiêu dùng hạn chế mức chi tiêu của mình trong mua sắm

Một nhân tố nữa có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các DN trong ngành CNTT đó là lãi suất Khi ngân hàng tăng hay giảm mức lãisuất cho vay lên khiến chi phí đầu vào tăng cao hơn hay hạ xuống Điều đó ảnh

Trang 27

hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của các DN ngành CNTT.

b/ Môi trường chính trị - pháp luật

Hệ thống luật pháp, các chính sách điều tiết nền kinh tế của chính phủ có tácđộng tích cực hoặc tiêu cực đến các DN trong và ngoài nước Mỗi quốc gia khácnhau thì có những thể chế khác nhau, nó có thể tạo ra những cơ hội, trở ngại hay rủi

ro cho hoạt động kinh doanh Sự ổn định của chính trị, sự hoàn thiện của hệ thốngluật, hệ thống toà án và thái độ của chính phủ về kinh doanh quốc tế sẽ thu hút cácnhà đầu tư và mang đến những thuận lợi hay khó khăn khác nhau cho các DN trongthành phần kinh tế

CNTT là ngành được xem là non trẻ so với các ngành khác trong nền kinh tế

Vì vậy hệ thống luật pháp nhìn chung vẫn chưa hoàn chỉnh hoàn toàn Tuy nhiên,CNTT là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển thông qua đề án phát triển côngnghệ viễn thông đến năm 2015 và được khuyến khích và ưu tiên 1 khoản ngân sáchnhà nước để ứng dụng CNTT Nhà nước đã và đang đưa ra nhiều chính sách tạođiều kiện thuận lợi cho các DN kinh doanh trong ngành CNTT

c/ Môi trường văn hóa xã hội

Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do lao động của người sángtạo ra, được cộng đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộcngười, từng xã hội Văn hoá mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, đây là hoạt động sảnxuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngàycàng hoàn thiện Chính vì thế văn hoá quy định mọi hành vi, ứng xử của con người.Môi trường văn hoá xã hội bao gồm: dân số và tỷ lệ phát triển, tốc độ thành thịhoá có ảnh hưởng lớn đến ngành CNTT Dân số ngày càng phát triển kéo theo đónguồn nhân lực cung cấp cho ngành CNTT tăng cao thêm Mặt khác tốc độ thànhthị hoá khiến cho việc ứng dụng sản phẩm trở nên thông dụng hơn, nhu cầu về hànghoá ngày càng lớn, kéo theo xuất hiện thêm lượng khách hàng tiềm năng cho DN.Ngoài ra cơ cấu lứa tuổi cũng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các DN trong ngành khi đa số nhân lực và người tiêu dùng các sản phẩm trongngành đều thuộc thế hệ trẻ

d/ Môi trường công nghệ

Trang 28

Các yếu tố kỹ thuật công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội vàhoạt động sản xuất của con người Khoa học công nghệ đã và đang giữ vai trò nhưmột lực lượng sản xuất trực tiếp, có tác động đến năng suất lao động, chất lượng sảnphẩm, cũng như hiệu quả của công tác quản lý Nhóm lực lượng công nghệ baogồm: chi tiêu cho khoa học công nghệ, bảo vệ bằng phát minh sáng chế, tự độnghoá, chuyển giao công nghệ

Lĩnh vực CNTT đòi hỏi phải có sự đầu tư cao Công nghệ ngày càng phát triểnđòi hỏi máy móc, trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành CNTT càng phảihiện đại và có khả năng đáp ứng cao về chủng loại hàng hoá, đa dạng của sản phẩm

Vì trong thực tế, đa phần các DN coi phát triển CNTT là một chiến lược quan trọngquyết định đến vị thế cạnh tranh và sự thành công

2.4.1.2 Môi trường ngành

a/ Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những DN cùng kinh doanh những mặt hàng giống mặthàng của công ty hoặc những mặt hàng có thể thay thế Việc xuất hiện nhiều đối thủcạnh tranh có tiềm lực mạnh sẽ quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của

DN Việt Nam là một trong 20 nước sử dụng Internet nhiều nhất Do đó các DNtrong nước cũng như các DN nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp cácthiết bị phần cứng và phần mềm ngày càng nhiều Khi đó hoạt động kinh doanhcàng trở nên khó khăn trước sự cạnh tranh gay gắt Nhất là hiện nay khi nền kinh tếtrong nước phát triển mạnh, từ đó các nỗ lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh vàthu hút khách hàng trở nên hết sức cần thiết

b/ Khách hàng và sản phẩm thay thế

Khách hàng là những nhóm cá nhân hoặc nhóm người có cùng nhu cầu và cókhả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ của DN mà chưa được đáp ứng vàmong muốn được thỏa mãn Khách hàng quyết định đến sự thành công hay thất bạicủa DN “Không có khách hàng sẽ không có bất cứ công ty nào tồn tại”(Nhận địnhcủa nhà kinh tế nổi tiếng Erwin Frand) đã cho thấy vai trò của khách hàng trong mọihoạt động kinh doanh Khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành

Trang 29

CNTT là những người tiêu dùng điện tử Đó có thể là DN tư nhân, DN nhà nước

là người bán buôn, bán lẻ hay người tiêu dùng cuối cùng

Ngày nay, có rất nhiều DN đang cạnh tranh trên thị trường Thương mại điện

tử càng phát triển khách hàng sẽ có xu hướng so sánh sản phẩm này với sản phẩmkhác có khả năng thay thế khi sự ra đời của các công nghệ mới tiên tiến và hiện đạihơn…Cường độ cạnh tranh trong ngành cao khi xuất hiện thêm các sản phẩm thaythế Vì vậy đòi hỏi phải có những chiến lược đúng đắn trong việc giữ chân kháchhàng và đáp ứng yêu cầu của khách hàng

c/ Nhà cung ứng

Nguồn cung cấp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, nếu cung ứngkhông tốt, nguồn hàng không ổn định, chất lượng thấp, giá cả không hợp lý dẫn đếnchi phí đầu vào tăng cao Do đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.Hiện nay, đối với lĩnh vực CNTT nhà cung cấp đa phần đến từ nước ngoài từcác tập đoàn lớn có quy mô, do hạn chế về tài chính, trình độ chuyên môn và khảnăng sản xuất của các DN trong nước Tuy nhiên trong thời gian tới các DNViệtNam sẽ dần hoàn thiện hơn nữa quá trình sản xuất của mình

2.4.1.3 Môi trường bên trong

a/ Nhân lực

Nguồn nhân lực được xem là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, chất lượng và

số lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại, làvấn đề sống còn với mọi tổ chức.Trong những năm gần đây, nhu cầu về nhân lực CNTTngày càng tăng cao do sự bùng nổ về đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia ở lĩnh vực này.Bên cạnh đó hiện nay các cơ quan chính phủ, khối DN Việt Nam cũng đang đẩy mạnhviệc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động của mình

Về mặt chất lượng nguồn nhân lực tuy đã ổn định nhưng vẫn cần được đào tạothêm do sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao của công nghệ Bên cạnh đó với sựđòi hỏi khắt khe của thị trường, trình độ hiểu biết về CNTT… kiến thức chuyênmôn của nguồn nhân lực cần cao hơn nữa mới có thể đáp ứng được xu thế phát triểncủa ngành

b/ Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trang 30

Nó phản ánh thực lực của DN so với đối thủ cạnh tranh về trang thiết bị cóđược khai thác và vận dụng trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đề

ra Khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc triểnkhai chiến lược cạnh tranh của DN Khi trang thiết bị máy móc đầy đủ và hiện đại

sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng làm việc Đặc biệt ngành CNTT

là ngành của công nghệ, vì vậy đòi hỏi cơ sở vật chất phải tương đối hiện đại có khảnăng đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh

c/ Tài chính

Khả năng tài chính là một yếu tố rất cần thiết và có sự quan tâm của rất nhiềuđối tượng liên quan như chủ DN, nhà đầu tư, nhà cung cấp hay bản thân người laođộng Ngay cả người tiêu dùng cũng quan tâm đến khả năng tài chính bởi vì đây làthứơc đo đánh giá được doanh nghiệp có khả năng cung cấp những mặt hàng đảm

bảo chất lượng hay không? Trong lĩnh vực CNTT càng yêu cầu nguồn tài chính ban

đầu lớn Đa số các DN khi bước chân vào thị trường này đều xác định là phải cónguồn vốn lớn

d/ Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp các niềm tin, giá trị được chia sẻ và họchỏi bởi các thành viên của tổ chức, được xây dựng và truyền bá trong suốt quá trình

tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Văn hóa có ảnh hưởng đến khả năng lãnh

đạo chiến lược của nhà quản trị Văn hóa DN tốt sẽ thúc đẩy nhân viên trong DNcùng nhà quản trị thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh Bất kỳ một DN thuộcngành CNTT hay khác ngành cũng cần hình thành nên văn hoá vì đây cũng đượcxem là một trong những lợi thế cạnh tranh của DN

2.4.2 Xác định các mục tiêu kinh doanh

Ngành CNTT là ngành hiện đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm Địnhhướng đến năm 2015 ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước nhằm: đổi mớiphương thức cung cấp thông tin và dịch vụ công cho người dân và DN Theo báocáo toàn cảnh CNTT – TT 2010, hiện nay VN chỉ được đánh giá có trình độ pháttriển điện tử ở mức độ trung bình trên thế giới và khu vực Mục tiêu đề ra đạt doanh

Trang 31

thu 3,3 tỷ USD vào năm 2015.

Trong Đề án tăng tốc đưa Việt Nam thành nước mạnh về CNTT-TT, chúng tađặt ra một số mục tiêu về sản xuất sản phẩm CNTT Cụ thể, “Đến năm 2015, cácdoanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực thiết kế, sản xuất thiết bị, thay thế dần cácchi tiết nhập khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vi mạch tích hợp, làm chủ thiết kế

và sản xuất được một số sản phẩm phần cứng CNTT-TT mang thương hiệu ViệtNam… Hình thành được một số sản phẩm phần cứng, phần mềm, nội dung số mangthương hiệu Việt Nam phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu” (tríchQuyết định 1755/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/9/2010).Những mục tiêu trên cho thấy chúng ta đang rất nỗ lực xây dựng ngành Côngnghiệp CNTT Nhưng rất có thể những biến chuyển của công nghệ và kinh tế sẽkhiến chúng trở nên không còn phù hợp ở một thời điểm nào đó trong tương lai

2.4.3 Xây dựng chiến lược thông qua ma trận SWOT

Trên cơ sở nhận dạng các nhân tố chiến lược môi trường bên trong và bênngoài của doanh nghiệp để từ đó hoạch định các chiến lược thế vị phù hợp Phươngpháp ma trận SWOT là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc đánh giá

và lựa chọn mục tiêu cho doanh nghiệp Cơ sở đánh giá là những căn cứ về nhữngđiểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội cũng như thách thức từ môi trường bên ngoàidoanh nghiệp Và dựa vào đó để đưa ra các chiến lược kinh doanh Phương phápnày cho phép phân tích tình thế của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố được kết hợpvới nhau

Các bước trong ma trận SWOT:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội lớn

Bước 2: Liệt kê các thách thức

Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong

Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong

Bước 5: Hoạch định chiến lược SO (Chiến lược điểm mạnh và cơ hội)

Bước 6: Hoạch định chiến lược WO (Chiến lược điểm yếu và Cơ hội)

Bước 7: Hoạch định chiến lược ST ( Chiến lược điểm mạnh và Thách thức)

Trang 32

Bước 8: Hoạch định chiến lược WT (Chiến lược điểm yếu và Thách thức)

STRENGTHS(Điểm mạnh)Liệt kê điểm mạnh

WEAKNESSES(Điểm yếu)Liệt kê điểm yếu

OPPORTUNITIES

(Cơ hội)

Liệt kê những cơ hội

Chiến lược SOChiến lược phát huy điểmmạnh để tận dụng cơ hội

Chiến lược WOChiến lược hạn chế điểm yếu

để tận dụng cơ hội

THREATS(Thách thức)

Liệt kê những thách thức

Chiến lược STChiến lược phát huy điểmmạnh để hạn chế các tháchthức

Chiến lược WTChiến lược vượt qua điểmyếu và né tránh các tháchthức

Hình 2.3 : Ma trận SWOT

(Nguồn: Slides bài giảng Quản trị chiến lược - ĐH Thương Mại)

2.4.4 Lựa chọn và ra quyết định chiến lược

Các doanh nghiệp có thể sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể địnhlượng (Quantitative Strategic Planing Matrix - QSPM) để lựa chọn Ma trận QSPM

sử dụng dữ liệu đầu vào từ những phân tích ở các bước trước để giúp các chuyêngia quyết định khách quan chiến lược nào trong các chiến lược có khả năng thay thế

là chiến lược hấp dẫn và phù hợp nhất dể doanh nghiệp theo đuổi nhằm thực hiệnthành công các mục tiêu của mình Ma trận QSPM giúp xem xét đồng thời và liêntục nhiều chiến lược và có thể áp dụng ở bất kỳ dạng tổ chức nào

Bước 4: Xác định điểm số cho tính hấp dẫn

Bước 5: Tính thang điểm tổng cộng của tổng điểm hấp dẫn

Cộng dồn số điểm hấp dẫn cho ta tổng điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược Tổng

Trang 33

điểm này càng cao thì chiến lược càng phù hợp và càng xứng đáng được lựa chọn

để thực hiện

Nhân tố cơ bản

Thang điểm

Các chiến lượcChiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3 Chiến lược 4 Điểm

HD

Tổng điểm HD

Điểm HD

Tổng điểm HD

Điểm HD

Tổng điểm HD

Điểm HD

Tổng điểm HD-Các nhân tố bên ngoài

4= tốt

Hình 2.4: Cấu trúc ma trận QSPM

(Nguồn: Slides Quản trị chiến lược - ĐH Thương Mại))

2.4 5 Triển khai và kiểm soát chiến lược

Triển khai các nguồn lực của công ty để thực hiện chiến lược được lựa chọn.Nguồn lực bên trong: bao gồm các nguồn lực về tài chính, nguồn nhân lực, khoahọc công nghệ, tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, kho tàng, các phương tiệnvận tải, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp tất cả thuộc sở hữu bên trongdoanh nghiệp Nguồn lực bên ngoài: bao gồm sự hỗ trợ của tổ chức bên ngoài màdoanh nghiệp có thể sử dụng khai thác được nhằm mục đích tăng cường sức mạnhcuả mình Sự quan hệ tốt của doanh nghiệp với các tổ chức bên ngoài có thể đem lạicho doanh nghiệp những sự giúp đỡ cần thiết mà không phải doanh nghiệp nàomong muốn có được Việc triển khai các chiến lược kinh doanh của ngành CNTThiện nay đã và đang được quan tâm một cách đúng mức, điều này tạo điều kiện chocác doanh nghiệp kinh doanh trong ngành phát triển hơn nữa Nhằm thực hiệnnhững mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra

Khi kiểm soát việc xây dựng chiến lược phải có sự kiểm soát chặt chẽ các

Trang 34

thông tin cung cấp cho các nhà hoạch định, các thông tin phải chính xác và có tínhthời sự nếu không các chiến lược trở nên vô ích Việc xây dựng chiến lược phải sựtrao đổi hai chiều giữa người hoạch định chiến lược và người thực hiện chiến lược.Nếu không đảm bảo sự liên hệ 2 chiều này thì chiến lược khó thực hiện được Cácchiến lược phải được xây dựng không tách rời các phân tích đánh giá về môi trườngbên trong và bên ngoài doanh nghiệp Quá trình kiểm soát phải liên tục và thườngxuyên, có như thế công tác hoạch định chiến lược kinh doanh mới thực sự hiệu quả

và xác đáng nhất Ngay cả công tác thực hiện các chiến lược của ngành CNTT cũngvậy Quá trình này không phải là thực hiện trong một sớm, một chiều mà đòi hỏiphải liên tục và bao trùm trong suốt mọi hoạt động

Ngày đăng: 17/03/2015, 05:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Fredv.David, " Khái luận về Quản trị chiến lược", NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.(2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận về Quản trị chiến lược
Nhà XB: NXB Khoa học - Kỹthuật
2. Michael E. Porter ," Chiến lược cạnh tranh ", NXB Trẻ (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Nhà XB: NXB Trẻ (2009)
9. Phạm Doãn Toàn lớp K35A1, đề tài:” Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty VIHA giai đoạn 2000 – 2002”, Khoá 35 - trường ĐH Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Doãn Toàn lớp K35A1, đề tài:” Hoạch định chiến lược kinh doanhtại công ty VIHA giai đoạn 2000 – 2002
10. Nguyễn Quang Thành lớp K38A7 nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp:”Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH SENA Việt Nam, Khoá K38- trường ĐH Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Thành lớp K38A7 nghiên cứu đề tài luận văn tốtnghiệp
7. Slides bài giảng của Bộ Môn Quản Trị Chiến Lược - Khoa Quản trị Doanh nghiệp - Trường Đại học Thương Mại Khác
8. Sách trắng CNTT - TT 2010 - NXB Thông tin và truyền thông Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w