Svcđ = Vcd/Q (9) Svld = Vld/Q (10)
Trong đó :
- Svđt: Suất hao phí vốn đầu tư - Vđt: Tổng vốn đầu tư
- Q: Sản lượng sản phẩm
- Svcđ: Suất hao phí vốn cố định. - Svlđ: Suất hao phí vốn lưu động
Các hệ số đảm nhận này cho thấy một đơn vị vốn sẽ tạo ra được bao nhiêu sản phẩm hàng hóa. Các suất hao phí vốn thấp và các hệ số đảm nhận của vốn cao thì các giải pháp đưa ra mang lại hiệu quả cao. Chỉ riêng trường hợp suất hao phí vốn đầu tư cơ bản là hơi khác, vì khi các phương án đầu tư có trình độ kỹ thuật khác nhau thì phương án đầu tư nào có trình độ kỹ thuật cao lại thường đòi hỏi số lượng vốn đầu tư lớn, nên suất hao phí vốn cũng lớn. Các phương án này sẽ tạo ra các điều kiện tiền đề để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao hiệu quả kinh tế . Trong trường hợp này mà chọn phương án đầu tư có suất hao phí thấp lại không thích hợp.
1.2.4.3 Thời hạn thu hồi vốn đầu tư
Chỉ tiêu này được tính toán căn cứ vào mức lợi nhuận thu được sau mỗi kỳ kinh doanh và do đó, nó cho biết rõ hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư sau khi đã được vật hóa. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư phản ánh khoảng thời gian mà vốn đầu tư dần dần được thu hồi lại sau mỗi kỳ kinh doanh và được xác định thoe công thức sau :
Tv = Vdt/P (11)
Trong đó :
- Tv: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư
- P: Lợi nhuận thu được sau mỗi kỳ kinh doanh - Vđt: Tổng số vốn đầu tư chu kỳ kinh doanh đó
Chỉ tiêu này cho thấy thời hạn thu hồi vốn đầu tư mà càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sẽ càng cao và ngược lại.
Để đánh giá hiệu quả sử xụng vốn đầu tư của doanh nghiệp nười ta dùng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư(E)
1.2.4.4 Chỉ tiêu hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư(E)
E được tính theo công thức sau:
E = P/Vdt (12)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư.
1.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP. DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP.
Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành hoạt động ngoại thương. Có thể hiểu đó là việc mua hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu.
1.3.1 Xuất phát từ vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung của doanh nghiệp chung của doanh nghiệp
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh thu lên mức tối đa trong những mặt hàng mà công ty đang nhập khẩu .
1.3.2 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập. còn nhiều bất cập.
Các doanh nghiệp nhập khẩu hiện nay nhập khẩu hàng về nhưng chất lượng hàng nhập khẩu còn chưa được đảm bảo do sự tìm hiểu chưa kỹ lưỡng về mặt hàng mà mình định nhập khẩu nên đã làm giảm hiệu quả nhập khẩu của hàng hóa đó .
1.3.3 Có nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường trong nước và hội nhập mới có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường trong nước và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế khu vực và thế giới .
Để một doanh nghiệp nhập khẩu có thể tồn tại được trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao nghiệp vụ kinh doanh , phát triển thị trường thì mới nâng cao được hiệu quả nhập khẩu
1.3.4 Doanh nghiệp có khả năng giảm chi phí nhập khẩu và tăng kết quả kinh doanh nhập khẩu để tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa kinh doanh nhập khẩu để tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
Để có khả năng giảm chi phí nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp nhập khẩu phải tăng khả năng chuyên môn về nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa, tạo mối quan hệ làm ăn với nhiều bạn hàng, thì mới có khả năng lựa chọn được bạn hàng tốt với giá cả sản phẩm phải chăng và chất lượng được đảm bảo .
Trong chương 1, đã trình bày phần lý thuyết về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp nói chung, các ảnh hưởng bên trong và bên ngoài của nó đối với các doanh nghiệp , các nhân tố nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp , các chỉ tiêu để phân tích thực trạng hiệu quả của doanh nghiệp. Và trong chương 2 em xin trình bày chi tiết những lý thuyết đó được áp dụng vào thực tế kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của công ty TNHH FUCO
CHƯƠNG 2