Tuyển tập gần một trăm đề thi vào lớp 10, bao gồm cả đề thi vào lớp 10 THPT của một số tỉnh và đề thi vào lớp 10 Chuyên. Các đề thi đều có đáp án kèm theo. Đây là tài liệu hữu ích cho giáo viên và học sinh tham khảo, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi quan trọng.
Trang 1SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
——————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1 (1,0 điểm).
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
(Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà, Quang Huy) Sông được lúc dềnh dàng
(Sang thu, Hữu Thỉnh)
Hãy phát hiện và phân tích giá trị của biện pháp tu từ mà Quang Huy và HữuThỉnh đã sử dụng để miêu tả dòng sông trong những câu thơ trên
Câu 2 (3,0 điểm).
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinhthần tự học trong xã hội hiện đại
Câu 3 (6,0 điểm).
Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước qua một
số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9
— Hết —
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh………Số báo danh…………
Trang 2SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
———————
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 – 2016; MÔN THI: NGỮ VĂN
Dành cho lớp chuyên Ngữ văn ( Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Câu 1 (1,0 điểm).
Phát hiện biện
pháp tu từ
- Câu thơ của Quang Huy dùng biện pháp ẩn dụ qua từ
dòng trăng để miêu tả dòng sông.
chiếu ánh trăng là dòng trăng lấp loáng, câu thơ của
Quang Huy làm hiện lên hình ảnh dòng sông tuyệt đẹp, nên thơ và cảm xúc của nhà thơ trở nên lãng mạn, bay bổng
0,25
- Hữu Thỉnh sử dụng biện pháp nhân hóa vừa miêu tả sự chuyển động nhẹ nhàng của dòng sông, vừa thể hiện nỗi niềm của thiên nhiên, tạo vật: dòng sông lắng lại, lững lờ như ngẫm ngợi, suy tư trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
0,25
Câu 2 (3,0 điểm).
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải thể hiện rõ quan điểm của mình về tự học, tầm quan trọng của tự học trong xã hội hiện đại Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Học là quá trình thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng để sống,
hòa nhập với xã hội
- Tự học là mỗi cá nhân độc lập, tự mình tiếp nhận, trau dồi kiến
thức và hình thành kỹ năng Tự học chia làm hai loại: tự học hoàn
toàn và tự học có hướng dẫn, có sự chỉ bảo của người khác.
+ Ở thời nào việc tự học cũng cần thiết vì tự học giúp con người trở
nên năng động, biết tự hoàn thiện mình, không ỷ lại, không bị phụ
thuộc, hiệu quả học tập cao.
+ Trong xã hội hiện đại, việc tự học càng trở nên cần thiết, quan
trọng hơn bởi sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự
bùng nổ thông tin đặt ra yêu cầu mới đối với người lao động: phải có
tri thức, phải luôn cập nhật thông tin để đáp ứng yêu cầu công việc,
0,5
0,5
Trang 3bắt kịp với nhịp độ phát triển chung của xã hội Do vậy, mọi người
phải tự học ở mọi lúc, mọi nơi và học tập suốt đời.
- Cần có phương pháp tự học như thế nào cho có hiệu quả?
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí phù hợp với hoàn cảnh
của bản thân và việc học tập trên lớp.
+ Chủ động tìm sách vở, tài liệu tham khảo cho từng bộ môn được
học trong nhà trường, nhằm củng cố, nâng cao hiểu biết về bộ môn
đó.
+ Tạo ra thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp
thu được qua sách vở, tài liệu, hay các phương tiện truyền thông.
0,5
- Làm gì để tạo thói quen tự học?
+ Không ngại khó, ngại khổ, luôn tìm tòi, ham học.
+ Khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ, nỗ lực tự học để
có kiến thức nền tảng vững chắc Tuy nhiên, không nên tuyệt đối
hóa vai trò của tự học, mà cần kết hợp nhiều phương pháp học tập
khác nhau như học thầy cô, bạn bè Có như vậy, mới chiếm lĩnh
được đỉnh cao tri thức và hoàn thiện nhân cách.
Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; vận dụng tốt các kĩ năng làm văn để viết bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn.
Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của
đề bài Thí sinh phải chọn một số tác phẩm tiêu biểu (ít nhất là hai bài) trong giai đoạn
kháng chiến chống Mĩ (có thể chọn trong số các bài tiêu biểu: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Lặng lẽ Sa
Pa của Nguyễn Thành Long), phân tích để làm nổi bật được hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam
trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước (nên chọn và làm nổi bật hình ảnh thế hệ trẻ trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước ở cả hai mặt trận: trong chiến đấu và trong lao động) Dưới đây là những gợi ý cơ bản:
2 Khái quát chung về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước qua văn học 1,0
- Các tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến
Duật, Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long ra đời trong thời điểm cuộc kháng chiến chống
Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt Mặc dù vậy, các tác giả không đi
sâu miêu tả những đau thương mất mát, những vất vả khó khăn của
dân tộc mà tập trung khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt
Nam trong chiến đấu cũng như trong lao động
- Các tác phẩm làm hiện lên hình ảnh những con người rất đỗi bình
0,5
Trang 4dị, tâm hồn trong sáng, có lòng yêu nước thiết tha, không quản ngại
khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, ngày đêm chiến đấu với kẻ thù, hăng
say lao động để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước Họ đã tạo
nên một tập thể anh hùng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt,
trong đó mỗi nhân vật đều có vẻ đẹp riêng hòa vào vẻ đẹp chung của
dân tộc.
0,5
3 Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu
nước
a Hình ảnh thế hệ trẻ thời chống Mĩ trong chiến đấu 2,0
- Họ luôn hiên ngang, dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn,
gian khổ:
+ Trên những chiếc xe không kính, những người lính lái xe có tư thế
ung dung, bình tĩnh đến lạ thường (Ung dung buồng lái ta ngồi ).
Họ chấp nhận thử thách như một tất yếu (ừ thì có bụi, ừ thì ướt
áo…), với một thái độ bất chấp mọi hiểm nguy và hết sức ngang tàng
(chưa cần rửa, chưa cần thay…).
+ Những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn hàng
ngày phải phơi mình trên trọng điểm sau những trận bom, đo khối
lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom Công
việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm, cái chết luôn rình rập họ từng phút,
từng giờ nhưng họ vẫn luôn chủ động, bình tĩnh trong mọi tình
huống, gan dạ, dũng cảm, không quản ngại khó khăn nguy hiểm.
- Họ là những con người trẻ trung, lãng mạn, nhiều khát vọng:
+ Những cô gái thanh niên xung phong là những người yêu đời, dễ
rung cảm, giàu ước mơ (Phương Định, Nho, chị Thao là những cô
gái hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng, ).
+ Những người lính lái xe rất trẻ trung, sôi nổi, lạc quan yêu đời
(Thấy sao trời và đột ngột cánh chim, Như sa như ùa vào buồng lái;
phì phèo châm điếu thuốc; nhìn nhau mặt lấm cười ha ha; Lại đi, lại
đi trời xanh thêm…)
- Họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết:
+ Hoàn cảnh chiến tranh đã gắn kết những người lính lái xe trong
tình thân đồng đội như anh em ruột thịt, cùng sẻ chia với nhau trong
cuộc sống thiếu thốn, hiểm nguy (Bếp Hoàng Cầm; Chung bát đũa
nghĩa là gia đình đấy…)
+ Trong khói lửa đạn bom, những cô thanh niên xung phong cũng
gắn bó, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau bằng tình cảm chân thành,
thắm thiết của những người đồng đội (Phương Định và chị Thao
chăm sóc Nho khi Nho bị thương…)
- Họ có lý tưởng sống cao đẹp, có tình yêu nước nồng nàn, sẵn sàng
chiến đấu, hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc (Người chiến sĩ
lái xe, những nữ thanh niên xung phong làm nên những kỳ tích phi
thường là nhờ có tình yêu Tổ quốc: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía
trước / Chỉ cần trong xe có một trái tim”, ).
0,5
0,5
0,5
0,5
b Hình ảnh thế hệ trẻ thời chống Mĩ trong lao động 2,0
* Hình ảnh thế hệ trẻ thời chống Mĩ trong lao động được tập trung
thể hiện trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long Tác
phẩm như một bài ca về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của
những con người lao động tưởng chừng như bình thường mà cao cả,
luôn quan tâm và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước Họ
0,5
Trang 5lặng lẽ, âm thầm, ngày đêm cống hiến hết mình cho đất nước
- Họ là những người nhiệt tình và hăng say lao động Trong điều
kiện khắc nghiệt, những người lao động ấy vẫn mang hết sức lực của
mình để cống hiến cho Tổ quốc (Anh thanh niên với những suy nghĩ
đúng đắn, sâu sắc về công việc, có tinh thần trách nhiệm, biết vượt
lên khó khăn và gian khổ của hoàn cảnh sống để làm việc Anh cán
bộ nghiên cứu khoa học luôn sẵn sàng trong tư thế suốt ngày chờ
sét, ).
- Họ là những người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan Anh
thanh niên, anh cán bộ nghiên cứu khoa học,… đã thực sự tìm thấy
niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ Họ làm việc
và lo nghĩ cho đất nước Lí tưởng sống của họ là vì nhân dân, vì đất
nước.
- Họ có lối sống giản dị, khiêm tốn, giàu tình cảm: anh thanh niên là
người có tâm hồn cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khát khao
được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người; biết tổ chức, sắp xếp cuộc
sống một cách chủ động, ngăn nắp; khiêm tốn, trân trọng sự hi sinh
thầm lặng của những người xung quanh Cuộc gặp gỡ đầy thú vị
giữa anh thanh niên, người họa sĩ, cô kỹ sư và bác lái xe bộc lộ tình
cảm đáng trân trọng của họ
0,5
0,5
0,5
- Với cảm hứng ngợi ca, hình ảnh những người lính, những nữ thanh
niên xung phong, những người lao động thời kỳ chống Mĩ hiện lên
chân thực, sinh động, cao đẹp; gieo vào lòng người đọc niềm trân
trọng, cảm phục xen lẫn tự hào.
- Qua đó, chúng ta hiểu hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc, về thế
hệ cha anh với lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh xương máu, hi
sinh tuổi thanh xuân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thế hệ trẻ hôm
nay cần kế thừa và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế
hệ cha anh đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trang 6SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
TRẦN HƯNG ĐẠO
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I Đọc – hiểu: (2,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”
1 Lời nhận định trên là của ai? Trích trong tác phẩm nào? Tác giả? (0,75 điểm)
2 Từ nào mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi giống
nước ta, bụng dạ ắt khác”? (0,25 điểm)
3 Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ
ngữ và vị ngữ trong câu ấy? (1,0 điểm)
II Làm văn: (8,0 điểm) Bình Thuận chuyên – 2015.2016
Câu 1: (3,0 điểm)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:“Đi
đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một
hế giới kì diệu sẽ mở ra”
(Trích Cổng trường mở ra – Lý Lan, theo Ngữ văn 7, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam – 2014)
Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì về thế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ buông tay và khích lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế
nào qua những năm đi học?
(Bài làm không quá 01 trang giấy thi)
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em qua hai khổ thơ sau:
“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
[…]
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”
(Trích “Sang thu”- Hữu Thỉnh, theo Ngữ văn 9, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam - 2014)
1 - Đây là lời nhận định của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ
- Trích trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngô gia
Trang 7văn phái (Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì)
2 Từ mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác” là từ: “ắt”
3
Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu ghép.
- Cụm chủ - vị thứ nhất: "chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải"
+ Vị ngữ: "không thể chịu nổi"
("ai cũng muốn đuổi chúng đi” là phần phụ chú)
1
Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được
những gì về thế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ buông tay và khích
lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế nào qua những năm đi học?
- Thế giới kì diệu đó là thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
- Đó là nơi chúng ta được trang bị những kĩ năng, những bài học làm người quý báu để vươn tới thành công.
→ Chỉ trường học mới mở ra cho chúng ta một thế giới diệu kì đến
+ Chủ đông sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.
+ Tự lo cho bản thân những việc có thể làm được như: giặt quần
áo, sắp xếp đồ dùng học tập…
+ Thời gian rảnh giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà: trông em, nấu cơm…
2 Cảm nhận về hai khổ thơ trích “Sang thu”- Hữu Thỉnh.
I Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ với ngòi bút luôn hướng về đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn.
- “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, được viết khi
Trang 8thiên nhiên bắt đầu sang thu và cũng là thời điểm đất nước vừa bước từ chiến tranh sang hòa bình.
II Phân tích:
Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
- Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:
+ “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được
cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.
+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi
hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
+ “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như
một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn.
- Cảm xúc của nhà thơ:
+ Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng,
cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận Đó có thể là do những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hoặc do quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra.
+ Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…
Khổ cuối: Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con người.
- Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – mưa.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa”
+ Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt.
+ Mưa cũng đã ít đi Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi
lại chợt đi Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần,
hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.
- Hình ảnh ẩn dụ:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
+ Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu.
+ Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải, từng vượt qua những khó
khăn, thăng trầm Qua đó, khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến động của cuộc đời.
→ Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng
Trang 9trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức khó khăn, gian khổ.
III Đánh giá:
Thông qua hai khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên lúc vào thu thật mới mẻ, sinh động, ấn tượng, đồng thời cũng gửi gắm tới người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía Qua đây cho thấy tình yêu thiên nhiên và ngòi bút tài hoa của tác giả.
Trang 10SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TỔ: NGỮ VĂN
- -MÃ ĐỀ: VC01
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù Hứng lấy luồng bom…”
(Trích “Khoảng trời và hố bom” – Lâm Thị Mỹ Dạ)
1 Em hãy tìm một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ
đầu (0,5 điểm)
2 Những cô gái mở đường trong đoạn thơ trên đã lấy tình yêu Tổ quốc “thắp lên mình ngọn lửa” Theo em ngọn lửa ấy thể hiện điều gì? (0,5 điểm)
3 Em hãy kể tên một nhân vật tiêu biểu mà em đã được học ở lớp 9 cũng là
một “cô gái mở đường” Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm nào? (0,5 điểm)
4 Tình yêu Tổ quốc của những cô gái mở đường được thể hiện qua những hành động nào? Viết đoạn văn ngắn (10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa và vẻ đẹp của những hành động ấy, qua đó hãy rút ra bài học và nhận thức
của bản thân về tình yêu Tổ quốc trong xã hội mới (1,5 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
“Mạng xã hội đã trở thành một phần đời sống hiện nay, nhất là với giới trẻ Rất nhiều bạn trẻ, ngay cả những học trò tiểu học, cuộc sống đã chìm ngập trong thế giới ảo Theo các chuyên gia tâm lý, điều nguy hiểm nhất là các em vào cơn bão hấp dẫn của mạng xã hội một cách hoàn toàn bị động, không hề được chuẩn
bị hành trang để bảo vệ bản thân.
Các em tưởng rằng ở thế giới đó chỉ mấy là dòng chữ, hình ảnh vô hại mà không lường được những hậu họa Đôi khi chỉ một nút Like hay Share tưởng rằng
vô thưởng vô phạt lại dẫn đến hậu họa Ở đó, các em có thể là nạn nhân hoặc gây hại cho người khác, dù có thể là vô tình […]”
(Trích “Sống ảo, hậu quả thật”, Thứ Năm, 21/01/2016, nguồn:
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/song-ao-hau-qua-that-20160121151213433.htm)Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nêu lên suy nghĩ của em về hiện
tượng “sống ảo” của một số bộ phận giới trẻ ngày nay.
Câu 3: (4,0 điểm)
Trang 11Nét độc đáo trong cách cảm nhận và thể hiện mùa xuân thiên nhiên, đất trời
và mùa xuân đất nước của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
………
Trang 12SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TỔ: NGỮ VĂN
- -MÃ ĐỀ: VC02
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi hỏi đất:
- Ðất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau, làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Theo Hữu Thỉnh, “Hỏi”)
1 Hãy xác định một biện pháp tu từ được sử dụng đặc sắc trong đoạn hội
thoại trên Hãy viết câu hỏi của “Tôi” với đất theo lối dẫn gián tiếp (0,5 điểm)
2 Dường như câu hỏi của “Tôi” với người chưa có câu trả lời, bằng hai câu
thơ em đã được học hoặc được biết hãy trả lời cho câu hỏi đó (0,5 điểm)
3 Bằng vài dòng suy nghĩ (từ 7-10 dòng), em hãy nêu suy nghĩ của mình về
lẽ sống ở đời qua cuộc nói chuyện giữa “Tôi” với đất, nước, cỏ và người (2,0
Người ta cứ đổ lỗi cho công nghệ, liệu có thật sự là như vậy không?
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên bằng một bài viết khoảng
01 trang giấy thi
Câu 3: (4,0 điểm)
Tâm sự về việc làm thơ, nhà thơ Trần Lê Văn viết:
Không làm được thơ ngắn Đành phải làm thơ dài Khó nói bằng im lặng
Trang 13Đành phải nói bằng lời Thơ dài lời dài vẫn bất lực Sao làm cầu nối tôi với đời?
Có ai nghe thấy một tiếng vọng Thì thả con thuyền sang với tôi.
(Tiếng Vọng, Trần Lê Văn, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa Thông
………
Trang 14SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TỔ: NGỮ VĂN
- -MÃ ĐỀ: VC03
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (5,0 điểm)
Cách đây ba năm, vào tháng 5/2011, Trung Quốc gây hấn, cắt cáp tàu thăm
dò dầu khí của Việt Nam trên biển Đông, bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của nhà
thơ Nguyễn Việt Chiến ra đời và nhận được sự đồng cảm của hàng triệu độc giả Tháng 5/2014, Biển Đông lại trở thành điểm nóng khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan và tàu chiến vào xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bài thơ này lại được nhiều người truyền nhau với sức lan tỏa mãnh liệt của nó.
Đọc những dòng thơ sau được trích từ bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển (Nguyễn
Việt Chiến) và trả lời các câu hỏi:
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không (…)
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.
1 Em hiểu và cảm nhận thế nào về hình tượng “sóng” trong hai dòng thơ:
“Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa” và “Trong hồn người có ngọn sóng nào
không” ? (1,0 điểm)
2 Tác giả đã khẳng định điều gì khi viết: “Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.”? (1,0 điểm)
3 Trong những ngày này, khi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm
phạm, trong hồn em “có ngọn sóng nào không”? Hãy viết bài văn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ, tình cảm đó (3,0 điểm)
Câu 2: (5,0 điểm)
Một trong những tình cảm thiêng liêng luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam là tình yêu Tổ quốc Đặc biệt, tình cảm đó đã được nhiều nhà thơ, nhà
văn thể hiện trong tác phẩm của mình Trong bài thơ “Tình sông núi”, nhà thơ
Trần Mai Ninh viết:
Có mối tình nào hơn thế nữa Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền
Trang 15Có mối tình nào hơn thế nữa Trộn hoà lao động với giang sơn
Có mối tình nào hơn
Tổ quốc?
Dựa vào ý thơ trên và các bài thơ hiện đại đã được học ở chương trình Ngữ
văn lớp 9, em hãy viết một bài văn với nhan đề: Tình yêu Tổ quốc.
………
Trang 16SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TỔ: NGỮ VĂN
- -MÃ ĐỀ: VC04
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Việc tác giả Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật của
mình trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” gợi cho em suy nghĩ gì?
b) Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, tác giả có khi xưng
“tôi” lại có lúc xưng “ta” Em có nhận xét gì về ý nghĩa của việc thay đổi các đại
từ nhân xưng mà tác giả đã sử dụng
Câu 2: (3,0 điểm)
Trong văn bản Những đứa trẻ (Thời thơ ấu – M Go-rơ-ki, Ngữ văn 9, tập
một), cậu bé A-li-ô-sa và ba đứa con nhà đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp bị cấm đoán,
không được phép chơi với nhau Nhưng A-li-ô-sa đã khoét một lỗ hổng hình bán nguyệt ở hàng rào, mấy thằng bé, lần lượt từng đứa hay hai đứa một, lại gần, (…) ngồi xổm hoặc quỳ xuống nói chuyện khe khẽ với nhau.
Hành động của những đứa trẻ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc vượtqua rào cản trong cuộc sống?
Câu 3: (5,0 điểm)
Bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) mặc dù
không phải viết về trăng nhưng hình ảnh ánh trăng vẫn neo đậu lại một khoảnh khắc đáng nhớ trong lòng người đọc
Phân tích sự giống và khác nhau của hình ảnh trăng để thấy rõ dấu ấn riêng của mỗi nhà thơ
………
Trang 17SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TỔ: NGỮ VĂN
- -MÃ ĐỀ: VC05
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (6,0 điểm):
“Trước Hữu Thỉnh, hình như trong thơ, mùa thu đã sớm định hình, sự định hình trong trạng thái ổn định (như Nguyễn khuyến, Nguyễn Du) hoặc có vận động cũng là sau một cái mốc tuy vô hình nhưng đã có một cái gì đó đã phân chia (như
Xuân Diệu, Huy Cận) Còn đến Sang thu, cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian đã khác Chưa có một sự định hình, nó bắc cầu giữa cái không và cái có Chính cái
cảm giác mơ hồ và tinh tế này chuyên chở hồn thu theo cái cách của mùa thu Nhạy cảm, nhẹ nhàng, mùa thu đến vừa lạ vừa quen, nó đánh thức nơi ta những gì
da diết lắm […]”
(Trích “Bình giảng văn 9” – Vũ Dương Qũy, Lê Bảo)
1 Theo em, cái không và cái có trong cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian
trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là gì ? Suy nghĩ của em về cách lựa chọn
ấy
2 Qua việc phân tích vẻ đẹp của bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh), em hãy làm rõ “những gì da diết lắm” mà bài thơ đã đánh thức nơi tâm hồn mình
Câu 2 (4,0 điểm):
Đọc câu chuyện sau đây:
Lắng nghe hay chờ một viên đá
Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc xe đang đậu bên lề.
Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ thì chẳng có ai cả Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình Ông đạp ngay thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra Quả là có một đứa trẻ đang đứng giữa những chiếc xe đậu Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè gí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: “Mày làm cái quỷ gì thế hả?” Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: “Chiếc
xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày đấy”.
“Làm ơn, thưa ông Con xin lỗi Con không biết làm cách gì khác hơn” – cậu
bé van nài – “Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có một người nào dừng xe lại…” Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay về phía vỉa hè “Nó là em con” – cậu bé nói – “Chiếc xe lăn từ trên lề đường xuống, nó bị
Trang 18ngã ra khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi” Vừa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ: “Ông làm ơn giúp con đặt nó vào xe lăn Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với con”.
Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi cái gì đó đang chẹn ngang cổ họng mình Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn rồi rút khăn ra cố lau sạch các vết bẩn và kiểm tra mọi thứ cẩn thận một cách ngượng nghịu.
“Cám ơn rất nhiều, ông thật tốt bụng” Đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn biết ơn rồi đẩy em nó đi Người đàn ông đứng nhìn mãi, sau cùng cũng chậm bước
đi về phía xe của mình Đoạn đường dường như quá dài.
Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông vẫn giữ lại vết lõm ngày nào như một lời nhắc nhở bản thân suốt cả cuộc đời.
(Theo mục Đời sống, báo điện tử kenh14.vn, ngày 30/08/2013)
Trong cuộc sống, đôi khi bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có
một “viên đá” ném vào mình Bạn sẽ chọn điều gì: “Lắng nghe hay là chờ một viên đá.”
Hãy viết bài văn ngắn (không quá 2 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của bản thân
về ý nghĩa của câu chuyện trên Qua đó, hãy trình bày cách lựa chọn của bản thân
trước một vấn đề trong cuộc sống: Lắng nghe hay là chờ một viên đá.
………
Trang 19TẠO TỔ: NGỮ VĂN
- -MÃ ĐỀ: VC06
NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
“Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông chảy nặng phù sa ”
(Trích “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi)
1 Tìm và chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên (1,0 điểm)
2 Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì trong việc truyền tải ý nghĩa của
khổ thơ (1,0 điểm)
3 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng), nêu lên suy nghĩ của em về
hình ảnh “đất nước” được gợi ra từ khổ thơ trên (1,0 điểm)
Trang 20Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng Rét, bác ạ Ở đây có cả mưa tuyết đấy Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt
ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một)
Và:
Cuộc sống ở đây đã dạy cho chúng tôi thế nào là sự im lặng Sự im lặng từ sáng đến giờ không bình thường Cái không bình thường đó đang đến Tiếng máy bay trinh sát rè rè Phản lực gầm gào lao theo sau Hai thứ tiếng đó trộn lẫn vào nhau, rót vào tai con người một cảm giác khó chịu và căng thẳng [ ]
Những cái xảy ra hằng ngày: máy bay rít, bom nổ Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét Đất dưới chân chúng tôi rung Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung Tất cả, cứ như lên cơn sốt Khói lên, và cửa hang bị che lấp Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.
(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai)
Anh/ chị hãy cảm nhận về sự im lặng trong cuộc sống của những con người lặng lẽ qua những dòng văn của Nguyễn Thành Long và Lê Minh Khuê
………
Trang 21SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TỔ: NGỮ VĂN
- -MÃ ĐỀ: VC07
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
Trong trái tim thế hệ trẻ một thời, “… những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.”
(lời nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà
văn Lê Minh Khuê)
Hôm nay, trong trái tim em, ai là người đẹp nhất ?
Câu 2: (6,0 điểm)
Cảm nhận về tình tri kỉ trong hai đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
(Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một)
Và:
Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa
(Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một)
…… HẾT ……
Trang 22SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TỔ: NGỮ VĂN
- -MÃ ĐỀ: VC08
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Thế là đã đến lúc phải đi rồi, mọi người phải xúm lại vỗ về nó, mẹ nó bảo:
- Thu! Để ba con đi Thống nhất rồi ba con về.
Bà ngoại nó vừa vuốt tóc nó vừa dỗ:
- Cháu của ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một cây lược.
Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo:
- Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba! – Nó nói trong tiếng nấc, vừa nói vừa từ từ tuột xuống.”
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, năm 2014)
a Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào mà em đã học trong chương
trình Ngữ văn 9 Nêu rõ tên tác giả của tác phẩm ấy (0,5 điểm)
b Nhân vật nào trong tác phẩm ấy để lại nhiều ấn tượng với em nhất Vì sao?
như một nghệ nhân, làm chiếc lược ngà voi tặng con gái Hãy cho biết ý nghĩa
nghệ thuật của chi tiết này (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 i m)điểm) ểm)
Mẹ yêu con bằng những dòng sữa ngọt.
Cha yêu con bằng giọt mặn mồ hôi.
Tình yêu của cha mẹ đối với con không
gì đo đếm được… nhưng liệu ta đã làm được
gì để đền đáp công ơn trời biển ấy
Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy
thi) trình bày suy nghĩ của em về tình thương
mà cha mẹ đã dành cho những người con
Câu 3: (4,0 điểm)
Trang 23Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, năm 2014)
Nói đến chất liệu văn học, không thể không kể đến thiên nhiên – một nguồn
cảm hứng vô tận với các nhà thơ, nhà văn làm đề tài sáng tác từ xưa đến nay Nếu như những thi nhân, văn nhân trung đại hướng tâm hồn mình với mây, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, tửu – những thú vui tao nhã ở đời thì những tác giả hiện đại lạihướng ngòi bút của mình về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước, của con người trong thời đại đổi mới
Em hãy chọn một khổ thơ hoặc một đoạn thơ mà em đã được học trong
chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài này để phân tích làm rõ vẻ đẹp của những vật liệu mà các thi nhân đã mượn từ thực tại góp phần làm đẹp thêm cho những
………
Trang 24TẠO TỔ: NGỮ VĂN
- -MÃ ĐỀ: VC09
NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4,0 i m)điểm) ểm)
Chàng trai Nguyễn
Sơn Lâm, chỉ cao
chưa đầy một mét, đi
phải chống nạng
nhưng lại giỏi ba thứ
tiếng, từng thi Việt
Nam Idol 2010, năm
2011, anh là người
đã chinh phục đỉnh
Phanxipăng và trở
thành người khuyết
tật Việt Nam đầu tiên
đặt chân lên đỉnh núi
đã học được cáchđứng thẳng dù không
có chân tay, để từ đóchiến thắng số phận
và tự mình trở thànhmột điều kỳ diệugiữa đời thường
Bill Gate, bỏ dở Đạihọc, lập công ty phầnmềm nhưng liên tiếpthất bại Khắc phụcnhững thất bại đó ôngvươn lên thành tỷ phúbậc nhất của nhân loại
Chung Zu Zung, chủtịch tập đoàn HuyndaiHàn Quốc từng là nôngdân, công nhân và khitrở thành ông chủ tậpđoàn Huyn đai thì đó là
cả một quá trình “gian nan rèn luyện mới thành công”.
Từ cảm xúc và suy nghĩ mà những thông tin trên gợi ra, em hãy viết bài văn
ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) với nhan đề “Nghị lực cuộc sống”.
Câu 2: (6,0 điểm)
Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(Đồng chí – Chính Hữu) Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Trang 25So sánh hình ảnh bàn tay đồng đội trong hai đoạn thơ trên Từ đó, rút ra yêu cầu về hình ảnh trong thơ.
………
Trang 26SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TỔ: NGỮ VĂN
- -MÃ ĐỀ: VC10
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Trong học tập học sinh có xu hướng “học vẹt”, tức là học một cách máy móc những gì thầy cô đọc cho ghi chép mà không cần hiểu bài học muốn nói gì, vì sao kiến thức đó đúng, học bài thì không đọc tiêu đề, cứ học ào ào như một cái máy,… Nếu học sinh gặp một câu hỏi nằm ngoài những gì đã được nghe, được ghi chép, chúng cảm thấy bối rối, khó khăn, không thể tự suy nghĩ mà tìm ra câu trả lời Ta cũng nhận ra rằng sự sáng tạo của học sinh ngày nay kém các thế hệ trước rất nhiều.
(2) Trong gia đình, những đứa con càng ngày càng thiếu ý thức về giá trị của đồng tiền và công sức lao động, ít giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà dù đó chỉ là việc
tự dọn dẹp phòng mình: Nhiều bạn trẻ thích xài tiền nhưng không nghĩ tiền này do đâu mà có, thức ăn mỗi ngày do ai nấu, nhà cửa - chén đĩa sạch sẽ do ai rửa dọn mỗi ngày, quần áo mình mặc do ai giặt ủi,…? Nhiều lúc chúng còn trách móc cha
mẹ không làm giùm chúng những việc mà đáng lẽ ra chúng phải tự làm tự chịu trách nhiệm như mang đầy đủ đồ dùng cá nhân khi đi học hoặc đi du lịch, tự thức dậy đúng giờ, tự lực học tập theo thời khóa biểu,…
(3) Một số trẻ lại thiếu khả năng giao tiếp ứng xử ngoài xã hội, trở nên nhút nhát rụt rè khi tiếp xúc với người lạ, hoặc nói năng thiếu lễ phép, hoặc quá dạn dĩ trở nên trơ tráo thiếu tôn trọng người khác, nét mặt thì vênh váo coi trời bằng vung,…
(4) Khi đến tuổi tự lập cần tách khỏi gia đình, nhiều người sẽ cảm thấy hụt hẫng chới với thiếu tự tin vào bản thân khi bước vào đời Họ dần trở nên mất phương hướng khi cuộc sống thay đổi, khó thích nghi khi gặp tình huống bất ngờ Hiện nay có nhiều người đỗ đạt cao có thể có bằng thạc sĩ nhưng thiếu bản lĩnh đương đầu với khó khăn không thành công trong cuộc sống.
(5) Hiện tượng ỷ lại ở giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi của xã hội mai sau.
(Theo “Căn bệnh ỷ lại của giới trẻ”, nguồn Internet)
1 Xác định một phép liên kết có trong đoạn (1) (0,5 điểm)
2 Theo tác giả, tác hại ghê gớm của căn bệnh ỷ lại đối với giới trẻ thời nay là
gì? (Yêu cầu: Chỉ cần nêu 02 tác hại của căn bệnh ỷ lại) (0,5 điểm)
3 Theo sự hiểu biết của bản thân, nêu ít nhất 02 dẫn chứng về căn bệnh ỷ lại
của một số bộ phận giới trẻ ngày nay (1,0 điểm)
Trang 274 Em có đồng ý với ý kiến: “Hiện tượng ỷ lại ở giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi của xã hội mai sau” không ? Qua đó,
hãy nhận xét về thực trạng ỷ lại vào cha mẹ của một số bộ phận học sinh hiện nay
Đọc đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.
…
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
Hãy phân tích ba khổ thơ trên để làm rõ: Tràn đầy trên những dòng thơ là mộtcảm hứng xuân, nhưng không phải là một mùa xuân kì vĩ, lớn lao, mà là – và chỉ là– một mùa xuân nho nhỏ
………
Trang 28SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TỔ: NGỮ VĂN
- -MÃ ĐỀ: VC11
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (5,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CÂU CHUYỆN VỀ BỐN NGỌN NẾN
Trong phòng tối có bốn ngọn nến đang cháy
Xung quanh thật yên tĩnh nên người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng
Ngọn nến thứ nhất nói: “Tôi là hiện thân của hòa bình, các nơi sẽ như thế nào nếu không có tôi, tôi thật sự quan trọng cho mọi người”.
Ngọn nến thứ hai lên tiếng: “Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành, hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi”.
Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói: “Tôi là hiện thân của tình yêu, tôi mới thật sự quan trọng, hãy thử coi, nếu không có tình yêu cuộc đời sẽ ra sao”.
Đột nhiên cánh cửa chợt mở tung Một cậu bé chạy vào phòng, một ngọn gió lùa vào làm tắt cả ba ngọn nến
“Tại sao ba ngọn nến lại tắt?” – Cậu bé sửng sốt nói và òa lên khóc.
Lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: “Đừng lo lắng cậu bé, khi tôi còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng ba ngọn nến kia, bởi vì tôi chính là niềm hi vọng”.
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng những ngọn nến vừa tắt
Ngọn lửa của hi vọng sẽ luôn theo cùng các bạn đi suốt cuộc đời… khi giữ
được hi vọng, chúng ta có thể thắp sáng lại ngọn lửa của “Hòa bình, lòng trung thành và tình yêu”.
(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)
1 Xác định phương thức biểu đạt chính của câu chuyện (0,5 điểm)
2 Theo em, niềm hi vọng được nhắc đến trong câu chuyện trên có giống với
niềm hi vọng được nhắc đến trong đoạn trích sau từ tác phẩm “Cố hương” của nhà
văn Lỗ Tấn không? Vì sao? (1,0 điểm)
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”
(Theo Sách Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, năm 2012, tr 216)
Trang 293 Xét về mục đích sử dụng, hai câu in nghiêng, in đậm sau có giống nhau
không? Vì sao? (0,5 điểm)
a Đột nhiên cánh cửa chợt mở tung Một cậu bé chạy vào phòng một cơn gió
lùa vào làm tắt cả ba ngọn nến: “Tại sao ba ngọn nến lại tắt?”.
b Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
(Trích “Ông Đồ” – Vũ Đình Liên)
4 Từ việc rút ra ý nghĩa của câu chuyện trên, em hãy viết bài văn ngắn
(khoảng 01 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của bản thân về “niềm hi vọng” trong cuộc sống ngày nay (3,0 điểm)
………
Trang 30SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO TỔ: NGỮ VĂN
- -MÃ ĐỀ: VC12
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Những đêm rừng, nằm trên võng, mắt chỉ thấy tấm ni lông nóc, lúc nhớ con anh cứ ân hận sao mình lại đánh con Nỗi khổ tâm đó cứ giày vò anh […] Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt Có cây lược, anh càng mong gặp lại con.”
(Trích “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ Văn 9, Tập một)
Suy nghĩ của em về vai trò của chi tiết “chiếc lược ngà” trong truyện ngắn
cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Câu 2: (1,0 điểm)
Đọc đoạn trích bài thơ “Mẹ và quả” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, viết
năm 1982 (in trong tập Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Hội Nhà văn Việt Nam, 1986):
Và chúng tôi – một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ trên
Câu 3: (3,0 điểm)
Suy nghĩ của em về bài học cuộc sống được gợi ra từ câu nói sau: “Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp và hãy nhìn xuống thấp để biết mình chưa cao.”
(Y Phương - Nói với con)
Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
(Bằng Việt - Bếp lửa)
Từ ý nghĩa của những câu thơ trên, em hãy viết bài văn nghị luận với chủ đề “Gia đình và quê hương - chiếc nôi nâng đỡ đời con.”
Trang 31Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ:
" Nao nao dòng nước uốn quanhDịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường,Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh "
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 1: ( 1,5 điểm)
Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa
của hình ảnh kết thúc bài thơ
Câu 2: ( 7 điểm )
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn
Nguyễn Thành Long
GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1: ( 1,5 điểm)
Học sinh phát hiện các từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu và thấy tác dụng của chúng : vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong người đọc Các
từ láy vừa gợi tả hình ảnh của sự vật vừa thể hiện tâm trạng con người
- Từ láy ở hai dòng đầu : gợi cảnh sắc mùa xuân lúc chiều tà sau buổi hội vẫn mang cáinét thanh tao trong trẻo của mùa xuân nhưng nhẹ nhàng tĩnh lặng và nhuốm đầy tâm
trạng Từ láy "nao nao" gợi sự xao xuyến bâng khuâng về một ngày vui xuân đang còn
mà sự linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện
- Từ láy ở hai câu sau báo hiệu cảnh sắc thay đổi nhuốm màu u ám thê lương Các từgợi tả được hình ảnh nấm mồ lẻ loi đơn độc lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ thật đáng tộinghiệp khiến Kiều động lòng và chuẩn bị cho sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnhcủa âm khí nặng nề trong những câu thơ tiếp theo
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "đầu súng trăng treo" được 1 điểm.
Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :
Trang 32- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình
ảnh : rừng hoang, sương muối Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bênnhau, mai phục chờ giặc
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp củavầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : Đầu súng trăng treo Hình ảnh trăngtreo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội vàtâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồnngười lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoàbình Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầysáng tạo của Chính Hữu
Câu 3: ( 7 điểm)
Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ về
anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa - là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động trí
thức trong những năm đất nước còn
chiến tranh :
a Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị và
hấp dẫn của văn học kháng chiến chống Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu
biểu
b Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên :
- Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc Các dẫn chứng tiêu biểu : mộtmình trên đỉnh núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấymình với công việc là đôi, một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào thể hiện ýthức quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao
- Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự khiêm tốn (nói chuyệnrất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhườngkhi nói về mình mà giới thiệu những tấm gương khác)
- Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống củamình tốt đẹp hơn : không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang mở,vườn hoa đàn gà là những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó
c Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thứclặng lẽ dâng cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng
Trang 33ĐỀ SỐ 2.
Câu 1 ( 3 điểm)
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
a Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề Hãy chỉ ra
tư tưởng chung đó
b Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên
Câu 2: ( 7 điểm )
Môi trường sống của chúng ta đang kêu cứu Dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một bài văn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn
GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1: ( 3 điểm)
a Khác nhau và giống nhau :
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ướcnguyện của mình
b HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiệntrong đoạn thơ
Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân
ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng vàcảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâmniệm của mình Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến chođời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót Nét riêng trong những câu thơcủa Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan
hệ với cộng đồng
Trang 34Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốnlàm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc Đó là giọng điệu vừa trangnghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải
xa Bác Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấmlòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cấttiếng hót
Câu 2: ( 7 điểm)
Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau :
a Nêu vấn đề nghị luận : Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và conngười chưa có ý thức bảo vệ
b Biểu hiện và phân tích tác hại :
- Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống
- Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng
c Đánh giá :
- Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá huỷ môi trường sống tốtđẹp
- Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc
d Hướng giải quyết :
- Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ
môi trường
- Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội
BÀI VĂN MẪU
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc
xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa Người dân được giáo dục rất kỹ về
ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây
là gây ô nhiễm môi trường
Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần Tuy vậy , họ vẫn thản nhiên , vô tư không có gì áy náy Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặc giũ thậm chí là nấunướng Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã
tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi
Trang 35Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, khôngquan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình.Điều này, mỗi chúng ta cầnsuy nghĩ lại.Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởngđến sức khỏe con ngươì Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?Nước không sạch,con người
sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế côngnghiệp , hiện đại Không ở đâu xa , ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Bạch Đằng chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông , cụ bà và cả các thanh thiếu niên Mọi người đến
để thư giãn , hóng mát nhưng nhìn xuống dòng nước ven bờ , nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ xuống , bao ni lông bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm , mất mĩ quan cả dòng sông Còn đối với những ghế đá vô tội vạ bị những người vô ý thức trét bã kẹo cao su , khi có một người nào đó vô tình ngổi lên thì việc gì
sẽ xảy ra ? Bã kẹo sẽ dính chặt vào quần áo của người đó không những làm bẩn quần áo
mà còn gây sự khó chịu Và sẽ ra sao khi người ngồi trên ghế đá kia có một cuộc hẹn quan trọng ? Bạn thấy đó , chỉ cần có một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người khác
Ngày nay , đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa Thế nhưng , được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉamai mình , tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người
Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao ? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá Chúng vương vãi khắp nơi gây
ùn tắc giao thông Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa Như đã kể ở trên , xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua Tệ hại hơn , đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầmH5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y
xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ , ao Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao , hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gai đình Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước Chúngkhiến cho cống không thoát được nước Vào những ngày mưa lớn , do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả , nước tràn khắp đường phố , cản trở giao thông Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà Nhìn cảnh tượng ấy , em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất
Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất nhiều Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo , vỏ bánh Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô Làm sao các thầy , các cô có thể toàn tâm dạy học trong
Trang 36một phòng học toàn rác bẩn như vậy Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác ,dọn vệ sinh lớp Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thờigian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp Thật tai hại làm sao !
Ngày hôm nay , vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều Nước ta đã là một thành viên của
tổ chức thương mại thế giới WTO Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnhAPEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến
Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông Mọi người được giới thiệu
về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện Nhưng khi nhìn thấy những
sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng ? Hay đó là một cách nhìn khác , cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam
Chưa bao giờ , ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày , từng giờ Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn , nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân
từ con người , từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừabãi Nói cách khác , những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh , thể hiện hành vi vô văn hóa , gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh , tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý , khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều
có nguyên nhân bắt nguồn từ con người Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng
và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi Ở các lớp học, hằngngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gianđể đi nhắc nhở từngngười một Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức , phản văn hóa, văn minh , phá hoại môi trường sống Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thườngxuyên Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêugọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân Do đó mà trình độ hiểu biết của ngườidân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp Mặt khác , nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là
đã bị phạt tiền rất nặng Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường Còn ở Việt Nam thì sao ? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không
có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi , nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng
Trang 37được nâng cao cách nghĩ Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ ứng xử
có văn hóa Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng
đồng Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắpbãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát , làm giảm
đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại Hãy làm việc
gì đó trước khi quá muộn Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội Ngay từ bây giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xửphạt thích đáng Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi trườngnghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài
Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân không ốmđau , láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dân cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ như thế Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp , giữ gìn
vệ sinh ở bất kì nơi đâu , trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người , để có điều kiện cống hiến nhiều nhấtcho đất nước Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay , làm thế nào để vươn ra biển lớn ,
để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương Thiết nghĩ , cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọingười, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái Hãy làm cho mình đẹphơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rácbừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy đểlàm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : “Mình vì mọi người , mọi người vì mình ”
Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ nước thải sinh hoạt xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách Chúng gây những hậuquả nghiêm trọng cho mọi người Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình , điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên truyền cho bạn bè
Trang 38cùng làm theo Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại
Trang 39ĐỀ SỐ 3.
Câu 1: ( 1,5 điểm )
Phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau :
"Cháu chiến đấu hôm nay
Có bạn chép hai câu thơ như sau :
"Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh."
Bạn đã chép sai từ nào ? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của đoạn thơ, em hãy giải thích điều đó ?
Câu 3: ( 7 điểm)
Hiện tương trẻ em trong độ tuổi đến trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi lao vào trò chơi game trên Internet Dựa vào những hiểu biết của em, viết một bài văn trình bày quan điểm của em và cách giải quyết vấn đề này ?
GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1: (1,5 điểm)
Điệp ngữ trong đoạn thơ là từ vì, được sử dụng nhằm thể hiện mục đích chiến đấu củacháu - anh chiến sĩ trong bài thơ Những lí do anh đưa ra rất giản dị : vì tiếng gà, vì bà,
vì lòng yêu Tổ quốc Mỗi từ vì nhằm nhấn mạnh một mục đích của anh, thể hiện tìnhyêu thiêng liêng với Tổ quốc bắt nguồn từ tình cảm chân thực giản dị : tình gia đình vớinhững kỉ niệm mộc mạc đáng yêu đã hun đúc và là động lực giúp anh thêm sức mạnhvượt qua gian khó, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù
Câu 2 (1,5 điểm)
Chép sai từ "buồn" - đúng là từ "hờn" Chép sai ảnh hưởng nghĩa của câu như sau : "buồn"
là sự chấp nhận còn "hờn" thể hiện sự tức giận có ý thức tiềm tàng sự phản kháng Dùng
"hờn" mới đúng dụng ý của Nguyễn Du về việc miêu tả nhan sắc Kiều thống nhất trong
quan niệm hồng nhan bạc phận Kiều đẹp khiến thiên nhiên hờn ghen để rồi sau này Kiều chịu số phận lênh đênh chìm nổi với mười lăm năm lưu lạc
Câu 3: ( 7 điểm )
Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau :
a Nêu vấn đề nghị luận: Hiện tương trẻ em trong độ tuổi đến trường đang bị ảnh hưởngnghiêm trọng khi lao vào trò chơi game trên Internet
b Biểu hiện và phân tích tác hại :
Trang 40d Hướng giải quyết :
- Tuyên truyền, giáo dục
- Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội
BÀI VĂN MẪU
Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa:“Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”.Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử
là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử.(Thường được gọi là “game”) Từ ý tưởng ban đầu như là một thú tiêu khiển giết thời gian nay nó đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, một hình thức văn hóa đang tương tác với những loại hình nghệ
thuật khác và các loại phương tiện truyền thông khác
Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi sự đầu tư tính đa dạng của nó: phong phú về thể loại như thể thao (Fifa), hành động (Hitman), chiến thuật, phiêu lưu (Tarzan), trí tuệ (Sherlock Holmes), mô phỏng (Sim), chiến thuật (Yuri), vui nhộn,…; nhiều hình thức: video game (Mario,Racing,tetris…), game show trực tiếp trên truyền hình (Vui cùng Hugo), game trong điện thoại di động, game trên máy tính, …Song phải
kể đến một loại trò chơi điện tử thật sự tạo nên một “cơn bão” trong giới học sinh: gameonline (trò chơi trực tuyến) bởi hình ảnh đồ họa 3D sắc nét, sắc được phối hợp hài hòa nhưng cũng có phần bí ẩn làm cho người chơi cảm thấy hồi hộp,bị lôi cuốn theo trò chơingười chơi có thể trực tiếp thi thố tài năng với nhau thông qua điều khiển các nhân vật
ảo, vừa chơi game vừa chat, có thể chuyển nhượng các món đồ trong game (đồ ảo) các nhân vật được xây dựng đẹp và sinh động, phong phú,có thể ăn theo một số phim, truyện ăn khách (Thiên Long Bát bộ, ) hoặc các hoạt động đang được yêu thích tại thời điểm đó.(bóng đá, nhảy hiphop,…).Về âm thanh có trò thì có điệu nhạc vui nhộn,có trò thì có điệu nhạc hoành tráng của những trận đánh nhau giữa hai game thủ.Ngày nay,nềncông nghệ thông tin ngày càng phát triển hơn trước nên đã tạo ra nhiều trò chơi hay,hấp dẫn mọi người và nhất là học sinh Nhiều trò còn áp dụng nhiều kĩ thuật mới của ngành tin học làm cho nhân vật của các trò chơi có thể di chuyển nhanh,động tác mềm
mại,uyển chuyển hơn Chính bởi tính đa dạng của trò chơi điện tử, nó phù hợp với mọi lứa tuổi, sở thích và cá tính ”Game có thể thảo mãn hầu hết các nhu cầu tâm lý căn bản của người chơi Đó là lý do khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi rời bỏ thế giới ảo”-theo một cuộc nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia trường Đại học Rochester (New Yord, Mỹ) tiến hành trên 1000 người chơi Game có thể đem đến cho người giải