Hiệu quả Kinh tế Xã hội của nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015 (Trang 36 - 38)

I. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2007.

4. Hiệu quả Kinh tế Xã hội của nuôi trồng thủy sản.

4.1. Hiệu quả Kinh tế.

Trong giai đoạn vừa qua, nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành hoạt động sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, đem lại nguồn lợi cho quốc gia, nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho đông đảo người dân nông thôn. Nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã được các hộ gia đình đa dạng hoá loài nuôi quá đó góp phần phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là ở những vùng chuyển đổi từ trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Việc phát triển đa dạng các hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực còn góp phần hài hoà giữa khai thác với bảo vệ nguồn lợi, làm cho người dân giảm bớt tình trạng khai thác thuỷ sản quá mức và chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản tạo thu nhập ổn định hơn, đặc biệt là người nghèo.

Nông dân các tỉnh Bắc Trung Bộ chủ yếu làm nông là chủ yếu nên thu nhập trên một 1 ha đất nông nghiệp là rất thấp. Từ khi chuyển sang nuôi trồng con số này đã tăng lên nhiều lần. Ta có thể thấy rõ điều này qua các con số sau đây: Tổng doanh thu trên 1 ha đạt trung bình trên 30 triệu đồng, trong khi đó nếu sản xuất lúa 2 vụ với năng suất 7tấn/ha chỉ cho doanh thu là 10,5 triệu/ha. Mặt khác, nuôi thuỷ sản nước ngọt mang lại tỷ suất lợi nhuận khá cao, khoảng 25%. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo triền miên, nhiều hộ gia đình còn tạo được khoản tích luỹ đáng kể cho mình.

Đặc biệt, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản cũng mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho vùng. Điển hình, trong khu vực là tỉnh Nghệ An trong những năm qua nuôi trồng thuỷ sản đã có bước chuyển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,3%, năm 2005 sản lượng tôm nuôi đạt

1.500 tấn, gấp 15 lần so với năm 2000. Từ những vùng đất hoang hoá, trồng lúa màu kém hiệu quả đến nay đã trở thành vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, quy mô sản xuất hàng hoá lớn, có trình độ kỹ thuật nuôi tiên tiến, đảm bảo các yêu cầu về nguyên liệu phục vụ cho chế biện xuất khẩu. Các dự án đưa vào khai thác sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao, mang lại nhiều lợi ích cho nông ngư dân, nâng cao mức sống và tạo nhiều việc làm cho họ. Năng suất nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh trong các vùng dự án bình quân đạt gần 2tấn/ha. Năng suất nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm đạt 5,5tấn/ha, doanh thu bình quân đạt 60-70 triệu đồng/ha, tạo ra mức lợi nhuận hàng năm từ 20- 30 triệu đồng/ha.

Sự thay đổi ngành nghề đã tạo nên nét mới trong lao động sản xuất, gắn kết với thị trường và cạnh tranh lành mạnh. Tình trạng, Tỉnh ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước đã dần thay đổi với việc dám làm, dám đương đầu với rủi ro, nhiều nông ngư dân đã trở thành nhà sản xuất chuyên nghiệp có trình độ kỹ thuật cũng như kiến thức về kinh tế. Các nghề dịch vụ phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản cũng phát triển tương xứng như thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thức ăn, sản xuất giống, đã thực sự làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn từ độc canh cây lúa sang các ngành nghề sản xuất, dịch vụ, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

4.2. Hiệu quả xã hội.

Đánh giá trên góc độ xã hội, sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã tạo ra nhiều tích cực cho sự phát triển xã hội. Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực đã giảm nhanh, không còn tồn tại các hộ thiếu ăn triền miên đã tạo nên một môi trường xã hội ổn định. Các vấn đề an sinh xã hội cũng được quan tâm nhiều hơn, tuổi thọ của người dân ở đây đã được nâng cao, công tác giáo dục phát triển. Trẻ em sinh ra đều được đến trường, tỷ lệ học sinh bỏ học không còn nhiều. Chúng ta có thể thấy rõ sự tác động của nuôi trồng thủy sản

trong thời gian qua đến xóa đói giảm nghèo là rất mạnh mẽ, trong thời gian vừa qua rất nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo nhờ phát triển nuôi trồng thủy sản. Qua mẫu điều tra 5 xã của 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình ta có kết quả sau:

Loại hộ 2003 2004 2005 2006 2007

1. Vùng chưa chuyển đổi

Hộ giàu 7.98 10.00 10.98 11.36 11.93 Hộ trung bình 57.02 58.04 60.04 62.18 63.54 Hộ nghèo 35.00 31.96 28.98 26.46 24.53 2. Vùng đã chuyển đổi Hộ giàu 16.55 17.55 18.48 20.45 21.62 Hộ trung bình 56.62 59.61 62.18 64.02 65.11 Hộ nghèo 26.83 22.84 19.35 15.53 13.27

Nguồn: Niên giám thống kê 2006

Bảng 8: Cơ cấu thu nhập của dân cư trong vùng.

Từ bảng số liệu, chúng ta thấy rõ tại vùng thực hiện chuyển đổi tỷ lệ hộ giàu cao hơn nhiều so với vùng chưa chuyển đổi, tỷ lệ hộ nghèo cũng nhỏ hơn và có tốc độ giảm nhanh hơn.

Mặt khác sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua đã giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động trong vùng. Các khu công nghiệp phát triển nhiều, các khu sản xuất giống và chế biến thuỷ, hải sản đã thu hút một lượng lớn lao động. Tỷ lệ thất nghiệp thấp nên các hiện tượng như riệu chè, cờ bạc, quậy phá,... giảm hẳn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w