II. Các giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
4. Hoạt động Khoa học công nghệ và Khuyến ngư.
4.1. Định hướng hoạt động Khoa học công nghệ.
- Tiếp tục phát huy vai trò nền tảng và động lực của khoa học công nghệ để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, nội dung các Quyết định 224/1999/QĐ-TTg ngày 8 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 16/NQ-BTS ngày 25/3/2005 của Ban cán sự Bộ Thuỷ sản về một số vấn đề khoa học công nghệ phục vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản và kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Tiếp tục tham gia xây dựng và thực hiện các Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học công nghệ làm cơ sở xây dựng luận cứ phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản, luận cứ hình thành các Chương trình sản xuất lớn của ngành.
- Tiếp tục tiến hành nghiên cứu ứng dụng phục vụ thực hiện các định hướng lớn về phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, ngày càng thực hiện đại hơn, công nghiệp hoá hơn, đảm bảo an ninh thực phẩm và xoá đói giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng phát triển của nghề cá thế giới, đồng thời đặt nền tảng cho giai đoạn tiếp theo.
- Tập trung tạo đột phá trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất giống chất lượng cao, gia hoá khép kín vòng đời một số đối tượng nuôi quan trọng tiến đến sản xuất giống sinh trưởng nhanh, kháng bệnh,…Chú trọng nghiên cứu di truyền và nâng cao chất lượng giống thuỷ sản.
- Tập trung nghiên cứu hoàn thiện những mô hình nuôi an toàn nhất, đạt mức độ bền vững cho các tỉnh trong vùng…Nghiên cứu mô hình nuôi hữu cơ, bán hữu cơ, mô hình luân canh, xen canh ở những vùng chuyển đổi, tạo công nghệ nuôi thúc đẩy hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nuôi
trồng thuỷ sản, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, xu hướng phát triển nuôi trồng thân thiện môi trường, yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển các mô hình thực hành nuôi tốt GAP, nuôi có trách nhiệm CoC, thực hành quản lý tốt BMP… ra tất cả các vùng nuôi tôm sú, từng bước áp dụng sang các đối tượng cá tra, cá basa, cá rô phi, tôm càng xanh và đối tượng nuôi biển. - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, phát triển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chẩn đoán bệnh nguy hiểm ở động vật thuỷ sản; Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý môi trường, xử lý chất thải trong các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản.
- Triển khai có hệ thồng các hướng nghiên ciứu về thức ăn và dinh dưỡng thuỷ đặc sản để tiến đến sớm sản xuất công nghiệp các loại thức ăn. Phát triển công nghệ sản xuất thức ăn chăn tươi sống cho quá trình ương giống động vật thuỷ sản.
- Tăng cường nghiên cứu luận cứ khoa học cho quy hoạch và thiết lập hệ thống công trình trong nuôi trồng thuỷ sản, Nghuên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm thuỷ sản nuôi; Nghien cứu các vấn đề về kinh tế - xã hội trong nuôi trồng thuỷ sản; Nghiên cứu, xây dựng các định mức kinh tế kĩ thuật, tiêu chuẩn, quy chế phục vụ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững.
- Tăng cường hơn nữa cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực để giải quyết đồng bộ những vấn đề sản xuất đặt ra ở quy mô lớn, xuyên suốt các hoạt động về sản xuất giống, công nghệ nuôi, đảm bảo thức ăn, an toàn sản phẩm nuôi; Tập trung nguồn lực đủ mạnh để nghiên cứu dứt điểm một số đối tượng có giá trị, sớm đưa vào sản xuất hiệu quả.
- Đưa vào thực hiện Chương trình công nghệ sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn tới. Tập trung đầu tư phát triển vào công nghệ sinh
học, coi đây là mũi nhọn để đi tắt đón đầu về các công nghệ, tạo tập đoàn giống mới có chất lượng sinh học cao, phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng các đòi hỏi về số lượng và chất lượng của thị trường, cho an ninh thực phẩm, xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các loại mặt nước và vùng sinh thái khác nhau. Thông qua ứng dụng công nghệ sinh học, giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay trong nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt trong giải quyết các vấn đề dịch bệnh, các tác động giữa nuôi trồng thuỷ sản với môi trường sinh thái, loại bỏ được các dư lượng hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản, từ đó xây dựng công nghệ tiên tiến cho nuôi hàng hoá một số đối tượng thuỷ sản chủ lực hiện nay.
- Cần phải tập trung nghiên cứu về những đối tượng có lợi thế thị trường, đa dạng thêm các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao để làm phong phú mặt hàng xuất khẩu. Tiếp tục nâng cấp công nghệ và tập đoàn giống cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nuôi biển.
4.2. Công tác Khuyến ngư.
- Trong giai đoạn 2006 – 2010, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 10 Chương trình Khuyến ngư trọng điểm, trong đó có các Chương trình khuyến ngư về nuôi trồng thuỷ sản:
+ Chương trình khuyến ngư phát triển nuôi tôm,
+ Chương trình khuyến ngư phát triển nuôi thuỷ hải sản trên biển, hải đảo,
+ Chương trình khuyến ngư phát triển nuôi cá giò trên biển, + Chương trình khuyến ngư phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ,
+ Chương trình khuyến ngư phát triển nuôi nhuyễn thể và rong biển, + Chương trình khuyến ngư phát triển nuôi cá tra, cá basa,
+ Chương trình khuyến ngư phát triển nuôi cá rô phi,
- Trong công tác thông tin tuyên truyền: xuất bản sách, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
- Tiếp tục nhập các công nghệ sản xuất giống thuỷ, hải sản với các đối tượng giống mới có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ… và chuyển giao cho các thành phần kinh tế. Tiếp tục chuyển giao công nghệ các giống thuỷ hải sản trong nước đã nghiên cứu thành công… để góp phần đảm bảo cung cấp đủ giống với chất lượng cao, giá cả hợp cho nhu cầu nuôi các loại mặt nước.
- Tăng cường hình thức khuyến ngư thông qua xây dựng các mô hình trình diễn về công nghệ nuôi tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các mô hình về quản lý cộng đồng, các mô hình ương cá giống thuỷ sản tại chỗ để nuôi, khuyến ngư về tổ chức, quản lý sản sản xuất, chính sách, thị trường, xây dựng và phổ biến mô hình quản lý cộng đồng, mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả.