Công tác sản xuất giống.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015 (Trang 35 - 36)

I. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2007.

3. Công tác sản xuất giống.

Do sự phát triển về nuôi trồng thuỷ sản trong vùng và các vùng khác trong nước, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã xây dựng những trung tâm sản xuất giống lớn nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

3.1. Tình hình sản xuất giống thủy sản nuôi nước lợ, mặn.

Đối tượng tôm nuôi nước lợ chủ lực là tôm sú, ngoài ra còn có các loài tôm bản địa, tôm rảo cũng được đưa vào nuôi thử nghiệm nhằm bổ sung và làm đa dạng hơn đối tượng nuôi. Trong mấy năm vừa qua, các trung tâm trong vùng đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống tôm rảo, tôm chân trắng và đang có chủ trương phát triển nuôi ở những vùng mà nuôi tôm sú không thuận lợi. Tôm sú giống ở đây thường được vận chuyển cung cấp cho hầu hết các vùng nuôi tôm nhờ vậy phong trào nuôi tôm phát triển rất nhanh. Trong các tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ sản xuất tôm giống chủ yếu là: Hà Tĩnh sản xuất được 140 triệu tôm giống, Nghệ An sản xuất được 165 triệu tôm giống về cơ bản đáp ứng được nhu cầu nuôi tại địa phương.

3.2. Sản xuất giống cá nuôi nước ngọt.

Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, nuôi thuỷ sản đã mang lại thu nhập đáng kể cho nông dân và rất được quan tâm. Phong trào chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi thuỷ sản phát triển mạnh ở hầu hết các địa phương và chủ yếu là nuôi cá nước ngọt với các đối tuợng truyền thống thuộc họ cá chép. Trong những năm qua, nhu cầu cá giống nuôi nước ngọt tăng nhanh, đặc biệt là cá giống cho

vùng chuyển đổi như cá rô phi đơn tính ở phía Bắc và cá tra, cá basa ở phía Nam. Vì thế số lượng trại giống và sản lượng giống cũng được tăng lên.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w