Sự bền vững về xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015 (Trang 43 - 45)

II. Đánh giá sự bền vững trong nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2007.

2. Sự bền vững về xã hội.

Trong thời gian vừa qua, sự phát triển của nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có tác động mạnh đến sự phát triển con người, đưa mục tiêu phát triển con người lên một tầm cao mới.

2.1. Những thành tựu trong phát triển xã hội.

Sự tăng trưởng cao của nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua tại các tỉnh Bắc Trung Bộ trong những năm qua là một thành tựu lớn, có tác động tích cực đến sự phát triển chung của xã hội. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của nuôi trồng luôn cao hơn tốc đội tăng trưởng kinh tế. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Đảng, Lãnh đạo các tỉnh thành phố cùng với cộng đồng dân cư quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội. Nguồn đóng góp

của nuôi trồng thuỷ sản đã giúp các tỉnh, thành phố có điều kiện phát triển các hệ thống dịch vụ công cộng như Y tế, Giáo dục, An ninh quốc phòng... nhằm đảm bảo sự bình ổn cho xã hội.

Mặt khác sự phát triển mạnh của nuôi trồng thuỷ sản so với khai thác trong giai đoạn vừa qua đã tác động tới vấn đề xoá đói giảm nghèo trên nhiều lĩnh vực Thứ nhất, việc đầu tư các cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản đã tạo nền tảng tích cực và lâu dài bởi vì nó mang lại nguồn lực vật chất cơ bản và quan trọng, tạo điều kiện cho ngành phát triển, đem lại cơ hội cho người dân đặc biệt là những người nghèo được tham gia trực tiếp váo sản xuất, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Khi các dự án của chương trình này được đưa vào hoạt động sẽ tạo ra nguồn công ăn việc làm lớn cho người dân nghèo trong vùng và sẽ chuyển 20% lao động từ hoạt động khai thác (vốn rất bấp bênh và phụ thuộc vào môi trường) sang nuôi trồng thuỷ sản - một hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn.

Thứ hai, chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ đất trồng nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản đã giúp nhiều hộ gia đình thoạt khỏi tình trạng đói nghèo. Trước đây, khi sản xuất nông nghiệp thu nhập của họ là rất thấp trên một đơn vị diện tích canh tác. Khi chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, con số thu nhập này tăng lên rất nhiều, vì vậy nó đã giúp cho không ít hộ gia đình thoát nghèo, một số hộ còn có thu nhập tích luỹ. Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân từng người theo tháng tại vùng chưa chuyển đổi cao nhất là 0,842 triệu đồng và thấp nhất là 0.012 triệu đồng, trung bình là thu nhập mỗi người là 0,295 triệu đồng, còn tại vùng chuyển đổi con số tương ứng là 1,840 triệu đồng, 0,0124 triệu đồng và 0,628 triệu đồng. Từ đó ta thấy được sự khác biệt lớn về thu nhập của những hộ gia đình thực hiển chuyển đổi sản xuất sang nuôi trồng thuỷ sản, mức thu nhập bình quân của họ cao

hơn thu nhập bình quân của cả nước, còn những hộ trong vùng không chuyển đổi thì chỉ đạt mức thu nhập thấp hơn.

2.2. Những hạn chề còn tồn tại.

Mặc dù, sự phát triển mạnh mẽ của nuôi trồng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc nâng cao đời sống cho người dân, xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục mới có thể phát triển bền vững được. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản cùng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục mới có thể phát triển bền vững được. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản cùng những cơ sở dịch vụ phục vụ nghề nuôi thay vì làm giảm bớt sức ép lên khai thác nguồn lợi tự nhiên ở các vùng ven biển bằng cách tạo cho người dân địa phương các cơ hội sinh kế thay thế, thì những phát triển này lại gây ra nhiều rủi ro mới cho người dân. Trước tiên đó là sự tác động quá mức tới môi trường dẫn đến tình trạng: ô nhiềm nguồn nước, làm nhiễm mặn và dẫn đến cạn kiệt nguồn nước ngầm, phá hủy hệ sinh thái, suy giảm nguồn gen... Mặt khác sự ảnh hưởng lớn nhất là sức khỏe người dân sống gần khu vực bị ô nhiễm. Đó là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh hiểm nghèo như: ung thư, lao phổi...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w