Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển bền vững nuôi trồngthủy sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015 (Trang 46 - 48)

II. Đánh giá sự bền vững trong nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2007.

4. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển bền vững nuôi trồngthủy sản.

lớn đến hệ sinh thái ven bờ. Trong những năm qua, nhu cầu về tôm xuất khẩu tăng nhanh, do vậy các địa phương đã sử dụng tối đa diện tích rừng ngập mặn. Sự phát triển quá mức này đã đe dọa trực tiếp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn. Theo như thống kê của các chuyên gia thì rừng ngập mặn ở đây coi như đã bị xóa sổ vĩnh viễn. Đây chính là một trong những mối lo ngại lớn nhất mà sự phát triển mạnh mẽ của nuôi trồng thủy sản gây ra. Sự ảnh hưởng này không chỉ ngay bây giờ mà còn ảnh hưởng về tương lai sau này, bởi vì rừng ngập mặn có vai trò rất lớn đối với kinh tế, xã hội và môi trường của cả nước nói chung và của khu vực nói riêng. Sự biến đổi hệ thống rừng ngập mặn này còn tác động tới sự sinh sống của các động vật trên bờ, dưới nước, làm mất cơ hội sinh kế của người dân, đặc biệt là người nghèo.

4. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển bền vững nuôi trồngthủy sản. trồngthủy sản.

Nuôi trồng thủy sản của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian vừa qua phát triển không bền vững là do nhiều nguyên nhân. Sau khi nghiên cứu tình hình thực tế và kết hợp với cơ sở lý luận đã phân tích ở trên em đưa ra những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Đầu tiên, là sự phát triển một cách tự phát thiếu định hướng mà nguyên nhân chính là yếu kém trong công tác quy hoạch. Quy hoạch là mấu chốt của sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; nó chính là một trong những giải pháp chủ yếu để thực hiện sự phát triển bền vững.

- Thứ hai, là việc đầu tư cơ sở hạ tầng chưa hợp lý, phù hợp với tiềm năng của ngành, vùng. Việc đầu tư chưa mang tính trọng điểm mà còn quá dàn trải, theo tâm lý chung của mọi người. Các dự án khi tiến hành trên thực tế còn gặp phải nhiều bất cập, làm chậm tiến độ đưa vào sử dụng dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực.

- Thứ ba, công tác thủy lợi cũng là một khâu quan trọng trong sự phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong các quy hoạch về thủy lợi chưa đề cập tới việc sử dụng tổng hợp tài nguyên đất và tài nguyên nước trên cơ sở sự phát triển giữa các ngành kinh tế khác nhau, trong đó có cả nuôi trồng thủy sản. Hệ thống thủy lợi của các địa phương trong vùng chưa phát huy được sức mạnh của mình, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Hệ thống còn quá đơn giản, chỉ là cống qua đê, kênh và cống và làm nhiệm vụ cấp thoát nước nói chung.

- Thứ năm, nguồn nhân lực cũng là một vấn đề quan trọng để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Trong vùng chưa có cơ sở nào đào tạo chuyên nghiệp về nhân lực cho các ngành liên quan. Mặt khác, trình độ của người lao động ở đây cũng còn hạn chế, kỹ năng làm việc thiếu chuyên nghiệp chủ yếu chuyển từ làm nông sang nên năng suất làm việc thấp.

- Cuối cùng là công tác Khoa học công nghệ và hoạt động Khuyến ngư cũng còn nhiều tồn tại. Việc nắm bắt các công nghệ mới còn chậm, các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất giống còn hạn chế về trình độ.

Chương III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w