Một số kiến nghị.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015 (Trang 66 - 71)

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản là lợi thế của khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ. Để nuôi trồng thuỷ sản ở đây phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, tạo

nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu; sau khi nghiên cứu về đề tài này em có một số kiến nghị sau:

1. Đối với phía Nhà nước.

- Thống nhất chỉ đạo của Chính phủ tới các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu Chương trình.

- Cho chủ trương để Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và có kế hoạch đầu tư từng bước các dự án thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.

- Tăng tổng mức vốn để xây dựng hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, hạ tầng sản xuất giống thuỷ sản, hạ tầng vùng chuyển đổi, hạ tầng các vùng sản xuất giống và hạ tầng các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tạo sản phẩm hàng hoá lớn cho phù hợp tiến độ của Chương trình làm cơ sở để nuôi trồng thuỷ sản phát triển hiệu quả, bền vững....

- Có chính sách hỗ trợ vay vốn, đặc biệt là nuôi biển và nuôi hàng hoá; tăng mức vay không phải thế chấp, tăng thời hạn vay vốn theo chu kỳ sản xuất.

2. Đối với các tỉnh, thành phố trong khu vực.

- Vùng cần thu hút nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, đặc biệt cho ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ chọn tạo và sản xuất giống, công nghệ sản xuất thức ăn, công nghệ nuôi thuỷ sản hàng hoá, xử lý môi trường và các sản phẩm thải, phòng bệnh cho thuỷ sản nuôi...

- Trong giai đoạn tới cần hoàn thiện và tăng cường năng lực của hệ thống thống kê nghề cá. Cần có giải pháp để số liệu được thu nhập và phân tích chính xác và kịp thời, thống nhất hơn, đáp ứng yêu cầu sử dụng các dữ liệu thống kê và thông tin thuỷ sản đối với sự phát triển và quản lý nghề cá bền vững.

- Các tỉnh, thành phố cần có quy hoạch cụ thể định hướng cho người dân về nuôi trồng thuỷ sản, tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Trên đây là những ý kiến của em sau thời gian nghiên cứu về đề tài này. Hy vọng nó sẽ góp một phần nhỏ trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng vùng trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

KẾT LUẬN

Qua tất cả những đánh giá ở trên, có thể nói sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian qua là rất mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội cho cả vùng. Chính sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã góp phần lớn để thực hiện những mục tiêu cơ bản nhằm phát triển toàn diện xã hội như: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người dân... Nuôi trồng thủy sản phát triển đã đóng góp phần lớn vào tổng giá trị của ngành Thủy sản, nhằm đưa ngành này trở thành một trong những ngành chủ lực của kinh tế vùng.

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có sự phát triển theo hướng bền vững. Vấn đề cơ bản về xã hội và môi trường được đánh giá cao, đã có nhiều chủ trương biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy còn nhiều điều bất cập trong sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản của vùng, môi trường vẫn là một trở ngại lớn cho sự phát triển lâu dài. Qua đó, chúng ta thấy được sự phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng vẫn chủ yếu mang tính tự phát, thiếu định hướng của các ban, ngành hữu quan.

Từ những nghiên cứu trong bài viết, em đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị cần thiết. Em hy vọng những đề xuất này sẽ góp một phần nhỏ vào việc phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản của vùng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các chuyên viên trong vụ và thầy giáo hướng dẫn đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thống kê.

2. Nguyễn Đức Kiên: Con người và vấn đề phát triển bền vững, NXB Lao động Xã hội (2003).

3. GS.TS Nguyễn Văn Thường: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Những rào cản phải vượt qua. NXB Lý luận chính trị. Năm 2005.

4. Yến Giang: Một số xu hướng trong nuôi trồng thủy sản, Tạp chí Thủy sản (2007).

5. Giáo trình Kinh tế Thủy sản, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Bộ Thủy sản: Quy hoạch phát triển các vùng sản xuất giống nuôi trồng thủy sản thời kỳ 2001-2010.

7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia.

8. Quy hoạch tổng thể ngành Thủy sản Việt Nam giai đoạn 2001-2010. 9. Tạp chí Kinh tế phát triển số 6,7,9,10 năm 2007.

10. Thời báo Kinh tế Việt Nam số đặc biệt năm 2005.

11. Bộ Thủy sản: Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, (2006).

12. Các website: www.fistenet.gov.vn www.mofi.gov.vn www.mofa.vn www.vnn.vn

BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ Vụ Kinh tế Nông nghiệp

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Tên tôi là: Chu Văn Tý

Chuyên viên Vụ Kinh tế Nông nghiệp – Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Là cán bộ hướng dẫn thực tập cho đợt thực tập của em Thái Nguyễn Thanh Tú vừa qua tại Vụ kinh tế Nông nghiệp từ ngày 17/02 – 25/04/2008. Sau thời gian thực tập tại Vụ Kinh tế Nông nghiệp – Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tôi có một số nhận xét về sinh viên như sau:

+ Có tinh thần học hỏi và tìm hiểu nhiệm vụ chức năng của Vụ Kinh tế Nông nghiệp – Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

+ Chấp hành tốt nội quy do Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Vụ Kinh tế Nông nghiệp đề ra. Tham gia nhiệt tình các công tác chung của Vụ.

+ Đã hoàn thành xuất sắc Báo cáo thực tập chuyên ngành theo yêu cầu của Vụ. Trong quá trình thực tập cũng đã thể hiện được sự sáng tạo.

Hà Nội, ngày .... tháng ... năm 2008 Cán bộ hướng dẫn TM. VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2015 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w