1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tuyển tập đề thi HSG lớp 9 qua các năm

26 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 140,5 KB
File đính kèm đề thi HSG lớp 9.rar (28 KB)

Nội dung

Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 một số tỉnh thành qua các năm. Kèm bản hướng dẫn chấm chi tiết cho học sinh và giáo viên tham khảo. uyển tập các đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 một số tỉnh thành qua các năm. Kèm bản hướng dẫn chấm chi tiết cho học sinh và giáo viên tham khảo.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO SÓC TRĂNG

¯¯¯¯¯¯¯

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TỈNH NĂM HỌC 2011 – 2012

Đề thi này có 02 trang

Câu 1: (8 điểm) Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:

NHỮNG VẾT ĐINH

Một cậu bé có tính hay nổi nóng Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và bảo: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.”

Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào Nhưng vài tuần sau, cậu bé đã tập kiềm chế và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.

Đến một hôm, cậu đã không nổi nóng một lần nào trong suốt cả ngày Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.”

Ngày lại ngày trôi qua, đến một hôm, cậu bé vui mừng tìm cha và hãnh diện báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa Cha cậu

Trang 2

liền đến bên hàng rào, nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào đi Hàng rào đã không còn như xưa nữa rồi Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác Những người xung quanh ta, bạn

bè ta là những viên đá quý Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con Hãy nhớ lấy lời cha…”

(Trích Quà tặng của cuộc sống, Nxb Trẻ, Tp HCM, 2003)

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Trang 3

Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

Phong lưu rất mực hồng quần, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

(Ngữ văn 9, tập một, Nxb Giáo dục, 2006)

Trang 4

-Hết -SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO SÓC TRĂNG

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý phải đảm bảo không sai lệch vớitổng điểm mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi

II Đáp án và thang điểm

Câu 1: Suy nghĩ của em về câu chuyện Những vết đinh. 8,0

1 Yêu cầu về kĩ năng

Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội Bố cục hợp lí, lập

luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ

pháp

2 Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý

Trang 5

ĐÁP ÁN ĐIỂM

chính sau đây:

- Hậu quả của sự nóng giận: tạo nên những vết thương trong lòng

người khác, nếu có chữa lành vẫn để lại sẹo, thậm chí có những trường

hợp dù có cố gắng vẫn không thể cứu vãn được Điều đó cũng tạo nên

những day dứt, những nỗi đau cho chính bản thân mình

2,5

- Trong mọi tình huống, con người cần phải biết kiềm chế sự nóng

giận, suy nghĩ thấu đáo hơn, tránh làm tổn thương người khác Đồng

thời, cũng phải biết sửa chữa sai lầm, bù đắp những mất mát đã gây ra

2,5

- Rút ra bài học, những suy nghĩ và ứng xử trong cuộc sống: Sống

nhân ái, ứng xử khoan dung, biết trân trọng và cảm thông với những

người xung quanh, biết xây dựng và vun đắp những mối quan hệ tốt

đẹp

2,0

Lưu ý: Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo nhiều cách khác

nhau miễn sao chính xác, hợp lí Khuyến khích những bài làm có sáng

tạo Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và

kiến thức.

Câu 2: Có ý kiến cho rằng đằng sau bức chân dung xinh đẹp

của Thúy Kiều và Thúy Vân là những dự báo về số phận của hai

nàng.

Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều cùng những hiểu

biết của em về Truyện Kiều của Nguyễn Du làm sang tỏ ý kiến trên

12,0

1 Yêu cầu về kĩ năng

Thí sinh phải có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề văn

học Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi

chính tả, dùng từ, ngữ pháp

2 Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở nắm vững đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Truyện Kiều

Trang 6

ĐÁP ÁN ĐIỂM

của Nguyễn Du, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải

đáp ứng các ý cơ bản sau đây:

- Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của đại thi hào

Nguyễn Du, tả diện mạo bên ngoài đồng thời hé lộ vẻ đẹp tâm hồn và dự

báo số phận mai sau của họ

+ Giới thiệu nét chung: Cả hai đều đẹp, cái đẹp trọn vẹn theo lí

tưởng của xã hội và thời đại nhưng mỗi người một vẻ

+ Vẻ đẹp riêng của mỗi người:

* Thúy Vân mang một vẻ đẹp trang trọng quý phái Đó là vẻ đẹp

tạo được tình cảm trân trọng, yêu mến, dễ dàng được xã hội công nhận

và dung nạp Điều đó cũng như dự báo, sắp đặt cho một cuộc đời yên ổn,

không sóng gió

* Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà hơn Từ nhan sắc

đến tài năng (cầm, kì thi, họa) đạt đến mức tuyệt đỉnh, toàn diện của bậc

tài hoa theo quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến - một vẻ đẹp hiếm

có trên đời, thường được tôn sùng và cũng bị đố kị Chính sự đố kị đã

gây ra nhiều sóng gió cho cuộc đời Thúy Kiều

Từ bức chân dung của Thúy Kiều, người đọc cảm nhận kiếp đời

không êm đềm của nàng - đó là kiếp đoạn trường với thanh lâu hai lượt,

+ Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của Nguyễn Du, bút

pháp miêu tả giàu sắc thái cổ điển và nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong

văn chương trung đại

+ Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ: luôn đề cao, trân trọng vẻ đẹp,

tài năng của con người

2,0

Lưu ý: Thí sinh biết đưa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng làm

Trang 7

ĐÁP ÁN ĐIỂM

sáng tỏ vấn đề, lập luận chặt chẽ, thể hiện được năng lực cảm thụ văn

học Khuyến khích những bài làm có sáng tạo Chỉ cho điểm tối đa khi

thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

Trang 8

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề gồm có 01 trang

Câu 1 (4,0 điểm)

Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của mẩu chuyện sau đây:

Kì thi đáng nhớ

Tại một trường học khá danh tiếng, nhân dịp kỉ niệm ngày Quốc tế phụ

nữ 8-3, người ta tổ chức một kì thi trắc nghiệm dành cho các cô gái đáng yêu.

Các cô gái thoải mái trả lời nhiều câu hỏi khá hóc búa Nhưng tới câu hỏi cuối cùng, hãy cho biết tên người lao công trong trường chúng ta thì các

cô gái đều lặng thinh Ai cũng nhớ có một bác lao công già vẫn cặm cụi trên sân trường vào mỗi buổi chiều nhưng chưa ai hỏi tên bác ấy bao giờ.

(Theo Vặt vãnh và hoàn hảo, NXB Văn

hóa Thông tin)

Câu 2 (6,0 điểm)

Mở đầu bài thơ Con cò, Chế Lan Viên viết:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Cò một mình, cò phải kiếm ăn, Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

Số báo danh:

Trang 9

Nhưng trong lời mẹ hát

Trang 10

-HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013-2014

Môn: Ngữ văn Khóa ngày: 28-3-2014

* Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày

hợp lí

- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt; dẫn

chứng phù hợp (ưu tiên dẫn chứng từ thực tế đời sống)

- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp

* Yêu cầu về nội dung

(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)

- Chỉ ra được ý nghĩa của mẩu chuyện.

[Câu chuyện là một lời khuyên, lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà

thấm thía: đừng bao giờ thờ ơ, vô tình mà phải luôn biết quan tâm,

đồng cảm và sẻ chia đối với những người xung quanh mình, cho dù

họ là ai và làm bất cứ việc gì.]

1,0

Trang 11

- Bàn luận về ý nghĩa của câu chuyện

Lời khuyên, lời nhắc nhở mà câu chuyện gợi ra là đúng đắn và

cần thiết Bởi vì:

(Chú ý: Học sinh có thể có bàn luận theo cách khác, miễn là chỉ

ra được sự đúng đắn và cần thiết của vấn đề)

+ Chỉ mãi quan tâm đến những điều cao xa, những điều được

cho là quan trọng mà quên đi bài học làm người ngay từ những cử

chỉ, những quan tâm, sẻ chia nhỏ nhất đối với người xung quanh là

một khiếm khuyết lớn (Dẫn chứng và phân tích)

1,5

+ Trong xã hội, có những người chỉ làm công việc hết sức nhỏ

nhặt, bình thường và thầm lặng nhưng lại vô cùng ý nghĩa Do vậy,

chúng ta phải biết tôn trọng và tri ân họ (Dẫn chứng và phân tích)

1,5

Câu 2 (6,0 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách làm bài nghị luận văn học; bố cục và cách trình bày hợp

- Không phân tích khổ thơ một cách đơn thuần, phải biết hướng đến

yêu cầu của đề; hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt Văn

viết có cảm xúc

- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp

* Yêu cầu về nội dung

(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)

1 Có những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm

[Chế Lan Viên (1920-1989) là một trong những tên tuổi hàng đầu

của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX; nổi tiếng trong phong trào thơ mới; có

nhiều tìm tòi sáng tạo trong sáng tác; năm 1996 được Nhà nước truy tặng

Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học

Con cò được sáng tác năm 1962 Bài thơ tập trung khai thác hình

0,5

Trang 12

tượng con cò trong những câu hát ru và qua đó ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa

của lời ru đối với cuộc sống của con người.]

2 Làm sáng tỏ nhận xét thông qua việc cảm nhận đoạn thơ

Cần tập trung vào các nội dung sau đây

* Liên hệ và chỉ ra được những câu ca dao mà lời ru đã lấy ý

[làm sáng tỏ ý: Con cò từ trong ca dao đã đi vào lời ru của mẹ]

+ Con cò bay lả, bay la/ Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

+ Con cò bay lả, bay la/ Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

+ Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

0,5

* Phân tích sức gợi của hình ảnh con cò

- Trong 8 câu đầu

+ + Hình ảnh con cò xuất hiện trong tư thế đang bay và theo cánh cò

cả một thế giới bao la, rộng lớn được mở ra trước đôi mắt trẻ thơ Tất

cả như đang chào đón, gọi mời

0,75

+ Phép điệp được sử dụng kết hợp với từ tượng hình (bay la, bay lả)

đã làm cho hình ảnh trở nên sinh động và đa dạng (có con cò bay la, có

con cò bay lả, có con cò cửa phủ và có con cò Đồng Đăng ).

0,75

+ Hình ảnh thơ đã gợi liên tưởng đến vẻ nhịp nhàng, thong thả và

yên bình của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa 0,75

- Trong 8 câu còn lại

+ Khác với 8 câu đầu, ở đây con cò lại xuất hiện như những thân

phận tội nghiệp và cô đơn Tất cả gợi liên tưởng đến những con người

nghèo khó, cơ cực, lận đận và bất hạnh ngày trước

0,75

+ Biện pháp điệp vẫn được sử dụng Nhưng ở đây dường như mỗi

lần điệp ta lại bắt gặp một cảnh ngộ đáng thương của cò (một mình, ăn

đêm, xa tổ, gặp cành mềm ).

0,75

+ Từ sự liên tưởng ấy, con cò còn có ý nghĩa như một hình ảnh để

đối sánh và qua đó khẳng định niềm hạnh phúc, sự chở che khi được sống

trong vòng tay của mẹ (Cò một mình, cò phải kiếm ăn/ Con có mẹ, con

chơi rồi lại ngủ; Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng).

0,75

* Nhận xét chung: Lời ru của mẹ không phải là sự lặp lại ca dao

một cách đơn thuần (chỉ lấy ý hoặc tách ý từ ca dao và thể hiện bằng thể

0,5

Trang 13

thơ bốn chữ) Do đó hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ không chỉ gợi ranhững gì quen thuộc trong điệu hồn dân tộc mà còn mang một vẻ đẹp vàsức hấp dẫn riêng

- Hết

Trang 14

-UBND TỈNH THÁI NGUYÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS

NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1(8,0 điểm)

Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện sau đây:

Một chàng trai 24 tuổi cư xử như một đứa trẻ con và ai cũng cảm thấy khó chịu vì điều đó trừ người cha.

Chàng trai 24 tuổi nhìn ra ngoài cửa sổ tàu hoả, mắt sáng rỡ, hào hứng reo lên:

“Cha, nhìn những cái cây đang chạy lùi về phía sau kìa!”

Người cha mỉm cười Một cặp đôi trẻ ngồi kế bên tỏ ra khó hiểu với hành

vi như một đứa trẻ của chàng trai Chắc họ nghĩ chàng trai không được bình thường về thần kinh.

“Cha, những đám mây đang chạy theo chúng ta!”, chàng trai 24 tuổi lại thốt lên, tràn đầy sự kinh ngạc.

Đến lúc này, cặp đôi không thể chịu được nữa bèn quay sang hỏi người cha:

“Tại sao chú không đưa con trai mình đến gặp một bác sĩ thật giỏi ngay

đi nhỉ?"

Người đàn ông đứng tuổi mỉm cười, chậm rãi nói:

Trang 15

“Chú vừa mới làm thế Và cha con chú đang trở về từ bệnh viện Con trai chú không may bị khiếm thị từ khi mới chào đời, hôm nay là ngày đầu tiên nó có thể nhìn thấy mọi thứ.”

Không ai nói gì nữa

(Theo mục Góc trái tim, báo điện tử kenh14.vn, ngày

07/01/2016)

Câu 2 (12,0 điểm)

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ),

nhân vật Trương Sinh vì cả tin và ghen tuông đã vội nghi oan cho Vũ Nương,ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oannên nhảy xuống sông tự vẫn

Theo em, những chi tiết nào trong truyện có thể giúp câu chuyện chuyểnsang một hướng khác tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương Giả

sử được viết lại, từ chi tiết đã lựa chọn, em hãy viết tiếp câu chuyện và kếtthúc theo cách riêng của mình Trên cơ sở đó, lý giải tại sao tác giả khôngchọn kết thúc khác cho truyện

Hết

Họ và tên thí sinh: ……… SBD:

…………

Trang 16

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá

đúng bài làm của thí sinh Tránh cách chấm đếm ý cho điểm

- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủđộng, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của thí sinh Đặc biệt là nhữngbài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy

Trang 17

- Thí sinh nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận xã hội, vận dụng nhuầnnhuyễn các thao tác lập luận để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài và nêu suynghĩ của bản thân

- Bố cục mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục

- Hành văn gãy gọn, khúc chiết, có sức truyền cảm; không mắc lỗichính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết sạch đẹp

2 Yêu cầu về kiến thức

* Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứngđược những yêu cầu sau:

- Ý nghĩa của câu chuyện: Mỗi người trên thế giới này đều cómột câu chuyện riêng của mình Đừng vội vã phán xét khikhông biết câu chuyện của người khác như thế nào Đừngnghĩ người khác không tốt khi mới gặp họ vài lần => Đừngvội phán xét khi chưa hiểu vấn đề là gì

- Bàn luận về ý nghĩa của câu chuyện theo quan điểm và hiểu biếtriêng của mình

* Lưu ý:

Học sinh có thể có nhiều cách nhìn nhận và thể hiện khác nhau nhưngbài viết cần đảm bảo sức thuyết phục, chặt chẽ và lôgic Trong quá trình làmbài cần biết liên hệ với cuộc sống của bản thân và mọi người xung quanh đểthấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đó đối với mỗi người Giámkhảo căn cứ trên bài làm thực tế của thí sinh để đánh giá, cho điểm

B Biểu điểm

- Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn lưu loát; ý sâu sắc, sáng

tạo; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt

- Điểm 5 - 6: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên, văn trôi

chảy, mạch lạc, dẫn chứng có chọn lọc, còn vài sai sót nhỏ

Trang 18

- Điểm 3 - 4: Hiểu đúng vấn đề đặt ra nhưng ý chưa sâu sắc, còn mắc vài

lỗi diễn đạt

- Điểm 1 - 2: Hiểu vấn đề còn mơ hồ, ý sơ sài, văn chưa được mạch lạc.

- Điểm 0: Hiểu sai đề hoặc không làm bài.

Câu 2 (12 điểm)

A Yêu cầu cần đạt

1 Yêu cầu về kĩ năng

- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học Thể hiện đượcnăng lực cảm thụ văn chương của bản thân

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, có khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề

- Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc; không mắc lỗichính tả, ngữ pháp

2 Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách xong cần làm rõ được một số vấn đề sau:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Bàn về việc xây dựng tình huống và lựa chọn chi tiết trong tác phẩm

tự sự

- Nêu được những chi tiết trong truyện có thể giúp Vũ Nương tránhđược thảm kịch: Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh đượcthảm kịch đau thương của Vũ Nương:

+ Lời con trẻ có những điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đicũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đảncả", câu nói đó của bé Đản như một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩthì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra Nhưng Trương Sinh cả ghen, íthọc, đã vô tình bỏ đi khả năng giải quyết tấn thảm kịch, dẫn tới cái chết oanuổng của người vợ

+ Bi kịch có thể tránh được khi Vũ Nương hỏi chuyện kia ai nói, chỉcần Trương Sinh kể lại lời con nói thì mọi chuyện sẽ rõ ràng

Ngày đăng: 09/10/2016, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w