1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THI PHÁP HỌC, NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THI PHÁP HỌC

25 4K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 41,22 KB
File đính kèm BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ THI PHÁP HỌC.rar (39 KB)

Nội dung

Thi pháp học, những vấn đề cơ bản của thi pháp học. Chuyên đề giới thiệu những điểm cơ bản nhất của thi pháp học, giúp có cái nhìn toàn cảnh về thi pháp học.

Trang 1

MỤC LỤC

A – GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ 2

B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

1 Thi pháp học là gì? 2

1.1.Khái niệm thi pháp và thi pháp học 2

1.2 Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học 3

1.3 Các phạm trù thi pháp học 5

1.4 Những vấn đề cơ bản của thi pháp học 5

1.4.1 Quan niệm nghệ thuật về con người 5

1.4.2 Không gian nghệ thuật 6

1.4.3 Thời gian nghệ thuật 7

2 Từ thi pháp học truyền thống đến thi pháp học hiện đại 8

2.1 Toàn cảnh thi pháp học, từ truyền thống đến hiện đại 8

2.2 Sự khác biệt giữa thi pháp học truyền thống và thi pháp học hiện đại 12

3 Thi pháp học ở Việt Nam 12

3.1 Khái quát việc nghiên cứu thi pháp học ở Việt Nam 12

3.2 Một số tác giả tiêu biểu ứng dụng thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam 14

3.2.1 Trần Đình Sử - người tiên phong tiếp nhận thi pháp học trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam sau 1986 14

3.2.2 Đỗ Đức Hiểu – người vận dụng thành công thi pháp học vào nghiên cứu văn học 17

3.2.3 Nguyễn Đăng Điệp với việc vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu thơ trữ tình 21

C- KẾT LUẬN……….22

Trang 2

A – GIỚI THIỆU VẤN ĐỀPhương pháp luận nghiên cứu khoa học là một môn học quan trọng,cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết về các phương pháp nghiêncứu khoa học Đó là chìa khóa quan trọng cho những ai muốn tiến sâu hơntrong nghiên cứu khoa học Trong nghiên cứu văn học, ta có thể sử dụng mộthoặc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để giải quyết được vấn đề Cóthể kể ra một số phương pháp như phương pháp hình thức, phương pháp cấutrúc, phương pháp kí hiệu học, phương pháp trực giác, phương pháp tâm lýhọc, phương pháp xã hội học, phương pháp mỹ học, phương pháp so sánh,phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống,phương pháp thi pháp học…

Thi pháp học là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng vàđược sử dụng phổ biến trong nghiên cứu văn học trong những năm gần đây.Thi pháp học hiện đại đang ngày càng thể hiện tính ưu việt và phù hợp của nótrong việc giải mã văn bản, đọc ra những giá trị nghệ thuật của các tác phẩmvăn học, nhìn tác phẩm văn học nhưng một chỉnh thể nghệ thuật chứ khôngphải chỉ là một văn bản ẩn chứa nội dung chính trị, xã hội, tư tưởng như quanđiểm của lí luận mac-xit Với chuyên đề này, chúng tôi bước đầu đi tìm hiểu vềthi pháp học như một phương pháp nghiên cứu khoa học hữu dụng và phổ biến

B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thi pháp học là gì?

1.1 Khái niệm thi pháp và thi pháp học.

a Thi pháp

Thi pháp là một lý thuyết văn học phương Tây được “nhập khẩu” vào

Việt Nam Có rất nhiều định nghĩa về thi pháp, ở đây, chúng tôi xin ra cáchđịnh nghĩa của Tiến sĩ Ngữ Văn Cao Thị Hồng, người tiếp thu và kế thừa

Trang 3

quan điểm, tư tưởng của Giáo sư Trần Đình Sử: Thi pháp là tổ hợp những đặc tính thẩm mỹ – nghệ thuật và phong cách của một hiện tượng văn học, là cấu trúc bên trong, là hệ thống đặc trưng của các thành tố nghệ thuật và mối quan hệ giữa chúng Thi pháp còn là hệ thống nguyên tắc sáng tạo của một tác giả, một trường phái, hay cả một thời đại văn học.

b Thi pháp học

Việc nghiên cứu thi pháp gọi là thi pháp học Thi pháp học là môn chuyên nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể, là một khoa học ứng dụng trong nghiên cứu văn học Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào

văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như:tiểu sử, nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực,tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tácphẩm như: hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, cốt truyện,điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ

hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”.

1.2 Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học.

1.2.1 Hình thức nghệ thuật – đối tượng chủ yếu của thi pháp học.

Trong thực tế, hình thức được hiểu là hình thể, hình dáng, hình trạng, trạngthái của sự vật, hiện tượng trong thế giới Hình thức là sự thể hiện cái bêntrong của sự vật, là biểu hiện các mối quan hệ của nó với xung quanh Hìnhthức là dấu hiệu để phân biệt sự vật này với sự vật khác

Trong nghệ thuật, hình thức nghệ thuật của văn học phải là hình thức củacái thế giới nghệ thuật mà người đọc tiếp xúc và cảm thấy (bao gồm cả hìnhthức văn bản ngôn từ và hình thức hình tượng, cả hai thống nhất thành vănbản nghệ thuật)

Trang 4

Thi pháp học có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu các hình thức biểu hiệnnội dung, gắn bó với nội dung, là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học.

1.2.2 Hai quan niệm về hình thức nghệ thuật như là đối tượng của thi

pháp học.

Có hai xu hướng nghiên cứu thi pháp Một là nghiên cứu các yếu tố, cácphương diện riêng lẻ tạo thành hình thức nghệ thuật Hai là nghiên cứu hệthống các phương diện của hình thức nghệ thuật trong mối quan hệ chỉnh thểcủa nó Như vậy, ta nhận thấy cần có sự phân biệt hình thức bên ngoài và hìnhthức bên trong Nếu hình thức bên ngoài là sự thực hiện bằng vật chất, chấtliệu cái khách thể thẩm mỹ bên trong thì hình thức bên trong là hình thức củacái nhìn nghệ thuật, là sự hiện diện của con mắt nghệ sĩ, yếu tố quy định cáchtạo hình cho tác phẩm Nếu hình thức bên ngoài là cơ sở khách quan của tácphẩm thì hình thức bên trong cho thấy sự vận động, phát triển và đa dạng của

ý thức nghệ thuật và tư duy nghệ thuật

Hình thức bên trong mang tính quan niệm chính là đối tượng của thi pháphọc Hình thức trong nghệ thuật là hình thức mang tư tưởng Nói như Hegel,

“Nội dung chẳng phải gì khác, mà là sự chuyển hóa của hình thức vào nộidung, còn hình thức cũng không phải gì khác, mà là sự chuyển hóa của nộidung vào hình thức” Như vậy, hình thức là phương thức tồn tại và biểu hiệncủa nội dung Hình thức hàm chưa mọi quy tắc biểu đạt và biểu hiện tất cả sựphong phú của nội dung Cho nên, muốn hiểu được nội dung chỉ có một conđường là đi sâu khám phá về hình thức

1.2.3 Các yếu tố thuộc thế giới bên trong của tác phẩm văn học.

Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học là các yếu tố thuộc thế giới bêntrong của tác phẩm văn học Thế giới bên trong của tác phẩm nghệ thuật cónhững quy luật tác động qua lại riêng của nó, có kích thước riêng, có ý nghĩariêng như là một hệ thống Đó là mô hình thế giới làm cơ sở cho tổ chức tác

Trang 5

phẩm và miêu tả hình tượng Các yếu tố của mô hình đó là con người, thế giới(gồm thời gian, không gian, đồ vật, màu sắc).

1.2.4 Tính quan niệm của hình thức nghệ thuật.

Hình thức mang quan niệm là hình thức bên trong, hình thức của cái nhìn,hình thức tâm hồn để cảm nhận và tái tạo lại sự vật, tạo thành hình thức thẩm

mỹ cho tác phẩm văn học Đó là hình thức thể hiện một giới hạn nhất địnhtrong cảm nhận đời sống, gắn liền với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng(Chẳng hạn, thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức chỉ xuất hiện khingười ta nhận thức được cuộc sống nội tâm toàn vẹn của con người) Tínhquan niệm của hình thức thể hiện hệ hình tư duy, trình độ chiếm lĩnh thế giớicủa một hệ thống nghệ thuật Tìm hiểu hình thức đó giúp ta hiểu được sâu sắc

ý nghĩa, giá trị của tác phẩm nghệ thuật

1.3 Các phạm trù thi pháp học.

Ngoài các phạm trù thi pháp truyền thống như cốt truyện, kết cấu, thể loại,lời văn, thi pháp hiện đại còn các phạm trù mới như quan niệm nghệ thuật vềcon người, không gian, thời gian, kiểu tác giả, chi tiết nghệ thuật Nhiệm vụcủa thi pháp học là phát hiện, miêu tả các phạm trù thi pháp cụ thể của cácchỉnh thể văn học với nội dung độc đáo, không lặp lại của chúng – đó lànhững phạm trù của sáng tạo nghệ thuật mang nội dung lịch sử cụ thể và sắcthái cá tính

1.4 Những vấn đề cơ bản của thi pháp học.

1.4.1 Quan niệm nghệ thuật về con người.

Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấycon người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháphình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm

mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó Quan niệm nghệ thuật về con người

Trang 6

hướng chúng ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan,sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống sovới đối tượng có thật Quan niệm con người chính là sự khám phá về conngười bằng nghệ thuật, mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền vớicái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nghệ sĩ Trong các thể loại văn họckhác nhau, do chức năng của hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quanniệm nghệ thuật về con người cũng có sự khác nhau quan trọng.

Quan niệm nghệ thuật về con người và nhân vật không phải là một Kháiniệm quan niệm nghệ thuật về con người bao quát rộng hơn khái niệm nhânvật Nhân vật chỉ là biểu hiện cụ thể, cá biệt của quan niệm kia Cho nên,muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người thì phải xuất phát từ cácbiểu biện lặp đi lặp lại của nhiều nhân vật, thông qua các yếu tố bền vững,được tô đậm dùng để tạo nên chúng

Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọichiều sâu có thể có, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất đề đánh giá giátrị nhân văn vốn có của một hiện tượng văn học Nghệ sĩ đích thức là ngườisuy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu vềcon người, do đó, càng khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thì càng

đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ

1.4.2 Không gian nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật là một vấn đề cơ bản của thi pháp học Đó là hìnhthức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là mô hình thế giới độc lập, có tính chủquan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả

Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, nhằm biểuhiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đókhông thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gianvật lý, vật chất

Trang 7

Không gian là môi trường bộc lộc của nhân vật, nhân vaath chỉ hành động,

tự bộc lộ trong không gian của nó Mỗi không gian cho phép được bộc lộ mộtphương diện của con người Do vậy, các nhà văn muốn thể hiện một quanniệm nhất định ề cin người đều phải tạo ra một không gian thích hợp

1.4.3 Thời gian nghệ thuật.

Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tácphẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh haychậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai

Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn vớithời gian tâm lý Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai Nó có thể dừng lại.Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tácgiả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảmnhận được hoặc hồi hộp đợi chờ, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vàoquá khứ Điều đặc biệt là thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượngtrưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người Cuộcđời có thể như chớp mắt, như giấc mộng Cuộc đời có thể chỉ là cuộc đày ải

vô tận Cuộc đời có thể chỉ như con thoi đưa mà không có chỉ, hoàn toàn vônghĩa Cuộc đời có thể là cuộc hành quân đi tới tương lai… Thời gian nghệthuật là phạm trù có nội hàm triết lý

Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trongnhững phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chấtsáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ Nghệ sĩ có thể chọn điểm bắt đầu và điểm kếtthúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn độdài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời Thời gian thể hiện ýthức sáng tạo chủ động, tự do, chủ quan của nghệ thuật

Cấu trúc của thời gian nghệ thuật khá phức tạp, gồm thời gian trần thuật, thờigian thiên nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian phong tục, thời gian xã hội, lịch sử

Trang 8

Các lớp thời gian trêm cho thấy thời gian trong cuộc sống con người là một phứchợp gồm nhiều yếu tố Sự phối hợp các yếu tố có nhịp độ và độ dài khác nhau ấy

sẽ tạo nên thời gian sống của mỗi người và cảm nhận thời gian của họ

Thời gian nghệ thuật bao gồm các bình diện: Thời gian hiện tại đồng thờivới cuộc sống đang diễn ra Thời quá khứ là quá khứ của hiện tại đó Thờitương lai là thời điểm sau cuộc sống đó

Thời gian nghệ thuật có các hình thức khác nhau Thời gian trong thầnthoại khác thời gian trong sử thi, thời gian trong truyện cổ tích Thời giantrong văn học viết trung đại khác với thời gian trong văn học cận, hiện đại Ởđây, chúng tôi lưu ý đến thời gian nghệ thuật trong văn học thế kỉ XX Ở đây,thời gian nghệ thuật thoát khỏi sự trói buộc của thời gian sự kiện, nhà văn có

sự chủ động bao quát và biểu hiện những phương diện mới của con người.Trong văn học thế kỉ XX, tác thấy có sự xáo trộn các bình diện thời gian,miêu tả quá khứ trong ký ức Các nhà văn thường dùng thủ pháp dòng ý thức

để tái hiện những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật, tăng sức hấp dẫncho tác phẩm

2 Từ thi pháp học truyền thống đến thi pháp học hiện đại.

2.1 Toàn cảnh thi pháp học, từ truyền thống đến hiện đại.

Thời cổ đại, Aristote xuất phát từ nguyên tắc “mô phỏng” tiến hành phânloại văn học, phân tích các yếu tố tạo thành tác phẩm tự sự, trữ tình, kịchmang đậm tính chất diễn dịch của thi pháp học cổ điển A Veselovski xuấtphát từ nguyên tắc văn hoá lịch sử và phương pháp so sánh để nghiên cứu sựvận động phát triển của các yếu tố của tác phẩm như cốt truyện, tính ngữ,song hành (đối – parallelism), mở đầu cho thi pháp học hiện đại Ở TrungQuốc xưa nghệ (thuật) bắt nguồn từ đạo, pháp bắt nguồn từ nghệ, cho nênkhông có pháp cố định Chỗ cao siêu của pháp là thần, diệu

Trang 9

Thời gian đầu thế kỉ XX là thời kì chứng kiến sự nở rộ của thi pháp họchầu như trên toàn thế giới Thi pháp học hiện đại bắt đầu với chủ nghĩa hìnhthức Nga Chủ nghĩa hình thức Nga bao gồm Trường phái ngôn ngữ họcMatscova do Jakobson đứng đầu (còn có Vinokur, Tomashevski, Brik…) , vàHội nghiên cứu ngôn ngữ thi ca ở Peterburg do V Shklovski đứng đầu ( gọitắt là OPOJAZ, thành viên còn có Aykhenbaum, Jakubinski, Tynianov,Girmunski, Polivanov, Vinogradov…), chịu ảnh hưởng lí thuyết ngôn ngữ hệthống của F de Saussure, nhận thức thi pháp như là ngôn ngữ độc lập của vănhọc, phân biệt hẳn với đời sống và ngôn ngữ sinh hoạt, cũng khác với ngônngữ khoa học Họ chủ trương nghiên cứu văn học một cách khách quan, khoahọc, dựa vào các sự thực về ngôn ngữ

Ở nước Nga đương thời, sau cách mạng tháng Muời, ngoài chủ nghĩa hìnhthức Nga còn có nhiều trường phái thi pháp học xã hội học lí thuyết, trong đónổi lên M Bakhtin, V F Pereverzev Bakhtin nhấn mạnh tính đối thoại, một

tư tưởng có ý nghĩa chống độc thoại, đáp ứng nhu cầu tư tưởng hiện đại Thipháp học của M Bakhtin ngày nay được định danh là thi pháp học văn hoá.Cùng thời gian đầu thế kỉ, trường phái phê bình mới Anh, Mĩ gồm I A.Richards, J C Ransom, A Tate, C Brooks, W Empson, W Wimsatt, R.Wellek… lấy văn bản làm đối tượng trung tâm của nghiên cứu, khám phá tínhvăn học qua cấu trúc và cơ chất (texture) của ngôn từ Lấy văn bản làm bảnthể của văn học, phê phán hiểu lầm về ý đồ tác giả, nghiên cứu các đặc tínhcủa ngôn ngữ thơ như trương lực, tính mơ hồ, đa nghĩa, tính nghịch lí, tínhbiểu tượng, tính giả vờ (Irony – có nguồn gốc Hi Lạp, chỉ sự giả vờ của diễnviên, sách Trung Quốc dịch là “phản ngữ”, tức lai “lối nói ngược”, nghĩa rộnghơn “mỉa mai”), vai trò của ngữ cảnh Họ chủ trương một cách đọc kĩ (closereading) đối với văn bản để phát hiện các tính chất đó Các phạm trù này giúpngười ta hiểu rõ hơn bản chất của ngôn ngữ văn học Wellek và Warren phát

Trang 10

triển lí thuyết cấu trúc văn bản và phân biệt nghiên cứu nội tại với nghiên cứungoại tại.

Cũng gần như cùng thời với các trường phái hình thức ở Nga và Anh, Mĩ,

ở Đức, do chịu ảnh hưởng của triết học hiện tượng học xuất hiện trường pháinghiên cứu thế giới tinh thần và thế giới nghệ thuật của nhà văn biểu hiện quavăn bản ngôn ngữ Fredric Gundolf chủ trương phân biệt cuộc sống kinhnghiệm thực tế của nhà văn với cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật E.R.Curtius căn cứ vào ngôn ngữ mà nghiên cứu thế giới tinh thần của nhà văn,phản đối lối nghiên cứu dựa vào các quy tắc để đánh giá sáng tác

Cũng nghiên cứu thế giới nghệ thuật, nhưng đi theo con đường ngược lại,

là nghiên cứu các biểu tượng khách thể mà tiêu biểu là Gaston Bachelard vàhọc trò của ông là Jean-Pierre Richard, Gilbere Durant Gaston Bachelard lànhà toán học kiêm vật lí, ông ghé chân vào văn học và trở thành nhà phê bìnhđộc đáo với lí thuyết về trí tưởng tượng của nhà văn như là lĩnh vực vô thức.Đặc điểm chung của thi pháp học cấu trúc là dựa vào mô hình ngôn ngữ,

đó không chỉ vì ngôn ngữ là cơ sở của khoa học nhân văn và khoa học xã hội,

mà còn vì họ nhận thấy mọi nhận thức không tách rời với sự ràng buộc củangôn ngữ Sự nhấn mạnh tính hệ thống đòi hỏi xem văn bản là một hệ thốnghoàn chỉnh, coi trọng phân tích hình thức là yếu tố có ý nghĩa then chốt M L.Gasparov nói: “Thi pháp học cấu trúc không phải là thi pháp của các yếu tốtách rời, mà là thi pháp về các quan hệ của các yếu tố tạo nên tác phẩm.”Thi pháp tự sự học không phải thoát thai từ chủ nghĩa cấu trúc mà có cộinguồn từ thi pháp học tiểu thuyết Anh Mĩ đầu thế kỉ Trước thế kỉ XX, kháiniệm văn học không bao gồm tiểu thuyết vì nó là văn xuôi, mọi bình luận vềtiểu thuyết chỉ dựa vào chủ đề và nội dung chứ chưa quan tâm hình thức Vấn

đề là phải chứng minh hình thức nghệ thuật của thể loại văn xuôi – tiểuthuyết, và thế là nghiên cứu hình thức tiểu thuyết bắt đầu

Trang 11

Thi pháp học cấu trúc không tách rời với kí hiệu học Bởi nghệ thuậtnguyên là tái hiện đời sống, trong khi tái hiện, nghệ thuật sử dụng các chấtliệu đã được mã hoá (ngôn ngữ, hình ảnh con người, thiên nhiên, màu sắc, chitiết đời sống…) rồi theo ý tưởng của mình mà tạo ra một cái được biểu đạtmang hình thức biểu đạt khác với đời sống Như thế văn học vừa là nghệ thuậtngôn từ lại vừa là khách thể kí hiệu tạo ra một cái biểu đạt mới

Đáng chú ý là nghiên cứu kí hiệu học trong phong cách học Phong cáchhọc cũng là một bộ phận của thi pháp học, vì thế ở đây xin nhắc đến cácphong cách học cấu trúc – kí hiệu học trong trào lưu “Phê bình mới” ở Phápnhững năm 60 – 70 Trước hết là dòng phong cách học cấu trúc phát sinh,nghiên cứu những sai lệch (deviasion) so với chuẩn mực ngôn ngữ, coi là dấuhiệu của lựa chọn, tái mã hoá làm thành phong cách riêng

Thi pháp học lịch sử Nga bắt đầu với A Veselovski, nhưng sang đầu thế kỉ

nó bị chủ nghĩa hình thức phủ định, sau đó chủ nghĩa hình thức Nga lại bị thipháp học Marxism phủ định với nguyên tắc lịch sử và tính nhân quả xã hội.Thi pháp học Marxism Liên Xô tập trung nghiên cứu cội nguồn xã hội, lịch sửcủa văn học, mà các phạm trù trung tâm là hình tượng, tính cách, nhân vật,hoàn cảnh, chi tiết

Ở Nga hiện tại, thời hậu xô viết, thi pháp học lí thuyết (lí luận văn học)được hồi sinh, tiếp tục phát triển trên cơ sở lí thuyết của các học giả Nga nhưBakhtin, Lotman, Gasparov cùng các tác giả khác trên thế giới Côngtrình Thi pháp học lí thuyết do N D Tamarchenco biên soạn đã tổng kết cácvấn đề cơ bản của nó

2.2 Sự khác biệt giữa thi pháp học truyền thống và thi pháp học hiện đại

* Thi pháp học truyền thống:

Thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối tượng, từ chân lý tự nhiên đểbàn về nghệ thuật, xuất phát từ các yếu tố nhỏ nhất rồi xem xét nghệ thuậtnhư là sự tổng cộng của các yếu tố đó Thi pháp học truyền thống xem nghệ

Trang 12

thuật như những vật được sáng tạo tinh xảo bằng chất liệu, thích đưa ra nhữnglời khuyên bảo về sáng tạo nghệ thuật (văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí…), xemnghệ thuật theo những nguyên lý nghìn năm bất biến Thi pháp học truyềnthống chỉ quan tâm tới quy tắc sáng tác.

* Thi pháp học hiện đại.

Thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ thể để bàn vềnghệ thuật, xuất phát từ quan niệm cấu trúc, tính chỉnh thể và tính hệ thống,xem nghệ thuật là một tổ chức siêu tổng cộng Thi pháp học hiện đại xemnghệ thuật là một hoạt động giao tiếp, một hệ thống ký hiệu mà sản phẩm của

nó là một khách thế thẩm mỹ, một sáng tạo tinh thần tồn tại vừa trong văn bảnvừa trong cảm thụ của người đọc Thi pháp hiện đại đúc kết bản chất và quyluật nghệ thuật từ trong bản thân các sáng tạo nghệ thuật, để hiểu nghệ thuậtsâu hơn, đúng hơn, xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử, cùng vận động vàphát triển với lịch sử trong ngữ cảnh văn hóa Thi pháp học quan tâm đếncách đọc, cách giải mã văn bản

3 Thi pháp học ở Việt Nam.

3.1 Khái quát việc nghiên cứu thi pháp học ở Việt Nam.

Từ thời trung đại, nền văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu sắc nềnvăn hóa Trung Quốc nên thi pháp học cổ điển từ Trung Quốc đã du nhập vàoViệt Nam Ttrong giai đoạn 1954-1975, Miền Nam vẫn duy trì các quan điểmthi pháp đã có từ trước 1945, tiếp thu thêm nhiều quan điểm thi pháp hiện đại

từ Âu – Mỹ tràn sang Ở miền Bắc sau 1954 (cũng như cả nước sau 1975),phương pháp nghiên cứu xã hội học giữ địa vị độc tôn Thi pháp học hầu nhưkhông được sử dụng trong các công trình nghiên cứu văn học Từ sau 1986,nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, văn học dân gian và văn học phương Tây

đã mở đường cho thi pháp học tiến vào Việt Nam, tạo nên một luồng sinh khímới Các công trình của một số nhà nghiên cứu đi tiên phong trong lĩnh vực

Ngày đăng: 15/08/2016, 00:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w