1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh của doanh nhân VN

7 662 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 77 KB

Nội dung

+ Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh + Tính đổi mới, sáng tạo đối với sản phẩm, kênh phân phối, hoạt động khuếch trương,… + Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các

Trang 1

BÀI TẬP CÁ NHÂN Môn: QUẢN TRỊ MARKETING

Đề bài: Những đặc điểm của doanh nhân Việt Nam?

+ Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh

+ Tính đổi mới, sáng tạo (đối với sản phẩm, kênh phân phối, hoạt động khuếch trương,…) + Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh doanh, tiên phong tung sản phẩm mới.

Hãy sử dụng cả số liệu thứ cấp (internet, báo chí, các báo cáo,…) và sơ cấp (quan sát & 3 phỏng vấn để minh hoạ cho bài viết.

Bài làm:

Khi nói về sứ mệnh doanh nhân, chúng ta thường nhấn mạnh đến vai trò hạt nhân trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội… Về mặt bề nổi thì đúng là như vậy Nhìn nhận ở góc độ sâu hơn, thấm đẫm trong mỗi hoạt động của doanh nhân là tính tiên phong, mở đường cho những ý tưởng mới, nhận thức mới và ở mức độ nào đó, tác động tích cực đến tầm nhìn trong tổ chức đời sống xã hội

Cho tới nay ở Việt nam chưa có tổ chức nào tiến hành điều tra tổng thể và nghiên cứu một cách toàn diện, để có thể cung cấp cho xã hội một bức tranh đầy đủ rõ nét về lớp doanh

nhân mới của Việt nam, lớp người đang được cho là: “Đóng vai trò xung kích trong sự

nghiệp xây dựng phát triển nền kinh tế nước nhà” Tuy nhiên, theo một bài viết của Bà

Phạm Chi Lan- VCCI, trong mấy năm qua đã có một số cuộc điều tra được tiến hành trong từng nhóm doanh nghiệp như doanh nghiệp nữ (do Hội liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành năm 1999 trong các doanh nghiệp do những doanh nhân dưới 45 tuổi lãnh đạo), doanh nghiệp

tư nhân (do Chương trình phát triển dự án Mê Kông MPDF thuộc nhóm IFC/WB tiến hành năm 1999 trên 127 doanh nghiệp tư nhân với hơn 400 đối tượng khác)

Theo các số liệu điều tra của MPDF và doanh nghiệp nữ, thì những lý do chính để những doanh nhân Viêt nam lập nghiệp bằng con đường kinh doanh là:

- Muốn phát huy tối đa năng lực cá nhân (76% theo điều tra của MPDF, 13,2% theo điều tra doanh nghiệp nữ)

Trang 2

- Có điều kiện thuận lợi để làm kinh doanh (61% theo điều tra doanh nghiệp trẻ, 27% theo điều tra doanh nghiệp nữ)

- Để kiếm sống hoặc tăng thu nhập (50% theo MPDF, 14,3% theo điều tra doanh nghiệp nữ)

- Thích thử thách, sáng tạo (41% theo MPDF)

- Theo truyền thống gia đình (16% theo điều tra doanh nghiệp nữ), hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh (26% theo điều tra doanh nghiệp nữ)

- Muốn theo đuổi giá trị đạo đức hoặc phong cách sống riêng (23% theo MPDF)

Những đặc điểm cơ bản của lớp doanh nhân Viêt nam mới:

Do đặc điểm chính trị và lịch sử, lớp doanh nhân mới ở nước ta có một số đặc điểm riêng, khác với doanh nhân ở các nước khác, đồng thời cũng có một số nét tương đồng với các đồng nghiệp nước ngoài Dưới đây, tôi xin đưa ra một số đặc điểm cơ bản của lớp doanh nhân Việt mới từ những nguồn thông tin khác nhau:

- Ra đời và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường của đất nước

- Đa số tuổi đời khá trẻ, được đào tạo và rèn luyện trong quá trình đổi mới, có tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số không ít doanh nhân có trình độ học vấn hạn chế, kỹ năng quản trị, kinh doanh thấp

- Có tinh thần doanh nghiệp ý chí lập nghiệp, làm giàu, dám chấp nhận rủi ro, thách thức

- Làm việc rất cần cù, năng động chịu khó học và vươn tới cái mới, có tính tiên phong trong một số lĩnh vực

- Sống có nhân bản, có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, có mong muốn được gắn

bó trong hội đoàn

- Sống có văn hoá, giữ gìn những truyền thống, giá trị tốt đẹp của gia đình, xã hội và dân tộc Tuy vậy tất nhiên vẫn còn những thiểu số doanh nhân thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức, văn hoá trong kinh doanh và trong cuộc sống, nên có những hành vi xấu làm phương hại đến lợi ích của Doanh nghiệp, của xã hội và của cộng đồng Doanh nghiệp

Dựa trên những số liệu thu thập được qua các số liệu thứ cấp (internet, báo chí, các báo cáo…) và số liệu sơ cấp (3 phỏng vấn kèm theo), tôi xin được phân tích ba đặc điểm của lớp doanh nhân Việt mới, đó là:

- Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh

- Tính đổi mới, sáng tạo (đối với sản phẩm, kênh phân phối, hoạt động khuếch trương )

Trang 3

- Tính tiên phong, đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh doanh.

1 Mức độ dám chấp nhận rủi ro:

Theo các kết quả điều tra, khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp dân doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp nữ, tỷ lệ đó là 62%, với doanh nghiệp quốc doanh là 20 – 25%) Tuổi đời trẻ, điều đó đã ảnh hưởng nhiều tới tính năng động, ý chí dám chấp nhận rủi ro, thách thức, khả năng học hỏi và sức làm việc của doanh nhân

Sự mạo hiểm trong kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc tìm ra hướng đi mới trong kinh doanh, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hoá Nếu doanh nghiệp không dám mạo hiểm thì sẽ lạc hậu với các đối thủ cạnh tranh, và lạc hậu thì sẽ bị đào thải, đó là quy luật tự nhiên

Ở một góc nhìn khác, việc dám đối mặt với rủi ro trong quyết định của một bộ phận doanh nghiệp Việt nam vẫn mang nặng tính “liều” do nhận thức và hiểu biết còn hạn chế Họ thiếu hẳn sự sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ dám làm và tính tiên phong Điều này thể hiện rõ nhất

ở “tâm lý bầy đàn” trong hoạt động doanh nghiệp thời gian qua Những bài học đau lòng về

“bầy đàn trong chứng khoán”, “bầy đàn trong bất động sản”, “bầy đàn trong mô hình tập

đoàn đa ngành, đa nghề”…Có thể nêu ra những “rủi ro trong những quyết định dám chấp nhận rủi ro” của doanh nghiệp Viêt nam như sau:

- Thiếu những qui tắc khôn ngoan trong việc chấp nhận rủi ro

- Thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ nguyên tắc này

- Đơn giản hóa những qui trình kinh doanh

- Chưa đo lường và lượng hóa được những rủi ro

Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro được tính toán trước Mỗi một cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro tiềm ẩn Trong một số thương vụ đầu tư, một loại rủi ro nhất định có thể chiếm ưu thế hơn, và những rủi ro khác chỉ là thứ yếu Hiểu đầy đủ về những loại rủi ro chính yếu là cần thiết để mạo hiểm có tính toán và đưa ra những quyết định đầu tư nhanh nhạy

2 Tính đổi mới sáng tạo:

Có một thực tế cần phải nhìn nhận thẳng thắn là tính đổi mới và sáng tạo trong một bộ phân không nhỏ doanh nhân Việt còn ở mức rất thấp Chúng ta hay tự nhận xét rằng người Việt thông minh, sáng tạo, nhưng nhiều khi các sáng tạo đó mang nặng tính chất manh mún, đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động

Trang 4

Vậy thì gốc vấn đề là ở đâu ? Trước hết, một số không ít doanh nhân có trình độ học vấn hạn chế, kỹ năng kinh doanh thấp Theo kết quả cuộc điều tra của MPDF và doanh nhân

nữ nói trên cho thấy chỉ có khoảng 25% nữ chủ doanh nhân có trình độ đại học hoặc là trên

đại học, trong khi có tới 32.5% chưa học tới phổ thông trung học Từ những thống kế về doanh

nhân nữ ta có thể suy ra tỷ lệ tương tự đối với nam doanh nhân Đó là lỗ hổng rất lớn, hạn chế khả năng và tầm nhìn của doanh nhân trong thế giới kinh doanh hiện đại ngày nay và do đó giảm hiệu quả và tính sáng tạo của doanh nghiệp

Có một số nhân xét là phần lớn các doanh nhân Việt Nam ít đọc sách, ít sử dụng email

và ít truy cập thông tin trên internet Kinh nghiệm về lãnh đạo và quản lý còn quá mỏng Kiến

yếu nữa của nhiều doanh nhân Việt Nam giai đoạn này là thiếu tính chuyên nghiệp, không được đào tạo bài bản căn cơ Việc nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý hiện đại để nâng cao tính chuyên nghiệp là điều cấp bách

Vì những nguyên nhân trên, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo ra sản phẩm mới, hệ thống phân phối sản phẩm manh mún, các hoạt động khuếch trương chưa chuyên nghiệp, bài bản… Thực trạng vấn đề này như thế nào?

Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D):

Đây là một khâu then chốt trong việc tạo ra một sản phẩm mới Gần đây người ta nói

nhiều tới chiến lược “Tập trung để khác biệt” và coi đó như là chìa khóa thành công của doanh

nghiệp Rất tiếc rằng điều đó ở doanh nghiệp Việt nam chưa được coi trọng Họ đa phần chỉ tập trung những sản phẩm mà thị trường đã làm và chỉ lo để “copy” Theo thống kê không chính thức, có tới xấp xỉ 90% doanh nghiệp Việt không có bộ phận R&D

Hệ thống phân phối:

Không phải đơn giản để chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường và cũng không dễ dàng chuyển từ khâu phân phối theo kiểu “xin cho” sang kênh phân phối cạnh tranh hiện đại

Thiết lập một hệ thống theo chuẩn mực, quản lý kênh phân phối và quản lý lực lượng bán hàng hiệu quả là mấu chốt để cạnh tranh và giành thị phần Đây là mảnh đất mầu mỡ cho những ý tưởng sáng tạo trong việc: thiết lập kênh phân phối theo dạng trực tiếp hay gián tiếp, đơn kênh hay đa kênh, độ dài của kênh và các giải pháp khuyên khích bán hàng cũng như giảm thiểu các xung đột lợi ích trong kênh

Thương hiệu:

Trang 5

Định vị được thương hiệu và xây dựng một thương hiệu mang tính nhất quán và chuyên nghiệp là vấn đề không phải doanh nghiệp Việt nào cũng đã làm được Nhiều doanh nghiệp trong quá trình phát triển đã xa rời những giá trị cốt lõi mà mình định ra rồi phát triển dần theo hướng “đa ngành, đa nghề” để rồi đánh mất chính bản sắc của mình

Đổi mới sáng tạo trong thời khủng hoảng kinh tế:

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc khủng hoảng kinh tế của Việt nam đang bước vào giai đoạn thử thách gay go nhất cho Chính phủ cũng như giới doanh nghiệp

Theo góc nhìn cá nhân thì khả năng dự báo, sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh

và khả năng tư duy không chuẩn mực là những nhân tố mang tính sáng tạo cao của doanh nhân

trong việc đưa doanh nghiệp của mình vượt khó khăn

Ở đây tôi muốn đi sâu vào phân tích tố chất mang tính đổi mới của doanh nhân đó là

khả năng tư duy không chuẩn mực Cuộc khoảng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra kéo

theo một loạt các định chế tài chính, các tập đoàn khổng lồ sụp đổ hoặc trên bờ vực phá sản Những lý thuyết kinh tế, tài chính, những chuẩn mực kinh doanh tưởng chừng bền vững nhất, tiên tiến nhất thì nay lung lay dữ dội và gây ra sự hoài nghi cho các nhà kinh tế Và cùng lúc

đó, thành công của các doanh nghiệp khi thực thi công việc ngược lại với các chuẩn mực lại đem lại những thành công bất ngờ Cuối năm 2008 khi thị trường tài chính Mỹ lung lay dữ dội thì theo logic chuẩn mực chung đồng Dollar Mỹ nhất thiết phải mất giá, vậy mà thực tế cho thấy một điều kỳ lạ là đồng Dollar Mỹ lại lên giá một cách mạnh mẽ và có tính bền vũng với tất cả các đồng tiền khác Nếu lý giải vấn đề theo hướng không chuẩn mực thì sự việc này lại mang tính logic của nó và nếu doanh nghiệp cũng “hành xử “theo một kiểu không chuẩn mực tương tự thì đây lại là cơ hội lớn với họ

Tưởng chứng câu chuyện không xa của Warren Buffet về những nguyên tắc thành công

trên thị trường chứng khoán “hãy đầu tư khi thị trường run sợ …” là những minh chứng Rồi

câu chuyện về thị trường bất động sản của Việt nam: khi bất động sản tăng thì đổ xô vào mua, khi thị trường càng xuống thì càng ít người mua Vậy ta sao không làm ngược lại ?

3 Tính tiên phong:

Khi nói về sứ mệnh doanh nghiệp, chúng ta thường nhấn mạnh đến vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội… Về mặt bề nổi thì đúng là như vậy nhưng nhìn nhận ở góc độ sâu hơn, thấm đẫm trong mỗi hoạt động của doanh

nhân là tính tiên phong, mở đường cho những ý tưởng mới, nhận thức mới và ở mức độ nào đó,

tác động tích cực đến tầm nhìn trong tổ chức đời sống xã hội

Dưới đây tôi xin nêu một số tính tiên phong trong hoạt động doanh nghiệp Việt nam:

Trang 6

- Tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới

- Tiên phong về công nghệ

- Tiên phong trong phương pháp quản trị doanh nghiệp

- Tiên phong về văn hóa và tri thức

Khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chúng ta có cái nhìn logic hơn về mối quan hệ cung – cầu, giá – cầu; nhưng chỉ khi các siêu thị Metro, Vincom, BigC, Nguyễn Kim, Parkson,… tung những “đòn” siêu khuyến mãi, chúng ta mới nhận thức một cách trực quan, đầy đủ sự vận động của giá lên cầu, cũng như quyền năng, giới hạn của người tiêu dùng trong 3 trụ cột quyết định đến nhịp độ phát triển đất nước, bao gồm: xuất khẩu – tiêu dùng trong nước – đầu tư toàn xã hội

Cùng với động lực mở rộng thị trường, doanh nhân có nhu cầu sử dụng những biểu tượng văn hóa dân tộc Họ là sứ giả đưa những tinh hoa Việt Nam ra thế giới Những Café Trung Nguyên, đôi dép Bitis, bánh kẹo Kinh Đô, tà áo dài của nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh, gạch ngói Secoin, … xuất hiện ở nhiều châu lục, khiến Việt Nam gần gũi hơn trong con mắt bạn bè thế giới

Hoạt động của doanh nhân còn mở rộng ra thị trường nhân lực, buộc các trường đại học, viện nghiên cứu phải đổi mới phương pháp giáo dục, nghiên cứu khoa học theo hướng coi trọng thực hành hơn Sỡ dĩ doanh nhân giữ vai trò tiên phong trong sáng tạo, đổi mới nhận thức, cách nhìn như vậy là do họ là đối tượng sử dụng tài nguyên (đất, mặt nước, rừng, dải tần

số, nhân lực, thông tin,…) nhiều nhất; họ cũng là đối tượng sử dụng công nghệ nhiều nhất

Công tác quản lý đang dần bị biến đổi theo các xu hướng kinh tế, chính trị và xã hội

Xu hướng toàn cầu hoá tiếp tục diến ra mạnh mẽ, vì vậy cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt hơn, thị trường nước ngoài ngày càng quan trọng và ngày càng có nhiều công ty trở thành các công ty đa quốc gia và tham gia vào các liên doanh ở nhiều nước Công nghệ mới đang làm thay đổi tính chất công việc và việc cung cấp thông tin chi tiết và kịp thời cho mọi người trở nên dễ dàng hơn Thay đổi về bản chất của các tổ chức cũng là một thách thức Vì vậy các nhà lãnh đạo, các doanh nhân cần phải có đủ năng lực, kỹ năng để lãnh đạo, truyền đạt và gây ảnh hưởng đối với mọi người, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp./

Trang 7

Tài liệu tham khảo

1 Bài “Luận bàn về doanh nhân Việt thời khủng hoảng của Đinh Hồng Kỳ” - Tổng giám đốc Secoin

2 Bài “Tính tiên phong của doanh nhân” của Đỗ Hải Hồ - Thời báo Doanh nhân

3 Bài phỏng vấn Bà Phạm Chi Lan của tác giả Đặng Hồng Quang

4 Bài “Doanh nhân nữ Việt Nam cần vượt trội hơn nữa” của tác giả Nguyễn Dung phỏng vấn bà Trần Thị Thủy, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

5 Bài “3 điểm yếu của doanh nhân Việt” – Báo Sài Gòn tiếp thị

6 Bài “Điểm yếu của doanh nhân Việt” – Saga.vn

7 Và một số bài viết về doanh nhân trên Internet

Ngày đăng: 29/10/2016, 10:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w