- Phòng Kinh doanh Dầu mỡ Dung môi – Hóa chất
3.2.2. Kiến nghị đề xuất với chế độ kế toán tài chính
Qua tìm hiểu về hạch toán nhập khẩu uỷ thác, em thấy có một vấn đề chính như sau.
Hiện nay, các đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu chỉ được hướng dẫn công tác hạch toán theo thông tư 108/2001/TT – BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2001. Thông tư này dựa trên chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 đã cũ, không còn thích hợp cho các doanh nghiệp đang thực hiện theo Quyết định số 15/ 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Trong đó, về việc sử dụng tài khoản trong hạch toán nhập khẩu uỷ thác có một số nghiệp vụ chưa rõ ràng như sau :
Tại đơn vị nhận uỷ thác :
- Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan tới nhà cung cấp nước ngoài như nhận nợ hàng mua, thanh toán tiền hàng… được hạch toán qua TK 331( chi tiết cho từng nhà cung cấp nước ngoài).
Ví dụ, số tiền hàng uỷ thác nhập khẩu phải thanh toán hộ với người bán cho bên giao uỷ thác, kế toán tại đơn vị nhận uỷ thác ghi:
Nợ TK 151 – hàng mua đang đi đường ( nếu hàng đang đi đường)
Nợ TK 156 – hàng hoá ( nếu hàng về nhập kho)
Có TK 331 – phải trả cho người bán ( chi tiết cho người bán).
- Trong các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu như giao hàng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT trả hộ cho đơn vị giao uỷ thác… thì tại đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu cũng hạch toán qua TK 331 ( chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác nhập khẩu).
Ví dụ, khi nhận hàng của nước ngoài không nhập kho chuyển thẳng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu
Kế toán phản ánh trị giá lô hàng :
Nợ TK 331 – phải trả cho người bán ( chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu)
Có TK 331 – phải trả cho người bán ( chi tiết người bán nước ngoài).
Như vậy, khi phát sinh nghiệp vụ với hai đối tượng khác nhau là nhà cung cấp nước ngoài và đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu, thông tư chỉ dẫn đều hạch toán qua TK 331. Việc hạch toán cùng một số hiệu tài khoản cho cả hai đối tượng thật sự sẽ gây nhầm lẫn về mặt bản chất và gây khó khăn cho những người làm kế toán.
- Một số nghiệp vụ phát sinh với đơn vị uỷ thác nhập khẩu được thông tư hướng dẫn hạch toán qua tài khoản 131 – phải thu của khách hàng, ví dụ :
Khi trả hàng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi :
Nợ TK 131 – phải thu của khách hàng ( chi tiết đơn vị UTNK). Có TK 156 – hàng hoá ( giá trị hàng và các khoản thuế phải nộp)
Có TK 151 – hàng mua đang đi đường.
Như vậy, cùng một đối tượng là đơn vị uỷ thác nhập khẩu mà lại được hạch toán trên hai tài khoản khác nhau TK 131 – phải thu của khách hàng và TK 331 – phải trả người bán. Việc không thống nhất một số hiệu tài khoản cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu như vậy gây khó khăn trong việc hạch toán.
Vì vậy, Bộ Tài Chính nên có những hướng dẫn mới để sửa đổi cũng như thống nhất một tài khoản sử dụng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu và bên cung cấp nước ngoài để công tác hạch toán uỷ thác tại các đơn vị kinh doanh xuất, nhập khẩu uỷ thác được hoàn thiện hơn. Theo em, nên chăng thống nhất các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến đơn vị giao ủy thác nhập khẩu nên hạch toán vào TK 131 – phải thu khách hàng, phản ánh đúng bản chất của tài khoản tài sản ngắn hạn và các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nhà cung cấp nước ngoài nên hạch toán vào TK 331 – phải trả người bán, phản ánh đúng bản chất của tài khoản Nợ phải trả.
Việc thống nhất tài khoản như trên giúp cho người làm kế toán tại các đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu dễ dàng hạch toán cũng như theo dõi các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình nhận ủy thác nhập khẩu một cách chính xác.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp muốn phát triển mạnh và ổn định đều phải hoàn thiện các chính sách trong mô hình quản lý của cả nền kinh tế quốc dân. Việc thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành không những giúp ổn định bộ máy kế toán của doanh nghiệp mà còn góp phần cho các doanh nghiệp hoạt động với những quy định chung của pháp luật, tạo nên một vòng kết vững chắc giữa doanh nghiệp với toàn bộ nền kinh tế chung.
Đối với các doanh nghiệp có hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu thì bên cạnh việc nắm vững các quy định chung còn phải tự mình sáng tạo cũng như hoàn thiện hơn nữa về hoạt động này để đạt được những hiệu quả cao nhất của việc mua bán hàng hoá nhập khẩu.
Trong một khoảng thời gian nhất định khi được thực tập tại Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại Vinatranco, được tiếp xúc với quá trình hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu của một số mặt hàng tại Công ty, đã giúp em nắm vững hơn các kiến thức được học trong nhà trường về hoạt động xuất , nhập khẩu. Tuy nhiên với kiến thức còn hạn hẹp nên chuyên đề này chắc hẳn sẽ còn một số thiếu sót. Do vậy, với chuyên đề hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Vinatranco em mong được sự góp ý từ các thầy cô trong khoa Kế toán cũng như các cô chú trong phòng kế toán của Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Trần Thị Phượng và anh kế toán trưởng Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại Nguyễn Kim Cương đã chỉ bảo và tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp – NXB ĐH Kinh tế quốc dân năm 2006.
2. Quyết định số15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
3. Thông tư số 108/2001/TT – BTC hướng dẫn kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác.
4. Thông tư số 13/2006/TT – BTC ngày 27/03/2006.
5. Chuẩn mực kế toán số 10 về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.
6. Chuẩn mực kế toán số 18 về các khoản dự phòng tài sản và nợ tiềm tàng.
7. Tài liệu tại phòng kế toán Công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại Vinatranco.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU...1
Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại Vinatranco...3
1.1. Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại Vinatranco...3
1.1.1 ...3
LLịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp...3
1.1.2. Loại hình doanh nghiệp...4
1.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp...4
1.1.3.1 Nhiệm vụ kinh doanh...4
1.1.3.2 Tình hình kinh tế, tài chính...5
1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách quản lý tài chính – kinh tế đang được áp dụng tại Doanh nghiệp...5
1.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý...5
- Phòng Tài chính – Kế toán:...5
- Phòng Dự án...6
- Phòng Giao nhận – Vận tải – KD thương mại...6
- Phòng Kinh doanh Dầu mỡ - Dung môi – Hóa chất...6
1.1.4.2 Các chính sách quản lý tài chính – kinh tế đang được áp dụng tại Doanh nghiệp...8
1.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại Vinatranco...9
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán...9
1.2.2 Chế độ kế toán hiện hành tại Doanh nghiệp...10
1.2.2.1 Chế độ chứng từ:...10
1.2.2.2 Chế độ tài khoản:...10
1.2.2.3 Chế độ sổ sách:...11
1.2.2.4 Chế độ Báo cáo tài chính:...14
1.2.3. Các chính sách kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp...15
Phần 2: Thực trạng hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại Vinatranco...18
2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty...18
2.1.1. Các giai đoạn lưu chuyển của hàng hóa nhập khẩu...18
2.1.1.1 Mua hàng...18
2.1.1.2 Bán hàng nhập khẩu...20
2.2. Đối tượng kinh doanh hàng nhập khẩu và thị trường nhập khẩu hàng hóa tại Công ty...20
2.2.1 Đối tượng kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty:...20
2.2.2 Thị trường nhập khẩu:...21
2.2.3. Các phương thức nhập khẩu hàng hóa...21
2.2.3.1 Nhập khẩu trực tiếp...21
2.2.3.2 Nhập khẩu ủy thác ...21
2.2.4 Phương thức thanh toán hàng nhập khẩu và nguyên tắc hạch toán ngoại tệ...22
2.2.4.1 Phương thức thanh toán hàng nhập khẩu :...22
2.2.4.3 Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ:...22
2.3. Hạch toán các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa ở Công ty...24
2.3.1. Hạch toán nhập khẩu trực tiếp...24
2.3.1.1 Thủ tục, chứng từ:...24
2.3.1.2 Phương pháp hạch toán...25
2.3.1.4 Nghiệp vụ minh hoạ...30
2.3.2. Hạch toán nhập khẩu ủy thác...38
2.3.2.1 Thủ tục, chứng từ...38
2.3.2.2 Phương pháp hạch toán...38
2.3.2.3 Sổ sách kế toán...40
2.3.2.4 Nghiệp vụ minh hoạ...40
2.4. Hạch toán tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại Công ty...43
2.4.1. Phương pháp xác định giá vốn và giá bán của hàng hóa nhập khẩu tiêu thụ...43
2.4.1.1 Phương pháp xác định giá vốn hàng hóa nhập khẩu tiêu thụ ...43
2.4.1.2 Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa nhập khẩu tiêu thụ...44
2.4.2. Các phương thức bán hàng và phương pháp hạch toán...44
2.4.2.1 Các phương thức bán hàng ...44
2.4.2.2 Phương pháp hạch toán...44
2.4.3.Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu...46
2.4.4. Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu...51
2.4.4.1 Hạch toán chi phí bán hàng...51
2.4.3.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp...53
Sơ đồ 11: Hạch toán chi phí QLDN...54
2.4.3.3 Xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu...55
Phần 3: Phương hướng hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Vinatranco...58
3.1. Nhận xét, đánh giá ưu nhược, điểm về hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Vinatranco...58
3.1.1. Ưu điểm...58
3.1.1.1 Về tài khoản sử dụng:...58
3.1.1.2 Về hệ thống sổ sách, chứng từ:...59
3.1.1.3 Về phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho:...60
3.1.2. Tồn tại...60
3.1.2.1 Về hệ thống tài khoản: ...60
3.1.2.2 Cách hạch toán các khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng hoá nhập khẩu...61
3.1.2.3 Về việc trích lập các khoản dự phòng :...62
3.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Vinatranco...63
3.2.1. Ý kiến đề xuất với công ty...63
3.2.1.1. Về hệ thống tài khoản: ...63
3.2.1.2 Về hệ thống sổ sách chứng từ: ...64
3.2.1.3 Về hạch toán chi phí mua hàng nhập khẩu : ...67
3.2.1.4 Về việc trích lập các khoản dự phòng :...67
3.2.1.5 Về hạch toán các nghiệp vụ chiết khấu thanh toán và các khoản giảm trừ doanh thu : ...70
3.2.2. Kiến nghị đề xuất với chế độ kế toán tài chính...71
KẾT LUẬN...74
Danh mục tài liệu tham khảo...75
-
Danh mục các chữ viết tắt
Dạng viết tắt Dạng đầy đủ QĐ Quyết định
CL tuyệt đối, tương đối Chênh lệch tuyệt đối, tương đối KD thương mại Kinh doanh thương mại
Các CN Các chi nhánh TNBQ Thu nhập bình quân Thuế GTGT Thuế giá trị gia tăng
TK Tài khoản
TK ĐƯ Tài khoản đối ứng
Chi phí SXKD Chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định
TBT Thông báo thuế UNC Ủy nhiệm chi
PS Nợ, PS Có Phát sinh Nợ, phát sinh Có VNĐ Việt Nam đồng
HTK Hàng tồn kho
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 2 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Sơ đồ 3 : Quy trình hạch toán theo hình thức Nhật ký chung Sơ đồ 4 : Trình tự ghi sổ nghiệp vụ nhập khẩu tại Công ty Sơ đồ 5 : Hạch toán chi tiết hàng hóa
Sơ đồ 6 : Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác
Sơ đồ 8 : Hạch toán bán hàng nhập khẩu qua kho
Sơ đồ 9 : Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu Sơ đồ 10 : Hạch toán chi phí SXKD
Sơ đồ 11 : Hạch toán chi phí QLDN
Danh mục bảng biểu
Biểu số 1 : Phiếu nhập kho Biểu số 2 : Thẻ kho
Biểu số 3 : Bảng kê nhập – xuất – tồn
Biểu số 4 : Sổ chi tiết thanh toán với người bán Biểu số 5 : Sổ Nhật ký chung
Biểu số 6 : Sổ Cái TK 1561
Biểu số 7 : Sổ chi tiết TK doanh thu cung cấp dịch vụ Biểu số 8 : Phiếu xuất kho
Biểu số 9 : Hóa đơn GTGT Biểu số 10 : Sổ chi tiết TK 632 Biểu số 11 : Sổ chi tiết TK 5111C2 Biểu số 12 : Sổ Cái TK 632
Biểu số 13 : Sổ Cái TK 5111C2 Biểu số 14 : Sổ Cái TK 641 Biểu số 15 : Sổ Cái TK 642 Biểu số 16 : Sổ Cái TK 911