Cách hạch toán các khoản chi phí liên quan đến việc mua

Một phần của tài liệu Hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại Vinatranco (Trang 61)

- Phòng Kinh doanh Dầu mỡ Dung môi – Hóa chất

3.1.2.2Cách hạch toán các khoản chi phí liên quan đến việc mua

biết được đó là hoạt động mua bán hàng hoá nội địa hay hàng hoá nhập khẩu.

Việc không sử dụng TK 157 – hàng gửi bán cũng là một hạn chế. Vì có một số mặt hàng Công ty không nhập kho mà chuyển thẳng cho khách hàng, tuy nhiên chưa được xác định tiêu thụ thì có thể theo dõi trên TK 157.

Thêm nữa là, Công ty không sử dụng tài khoản ngoài bảng TK 007 – ngoại tệ các loại. Thanh toán với người bán nước ngoài bằng ngoại tệ trong khi đồng tiền ghi sổ kế toán theo quy định là đồng Việt Nam nên việc theo dõi nguyên tệ là cần thiết.

3.1.2.2 Cách hạch toán các khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng hoá nhập khẩu nhập khẩu

Quá trình mua hàng nhập khẩu phát sinh nhiều chi phí, trong đó có một số chi phí đã được Công ty hạch toán vào chi phí mua hàng qua TK 1562 – chi phí thu mua hàng như chi phí ngân hàng. Tuy nhiên các

chi phí khác như chi phí bảo hiểm cho hàng hoá nhập khẩu, chi phí lưu kho, lưu bãi lại được Công ty hạch toán vào chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Như vậy là sai với chế độ hiện hành. Việc hạch toán này dẫn đến chỉ tiêu giá vốn hàng bán thường thấp hơn giá trị thực tế trong khi chỉ tiêu chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp lại thường cao hơn so với thực tế phát sinh. Với cách hạch toán thiếu chính xác như vậy, sẽ ảnh hưởng đến giá bán của hàng hoá theo phương pháp Công ty xác định.

3.1.2.3 Về việc trích lập các khoản dự phòng :

Công ty có nghiệp vụ kinh tế phát sinh với nhiều khách hàng, liên quan đến việc phải thu khách hàng thì chắc chắn sẽ phát sinh các khoản nợ. Thực tế, Công ty đã lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi như chế độ quy định qua tài khoản 139 – dự phòng nợ phải thu khó đòi. Mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập tại thời điểm cuối niên độ bằng tổng dư Nợ phải thu * tỷ lệ % ước tính ( theo thống kê kinh nghiệm). Tuy nhiên việc hạch toán đối ứng với TK 139 lại là TK 641 – chi phí bán hàng là thiếu chính xác, sai với chế độ hiện hành.

Bên cạnh đó, hiện nay Công ty vẫn chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Với thị trường biến động nhanh và giá cả tăng từng ngày như thế này thì việc chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một hạn chế của Công ty.

3.1.2.4 Về việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Hiện nay, Công ty vẫn chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hệ thống báo cáo tài chính điều này cũng là một hạn chế của Công ty. Vì Công ty là một doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, lượng tiền lưu thông thường xuyên với khối lượng lớn. Việc chưa có báo cáo lưu chuyển tiền tệ, sẽ không thấy được sự thay đổi trong cơ cấu tài chính

cũng như khả năng chuyển đổi thành tiền và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền. Vì vậy, trong những năm tới Công ty nên lập thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty theo mẫu B03 -DN tại Quyết định 15/2006 của Bộ Tài Chính.

3.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Vinatranco nhập khẩu tại Vinatranco

3.2.1. Ý kiến đề xuất với công ty

Từ những tồn tại trên, em xin đưa ra một số ý kiến của bản thân để hạch toán lưu chuyển hàng nhập khẩu của Công ty được hoàn thiện tốt hơn nữa như sau

3.2.1.1. Về hệ thống tài khoản:

- Công ty nên chi tiết các tài khoản liên quan đến hoạt động mua - bán hàng ra thành hai loại đó là mua - bán hàng trong nước và mua – bán hàng nhập khẩu để dễ theo dõi các khoản giá vốn của hai hoạt động này. Công ty có thể sử dụng các tài khoản cấp 2 như sau:

TK 632 – Giá vốn hàng bán

TK 63201 – Giá vốn hàng bán trong nước TK 63202 – Giá vốn hàng bán nhập khẩu

Hay với TK 156 – Hàng hóa thì có thể sử dụng đến TK cấp 3 như sau: TK 1561– Giá mua hàng hóa

TK 156101 – Giá mua hàng hóa nội địa TK 156102 – Giá mua hàng hóa nhập khẩu TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa

TK 156201 – Chi phí thu mua hàng hóa trong nước

TK 156202 – Chi phí thu mua hàng hóa nhập khẩu - Công ty nên sử dụng tài khoản 157- Hàng gửi bán để theo dõi hàng Công ty gửi bán và giao đại lý, định khoản như sau:

+ Khi phát sinh nghiệp vụ, kế toán ghi nhận hàng gửi bán: Nợ TK 157

Có TK 156

+ Khi khách hàng chấp nhận thanh toán, kế toán ghi Nợ TK 632

Có TK 157

- Công ty nên sử dụng TK 007 – nguyên tệ các loại:

Nợ TK 007 : khi có phát sinh tăng ngoại tệ tiền mặt, TGNH

Hoặc Có TK 007 : khi có phát sinh giảm ngoại tệ tiền mặt, TGNH

Đồng thời kế toán phản ánh tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch có ngoại tệ vào sổ chi tiết tài khoản 007 với mẫu như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu số 17:

Sổ chi tiết Tài khoản 007 –Nguyên tệ …

Từ … đến …. Chứng từ Diễn giải Phát sinh Nợ Phát sinh Có Số dư S H N

Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc

- Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung nhưng chưa mở sổ nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng. Theo em, với những nghiệp vụ phát sinh nhiều như mua và bán hàng, Công ty có thể mở nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng để có thể tiện theo dõi hơn với mẫu sổ như sau:

Sổ nhật ký mua hàng Năm … N C hứ ng từ Diễn giải

Tài khoản ghi Nợ

Ph ải trả ng ườ i bá n (g hi Có ) S N H N g u y ê n li ệ u, v ật Tài khoản khác S S Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau Ngày… tháng … năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng giám đốc

( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Sổ nhật ký bán hàng

Năm …

NT ghi sổ

Chứng từ Diễn giải Phải thu từ người

Ghi có tài khoản doanh thu

SH NT Hàng hoá Thành phẩm Dịch vụ

Số trang trước chuyển sang

Cộng chuyển sang trang sau

Ngày… tháng … năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng giám đốc

( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

- Bảng kê nhập – xuất – tồn chỉ lập theo thước đo hiện vật ( thường là kg, bộ…) trong khi các chứng từ khác lại sử dụng thước đo giá trị vì vậy theo em Công ty nên lập bảng kê nhập – xuất – tồn hàng hoá theo cả hai chỉ tiêu thước đo hiện vật và thước đo giá trị để có thể dễ dàng đối chiếu giữa các sổ sách chứng từ.

3.2.1.3 Về hạch toán chi phí mua hàng nhập khẩu :

Với những khoản chi phí phát sinh như chi phí bảo hiểm hàng hoá, chi lưu kho, lưu bãi, chi bốc xếp hàng... thì kế toán phải ghi nhận ngay vào TK 1562 để cuối kỳ phân bổ vào giá vốn hàng bán. Đối với những hợp đồng mua hàng gồm nhiều loại hàng hoá khác nhau, Công ty có thể phân bổ chi phí mua hàng cho từng mặt hàng theo công thức sau :

Chi phí thu mua Tổng chi phí thu mua phát sinh giá mua của

phân bổ cho = * từng mặt hàng

từng mặt hàng Tổng giá mua của các mặt hàng trong hợp đồng

Sau đó, khi phân bổ chi phí thu mua cho lượng xuất bán, Công ty áp dụng công thức mà Công ty vẫn đang sử dụng như trước đây.

* Ngoài cách xác định mức dự phòng nợ phải thu khó đòi như Công ty đang làm, Công ty có thể áp dụng theo hướng dẫn của thông tư 13/2006 ngày 27/03/2006 như sau :

Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn, mức trích lập dự phòng như sau :

+ 30% giá trị đối với các khoản nợ quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với các khoản nợ quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70 % giá trị đối với các khoản nợ quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng không có khả năng thu hồi thì Công ty dự kiến mức tồn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Cách xác định theo thời hạn khoản nợ thế này sẽ phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro của các khoản chưa thu hồi được để cuối kỳ kế toán kiểm tra đối chiếu và lên báo cáo tài chính.

- Phương pháp hạch toán như sau : Công ty sử dụng TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi ( chi tiết cho từng đối tượng) và đối ứng với TK 642 – chi phí QLDN. Ví dụ,

Cuối kỳ kế toán, kế toán xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi ghi sổ theo bút toán sau : Nợ TK 642 – Chi phí QLDN

Có TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi Cuối kỳ kế toán sau, tính số dự phòng nợ phải thu khó đòi

+ Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, Công ty trích lập thêm theo bút toán :

Nợ TK 642 – chi phí QLDN : số thiếu Có TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi : số thiếu

+ Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, Công ty sẽ hoàn nhập dự phòng theo bút toán sau : Nợ TK 139 – dự phòng nợ phải thu khó đòi : số thừa Có TK 642 – chi phí QLDN : số thừa * Phương pháp hạch toán nghiệp vụ dự phòng giảm giá hàng tồn kho : - Xác định mức dự phòng giảm giá HTK cần lập :

Mức dự phòng Số lượng HTK tại Giá gốc HTK Giá trị thuần giảm giá Hàng = thời điểm lập BC * theo sổ - có thể thực

tồn kho tài chính kế toán hiện được của HTK

- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi :

Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán ( chi tiết dự phòng giảm giá HTK)

Có TK 159 – dự phòng giảm giá HTK - Cuối niên độ sau, tính mức dự phòng cần lập, nếu :

+ Mức dự phòng giảm giá HTK cuối niên độ sau cao hơn mức dự phòng giảm giá HTK đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm, ghi :

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán ( chi tiết dự phòng giảm giá HTK)

Có TK 159 – Dự phòng giảm giá HTK.

+ Mức dự phòng giảm giá HTK cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng giảm giá HTK đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng, ghi :

Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá HTK Có TK 711 – Thu nhập khác

3.2.1.5 Về hạch toán các nghiệp vụ chiết khấu thanh toán và các khoản giảm trừ doanh thu : trừ doanh thu :

Trong khi đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày càng nhiều, khách hàng có thể lựa chọn đối tác nhằm đem lại lợi ích kinh tế cao hơn. Do vậy, Công ty nên chú trọng vào các chính sách đãi ngộ khách hàng để có được mối quan hệ bền vững với các khách hàng, điều đó được thể hiện bằng cách là Công ty có thể sử dụng một số nghiệp vụ sau nhằm đem lại những mối quan hệ tích cực với khách hàng.

* Hạch toán chiết khấu thanh toán :

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền Công ty giảm trừ cho người mua do người mua đã thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn thanh toán đã thỏa thuận hoặc vì một lý do ưu đãi khác. Mức chiết khấu thanh toán Công ty có thể áp dụng là từ 0,5% đến 1% tổng số tiền khách hàng thanh toán tùy vào số lượng hàng bán ra cũng như tổng tiền hàng. Trình tự hạch toán được tiến hành như sau :

Nợ TK 635 : Tập hợp chiết khấu thanh toán Có TK 111,112,131,3388.

* Hạch toán chiết khấu thương mại :

Áp dụng với trường hợp khách hàng mua với số lượng lớn, Công ty có thể thực hiện chiết khấu thương mại.

Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ : Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp Có TK 111,112,131

Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang tài khoản doanh thu, ghi :

Có TK 521 – Chiết khấu thương mại. * Hạch toán hàng bán bị trả lại :

Khi hàng hóa đã tiêu thụ do những nguyên nhân như vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, hàng không đúng chủng loại thì Công ty nên chấp nhận hàng bị trả lại để tạo uy tín trong việc kinh doanh. Và hạch toán trên TK 531 – Hàng bán bị trả lại, cuối kỳ kết chuyển theo bút toán sau : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 531 – hàng bán bị trả lại.

* Hạch toán giảm giá hàng bán :

Khi hàng bán kém phẩm chất hoặc hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế thì Công ty nên thực hiện giảm giá hàng bán và hạch toán trên TK 532 – Giảm giá hàng bán, cuối kỳ kết chuyển theo bút toán sau :

Nợ TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 532 – giảm giá hàng bán.

3.2.2. Kiến nghị đề xuất với chế độ kế toán tài chính

Qua tìm hiểu về hạch toán nhập khẩu uỷ thác, em thấy có một vấn đề chính như sau.

Hiện nay, các đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu chỉ được hướng dẫn công tác hạch toán theo thông tư 108/2001/TT – BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2001. Thông tư này dựa trên chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 đã cũ, không còn thích hợp cho các doanh nghiệp đang thực hiện theo Quyết định số 15/ 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Trong đó, về việc sử dụng tài khoản trong hạch toán nhập khẩu uỷ thác có một số nghiệp vụ chưa rõ ràng như sau :

Tại đơn vị nhận uỷ thác :

- Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan tới nhà cung cấp nước ngoài như nhận nợ hàng mua, thanh toán tiền hàng… được hạch toán qua TK 331( chi tiết cho từng nhà cung cấp nước ngoài).

Ví dụ, số tiền hàng uỷ thác nhập khẩu phải thanh toán hộ với người bán cho bên giao uỷ thác, kế toán tại đơn vị nhận uỷ thác ghi:

Nợ TK 151 – hàng mua đang đi đường ( nếu hàng đang đi đường)

Nợ TK 156 – hàng hoá ( nếu hàng về nhập kho)

Có TK 331 – phải trả cho người bán ( chi tiết cho người bán).

- Trong các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu như giao hàng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT trả hộ cho đơn vị giao uỷ thác… thì tại đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu cũng hạch toán qua TK 331 ( chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác nhập khẩu).

Ví dụ, khi nhận hàng của nước ngoài không nhập kho chuyển thẳng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu

Kế toán phản ánh trị giá lô hàng :

Nợ TK 331 – phải trả cho người bán ( chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu)

Có TK 331 – phải trả cho người bán ( chi tiết người bán nước ngoài).

Như vậy, khi phát sinh nghiệp vụ với hai đối tượng khác nhau là nhà cung cấp nước ngoài và đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu, thông tư chỉ dẫn đều hạch toán qua TK 331. Việc hạch toán cùng một số hiệu tài khoản cho cả

Một phần của tài liệu Hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại Vinatranco (Trang 61)