1.1.1.2 Khái niệm Từ khi ra đời và phát triển, thuế được hiểu theo nhiều khái niệm khác nhauTheo các nhà kinh điển : “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưngkhông bù lại” và
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành : Thuế và Hải quan
TÌM HIỂU LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở ANH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Họ và tên : Nguyễn Thị Thu Mã sinh viên : 0851030011 Lớp : Anh 9 Khóa : 47 Người hướng dẫn khoa học : THS Lý Hoàng Phú
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG AN
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Những đóng góp khoa học của đề tài 2
6 Nội dung của khóa luận 3
CHƯƠNG I : MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 4
1.1 Lý luận chung về thuế 4
1.1.1 Nguồn gốc, khái niệm và đặc điểm của thuế 4
1.1.2 Phân loại thuế 7
1.1.3 Vai trò của thuế 9
1.2 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế 13
1.2.1 Tên gọi 13
1.2.2 Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế 13
1.2.3 Biểu thuế và thuế suất 14
1.2.4 Miễn giảm thuế, hoàn thuế 16
1.3 Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân 17
1.3.1 Nguồn gốc, khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 17
1.3.2 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân 19
1.3.3 Việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân ở các nước 21
CHƯƠNG II : THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở ANH 25
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thuế TNCN tại Anh 25
2.2 Nội dung của luật thuế thu nhập cá nhân của Anh 27
Trang 32.2.2 Đối tượng nộp thuế TNCN 27
2.2.3 Căn cứ tính thuế 27
2.2.4 Miễn thuế, hoàn thuế 40
2.2.5 Các phương thức nộp thuế TNCN tại Anh 43
2.3 Thực trạng áp dụng thuế TNCN tại Anh trong những năm gần đây 44
2.3.1 Tỷ lệ đóng góp vào NSNN 44
2.3.2 Những thay đổi về thuế suất,các khoản trợ cấp và giới hạn thu nhập 46
2.3.3 Công tác quản lý thuế TNCN tại Anh 47
CHƯƠNG III: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ LUẬT THUẾ TNCN Ở ANH 49
3.1 Thuế TNCN ở Việt Nam 49
3.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của thuế TNCN ở Việt Nam 49
3.1.2 Đánh giá về thực trạng áp dụng 51
3.2 So sánh giữa thuế TNCN ở Việt Nam và thuế TNCN ở Anh 53
3.2.1 Về căn cứ tính thuế đối với các đối tượng nộp thuế 53
3.2.2 Về thu nhập chịu thuế, miễn thuế, trợ cấp và các khoản giảm trừ 56
3.2.3 Về biểu thuế và thuế suất 58
3.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra 60
3.3.1 Thay đổi biểu thuế, thuế suất cho phù hợp với nền kinh tế xã hội 60
3.3.2 Tham khảo đối tượng chịu thuế, đồng thời nghiên cứu, bổ sung thêm các hình thức giảm trừ gia cảnh 63
3.3.3 Nâng cao công tác quản lý thuế 64
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 69
Trang 4Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt
NSNN Ngân sách nhà nước
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
Trang 5Chữ viết
tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh
PAYE Khấu trừ thuế tại nguồn Pay As You Earn
HMRC Cơ quan Hải quan và Thuế vụ
Anh
Her Majesty's Revenue and Customs
ISAs Tài khoản tiết kiệm cá nhân Individual Savings Accounts
VAT Thuế giá trị gia tăng Value Added Tax
CEO Giám đốc điều hành Chief Executive Officer
Trang 6Bảng 2 1 : Bảng trợ cấp cá nhân 30
Bảng 2 2 : Bảng trợ cấp cá nhân của năm tính thuế 2011-2012 31
Bảng 2 3 : Bảng trợ cấp người mù từ 2009 - 2013 33
Bảng 2 4 : Bảng mức trợ cấp các cặp đôi 2009 - 2013 34
Bảng 2 5 : Biểu thuế suất thuế thu nhập từ năm 2009 - 2013 38
Bảng 2 6 : Biểu thuế suất cho một số loại thu nhập năm 2011 - 2012 39
Bảng 2 7 : Giới hạn thời gian cho yêu cầu hoàn thuế 42
Bảng 2 8 : Đóng góp của thuế thu nhập cá nhân cho ngân sách Chính phủ Anh giai đoạn 2008-2012 44
Bảng 2 9 : Tỷ lệ đóng góp của các khoản thu vào NSNN năm 2010 - 2011 46
Bảng 3.1 : Biểu thuế lũy tiến áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công tại Việt Nam 59
Bảng 3.2 : Biểu thuế toàn phần tại Việt Nam đối với thuế TNCN 59
Trang 7Biểu đồ 2.1: Nguồn thu NSNN từ thuế TNCN 45 Biểu đồ 2.1: Các nguồn thu vào Ngân sách Chính phủ Anh năm 2010-2011 46
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu có vai trò hết sức quan trọngtrong hệ thống thuế của một quốc gia Thuế TNCN góp phần đáng kể trong việctăng thu cho NSNN, đồng thời đảm bảo công bằng xã hội một cách hiệu quả Ngoài
ra đây còn là một công cụ cần thiết để thực hiện việc kiểm soát thu nhập của cáctầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội và quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mô.Chính vì những chức năng quan trọng đó, đến nay thuế TNCN đã được áp dụng ởhầu hết các nước trên thế giới
Ở Việt Nam, ngày 27/12/1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnhthuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Sau đó theo các Nghị quyết ngày26/03/1991, ngày 10/03/1992 của Chính phủ và các Pháp lệnh (sửa đổi) ngày19/05/1994 và ngày 06/01/1997 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX, mứcthuế thu nhập đã được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế Pháp lệnh thuế thunhập đối với người có thu nhập cao trải qua 6 lần sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều điểmhạn chế Để nâng cao tính chất quan trọng và chế tài đủ mạnh để thực hiện thu thuếTNCN được đi vào ổn định, hiệu quả, luật thuế TNCN ở Việt Nam được Quốc hộithông qua vào ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, nhưng chínhthức áp dụng từ ngày 01/06/2009 do tình hình kinh tế khó khăn Đến nay, luật thuếTNCN ở Việt Nam mới áp dụng được 3 năm nhưng đã bộc lộ khá nhiều bất cập Bộtài chính đã đưa ra nhiều phương án sửa đổi nhưng mới chỉ dự thảo đã lạc hậu vàgây ra sự phản đối gay gắt từ phía dư luận Trong khi đó, ở các nước phát triển, thuếTNCN đã ra đời từ rất lâu và đã thể hiện rõ được vai trò của một sắc thuế trực thu
Nhận thấy việc cần thiết phải học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển
để hoàn thiện hơn luật thuế TNCN ở Việt Nam, em xin chọn đề tài: “Tìm hiểu luật thuế thu nhập cá nhân ở Anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” để nghiên
cứu Em chọn nước Anh để tìm hiểu về luật thuế TNCN bởi vì Anh là một quốc gia
mà thuế TNCN ra đời sớm nhất; luật thuế TNCN ở Anh là một luật thuế thực sựtiến bộ, đem lại nguồn thu lớn cho NSNN
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là tìm ra những điểm tiến bộ trong luật thuế TNCN ởAnh để đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, hướng tới một luật thuế TNCN ởViệt Nam hoàn thiện hơn trong tương lai
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là:
Luật thuế TNCN ở Anh
Luật thuế TNCN ở Việt Nam số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007
Công tác quản lý thuế TNCN tại Anh và Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là:
Đối với luật thuế TNCN ở Anh là từ năm 2009 – 2013, tập trung vào nămtính thuế 2011 - 2012
Đối với luật thuế TNCN ở Việt Nam là luật thuế có hiệu lực từ ngày01/01/2009
Công tác quản lý thuế TNCN tại Anh và Việt Nam từ năm 2009 - 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê nhằm đi sâu, tìm hiểu các nộidung của luật thuế TNCN ở Anh và sự khác biệt giữa thuế TNCN ở Anh và thuếTNCN ở Việt Nam
Phương pháp phân tích, tìm hiểu để đưa ra những nhận xét, đánh giánhững điểm tích cực và những điểm hạn chế trong công tác quản lý thuế ở Anh và ởViệt Nam
5 Những đóng góp khoa học của đề tài
Khóa luận đã hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về thuế , thuế TNCN
và đưa ra những nội dung chính của luật thuế TNCN ở Anh, từ đó so sánh với luậtthuế TNCN ở Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm
Trang 106 Nội dung của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Khóa luận có bố cục gồm 3 phần như sau: Chương I : Một số lý luận về thuế và thuế thu nhập cá nhân
Chương II : Thuế thu nhập cá nhân ở Anh
Chương III : Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút
ra từ luật thuế TNCN ở Anh
Trang 11CHƯƠNG I : MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1 Lý luận chung về thuế
1.1.1 Nguồn gốc, khái niệm và đặc điểm của thuế
1.1.1.1 Nguồn gốc
Thuế ra đời là một sự tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại vàphát triển của Nhà nước Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện cho quyền lợicủa giai cấp thống trị, thi hành các chính sách để đảm bảo cho sự tồn tại và thựchiện chức năng, nhiệm vụ của mình Nhà nước phải dùng quyền lực chính trị vốn cóđể huy động một bộ phận của cải của xã hội Việc tập trung huy động của cải có thểhuy động bằng nhiều cách khác nhau như đóng góp bắt buộc, đóng góp tự nguyệnhoặc đi vay, trong đó biện pháp huy động tập trung của cải có tính bắt buộc với mọithành viên trong xã hội gọi là thuế
Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, song quan niệm
về thuế và việc sử dụng thuế mỗi thời mỗi khác Trong chế độ phong kiến và giaiđoạn đầu của nhà nước tư sản, thuế đóng vai trò chủ yếu để nuôi sống bộ máy Nhànước Sau cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929 – 1933, vai trò của Nhà nướcđã có sự thay đổi Nhà nước cần can thiệp vào hoạt động kinh tế, lúc này thuế như
là công cụ để điều chỉnh nền kinh tế Cùng với việc mở rộng chức năng của Nhànước và sự phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ, các hình thức thuế ngày càngphong phú hơn, công tác thuế ngày càng hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành mộtcông cụ quan trọng, có hiệu quả của Nhà nước để tác động tới nền kinh tế xã hội.Bàn về mối quan hệ giữa thuế và Nhà nước, Mac viết : “Thuế là cơ sở kinh tế củabộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản củangười dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước” Ang-ghen cũng đã viết : “Đểduy trì quyền lực công cộng, cần phải có đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó
là thuế má.”
Như vậy, thuế và Nhà nước là hai phạm trù lịch sử gắn bó hữu cơ với nhau :Nhà nước tồn tại phải có thuế, ngược lại thuế đảm bảo nguồn lực vật chất cho sự tồntại và phát triển của Nhà nước Thuế là một tất yếu khách quan với chức năng chủyếu và đầu tiên là nhằm đảm bảo nguồn thu tài chính phục vụ nhu cầu chi tiêu theo
Trang 12chức năng của Nhà nước Cơ sở quan trọng khác cho sự ra đời của thuế là thu nhập.Nếu của cải làm ra chỉ đủ nuôi sống bản thân người lao động thì không có gì đểđóng góp cho Nhà nước Sự hình thành thu nhập trong xã hội là cơ sở vật chất tạokhả năng cho nguồn động viên về thuế Có thu nhập thì người dân mới có thể đónggóp cho Nhà nước và ngược lại Vậy thuế xuất hiện trong xã hội loài người với haiđiều kiện cần và đủ là đó là sự xuất hiện của Nhà nước và sự xuất hiện của thu nhậpxã hội
Ngày nay, cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ, sự giatăng mạnh mẽ quyền lực Nhà nước, đã phát sinh những nhu cầu chi tiêu to lớn, đadạng Để đáp ứng nhu cầu đó thuế và hệ thống thuế ngày càng trở lên quan trọng vàtrở thành vấn đề rất nhạy cảm của xã hội Thuế nhiều khi không đáp ứng đủ nhu cầuchi tiêu, đặc biệt là những khoản chi đột xuất, cấp bách Vì thế, nhiều quốc gia đã
áp dụng hình thức phát hành công trái, trái phiếu để giải quyết những vấn đề mấtcân đối trong NSNN Tuy nhiên, thuế vẫn là hình thức động viên chủ yếu và cơ bảnnhất cho NSNN
Vậy nhân tố lịch sử đầu tiên làm tiền đề cho sự ra đời của thuế chính là sự rađời, tồn tại và phát triển của Nhà nước
1.1.1.2 Khái niệm
Từ khi ra đời và phát triển, thuế được hiểu theo nhiều khái niệm khác nhauTheo các nhà kinh điển : “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưngkhông bù lại” và “thuế cấu thành nên nguồn thu của Chính phủ, nó được lấy từ sảnphẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy từ tư bảnhay thu nhập của người chịu thuế”
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze : “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền,có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do công dân đóng góp cho Nhà nướcthông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước” Theothời gian, khái niệm này cho đến nay đã được bổ sung, hoàn thiện hơn đó là : “Thuế
là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp docác công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp
Trang 13những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế – xã hộicủa Nhà nước.”1
Theo góc độ phân phối thu nhập, khái niệm về thuế được hiểu như sau : Thuế
là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dânnhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ NSNN) đểđáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
Theo góc độ nghiên cứu pháp luật thì thuế được quan niệm là khoản đónggóp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phảinộp vào NSNN
Theo góc độ người thu thuế thì thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo nghĩavụ do pháp luật quy định Thuế là khoản thu không hoàn trả ngang giá và trực tiếp
Theo góc độ người nộp thuế thì thuế được hiểu như sau : Thuế là khoản đónggóp bắt buộc mà tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theoLuật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
Theo góc độ kinh tế học, thuế được hiểu như sau : Thuế là biện pháp đặcbiệt, theo đó Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực
từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội củaNhà nước
Các quan niệm trên đều đúng nhưng ở những góc độ khác nhau Cách hiểunhư vậy chưa thực sự đầy đủ và chính xác Nhưng từ các quan niệm trên có thể rút
ra kết luận:
Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng gópcho Nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhànước Người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần còn lại.2
1.1.1.3 Đặc điểm của thuế
Thứ nhất, thuế là một khoản trích nộp bằng tiền Về nguyên tắc, thuế phải làmột khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với hình thức trả
1http://qtu.web.officelive.com/THUE.aspx truy cập ngày 18/02/2012
2 “Thuế và h thống thuế ở Vi t Nam” (GS.TS Bùi Xuân Lưu – TS Nguyễn Hữu Khải – Ths.Nguyễn Xuân Nữ, 2003,trang 13)
Trang 14bằng hiện vật trước kia Sự phát triển của xã hội cùng với sự phát triển của quan hệhàng hóa, tiền tệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế và thuế lại gópphần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường.
Thứ hai, thuế là khoản đóng góp bắt buộc được thực hiện thông qua conđường quyền lực và có tính cưỡng chế cao Do đó, đối tượng nộp thuế không cóquyền trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, không có quyền quyết định số thuế phải nộp màchỉ có quyền chấp thuận Những đối tượng vi phạm pháp luật thuế sẽ bị cơ quan cóthẩm quyền xử lý vi phạm và cưỡng chế thi hành buộc phải hoàn thành nghĩa vụnộp thuế
Thứ ba, thuế là khoản thu có tính chất xác định và không được hoàn trả trựctiếp Không giống như các khoản vay khác, thuế hoàn trả gián tiếp thông qua phúclợi xã hội, lợi ích từ việc sử dụng các công trình công cộng Sự không hoàn trả trựctiếp thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế Trước khi thu thuế, Nhà nước khôngcung ứng một dịch vụ nào cho người nộp thuế và người nộp thuế không thể phảnđối việc nộp thuế Những người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít đều có quyềnsử dụng các công trình công cộng như nhau
Thứ tư, thuế không có một đối khoản cụ thể Mỗi loại thuế không được quyđịnh gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào mà được sử dụng vào mục đích chung làchi tiêu của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Một đặc điểm nữa của thuế là một công cụ định hướng phát triển kinh tế vàhướng dẫn tiêu dùng Dẫu rằng người chịu thuế là ai, thuế có chuyển nhượng đượchay không thì khi đánh thuế bao giờ cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đếnhành vi tiêu dùng của giới tiêu thụ và các hoạt động khác của nền kinh tế
1.1.2 Phân loại thuế
1.1.2.1 Căn cứ vào đối tượng chịu thuế
Căn cứ vào đối tượng chịu thuế, thuế được phân thành 2 nhóm là thuế trựcthu và thuế gián thu
Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của các tổ chức và cá
nhân hoặc tài sản của người nộp thuế Bản chất của thuế trực thu là người nộp thuế
Trang 15đồng thời là người chịu thuế và họ không có khả năng chuyển dịch gánh nặng thuếcho người khác Ở Việt Nam có 2 sắc thuế trực thu là thuế thu nhập cá nhân và thuếthu nhập doanh nghiệp Ưu điểm của thuế trực thu là động viên trực tiếp thu nhậpcủa từng tổ chức và cá nhân có thu nhập, nên đảm bảo được tính công bằng xã hộihơn thuế gián thu, vì phần đóng góp của thuế thường phù hợp với khả năng củatừng đối tượng, thu nhập cao thì nộp thuế nhiều, thu nhập thấp thì nộp thuế ít Thuếtrực thu còn cho phép tính đến những yếu tố độc lập với thu nhập của người nộpthuế như hoàn cảnh bản thân (ốm đau, bệnh tật), số người phụ thuộc Nhưng thuếtrực thu cũng có nhược điểm, đó là phần nào hạn chế cố gắng tăng thu nhập của cácđối tượng vì thu nhập càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều Thuế trực thu do họphải trả trực tiếp cho Nhà nước nên họ cảm thấy gánh nặng của thuế và dẫn tính đếntình trạng trốn lậu thuế Việc quản lý thuế trực thu cũng hết sức phức tạp và chi phíquản lý thường cao hơn thuế gián thu.
Thuế gián thu là loại thuế được cộng vào giá của hàng hóa và dịch vụ, là một
bộ phận cấu thành của giá cả hàng hóa như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị giatăng, thuế nhập khẩu… Bản chất kinh tế của thuế gián thu là người nộp thuế (tức làngười sản xuất, cung cấp dịch vụ, thương nhân) có thể chuyển dịch số thuế phải nộpsang người mua hàng hóa, dịch vụ bằng cách cộng số thuế đó vào giá bán hàng hóa,dịch vụ Thuế gián thu đảm bảo được sự tự lựa chọn của người chịu thuế đối với cácloại hàng hóa, dịch vụ mà họ quyết định mua, đảm bảo được tính tự nguyện chịuthuế Người bán hàng sẽ thu thuế gián thu (thu hộ Nhà nước) cùng với giá bán hànghóa hoặc dịch vụ, sau đó nộp khoản thuế này vào NSNN (thay cho người tiêu dùngcuối cùng) Thuế gián thu tránh được quan hệ giữa người chịu thuế (người tiêu dùngcuối cùng) với cơ quan thuế nên dễ thu hơn thuế trực thu Thuế gián thu dễ điềuchỉnh tăng hơn so với thuế trực thu và những người chịu thuế thường không cảmnhận được đầy đủ gánh nặng của loại thuế này Hiện nay, trên thế giới có xu hướngcoi trọng thuế gián thu hơn thuế trực thu vì nó có phạm vi thu rất rộng, đem lạinguồn thu lớn cho NSNN, dễ hành thu đồng thời chi phí quản lý thấp Nhược điểmcủa thuế gián thu là tính lũy thoái của nó Vì thuế gián thu đánh như nhau trên cùngmột loại hàng hóa, dịch vụ nên người giàu, người nghèo nếu tiêu dùng một lượnghàng hóa như nhau thì chịu thuế như nhau, nhưng thực chất, tỷ lệ động viên thuế
Trang 16gián thu so với thu nhập thì người giàu chịu thuế thấp hơn người nghèo, người cóthu nhập càng cao thì tỷ lệ nộp thuế gián thu càng thấp.
1.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng đánh thuế
Nếu căn cứ vào đối tượng đánh thuế thì thuế được chia thành các nhóm sau:
- Thuế đánh vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như thuế giá trị giatăng
- Thuế đánh vào hàng hóa như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu
- Thuế đánh vào thu nhập như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanhnghiệp
- Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất, thuế tài nguyên
1.1.2.3 Phân loại thuế theo tên gọi
- Thuế doanh thu (còn gọi là thuế doanh nghiệp hoặc thuế tiêu thụ, Việt Namđã đổi thuế này bằng thuế giá trị gia tăng)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (còn gọi là thuế hàng hóa hoặc thuế tiêu dùng, một sốnước gắn tên thuế với các sản phẩm đánh thuế như : thuế thuốc lá, thuế rượu, thuếbia, thuế bài lá)
- Thuế lợi tức (còn gọi là thuế thu nhập công ty, thu nhập doanh nghiệp),thuế thu nhập (còn gọi là thuế thu nhập dân cư, thuế thu nhập cá nhân)
- Thuế tài nguyên, thuế đất đai (còn gọi là thuế sử dụng đất)
- Thuế tài sản
- Thuế quan (thuế xuất nhập khẩu)
- Thuế môn bài
1.1.3 Vai trò của thuế
Thuế không chỉ là một phạm trù tài chính, mà còn là phạm trù kinh tế Dođó, thuế không chỉ biểu hiện những đặc trưng, hình thức vận động riêng mà cònchứa đựng các mối quan hệ tài chính giữa các chủ thể trong xã hội Nhà nước sửdụng thuế để có nguồn lực tài chính duy trì hoạt động hiệu quả của bộ máy Nhà
Trang 17nước Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng thuế như một chính sách nhằm điều tiết cáchoạt động của nền kinh tế, làm chuyển đổi các nguồn lực và định hướng hành vi tiếtkiệm, tiêu dùng và đầu tư.
Thuế luôn gắn liền với nhà nước và pháp luật, chức năng cơ bản của thuếngoài việc đảm bảo nguồn lực tài chính cho đất nước, còn gắn với chức năng kinh tếcủa Nhà nước trong việc sử dụng thuế như công cụ nhằm điều tiết nền kinh tế, thựchiện công bằng xã hội
1.1.3.1 Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN
Các nguồn thu của NSNN rất đa dạng, Nhà nước có thể đi vay trong dân, vaynước ngoài hoặc phát động quyên góp, kêu gọi viện trợ nước ngoài Nhưng nhữngnguồn thu đó đều không ổn định và không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhànước Mặc dù khái niệm về thuế còn rất nhiều tranh cãi, song bất cứ ai cũng đềucông nhận rằng thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN
Nhà nước ban hành luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với cácpháp nhân trong xã hội Việc các chủ thể nộp thuế theo quy định của pháp luật đãtạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thuNSNN Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Tài Chính trong những năm gần đây thuếđóng góp vào NSNN hơn 80% Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tếthuế giới, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại làm cho ngành thuế giảm thuđáng kể, tuy nhiên vẫn chiếm 85% tổng thu NSNN Ở các quốc gia phát triển nguồnthu từ thuế hầu hết đạt trên 90% và đóng vai trò chủ chốt là thuế trực thu Theo sốliệu của World Bank trong 85 nước thì 60 nước có nguồn thu chiếm khoảng 80% từthuế, trong đó Mỹ (95%), Đức (92%), Nhật (95%)…
Những số liệu trên khẳng định vị trí hàng đầu của thuế trong tổng thu NSNN,
và vị trí này ngày càng có xu hướng quan trọng hơn
1.1.3.2 Thuế là công cụ quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô
Ngay từ đầu thế kỷ XX, khi vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế ngàycàng được khẳng định, thuế đã có chức năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô thể hiện quacác điểm sau :
Trang 18Thứ nhất, thuế kích thích hoặc kìm hãm tốc độ tăng trưởng, đổi mới công tác
kế hoạch, giá cả và các đòn bẩy kinh tế khác Về điều này có thể liên hệ một ví dụthực tiễn của Việt Nam năm 2009, khi làn sóng suy thoái kinh tế thế giới đã tácđộng tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng trực tếp đến mọi mặt của đời sốngxã hội Trước tình trạng đó, dưới sự chỉ đạo của chính Phủ, Bộ Tài chính và TổngCục Thuế đã ban hành nhiều thông tư, văn bản hướng dẫn từng sắc thuế để có giảipháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo ansinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP Đối với thuế VAT đã cóthông tư số 04/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 hướng dẫn tạm hoàn thuế VAT đầuvào đối với hàng thực xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng Thông
tư số 18/2009/TT- BTC ngày 30/01/2009 hướng dẫn thực hiện giảm 50% mức thuếsuất thuế VAT Đối với thuế TNDN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng điềukiện hướng dẫn tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ TàiChính được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp trong quý IV năm 2008 và số thuếTNDN phải nộp của năm 2009 Các DN kinh doanh một số ngành nghề thuộc đốitượng gia hạn nộp thuế TNDN năm 2009 theo quy định tại Thông tư số12/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài Chính được gia hạn nộp thuế TNDNphải nộp phát sinh năm 2009 trong thời gian 9 tháng kể từ ngày hết hạn nộp thuếtheo quy định của Luật quản lý thuế Đối với thuế TNCN có Thông tư số27/2009/TT-BTC ngày 12/08/2009 hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân năm
2009 Việc ban hành kịp thời các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế đã giúp cho
DN bớt khó khăn về tài chính, tăng tích lũy, bổ sung nguồn vốn phát triển sản xuấtkinh doanh Mặc khác việc miễn thuế TNCN, giảm thuế VAT đã kích thích cầu tiêudùng mạnh mẽ đồng thời cũng kích thích phát triển sản xuất kinh doanh của DN.Việc thực hiện chính sách của Nhà nước miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cùng vớinhững gói kích cầu của Chính phủ đã có kết quả rõ rệt trên địa bàn cả nước Sảnxuất kinh doanh dần ổn định và có chiều hướng phát triển; thị trường chứng khoán,bất động sản, ngân hàng hồi phục và phát triển đã hỗ trợ ngành sản xuất kinh doanhkhác phát triển theo, an sinh xã hội được đảm bảo
Thứ hai, thuế còn có vị trí quan trọng trong việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý,hướng dẫn và phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với các thành phần kinh tế
Trang 19theo hướng phát triển có kế hoạch của Nhà nước, góp phần tích cực vào việc điềuchỉnh các mặt cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, giữa tích lũy và tiêu dùng,giữa tiền và hàng, giữa cung và cầu Thông qua thuế gián thu Nhà nước có thể chiphối đến việc lựa chọn và quyết định sản xuất “cái gì”, sản xuất “như thế nào” Dựavào công cụ thuế gián thu, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích lũy, tiêudùng và đầu tư Từ chính sách thuế phân biệt theo thuế suất cao, thấp khác nhau đốivới từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, đối với từng sản phẩm, dịch vụ, tùy thuộcvào sự cần thiết của sản xuất và đời sống xã hội, thuế đã có tác dụng điều chỉnh việcphân bổ lại nguồn vốn đầu tư trong xã hội
1.1.3.3 Thuế góp phần đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bẳng xã hội
Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề, các thành phầnkinh tế, các tầng lớp dân cư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội
Sự bình đẳng, công bằng được thể hiện thông qua các chính sách động viêngiống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điềukiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ đối với mọi côngdân, không có quyền lợi đặc biệt, nghĩa vụ đặc biệt cho bất kỳ đối tượng nào
Công bằng xã hội không có nghĩa là tất cả mọi người đều phải đóng thuế nhưnhau mà là người có thu nhập cao sẽ đóng thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp.Mỗi loại thuế lại thể hiện mức độ công bằng khác nhau Đối với các loại thuế giánthu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu đối tượngchịu thuế rộng, tất cả những người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đều phải chịu thuế.Người giàu tiêu dùng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn sẽ chịu thuế nhiều hơn nhữngngười nghèo tiêu dùng ít hàng hóa, dịch vụ Chính vì thế, thuế gián thu đảm bảotính công bằng xã hội Tuy nhiên, đến một mức tiêu dùng nào đó người giàu sẽkhông mua quá nhiều hàng hóa, dịch vụ, trong khi đó người nghèo vẫn phải tiêudùng những mặt hàng thiết yếu Vì vậy, tính công bằng xã hội của thuế gián thuchưa cao Đối với các sắc thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thunhập cá nhân điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân thể hiện rõ nghĩa vụ của côngdân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc “lợi ích”, “công bằng”,
Trang 20“khả năng nộp thuế” Theo nguyên tắc lợi ích thì mọi người trong xã hội đều đượchưởng những thành quả phát triển của đất nước về luật pháp thể chế, cơ sở hạ tầng,phúc lợi xã hội, an sinh xã hội đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thunhập của mình thông qua việc nộp thuế Nguyên tắc “công bằng” và “khả năng nộpthuế” thể hiện trong luật thuế TNCN ở chỗ :người có thu nhập cao mà hoàn cảnhgia đình khá giả thì nộp thuế nhiều hơn những người có thu nhập cao nhưng hoàncảnh khó khăn, người có thu nhập thấp chưa phải nộp thuế; trong luật thuế TNDNthì những doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ không phải nộp thuế, doanh nghiệp cóthu nhập trước thuế cao phải nộp thuế nhiều Do đó, thuế trực thu sẽ đảm bảo tínhcông bằng xã hội cao hơn so với thuế gián thu.
Vậy thuế góp phần đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và côngbằng xã hội, người giàu chịu thuế nhiều hơn người nghèo
1.2 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế
1.2.2 Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế
Đối tượng nộp thuế chỉ rõ những pháp nhân, cá nhân được Nhà nước côngnhận về mặt pháp lý và quy định trong nghĩa vụ phải nộp thuế cho Nhà nước Ví dụtrong luật thuế giá trị gia tăng ghi rõ đối tượng nộp thuế là : “Tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổchức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (gọi chung là ngườinhập khẩu)
Đối tượng chịu thuế là nguồn dẫn xuất trực tiếp của thuế Xác định đối tượngtính thuế là xác định nguồn vật chất mà người ta tính toán trên đó số tiền phải nộp
Trang 21Có thể nói rằng đối tượng chịu thuế là giá trị của vật chịu thuế và số thuế phải trảchính bằng giá trị đó nhân với thuế suất Tùy theo tính chất và mục đích của từngsắc thuế, đối tượng chịu thuế của các sắc thuế là khác nhau Đối tượng chịu thuế giátrị gia tăng là giá trị của tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước Đốitượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ và thu nhập khác kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt lànhững hàng hóa mà Nhà nước không khuyến khích sử dụng trong nước.
1.2.3 Biểu thuế và thuế suất
Biểu thuế và thuế suất là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế, phản ánhmức độ động viên thu nhập của Nhà nước, đồng thời đây cũng là mối quan tâmhàng đầu của người nộp thuế và người chịu thuế
Biểu thuế là tập hợp các thuế suất cùng các yếu tố kèm theo Ví dụ, biểu thuếxuất nhập khẩu bao gồm : mã số, nhóm mặt hàng và thuế suất; biểu thuế thu nhậpbao gồm bậc thuế Thu nhập bình quân trên đầu người và thuế suất
Có các loại thuế suất sau đây:
Thuế suất tuyệt đối : Đây là một mức thuế được ấn định trước bằng một con
số cụ thể trên đối tượng tính thuế Có 2 loại thuế tuyệt đối là : thuế tuyệt đối cố định
và thuế suất tuyệt đối lũy tiến
+ Thuế tuyệt đối cố định là thuế không thay đổi theo giá của hàng hóa haycác yếu tố khác Ví dụ ở Thụy Điển, thuế thuốc lá gói là 0,39 cua-ron / điếu, bia 3.6độ nộp thuế 9,5 cua-ron / lít
+ Thuế suất tuyệt đối lũy tiến là thuế được ấn định bằng một con số tuyệt đốinhưng tăng theo đối tượng tính thuế Ví dụ thuế môn bài ở Việt Nam, nếu thu nhậpkinh doanh thấp hơn 100.000 đồng trên tháng thì mức đóng thuế là 15.000 trên năm.Khi thu nhập tăng đến 250.000 trên một tháng thì mức thuế là 30.000 đồng trênnăm Cứ như thế nếu thu nhập tăng thêm 750.000 đồng trên một tháng thì thuế mônbài phải đóng là 450.000 đồng trên một năm
Trang 22Thuế suất tương đối là thuế suất được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm Có
2 loại thuế suất tương đối là thuế suất theo tỷ lệ cố định và thuế suất lũy tiến
+ Thuế suất tỷ lệ cố định là một loại thuế suất được ấn định bằng con số tỷ lệphần trăm trên đối tượng tính thuế Hệ thống thuế Việt Nam hầu hết áp dụng thuếsuất tỷ lệ Ví dụ, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% và mức thuế này ápdụng cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt lớn, nhỏ; thuế suất thuế tiêu thụđặc biệt với mặt hàng thuốc lá là 65%; thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% hoặc10% tùy thuộc vào các mặt hàng
+ Thuế suất lũy tiến là thuế suất tăng dần theo sự tăng lên của cơ sở tínhthuế Có 2 loại thuế suất lũy tiến là thuế suất lũy tiền từng phần và thuế suất lũy tiếntoàn phần
Thuế suất lũy tiến từng phần là các bậc thuế suất mà ứng với mỗi bậc là mứcthuế suất tương ứng, thuế suất tăng theo quy mô cơ sở tính thuế Thuế suất lũy tiếntừng phần là thuế suất mà các quốc gia hay áp dụng cho thuế thu nhập cá nhân Dothuế được đánh tăng dần theo mức tăng của thu nhập, tài sản nên thuế có ưu điểm làsát với khả năng đóng góp của đối tượng nộp thuế, đảm bảo công bằng xã hội hơnkhi áp dụng các mức thuế suất khác Tuy nhiên, việc tính toán đối với mức thuế suấtnày lại khá phức tạp, đối với các sắc thuế áp dụng biểu thuế suất này đòi hỏi chi phíhành thu cao
Thuế suất lũy tiến toàn phần là bậc thuế suất cũng tăng theo quy mô, nhưngtăng trên toàn bộ cơ sở tính thuế Ưu điểm của loại thuế suất này là việc tính toánđơn giản, nhanh chóng, thuận tiện hơn so với thuế suất lũy tiến từng phần Nhưnghạn chế của loại thuế suất này là tính công bằng chưa cao, sự bất hợp lý về số thunhập còn lại sau thuế Trong trường hợp, giá trị cơ sở tính thuế giữa hai bậc thuếliền kề không có sự thay đổi đáng kể nhưng đối tượng nộp thuế có cơ sở tính thuếcao hơn phải chịu mức thuế suất cao hơn cho toàn bộ cơ sở tính thuế dẫn đến sốthuế phải nộp cao hơn nhiều so với bậc thuế liền kề thấp hơn Thu nhập còn lại củangười có cơ sở tính thuế cao lại ít hơn thu nhập còn lại của người có cơ sở tính thuếthấp Chính vì những lý do này, loại thuế suất này ít được áp dụng trong các sắcthuế của các quốc gia trên thế giới
Trang 231.2.4 Miễn giảm thuế, hoàn thuế
Miễn thuế, giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một số sắc thuế,theo đó, quy định cụ thể trường hợp đối tượng nộp thuế được giảm thuế hoặc miễnthuế hoặc giảm bớt nghĩa vụ thuế so với thông thường Các đối tượng thường đượcmiễn giảm thuế trong trường hợp thiên tai, bất khả kháng, hoặc các doanh nghiệpmới thành lập được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nếu được cho phép, các lý donhằm thực hiện hợp đồng của nhà nước như doanh nghiệp được miễn thuế nhậpkhẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng công trình BT (xây dựng – chuyểngiao), BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao); được miễn thuế thu nhập doanhnghiệp đối với doanh nghiệp dự án BOT Chế độ miễn giảm thuế có ở hầu hết cácsắc thuế; chế độ này nhằm vào thực hiện các chính sách phát triển kinh tế – xã hộicủa đất nước, thực hiện chính sách phân bố lại nguồn lực sản xuất, giúp đỡ các cơsở sản xuất kinh doanh gặp khó khăn và thực hiện các chính sách đối ngoại của Nhànước Chế độ miễn giảm thuế chỉ có tính tạm thời, chứ không phải lâu dài
Hoàn thuế là việc Nhà nước sẽ trả lại cho doanh nghiệp, cá nhân số tiền thuếnộp thừa hoặc số thuế không phải nộp theo quy định Ví dụ, Nhà nước sẽ hoàn thuếđối với thuế giá trị gia tăng đầu vào cho những mặt hàng xuất khẩu, hoàn thuế xuấtnhập khẩu đối với hàng hóa tạm nhâp, tái xuất Và điều kiện hoàn thuế cũng đượcquy định cụ thể trong các sắc thuế Ví dụ trong luật thuế giá trị gia tăng, doanhnghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh được hoàn thuế khi thỏa mãn một trong cácđiều kiện sau: Thứ nhất, cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theophương pháp khấu trừ, trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầuvào chưa được khấu trừ hết Thứ hai, cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theophương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư mà chưađược khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên Thứ ba, cơ sởkinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăngđầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên Thứ tư, cơ sở kinh doanhchuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chia tách,phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trịgia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.3
3 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12
Trang 241.3 Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân
1.3.1 Nguồn gốc, khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
1.3.1.1 Nguồn gốc, khái niệm
Thuế TNCN được áp dụng từ rất lâu ở các nước phát triển Quốc gia đầu tiên
áp dụng thuế TNCN là Vương quốc Anh vào năm 1 799, khi đó thuế TNCN đượcđưa vào dưới hình thức khoản thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộckháng chiến chống Napoleon (Pháp) và được hoàn chỉnh, chính thức áp dụng từnăm 1942 Sau đó nhiều nước tư bản phát triển cũng áp dụng hình thức thuế nàynhư Nhật (1887), Mỹ (1913), Pháp (1914)
Đối tượng nộp thuế TNCN này là mọi tầng lớp dân cư trong nước và nướcngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại, không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xãhội Đồng thời, tùy theo tính chất của các khoản thu nhập, người ta phân chia thànhcác khoản thu nhập thường xuyên và không thường xuyên
Hiện nay trên thế giới có 2 cách đánh thuế :
Thứ nhất, đánh thuế vào từng khoản thu nhập thực tế của mỗi cá nhân, cáchđánh thuế này thường áp dụng chủ yếu ở các nước Thụy Điển, Nhật, các nước ChâuPhi, Liên xô, Hungari… Cách đánh thuế này có ưu điểm là dễ thực hiện, đơn giản,đảm bảo nguồn thu cho NSNN Nhưng cách đánh thuế này đảm bảo tính công bằngxã hội chưa cao, chưa đảm bảo phân phối lại thu nhập
Thứ hai, đánh thuế trên tổng thu nhập của các hộ gia đình Cách đánh thuếnày là đảm bảo tính công bằng xã hội, nhưng không kịp thời vì mỗi gia đình có ítnhất 2 người trở lên, các khoản thu nhập của thành viên trong gia đình là khác nhaunên việc theo dõi các khoản thu nhập phát sinh là hết sức phức tạp Chính vì vậy màrất ít quốc gia áp dụng cách đánh thuế này
Như vậy, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của
cá nhân Thu nhập bao gồm cả thu nhập thường xuyên và thu nhập không thườngxuyên Người nộp thuế bao gồm cá nhân cư trú và phi cư trú
1.3.1.2 Đặc điểm
Trang 25Thuế TNCN là một loại thuế trực thu đánh trực triếp vào thu nhập của cánhân Đối tượng nộp thuế TNCN đồng thời là đối tượng chịu thuế, người nộp thuếTNCN không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế khóa sang cho đối tượngkhác.
Thuế TNCN động viên trực tiếp thu nhập của cá nhân, cho nên đảm bảođược tính công bằng xã hội hơn các loại thuế khác vì biểu thuế suất thường là lũytiến từng phần nên đóng góp của thuế thường phù hợp với khả năng của từng đốitượng, thu nhập cao thì nộp thuế nhiều, thu nhập thấp thì nộp thuế ít
Thuế TNCN có diện đánh thuế rộng, thể hiện ở hai điểm : Thứ nhất đốitượng đánh thuế TNCN là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện đánhthuế không phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc phát sinh trong nước hay ở nướcngoài; Thứ hai là đối tượng phải kê khai nộp thuế TNCN là toàn bộ những người cóthu nhập, bao gồm cả công dân của nước sở tại và người nước ngoài theo quy địnhcủa từng quốc gia
Thuế TNCN luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia Hầu hết cácquốc gia đều gắn chính sách thuế TNCN với một số chính sách xã hội khác nhưphúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe
Thuế TNCN là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế,đây cũng là đặc điểm chung của các loại thuế Nó vận động một chiều, không phải
là khoản thù lao mà người nộp thuế phải trả cho Nhà nước do được hưởng các dịchvụ Nhà nước cung cấp
Thuế TNCN cho phép tính đến các yếu tố có tính độc lập với thu nhập củangười nộp thuế như hoàn cảnh bản thân, hoàn cảnh gia đình (số người phải nuôidưỡng)
Xét về góc độ kinh tế, thuế TNCN có tính trung lập cao hơn so với các loạithuế khác vì việc tăng hay giảm thuế TNCN hầu như không kéo theo những biếnđổi về cơ cấu kinh tế
Tuy nhiên, thuế TNCN có nhược điểm đó là phần nào hạn chế cố gắng tăngthu nhập của đối tượng vì thu nhập càng cao thì nộp thuế càng nhiều Người chịuthuế phải trả trực tiếp một phần thu nhập cho Nhà nước nên họ cảm thấy gánh nặng
Trang 26về thuế và rất dễ gây ra sự phản đối gay gắt khi tăng mức thuế suất Do đó, công táchành thu thuế TNCN khó khăn, chi phí quản lý cao và dễ bỏ sót đối tượng nộp thuế.
1.3.2 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN là một sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế của nhiều quốcgia nên thuế TNCN vừa mang vai trò chủ yếu của thuế nói chung, vừa có chức năngriêng mà các sắc thuế khác không có được
1.3.2.1 Đối với nền kinh tế – xã hội
a) Tạo nguồn thu cho NSNN
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, trong đó thuế TNCN là một trongnhững sắc thuế chính cấu thành hệ thống thuế nên thuế TNCN cũng góp phần quantrọng để tạo nguồn thu cho NSNN Thuế TNCN được tính trên diện thu rộng, tácđộng trực tiếp vào thu nhập của dân cư mà người dân của bất kỳ quốc gia nào cũngđều mong muốn và cố gắng có thu nhập ngày càng cao để nâng cao đời sống vậtchất tinh thần Ở Trung Quốc năm 2011, tổng thu từ thuế TNCN là 480 tỷ, thu nhậpchịu thuế vào khoảng 500 đến 1000 NDT (tức là khoảng 60 đến 12.000 USD)4 ỞPhilippin, thu nhập chịu thuế năm 2011 khoảng 10.000 PHP đến 500.000 PHP (tức
là khoảng từ 200 – 10.000 USD5 Ở Hàn Quốc, thu nhập chịu thuế năm 2011khoảng 10.000.000 won tới 80.000.000 von (tương đương với 10.000 – 80.000USD)6 Ở Nhật Bản, thuế TNCN chiếm tỷ trọng 30% của tổng số thu từ các loạithuế Những số liệu trên thể hiện vai trò quan trọng của thuế TNCN vào NSNN.Thuế TNCN luôn có sự gia tăng nhanh chóng cùng với sự tăng lên của thu nhập đầungười
b) Góp phần thực hiện công bằng xã hội
Vai trò của thuế là đảm bảo tính công bằng xã hội, nhưng tính công bằng củamỗi sắc thuế đem lại là khác nhau Đối với các loại thuế gián thu như thuế giá trị giatăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu tính công bằng chỉ đảm bảo tới một
4 http://www.worldwide-tax.com/china/china_tax.asp truy cập ngày 20/02/2012
5 http://www.globalpropertyguide.com/Asia/Philippines/Taxes-and-Costs truy cập ngày20/02/2012
6 http://www.korea4expats.com/article-income-taxes.html truy cập ngày 20/02/2012
Trang 27mức độ nào đó vì bản chất của các thuế này mang tính lũy thoái Đối với thuếTNCN, biểu thuế suất là lũy tiến từng phần, thu nhập càng cao chịu mức thuế suấtcàng cao từ đó giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các cá nhân trong xã hội Bêncạnh đó, thuế TNCN còn xét đến các yếu tố độc lập tới thu nhập như hoàn cảnh giađình, điều kiện công việc nên có thể nói thuế TNCN là sắc thuế đảm bảo tính côngbằng nhất trong tất cả các sắc thuế
1.3.2.2 Đối với hệ thống thuế
a)Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác
Một số loại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đềucó đặc điểm là có tính lũy thoái vì thuế được cộng trực tiếp vào giá cả hàng hóa chonên nếu cùng tiêu dùng một lượng hàng hóa thì người giàu và người nghèo đều phảichịu thuế như nhau; khi thu nhập tăng lên, lượng hàng hóa mà người giàu tiêu dùngtăng lên kéo theo số thuế họ phải chịu tăng lên Tuy nhiên, sự tăng lên này chỉ đếnmột mức độ nào đó rồi giảm xuống nên thuế gián thu đảm bảo tính công bằngkhông cao Đối với sắc thuế thu nhập doanh nghiệp, mặc dù là loại thuế trực thunhưng biểu thuế suất cố định toàn phần nên chưa thực sự phát huy hết vai trò đảmbảo tính công bằng xã hội Thuế TNCN với biểu thuế suất lũy tiến từng phần và tínhđến các yếu tố độc lập với thu nhập sẽ góp phần khắc phục nhược điểm này
b) Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế TNCN và thuế thu nhập doanhnghiệp Hai loại thuế này có sự gắn bó, tác động qua lại với nhau Thuế thu nhập cánhân góp phần khắc phục sự trốn lậu thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp, ngượclại thuế thu nhập doanh nghiệp khắc phục sự trốn thuế thu nhập cá nhân Trongtrường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn chi phí phải trả cho các cá nhân để giảmthuế thu nhập doanh nghiệp thì các cá nhân phải nộp thêm thuế TNCN trên nhữngkhoản thu nhập mà thực chất họ không nhận được Chính vì thế, nhân viên củadoanh nghiệp sẽ phản đối việc này Ngược lại, nếu doanh nghiệp hạch toán số lươngcho nhân viên phải trả thấp hơn lượng thực tế họ trả để giảm bớt thuế TNCN củanhân viên thì lại tăng lượng thuế thu nhập doanh nghiệp vì chi phí hợp lý của doanhnghiệp thấp đi Vậy tồn tại hai loại thuế này sẽ tránh tính trạng thất thu thuế TNCN
Trang 28và TNDN Thu nhập của doanh nghiệp tăng thường kéo theo sự tăng lên của thuếthu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Có thể nói, thuế TNCN là một sắc thuế tiến bộ đóng vai trò quan trọng đốivới sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia
1.3.3 Việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân ở các nước
Tính đến năm 2011, trên thế giới có khoảng 180 nước áp dụng thuế thu nhập
cá nhân trong đó, quốc gia đầu tiên áp dụng thuế thu nhập cá nhân là Anh vào năm
1799, Phổ vào năm 1880 Mỹ bắt đầu áp dụng thuế TNCN vào năm 1864 Các nướcChâu Âu như Niu Dilan, Úc, Nhật Bản áp dụng thuế thu nhập cá nhân vào nửa cuốithế kỷ IXX Các nước Châu Á, Thái Lan áp dụng bắt đầu từ năm 1939, Philippinnăm 1945, Hàn Quốc năm 1948, Indonesia năm 1949, Trung Quốc năm 1984 vàViệt Nam năm 2009 Các nước Đông Âu mới áp dụng như Rumani năm 1990, Nganăm 1991, Ba Lan năm 1992
Thời gian đầu khi mới ban hành Luật thuế TNCN, Chính phủ ở các nước ápdụng thuế TNCN thường chọn đánh thuế vào các đối tượng như tài sản, hàng hóa,đất đai Tuy nhiên sau nhiều lần sửa đổi, thay thế, bổ sung Luật thuế TNCN cónhiều thay đổi Các đối tượng chịu thuế mở rộng cả thu nhập với tiền lương, tiềncông, tiền cho thuê, thu nhập từ đầu tư gián tiếp như cổ tức Đối tượng nộp thuếcũng được mở rộng, người nộp thuế không chỉ là những cá nhân trong nước mà cả
cá nhân nước ngoài nếu có thu nhập từ nước sở tại
1.3.3.1 Thuế TNCN ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm các khoản : thu nhập từtiền công, tiền lương, thu nhập từ sản xuất kinh doanh, thu nhập từ cho thuê, chuyểnnhượng tài sản, thu nhập từ chứng khoán, lãi vay, hoa hồng, thu nhập ngẫu nhiên vàthu nhập khác
Đối tượng không phải chịu thuế TNCN là tiền thưởng, tiền lãi tiết kiệm, lợitức từ trái phiếu, tín phiếu Nhà nước, tiền phụ cấp, tiền bồi thường, tiền cứu tế
Biểu thuế suất của Trung Quốc là lũy tiến từng phần chia làm 9 bậc với mứcthuế suất thấp nhất là 5%, cao nhất là 45% Đây có thể coi là biểu thuế suất rộng
Trang 29nhất trong tất cả các biểu thuế các quốc gia đang áp dụng trên thế giới Với biểuthuế suất này, các đối tượng chịu thuế được chia thành nhiều nhóm, đảm bảo tínhcông bằng cao, phù hợp với hoàn cảnh thực tế Tuy nhiên, việc biểu thuế suất rộngsẽ làm cho người dân hạn chế tăng thu nhập, bởi vì thu nhập vừa nhích lên đã rơivào một mức thuế suất khác Bên cạnh đó, công tác quản lý thuế sẽ gặp nhiều khókhăn do thu nhập bị chia nhỏ thành nhiều mức, chi phí hành thu cao.
1.3.3.2 Thuế TNCN ở Philippin
Ở Philippin, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân tại Philippin bao gồm cả cánhân cư trú và không cư trú Trong đó cá nhân cư trú là cá nhân nộp thuế TNCNtrên thu nhập toàn cầu (bao gồm cả thu nhập tại Philippin và thu nhập ở nướcngoài), cá nhân không cư trú chịu thuế TNCN trên thu nhập phát sinh tại Philippin
Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân ở Philippin bao gồm phí dịch vụ đượctrả dưới bất kỳ hình thức nào, thu nhập từ kinh doanh, buôn bán, tiền lãi vay, tiềncho thuê, tiền bản quyền, tiền cổ tức, tiền trợ cấp hàng năm, tiền thưởng, lương hưu
Biểu thuế suất thuế TNCN là lũy tiến từng phần với 7 bậc thuế suất, mứcthấp nhất là 5% và cao nhất là 32% Mức thuế suất của thuế TNCN tại Philippin kháthấp so với các nước trong khu vực
1.3.3.3 Thuế TNCN ở Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, các khoản chịu thuế TNCN bao gồm thu nhập toàn cầu và thunhập chịu thuế riêng biệt Thu nhập toàn cầu là thu nhập từ lao động, thu nhập từkinh doanh, thu nhập từ cho thuê bất động sản, thu nhập từ tài sản tạm thời, thunhập khác Thu nhập chịu thuế riêng biệt là thu nhập từ lương hưu, thu nhập từchuyển nhượng tài sản, thu nhập từ trồng rừng và khai thác gỗ
Thu nhập không chịu thuế là các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động kinhdoanh của các hộ nông dân, thu nhập từ tài sản đặc biệt như hội họa, thu họa; thunhập từ chuyển nhượng đất đai, tiền đền bù hoặc tiền thưởng cho công nhân
Biểu thuế suất của thuế TNCN ở Hàn Quốc là lũy tiến từng phần với mứcthuế suất thấp nhất là 10% và cao nhất là 40% Như vậy, đối tượng chịu thuế TNCN
Trang 30ở Hàn Quốc chỉ chia thành 4 nhóm nên việc thu thuế trở lên đơn giản hơn, khuyếnkhích tăng thu nhập; nhưng thu nhập đánh thuế chưa triệt để.
1.3.3.4 Thuế TNCN ở Nhật Bản
Đối tượng nộp thuế TNCN ở Nhật Bản là những cá nhân cư trú và không cưtrú tại Nhật Bản Cá nhân cư trú là những người đã sống từ lâu hay đã định cư tạiNhật Bản trong một thời gian liên tục từ 1 năm trở lên Cá nhân không cư trú lànhững người không đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú
Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN tại Nhật gồm 10 khoản chính: Thunhập từ công việc lao động, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập dobuôn bán đất động sản, thu nhập từ lãi cổ phần, thu nhập từ lợi tức, thu nhập từ cáckhoản hưu trí, thu nhập từ buôn bán gỗ, thu nhập từ các khoản vốn, thu nhập bấtthường, thu nhập khác
Biểu thuế suất của Nhật Bản là lũy tiến từng phần với 3 bậc Mức thuế suất
thấp nhất 5 %, cao nhất 37% Có thể nhận thấy là mức thuế suất của thuế TNCN tạiNhật Bản không cao như Anh, Mỹ, Hàn Quốc nhưng các mức thuế suất lại khánghèo nàn
Vậy những lý luận ở Chương 1 đã đưa ra một cái nhìn khái quát về thuế vàthuế thu nhập cá nhân Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩavụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chứcnăng của Nhà nước; người nộp thuế được hưởng hợp pháp phần còn lại Thuế ra đời
và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà nước thực hiện vai trò đảmbảo nguồn thu NSNN, điều tiết vĩ mô và đảm bảo tính công bằng trong xã hội Đó
là khoản trích nộp bằng tiền mang tính chất bắt buộc và không được hoàn trả trựctiếp Việc xây dựng một sắc thuế phải đảm bảo các nội dung cơ bản đó là: tên gọi,đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, biểu thuế, miễn thuế, hoàn thuế ThuếTNCN là một sắc thuế trực thu quan trọng trong hệ thống thuế; với biểu thuế lũytiến từng phần, thuế TNCN đảm bảo tính công bằng xã hội cao Hiện nay, trên thếgiới hầu hết các nước đều áp dụng luật thuế TNCN, nhưng mỗi một quốc gia lại cómột biểu thuế suất riêng, các mức thu nhập chịu thuế riêng Xu hướng chung củaviệc áp dụng thuế TNCN của các quốc gia ở Châu Á là biểu thuế nhiều bậc nhưng
Trang 31mức thuế suất không cao và tỷ lệ đóng góp của thuế TNCN vào NSNN vẫn còn kém
xa các nước phát triển ở Châu Âu
Trang 32CHƯƠNG II : THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở ANH 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thuế TNCN tại Anh
Anh là quốc gia mà thuế TNCN ra đời sớm nhất trên thế giới Từ năm 1799,
vị Thủ tướng trẻ nhất nước Anh là William Pitt đề xuất ra thuế TNCN để hỗ trợkinh phí và tài chính cho đất nước trong cuộc giao tranh với Pháp dưới thờiNapoleon Mức thuế suất thấp nhất là 0.83% với thu nhập trên £60 và cao nhất là2% với thu nhập trên £200
Năm 1802, William Pitt từ chức, Hennry Addington lên làm Thủ tướng Vàothời điểm đó Anh và Pháp ký kết Hiệp ước Hòa Bình, Addington bãi bỏ luật thuếTNCN
Năm 1803, chiến tranh chống lại Napoleon bùng nổ trở lại, Thủ tướngAddington lại cho ban hành luật thuế TNCN với hai thay đổi lớn Thứ nhất, Ngânhàng Anh sẽ khấu trừ thuế thu nhập khi trả lãi cho người có tài khoản tiết kiệm tạingân hàng Thứ hai, phân chia các khoản mục thu nhập vào 5 khoản mục lớn.Những khoản thu nhập không thuộc vào các khoản mục này thì không bị đánh thuế
5 khoản mục đó là 7:
Khoản mục A : Thu nhập tạo ra trong lãnh thổ vương quốc Anh
Khoản mục B: Thu nhập từ việc sử dụng đất với mục đích thương mại
Khoản mục C : Thu nhập từ an ninh, công cộng
Khoản mục D : Thu nhập từ kinh doanh, nghề nghiệp, tiền lãi, thu nhập từnước ngoài và các khoản bất thường
Khoản mục E : Thu nhập từ việc làm
Sau đó thêm khoản mục thứ 6 là thu nhập từ cổ tức
Thuế suất thuế TNCN giảm so với thời gian trước nhưng ngưỡng thu nhập đãđược mở rộng nên vẫn đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Addington là người đầu tiên đưa ra phương pháp tính thuế khấu trừ tại nguồn Cóthể nói rằng, đạo luật thuế của Addington đã đặt nền móng vững chắc cho sự pháttriển của thuế TNCN tại Anh
7 http://www.politics.co.uk/reference/income-tax truy cập ngày 20/03/2012
Trang 33Năm 1816 – một năm sau trận chính Waterloo, thuế thu nhập đã chính thứcbãi bỏ Năm 1842, Sir Robert Peel, một đại diện của Đảng Bảo thủ đã ban hành luậtthuế TNCN để đối phó với mức thâm hụt công cộng lớn Tại thời điểm này, thuếTNCN được đánh trên nhiều đối tượng và trong nhiều năm liền Năm 1874, thuếTNCN đã đóng góp vào NSNN £6 triệu trong tổng số £77 triệu là nguồn thuNSNN.
Thuế TNCN phát triển mau lẹ trong những năm đầu của thế kỷ XX Năm
1918, thuế suất thuế TNCN đã tăng tới 30% và đã đóng góp £257 triệu vào NSNN.Năm 1930 có tới 10 triệu người dân Anh phải chịu thuế TNCN Năm 1944, hệthống PAYE khấu trừ tại nguồn được đưa vào áp dụng thay cho hệ thống thu thuếcũ trước đó Bên cạnh đó, mã số thuế TNCN và hình thức P45 cũng được đưa ra ápdụng trong thời kỳ này Đây có thể coi như là một bước tiến tăng tính hiệu quả củacông tác quản lý thuế TNCN Năm 1945, luật thuế TNCN ở Anh đã mở rộng đốitượng chịu thuế và tăng lãi suất để phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ hai Trongsuốt thời gian sau chiến tranh, thuế suất thuế TNCN liên tục tăng cho tới khiMargaret Thatcher lên làm thủ tướng Cô đã cắt giảm mức thuế TNCN thấp nhất từ33% - 25% và mức thuế cao nhất từ 83% tới 40%
Sau cuộc bầu cử năm 1997, chính phủ Lao động hứa không tăng thuế suấtthuế TNCN, giữ mức thuế suất cơ bản là 22% Năm 2007, mức thuế suất giảm chỉcòn 20% và có hiệu lực từ tháng 4 năm 20088
Hiện nay, Chính phủ Liên minh đã thông báo tăng mức trợ cấp cho ngườidân lên tới £1000 trong năm 2011 – 2012 và có khoảng 880.000 người không phảiđóng thuế nữa Chính phủ cũng cam kết tăng trợ cấp cá nhân lên tới £10.000 trongtương lai
2.2 Nội dung của luật thuế thu nhập cá nhân của Anh
2.2.1 Tên gọi
8 http://www.politics.co.uk/reference/income-tax truy cập ngày 16/03/2012
Trang 34Ở Anh có 2 loại thuế đánh nên thu nhập là Income tax (thuế thu nhập) vàCorporation tax (thuế doanh nghiệp) Thuật ngữ “thuế TNCN” theo cách hiểu củaViệt Nam tương ứng với thuật ngữ “Income tax” ở Anh.
2.2.2 Đối tượng nộp thuế TNCN
Đối tượng nộp thuế TNCN ở Anh là các đối tượng sau:
Cá nhân “cư trú trên lãnh thổ Anh” có thu nhập chịu thuế phát sinh trong vàngoài lãnh thổ Anh
Cá nhân “không cư trú trên lãnh thổ Anh” có thu nhập chịu thuế phát sinhtrong lãnh thổ Anh
“Cá nhân cư trú trên lãnh thổ Anh” là người đáp ứng một trong những điềukiện sau:
+ Cá nhân có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định pháp luật về cư trú + Cá nhân cư trú tại Anh từ 183 ngày trở lên trong một năm tính thuế kể từngày đầu tiên có mặt tại Anh
+ Cá nhân cư trú tại Anh trung bình từ 91 ngày trở lên trong mỗi năm tínhthuế, kéo dài trong 4 năm liên tiếp
Cá nhân “không cư trú” là những người không đáp ứng các yêu cầu trên Đa
số các cá nhân di cư được phân vào đối tượng không cư trú Tuy nhiên, cá nhânkhông cư trú thường chỉ được khấu trừ những khoản thu nhập phát sinh ngoài lãnhthổ nước Anh nên nhiều đối tượng như ca sĩ, CEO, diễn viên thường gửi tiền ởnước ngoài để tiết kiệm thuế TNCN
2.2.3 Căn cứ tính thuế
2.2.3.1 Thu nhập chịu thuế
Các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm:9
Thu nhập từ tiền công, tiền lương
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Các khoản lương hưu
9 http://www.hmrc.gov.uk/incometax/taxable-income.htm truy cập ngày 18/03/2012
Trang 35 Tiền lãi thu được từ hầu hết các khoản tiết kiệm
Thu nhập từ đầu tư
Thu nhập từ cho thuê
Các khoản phúc lợi xã hội
Các khoản thu nhập chịu thuế khác
a) Thu nhập từ tiền công, tiền lương bao gồm
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tương đương
- Các khoản trợ cấp, phụ cấp, thù lao nhận được, tiền nhận được do tham giavào các hội, hiệp hội
- Tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp khác bằng tiền hoặc không bằng tiền (nếu có)b) Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hợp tác làm ăn
- Thu nhập từ việc kinh doanh đơn lẻ, hành nghề độc lập
c) Các khoản lương hưu bao gồm:
- Lương hưu do Nhà nước cấp
- Lương hưu do tổ chức kinh doanh hoặc công ty cấp
- Trợ cấp lương hưu hàng năm
d) Tiền lãi tiết kiệm
- Tiền lãi ngân hàng nhưng không bao gồm các khoản tiết kiệm cá nhân( ISAS – Individual Savings Accounts)
- Lãi từ các hoạt động đầu tư tài chính như trái phiếu, cổ phiếu
e) Thu nhập từ đầu tư
- Cổ tức được trả hàng năm từ việc mua cổ phiếu của công ty cổ phần nhưngkhông bao gồm các khoản tiết kiệm cá nhân (ISAS – Individual Savings Accounts)
f) Thu nhập từ cho thuê
Trang 36- Thu nhập từ việc cho thuê nhà chịu thuế TNCN nếu số tiền cho thuê lớnhơn £4,250 trên một năm (hoặc lớn hơn £2,215 nếu cho hai người thuê)
- Thu nhập từ tài sản thứ hai
g) Các khoản phúc lợi xã hội
Các khoản phúc lợi xã hội thường phải chịu thuế TNCN là:
- Trợ cấp công việc
- Trợ cấp cho người tìm việc
- Trợ cấp hỗ trợ việc làm (khoản trợ cấp này có khi người đó đóng đầy đủcác khoản bảo hiểm theo quy định của pháp luật)
- Trợ cấp mất sức lao động tính từ tuần thứ 29
- Trợ cấp khi mất đi người thân (người bảo hộ, người nuôi dưỡng)
h) Các khoản thu nhập chịu thuế khác
- Thu nhập từ việc nhận ủy thác (Trust income)
- Thu nhập từ trái phiếu lương hưu (pensioner bonds)
2.2.3.2 Các khoản giảm trừ
Trong luật thuế TNCN của Anh có quy định về các khoản trợ cấp hay giảmtrừ làm giảm hóa đơn tính thuế thu nhập của các cá nhân Các khoản đó là trợ cấp
cá nhân, trợ cấp người mù, trợ cấp dành cho các cặp vợ chồng và một số chi phíkinh doanh khác Bảng dưới đây sẽ đưa ra một cách nhìn tổng quan về các loại trợcấp này trong một số năm gần đây
Trang 37Bảng 2.1 Bảng trợ cấp thuế thu nhập
Giới hạn thu nhập đối với trợ
cấp cá nhân Không ápdụng £100.0000 £100.000 £100.000
Trợ cấp cho người từ 65 – 74
Thu nhập giới hạn cho trợ
cấp liên quan tới tuổi £22,900 £22,900 £24,000 £25,400
Trợ cấp tối thiểu cho cặp vợ
chồng £2.670 £2.670 £2.800 £2.960
Trợ cấp người mù £1.890
£1.890 £1.980 £2.100(Nguồn : http://www.hmrc.gov.uk/rates/it.htm#1 truy cập ngày 20/03/2012)
Chú thích bảng 2.1
(1) Từ năm tính thuế 2010 – 2011 trợ cấp cá nhân giảm xuống khi thu nhậptrên £100,00, giảm £1 cho mỗi thu nhập tăng thêm £2 từ thu nhập £100,000 Việcgiảm trợ cấp cá nhân này không phụ thuộc vào độ tuổi.10
10 http://www.hmrc.gov.uk/rates/it.htm#1 truy cập 20/03/2012