1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ TĂNG CƯỜNG QUẢN lý NHÀ nước BẰNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH vực hải QUAN ở VIỆT NAM HIỆN NAY

114 495 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 601 KB

Nội dung

Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật không có nghĩa là tuyệt đối hoá quyền lực, bót nghẹt tính chủ động, sáng tạo, mà là đổi mới, làm cho hợp lý hơn, từ đó tăng hơn sức mạnh, hiệu lực quản lý của bộ máy, nhân sự, hiệu quả quản lý cao hơn, đúng định hướng và mục tiêu quản lý đã trù định trước.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật không có nghĩa là tuyệtđối hoá quyền lực, bót nghẹt tính chủ động, sáng tạo, mà là đổi mới, làm chohợp lý hơn, từ đó tăng hơn sức mạnh, hiệu lực quản lý của bộ máy, nhân sự,hiệu quả quản lý cao hơn, đúng định hướng và mục tiêu quản lý đã trù địnhtrước

Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực hải quankhông nằm ngoài ý nghĩa trên, song trên thực tế vẫn còn tồn tại không ít vấn đềcần phải được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ

Hiện nay, vấn đề tăng cường quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan là vấn

đề hết sức cấp bách, đặc biệt cần phải được quan tâm, coi trọng, đó là vì:

- Hiện nay, Đảng ta chủ trương chính sách “độc lập, tự chủ, rộng mở, đaphương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế”; chủ động hội nhập để pháttriển kinh tế, nhưng phải bảo vệ được lợi ích dân tộc, độc lập chủ quyền, anninh quốc gia và an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường; bảo

vệ và phát triển, giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam, giao lưu, hội nhập với cácnền văn hoá thế giới

- Đời sống kinh tế, văn hoá-xã hội…trên toàn cầu, ở từng khu vực “từngngày, từng giờ” thay đổi phức tạp, đòi hỏi các quốc gia phải có sự hợp tác,thống nhất tiêu chuẩn pháp lý về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểmsoát; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hànghoá qua biên giới; phòng, chống các hoạt động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ,

“rửa tiền”, buôn bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia…; giảm thiểu cácbiện pháp kiểm soát bằng phi quan thuế, tiến tới thống nhất biểu thuế quanchung

Trang 2

- Xuyên suốt 30 năm qua, Đảng ta luôn khẳng định: “Nhà nước ta làcông cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước phápquyền của dân, do dân, vì dân… Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọicông dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật”[20, tr.131-132]; tiếptục đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước thông qua các biệnpháp “tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đấu tranh cóhiệu quả chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu gâyphiền hà Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanhnghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển,…; kiểm tra, kiểm soát, thanh tramọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, chống buôn lậu, làmhàng giả, gian lận thương mại”[20, tr.101-102]

- Cải cách nền hành chính nhà nước là xu thế chung của các quốc giatrên thế giới và ở Việt Nam, trong đó đòi hỏi phải cải cách, đổi mới cả thể chế,

bộ máy, các biện pháp đảm bảo thực hiện Xây dựng một nền hành chính hiệnđại, trong sạch, vững mạnh, đơn giản, giảm thiểu phiền hà, tiêu cực, thamnhũng; một nền “hành chính công” phải lấy mục tiêu, mục đích “phục vụ” làchủ yếu

- 30 năm qua, hệ thống pháp luật lĩnh vực hải quan mặc dù đã được pháttriển, củng cố, đổi mới; nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành, bổ sung,sửa đổi Song, bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại, như:

hệ thống pháp luật đồ sộ, tính ổn định kém, bất cập, nhiều quy định chưa rõràng, ban hành chậm trễ; thiếu tính đồng bộ giữa pháp luật thủ tục và luật nộidung; hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và rà soát, hệ thống hoá phápluật chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức, còn mang nặng tính tạm thời,đối phó tình thế là chủ yếu… Việc tổ chức thực hiện và đảm bảo thực hiệnpháp luật bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn không ít khiếm khuyết,yếu kém, chưa đạt yêu cầu, mục tiêu, mục đích, hiệu quả quản lý đặt ra

Trang 3

Xuất phát từ những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài: " Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay" là rất cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Ở Việt Nam trước đó, đã có một số công trình có đề cập đến quản lý nhà

nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan, như : “Hải quan trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Nguyễn Đức Kiên-Tạp chí Lý luận Chính trị số 7-2002; “Đặc thù của công tác hải quan ở nước ta hiện nay”, Ths Chu Văn Nhân-Tạp chí Lý luận Chính trị số 8-2002; “Một số vấn

đề về văn bản QPPL liên quan trực tiếp tới hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan”, Nguyễn Hữu Xuân-Tạp chí Nghiên cứu Hải quan số 3-2002… Tuy

nhiên, do mục đích nghiên cứu, những công trình này chỉ đề cập đến quản lýNhà nước bằng pháp luật ở một góc độ, khía cạnh nhất định, chưa có tính kháiquát, bao trùm

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Trong phạm vi một luận văn thạc sỹ luật và với khả năng cho phép, tácgiả cố gắng nghiên cứu tổng quát hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực hảiquan từ khi đổi mới, hội nhập kinh tế đến nay(1986-2003); tập trung nghiêncứu các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hảiquan trên các mặt về hoạt động xây dựng, thực hiện và bảo đảm thực hiện phápluật

4 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.

- Về mục đích, luận văn có mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thựctiễn của yêu cầu khách quan phải tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luậttrong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp chủyếu tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan hiện nay

- Về nhiệm vụ, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau

Trang 4

+ Phân tích cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan, như: phân tích một số khái niệm liên quan, đặc điểm và nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan.

+ Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng của quản lý nhà nước bằngpháp luật lĩnh vực hải quan từ 1986 đến nay, rút ra các thành tựu, tồn tại vànguyên nhân hạn chế

+ Luận chứng yêu cầu khách quan tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan

+ Đề xuất, luận chứng quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan giai đoạn hiện nay.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật và các quan điểm có tính lý luận của Đảng trong các đường lối, chủ trương đổi mới, thực hiện "đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế", xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học Lênin, như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể và một số phương pháp của các bộ môn khoa học khác, như: phương pháp luật học so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống, phương pháp của xã hội học

Mác-6 Đóng góp mới của luận văn

- Là luận văn lần đầu nghiên cứu có hệ thống những khái niệm liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan; phân tích đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan.

- Phân đích, đánh giá, tổng kết thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan từ năm 1986 đến nay.

Trang 5

- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan giai đoạn hiện nay.

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: mở đầu, 3 chương 9 tiết, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 6

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật

Quản lý là một khái niệm được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau

Theo sách “Gốc và Nghĩa từ Việt thông dụng”, quản lý là “trông nom, sửa sang, sắp đặt công việc”, trong đó “quản” là “coi sóc công việc”, “lý” là “sửa

sang, sắp đặt công việc”[67, tr.695]

Theo quan niệm của điều khiển học, quản lý là “điều khiển, chỉ đạo một

hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyêntắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn củangười quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước”[82, tr.7]

Các Mác nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học-khi nghiên cứu nhữngvấn đề tổ chức quản lý xã hội, trước hết là quản lý lao động, đã chỉ rõ:

Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiếnhành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ

Trang 7

đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chứcnăng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khácvới sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một nghệ sỹ vĩcầm tự điều khiển mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạctrưởng[47, tr.480]

Trong tiến trình phát triển của lịch sử, cùng với sự phát triển của khoahọc quản lý đã xuất hiện những quan niệm khác nhau về quản lý, trong đóquan niệm phổ biến của quản lý, ở đây quản lý xã hội “là sự tác động nhằmđiều khiển các quá trình xã hội, các hành vi và hoạt động của con người đểchúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt được mục đích và đúng với ý chícủa chủ thể quản lý”

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội, quản lý từng lĩnh vực khác nhau củađời sống xã hội, do Nhà nước tiến hành, và quản lý chính việc tổ chức, hoạtđộng của Nhà nước Như thế, quản lý nhà nước chỉ xuất hiện khi Nhà nướcxuất hiện Ph.Ăngghen, người bạn chiến đấu vĩ đại của Các Mác đã chỉ rõ bảnchất giai cấp, đặc trưng của QLNN Theo Ông, quản lý nhà nước là quản lý xãhội do giai cấp nắm quyền thống trị xã hội thực hiện thông qua Nhà nước của

nó Nhà nước quản lý xã hội bằng cách phân chia dân cư theo “địa vực”, trên

cơ sở thiết lập một “quyền lực công cộng” tách rời khỏi dân cư và bằng việc

đặt ra pháp luật, bắt buộc mọi tổ chức, mọi thành viên xã hội phải thi hành[46,tr.178-251-253-254] Trong nhiều tác phẩm khác, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề

ra những điều kiện của quản lý, trong đó, nhấn mạnh để quản lý phải có cácchuẩn mực pháp lý, bộ máy quản lý và một quyền uy nhất định đủ để buộc đốitượng quản lý tuân theo ý chí được thể hiện trong các chuẩn mực pháp lý,trong các quyết định quản lý cụ thể

Từ các quan niệm trên, QLNN bằng pháp luật được hiểu “là quản lý xãhội, do Nhà nước đại diện cho giai cấp thống trị xã hội tiến hành bằng công cụpháp luật với việc sử dụng kết hợp với các công cụ, phương pháp và bằng hình

Trang 8

thức khác nhau để tác động lên các quá trình xã hội, nhằm thiết lập, duy trì trật

tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị”

1.1.2 Khái niệm hải quan.

Hải quan là một cụm từ tiếng Việt được tích hợp bởi hai từ “hải”, cónghĩa là “biển” và từ “quan”, có nghĩa là “cửa ở biên giới” Hải quan được

định nghĩa là “cửa biên giới một nước ở cạnh biển Nay ta lại hiểu là “ THUẾ QUAN ”, ở nơi cửa khẩu”[67, tr.355].

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, hải quan được hiểu là “công tác kiểm soát,

đánh thuế hàng hoá xuất nhập cảng: công tác hải quan”, hoặc là “cơ quan làm công tác kiểm soát, đánh thuế hàng hoá xuất nhập cảng: trình báo đầy đủ giấy

tờ cho hải quan”[90, tr.771]

Theo Luật Hải quan ban hành ngày 29-6-2001, thì hải quan được hiểu làmột chính sách, chế độ, lĩnh vực hoạt động QLNN, là tên của một cơ quan nhànước:

- Hải quan, với tính cách là một chính sách được Nhà nước đề ra chophù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước Chính sách hải quan vừa phảnánh đường lối chính trị, kinh tế, an ninh, đối ngoại của Đảng, vừa phục vụ vàđáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, góp phần tạo ra khuôn khổ pháp lý về hảiquan và tổ chức hoạt động hải quan, kế thừa và nhất quán chính sách của Nhànước ta về hải quan Chính sách hải quan được thể hiện rõ ở mục đích banhành Luật Hải quan, được thể hiện trong lời nói đầu của Luật Hải quan, là “đểgóp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệchủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân” Chính sách này gắn với đường lối công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo các quyền, lợi ích của các chủ thể, đốitượng tham gia hoạt động hải quan trong quan hệ đối ứng, tương tác qua lại lẫnnhau, quyền và lợi ích của các bên đều gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ phải

Trang 9

thực hiện; khẳng định rõ quan điểm của Nhà nước về hải quan không chỉ vì lợiích Nhà nước, mà chủ yếu “do dân, vì dân”…

Với nội dung trên, chính sách hải quan được thể chế hoá trong Luật Hảiquan, được Nhà nước coi như một “hiến chương” nhất quán, làm nền tảng

“kim chỉ nam” để xây dựng các chế độ quản lý về thủ tục hải quan, kiểm tra,giám sát, kiểm soát hải quan, áp dụng PLHQ, áp dụng các nguyên tắc quản lýhải quan hiện đại,… Hiến chương này được ghi nhận rõ tại Điều 1 Luật Hảiquan: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi

về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quácảnh lãnh thổ Việt Nam”

- Hải quan với tính cách là một cơ quan nhà nước-cơ quan Hải quan ViệtNam, với các nhiệm vụ, quyền hạn: 1, kiểm tra, giám sát hàng hoá, phươngtiện vận tải; 2, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biêngiới; 3, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá XNK; 4, kiếnnghị chủ trương, biện pháp QLNN về hải quan đối với hoạt động XNK, XNC,quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá XNK[58]

Những nhiệm vụ, quyền hạn trên của cơ quan Hải quan Việt Nam cũng

là những nhiệm vụ, quyền hạn mà hầu hết các Nhà nước, lãnh thổ tự trị trên thếgiới đều giao cho cơ quan Hải quan Có thể nói, đây là những nhiệm vụ cơbản, chung nhất, thể hiện tính chất, đặc điểm hoạt động hải quan, gắn liền với

sự tồn tại, phát triển lực lượng Hải quan

- Hải quan được hiểu là một chế độ QLNN, trong đó đối tượng quản lý

là “hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuấtcảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; về

tổ chức và hoạt động của Hải quan”[58] Quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan,

dù bằng công cụ, phương thức nào đều nhằm đảm bảo cho các công việc: vềthủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; kiểm tra thu thuế hàng hoá XNK;phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Trang 10

pháp luật, thống kê hải quan được diễn ra đúng pháp luật, với sự tham gia củacác cấp, ngành, các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các tổ chức và cá nhâncông dân.

- Hải quan còn có thể được hiểu là một lĩnh vực quản lý của Nhà nước.

Để quản lý lĩnh vực hải quan, Nhà nước ban hành và thực hiện chính sách,pháp luật, chế độ QLNN ở địa bàn hoạt động hải quan, bằng việc sử dụng cáccông cụ, phương tiện có tính chất quan thuế như thuế XNK, thuế GTGT đốivới hàng hoá XNK,…hay phi quan thuế, như kiểm tra, kiểm soát, giám sáthoạt động XNK, quá cảnh hàng hoá và hoạt động XNC, quá cảnh phương tiệnvận tải, hành khách; kiểm tra, thu thuế hàng hoá XNK; phòng, chống buôn lậu,vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và gian lận thương mại…

1.1.3 Khái niệm hoạt động hải quan.

Hoạt động hải quan nhằm thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệQLNN lĩnh vực hải quan Hoạt động hải quan hiện nay gồm các hoạt động làmthủ tục hải quan, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, thu thuế đối với hàng hoáXNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XNC, quá cảnh và phòng, chống buônlậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đượctiến hành bởi Hải quan và cơ quan khác của Nhà nước được uỷ quyền, ở cửakhẩu và ngoài cửa khẩu thuộc địa bàn hoạt động hải quan do pháp luật quyđịnh Như thế, hoạt động hải quan luôn gắn liền với hoạt động XNK, quá cảnhhàng hoá, XNC, quá cảnh phương tiện vận tải, bằng cách sử dụng các biệnpháp nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý

Trong quan niệm trên về hoạt động hải quan có những khái niệm saucũng cần được làm rõ:

- Hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh Theo Luật Hảiquan, hàng hoá và hàng hoá XNK, quá cảnh, gồm: “hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu, quá cảnh; hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhậpcảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kim

Trang 11

khí quí, đá quí, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác xuất khẩu,

nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan” Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh cũng theo Luật này bao gồm “tất cả động

sản có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhậpkhẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan” Điều này cónghĩa là hàng hoá XNK, quá cảnh phải là loại đã được “mã số”, có tên trongDanh mục hàng hoá XNK Việt Nam, là đối tượng(vật thể) phải làm TTHQ,chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

- Hành lý, được hiểu là “đồ dùng mang theo khi đi đường”[90, tr.780].Tuy vậy, hành lý của người XNC không chỉ là những đồ dùng mang theo khi

đi đường, mà còn là những hàng hoá, đồ dùng trong sinh hoạt, học tập, giảitrí…mang theo người để sử dụng trong thời gian lưu lại ở nước nhập cảnhhoặc mang theo khi xuất cảnh đến một nước khác để tiếp tục sử dụng Theo

Luật Hải quan, “hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh là vật dụng cần thiết

cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi của người xuất cảnh, nhậpcảnh, bao gồm hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sauchuyến đi” Hành lý phải là hàng hoá, vật dụng được phép XNK, lưu hành,phải làm TTHQ, chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

- Tài sản di chuyển Theo Luật Hải quan, Tài sản di chuyển là đồ dùng,

vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang

theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài Tài sản

của người Việt Nam ở nước ngoài chuyển về định cư trong nước thì được miễnthuế NK và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT Tài sản của tổ chức, cánhân Việt Nam đưa ra nước ngoài để kinh doanh, làm việc khi hết thời hạn trở

về nước được miễn thuế NK đối với những tài sản đưa ra nước ngoài, nay đưatrở về nước Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép vào làm việc, công tác tạiViệt Nam, khi đưa tài sản trở về nước phải nộp thuế XNK phần vượt định mứcmiễn thuế Tài sản di chuyển phải là loại không thuộc Danh mục hàng hoá cấm

Trang 12

XK, cấm NK, cấm lưu thông, phải làm TTHQ, chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểmsoát hải quan.

- Xuất cảnh là “đi qua biên giới, ra khỏi lãnh thổ một nước”[90, tr.1874]; nhập cảnh là “qua biên giới vào lãnh thổ nước khác của người, hànghoá theo thủ tục quy định của nước đó”[90, tr.1242] Khác với “xuất cảnh,nhập cảnh” của lĩnh vực an ninh, ngoại giao, giao thông vận tải, trong hoạtđộng hải quan “xuất cảnh, nhập cảnh” được hiểu là hoạt động của cá nhân,phương tiện vận tải XNC khi mang theo hoặc chuyên chở đối tượng(vật thể)thuộc diện phải làm TTHQ, chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan[58]

- Quá cảnh được hiểu là việc “vận chuyển hàng hoá, hành khách quamột hay nhiều nước để tới nước khác trên cơ sở hiệp định đã kí giữa các nước

hữu quan”[90, tr.1357] Theo Luật Hải quan, quá cảnh “là việc chuyển hàng

hoá, phương tiện vận tải từ một nước qua cửa khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đếnmột nước khác hoặc trở về nước đó” Hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnhViệt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; vận chuyển, điđúng tuyến đường; không phải kiểm tra thực tế(trừ khi vi phạm pháp luật),nhưng phải khai báo hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quanđến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

- Phương tiện vận tải, theo Luật Hải quan, bao gồm “phương tiện vận tảiđường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh,nhập cảnh, quá cảnh” Ngoài ra, vận tải hàng hoá XNK, quá cảnh còn sử dụngnhiều phương tiện khác, như: ống dẫn chất lỏng, khí, dây dẫn kim loại, cápquang,…

- Vật dụng trên phương tiện vận tải, theo Luật Hải quan bao gồm “tàisản sử dụng trên phương tiện vận tải; nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ hoạtđộng của phương tiện vận tải; lương thực, thực phẩm và các đồ dùng khác trựctiếp phục vụ sinh hoạt của người làm việc và hành khách trên phương tiện vậntải” Vật dụng trên phương tiện vận tải khi nhập cảnh không phải làm TTHQ,

Trang 13

nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan khi vào khu vực địabàn hoạt động hải quan và cho đến khi xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam.Phương tiện vận tải nhập cảnh khi còn lưu lại, đậu, đỗ ở Việt Nam được muasắm, bổ sung vật dụng, được miễn thuế XNK, và phải làm TTHQ.

- Người khai hải quan; khai ở đây được hiểu là “cho biết hoặc làm cho

biết”; khai báo là “khai với nhà chức trách những việc có liên quan tới mìnhhoặc mình biết được”[90, tr.884] Không giống với việc khai báo cư trú, khaibáo trong ngăn chặn hành chính, hình sự, “khai hải quan” là hoạt động khaibáo với cơ quan hải quan về hàng hoá, phương tiện vận tải được dùng để XNKhoặc XNC, quá cảnh Khai hải quan được tiến hành bởi “người khai hải quan”

“Người khai hải quan bao gồm chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải hoặc

người được chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải uỷ quyền”[58] Điều này cónghĩa là khai hải quan được tiến hành bởi chủ sở hữu hợp pháp đối với hànghoá XNK, chủ phương tiện vận tải có thể là chủ sở hữu hợp pháp, người điềukhiển hoặc lái phương tiện vận tải, hoặc người được chủ sở hữu hàng hoá, chủphương tiện vận tải hàng hoá uỷ quyền hợp pháp để thay mặt họ khai báo, làmTTHQ trong phạm vi được uỷ quyền Khai hải quan có thể thực hiện bằng tờkhai(chất liệu bằng giấy) hoặc khai bằng phương tiện điện tử(khai qua mạngmáy vi tính)

- Người đại lý làm thủ tục hải quan Đại lý được hiểu là “nơi mua bángiao dịch hoặc xử lý công việc theo uỷ thác của đơn vị sản xuất, thươngnghiệp”[90, tr.578] Theo Luật Hải quan, “người đại lý làm thủ tục hải quan làngười khai hải quan theo uỷ quyền của người có quyền và nghĩa vụ trong việclàm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” Điều này cónghĩa là “đại lý làm thủ tục hải quan” là người được chủ sở hữu hàng hoáXNK(kể cả người được uỷ thác) uỷ quyền làm TTHQ, thực hiện quyền, nghĩa

vụ, các công việc khai, ký tờ khai, công việc khác của TTHQ theo hợp đồng uỷquyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi được uỷ quyền về các

Trang 14

nghĩa vụ của người khai hải quan; yêu cầu chủ sở hữu hàng hoá cung cấp đầy

đủ, chính xác chứng từ, thông tin cần cho việc làm TTHQ, và đòi bồi thườngthiệt hại, các chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng đại lý của chủhàng gây ra Người chủ hàng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trungthực của bộ chứng từ, thông tin về hàng hoá đã cung cấp cho người đại lý, mặtkhác, người đại lý phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, người chủ sở hữuhàng hoá về hành vi vi phạm pháp luật do lạm dụng hợp đồng uỷ quyền

- Thủ tục hải quan Trong quản lý nhà nước, “thủ tục” được hiểu là

“cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định theo quy

định của cơ quan nhà nước”[90, tr.1596] Theo Luật Hải quan, “thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực

hiện” trong mối quan hệ đối ứng quyền, nghĩa vụ giữa Nhà nước với phápnhân, công dân Người khai hải quan(pháp nhân, công dân) phải khai và nộp tờkhai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; đưa hànghoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tếhàng hoá, phương tiện vận tải; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chínhkhác theo quy định của pháp luật Công chức hải quan(Nhà nước) phải tiếpnhận và đăng ký hồ sơ hải quan; kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tếhàng hoá, phương tiện vận tải; thu thuế và các khoản thu khác theo quy địnhcủa pháp luật; quyết định việc thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải Thủtục hải quan được tiến hành đơn giản, công khai, nhanh chóng, thuận tiện, theođúng quy định của pháp luật Thủ tục hải quan có thể bị tạm dừng khi có yêucầu tạm dừng XNK, quá cảnh hàng hoá mà bị cho là đã vi phạm quyền sở hữutrí tuệ hợp pháp, nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật và người yêucầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi đưa ra yêu cầu này

- Kiểm tra hải quan Kiểm tra được hiểu là “xem xét thực chất, thực tế”một sự việc, sự vật nào đó[90, tr.937] Kiểm tra hải quan không đồng nghĩa vớikiểm tra công việc của cấp trên đối với cấp dưới, kiểm tra “chéo” cùng cấp

Trang 15

hoặc khám xét-một biện pháp ngăn chặn hành chính, hình sự “Kiểm tra hải quan”, theo Luật Hải quan là “việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên

quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải do cơ quan hải quanthực hiện” hoặc do cơ quan được pháp luật uỷ quyền thực hiện để đánh giá sựtuân thủ PLHQ của pháp nhân, công dân thực hiện XNK, XNC, quá cảnh hànghoá, phương tiện vận tải Kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ liên quan để xemxét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ, quyết định đăng ký hoặc từ chốiđăng ký hồ sơ hải quan Kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải là việcđối chiếu giữa nội dung khai hải quan với hiện hữu thực tế hàng hoá, phươngtiện vận tải Kiểm tra thực tế hàng hoá có thể theo tỷ lệ hàng hoá từ 1%-10%,kiểm tra 100% hoặc miễn kiểm tra thực tế, căn cứ vào tình hình chấp hànhpháp luật của chủ hàng, chính sách mặt hàng hoặc danh mục mặt hàng đượcNhà nước quy định miễn kiểm tra; hàng hoá của đối tượng miễn khai, miễnkiểm tra Kiểm tra hải quan được tiến hành với sự chứng kiến của chủ hànghoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng hoặc có thể kiểm tra vắng mặt chủ hànghoá khi cần thiết để đảm bảo an ninh, môi trường, dịch bệnh với sự chứng kiếncủa đại diện vận tải, đại diện của UBND xã, phường, thị trấn nơi gần nhất.Kiểm tra hải quan được thực hiện theo phương châm “giảm tiền kiểm, tăng hậukiểm”, đảm bảo hàng hoá, phương tiện vận tải thông quan nhanh nhất trongthời hạn quy định cho từng loại hình XNK, XNC, quá cảnh

- Giám sát hải quan Giám sát được hiểu là “theo dõi, kiểm tra việc thựcthi nhiệm vụ”[90, tr.728] Giám sát hải quan không giống giám sát của Quốchội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam hoặc giám sát của

Viện kiểm sát nhân dân “Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ

quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hoá, phương tiệnvận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan”[58] Giám sát hải quan đượcthực hiện trực tiếp bởi cán bộ, công chức hải quan hoặc gián tiếp như: niêmphong, kẹp chì hải quan(customs seal), dán tem, dùng máy soi, máy ngửi,

Trang 16

camera để quan sát, xem xét, theo dõi hoặc dùng súc vật được huấn luyện để

dò tìm… Giám sát hải quan có mục tiêu giảm sự giám sát trực tiếp, tăng giám

sát gián tiếp bằng sử dụng công cụ, phương tiện kỹ thuật, súc vật…

- Kiểm soát hải quan Kiểm soát theo nghĩa chung là “kiểm tra, xem xétnhằm ngăn ngừa những sai phạm các quy định”[90, tr.937] Không giống nhưkiểm soát giao thông, kiểm soát không lưu, không phận hoặc kiểm soát dịch

bệnh, “kiểm soát hải quan là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp

nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vậnchuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luậthải quan”[58] Kiểm soát hải quan được sử dụng các công cụ, phương tiện, kỹthuật, nghiệp vụ, vũ khí hỗ trợ, có thể được tiến hành công khai hoặc bí mậthoặc được tiến hành bằng các nghiệp vụ trinh sát theo quy định của pháp luật.Kiểm soát hải quan có thể do cơ quan hải quan độc lập hoặc phối hợp với các

cơ quan chức năng của Nhà nước tiến hành trong hoặc ngoài địa bàn hoạt độnghải quan theo quy định của pháp luật

- Hồ sơ hải quan “Hồ sơ” nói chung được hiểu là “tài liệu có liên quantới một người, một vụ việc được tập hợp lại một cách hệ thống”[90, tr.834].Tài liệu trong hồ sơ có thể là các chứng từ bằng giấy, băng, đĩa từ, đĩa quang…trong đó ghi chép, viết, mô tả lại lai lịch, sự việc hoặc là quy trình, bản hướngdẫn,v.v… Hồ sơ hải quan gồm các tài liệu chính, như: tờ khai hải quan; hoáđơn thương mại; hợp đồng mua bán hàng hoá; giấy phép của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền đối với hàng hoá XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XNC,quá cảnh mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; các chứng từ kháctheo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng mà người khai hải quan

phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan Hồ sơ hải quan phải được nộp

hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở Hải quan Trong những trườnghợp nhất định, có thể được chậm nộp một số chứng từ, giấy tờ thuộc hồ sơ hảiquan, nếu có sự đồng ý của những người có thẩm quyền của cơ quan hải quan

Trang 17

- Thông quan; “thông” có nghĩa là “nối liền nhau, xuyên suốt, không tắc,không bị ngăn cách, cản trở”[90, tr.1585]; “quan” là “cửa ở biên giới”[67,

tr.355] Theo Luật Hải quan, “thông quan là việc cơ quan hải quan quyết định

hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh,nhập cảnh” Thông quan được thực hiện dựa trên cơ sở: 1, “khai báo của ngườikhai hải quan hoặc kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước, tổ chức giám địnhđối với hàng hoá miễn kiểm tra thực tế”; 2, “kết quả kiểm tra thực tế hàng hóacủa cơ quan hải quan đối với hàng hoá phải kiểm tra thực tế”; 3,“giấy xác nhậnđăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa của tổ chức giám định hoặcthông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá do cơ quan QLNN

có thẩm quyền cấp đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhànước về chất lượng hàng hoá”; 4, “kết quả giám định đối với hàng hóa có yêu

cầu giám định”; 5, “xác nhận của cơ quan hải quan trên tờ khai về kết quả

kiểm tra thực tế hàng hóa” đối với “hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khôngthuộc diện chịu các loại thuế do cơ quan hải quan thu, hàng được miễn thuế,hàng gia công, hàng đặc biệt khác”; 6, “sau khi người khai hải quan đã nộpthuế” đối với “hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện có thuế”; 7, “sau khi

cơ quan hải quan ra thông báo thuế’ đối với “hàng hóa có thời gian ân hạn nộpthuế”[58]

- Kiểm tra sau thông quan Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày

31-12-2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu, định nghĩa: “Kiểm tra sau thông quan là hoạt độngkiểm tra của cơ quan hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực củanội dung các chứng từ mà chủ hàng hoá hoặc người được ủy quyền, tổ chức, cánhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu(…) đã khai, nộp, xuất trình với cơ quanhải quan, để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, gian lậnthuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu đã được thông quan” Kiểm tra sau thông quan được áp dụng khi

Trang 18

“phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu đã được thông quan”; “trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu được thông quan” Kiểm tra sau thông quan do “côngchức hải quan trực tiếp kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từkhác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan tạidoanh nghiệp để đối chiếu với tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hảiquan; trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện thì kiểm tra thực tế hànghoá” Trong khi kiểm tra “các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan tạođiều kiện, cung cấp chứng từ kế toán, các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụcho việc kiểm tra của cơ quan hải quan” theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

- Công chức hải quan Công chức được hiểu là “người làm việc hưởnglương từ ngân sách nhà nước, trong cơ quan nhà nước”[90, tr.454] Theo Pháplệnh Cán bộ, công chức(1998), công chức là công dân Việt Nam, trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, là công bộc của nhân dân, chịu sựgiám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, họctập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụđược giao Theo Luật Hải quan, công chức hải quan “là người được tuyểndụng, đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức”,

“phải có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của phápluật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, nghiêmchỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác” Như vậy, côngchức hải quan, vừa phải là người có đủ tiêu chuẩn công chức, vừa phải hội đủphẩm chất, yêu cầu mang tính chất đặc thù riêng có của Hải quan

Với quan niệm trên, hải quan và hoạt động hải quan đã hình thành, pháttriển rất sớm, gắn với nền sản xuất hàng hoá và tình trạng xã hội bị phân chiathành các giai cấp đối lập và Nhà nước Trong cơ cấu giai cấp-xã hội thời kỳnày đã xuất hiện tầng lớp “thương nhân” chuyên làm nhiệm vụ trao đổi, muabán hàng hoá, đồ vật để kiếm lời[46, tr.246], đồng thời cũng xuất hiện hoạt

Trang 19

động hải quan và cơ quan hải quan để bảo vệ thương nhân và thu thuế Lịch sửcho thấy, hoạt động hải quan xuất hiện ở Ai Cập và ở Lưỡng Hà từ trước thiênniên kỷ thứ 2(trước công nguyên) Khi đó, ở Ai Cập, Nhà nước đã thiết lập các

“điểm kiểm tra nằm ở vị trí các thác, nơi hoang mạc chấm dứt, dưới chân sườnnúi ven sông Nil” Dưới triều vua Khasékhemoui và Snéfrou, “Eléphantine đãtrở thành trạm thu thuế hải quan trong nền thương mại với phương Nam”[24,tr.734], và “Dưới vương triều thứ VI, tại Kerna trên thác thứ ba, người ta xâydựng một pháo đài và một đồn hải quan mới”[24, tr.734-735] Ở Hi lạp, La Mãthời kỳ cổ đại và phong kiến, lúc đầu hoạt động của Hải quan chỉ để thu tiềncho ngân sách nhà nước là chủ yếu Khi nhà nước phong kiến được thay bằngcác nhà nước tư bản, phát triển kinh tế hàng hoá, thị trường, bên cạnh chứcnăng thu thuế truyền thống, Hải quan được giao nhiều chức năng mới, quantrọng nhất là “bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích tư bản dân tộc” ỞChâu Âu, quá trình phát triển kinh tế và liên kết kinh tế giữa các nước, hìnhthức liên minh thuế quan đã ra đời “Các liên minh thuế quan này đóng vai tròquan trọng trong việc thống nhất các thành bang thành một quốc gia thốngnhất, như Liên minh thuế quan Đức thời kỳ 1841-1888”[33, tr.193] Hoạt độngthương mại, toàn cầu hoá kinh tế và giao lưu quốc tế ngày càng phát triển, giatăng mạnh mẽ, các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới đã tìm cách hợp tác vớinhau, nhằm tiêu chuẩn hoá, đơn giản hoá và thống nhất hoá các thủ tục, luật lệhải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đồng thời, đạt hiệu quả caohơn trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phéphàng hoá qua biên giới; bảo vệ, phòng, chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.Đáp ứng yêu cầu thực tế này, năm 1950, Hội đồng hợp tác Hải quan(nay là Tổchức Hải quan thế giới-WCO) được thành lập Trước năm 1991, các nước khốiXHCN tiến hành hợp tác kinh tế và hải quan trên cơ sở Hội đồng tương trợkinh tế(COMECON) Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại nhiều tổ chức kinh tếquốc tế, thực chất là các liên minh thuế quan do các Nhà nước lập ra để hợp

Trang 20

tác, thống nhất thị trường sản xuất, tiêu thụ hàng hoá giữa các nước thành viên,đồng thời, đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các nước khác bênngoài và các tổ chức kinh tế quốc tế khác trên thị trường quốc tế Các tổ chứckinh tế quốc tế hoặc các liên minh thuế quan lớn nhất, nổi tiếng nhất trên thếgiới đã và đang có ảnh hưởng quyết định nền kinh tế toàn cầu là Tổ chứcthương mại thế giới(WTO), Khu vực thưong mại tự do Bắc Mỹ(NAFTA),Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu(EFTA), Diễn đàn các nước Châu Á-TháiBình Dương(APEC), Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định

về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung(CEPT)…[28]

Ở Việt Nam, hải quan và hoạt động hải quan có lịch sử phát triển tươngđối sớm Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19, các triều đại phong kiến Việt Nam đãthực hiện kiểm soát, thu thuế đối với hàng hoá XNK và lập ra các trạm hảiquan, cử các chức quan chuyên trách, trong đó, các trạm nổi tiếng và quantrọng nhất là Vân Đồn còn gọi là “Thông mậu trường”(ở Hồng Gai, QuảngNinh ngày nay), Phố Hiến(Hưng Yên), Phố Hội An(Quảng Nam)…; Nhà hậu

Lê lập ra “Đề bạc ty”, “quan Sát hải sứ”, “quan trấn thủ” và “An phủ ty”; ChúaNguyễn ở Đàng trong lập ra “Tàu ty”; Nhà Nguyễn lập hẳn một bộ máy “Thuếbinh”, để cấp giấy phép, làm thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, thu thuế đối với hànghoá XNK, phòng, chống buôn lậu Các Bộ luật, lệ của các triều đại phong kiếnViệt Nam, như “Quốc triều hình luật”(Bộ Luật Hồng đức) thời hậu Lê, “Lệ tàuvụ” của Chúa Nguyễn, “Luật lệ của Đế chế Hoàng Việt”(còn gọi là Bộ luật GiaLong hay Hoàng Việt Luật lệ) của triều Nguyễn đều có các điều, khoản quyđịnh về bộ máy QLNN, các thủ tục khai báo, kiểm tra, kiểm soát hàng hoáXNK, thu thuế và phòng, chống buôn lậu, xử lý nghiêm khắc bằng chế tài hìnhluật các hành vi vi phạm

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, ngày 10-9-1945, Chủtịch Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh số 26/SL giữ nguyên những luật lệ cũ vềthuế quan và thuế gián thu, và cùng ngày ra Sắc lệnh số 27/SL thành lập “Sở

Trang 21

Thuế quan và Thuế gián thu”(thuộc Bộ Tài chính)-tiền thân của Hải quan ViệtNam ngày nay Trong kháng chiến chống Pháp(1946-1954), nhiệm vụ chủ yếucủa ngành Thuế quan là “bao vây kinh tế địch, kiểm soát việc trao đổi hànghoá giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm, chống buôn lậu xa xỉ phẩm ngoại hoá

và tích cực thu thuế nhập nội, đánh thuế gián thu vào một số hàng hoá lưuthông ở vùng tự do”[33, tr.193] Hoà bình lập lại(1954), theo Nghị định số136/BCT-KB-NĐ ngày 14-12-1954 của Bộ trưởng Bộ Công thương, Sở Thuếquan và Thuế gián thu được đổi thành “Sở Hải quan” thuộc Bộ Công thương.Điều lệ Hải quan được ban hành kèm theo Nghị định số 3/CP của Hội đồngChính phủ ngày 27-2-1960 Năm 1984, Tổng cục Hải quan được thành lập trựcthuộc Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) theo Nghị quyết số547-NQ/HĐNN7 ngày 30-8-1984 của Hội đồng Nhà nước Ngày 20-2-1990Pháp lệnh Hải quan được ban hành thay thế Điều lệ Hải quan, từ đây, hoạtđộng hải quan bắt đầu được luật hoá Tháng 7-1993, Hải quan Việt Nam làthành viên chính thức của Tổ chức Hải quan Thế giới, và trong khuôn khổ của

tổ chức này đã có nhiều hoạt động mang lại kết quả thiết thực Ngày

29-6-2001, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ban hành Luật Hải quan thaythế Pháp lệnh Hải quan, và có hiệu lực từ ngày 01-1-2002 Chính sách hải quan

từ chỗ “thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương” của Nhà nước, chuyểnsang thực hiện chính sách “tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu,quá cảnh” phục vụ công cuộc đổi mới, cải cách hành chính, mở cửa, hội nhập,tham gia toàn cầu hoá kinh tế của Nhà nước ta

1.2.Đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan.

1.2.1.Đặc điểm của quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan.

Trang 22

Quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan có những đặc điểmcủa QLNN bằng pháp luật nói chung, song cũng có những đặc điểm riêng, dotính chất đặc thù của lĩnh vực hải quan quy định Đó là những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Đặc điểm của công cụ quản lý

Quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan sử dụng pháp luật như là một công

cụ chủ yếu Pháp luật này tồn tại dưới hình thức một hệ thống được hình thành

từ nhiều cấp, nhiều ngành, về nhiều lĩnh vực, bao gồm các “luật thủ tục” và

“luật nội dung” với hai bộ phận cơ bản là hệ thống văn bản quy phạm phápluật điều chỉnh trực tiếp các hoạt động hải quan(luật thủ tục) và hệ thống quyphạm pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động hải quan, do các cơ quan nhànước hữu quan ban hành(luật nội dung)

-Về luật thủ tục Luật này là hệ thống các quy phạm pháp luật quy định

thủ tục, trình tự tổ chức triển khai, thực hiện các hoạt động hải quan Về nộidung, luật thủ tục gồm các quy định về trình tự tiến hành các công việc, biệnpháp nghiệp vụ làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; vềcác loại hình XNK, XNC, quá cảnh chịu sự quản lý hải quan; về quyền, nghĩa

vụ, trách nhiệm của các chủ thể, đối tượng quản lý trong hoạt động hải quan;

về nguyên tắc, hệ thống, tổ chức, bộ máy hoạt động hải quan; về địa bàn hoạtđộng hải quan; về tổ chức phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vậnchuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; về mối quan hệ phối hợp giữa các cơquan nhà nước liên quan trong hoạt động hải quan; về chế độ, thủ tục thanh tra,kiểm tra trong QLNN lĩnh vực hải quan; về thẩm quyền xử lý, các hành vi viphạm PLHQ, mức xử phạt áp dụng, trình tự, thủ tục xử lý, khiếu nại, tố cáo vàgiải quyết khiếu nại tố cáo vi phạm PLHQ,v.v…

-Về luật nội dung Luật này là hệ thống các văn bản QPPL quy định về

chế độ, chính sách quản lý, điều hành hoạt động XNK, quá cảnh hàng hoá; vềquyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các loại pháp nhân, cá nhân thuộc các thànhphần kinh tế kinh doanh XNK; về thẩm quyền QLNN đối với các pháp nhân,

Trang 23

cá nhân kinh doanh XNK, quá cảnh; về chế độ kinh doanh XNK, tạm nhập-táixuất, tạm xuất-tái nhập, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, chuyển cảng…; về cácloại hàng hoá được XNK, quá cảnh theo loại hình mậu dịch-loại có hợp đồngngoại thương và phi mậu dịch-loại không có hợp đồng(quà biếu, tặng, cho,hành lý, tài sản di chuyển, thừa kế, hàng hoá trao đổi cư dân biên giới, hàng làphế liệu, phế phẩm của các hợp đồng gia công nước ngoài,v.v.); về danh mụchàng hoá cấm XK, cấm NK, hàng hoá XNK phải có cô-ta(hạn ngạch), giấyphép, kinh doanh có điều kiện, phải được giám định Nhà nước trước khi XNK,hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành; quy định trách nhiệm, nghĩa vụcủa doanh nghiệp, cá nhân khi XNK, quá cảnh phải nộp các loại thuế và cáckhoản tài chính(phụ thu, lệ phí) vào ngân sách nhà nước; Biểu thuế-danh mụchàng hoá phải chịu các sắc thuế khi XNK và thuế suất các loại: thông thường,

ưu đãi phổ cập, ưu đãi đặc biệt; danh mục hàng hoá không thuộc đối tượngchịu thuế, được miễn các loại thuế XNK; danh mục hàng hoá áp dụng giá tốithiểu; danh mục hàng hoá áp dụng thuế hạn ngạch, thuế tuyệt đối; quy địnhphương pháp xác định trị giá hàng hoá XNK,v.v…

Thứ hai: Đặc điểm về đối tượng quản lý.

Đối tượng quản lý của QLNN bằng pháp luật lĩnh vực hải quan, gồm cơquan nhà nước, tổ chức kinh tế, cá nhân có trách nhiệm thực hiện pháp luật hảiquan hoặc tham gia hoạt động XNK, XNC, quá cảnh Đối tượng này rất đadạng, phong phú Theo Luật Hải quan, đối tượng quản lý, gồm các “tổ chức, cánhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhậpcảnh, quá cảnh, phương tiện vận tải”, “cơ quan hải quan, công chức hải quan”,

“cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hảiquan” Tổ chức, cá nhân, khi thực hiện hành vi XNK, XNC, quá cảnh, phảituân thủ nghiêm ngặt pháp luật về thủ tục và nội dung, bị xử lý bằng các hìnhthức chế tài nếu vi phạm PLHQ Cơ quan hải quan, công chức hải quan-là đốitượng quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên, của cơ quan quản lý theo chuyên

Trang 24

ngành dọc ở những lĩnh vực quản lý chuyên ngành liên quan, phải chịu sựquản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực ở Trung ương và địaphương, nơi có địa bàn hoạt động hải quan Những đối tượng này phải định kỳhoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Ngành với Bộ trưởng Bộ Tàichính, báo cáo số liệu thống kê hải quan về Bộ Thương mại, Tổng cục Thống

kê, báo cáo công tác hải quan trước Hội đồng nhân dân địa phương, chịu sựgiám sát của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận và đoànthể ở địa phương…

Trong các đối tượng quản lý của QLNN bằng pháp luật lĩnh vực hảiquan có đối tượng quản lý đặc thù là cơ quan hải quan cấp dưới chịu sự quản

lý, điều hành duy nhất của hệ thống cơ quan hải quan cấp trên theo ngành dọc,trên cơ sở nguyên tắc “tập trung thống nhất” về pháp luật, chỉ đạo nghiệp vụ,không bị lệ thuộc vào chính quyền các cấp ở địa phương Các cơ quan kháccủa Nhà nước gồm: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát kinh tế, Kiểmdịch y tế, Kiểm dịch động vật-thực vật, Kiểm tra văn hoá, Ngân hàng, Khobạc…là đối tượng quản lý khi thực hiện chức năng phối hợp hoạt động, vàcũng như hệ thống tổ chức hải quan, phải chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sátcủa các chủ thể quản lý có thẩm quyền

Thứ ba: Đặc điểm về không gian-“lãnh thổ hải quan”, nơi tổ chức thực

hiện pháp luật hải quan.

Ở góc độ chung nhất, xuất phát từ chủ quyền quốc gia, hệ thống phápluật Việt Nam có giá trị hiệu lực thi hành trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.Trong lĩnh vực hải quan điều này có đặc thù ở chỗ là hiệu lực không gian áp

dụng pháp luật đã bị phụ thuộc vào phạm vi, địa bàn tổ chức thực hiện QLNN.

Cũng như pháp luật lĩnh vực biên phòng, cảnh sát biển, kiểm dịch biên giới,pháp luật hải quan chỉ được thực hiện, áp dụng ở một số phạm vi lãnh thổ, córanh giới nhất định, và chỉ ở một số vùng, miền nhất định, gọi là “địa bàn hoạtđộng hải quan” hoặc “lãnh thổ hải quan”

Trang 25

Lãnh thổ hải quan là những khu vực hoạt động hải quan ở trong và ngoàilãnh thổ Việt Nam Tại lãnh thổ hải quan, cơ quan hải quan “toàn quyền” tổchức kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với các hoạt động XNK, XNC, quá cảnhhàng hoá, phương tiện vận tải Lãnh thổ hải quan được Luật Hải quan xác địnhtrong phạm vi các khu vực địa lý nhất định, “bao gồm các khu vực cửa khẩuđường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế,cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoàicửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hảiquan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩutrong lãnh thổ và vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sởdoanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn khác theoquy định của pháp luật” Nghị định số 107/2002/NĐ-CP ngày 23-12-2002 củaChính phủ quy định cụ thể lãnh thổ hải quan là phạm vi địa bàn hoạt động hảiquan xác định, gồm: khu vực cảng biển; khu vực ga hàng không dân dụngquốc tế; khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế; bưu điện quốc tế; khu vực cửakhẩu đường bộ; khu vực cảng sông quốc tế… Ngoài ra, lãnh thổ hải quan còn

là các “khu vực ưu đãi hải quan”, “các địa bàn hoạt động hải quan khác theoquy định của pháp luật” Khu vực ưu đãi hải quan-thực chất là các khu vựcđược ưu đãi về thủ tục hải quan theo pháp luật quy định, như: khu vực tự dothương mại, các khu vực kinh tế cửa khẩu, các khu kinh tế mở, khu chếxuất…, chẳng hạn: Khu kinh tế thương mại Lao Bảo tỉnh Quảng Trị, Khu kinh

tế cửa khẩu Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh QuảngNam, Khu chế xuất Linh Trung tỉnh Đồng Nai,… Địa bàn hoạt động hải quankhác-được hiểu là những địa bàn, khi phát triển, hội nhập kinh tế, sẽ tạo lênnhiều mô hình thương mại mới, sẽ được quản lý kịp thời, không cần phải bổsung Luật, là cơ sở pháp lý để ban hành các quy định điều chỉnh thích hợp

Thứ tư: Đặc điểm về mục đích quản lý

Trang 26

Mục đích tổng quát của QLNN lĩnh vực hải quan là nhằm thể chế hoáđường lối xây dựng nền kinh tế thị trường hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiệnchủ động hội nhập, tham gia tích cực và quá trình toàn cầu hoá, xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội,thúc đẩy công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động XNK, XNC, quá cảnh, thu hút đầu tư nước ngoài, bảo hộ sảnxuất trong nước, bảo vệ lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước… Những mục đích này đã được ghi nhậntrong “lời mở đầu” của nhiều luật, pháp lệnh có liên quan lĩnh vực hải quan,như: Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thương mại, Luật Thuế giá trịgia tăng Trong Luật Hải quan, mục đích của QLNN bằng pháp luật lĩnh vực

hải quan được xác định rõ là, để “góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Trong điều kiện hiện nay, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xãhội đến năm 2010 được Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra, mục đích củaQLNN bằng pháp luật lĩnh vực hải quan được cụ thể hoá trong từng nội dunghoạt động hải quan, đó là:

- Về xuất-nhập khẩu hàng hoá: Mục tiêu của quản lý nhà nước bằng

pháp luật lĩnh vực hải quan hiện nay “là tiếp tục chủ trương dành ưu tiên caonhất cho xuất khẩu; tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sứccạnh tranh cao để xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạonguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước; nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế giữa nước ta và cácnước trong khu vực” Xuất khẩu hàng hoá phải đạt mức tăng trưởng bình quân

từ 15%/năm trở lên; nhập khẩu phải được định hướng chặt chẽ, tăng trưởngbình quân phải duy trì ở mức 14%/năm[69]

Trang 27

- Về thuế xuất-nhập khẩu hàng hoá(còn gọi là thuế quan) Mục đích của

QLNN bằng pháp luật lĩnh vực hải quan là phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung cácluật thuế XNK phù hợp với các Hiệp định về thuế quan mà Việt Nam đã kýkết, tham gia hoặc dự kiến tham gia Thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quantrong khuôn khổ ASEAN, sử dụng phương pháp xác định trị giá hàng hoáXNK theo tiêu chuẩn của GATT; hoàn thiện danh mục mặt hàng chịu thuế hạnngạch, thuế tuyệt đối, tiến tới hệ thống thuế quan để gia nhập WTO vào năm2006

- Về giao lưu văn hoá, khoa học, công nghệ Hoạt động kiểm tra, kiểm

soát hải quan phải góp phần ngăn chặn sự thâm nhập văn hoá phẩm độc hại,phản động, trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức người Việt Nam, đồng thờitạo điều kiện thuận lợi để thu hút tinh hoa văn hoá nhân loại làm giàu cho bảnsắc văn hoá Việt Nam Tạo điều kiện thuận lợi cho XNK các hàng hoá có hàmlượng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại để đẩy mạnh, nhanh công cuộccông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng, Nhà nước

- Về giao lưu và hợp tác quốc tế Quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh

vực hải quan theo nội dung này phải tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu vàhợp tác quốc tế, bảo vệ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, phù hợp với luật, lệquốc tế về ngoại giao, lãnh sự, theo đó “túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễnkhai, miễn kiểm tra hải quan”; “hành lý, phương tiện vận tải của cơ quan, tổchức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và hành lý,phương tiện vận tải của các đối tượng đặc biệt khác được miễn kiểm tra hảiquan”[58]; kiên quyết xử lý các trường hợp “túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạmdụng”, vi phạm điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự màCộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia, đồng thời cũng xử lý kiênquyết trường hợp “trong hành lý, phương tiện vận tải có đồ vật cấm xuất khẩu,nhập khẩu, đồ vật không thuộc loại được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ theoquy định của pháp luật”

Trang 28

- Về bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm

soát, điều tra hải quan phải ngăn chặn các hành vi XNK hàng hoá thuộc danhmục hàng hoá cấm XK, cấm NK, cấm lưu hành để phá hoại an ninh, chính trị,trật tự an toàn xã hội, an toàn an ninh tiền tệ, đảm bảo sự bình đẳng pháp lý vềquyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ, trách nhiệm của các pháp nhân, cá nhân,công dân khi XNK, XNC; phòng, chống nhập lậu hàng hoá có giá rẻ từ nướcngoài để bảo vệ sản xuất trong nước, bảo hộ, ngăn ngừa hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hoá, sự chuyển giáhàng hoá nhập khẩu; bảo hộ người tiêu dùng về hàng hoá có ảnh hưởng tới sứckhoẻ, giá trị sử dụng

Thứ năm: Đặc điểm về chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan là Nhà nướcnói chung, các cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân được pháp luật quy định

có thẩm quyền quản lý hoặc tham gia QLNN bằng pháp luật lĩnh vực hải quan,

cụ thể là:

- Chủ thể quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan là các cơquan Hải quan, gọi chung là Hải quan Việt Nam Theo Luật Hải quan, “Hảiquan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thốngnhất Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạtđộng của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hảiquan cấp trên”

Theo quy định trên, Hải quan Việt Nam-chủ thể quản lý nhà nước bằngpháp luật lĩnh vực hải quan được tổ chức thành một hệ thống, ở Trung ương làTổng cục Hải quan, ở địa phương(nơi có hoạt động hải quan) có Cục Hải quantỉnh, liên tỉnh thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan, các Chi cục Hải quancửa khẩu và Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu trực thuộc Cục Hải quan tỉnh,liên tỉnh thành phố Toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động quản lý của hệ

Trang 29

thống hải quan theo nguyên tắc tập trung, thống nhất chỉ đạo, điều hành quản

lý từ Trung ương xuống địa bàn, cơ sở

Hiện nay, Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, BộTài chính nằm trong cơ cấu tổ chức Chính phủ, tổ chức và hoạt động theonguyên tắc tập trung dân chủ, trong khi đó, Hải quan Việt Nam lại tổ chức vàhoạt động theo nguyên tắc “tập trung, thống nhất”[58] Đây là điểm hết sứcđặc thù trong tổ chức bộ máy Chính phủ, cho thấy dù về tổ chức có sự thayđổi, song vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ngành Hảiquan vẫn được khẳng định

- Các cơ quan nhà nước khác có tư cách là chủ thể QLNN bằng phápluật lĩnh vực hải quan, được thực hiện quản lý đối với đối tượng quản lý là các

tổ chức, cá nhân hoạt động XNK, XNC, quá cảnh Các cơ quan này trong vaitrò là chủ thể trực tiếp được pháp luật trao thẩm quyền QLNN lĩnh vực hảiquan có vai trò nhất định trong QLNN bằng pháp luật lĩnh vực hải quan TheoLuật Hải quan: “Tổng cục Hải quan là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thốngnhất quản lý nhà nước về hải quan”; các cơ quan khác của Nhà nước có tráchnhiệm phối hợp thực hiện QLNN lĩnh vực hải quan, như: Biên phòng, Cảnh sátbiển, Cảnh sát kinh tế, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật, Kiểm dịch y

tế, Kiểm tra văn hoá, UBND các cấp, Ngân hàng, Kho bạc… Tổ chức, cá nhânthực hiện XNK, quá cảnh hàng hoá, XNC, quá cảnh phương tiện vận tải là đốitượng quản lý có nghĩa vụ thực hiện các quyết định, yêu cầu của cơ quanQLNN lĩnh vực hải quan

Mối quan hệ giữa các cơ quan hải quan với các cơ quan, tổ chức trêntrong QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động XNK, XNC, các cơ quan hảiquan có vai trò là cơ quan chủ đạo và chủ trì:

Có vai trò chỉ đạo, bởi vì trong quản lý hàng hoá XNK, quản lý XNCphương tiện vận tải đòi hỏi phải áp dụng các nghiệp vụ hải quan, mà chỉ có cán

Trang 30

bộ, công chức hải quan, những người được đào tạo mới có khả năng đưa ranhững biện pháp tác động quản lý phù hợp.

Có vai trò là cơ quan chủ trì, bởi vì trong phạm vi địa bàn hoạt động hảiquan còn có nhiều cơ quan chức năng hữu quan khác của Nhà nước cũng tiếnhành các hoạt động QLNN theo chuyên ngành Luật Hải quan quy định:

“Trường hợp theo quy định của pháp luật phải kiểm tra chuyên ngành về chấtlượng, y tế, văn hoá, kiểm dịch động vật, thực vật đối với hàng hoá, phươngtiện vận tải thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra chuyên ngành thựchiện Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu chủ trì phối hợp các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu để bảo đảm thông quannhanh chóng hàng hoá, phương tiện vận tải”

Vai trò là cơ quan chủ trì trong trường hợp trên của cơ quan hải quan lànhằm đảm bảo cho các cơ quan quan quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu hoànthành nhiệm vụ của mình nhưng không được vi phạm thời hạn thông quan “ấnđịnh” cho một loại hàng như luật định, tránh được sự “tranh chấp”, “chồngchéo”, dẫn đến tạo khe hở cho buôn lậu, gian lận thương mại hoặc tình trạnglợi dụng, dây dưa kéo dài xử lý vụ việc, gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước vànhân dân Luật Hải quan còn quy định: “Trong trường hợp hàng hoá, phươngtiện vận tải chưa đưa ra khỏi phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan,

tổ chức, cá nhân phát hiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoáqua biên giới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó báo ngay cho cơ quan hải quan

để kiểm tra, xử lý” Để thực hiện được triệt để quy định này đòi hỏi tinh thầnhợp tác, tôn trọng nguyên tắc “vì lợi ích quốc gia”, “vì lợi ích của công dân”của các cơ quan chức năng chuyên ngành hữu quan Ngoài ra, bên ngoài địabàn hoạt động hải quan, các cơ quan quản lý chuyên ngành khác của Nhà nước

và cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp phòng, chống buôn lậu, gian lậnthương mại, vận chuyển trái phép qua biên giới theo quy định của pháp luật.Trong mối quan hệ này, các cơ quan hải quan là chủ thể phối hợp

Trang 31

- Các chủ thể thực hiện chức năng giám sát đối tượng quản lý chịu sựgiám sát Đây là những chủ thể được pháp luật trao quyền kiểm tra, giám sátcác hoạt động QLNN ở tất cả các lĩnh vực nói chung, gồm: những cơ quan, cánhân được pháp luật trao thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát việc thi hànhpháp luật của các cơ quan nhà nước-đối tượng chịu sự giám sát, quản lý Tronglĩnh vực hải quan, ngoài các chủ thể giám sát là Quốc hội, đại biểu Quốc hội,các chủ thể giám sát được Luật Hải quan quy định tại Điều 10, gồm: 1, Hộiđồng nhân dân các cấp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củamình giám sát việc thi hành pháp luật hải quan; 2, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hànhpháp luật hải quan; giám sát việc thi hành pháp luật hải quan theo quy định củapháp luật; 3, nhân dân, chủ thể thực hiện giám sát đối với các hoạt động củacác cơ quan QLNN lĩnh vực hải quan Nhân dân thực hiện giám sát thông quacác đại biểu của mình ở các cơ quan quyền lực Trung ương hoặc địa phương,hoặc thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo các cơ quan, cán bộ, công chức đã

vi phạm hoặc cho là đã vi phạm pháp luật lĩnh vực hải quan Việc xác địnhnhân dân là chủ thể QLNN bằng pháp luật lĩnh vực hải quan trong hoạt độnggiám sát, cho thấy bản chất dân chủ trong QLNN bằng pháp luật lĩnh vực hảiquan của Nhà nước ta

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan

Quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan, theo Luật Hảiquan(Điều 73) gồm công việc: ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật về hải quan; hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luậthải quan; quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan; thanh tra, kiểm tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan Như vậy,nội dung QLNN bằng pháp luật lĩnh vực hải quan gồm ba mặt cơ bản: xâydựng và hoàn thiện pháp luật hải quan; sử dụng và áp dụng pháp luật hải quanthông qua việc tổ chức triển khai thi hành pháp luật trên thực tế; bảo vệ pháp

Trang 32

luật hải quan thông qua việc đề ra và thực hiện phòng, chống vi phạm phápluật hải quan, thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật hảiquan, cũng như xử lý vi phạm pháp luật ở tất cả các hình thức khác nhau

Thứ nhất: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật lĩnh vực hải quan

Pháp luật hải quan là cơ sở và là công cụ QLNN bằng pháp luật lĩnh vựchải quan, nó vừa cung cấp các chuẩn mực cho các cơ quan nhà nước thực hiệnquản lý, vừa là cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan này, vừa

là công cụ nhờ đó Nhà nước thực hiện được sự tác động quản lý lên các đốitượng liên quan đến hoạt động hải quan

Trong điều kiện đổi mới hiện nay, công tác xây dựng và hoàn thiệnPLHQ tập trung vào việc thể chế chính sách hải quan của Nhà nước, “tạo điềukiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”[58]

Do đặc thù của lĩnh vực hải quan-lĩnh vực hoạt động có liên quan đếnđối tượng và phạm vi quản lý của rất nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau, nên sốlượng chủ thể ban hành văn bản QPPL rất lớn Điều này đòi hỏi các cơ quannhà nước có thẩm quyền QLNN lĩnh vực hải quan phải có sự phối hợp chặtchẽ, bảo đảm tính đồng bộ, kịp thời, và nhất là tính hệ thống, tránh mâu thuẫn,chồng chéo, đặc biệt là đảm bảo tính thống nhất giữa “quy định thủ tục” và

“quy định nội dung” để có thể tổ chức thực hiện thống nhất trên phạm vi toànquốc

Vị trí quan trọng trong xây dựng PLHQ thuộc về Chính phủ Chính phủ

là cơ quan thống nhất QLNN về hải quan, có thẩm quyền xây dựng, trình các

dự án luật, pháp lệnh có nội dung liên quan, cũng như ban hành các văn bảnquy định chi tiết thi hành Luật Hải quan để áp dụng thống nhất trên toàn lãnhthổ Việt Nam

Trong xây dựng và hoàn thiện PLHQ, công tác rà soát, hệ thống hoá vănbản QPPL lĩnh vực hải quan có tầm quan trọng đặc biệt nhằm khắc phục kịp

Trang 33

thời những hạn chế của PLHQ, nâng cao chất lượng của hệ thống PLHQ, tínhpháp điển, và đặc biệt là tạo điều kiện cho công tác quản lý văn bản, cho việc

sử dụng, áp dụng văn bản, giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức hải quan,các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động hải quan

Thứ hai: Tổ chức thực hiện pháp luật lĩnh vực hải quan.

Tổ chức thực hiện pháp luật hải quan nhằm đưa các QPPL vào điềuchỉnh các quan hệ QLNN lĩnh vực hải quan, được tiến hành trên hai bình diệnchủ yếu là triển khai thực hiện và áp dụng pháp luật hải quan

- Về triển khai thực hiện pháp luật hải quan Trên bình diện này, trong

phạm vi thẩm quyền, các cơ quan QLNN tổ chức triển khai các quy định trongcác văn bản pháp luật về hải quan bằng việc tập huấn, hướng dẫn thực hiện tạicác cơ quan, đơn vị cơ sở, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho các đối tượngquản lý bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp Trong tổ chức thực hiệnPLHQ các cấp, các ngành ở Trung ương cũng như các địa phương phải có sựphối hợp một cách đồng bộ, và nhất là phối hợp với cơ quan hải quan theophương châm “cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp”, “cơ quan nhà nước,

tổ chức hữu quan, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan hải quan hoànthành nhiệm vụ”

- Về áp dụng pháp luật hải quan Hình thức tổ chức do các cơ quan hải

quan tiến hành bằng các hoạt động nghiệp vụ, với trình độ chuyên môn cao củacác công chức hải quan, thể hiện ra ở việc: kiểm tra, giám sát, kiểm soát hảiquan, thu thuế hàng hoá XNK, điều tra, phòng, chống buôn lậu và một số lĩnhvực khác được pháp luật quy định

Với nội dung trên, hoạt động áp dụng PLHQ là sự tác động quản lý bằngquyền lực nhà nước trực tiếp của cơ quan Hải quan và một số cơ quan khác củaNhà nước được uỷ quyền để thi hành PLHQ trên địa bàn hoạt động hải quan.Đây là yếu tố quyết định sự tuân thủ nghiêm minh các quy phạm PLHQ, tăng

Trang 34

cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực tế QLNN trong các hoạt động hảiquan.

Thứ ba: Tổ chức bảo vệ pháp luật lĩnh vực hải quan.

Tổ chức bảo vệ pháp luật hải quan nhằm ngăn chặn, hạn chế bất kỳ hành

vi nào vi phạm PLHQ, xử lý nghiêm minh, công bằng các hành vi vi phạm

Hoạt động bảo vệ pháp luật hải quan được tiến hành bằng việc thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm PLHQ

Thanh tra, kiểm tra để đảm bảo cho quản lý đạt được nhiệm vụ, mụcđích đề ra Thanh tra, kiểm tra hải quan giúp cho cơ quan quản lý có được cácthông tin phản hồi, tham mưu uốn nắn kịp thời những khiếm khuyết, điềuchỉnh cơ chế, chính sách, PLHQ cho phù hợp thực tiễn, nắm được tình hìnhthực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị hải quan, phát hiện những thiếusót, yếu kém, sơ hở trong hoạt động quản lý, từ đó, đề ra các biện pháp khắcphục, sửa chữa cũng như nhân rộng các điển hình tích cực, hoặc kiến nghị xử

lý các trường hợp vi phạm pháp luật

Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa quan trong trong việcbảo vệ cho các quy phạm PLHQ quy định quyền, lợi ích hợp pháp của các tổchức, cá nhân trước các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, công chứcnhà nước có thẩm quyền, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động hải quan

Xử lý vi phạm pháp luật hải quan là hoạt động của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền tiến hành bằng các biện pháp cưỡng chế đối với các hành vi viphạm các QPPL quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan

Xử lý vi phạm pháp luật lĩnh vực hải quan được thực hiện dưới hai hìnhthức: xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự các tội phạmlĩnh vực hải quan

- Xử lý vi phạm hành chính trong QLNN lĩnh vực hải quan chủ yếu là ápdụng xử phạt vi phạm hành chính, bằng các chế tài cảnh cáo, phạt tiền và phạt

bổ sung Việc xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với cơ quan, tổ

Trang 35

chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các QPPL trong QLNN lĩnhvực hải quan mà không phải là tội phạm, và theo quy định của pháp luật phải

bị xử phạt hành chính Vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan ở đây là mộtdạng cụ thể của vi phạm hành chính, gồm các nhóm: 1, vi phạm các quy định

về TTHQ; 2, vi phạm các quy định về giám sát, kiểm tra, kiểm soát hải quan;

3, vi phạm các quy định về XNK hoặc quá cảnh đối với hàng hoá, hành lý, bưuphẩm, bưu kiện, ngoại hối, tiền Việt Nam và những vật phẩm khác, cácphương tiện vận tải XNC, quá cảnh Việt Nam; 4, hành vi buôn lậu hoặc vậnchuyển trái phép hàng hoá qua biên giới mà không phải là tội phạm và theoquy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính Các nhóm hành vi

vi phạm và chế tài xử phạt vi phạm này được quy định trong Nghị định số 16/

CP của Chính phủ ngày 20-3-1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnhvực hải quan(được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày21-7-1998) và các văn bản pháp luật có quy định hành vi, chế tài, thẩm quyền

xử phạt của cơ quan Hải quan, như: xử phạt vi phạm hành chính về thươngmại, thuế, văn hoá, bưu điện, môi trường,…

Cùng với hoạt động xử lý vi phạm hành chính, cơ quan hải quan, cơquan nhà nước hữu quan tổ chức, phối hợp tổ chức đấu tranh phòng chốngbuôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, có thẩm quyền xử lýcác hành vi vi phạm pháp luật lĩnh vực hải quan có dấu hiệu của tội phạm;khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra theo đúng quyđịnh của pháp luật tố tụng hình sự

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, với đề tài Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luậtlĩnh vực hải quan, luận văn đã làm rõ một loạt khái niệm, như hải quan, hànghoá và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh; hành lý; xuất cảnh, nhậpcảnh; phương tiện vận tải; vật dụng trên phương tiện vận tải; người khai hải

Trang 36

quan; người đại lý làm thủ tục hải quan; thủ tục hải quan; kiểm tra hải quan;giám sát hải quan; kiểm soát hải quan; hồ sơ hải quan; thông quan; kiểm trasau thông quan; và công chức hải quan để làm cơ sở lý luận và phương phápnghiên cứu thực trạng và luận chứng các giải pháp tăng cường quản lý nhànước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan tại Chương 2 và Chương 3.

Trong khi trình bày các khái niệm hải quan và hoạt động hải quan, luậnvăn đã phân tích sự vận động, tồn tại và phát triển của hải quan, cơ quan hảiquan trên thế giới và ở Việt Nam

Nội dung quan trọng của Chương 1 là đã phân tích đặc điểm, nội dungcủa quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan, trong đó:

- Về đặc điểm, luận văn nhấn mạnh QLNN bằng pháp luật lĩnh vực hảiquan có đặc điểm về đối tượng quản lý, lãnh thổ hoạt động hải quan, chủ thểquản lý

- Về nội dung Quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan cónội dung là xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật Từnội dung này, luận văn đi vào phân tích cụ thể nội dung QLNN bằng pháp luậtlĩnh vực hải quan, qua đó thể hiện sự tồn tại của PLHQ, của các cơ quan hảiquan và các cơ quan nhà nước khác trong việc tổ chức, bảo vệ PLHQ, cơ chếphân công, phối hợp giữa các cơ quan này, vị trí là cơ quan chủ đạo, cho tới sứmệnh của cơ quan hải quan trong cơ chế này

Có thể khái quát những đặc điểm đó như sau:

- Pháp luật hải quan là công cụ và là cơ sở để tạo ra chuẩn mực QLNNbằng pháp luật lĩnh vực hải quan, do nhiều cấp, nhiều ngành ban hành và đòihỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ Chính phủ là cơ quan quản lý thốngnhất về hải quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng pháp luật hảiquan

- Thực hiện pháp luật hải quan được tiến hành trên hai bình diện: triểnkhai thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật Trong đó, áp dụng pháp luật hải

Trang 37

quan là yếu tố quyết định sự tuân thủ nghiêm minh PLHQ, tăng cường và nângcao hiệu lực, hiệu quả thực tế QLNN trong các hoạt động hải quan.

- Tổ chức bảo vệ pháp luật hải quan được tiến hành bằng các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm PLHQ Trong đó, thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện những sơ hở, khiếm khuyết, vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời; vi phạm pháp luật hải quan tuỳ theo mức độ, hình thức vi phạm mà bị áp dụng xử lý chế tài hành chính hoặc hình sự Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trước hết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân, công dân, đồng thời, phát huy dân chủ và vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động QLNN bằng pháp luật lĩnh vực hải quan Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT LĨNH VỰC HẢI QUAN

2.1 Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan.

Từ khi ra đời, và trong suốt quá trình phát triển, Nhà nước đã rất quantâm, chú trọng đến quản lý lĩnh vực hải quan bằng pháp luật; không ngừng đổimới, hoàn thiện công cụ pháp luật hải quan Trong những năm đầu, khi Nhànước chưa kịp ban hành pháp luật mới, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ra ngaySắc lệnh số 26/SL ngày 10-9-1945 giữ nguyên những luật lệ cũ về thuế quan

và thuế gián thu, và cùng ngày ra Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan vàThuế gián thu(tiền thân của Hải quan Việt Nam) với vai trò “đảm nhiệm côngviệc của Sở Tổng Thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các Sở Thươngchính Bắc, Trung và Nam bộ”(của thực dân Pháp), nhiệm vụ “thu các quanthuế nhập cảng và xuất cảng; thu các thuế gián thu…”; ngày 08-11-1946, Quốchội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Nghị quyết về chủ quyền quan thuế

và ngoại thương của nước Việt Nam.v.v… Tuy nhiên, do những nguyên nhânkhách quan, nhất là trong điều kiện thời chiến, với cơ chế điều hành chiến

Trang 38

tranh, nên từ năm 1945 cho đến năm 1985, QLNN bằng pháp luật lĩnh vực hảiquan được tiến hành chủ yếu theo những chủ trương lớn của Đảng ở từng thời

kỳ, và nhằm thể chế, bảo vệ và “chuyên chính” để thực hiện chính sách “độcquyền ngoại thương” của Nhà nước Năm 1986, Đảng đề ra đường lối đổi mới,thực hiện “quản lý nhà nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý”, đồngthời tiến hành đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đã dẫn đếntrong QLNN lĩnh vực hải quan có nhiều thay đổi Quản lý nhà nước lĩnh vựchải quan từ chỗ là công cụ để thực hiện chính sách “Nhà nước độc quyền ngoạithương”, đã chuyển sang chủ yếu để thực hiện chính sách phục vụ, tạo điềukiện thuận lợi cho các hoạt động XNK, XNC, quá cảnh; bảo hộ, thúc đẩy sảnxuất trong nước; bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, an toàn

xã hội; thúc đẩy quá trình Việt Nam tham gia ngày càng rộng rãi, sâu vào hộinhập kinh tế quốc tế

Với chủ trương trên, QLNN bằng pháp luật lĩnh vực hải quan đã thực sựđược xác lập, không ngừng được củng cố, tăng cường Điều này trước hếtđược thể hiện trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật lĩnh vực hải quan

Từ chỗ quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực hải quan bằng hình thứcnhững Sắc lệnh đến nay đã bằng Bộ luật, luật, Nghị định…trở thành một hệthống tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh Có thể thấy sự phát triển đó qua các thời

và khuyến khích các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế được trực tiếp thamgia XNK; đơn giản hoá, giảm thiểu thủ tục, giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợiXNK hàng hoá; ghi nhận chính sách mới về XNK hàng hoá, quy định phân cấp

Trang 39

thẩm quyền quản lý chuyên ngành XNK của các bộ, ngành, thực hiện Nhànước quản lý XNK bằng thuế là chủ yếu, hạn chế dần các biện pháp phi quanthuế; đưa ra các biện pháp đảm bảo bằng hành chính và hình sự nhằm thựchiện nghiêm chỉnh pháp luật lĩnh vực hải quan Cùng với việc đổi mới phápluật quản lý, Nhà nước đã thực hiện đổi mới về nhận thức và thể chế, tổ chứclực lượng Hải quan Việt Nam, thực hiện việc chuyển từ chức năng “kiểm soátđộc quyền ngoại thương” sang mục đích phục vụ hoạt động ngoại thương đểphát triển kinh tế trong nước, hội nhập thương mại quốc tế, phục vụ các hoạtđộng giao lưu và hợp tác quốc tế, trở thành công cụ “gác cửa”, “mở cửa” đểđưa đất nước tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Cụ thể là:

Thứ nhất: Pháp luật về quản lý xuất-nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá.

Qua hơn 15 năm đổi mới, mở cửa, nội dung pháp luật về XNK hàng hoá

đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng phù hợp dần với cơ chế thịtrường, đổi mới về nội dung điều chỉnh để phù hợp thực tế, mục tiêu kinh tếđối ngoại của Nhà nước, phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của xã hội, vàmục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận; phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế;tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia vào các hoạt động XNK Tuy vậy, phápluật đó hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại

Một là, các quy định về thẩm quyền quản lý XNK còn mâu thuẫn trong

các văn bản pháp quy của bộ, ngành hướng dẫn XNK mặt hàng chuyên ngànhcòn chồng chéo, sơ hở, thậm chí còn có quy định trái với văn bản của Chínhphủ Chẳng hạn, các quy định về quản lý XNK mặt hàng gạo, gỗ, hoá chất,hàng hoá đã qua sử dụng; nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh cho người,động vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, thức

ăn, mỹ phẩm; quy định quản lý các mặt hàng trong danh mục cấm XK, cấmNK…đã tạo ra khó khăn trong thủ tục XNK hàng hoá

Hai là, các văn bản của Chính phủ về quản lý XNK hàng hoá của còn quy

định nhiều hàng rào phi quan thuế, không rõ ràng, nhiều thủ tục, giấy tờ, hình

Trang 40

thức tạo ra quan liêu hành chính, nhất là những mặt hàng quản lý chuyênngành

Ba là, quy định còn sơ hở, thiếu thực tế, như chủ trương “hàng đổi hàng

với Lào”; quy định việc nhập khẩu giấy, xe ôtô chuyên dụng…; chính sách nộiđịa hoá xe máy, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, hàng cũ đã qua sử dụng

Bốn là, pháp luật chưa có quy định về chiến lược thống nhất, phù hợp bối

cảnh mới để quản lý, thúc đẩy buôn bán biên mậu giữa nước ta với các nướcláng giềng

Năm là, còn lúng túng trong quy định các trường hợp phải bảo vệ thương

nhân trong cạnh tranh XNK hàng hoá trên thương trường quốc tế

Thứ hai: Pháp luật về thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Pháp luật thuế hàng hoá XNK thời kỳ này được xây dựng có nội dungngày càng phù hợp với thực tiễn, góp phần mở rộng hợp tác phát triển quan hệmậu dịch quốc tế, bảo hộ và đẩy mạnh sản xuất trong nước, đẩy mạnh XK, tạođiều kiện cho đầu tư trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăngthu cho ngân sách nhà nước Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, pháp luật đókhi đi vào cuộc sống, từ thực tiễn sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế đốingoại đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất là trên các mặt

Một là, về thuế xuất khẩu, nhập khẩu Do quá chú trọng vào bảo hộ sản

xuất trong nước, các văn bản QPPL về xuất khẩu đã tạo ra “lệch lạc” trong thuhút đầu tư nước ngoài vào những ngành sản xuất ra các sản phẩm có mức thuếbảo hộ cao, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước, chưa làm tròn nhiệm vụ “đẩymạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu”[17, tr.82] Còn duy trì nhiềuthuế suất cao đã “kích thích” gia tăng trốn lậu thuế, gây thất thu cho ngân sáchnhà nước, đồng thời gây khó khăn cho việc thực hiện giảm thuế nhập khẩutheo các cam kết giữa Việt Nam với các nước ASEAN, EU, và khi gia nhậpWTO… Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu vẫn có quá nhiều mức(18 mức), quáphức tạp, gây khó khăn khi triển khai thu thuế XNK; vẫn tồn tại quy định áp

Ngày đăng: 27/10/2016, 14:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w