1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ GIÁO dục PHÒNG CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH CHO THANH NIÊN HUYỆN yên KHÁNH TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

73 728 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 435,5 KB

Nội dung

Bạo lực gia đình là điều không thể chấp nhận được của người có hành vi bạo lực đối với người bị bạo lực trong gia đình. Trong đó nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.Hiện nay ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nạn nhân BLGĐ thường là phụ nữ, họ phải chịu đựng những hành vi BLGĐ như bị đánh đập, bị cưỡng bức, hoặc bị lạm dụng theo các cách khác nhau trong suốt cả cuộc đời, thậm chí còn bị giết. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều nhẫn nhục chịu đựng, không muốn để mọi người biết đến. Các vụ được biết đến khi có hậu quả quá nghiêm trọng một phần do cách nhìn nhận của xã hội chưa đúng mức, phần chủ yếu do chưa có quy định cụ thể bảo vệ nạn nhân và xử lý các hành vi BLGĐ. Người lạm dụng BLGĐ không ngoài ai khác đó chính là những người thân, huyết thống trong gia đình.

Trang 1

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 2

GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH CHO THANH NIÊN HUYỆN YÊN

lực gia đình cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh

lực gia đình cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh

Chương 2 YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG

CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH CHO THANH NIÊN HUYỆN YÊN KHÁNH - TỈNH NINH BÌNH

thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay 45

phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên huyện

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bạo lực gia đình là điều không thể chấp nhận được của người có hành

vi bạo lực đối với người bị bạo lực trong gia đình Trong đó nạn nhân của bạolực gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em

Hiện nay ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nạn nhân BLGĐ thường

là phụ nữ, họ phải chịu đựng những hành vi BLGĐ như bị đánh đập, bị cưỡngbức, hoặc bị lạm dụng theo các cách khác nhau trong suốt cả cuộc đời, thậmchí còn bị giết Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều nhẫn nhục chịu đựng, khôngmuốn để mọi người biết đến Các vụ được biết đến khi có hậu quả quánghiêm trọng một phần do cách nhìn nhận của xã hội chưa đúng mức, phầnchủ yếu do chưa có quy định cụ thể bảo vệ nạn nhân và xử lý các hành viBLGĐ Người lạm dụng BLGĐ không ngoài ai khác đó chính là những ngườithân, huyết thống trong gia đình

Hiện nay BLGĐ vẫn ngày một gia tăng và nó tác động mạnh mẽ đếnthanh niên, phá hủy cuộc sống của phụ nữ, của gia đình và của toàn xã hội.BLGĐ đã vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạngcủa mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em Thậm chí, nó còn làm xói mònđạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai Đâycũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam

Quan hệ gia đình giữa chồng với vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em vớinhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng, ấm áp Gia đình là tổ ấm, là nơi thoảmãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên, bảo vệ họ trướcnhững căng thẳng của cuộc sống Gia đình trở thành “thiên đường trong thếgiới không tim” (chữ dùng theo nhan đề một cuốn sách của tác giả MĩCh.Lash) Thế nhưng có phải gia đình nào cũng là thiên đường không khi màBLGĐ đang là vấn đề mang tính chất toàn cầu, nó xảy ra ở hầu hết các quốc

Trang 4

gia trên thế giới Ở Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây, vấn đề này mớiđược nghiên cứu ở một số công trình của Hội Liên hiệp Phụ nữ và một số tácgiả ở trong nước Hậu quả của BLGĐ gây ra đặc biệt nghiêm trọng, nó khôngchỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khoẻ, danh dự của các thành viên tronggia đình, bên cạnh đó BLGĐ gây thương tích thân thể, tổn thương tinh thần,

vợ chồng li hôn, li thân, con cái không được chăm sóc, kinh tế bị phá hoại.Nghiêm trọng hơn là nó xâm phạm đến quyền con người, tính mạng của mỗi

cá nhân, danh dự, nhân phẩm, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em mà còn vi phạm tớicác chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng của các tệ nạn như: mạidâm, ma tuý, người lang thang cơ nhỡ, nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ

Những vấn đề đó ít nhiều có tác động đến tỉnh Ninh Bình và đặc biệt làthanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay Huyện Yên Khánh -tỉnh Ninh Bình là một huyện đồng bằng với chức năng chủ yếu là phát triểnkinh tế, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện Với bề dày truyềnthống 66 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ kế tiếp nhaucùng với các cơ quan ban ngành đang viết tiếp những trang sử chói lọi hàohùng của dân tộc, quân đội và của tỉnh Ninh Bình

Trong giai đoạn hiện nay, toàn huyện đang đang đẩy mạnh sự nghiệpCNH, HĐH đất nước, xây dựng huyện vững mạnh về mọi mặt trong đó cóxây dựng toàn huyện có GĐVH và huyện văn hóa là một yêu cầu cấp thiết

Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị Đảng, Nhà nước, tỉnh Ninh Bình giaophó, toàn huyện Yên Khánh đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện tốtcác kế hoạch xây dựng và phát triển huyện trong đó công tác giáo dục phòng,chống BLGĐ cho thanh niên trong toàn huyện Hiện nay một bộ phận thanhniên của huyện chưa nhận thức hết vai trò, trách nhiệm, ý nghĩa về vấn đề giađình và BLGĐ, chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của người công dân mới, chấtlượng hiệu quả còn thấp so với yêu cầu của một huyện anh hùng Qua đó cho

Trang 5

thấy BLGĐ không còn là việc nội bộ tự giải quyết trong mỗi gia đình, mà đãtrở thành một tệ nạn cần có sự quan tâm của toàn xã hội Vì vậy, giáo dụcphòng, chống BLGĐ cho thanh niên trong toàn huyện càng trở nên cấp thiết cả

về lý luận và thực tiễn

Với lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Giáo dục phòng, chống BLGĐ cho

thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề gia đình và BLGĐ đã được các nhà kinh điển Chủ nghĩa Mác Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhiều nhà khoa học rất quan tâm vềvấn đề BLGĐ, bạo lực giới

-Gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này dưới các giác

độ khác nhau như: “Động thái quyền lực giới trong gia đình” của Lê NgọcHùng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; “Nghiên cứubạo lực gia đình Việt Nam đôi điều trao đổi” của Hoàng Bá Thịnh Đại họcKHXH&NV - ĐHQG Hà Nội 6/6/2008; “Gia đình nông thôn Việt Nam trongchuyển đổi cơ cấu” của Trịnh Duy Luân, NXB khoa học xã hội, Hà nội - 2008;

“Thông tin - giáo dục - truyền thông thay đổi hành vi trong phòng chống HIV/AIDS”, NXB khoa học xã hội, Hà nội - 2008; “Xã hội học về giới” của Hoàng

Bá Thịnh NXB đại học quốc gia Hà nội - 2008; “Luật phòng, chống BLGĐ”Báo gia đình NET.VN ra ngày 30/11/2010; “Bạo lực gia đình là mâu thuẫnhàng ngày” Báo gia đình NET.VN ra ngày 30/11/2010; “Xã luận 1001 kiểubạo lực gia đình” Báo Công an nhân dân online ra ngày 22/8/2008; “Luậtphòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở nước ta thực tiễn và vẫn đề đặtra” của Thạc sỹ Đỗ Thi Hồng Thơm Trang http://www.mattran.org.vn;Chuyên đề về “Bạo lực gia đình” ngày 18/9/2009 Trang http://VTTV.VN;

“Bạo lực gia đình phần lớn xuất thân từ nam giới” Tranghttp://dantri.com.vn;

“Bạo lực gia đình và giải pháp” Tranghttp://tamnhinphatgiao.net ra ngày

Trang 6

24/12/2009; “Kiến nghị một số giải pháp nhằm kìm chế bạo lực gia đình đốivới trẻ em” Trang http://Baovetreem bacgiang.gov.vn; Nhìn chung các côngtrình nghiên cứu, các bài viết tham luận, hội thảo khoa học các cấp, các ngànhtrong và ngoài quân đội đã đề cập nhiều đến nội dung bạo lực gia đình với đốitượng, phạm vi nghiên cứu, tính chất, mức độ, hậu quả của bạo lực gia đình vàgiải pháp nhằm mục đích khác nhau…Tuy nhiên chưa có một công trình nàonghiên cứu một cách có hệ thống về giáo dục phòng, chống BLGĐ cho thanhniên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay Vì vậy tác giả lựa chọn vấn

đề nghiên cứu không trùng lặp với các công trình nào đã được công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích nghiên cứu của luận văn

Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục phòng, chống bạo lực giađình cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay; trên cơ sở

đó đề xuất một số yêu cầu, giải pháp cơ bản giáo dục phòng, chống bạo lựcgia đình cho thanh niên ở huyện Yên Khánh hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục phòng, chống bạo lực gia đìnhcho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay

- Đánh giá thực trạng, nguyên nhân của công tác giáo dục phòng, chốngbạo lực gia đình cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay

- Đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản giáo dục phòng, chốngBLGĐ cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay

* Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên ở huyện YênKhánh - tỉnh Ninh Bình

* Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Công tác giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên ở huyệnYên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay; các số liệu, tài liệu được tổng hợp sửdụng cho nghiên cứu từ năm 2006 đến nay

Trang 7

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên nền tảng cơ sở của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sáchpháp luật của Nhà nước về vấn đề BLGĐ và giáo dục phòng, chống BLGĐ

* Cơ sở thực tiễn

Luận văn dựa trên cơ sở các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, luật phòng,chống bạo lực gia đình của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam; các báo cáo sơ kết, tổng kết về vấn đề phòng, chống bạo lưc gia đìnhtrên phạm vi toàn quốc và ở địa phương tỉnh Ninh Bình

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch; sử dụng tổng hợp các phương pháp khoa học như, phương pháp lịch sử

- lôgíc, phân tích, tổng hợp và điều tra xã hội học, các phương pháp liên ngành khác

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp một số giải pháp cần thiếtcho việc giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên ở huyện YênKhánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay Góp phần vào việc nâng cao năng lựcphòng, chống bạo lực gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở huyện YênKhánh - tỉnh Ninh Bình

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho các cơ quanban ngành, đoàn thể địa phương - công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ độitrong các đơn vị trong toàn huyện

6 Kết cấu luận văn

Kết cấu luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mụctài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 8

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH CHO THANH NIÊN HUYỆN

YÊN KHÁNH - TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 1.1 Bạo lực gia đình và giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay

1.1.1 Quan niệm về gia đình và bạo lực gia đình

* Khái niệm gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội cái nôi vĩnh hằng của mỗi con người, là tổ

ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi con người Đồng thời gia đình còn là yếu tốtrung gian là “cầu nối” giữa cá nhân và xã hội, giữa xã hội và cá nhân

Xuất phát từ tầm quan trọng của gia đình đối với cá nhân và xã hội cho nênvấn đề gia đình đã và đang được nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau nghiêncứu, vì thế định nghĩa về gia đình cho đến nay chưa có sự thống nhất Theo địnhnghĩa của Liên Hiệp Quốc “Gia đình là một thể chế có tính chất toàn cầu Thểchế đó có những hình thức khác nhau và thực hiện những chức năng cũng khácnhau khi xã hội loài người chuyển từ nền văn minh này sang nền văn minh khác

Vì vậy sẽ không có một định nghĩa chung để áp dụng cho toàn cầu”

Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng đức” C Mác và Ph Ăngghen viết: “Hàngngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra nhữngngười khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ, và concái, đó là gia đình” [1-288]

Theo từ điển CNXH khoa học: “Gia đình là một hình thức cộng đồngnhững người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và máu mủ” Trong cuốnsách “Vai trò gia đình trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, Tác giả

Lê Thi chỉ ra “Khái niệm gia đình” được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hìnhthành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ

Trang 9

hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội ngoại),đồng thời gia đình bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không

có quan hệ huyết thống Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về tráchnhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm) giữa họ có những điều ràngbuộc có tính pháp lý, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ Đồng thời, trong giađình có quy định rõ ràng về quyền được phép và những điều cấm đoán trongquan hệ tình dục giữa thành viên” [15-16] Có thể thấy rằng đây là một kháiniệm cơ bản, phản ánh những thuộc tính vốn có của gia đình

Trong từ điển Văn hóa gia đình viết: “Gia đình là thiết chế xã hội dựatrên cơ sở kết hợp của các thành viên khác giới, thông qua hôn nhân để thựchiện được các chức năng sinh học (sinh đẻ), kinh tế, văn hóa, xã hội Khi giađình đã có con, các thành viên trong gia đình được liên kết với nhau vừa bằngquan hệ hôn nhân, vừa bằng quan hệ huyết thống, gia đình là một phạm trùlịch sử thay đổi cùng sự thay đổi của xã hội” [24, 27-28]

Giáo trình CNXHKH Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002 viết: “Giađình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì vàcủng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống” [13, 441- 446]

Dựa vào đó có thể hiểu về gia đình trên hai khía cạnh cơ bản:

Thứ nhất, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đăc biệt

Thứ hai, gia đình được duy trì củng cố dựa trên quan hệ hôn nhân vàhuyết thống

Đây là những nét chung cho các loại gia đình trong lịch sử Tuy nhiên,

vị trí, vai trò, mức độ và hình thức biểu hiện của các khía cạnh này như thếnào, điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, phongtục tập quán…của từng quốc gia, dân tộc Nói cách khác khi những điều kiệnkinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng đã có sự biến đổi, phát triển thì vị trí vaitrò, mức độ và hình thức biểu hiện của các khía cạnh này cũng biến đổi, phát

Trang 10

triển theo Ph.Ăngghen nhận xét: “Có ba hình thức hôn nhân chính tương ứng

về đại thể với ba giai đoạn phát triển của nhân loại, ở thời đại mông muội cóchế độ quần hôn ở thời đại dã man có chế độ hôn nhân cặp đôi (đối ngẫu), ởthời đại văn minh có chế độ một vợ một chồng được bổ sung bằng tệ ngoạitình và nạn mại dâm” [13-119]

Như vậy, vấn đề gia đình có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy thuộcvào đối tượng nghiên cứu của từng ngành khoa học Tuy có rất nhiều quanniệm khác nhau về gia đình, nhưng các quan niệm đó đều thống nhất ở mộtđiểm chung là chỉ ra gia đình hình thành dựa trên hai mối quan hệ cơ bản, đó

là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống Từ các cách tiếp cận trên có thểđưa ra khái niệm chung nhất về gia đình như sau:

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành duy trì và củng cố trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, nuôi dưỡng…các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau bởi trách nhiệm, nghĩa

vụ, quyền lợi về kinh tế, văn hóa, tình cảm theo những chuẩn giá trị nhất định được dư luận xã hội ủng hộ, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.

Gia đình là tế bào của xã hội, là đơn vị tổ chức đầu tiên của xã hội gópphần quyết định đến sự tồn tại của xã hội Ph.Ăngghen viết “Lịch sử phát triểncủa xã hội, của một nước do hai yếu tố quyết định Thứ nhất là trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất, của kinh tế Thứ hai là do trình độ phát triển củagia đình, như vậy một xã hội văn minh và một xã hội có nền kinh tế phát triển

có các mối quan hệ xã hội văn minh, tiến bộ trong đó quan hệ và đời sống giađình giữ vai trò hết sức quan trọng vì có nhiều gia đình tốt sẽ có xã hội tốt,ngược lại có nhiều gia đình bất hòa, tan nát, địa ngục thì xã hội sẽ không tốt” Trong mỗi chế độ kinh tế - xã hội khác nhau thì bản chất mối quan hệ và

vị trí, chức năng của gia đình cũng khác nhau Trong xã hội tư hữu thì gia đình

là một địa vị riêng lẻ như một đơn vị, một công ty…chức năng tích lũy tài sản

Trang 11

và sản sinh ra người thừa kế tài sản là quan trọng, quan hệ gia đình trong xã hộinày thì bất bình đẳng là đặc trưng nổi bật Bên cạnh đó lễ giáo phong kiến cònđòi hỏi người vợ, người phụ nữ phải thực hiện “tam tòng, tứ đức”, bất côngbằng, bất bình đẳng, con cái thì cha mẹ đặt đâu con ngồi đó điều này thể hiệnrất rõ trong xã hội phong kiến.

Trong xã hội, xã hội chủ nghĩa thì chức năng bồi dưỡng, giáo dục thế hệtrẻ chiếm ưu thế nổi trội, trong quan hệ gia đình mọi thành viên bình đẳng,tình nghĩa là đặc trưng nổi bật vì trong xã hội, xã hội chủ nghĩa gia đình đượcxây dựng trên cơ sở chế độ công hữu và đạo đức, lối sống mới XHCN Giađình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người, trong đó các cánhân được đùm bọc, được chăm lo về vật chất và bồi bổ về tinh thần, trẻ thơ cóđiều kiện an toàn và khôn lớn, người già có nơi chở che và nương tựa, ngườilao động được phục hồi sức khỏe, yên tâm lao động và sáng tạo, người đi xa cónơi, có chốn đi về, hoặc để mong nhớ đợi chờ

Bên cạnh đặc điểm gia đình còn có các chức năng như, chức năng tái

sản xuất ra con người, đây là chức năng đặc thù của gia đình một mặt nó đáp

ứng nhu cầu, tình cảm hạnh phúc của con người trong gia đình, mặt khác đápứng nhu cầu duy trì nòi giống và tạo ra nguồn lao động mới cho xã hội

Chức năng kinh tế, đây là chức năng quan trọng, nhất là thời kỳ quá độ

lên CNXH như ở nước ta hiện nay thể hiện rất rõ là các hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn thu nhập chính đáng, làm giầu cho gia đình vàđóng góp cho xã hội Thực hiện tốt chức năng kinh tế là cơ sở để thực hiện tốtchức năng tổ chức đời sống, giáo dục của gia đình

Chức năng tổ chức đời sống, đó là việc tổ chức đời sống lao động, học

tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, mua sắm…nhằm tạo ra nếp sống có văn hóa,dân chủ, kỷ luật…trong gia đình, bên cạnh đó gia đình còn sử dụng hợp lý cóhiệu quả các nguồn thu nhập chính đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của giađình, chống xa hoa, lãng phí

Trang 12

Chức năng giáo dục, thể hiện trong gia đình một mặt thuộc tình cảm tự

nhiên, mặt khác thuộc về trách nhiệm, bổn phận của cha, mẹ

Điều 34 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định:

1 Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chămsóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm loviệc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạođức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội

2 Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành

hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thànhniên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạođức xã hội

Giáo dục gia đình nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con ngườinhư, đạo đức, ứng xử, tri thức, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, kỹ năng laođộng, tổ chức đời sống mặt khác giáo dục gia đình còn góp phần xây dựngcon người mới, hay duy trì, phát triển văn hóa dân tộc, góp phần năng cao dântrí, đào tạo nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước

Như vậy, hình thức giáo dục gia đình là nghĩa vụ, trách nhiệm của ngườicha, người mẹ, lại được thực hiện ở mọi lứa tuổi, từ ẵm ngửa, đến tuổi thơ,trưởng thành, thậm trí cả lúc già và cả giáo dục gia đình có định hướng quantrọng hình thành và phát triển nhân cách của con người

Gia đình XHCN là hạt nhân của xã hội - xã hội chủ nghĩa, nói như Chủ tịch

Hồ Chí Minh muốn xây dựng CNXH phải chú ý xây dựng hạt nhân là gia đình.Trong những năm gần đây BLGĐ đã trở thành một trong những vấn đềđược quan tâm hàng đầu trong các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.Các nghiên cứu khoa học cho thấy BLGĐ xảy ra khá phổ biến, hầu như ở đâucũng có, từ xã hội phương Tây đến xã hội phương Đông, từ thành thị đếnnông thôn, từ nhóm có trình độ văn hóa thấp đến nhóm có trình độ văn hóa

Trang 13

cao, từ nhóm không có việc làm đến nhóm có việc làm ổn định Có thể nóiBLGĐ đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng, phổ biến và có tính toàncầu BLGĐ, cho dù diễn ra dưới bất cứ hình thức nào, thì hậu quả của nó cũnghết sức trầm trọng Nạn nhân của BLGĐ phải chịu đựng từ bị nhục mạ, bịkhủng hoảng về tâm lý kéo dài, tổn thương tinh thần, ảnh hưởng đến sứckhoẻ, đến bị thương tật, thậm chí thiệt hại đến tín mạng, tài sản.

* Bạo lực gia đình

Theo Khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm

2008 xác định: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây

tổn hại hoặc có khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.

Bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình,bao gồm sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể hay tình cảm giữa các thànhviên trong gia đình “Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hànhđộng sử dụng vũ lực nhằm hăm dọa hoặc đánh đập người thân trong gia đình

để điều khiển hay kiểm soát người đó” [27]

Cần phân biệt khái niệm BLGĐ với các khái niệm khác như, BLGĐdựa trên cơ sở giới BLGĐ dựa trên cơ sở giới là một khái niệm hẹp hơn kháiniệm bạo lực chống lại phụ nữ Theo định nghĩa được nêu trong Tuyên ngôn

về loại trừ nạn bạo lực chống lại phụ nữ do Đại hội đồng Liên hợp quốc thôngqua năm 1993, “Bạo lực chống lại phụ nữ là bất kỳ hành động bạo lực dựatrên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến tổn thất về thân thể, vềtình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa cónhững hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự

tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư” [27] Địnhnghĩa nêu trên có phạm vi rộng, bao gồm các hành vi bạo lực chống lại phụ

nữ trong cuộc sống riêng tư (bạo lực gia đình) lẫn các hành vi bạo lực chốnglại phụ nữ ở nơi công cộng (bạo lực ngoài gia đình)

Trang 14

Tuy nhiên, phần lớn bạo lực gia đình là bạo lực giới, có nghĩa là bạolực được thực hiện bởi nam giới đối với nữ giới (gồm cả các em gái).

Bạo lực gia đình phân chia theo các kiểu, loại bạo hành:

Thứ nhất, là bạo lực nhìn thấy được hay còn gọi là bạo lực thể xác như:

Tát, đấm, cấu véo, kéo tóc, làm bỏng, bóp cổ, đánh, ném đồ vật vào người,nhốt trong phòng hoặc trói, lột quần áo, xô đẩy, đánh đấm, dùng roi vọt, đedọa hoặc tấn công bằng vũ khí hoặc bằng vật khác, thậm chí có tính hànhhung và gây thương tích cho các nạn nhân Đây là hình thức bạo lực chủ yếu

do dùng sức mạnh của cơ bắp để dạy bảo các thành viên trong gia đình Hìnhthức này chủ yếu do nam giới sử dụng là chủ yếu

Thứ hai, là bạo lực không nhìn thấy hay còn gọi là bạo lực về tinh thần,

diễn ra một cách âm thầm, chủ yếu là dùng ngôn ngữ thậm tệ để chiết dạy,dày vò tinh thần (đây là loại hình thức bạo lực gây ra sự xa sút nghiêm trong

về tinh thần trong chị em phụ nữ, đây được coi là hình thức bạo lực tinh vinhất hiện nay) Đặc biệt loại bạo lực này xảy ra và có xu hướng ngày càng giatăng Theo một nghiên cứu của Trung tâm tư vấn Tình yêu, hôn nhân và giađình thành phố Hồ Chí Minh thì trong 1665 vụ bạo hành trong gia đình có tới43,6% phụ nữ bị bạo hành về thể xác, 55,3% bị bạo hành về tinh thần và 1,6%

bị bạo hành về tình dục [27] Như vậy có thể khẳng định rằng, bạo lực giađình là sự phản ánh cuộc khủng hoảng của gia đình, bất đồng trong quanđiểm, xa sút về tình cảm và cả sự suy thoái về các chuẩn mực đạo đức

Thứ ba, là bạo lực tình dục hình thức này được hiểu bằng việc đánh đập

để bắt quan hệ tình dục, sờ vào chỗ kín mà không được cho phép, Dùngnhững lời nói tục tĩu, thô bạo để bắt người khác quan hệ tình dục, cho thuốcvào đồ uống để dễ dàng quan hệ tình dục với người khác, từ chối không sửdụng biện pháp tránh thai hoặc bao cao su khi quan hệ tình dục

Thứ tư, bạo lực xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè,

bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng

Trang 15

Phân chia theo nạn nhân:

Thứ nhất, bạo lực với bạn tình hoặc vợ/chồng, đây là kiểu bạo lực chủ

yếu chiếm một phần khá lớn trong cuộc sống Cũng giống như các kiểu bạolực ở phần trên, hình thức bạo lực này chỉ tính chung vào nạn nhân của bạolực là người tình vợ/chồng Người bị bạo lực chịu nhiều hình thức bạo lựcnhư: bị đánh đập, tát, kéo, ép phải quan hệ tình dục mà không muốn, sờ vàochỗ kín mà không có sự cho phép của chủ…

Thứ hai, bạo lực với trẻ em bao gồm các hành vi sử dụng bạo lực với trẻ em

như: tát, đánh đập các hành vi gây đau đớn về thể xác cũng như tinh thần của trẻ em…

Thứ ba, Bạo lực với người già là các hành vi như sử dụng sức khoẻ để

dọa nạt, gây áp lực để làm theo ý của mình, các hành vi gây tác động đến thânthể và tinh thần…

Nguyên nhân bạo lực gia đình

Hiện nay chưa có thống kê chính thức quốc gia về tình trạng bạo lựcgia đình Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy tìnhtrạng bạo lực đang diễn ra ở khắp mọi nơi, do cả nam giới và nữ giới gây ra,song nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em.Về nguyênnhân, có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, nhưng tựu trunglại, có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, nguyên nhân do người chồng say rượu và mượn rượu Một số

người đàn ông sau khi uống quá nhiều rượu, không kiểm soát được hành vicủa mình nữa do đó đã đánh chửi vợ con Đôi khi có nhiều người mượn cớuống rượu để chửi bới, lăng mạ cha mẹ, vợ, con

Thứ hai, nguyên nhân do kinh tế Kinh tế là một vấn đề khá nhức nhối

trong một số gia đình Kinh tế khá khó khăn dẫn tới việc người nọ đổ lỗi chongười kia và từ đó làm nẩy sinh bạo lực Mặt khác, ở một số gia đình do quágiầu có, do sự chênh lệch về mức thu nhập của các thành viên trong gia đình

mà dẫn tới tình trạng người nọ ép buộc người kia lệ thuộc về tài chính…

Trang 16

Thứ ba, nguyên nhân do cờ bạc Cờ bạc được coi là là một tệ nạn xã

hội, có rất nhiều gia đình tan nát cũng chỉ vì vợ hoặc chồng quá ham mê cờbạc quên chăm lo việc gia đình Đặc biệt đối với trường hợp đánh bạc bị thuadẫn đến con bạc trở nên cục cằn do đó đã dẫn tới bạo lực gia đình như việcngười chồng chửi, đánh mắng vợ, con để đòi tiền…

Thứ tư, nguyên nhân thiếu hiểu biết về pháp luật Đây cũng là một

nguyên nhân khá phổ biến trong huyện Nhiều người cho rằng bạo lực giađình không vi phạm pháp luật Họ tự cho mình quyền được dạy bảo vợ con,người khác không có quyền can thiệp vì đó là chuyện nội bộ gia đình

Thứ năm, đời sống vợ chồng không được thoả mãn về tình dục Tuy đây

là một vấn đề tế nhị, song chúng vẫn là nguồn gốc tạo nên tình trạng bạo lực giađình Vợ, chồng không được thoả mãn tình dục, thường dẫn đến sự phản bộitrong tình yêu và hôn nhân, chồng hoặc vợ ngoại tình, tình cảm vợ chồng sứt

mẻ

Từ các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình nêu trên, có thểthấy nguồn gốc sâu xa của bạo lực gia đình chính là sự bất bình đẳng giới.Người đàn ông tự cho mình là quyền dạy bảo vợ con, cho mình quyền mắngchửi, đánh đập vợ con Mặt khác xã hội cũng chưa thực sự nhìn nhận đúngđắn về vấn đề này Bởi vậy, thường người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giađình Để giải quyết được vấn đề bạo lực chính là ở chỗ tìm ra căn nguyên sâu

xa để có những cách thức điều chỉnh phù hợp trong từng tình huống cụ thể Vìvậy, thực hiện bình đẳng giới gắn liền với phòng, chống bạo lực gia đình làmột giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bìnhđẳng, tiến bộ và hạnh phúc

Hậu quả bạo lực gia đình

Trang 17

Những hành vi bạo lực gia đình đã gây ra những tác động tiêu cực vềmặt xã hội, dẫn đến sự bất ổn trong quá trình phát triển của gia đình và xã hội.BLGĐ để lại các tác động xã hội sau đây:

Thứ nhất, bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức nào cũng để lại những

tác động tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ của nạn nhân

mà còn cả các thành viên khác trong gia đình Những tác động tiêu cực này đãchất thêm gánh nặng lên hệ thống y tế quốc gia Trong những trường hợpnghiêm trọng (nạn nhân và trẻ em bị thương tích, khủng hoảng, bị truyềnbệnh hay làm lây nhiễm HIV, có thai ngoài ý muốn ), gánh nặng với hệthống y tế quốc gia là rất lớn

Thứ hai, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực

lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế

Thứ ba, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ chất gánh nặng lên hệ thống

bảo trợ xã hội: Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp và bảo vệ những nạnnhân là phụ nữ và trẻ em với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia Ví dụ, đểbảo vệ các phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực trong gia đình,cần thiết phải xây dựng hệ thống các cơ sở tạm lánh cho họ Do bạo lực giađình thường gắn liền với sự tan vỡ gia đình; việc bỏ đi của trẻ em; tình trạng trẻ

em thiếu người chăm sóc, nuôi dưỡng; tình trạng trẻ em có thai; nạn nhân bịlây nhiễm HIV và các loại bệnh tình dục, trẻ em mồ côi nên gánh nặng với hệthống bảo trợ xã hội không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những nơi tạm lánh mà

về lâu dài còn bao gồm việc xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng, phục hồi thể chất,tinh thần cho các nạn nhân cũng như các chính sách, cơ chế khác để giải quyếtcác vấn đề xã hội phát sinh Tất cả tạo sức ép lên hệ thống bảo trợ xã hội củacác quốc gia mà thông thường luôn ở trong tình trạng đã bị quá tải

Thứ tư, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh

nặng lên hệ thống giáo dục Bạo lực gia đình có thể gây ra cho học sinh

Trang 18

-những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhâncủa bạo lực gia đình - những rối loạn tâm lý và sự xa sút trong học tập Cácnghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học sinh bỏ học vì lý do bạo lực giađình thường rất cao Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành xa sút vànhững rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm, và trongmột số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và cáchọc sinh khác ) gây cho nhà trường những rắc rối không nhỏ Ở một số nướctrên thế giới, các nhà trường phải tuyển dụng thêm những giáo viên hoặcchuyên gia tâm lý để hỗ trợ những học sinh là nạn nhân hoặc phải sống trongmôi trường bạo lực gia đình.

Thứ năm, bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đồng thời cũng chất gánh

nặng lên hệ thống các cơ quan tư pháp Điều này dễ hiểu bởi lẽ pháp luật củahầu hết quốc gia trên thế giới hiện đã xếp các hình thức bạo lực gia đình (ởnhững phạm vi, mức độ khác nhau) là những hành vi vi phạm pháp luật và vìvậy, mỗi khi các hành vi bạo lực gia đình xảy ra, các cơ quan tư pháp sẽ phải

"vào cuộc" để điều tra, truy tố, xét xử Ở những quốc gia mà các thủ tục pháp

lý phức tạp, chẳng hạn như huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình, việc thụ lý,điều tra và xét xử các vụ kiện tụng nói chung, các vụ kiện tụng liên quan đếnbạo lực gia đình chống lại phụ nữ nói riêng tiêu tốn rất nhiều thời gian vànguồn nhân, vật lực không chỉ của các cơ quan tư pháp mà của toàn xã hội.Ngoài ra, gánh nặng của hệ thống tư pháp trong vấn đề này còn thể hiện ởviệc phải giam giữ, quản lý và cải tạo những kẻ có hành vi bạo lực gia đình(trong những trường hợp nghiêm trọng)

Bạo lực gia đình để lại hậu quả không chỉ cho nạn nhân mà cho cácthành viên khác trong gia đình, nhất là trẻ em Bạo lực gia đình nói chung,bạo lực gia đình chống lại phụ nữ nói riêng có tác động rất xấu tới sự pháttriển cả về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí tuệ của trẻ em Bạo lực gia đình

Trang 19

khiến trẻ em khủng hoảng, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng, rối nhiễutâm lý, trầm cảm Bạo lực gia đình cũng ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập,

kỹ năng sống, sự hòa nhập xã hội, năng lực giải quyết vấn đề của trẻ em

Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới xã hội và giađình Việc xóa bỏ BLGĐ không phải là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi

có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và cácquốc gia trong phòng, chống bạo lực gia đình

1.1.2 Giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên ở huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình hiện nay

* Đặc điểm huyện Yên Khánh

Huyện Yên Khánh nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình Phía Bắc giápthành phố Ninh Bình, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên Mô, phía Nam giáphuyện Kim Sơn, phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao bọc, là ranh giới tự nhiênvới huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, trung tâm huyện nằm ở thị trấn Yên Ninh

Yên Khánh có diện tích tự nhiên là 137,9 km2, dân số 143.131 người, mật

độ dân số 1.038 người/km2 Trong toàn huyện hiện nay không có tộc ngườithiểu số, trên địa bàn huyện hiện có một bộ phận thanh niên di cư từ các tỉnhkhác về học tập, công tác trong các cơ quan, xí nghiệp, tham gia xây dựng kinh

tế Trong thời điểm hiện nay, cuộc sống của nhân dân có nhiều chuyển biến, tuynhiên trình độ học vấn của một bộ phận dân cư chưa cao, đời sống kinh tế còngặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường tác động khôngnhỏ tới tầng lớp thanh niên Đây cũng chính là những yếu tố dẫn tới những hiệntượng tiêu cực tồn tại trong đời sống thanh niên như rượu chè, bạo lực gia đình

Địa hình của huyện Yên Khánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng,không có đồi núi, mạng lưới sông ngòi đa dạng phân bố tương đối đồng đều.Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía Đông Bắc với tổng chiều dài 37,3 km

Trang 20

Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây với chiều dài 14,6 km, thuận lợi cho việctưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống

Yên Khánh là huyện đồng bằng được phù sa bồi đắp của sông Đáy nằm

ở phía đông, nền kinh tế thế mạnh chủ yếu của huyện là nông nghiệp YênKhánh cũng là một huyện có tài nguyên nhân lực lao động dồi dào Phần lớnvẫn phải làm việc tại các nơi khác Từ năm 2007, huyện Yên Khánh phát triểnmạnh mẽ các khu công nghiệp nằm ở các xã Khánh Phú, Khánh An để thúcđẩy phát triển kinh tế

Ngành nghề đa dạng với các loại hình thức kinh doanh, sản xuất.Thương mại - dịch vụ được mở rộng với nhiều loại hình thức kinh doanhbuôn bán hàng hóa vừa và nhỏ Cơ cấu kinh tế dần dần được chuyển dịchnhằm từng bước phù hợp với sự phát triển đô thị

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: năm2006: 246,2 tỷ đồng, đến năm 2010 ước đạt 556 tỷ đồng tăng 2,35 lần và nôngnghiệp Sản lượng lương thực có hạt năm 2006 đạt 92.800 tấn, năm 2007 đạt88.900 tấn, năm 2008 đạt 93.400 tấn, năm 2009 đạt 96.332 tấn, năm 2010 ướcđạt 93.000 tấn, sản lượng lương thực bình quân 5 năm đạt 92,89 tấn/năm vượt

mục tiêu Đại hội đề ra (mục tiêu: bình quân 82000 tấn/năm) Bình quân lương

thực đầu người/năm: năm 2006: 653kg/người; năm 2007: 624kg/người; năm2008:654kg/người; năm 2009 đạt 668 kg/người; năm 2010 ước đạt 670kg/người.Mức thu nhập của người dân duy trì ở mức 12 - 14 triệu/người/năm

Công tác giáo dục đào tạo có bước phát triển đa dạng về loại hình vàngành nghề đào tạo Xã hội hóa giáo dục luôn được các tầng lớp nhân dân

và các thành phần kinh tế quan tâm thực hiện có tới 80% xã, thị trấn đạtchuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở Hiện nay huyện đangtích cực đổi mới và năng cao chất lượng giáo dục đào tạo cân đối quy môngành học, cấp học, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cấp trường,

Trang 21

phòng học, xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ số lượng và chất lượng vững

về chuyên môn theo hướng chuẩn hóa dần Tiến tới nâng cao tỷ lệ thanhthiếu niên trong độ tuổi đến trường đạt khoảng 90%, phổ cập giáo dụctrung học cơ sở đạt 100%

Tỷ lệ xã, thị trấn có bác sỹ đạt 70% mạng lưới y tế cơ sở được hoàn thiện

về trung tâm y tế, huyện thị trấn và xã, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện còn 19% Tỷ lệ hộ

hộ gia đình văn hóa đạt trên 85%

Thanh niên trong huyện hiện nay chiếm 25% dân số toàn huyện vớinhững đặc điểm trung và những thay đổi vì thế xã hội sẽ làm nảy sinh nhu cầuphát triển mới Trình độ phát triển của các chức năng tâm lý trong giai đoạntrước cũng như trong giai đoạn hiện thời sẽ là điều kiện chủ quan đảm bảo chonhững nhu cầu phát triển mới nảy sinh trở thành hiện thực Như vậy quá trìnhphát triển tâm lý con người là một quá trình liên tục làm xuất hiện ở lứa tuổithanh niên những nhu cầu về hiểu biết thế giới hiểu biết xã hội và các chuẩnmực quan hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội Cácchức năng tâm lý của con người cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnhvực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy, khái quát các vấn đề

Trên cơ sở phát triển sinh lý, mức độ chín muồi của quá trình phát triển

các đặc điểm sinh lý giới, sự cảm nhận về tính chất người lớn của bản thân

mình ở thanh niên không phải là một cảm nhận chung chung mà liên quan

chặt chẽ với việc gắn kết mình vào một giới nhất định Từ nhận thức đó ở

thanh niên nam (nữ) dần dần hình thành những nhu cầu, động cơ, định hướnggiá trị, các quan hệ và các kiểu loại hành vi đặc trưng cho mỗi gia đình

* Quan niệm về phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay

Luật Thanh niên năm 2006 quy định thanh niên như sau: “Thanh niên làcông dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [20] Nghị quyết

Trang 22

Trung ương 7 khóa X về công tác thanh niên Thanh niên là lực lượng xã hội

to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnhdân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việcđòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo Thanh niên là độ tuổi xungsức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tựkhẳng định mình

Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí củathanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tácthanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiềuchủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượnghùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Quamỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thànhxuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình

Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, quá trình hộinhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanhniên, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niênnhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niêntrong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [21].Thanh niên được xem là lực lượng xung kích trong tất cả mặt trận bảo vệ

và phát triển đất nước vì tính năng nổ của lứa tuổi này

Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên Thanh niên Việt Nam làmột lực lượng đông đảo trong xã hội, có khả năng cách mạng to lớn, là lựclượng xung kích trong mọi nhiệm vụ khó khăn gian khổ, là lớp người kế tục sựnghiệp cách mạng của Đảng, tiếp tục phấn đấu cho sự toàn thắng của chủ nghĩa

xã hội và chủ nghĩa cộng sản Thanh niên không chỉ trực tiếp góp phần xâydựng chủ nghĩa xã hội hiện tại mà còn là người chủ tương lai của nước nhà

Trang 23

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò của thanh niên Theo Người,thanh niên “là những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và củanhân dân ta” [9- 185], “là người chủ tương lai của nước nhà nước nhà thịnhhay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên” [9- 185].

Hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc đang diễn ra hết sứcgay go, phức tạp ở trong nước cũng như trên toàn thế giới Trong cuộc đấutranh này, thanh niên luôn là đối tượng và mục tiêu chống phá chủ yếu trongchiến lược “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phảnđộng, hòng mua chuộc, lôi kéo dụ dỗ thanh niên, tách thanh niên khỏi sự lãnhđạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước ta

Trong khi đó, ở một số nơi công tác thanh niên chưa được coi trọng đúngmức Nội dung, hình thức hoạt động không phù hợp, công tác vận động, tậphợp, giáo dục, rèn luyện thanh niên chậm được đổi mới, không sát với đặcđiểm tư tưởng, tâm lý, tình cảm của thanh niên

Một trong những khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội làtình trạng BLGĐ, nhất là bạo lực đối với phụ nữ Bạo lực gia đình là vấn đềmang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả chocon người, BLGĐ làm tan vỡ gia đình; biết bao nạn nhân là trẻ em phải sốnglang thang không nơi nương tựa Mặc dù Liên Hợp Quốc và các nước trênthế giới đã có nhiều cố gắng trong việc phòng, chống BLGĐ nhưng ở khắpnơi trên thế giới, phụ nữ vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình Chính vì vậy,phòng, chống BLGĐ đối với phụ nữ là vấn đề cấp bách hiện nay

Phòng, chống BLGĐ cho thanh niên huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình là

là tổng hợp các phương thức, điều kiện để ngăn ngừa và đấu tranh chống lại BLGĐ; không ngừng nâng cao nhận thức và năng lực cho mọi đối tượng nói chung và thanh niên huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình nói riêng về vị trí, vai trò của gia đình; làm thay đổi nhận thức, hành vi về BLGĐ; tuyên truyền

Trang 24

truyền thống tố đẹp của cá nhân và gia đình Việt Nam góp phần xây dựng xã hội và gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Chủ thể giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên huyên Yên Khánh; đây trách nhiệm thuộc về toàn xã hội nhưng trong phạm vi huyện

Yên Khánh chủ thể chính trong giáo dục phòng, chống BLGĐ đó là hội phụ

nữ, đoàn thanh niên, công an, gia đình, nhà trường Thanh niên trong độ tuổihọc tập và học các trường trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm đa số do đó cáctrường đã thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục về giới và BLGD cho các đốitượng Nội dung giáo dục làm cho thanh, thiếu niên hiểu, nắm vững những kháiniệm cơ bản về giới, Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống BLGĐ với cácđiều khoản liên quan đến giáo dục, nâng cao năng lực về lồng ghép giới tronggiáo dục, luận chứng về bình đẳng giới và tăng cường cam kết thúc đẩy bìnhđẳng giới trong giáo dục - đào tạo cho các đối tượng trong toàn huyện

Qua các nội dung giáo dục làm cho thanh, thiếu niên hiểu và nắm được:khái niệm cơ bản về giới, vai trò giới, định kiến giới, bình đẳng giới, luật pháp

và chính sách của Việt Nam về bình đẳng giới và bình đẳng giới trong giáo dục,đặc biệt là mục tiêu về giới trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam

về giáo dục và về bình đẳng giới Bên cạnh đó các trường trong toàn huyện đã tổchức cuộc thi viết bài, vẽ tranh, kể chuyện cho các em học sinh về chủ đề giađình trong con mắt trẻ thơ đặc biết đối với thanh niên nhằm góp phần tìm hiểunhững tác động của BLGĐ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ và thanh niênđồng thời tìm hiểu suy nghĩ và mong muốn của các em và thanh niên trong toànhuyện về cuộc sống gia đình không có bạo lực Việc nâng cao năng lực giớitrong giáo dục và đào tạo sẽ góp phần phản ánh sâu sắc về các vấn đề giới vàbình đẳng giới trong việc lồng ghép giới vào phát triển các khung chương trình

và biên soạn sách giáo khoa, cũng như hoạch định chính sách giáo dục

Trang 25

Đối tượng giáo dục phòng, chống BLGĐ Thanh niên trong toàn huyện

với độ tuổi theo quy định của luật thanh niên từ 16 đến 30 tuổi, tuy tính đặc thùcủa thanh niên được quy định bởi lứa tuổi, nhưng không cho phép đánh giá máymóc, một chiều đơn giản trong tương quan lứa tuổi thanh niên với lứa tuổi khác

Thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội được xác định bởi đặc điểmlứa tuổi, là một nhóm xã hội đặc thù, không phải là một giai cấp Thanh niênđược xác định là một tầng lớp xã hội ở trong lứa tuổi mà quá trình xã hội hóađang diễn ra một cách mạnh mẽ và phức tạp nhất Tính chất đặc điểm lứa tuổinổi lên đó là đặc điểm tâm - sinh lý xã hội một cách đặc trưng mà các lứa tuổikhác về cơ bản không có được

Từ đặc điểm trên chúng ta thấy rằng các đối tượng thanh niên có lợi ích

cơ bản cũng do lứa tuổi chi phối, quy định và được phản ánh qua những nhucầu khá phức tạp và khá riêng của thanh niên Vai trò giáo dục của gia đình -nhà trường - xã hội, của thiết chế xã hội đối với sự hình thành, phát triển củacon người xã hội thanh niên rất to lớn Ngày nay, quá trình xã hội hóa của môitrường xã hội rộng lớn ngày càng mạnh với sức hút ngày càng lớn, trong khi đóquá trình xã hội hóa của môi trường xã hội nhỏ (gia đình, nhà trường…) ngàycàng bị thu hẹp lại Khả năng tiếp cận văn hóa, hệ thống giá trị, chuẩn mực xãhội cũng biến đổi, làm chuyển đổi ý thức và hành vi của thanh niên theo cảchiều tích cực và tiêu cực, cả sự phù hợp những chuẩn mực xã hội hiện có và

cả những suy nghĩ, hành vi “lệch chuẩn” xã hội Sự tiếp tục tìm tòi, khám phá,khả năng mong muốn thể hiện mình, tính độc lập, sáng tạo…luôn là nhu cầutrực tiếp đối với thanh niên Cùng với sự mong muốn mở rộng giao tiếp xã hội,tăng cường quan hệ xã hội, việc xác lập vị trí, vai trò địa vị của thanh niêntrong nhóm xã hội và thiết chế xã hội ngày càng được khẳng định

Trang 26

Mục địch giáo dục Giáo dục phòng, chống BLGĐ cho thanh niên là

nâng cao nhận thức về phòng, chống BLGĐ cho thanh niên trong toàn huyện

có phương thức, điều kiện để ngăn ngừa và đấu tranh chống lại BLGĐ làmthay đổi nhận thức và hành vi BLGĐ Nắm, quán triết, thực hiện tốt các vănbản quy phạm pháp luật có liên quan về phòng, chống BLGĐ Từ đó nhân rộngcác mô hình, điển hình tiên tiến ở các lĩnh vực như: gia đình đầm ấm, hạnhphúc, vượt khó nuôi dậy con tốt của địa phương Đưa nội dung phòng, chốngBLGĐ vào quy ước thôn, xóm, và vận động thanh niên tham gia thực hiện.Xây dựng các mô hình phòng, chống BLGĐ, khuyến khích thanh niên hànhđộng phòng, chống BLGĐ một cách tích cực và hiệu quả góp phần thành côngcho việc xây dựng đời sống văn hóa Việc tổ chức thực hiện phòng, chốngBLGĐ phải được tiến hành đồng bộ từ huyện đến cơ sở, tranh thủ được sựquan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cũng như sự đồng thuận hưởng ứngcùng tham gia thực hiện của nhân dân

Nội dung giáo dục Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng,

chống BLGĐ tạo chuyển biến căn bản trong thực hiện công tác phòng ngừaBLGĐ, hiểu biết Luật bình đẳng giới…bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ.Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, hạn chế thấp nhất BLGĐ Cụ thểtuyên truyền những giá trị truyền thống quý báu của gia đình, của dân tộcđược gia đình gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựngnước và giữ nước; các giá trị nhân văn mới hiện nay gia đình cần tiếp thu và

đề cao; đồng thời phê phán sự xuống cấp của các giá trị đạo đức truyền thốngtốt đẹp trong gia đình, lối sống thực dụng, ích kỷ và tệ nạn xã hội như: ma túy

cờ bạc, rượu chè, mại dâm, tảo hôn, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, thiếu sựquan tâm trẻ em và người già, những biểu hiện tiêu cực trong hôn nhân vớingười nước ngoài Tuyên truyền, giáo dục thông qua các buổi họp sinh hoạtcâu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề ở thôn, xã, huyện

Trang 27

Qua đó nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng

xử tốt đẹp trong gia đình thành một trong những trọng tâm của công tác giađình hàng năm; gắn việc thực hiện đề án với phong trào toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa mới nhằm phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ

sở Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thông qua việc xây dựng tài liệutuyên truyền, cung cấp kiến thức về giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lốisống, cách ứng xử trong gia đình Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thứctuyên truyền, giáo dục về vai trò, ý nghĩa đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốtđẹp trong gia đình; chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục cho các gia đình,thành viên trong gia đình về pháp luật, chính sách liên quan đến việc xâydựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững

Hình thức giáo dục phòng, chống BLGĐ rất phong phú và đa dạng Ban vì

sự tiến bộ của phụ nữ huyện đã phối hợp với đoàn thanh niên và các tổ chức banngành khác trong toàn huyện triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, lồng ghép,phổ biến, giáo dục năng cao nhận thức bình đẳng giới và hạn chế BLGĐ trongchị em phụ nữ và nhân dân như tập huấn, hội thảo, hội thi, liên hoan; đặc biệtduy trì và tổ chức thi tiếng hát hay…các lễ hội tập trung vào ca ngợi và duy trìtruyền thống văn hóa tốt đẹp về gia đình cũng như địa phương mình Đây lànhững dịp thuận lợi để lể lồng ghép đưa các thông điệp về tình yêu thương,không gây BLGĐ Ngoài ra, các xã tổ chức các cuộc thi cấp thôn với các chủ đềtìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới và BLGĐ…cho các gia đình, thanh niêntrong toàn huyện vào các ngày lễ có ý nghĩa trong năm như: Ngày gia đình ViệtNam 28/6; Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ 25/11…ký kết chương trìnhphối hợp với sở tư pháp “lồng ghép giới trong công tác giáo dục pháp luật và trợgiúp pháp lý” cho phụ nữ giai đoạn 2008 - 2010

Gia đình là một hệ giá trị, trong đó các thành viên sống yêu thương,chung thủy và tôn trọng lẫn nhau Gia đình tồn tại lâu đời và bền vững trong

Trang 28

lịch sử, nó mang lại sự êm ấm, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và tạo sự bình ổncho xã hội Gia đình tồn tại như một giá trị tốt đẹp trong xã hội, là nơi yên

ấm nhất, là nơi nương tựa vững chắc nhất cho mỗi người trong những lúc khókhăn của cuộc đời Nếu gia đình tồn tại như một giá trị tốt đẹp nhất thì bạolực gia đình là một tội ác, là một sự sai lệch giá trị Bạo lực trong gia đình nóphá vỡ cuộc sống gia đình, nó phá vỡ nơi được coi là yên ấm nhất đối với mỗi

cuộc đời con người “Nó biến gia đình từ tổ ấm thành tổ “lạnh”, thậm chí

thành nơi nguy hiểm hoặc địa ngục Mọi thành viên trong gia đình đều có thể

trở thành nạn nhân và người gây ra bạo lực” Mô hình truyền thông: Mô hình

này đựơc tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú: truyền hình,truyền thanh, tờ rơi, sách nhỏ, treo khẩu hiệu, pano, áp phích, tổ chức nóichuyện, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ, văn nghệ cộng đồng, tổ chức chiếndịch truyền thông, diễu hành Nội dung truyền thông là bình đẳng giới vàphòng, chống bạo lực gia đình RCGAD đã xuất bản 2 cuốn sách nhỏ diễngiải Luật bình đẳng giới, Luật phòng , chống bạo lực gia đình và phân phátcho toàn bộ thanh niên trong toàn huyện Hiện nay, 80% thanh niên đã tiếpcận hình thức này Mô hình đào tạo, tư vấn: RCGAD đã tổ chức đào tạo, tưvấn cho cho tất cả các thanh niên, tổ tư vấn, các mô hình, đại diện của các cơquan và ban ngành của địa phương Nội dung tập huấn là đào tạo, kĩ năng vàkiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng tư vấn cho nạn nhân, chính quyền vàngười gây bạo lực cho các thành viên tham gia tập huấn,

Mô hình câu lạc bộ nhóm nhỏ: Đây là mô hình thể hiện tinh thần tham

gia tích cực chủ động của cộng đồng vào dự án, mỗi thôn, cụm dân cư đều cócác câu lạc bộ hoạt động rất tích cực Các nhóm tự đặt tên như câu lạc bộ

“Phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc”, câu lạc bộ “Đàn ông yêu vợ” Cácnhóm hoạt động thu hút sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nạn nhân vàngười gây bạo lực

Trang 29

Mô hình can thiệp trong các trường hợp khẩn cấp: để cho công tác cứu

trợ nạn nạn nhân được tiến hành một cách kịp thời, tránh những hậu quả đángtiếc xảy ra ban chỉ đạo đã tiến hành xây dựng mô hình đường dây nóng, vai tròcan thiệp của hàng xóm, cán bộ chính quyền, đoàn thể, các địa chỉ tin cậy, trạm

xá Do vậy đã hạn chế được các vụ bạo lực, không còn các vụ thương tích nặng

Mô hình giáo dục, trừng phạt kẻ gây bạo lực: Ngoài các hình thức giáo

dục và trừng phạt kẻ gây bạo lực theo Luật hình sự, huyện, xã đã lập nhữngcâu lạc bộ thu hút những người gây bạo lực và thành lập đội tuyên truyền nambao gồm những nam giới thay đổi hành vi, chấm dứt bạo lực Có anh đượcbầu làm trưởng thôn Các anh rất tích cực trong việc tuyên truyền cho namgiới chấm dứt bạo lực

Trong 4 năm qua, hội phụ nữ đã can thiệp trực tiếp 426 vụ việc có liênquan đến bạo lực gia đình và tư vấn cho 557 trường hợp là người bạo lực và

bị bạo lực gia đình Hội LHPN huyện Yên Khánh đã triển khai và thực hiệnhiệu quả trong 4 năm (2006 - 2010) Hội đã phối hợp với Ban Vì sự tiến bộphụ nữ và Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức tập huấn cho đội ngũcán bộ, các hội viên hội phụ nữ về các kiến thức pháp luật về giới, Luật bìnhđẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình Toàn huyện đã tổ chức được 53buổi tập huấn và 270 buổi phát thanh tuyên truyền về vấn đề này Có 19/19 cơ

sở tổ chức hội thi tìm hiểu về vấn đề bình đẳng giới và phòng chống BLGĐ;

tổ chức 650 buổi sinh hoạt câu lạc bộ với sự tham gia của 20.132 thanh niên.Hội đã mạnh dạn tổ chức những buổi thảo luận như “Cùng tiến bộ” đối vớinhững người bạo hành và “Cùng chia sẻ” với những nạn nhân bị bạo hành.Trong 4 năm qua, hội LHPN huyện đã can thiệp trực tiếp 426 vụ việc có liênquan đến BLGĐ và tư vấn cho 557 trường hợp là người bạo lực và bị BLGĐ

Từ những việc làm trên, hội đã góp phần làm thay đổi nhận thức của thanh

Trang 30

niên về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình Từ đó, nhiều gia đình trênđịa bàn huyện đã được hàn gắn và không còn xảy ra tình trạng BLGĐ.

1.2 Thực trạng, nguyên nhân giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay

1.2.1 Thực trạng giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình hiện nay

Theo UNICEF, hiện có khoảng 275 triệu trẻ em đang sống trong cảnhBLGĐ, phải chịu đựng sự bóc lột về thể chất, tinh thần và cả tình dục của cha

mẹ cũng như người giám hộ Hình thức bạo lực mà trẻ em gái phải gánh chịucũng rất đa dạng, trong đó bao gồm cả BLTD Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng,

có đến 40 - 60% các vụ xâm hại tình dục diễn ra trong gia đình nhằm vào nạnnhân là các trẻ em gái dưới 15 tuổi Một nghiên cứu ở Hà Lan gần đây thậm chícho biết có đến 45% nạn nhân của BLTD trong gia đình là trẻ em dưới 18 tuổi,trong số đó trẻ em gái chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với trẻ em trai

Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra ở 8 tỉnh của Hội Liên Hiệp phụ

nữ năm 2008, có 23% số gia đình được hỏi có hành vi bạo hành về thể chất;30% số gia đình có hành vi bạo lực về tình dục; 25% số gia đình được hỏi cóhành vi bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm 97% BLGĐtác động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới gia đình - hạt nhân bền vững của xãhội Bạo lực gia đình đã làm nhiều gia đình tan nát, ly dị, ly thân…Theo số liệuđiều tra của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, BLGĐ đã làm cho giađình tan nát chiếm 49,7% Thống kê của TAND tối cao cũng cho chúng ta thấyhậu quả nghiêm trọng của BLGĐ: năm 1998 có 55.419 vụ ly hôn, trong đó28.686 vụ bạo lực, chiếm 52%, năm 1999 có 52.774 vụ ly hôn, trong đó 29.751

vụ bạo lực, chiếm 56%; năm 2000 có 51.361 vụ ly hôn, trong đó 32.164 vụ bạolực, chiếm 62%; trung bình trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nước có 352.000

vụ ly hôn thì có tới 39.730 vụ ly hôn do BLGĐ (chiếm 53,1%)

Trang 31

Bạo lực gia đình ở Việt Nam cũng làm gia tăng số trẻ em vi phạm phápluật Số liệu thống kê của Viện KSND tối cao 2008 cho thấy 71% trẻ vị thànhniên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đúng mức Nguyênnhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có

bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ Theo số liệu điều tra2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trongcảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ Số em bị bố đánh chiếm23% (gấp 6 lần mẹ đánh); bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3% Từ thựctrạng BLGĐ trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì công tác giáo dục phòngchống BLGĐ ở huyện Yên Khánh đạt được những kết quả sau

* Ưu điểm

Trong những năm qua công tác giáo dục phòng chống BLGĐ cho thanhniên trong toàn huyện đã đạt được những kết quả khả quan các tổ chức, banngành đã phối kết hợp tổ chức lớp tập huấn về công tác gia đình và triểnkhai Luật Phòng, chống BLGĐ cho hơn 100 cán bộ làm công tác gia đình từthôn, xã, huyện

Kết quả của việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Gia đình ViệtNam giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn huyện: Trên 90% hộ gia đình đượctuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm củagia đình trong sự ổn định và phát triển xã hội; 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩngia đình văn hóa, 36,69% thôn, khối phố đạt danh hiệu văn hóa; trên 80%nam nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức về hôn nhân vàgia đình; trên 85% gia đình thực hiện tốt Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Bên cạnh chú trọng đến việc phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đờisống vật chất và văn hóa, phát huy vai trò, hiệu lực giáo dục của gia đìnhnhằm nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, hàng năm huyện giải quyếtviệc làm cho 2500 - 2800 lao động, có khoảng trên 15 - 17% lao động trong

Trang 32

huyện được đào tạo nghề Nhờ đó mà tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn19% theo tiêu chí mới Các câu lạc bộ và các nhóm phòng, chống bạo lực giađình cũng đã được triển khai thí điểm thành lập tại xã Khánh Vân, Khánh Hải,Khánh Phú, Khánh Nhạc…bằng nguồn kinh phí trong chương trình mục tiêuquốc gia của Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL).

Các mô hình tại cơ sở về công tác gia đình được chú trọng đầu tưbằng cách tập trung vận động các gia đình, cụm dân cư tham gia tích cựcxây dựng nếp sống gia đình văn hóa, chủ động phòng, chống các tệ nạn xãhội ngay tại gia đình và cộng đồng; phát động phong trào xây dựng giađình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững;

mô hình CLB Phòng, chống BLGĐ; mô hình ông bà mẫu mực, con cháuthảo hiền; gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, nuôi dạy con tốt;thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước;thực hiện nếp sống văn minh Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện dự ándân số lồng ghép với phát triển bền vững thông qua hoạt động tín dụnggia đình đã thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao chất lượng cuộcsống hộ gia đình

Hội phụ nữ với công tác phòng chống Bạo lực gia đình

Là một tổ chức đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ

nữ, trẻ em, Hội phụ nữ huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyềnvận động nhằm nâng cao nhận thức: Bạo lực gia đình và buôn bán phụ nữ, trẻ

em là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền con người, làm tổn hại đến hạnhphúc gia đình và trái với đạo lý truyền thống văn hóa của dân tộc Với chứcnăng, nhiệm vụ của một tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp

và chính đáng cho phụ nữ và trẻ em, Hội phụ nữ đã có nhiều nỗ lực trongtham mưu, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống BLGĐ, tập trung đẩy

mạnh công tác tham mưu chỉ đạo như

Trang 33

Tích cực tham mưu với Đảng ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TW của

Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước”;

Tham mưu ban hành Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống BLGĐ, Luậtphòng chống mua bán người

Hội phụ nữ đã tích cực tham mưu cho huyện thành lập các trung tâm tưvấn hoặc trung tâm hỗ trợ kết hôn của Hội Đầu tư chỉ đạo xây dựng mô hìnhđiểm hỗ trợ nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình và phụ nữ bị buôn bán thông qua

“Ngôi nhà Bình yên”; xây dựng mô hình nhà tạm lánh ở một số xã.

Hội phụ nữ thường xuyên tập trung tuyên truyền, giáo dục cho thanhniên về bình đẳng giới và công tác phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chứccác hoạt động phòng, chống BLGĐ trên các phương tiện thông tin đạichúng, thông qua các buổi sinh hoạt nhóm tổ phụ nữ, sinh hoạt Câu lạcbộ cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về nội dung cơ bản của Luật phòngchống bạo lực gia đình; luật bình đẳng giới Bên cạnh đó biên soạn, in ấntài liệu tham khảo về Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình,

phát hành tờ rơi “Bạn không cô đơn - chúng tôi luôn bên bạn”; Tài liệu

dùng cho tuyên truyền viên về luật phòng chống bạo lực gia đình; tài liệu

truyền thông “Sổ tay những điều cần biết về Bình đẳng giới trong gia

đình”; “Ngăn chặn bạo lực gia đình là trách nhiệm của mọi người và của

cả cộng đồng”; “Sổ tay những điều cần biết về bình đẳng giới trong gia đình”, xây dựng và nhân rộng các mô hình Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc,

Câu lạc bộ không bạo lực gia đình, Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực giađình, Câu lạc bộ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ trợgiúp pháp lý thực hiện công tác phòng, chống BLGĐ gắn với cuộc vậnđộng xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, trong đó có tiêu chí gia đìnhkhông có bạo lực gia đình: Mọi thành viên trong gia đình yêu thương, tôntrọng lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ mọi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm;

Trang 34

không có bạo lực gia đình (bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo

Cơ quan đoàn thể đã luôn sáng tại và dũng cảm trong việc can thiệp vàbáo cáo về các vụ BLGĐ xảy ra trong địa bàn toàn huyện, có sự lồng ghépđều trong các hoạt động của các hội không những chỉ trong một vài dịp trongnăm Thường xuyên cập nhật thông tin với các phòng ban khác, đặc biệt vềphía văn hóa - thể thao - y tế

Cơ quan y tế thường xuyên phổ biến các thông tư trong đó có thông tưsố: 16/2009/TT- BYT- Bộ ý tế ban hành ngày 22/9/2009 hướng dẫn việc tiếpnhận, chăm sóc ý tế thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân BLGĐtại cơ sở khám chữa bệnh để hiểu rõ vai trò của mình trong luật, hỗ trợ cơquan công an về thông tin biểu hiện BLGĐ Hỗ trợ chi phí y tế cho nạn nhân,chỉ dẫn các địa chỉ tin cậy, tạm lánh ở các nơi để dùng khi cần thiết

Cơ quan công an đã chủ động liên hệ, phối hợp các tổ hòa giải, y tế đểnắm bắt tình hình các ca bị BLGĐ Xem các văn bản hướng dẫn của cácngành y tế, văn hóa - thể thao có liên quan tới vai trò tham gia của công an đểphối hợp được hiệu quả

Trang 35

* Hạn chế

Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ

xã hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai Theo báo cáo củahội phụ nữ thì hàng năm có 2,3% gia đình có các hành vi bạolực về thể chất (đánh đập), 25% gia đình có hành vi bạo lựctinh thần và 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộcquan hệ tình dục Theo thống kê của công an huyện 2 - 3 ngàylại có một người bị đánh có liên quan đến bạo lực gia đình.Năm 2007 có 240 vụ BLGĐ, 2008 có 267 vụ BLGĐ 2009 có 225

vụ BLGĐ, năm 2010 có 180 vụ BLGĐ Báo cáo của y tế huyệnnăm 2006 cũng cho thấy, có tới 987 bệnh nhân nhập viện dobạo lực gia đình Trong 4 năm từ 2006 - 2010, có tới 219 vụ lyhôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm tới53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn Tuy nhiên, khôngchỉ trong xã hội cũ mà cho tới ngày nay, thời mà văn minh xãhội tiến bộ người phụ nữ vẫn không được đối xử đúng mực,thậm chí còn bị ngược đãi một cách thô bạo Xu hướng nàyngày càng lan rộng và trở thành vấn nạn của toàn xã hội

Bên cạnh những hành động bạo lực dã man và thôbạo, một loại bạo lực gia đình khá phổ biến đang pháttriển ở huyện Yên Khánh hiện nay là sự ép buộc vợ quan

hệ tình dục Dạng bạo lực này ngày càng gây ra những hậuquả nghiêm trọng đối với phụ nữ Tuy nhiên, dạng bạo lựcnày không mấy ai biết và chú ý đến bởi vì nó được ngụytrang một cách kín đáo dưới vỏ bọc là “quan hệ tình cảm”giữa hai vợ chồng Mặt khác, đây là vấn đề tế nhị cho nên

Trang 36

chị em thường giấu giếm vì không muốn “vạch áo chongười xem lưng” Những điều này góp phần làm cho bạolực về tình dục ngày một phát triển và gây ra những hậuquả nghiêm trọng đối với phụ nữ Ngoài ra, còn rất nhiềudạng bạo lực khác làm tổn thương lớn đến phụ nữ nhưkhông quan tâm, bỏ rơi, không nói chuyện theo kiểu

“chiến tranh lạnh”, chửi bới thậm chí còn là những hành viquản lý tiền nong chi tiêu trong gia đình

Qua kết quả điều tra, khảo sát tình trạng BLGĐ tại 4 xã nghiên cứu từbảng dưới đây ta thấy: mức độ bạo lực nói chung còn thấp Nếu so sánh các

xã với nhau thì xã Khánh Vân bạo lực gia đình nhiều hơn, tiếp đến là xãKhánh Hội, xã Khánh Hải và cuối cũng là xã Khánh Phú Tuy nhiên sự sosánh này cũng chỉ có tính tương đối, định tính bởi hiện không có số liệuthống kê nào để chứng minh được điều đó Sở dĩ có sự khác biệt này là dođặc điểm kinh tế xã hội như đã trình bày tại bảng số 1: Nguyên nhân cơ bảncủa bạo lực gia đình là bắt nguồn từ tệ nạn xã hội (sẽ phân tích kỹ hơn ởphần nguyên nhân)

Bảng số:1 Bảng so sánh thực trạng BLGĐ tại 4 xã nghiên cứu

Xã Khánh Vân Xã Khánh Hải Xã Khánh Hội Xã khánh Phú

Ngày đăng: 15/10/2016, 21:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph.Ăngghen “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” Hệ tư tưởng Đức”, C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb Sự thật, H 1981, tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” Hệ tư tưởng Đức
Nhà XB: Nxb Sự thật
2. Ph.Ăngghen, “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, tập 21, tr. 41-129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước
Nhà XB: Nxb CTQG
4. Hoàng Bá Thịnh “Xã hội học về giới” Nxb đại học quốc gia Hà nội- 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học về giới
Nhà XB: Nxb đại học quốc gia Hà nội- 2008
5. Hoàng Bá Thịnh, “Nghiên cứu bạo lực gia đình Việt nam đôi điều trao đổi” của Trường Đại học KHXH&NV- ĐHQG Hà Nội, Hà nội 6/6/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bạo lực gia đình Việt nam đôi điều trao đổi
6. Báo gia đình. NET.VN ra ngày 30/11/2010 về “Luật phòng chống BLGĐ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật phòng chống BLGĐ
7. Báo gia đình. NET.VN ra ngày 30/11/2010 “Bạo lực gia đình là mâu thuẫn hàng ngày” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình là mâu thuẫn hàng ngày
8. Báo Công an nhân dân Online ra ngày 22/8/2008 “Xã luận 1001 kiểu bạo lực gia đình” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã luận 1001 kiểu bạo lực gia đình
9. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H, 1995, tr185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
10. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H, 1995, tr185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
12. Hội liên hiệp phụ nữ việt nam “Sổ tay tuyên truyền bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình” Hà nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay tuyên truyền bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình
14. Lê Ngọc Hùng, “Động thái quyền lực giới trong gia đình”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động thái quyền lực giới trong gia đình
15. Lê Thi, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Trung tâm khoa học xã hội về gia đình và phụ nữ: “Gia đình Việt nam ngày nay” Nxb khoa học xã hội, H, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình Việt nam ngày nay
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội
17.Trang http://VTTV.VN ra mắt bộ phim về “Bạo lực gia đình” ngày 18/9/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình
20. Trang http://Baovetreem bacgiang.gov.vn. “Kiến nghị một số giải pháp nhằm kìm chế bạo lực gia đình đối với trẻ em” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến nghị một số giải pháp nhằm kìm chế bạo lực gia đình đối với trẻ em
21. Trang http://vietbao.vn/Xa-hoi “Toan-van-Luat-Thanh-nien” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toan-van-Luat-Thanh-nien
23. Trịnh Duy Luân, “Gia đình nông thôn Việt nam trong chuyển đổi cơ cấu” Nxb khoa học xã hội, Hà nội- 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình nông thôn Việt nam trong chuyển đổi cơ cấu
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội
16. Trang http://www.mattran.org.vn “Luật phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở nước ta thực tiễn và vẫn đề đặt ra, Thạc sỹ Đỗ Thi Hồng Thơm Link
18. Trang http://danchi.com.vn “Bạo lực gia đình phần lớn xuất phát từ nam giới Link
19. Trang http://tamnhinphatgiao.net ra ngày 24/12/2009 Bạo lực gia đình và giải pháp” Link
22. Trang http://vnvista.com/tinhtrangthammai09/nghi-quyet-tw7-khoa-x-vecong-tac-thanh-nien Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w