1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ GIÁO dục TRUYỀN THỐNG dân tộc VIỆT NAM CHO SINH VIÊN tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH hội NHẬP QUỐC tế

127 613 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Quá trình hội nhập quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội hợp tác để Việt Nam có những điều kiện cần thiết phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời cũng là cơ hội để chúng ta giao lưu văn hoá với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, trong hội nhập kinh tế phải tích cực, chủ động, có nguyên tắc nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tạo cơ sở để thực hiện mục tiêu “SỚM trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI). Trong giao lưu văn hoá, quan điểm của chúng ta là hòa nhập nhưng không hòa tan, thực hiện mục tiêu xây dựng “nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quá trình hội nhập quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội hợp tác để Việt Nam

có những điều kiện cần thiết phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời cũng là

cơ hội để chúng ta giao lưu văn hoá với các quốc gia, dân tộc trên thế giới.Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, trong hội nhập kinh tế phải tíchcực, chủ động, có nguyên tắc nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tạo

cơ sở để thực hiện mục tiêu “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI) Trong giao lưu văn hoá, quan điểm của chúng ta là hòa nhập nhưng

không hòa tan, thực hiện mục tiêu xây dựng “nền văn hoá tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc” Để thực hiện mục tiêu đó có nhiều phương thức, bao gồm

nhiều nội dung, trong đó việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cholớp trẻ nhất là sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước rất quantrọng, vừa là vấn đề cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài Sau hơn 25năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng kể

từ năm 1986 đến nay, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quantrọng, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển trở thành nước trong nhómquốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình và tham gia mở cửa, hợp tácquốc tế khá thành công Xu thế hội nhập quốc tế không chỉ giúp chúng ta cóđiều kiện tranh thủ các yếu tố thuận lợi bên ngoài học hỏi kinh nghiệm, hợptác, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại, phát huy lợi thế sosánh trong nước để phát triển kinh tế mà trong lĩnh vực văn hoá chúng ta cóđược cơ hội để giao lưu, tiếp nhận những tinh hoa văn hoá tiên tiến của cácdân tộc khác phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Tuy nhiên,

xu thế hội nhập quốc tế cũng đang đặt ra cho chúng ta những thách thức, nguy

Trang 2

cơ không nhỏ về nhiều mặt, trong đó có việc giữ gìn, phát huy các giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc mình cho thế hệ trẻ, nhất là sinh viên Mặttrái của kinh thế thị trường, âm mưu diễn biến hòa bình và sự xâm nhập cácyếu tố văn hóa độc hại đã ảnh hưởng phức tạp đến sự phát triển kinh tế của đấtnước, tác động tiêu cực đến tư tưởng, lối sống của giới trẻ cũng như việc giữgìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn, một trong những trung tâm chínhtrị, kinh tế, văn hóa của cả nước, vừa là đầu tàu kinh tế, vừa là nơi tiếp nhậnnhanh nhạy “luồng gió mới” từ bên ngoài Trong sự nghiệp đổi mới, dưới sựlãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ thành phố, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực không chỉ làm thay đổi

bộ mặt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố mà còn góp phần

to lớn vào sự phát triển chung của đất nước, nâng cao vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế Cùng với sự phát triển đó, lớp trẻ nói chung, sinh viên ởcác trường đại học, cao đẳng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêngđược Đảng và Nhà nước quan tâm tạo nhiều cơ hội, điều kiện để học tập vàrèn luyện cùng với sự nỗ lực vươn lên của bản thân có nhiều tiến bộ về mọimặt Tuy nhiên, một thực tế khác cho thấy, phần lớn sinh viên ít được chútrọng trong việc giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc, do đó nhận thức vàhiểu biết của sinh viên về các giá trị truyền thống dân tộc còn mờ nhạt, thậmchí bị mai một, quên lãng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, rènluyện và tác động tiêu cực đến đời sống của các em trong nhà trường hiện naycũng như lối sống tương lai sau này Vì thế việc giáo dục các giá trị truyềnthống dân tộc cho sinh viên thực sự cần thiết để các em nhận thức được cácgiá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình và giữ gìn, phát huy các giá trị

đó trong đời sống nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trẻtoàn diện và góp phần tăng cường “sức đề kháng” trước sự xâm nhập và tácđộng của những yếu tố văn hóa không phù hợp từ bên ngoài, ảnh hưởng tiêu

Trang 3

cực đối với sự phát triển của thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng, đồngthời nâng cao ý thức độc lập tự chủ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong quá trình trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và

Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với hoạt động nghiên cứu khoa học về các vấn

đề xã hội tác động đến việc học tập, rèn luyện của sinh viên, xuất phát từ nhậnthức tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục các giá trị truyền thốngdân tộc đối với sinh viên trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, bản thân đãxác định vấn đề nghiên cứu, mong muốn góp phần tìm ra giải pháp nhằm giữgìn, phát huy các giá trị truyền thống dân tộc trong đời sống thực tiễn, chính

vì thế chúng tôi đã chọn đề tài Giáo dục giá trị truyền thống dân tộc Việt

Nam cho sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập quốc tế cho hoạt động nghiên cứu của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Bàn về vấn đề giá trị truyền thống dân tộc và giữ gìn, phát huy bản sắcvăn hoá dân tộc Việt nam trong giai đoạn hiện nay có nhiều công trình nghiên

cứu của các tác giả như: GS Trần Văn Giàu với Giá trị tinh thần truyền thống

của dân tộc Việt Nam (1980); GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn: Hội nhập quốc

tế - cơ hội và thách thức đối với các giá trị truyến thống trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay (2004); PGS.TS Phạm Duy Đức (chủ biên) với Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

(2006); TS Mai Thị Quý: Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị

truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (2009)… các

công trình này chủ yếu nêu ra những thách thức của hội nhập quốc tế và toàncầu hóa đối với việc giữ gìn các giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dântộc Bên cạnh đó còn có một số tác giả nghiên cứu các giá trị truyền thốngtrong các lĩnh vực cụ thể như lối sống văn hóa truyền thống, đạo đức truyềnthống hay gia đình truyền thống trước tác động của xu thế hội nhập quốc tế

Trang 4

như: GS Lê Thi với Phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống để xây

dựng gia đình hiện đại (2006); Hoàng Quốc Hải: Gia đình Việt Nam - các giá trị truyền thống - trăn trở và phục hưng (2001); Võ Văn Thắng với Một số mâu thuẫn nảy sinh trong xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay hay

Nguyễn Thị Quyên: Những khó khăn trong giáo dục đạo đức cho trẻ em trong

gia đình ở thành phố hiện nay (2009)…Ngoài ra, các viện nghiên cứu, cơquản lý văn hóa, cơ quan giáo dục đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, sinh hoạtchuyên đề về vấn đề này như: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn –

Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh với Bảo tồn và phát huy

bản sắc văn hóa dân tộc - vai trò của nghiên cứu và giáo dục (1999); Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển, chuyên đề

xuất bản của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2000) Cácnghiên cứu về thanh niên, sinh viên có một số công trình như: Trịnh Trí Thức

với Một số nhân tố khách quan tác động đến tích cực của sinh viên Việt Nam

trong thời kỳ đổi mới (1994), Đặng Văn Thành với Xây dựng lối sống có văn

hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa (2005), Trần Thị Anh Đào với Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên hiện nay (2010)…Tuy nhiên, chưa có công

trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về vấn đề giáo dục các giá trị truyền

thống dân tộc cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng đang sinh sống và

học tập tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Hơn nữa đây là vấn đề rất cầnthiết, bởi sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh là nguồn nhân lực tiềm năngkhông chỉ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố mà còn cungcấp nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các địaphương khác trong cả nước Nếu dừng lại ở một số công trình đã nghiên cứunhững vấn đề chung về văn hóa hay giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộcthì chưa thể giải quyết được những yêu cầu của đời sống đặt ra trước thựctrạng rất đáng lo ngại trong nhận thức, hiểu biết của sinh viên về các giá trị

Trang 5

truyền thống dân tộc bên cạnh sự biến đổi theo hướng tiêu cực trong thái độ,hành vi, lối sống của sinh viên trong việc tiếp nhận các yếu tố văn hóa ngoạilai Thực tế hiện nay đòi hỏi cần có thêm công trình nghiên cứu về đề tài sinhviên cũng như sự quan tâm nhiều hơn nữa của các nhà nghiên cứu, nhà giáodục, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý lĩnh vực văn hóa - giáo dục của địaphương, các đoàn thể, tổ chức - xã hội, gia đình nhằm phân tích rõ thực trạngcác mặt, các yếu tố của xu thế hội nhập quốc tế ảnh hưởng đến đời sống sinhviên, tình hình giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên ở cáctrường đại học, cao đẳng, chỉ ra nguyên nhân những hạn chế của thực trạng

và sự cần thiết phải giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên,trên cơ sở đó tìm ra giải pháp thiết thực để tăng cường và nâng cao hiệu quảviệc giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên ở các trường đạihọc, cao đẳng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập quốc tếhiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu

Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam và thực trạng công tác giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên

4 Phạm vi nghiên cứu, khảo sát

Một số trường đại học, cao đẳng tiêu biểu cho các loại hình, lĩnh vựcđào tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chung: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử - lôgíc

- Phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, (phần cơ sở lý

luận); phương pháp điều tra, thống kê bằng phiếu hỏi, tổng hợp, tham khảo ýkiến chuyên gia…(phần thực trạng, đánh giá việc giáo dục các giá trị truyềnthống dân tộc cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay); phương

Trang 6

pháp phân tích, suy luận khoa học (phần giải pháp các hoạt động giáo dục cácgiá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên)

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Đề tài phân tích về mặt lý luận các giá trị truyền thống dân tộc ViệtNam cần được giáo dục cho sinh viên; làm rõ thực trạng giáo dục các giá trịtruyền thống dân tộc cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay,chỉ ra những việc làm được và những bất cập của vấn đề này Trên cơ sở quanđiểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc, đề tài phân tích rõ những yêu cầu khách quan, sự cần thiết của việcgiáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên và nêu ra các giảipháp để thực hiện

- Sau khi được đánh giá và nghiệm thu, đề tài có thể dùng làm tài liệutham khảo cho việc giảng dạy các môn lý luận chính trị, khoa học xã hội -nhân văn, cung cấp một số tư liệu cho việc nghiên cứu các vấn đề giáo dụccác giá trị truyền thống trong nhà trường Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề

tài trong phần “Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục

các giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên” giúp các trường xem xét, tìm

hiểu và có những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động này, gópphần thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trẻ toàn diện ở các trường đạihọc, cao đẳng

7 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đềtài gồm có 3 chương, 8 tiết

Trang 7

Chương 1 GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC

GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

1.1 Giá trị truyền thống và giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam

1.1.1 Quan niệm về giá trị và giá trị truyền thống dân tộc

1.1.1.1 Khái niệm giá trị và giá trị truyền thống

Mỗi quốc gia dân tộc đều trải qua quá trình phát triển lâu dài, trong quátrình đó, mỗi bước phát triển đều để lại dấu ấn không chỉ ở các di chỉ địa chất

mà còn lưu đọng trong không gian, thời gian và tâm khảm của cộng đồngtrong suốt chiều dài lịch sử Cho dù thời gian trôi đi, vạn vật theo quy luật

“nước chảy đá mòn”, nhưng những dấu ấn đó không mất đi mà vẫn được hunđúc, giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành những giátrị riêng có của dân tộc, đó là những giá trị truyền thống dân tộc

Khái niệm “Giá trị”, xuất hiện rất sớm trong lịch sử ngôn ngữ nhân

loại, theo tiếng Anh là valuers; tiếng Pháp là values. Hiện nay khái niệm giátrị đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học khác nhau vàtrong mỗi ngành khoa học, khái niệm giá trị được hiểu theo những nội dung

khác nhau Trong Từ điển tiếng Việt, giá trị có nghĩa là “cái làm cho một vật

có ích lợi, có ý nghĩa; là đáng quý về mặt nào đó” [73, 502] Chủ nghĩa Mác Lênin nhìn nhận từ phương diện văn hóa - triết học, nội dung của khái niệm

-giá trị được xác định một cách khái quát nhất, -giá trị là hiện tượng xã hội đặc

thù và mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của quần chúng.Theo Giáo sư Vũ Khiêu: “giá trị là những thành tựu của con người đóng gópvào sự phát triển đi lên của lịch sử xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúccủa con người Giá trị xuất hiện từ mối quan hệ xã hội giữa chủ thể với đối

Trang 8

tượng” và “được xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát

từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực tiễn” [24, 10]

Giá trị có tính tương đối, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và chủ thểthẩm định, do đó khi xem xét một sự vật, hiện tượng hay hoạt động của conngười phải luôn luôn đặt nó vào bối cảnh cụ thể Xét dưới góc độ hoạt độngthực tiễn, giá trị là sản phẩm của con người và giữ vai trò quan trọng trongcuộc sống, giá trị là mục đích mà con người theo đuổi; là cơ sở để đánh giáthái độ, hành vi của con người; là tiêu chí của các chuẩn mực, quy tắc điềuchỉnh cách cư xử, hành động của con người Trong một thời đại nhất định,mọi người đều phải dựa vào các giá trị xã hội chấp nhận và được quy địnhthành các chuẩn mực để lựa chọn cách thức suy nghĩ và hành động của mìnhcho phù hợp nhất, nếu suy nghĩ và hành động của cá nhân phù hợp với các giátrị chuẩn mực, thì được đánh giá cao (tôn vinh, ca ngợi); ngược lại, nếu suynghĩ và hành vi của người nào bị xem và lệch chuẩn thì bị phê phán, lên án,thậm chí bị xem là trọng tội Giá trị tạo nên động lực và sức mạnh thúc đẩyhành động giúp con người vượt qua khó khăn, vươn đến mục đích của cuộc

sống, chính vì thế giá trị thường được xem là cái tích cực, mặt chính diện gắn với sự tốt đẹp, đúng đắn, là “cái có khả năng thôi thúc con người nỗ lực hoạt

động và nỗ lực vươn tới” [9, 752-753] Giá trị là “người bạn đồng hành” củacon người, tuy nhiên người bạn ấy không phải lúc nào cũng thân thiết, luôntốt và đáng tin cậy Nói một cách khác, giá trị không phải lúc nào cũng

“dương”, mang tính tích cực mà tùy thuộc vào hoàn cảnh Do đó, cùng mộthiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít; có giá trị hay phản giá trị tùy theogóc nhìn, theo bình diện được xem xét và cùng một hiện tượng vào nhữngthời điểm lịch sử khác nhau, sẽ có thể có giá trị hay không có giá trị Ví dụ:chế độ chiếm hữu nô lệ với tính dã man của nó quen được xem là phi giá trị

Song, chính Ph Ăngghen đã từng viết trong tác phẩm Chống Đuyrinh rằng:

“nếu không có chế độ nô lệ cổ đại thì không thể có chủ nghĩa xã hội hiện đại”,

Trang 9

cũng như "nếu không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì khôngthể có châu Âu hiện đại được" [66, 1780] Như vậy, theo Ph Ăngghen, không

thể áp đặt một quan niệm về phẩm chất của giá trị cho mọi không gian, mọithời gian, với mọi hoàn cảnh và mọi dân tộc

“Truyền thống” vốn là một từ Hán – Việt, đó là những yếu tố của di tồnvăn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tậpquán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hìnhthành trong lịch sử và trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác

và được lưu giữ lâu dài [7, 9] Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác,truyền thống cũng do tồn tại xã hội, phương thức sản xuất, đời sống vật chấtquyết định Do điều kiện lịch sử - xã hội luôn vận động, biến đổi nên nhữngtruyền thống được hình thành trên đó cũng không nhất thành bất biến, mỗi khihoàn cảnh lịch sử thay đổi thì truyền thống cũng biến đổi theo, vì thế việcthừa nhận và đánh giá truyền thống phải có quan điểm lịch sử - cụ thể Truyềnthống có tính hai mặt, những yếu tố truyền thống đẹp là cốt cách tinh túy,được xem là “thuần phong mỹ tục” thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng;ngược lại, những truyền thống đã trở nên lỗi thời vốn là những thói quen màcộng đồng tạo ra một thời kỳ rất dài, ăn sâu vào nếp sống con người, đến thời

kỳ sau vẫn tiếp tục tồn tại “đè nặng như quả núi lên đầu óc của những ngườiđang sống” [38, 145] Trên thực tế, truyền thống vốn là những gì của thế hệtrước lưu truyền lại cho thế hệ sau, nên truyền thống là một trong những yếu

tố bền vững, bảo thủ và khó thay đổi, thậm chí là vật cản đối với sự phát triểncủa cộng đồng

“Giá trị truyền thống” là khái niệm tổng hợp của khái niệm giá trị và khái niệm truyền thống, những yếu tố truyền thống tốt đẹp được xã hội đánh

giá là đúng đắn và được được kiểm nghiệm qua thực tiễn, hiển nhiên trở thànhcái có giá trị; mặt khác những yếu tố truyền thống bảo thủ, lạc hậu, nó trìhoãn níu kéo sự tiến bộ của cộng đồng lại trở thành cái phản giá trị Tuy

Trang 10

nhiên, nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống tốt đẹp của

dân tộc đã được thẩm định qua thời gian và có sự chọn lọc, có ý nghĩa tíchcực trong những giai đoạn lịch sử, có tính lâu bền, được phát huy, kế thừa vàlưu truyền qua nhiều thế hệ Nói một cách khái quát, giá trị truyền thống lànhững truyền thống có giá trị vững bền, những truyền thống tốt đẹp, tích cựctiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, có tác động tích cực thúc đẩy sự pháttriển của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử [52, 85]

1.1.1.2 Đặc tính của giá trị truyền thống dân tộc

Mỗi dân tộc, do đặc điểm của quá trình hình thành, phát triển và đặcđiểm của điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội mà tạo

nên giá trị truyền thống dân tộc riêng có của mình.

Có nhiều yếu tố cấu thành nên giá trị truyền thống dân tộc: cách thứclao động sản xuất, làm ăn, kinh doanh; các phong tục tập quán; cách thức giaotiếp, ứng xử của con người; quan niệm về đạo đức và nhân cách trong đócách thức lao động sản xuất là yếu tố quan trọng nhất

Giá trị truyền thống dân tộc chịu sự quy định của phương thức sản xuất

xã hội và toàn bộ những điều kiện sống của con người, nhưng nó không phải

là sản phẩm thụ động Bởi vì giá trị truyền thống dân tộc là do con người tạo

ra mà con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể sáng tạo rahoàn cảnh sống của chính mình Do đó, giá trị truyền thống dân tộc có thể tácđộng tích cực hoặc tiêu cực đến phương thức sản xuất và toàn bộ đời sống xãhội Ở phương Đông, những quốc gia – dân tộc hình thành sớm trong thời đạiphong kiến, với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, phương thức canh tácnhỏ lẻ, manh mún, hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình,

“con trâu đi trước, cái cày đi sau”, “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, cùngvới phong tục tập quán, gắn với cách sinh sống làng – xã, nhất là quan niệm

về đạo đức và tôn ti trật tự của lễ giáo, nên giá trị truyền thống dân tộc phảnánh các thành tố đó một cách rõ nét Trong khi đó các nước phương Tây, sự ra

Trang 11

đời của các quốc gia – dân tộc gắn liền với phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa và chịu sự quy định của cách thức lao động công nghiệp vì thế mà cácgiá trị là sự phản ánh các thành tố đó trong sản xuất, quan hệ xã hội cũng nhưtrong tác phong, lối sống công nghiệp của con người

Tuy nhiên, cho dù là dân tộc nào với những nét đặc thù riêng và có quátrình lịch sử ra sao, thì những giá trị truyền thống dân tộc đó đều có nhữngđặc tính cơ bản, đó là tính lịch sử; tính giao thoa – tiếp biến; tính kế thừa vàphát triển; tính tác động hai mặt đối với xã hội hiện tại

Tính lịch sử của giá trị truyền thống dân tộc được hiểu là giá trị truyền

thống của một dân tộc được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, dođiều kiện kinh tế - xã hội quy định, nó không phải là cái có sẵn, tồn tại vĩnhcữu Giá trị truyền thống của dân tộc cũng không phải là cái do con ngườinghĩ ra hay do cộng đồng tự tạo dựng một cách chủ quan, tự phát mà nó đượchình thành, xây dựng bởi chính những điều kiện lịch sử, những yếu tố kinh tế

- xã hội mà dân tộc đó trải qua C Mác đã viết: “Cả một kiến trúc thượng tầngnhững cảm giác, những ảo tưởng, những lối sống và quan niệm sống khácnhau và độc đáo đã mọc lên trên những hình thức sở hữu khác nhau, trênnhững điều kiện sinh hoạt xã hội…Một cá nhân, qua truyền thống hoặc dogiáo dục mà tiếp thu được những tình cảm và quan điểm ấy” [38, 179-180].Như vậy, giá trị truyền thống được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể,

mà những điều kiện khách quan luôn vận động, biến đổi, vì vậy khi điều kiệnlịch sử thay đổi thì giá trị truyền thống cũng được nhìn nhận, đánh giá theocách thức khác Có những giá trị truyền thống được hình thành, khẳng định từtrước còn phù hợp, thì tiếp tục được bảo lưu, phát huy và phát triển; nhữnggiá trị truyền thống vốn trước đó là những truyền thống được xem là có giátrị, nhưng không còn phù hợp với điều kiện lịch sử mới, thì trở thành mặt bịphủ định và chỉ còn là dấu ấn của quá khứ Và dĩ nhiên, những yếu tố truyềnthống tiếp tục được duy trì trong điều kiện lịch sử đã thay đổi sẽ được tạo cơ

Trang 12

sở để hình thành những giá trị mới, do đó muốn đánh giá hoặc thừa nhận giátrị truyền thống phái có quan điểm lịch sử - cụ thể.

Tính giao thoa - tiếp biến, tính giao thoa - tiếp biến của giá trị truyền

thống dân tộc là một đặc tính khá phổ biến Trong quá trình phát triển của cácquốc gia dân tộc, cùng với sự phát triển của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là sựphát triển của nền kinh tế hàng hóa, từ sự tranh giành nguồn lợi đến việc xâmlấn, thôn tính lãnh thổ giữa các quốc gia, song hành với nó là sự giao lưu, hòanhập về văn hóa mà qua đó các cộng đồng người tiếp thu, học hỏi các giá trị

truyền thống của nhau Ví dụ: những câu chuyện huyền thoại, như Con đường

tơ lụa, Nghìn lẻ một đêm hay Con ngựa thành Tơroa…đó chính là những kinh

nghiệm trong sản xuất, cách đối nhân xử thế của con người hay là bí quyếtcủa chiến tranh được hình thành từ đời sống gian truân, khó nhọc và cả sự tànkhốc của các dân tộc, đồng thời nó còn được thêu dệt bởi óc tưởng tượng, sựthăng hoa hoặc là đau buồn của cảm xúc, phản ánh khát vọng về sự sống còn,bình yên và tình yêu thương trong cuộc sống con người Những giá trị truyềnthống ấy được mỗi một dân tộc tích lũy, truyền lại cho con cháu và lan truyềnđến các cộng đồng dân tộc khác thông qua sự giao lưu kinh tế, văn hóa Tuynhiên, sự giao thoa - tiếp văn hóa không chỉ do hoàn cảnh khách quan tácđộng mà còn diễn ra do sự áp đạt, cưỡng chế của các thế lực xã hội Một khitiến hành chiến tranh xâm lược lãnh thổ, đồng thời có sự xâm lăng văn hóa thìtrong sự giao tranh đó, các dân tộc có năng lực tiếp biến giá trị khác nhau, códân tộc đã bị mất quê hương, bản quán của tổ tiên, đồng thời chấp nhậnnhững giá trị áp đặt của thế lực đồng hóa Ngược lại, có những dân tộc dẻodai chống trả cường quyền và uyển chuyển trong sự giao thoa - tiếp biến vănhóa để vượt qua khó khăn mà vẫn gìn giữ được các giá trị truyền thống dântộc và trường tồn Lịch sử đã chứng minh, dân tộc Việt Nam trong thời Bắcthuộc, quyền lực của kẻ xâm lăng chỉ thắng bằng bạo lực, cướp đoạt những tàisản vật chất chứ không cưỡng đoạt được giá trị tinh thần và vì thế họ đã thất

Trang 13

bại trong việc thực hiện mưu đồ đồng hóa Chính trong khó khăn đó, dân tộc

ta đã “ló cái khôn” chịu sự va đập và uyển chuyển tiếp biến hài hòa để tồn tại.

Tính kế thừa và phát triển, đặc tính này thể hiện thang bậc cao hơn của

tính giao thoa - tiếp biến Cũng vì giá trị truyền thống có tính lịch sử, cho nênkhi điều kiện lịch sử - xã hội thay đổi, các giá trị truyền thống cũng có sự biếnđổi theo Những truyền thống đã lỗi thời, trở thành vật cản, níu kéo sự pháttriển bị đào thải, loại bỏ; những truyền thống tích cực, tiến bộ được giữ gìn,

bổ sung để kế thừa, rồi hình thành những giá trị mới phát triển phù hợp vớiđiều kiện lịch sử mới Giá trị truyền thống dân tộc là những yếu tố được thế

hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, nhưng trên thực tế truyền thống là mộttrong những yếu tố bền vững, khó thay đổi, vì nó được hun đúc, tôi luyện vàsàng lọc qua thời gian, được thử thách trong suốt quá trình phát triển của dântộc Chính vì thế, cho dù điều kiện lịch sử đã biến đổi, thì các giá trị truyềnthống không thay đổi kịp, thậm chí bảo thủ và trì trệ, trở thành “quả núi” đènặng lên thế hệ sau Do đó, để duy trì những truyền thống có giá trị, các dântộc phải có cách kế thừa, phát huy và tiếp nhận những yếu tố cần thiết như

“hạt nhân hợp lý” để phát triển Như đã nói ở trên, sự khôn ngoan của dân tộcViệt Nam trong quá trình tiếp biến văn hóa trước giặc phương Bắc đã biếtcách giữ gìn các giá trị của dân tộc mình, nhưng dân tộc ta cũng biết cách tiếpnhận, học hỏi những cái hay, cái đẹp của các dân tộc khác và tạo nên nhữnggiá trị phù hợp, rồi truyền lại cho con cháu đời sau kế thừa, trở thành nhữnggiá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình

Tính tác động hai mặt của giá trị truyền thống được biểu hiện ở sự tác

động cả tích cực và tiêu cực đối với xã hội hiện tại, bản thân giá trị trong từngmối quan hệ, tùy thuộc chủ thể thẩm định và đánh giá mà yếu tố nào đó đượcxem là có giá trị hay là phản giá trị Truyền thống cũng vậy, tùy thuộc vào sựbiến đổi của lịch sử mà có những truyền thống mang giá trị hữu ích cho cuộcsống, đó là những truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy; ngược

Trang 14

lại, có những truyền thống vốn trước đó có giá trị, khi điều kiện lịch sử thayđổi thì trở nên cổ hũ, lạc hậu, là yếu tố cản trở sự phát triển, cần phải loại bỏ.Như vậy, một giá trị truyền thống có thể có sự tác động hai mặt theo hai xuhướng trái chiều đối với cuộc sống và được xem xét, đánh giá trong hoàncảnh lịch sử cụ thể khác nhau Tuy nhiên, cần nhận thức rằng giá trị truyềnthống dân tộc trong quá trình biến đổi vẫn giữ được cái cốt lõi của nó, đó làyếu tố bền vững phản ánh những đặc trưng cơ bản của dân tộc, vì thế trongđiều kiện lịch sử mới cần được bổ sung, đổi mới cho ngày càng phong phú vàphù hợp với đặc trưng và tính chất của thời đại.

Giá trị truyền thống dân tộc có vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại vàphát triển của dân tộc, “là sức mạnh vĩ đại không thể xem thường” [24, 52].Chính vì thế, trong quá trình phát triển, các dân tộc trong mọi thời đại đềuphải khai thác, phát huy những giá trị truyền thống của chính dân tộc mình, kếthừa những giá trị truyền thống đó, bổ sung và phát triển làm cho nó trở thànhđộng lực thúc đẩy tiến trình đi lên của đất nước và góp phần vào sự tiến bộchung của nhân loại

1.1.2 Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam

1.1.2.1 Dân tộc Việt Nam và những yếu tố cấu thành giá trị truyền thống dân tộc

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, do có vị trí tựnhiên đặc biệt, hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động và chịu tác động, ảnhhưởng của các quốc gia, dân tộc khác trong khu vực mà quá trình hình thành,phát triển của dân tộc ta chứa đựng những yếu tố phức tạp Dân tộc Việt Namhình thành rất sớm, trên bốn nghìn năm dựng nước, giữ nước, dân tộc ta trảiqua những bước phát triển thăng trầm, trong quá trình đó các cộng đồng dântộc Việt nam đã xây dựng, tạo lập nhiều giá trị truyền thống, đó là cơ sở, độnglực để dân tộc Việt Nam trường tồn và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử

Trang 15

Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc cũng đồng thời là quá trình tạo

ra những yếu tố cấu thành nên các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia dân tộc hình thành rất sớm trong thời

đại phong kiến, phương thức hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lúa

nước, với hai nhân tố - yêu cầu phát triển chủ yếu là trị thủy và chống ngoại

xâm Ngay từ thời dựng nước, cư dân Việt cổ đã phải đối mặt với những điều

kiện tự nhiên khắc nghiệt, chống chọi với thiên tai lam lũ, vất vả để sinh tồn,

vì thế tạo nên tính cách lao động cần cù, chịu thương, chịu khó Đồng thời,

đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú lại ở vị trí địa lýkhá thuận lợi, nơi giao lưu kinh tế, văn hóa của cả vùng và là con đườngthông thương, tiếp giáp với nhiều cộng đồng dân tộc mà thời cổ là những dântộc lớn Những ưu thế về vị trí chiến lược và nguồn lợi tài nguyên thiên nhiênkhiến nước ta trở thành mục tiêu thôn tính của các thế lực xâm lăng, hiếuchiến, hung hãn nhiều thời đại với sức mạnh hơn hẳn dân tộc ta gấp bội lần

Do quá trình hình thành và phát triển quốc gia dân tộc thường diễn ra trongđiều kiện chiến tranh, cho nên lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử chống

chiến tranh xâm lược Vì vậy mà yêu nước và ý chí độc lập, tự chủ để bảo vệ đất nước là ý thức thường trực và sự nỗ lực thường xuyên của cả dân tộc

trong mọi giai đoạn của quá trình dựng nước – giữ nước và trở thành giá trịlớn lao, tiêu biểu của dân tộc ta

Thứ hai, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, nét chủ yếu trong quan hệ

dân tộc là do phương thức và sinh hoạt của hoạt động nông nghiệp lúa nướctạo nên kết cấu xã hội nông thôn bền chặt, lâu đời Các cộng đồng người có

sự cố kết, hòa hợp, gắn bó lâu đời và đều có ý thức sâu sắc về một cội nguồnchung với nét tương đồng “tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” và coiViệt Nam là Tổ quốc chung, thống nhất do một tổ tiên gây dựng, đó chính là

cội nguồn của truyền thống đoàn kết, cơ sở tạo nên sức mạnh to lớn và là một

trong những động lực phát triển của dân tộc

Trang 16

Thứ ba, hình thái cư trú xen kẽ giữa các cộng đồng tộc người ngày càng

gia tăng, tuy mỗi khu vực có sự tập trung của một số tộc người nhưng khôngthành địa bàn riêng biệt, đây là đặc điểm thuận lợi để gắn kết, hòa hợp dân tộc

phát huy sức mạnh cộng đồng, sống tình nghĩa - nhân ái, giúp đỡ nhau cùng

tiến bộ Tuy nhiên, do địa bàn cư trú khác nhau, gắn với phương thức hoạtđộng kinh tế của vùng, miền tự nhiên, cho nên có sự đồng bào dân tộc ở vùngcao, xa xôi, đi lại khó khăn, đời sống thấp kém, chênh lệch về mức sống vàtrình độ phát triển giữa các cộng đồng dân tộc ở các vùng miền, đó là điểmbất lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các thế lực thù địchlợi dụng đặc điểm này chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Thứ tư, do điều kiện sinh hoạt kinh tế và các yếu tố văn hóa tộc người

khác nhau mà chừng mục nào đó tạo nên phong tục tập quán, lễ hội, tínngưỡng tôn giáo khác nhau giữa các dân tộc, chính vì thế trong mối quan hệvới các dân tộc khác và tác động của sự giao thoa, tiếp biến hòa hợp, các dântộc vẫn giữ được sắc thái riêng độc đáo của mình và khi hòa nhập vào văn hóa

của cả dân tộc đã tạo nên sự đa dạng phong phú nhưng đậm đà bản sắc trong tính thống nhất Tuy nhiên, đặc tính này không chỉ tạo nên nét đặc sắc của văn

hóa Việt mà còn gây sự tác động đôi khi trái chiều, khi mà những nét đặc sắcvới tư cách là truyền thống riêng có của tộc người được hình từ xa xưa, trongđiều kiện đời sống thấp kém, phản ánh trình độ nhận thức chưa cao, nhưng vìcác yếu tố truyền thống đó đã có từ lâu đời, ăn sâu vào nếp nghĩ, lối sống

“thâm căn cố đế”, hiện không theo kịp với đời sống hiện tại, cần bị loại bỏ,nhưng vẫn tiếp tục duy trì, càng làm cho các dân tộc đó có khoảng cách ngàycàng xa đối với các dân tộc khác và trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triểntiến bộ, văn minh của cả quốc gia – dân tộc

Tóm lại, những nét khái quát về sự hình thành, phát triển của dân tộc vànhững đặc trưng chủ yếu trong mối quan hệ dân tộc ở nước ta là điều kiện tiền

đề và cũng là các yếu tố cấu thành nên những giá trị truyền thống của dân tộc

Trang 17

Việt Nam, đó không chỉ là cơ sở tồn tại của dân tộc, là động lực phát triển củaquốc gia mà còn là biểu hiện những phẩm chất tuyệt vời của người Việt Nam.

1.1.2.2 Những giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam

* Giá trị truyền thống yêu nước và ý chí độc lập, tự chủ

Yêu nước là giá trị hàng đầu trong bảng giá trị và là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Do đặc điểm quá trình dựng nước và giữ nước dân

tộc Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và giặc ngoại xâm.Thêm vào đó, với xã hội nông nghiệp và yếu tố quần cư sớm, trong đời sống

xã hội có nhiều mối quan hệ phức tạp: giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân vớicộng đồng và tùy vào quan hệ thân thuộc hay xã giao mà có các mối quan hệ

cụ thể như: gia đình – gia tộc – dòng họ, làng – xã – nước, bạn bè – đồngnghiệp – đồng chí, phường – hội – nghiệp đoàn…, nhưng bao trùm trên hết làquan hệ cá nhân với quốc gia – dân tộc (Tổ quốc) Bởi vì, cho dù mối quan hệ

cá nhân hay cộng đồng, dòng tộc hay xã hội, tình cảm hay nghề nghiệp đềudiễn ra trong khuôn khổ của quốc gia, mọi lợi ích của con người đều gắn liền

với lợi ích và vận mệnh tồn vong của quốc gia dân tộc, trên yên dưới ấm hoặc

nước mất nhà tan; dân là dân nước, nước là nước nhà; nước còn thì dân còn Chính vì “yêu nước” cho nên “vì nước”, dân tộc ta luôn ý thức về một

nền tự chủ, độc lập của nước nhà “vốn xưng nền văn hiến đã lâu” và cho đếnhiện nay tất cả nhân dân ta đều quan niệm “nước Việt Nam là một, dân tộc

Việt Nam là một” Do đó mà yêu nước gắn với ý chí độc lập, tự chủ để bảo vệ đất nước là ý thức thường trực cũng là phong trào hoạt động tiễn thường

xuyên trong đời sống của các cộng đồng dân tộc Việt Nam và trở thành giá trịtruyền thống lớn lao, tiêu biểu của dân tộc ta Tinh thần yêu nước của dân tộcViệt Nam xuất phát từ tình cảm gần gũi, gắn bó yêu thương trong mối quan

hệ gia đình, mở rộng ra tình làng nghĩa xóm, rồi đến yêu quê hương và pháttriển cao hơn thành tình yêu Tổ quốc Do đó, tinh thần yêu nước của dân tộcViệt Nam có chân đế vững chắc và phát triển ở cung bậc cao nhất của tình

Trang 18

cảm con người, nó vượt qua mọi giới hạn của tình cảm, là sự lựa chọn caonhất và duy nhất của sự đánh đổi, hy sinh Vì vậy, khi cần người ta có thể

“quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, điều đó đã được nhiều thế hệ người ViệtNam thể hiện từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí minh, như: Hai BàTrưng, Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Ngô Mây, TôVĩnh Diện, Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm…Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thốngquý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấylại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt quamọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp

tưởng cao đẹp trong thời đại cách mạng trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt

Nam, là giá trị cơ bản chi phối mọi giá trị, “là tình cảm và tư tưởng lớn nhất

của nhân dân, của dân tộc Việt Nam” và “là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch

sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại Ở đây, bản chất Việt Nam biểu độ đầy đủ

và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác.Yêu nước trở thành một triết lý xãhội và nhân sinh của người Việt Nam” [24, 100 – 101]

* Giá trị truyền thống đoàn kết

Đoàn kết được hiểu là sự gắn kết cộng đồng thành một khối thống nhất,

cùng hoạt động vì một mục đích chung, đoàn kết là một “truyền thống cực kỳ

quý báu” của dân tộc ta

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là sự tiếp nốinhững cuộc đấu tranh không mệt mỏi chống hạn hán, bão lụt, chống chiếntranh xâm lược của các thế lực thù địch qua hàng ngàn năm Từ trong cuộctranh đấu trường kỳ đó đã sản sinh và định hình ý thức cộng đồng, ý thức tậpthể và cao hơn là ý thức dân tộc, nó ngấm vào máu thịt của con người ViệtNam, được thể hiện trong trong mọi lĩnh vực của đời sống và truyền từ đời này

Trang 19

qua đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác, để tạo thành truyền thống đoàn kết

-nhân nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước

Tinh thần đoàn kết là sản phẩm đặc thù của một hoàn cảnh thiên nhiênkhắc nghiệt và điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam, nó là nhân tố cốt lõi trong

hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhờ đó dân tộc Việt Nam cóđược sức mạnh to lớn trước mọi thử thách và trường tồn Tinh thần đoàn kết

của dân tộc ta xuất phát từ truyền thuyết về hai chữ “đồng bào”(mọi người

được sinh ra trong cùng một cái bọc), truyền thuyết này phản ánh nhu cầu vàmong ước của người Việt xưa về sự gắn bó đùm bọc giữa những tộc ngườivới nhau như anh em một nhà Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam đượcthể hiện ở mọi quan hệ từ trong gia đình, đến cộng đồng làng xã và trong toànthể cộng đồng quốc gia - dân tộc, nó không ngừng được củng cố, nâng caotrong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, gắn với quá trình phát triển củaquốc gia - dân tộc Bởi vì vậy mà tinh thần cố kết cộng đồng đã trở thành triết

lý sống của người Việt “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” và nhờ đó dân tộcViệt Nam đã duy trì được sự hài hoà trong các quan hệ xã hội, làm hạn chếphần nào tính vị kỷ, tạo được sức mạnh chung cho sự sinh tồn, chế ngự thiêntai và chiến thắng ngoại xâm Lịch sử đã cho thấy, nếu dân tộc Việt Namkhông tạo được sự đoàn kết, nhất trí cao thì làm cho vận nước suy yếu và đặtquốc gia trước nguy cơ nước mất Thất bại của nhà Hồ trước quân Minh ở thế

kỷ XV là một minh chứng, điển hình nhất là cuối thế kỷ XIX, do nội bộ nhàNguyễn bất hòa, xâu xé lẫn nhau, không đoàn kết được dân chúng, nên vậnnước suy yếu và dẫn đến việc mất nước vào tay thực dân Pháp Lịch sử dântộc ta cũng chứng minh rằng, khi trên dưới một lòng thì tạo ra sức mạnh tolớn, chiến thắng mọi kẻ thù, năm xưa việc tổ chức “Hội nghị Diên hồng” vàlời hiệu triệu “Hịch tướng sỹ” đã giúp nhà Trần nhất trí toàn dân đè bẹp quânNguyên – Mông, rồi nghĩa sỹ Lam Sơn đã “hòa nước sông chén rượu ngọtngào” mà tạo nên sức mạnh của quân dân Đại Việt để chiến thắng quân Minh

Trang 20

Trong thời đại cách mạng, đoàn kết trở thành chiến lược của Đảng, là nhiệm

vụ cách mạng, phải gắn bó để “một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụnhân dân, phục vụ Tổ quốc” [40, 9] Nhờ đoàn kết chặt chẽ toàn Đảng, toàndân và toàn quân đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu,chấn động địa cầu”, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả dân tộc

ta đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn kết làm nên một

“Đại thắng mùa xuân 1975”, thống nhất đất nước đưa cả dân tộc ta tiến vào

kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội Trong sự nghiệp đổi mới hiệnnay, Đảng ta đặt việc phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc ở vị trí trungtâm nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu: dân giàu nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh Triết lý: “Một cây làm chẳng nên non/Ba câychụm lại thành hòn núi cao” hay “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thànhcông, thành công, đại thành công” vẫn mãi là phương châm của cuộc sống

là cội nguồn sức mạnh tinh thần và cũng là đặc trưng cơ bản của cộng đồngcác dân tộc Việt Nam

Giá trị truyền thống cần cù, tiết kiệm

Tinh thần lao động cần cù là một giá trị tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Bởi lẽ, Việt Nam là một nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời và laođộng nông nghiệp là loại hình lao động vất vả, cực nhọc, tốn nhiều thời gian,công sức mới gặt hái được kết quả Hơn nữa, trong điều kiện tự nhiên khắcnghiệt, quanh năm suốt tháng, người dân Việt Nam phải vất vả chống chọi vớithiên tai, phải dồn tâm trí và sử dụng mọi sức lực, cơ năng để làm việc Cùngvới quá trình lao động vất vả để sinh tồn, dân tộc Việt Nam lại luôn chịu sựxâm lăng của các thế lực ngoại bang mà một khi đến xâm lược, chúng đều rấthung bạo cướp bóc của cải và phá hoại sản xuất, nhân dân ta không còn cáchnào hơn là phải lao động cần cù để khắc phục hậu quả Vì thế, lao động cần

cù trước hết là phương thức, một yêu cầu tất yếu để đảm bảo cho sự sinh tồn

Trang 21

của đời sống con người; sau đó trở thành thói quen hành vi và thái độ sốngmang xu hướng cản lướt, vươn lên để giải quyết khó khăn trong sản xuất vàđấu tranh Do đó cần cù, chịu khó đã trở thành phẩm chất không thể thiếu,một giá trị căn bản của con người Việt Nam Đi đối với đức tính lao động cần

cù, chịu khó, điều mà người Việt luôn nhắc nhở nhau rằng, “năng nhặt chặtbị”, “kiến tha lâu cũng đầy tổ” Người Việt cần cù, yêu lao động, nên luônphê phán thói lười biếng “ăn không ngồi rồi” với lời cảnh báo “nhàn cư vi bất

thiện”, vì thế mà lao động cần cù luôn gắn với tiết kiệm Với người Việt Nam, cần cù chịu thương chịu khó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ trong hoàn cảnh sống thường xuyên bị thiên tai, địch họa Trong cuộc

sống, người Việt luôn nhắc nhở nhau: “được mùa chớ phụ ngô khoai, đến khithất bát lấy ai bạn cùng” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nêu rõ mối quan hệmật thiết giữa “cần” và “kiệm”, phải đi đôi với nhau như hai chân của conngười, “cần mà không kiệm như gió vào nhà trống” [42, 104-105] Chính vì vậy

mà cần cù, chịu thương chịu khó và tiết kiệm là những phẩm chất, đức tính đặctrưng đáng quý của người Việt và cũng là những truyền thống tốt đẹp của dântộc ta

* Các giá trị truyền thống nhân văn

Nhân văn, hiểu theo nghĩa chung nhất là lòng yêu thương, quý trọng

con người, sự khoan dung, độ lượng, chống lại cái ác, hướng thiện vì hạnhphúc con người Trong bảng giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyềnthống nhân văn là một trong những giá trị đáng quý và đáng tự hào nhất, bởimột dân tộc mà suốt chiều dài lịch sử của mình phải thường xuyên đối mặtvới khó khăn trong đời sống cùng với chiến tranh triền miên và chịu nhiềuđau thương, mất mát, nhưng lại là dân tộc yêu hòa bình, giàu lòng nhân ái,khoan dung mà khó có một dân tộc nào khác sánh bằng

Do luôn phải đương đầu với những thử thách khắc nghiệt của tự nhiêncũng như kẻ thù xâm lược, nên một cách rất tự nhiên, những con người trong

Trang 22

cùng một cộng đồng dân tộc Việt Nam đã hình thành lối sống nhân ái, vị tha,

nương tựa, đùm bọc lẫn nhau Phương châm sống của người Việt Nam là

“thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”… tình yêu thương

ấy trước hết dành cho những con người sinh ra “cùng một bọc”, hay “ngườitrong một nước phải thương nhau cùng”, lòng nhân ái còn dành cho nhữngngười từng lầm đường lạc lối, nhưng đã biết ăn năn hối cải, để giúp họ trở vềvới lẽ phải, với chính nghĩa, khi ấy tình yêu thương con người đã trở thành

lòng khoan dung, độ lượng Người Việt Nam có câu: “Đánh kẻ chạy đi,

không ai đánh kẻ chạy lại” Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nhắcnhở mọi người kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc: “Nămngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàntay Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế nàyhay thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta” [41, 246-247] Lòng khoan dungcủa người Việt thật bao la, rộng mở thể hiện trong cách đối xử khoan hồngđối với kẻ thù bại trận sau các chiến thắng chống ngoại xâm trong thời phongkiến cũng như thời đại cách mạng hiện nay Mặc dù các thế lực xâm lăng rấttàn bạo, cướp nước và giết hại dân ta, nhưng dân tộc Việt Nam đã “lấy đạinghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo”, với truyền thốngkhoan dung, Việt Nam sẵn sàng “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”.Chính phẩm chất độ lượng, khoan dung rất cao cả của người Việt đã cảm hoáđược những kẻ đã từng gieo rắc bao tội ác, để rồi cũng là cái “có hậu” củangười “ở hiền gặp lành”, điều đó phần nào lý giải tại sao Việt Nam không cóchiến tranh sắc tộc trong suốt chiều dài lịch sử, dù nước ta là một quốc gianhiều thành phần tộc người, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày nay, còn tồntại biết bao nỗi hận thù dai dẳng giữa các tộc người Cần phải khẳng định rằng,khoan dung là một trong những giá trị nhân văn cao quý của văn hoá dân tộcViệt Nam mà chúng ta có thể đóng góp làm giàu cho văn hoá nhân loại

Trang 23

Truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam còn thể hiện tư tưởng

yêu hòa bình mà điều khác biệt đến lạ thường của dân tộc Việt Nam với các

dân tộc khác là ở chỗ, một dân tộc mà trong suốt chiều dài lịch sử của mìnhphải thường xuyên phải đối mặt với chiến tranh lại chính là dân tộc yêuchuộng hoà bình hơn ai hết Với dân tộc ta, chiến tranh là điều bất đắc dĩ,chúng ta chỉ đứng lên khi “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng” và “kẻ thùbuộc ta ôm cây súng”, đó là thế không còn con đường nào khác để giữ gìnđộc lập, tự chủ Tinh thần yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của dân tộc

ta bắt nguồn từ truyền thống yêu thương con người, vì con người và cũng bởidân Việt nhân ái, hiền lành Khi cần thì cầm vũ khí để chiến đấu đến cùng,nhưng khi thắng lợi rồi, thì “súng gươm vứt bỏ, lại hiền như xưa” Với ngườiViệt, không có sự tôn trọng, yêu thương con người nào được thể hiện mộtcách thiết thực hơn bằng việc quan tâm đến mạng sống và lợi ích của conngười Ngày nay, tư tưởng nhân văn ấy đã trở thành một quan điểm thể hiệnmục tiêu của xã hội mới – tư tưởng “vì dân”, đó cũng là một tiêu chuẩn đểđánh giá sự văn minh, tiến bộ của xã hội

Giá trị nhân văn của dân tộc ta còn được thể hiện ở việc coi trọng đạo

lý làm người, sống thuỷ chung, trọng tình nghĩa, đó là truyền thống “uống

nước nhớ nguồn”, “ăn ở như bát nước đầy” Trong bất cứ giai đoạn lịch sửnào của dân tộc, người Việt cũng đều thể hiện lòng biết ơn đối với cộng đồng,

xã hội, xưa kia là tri ân với tổ tiên và với những người có công với làng nước; ngày nay truyền thống ấy vẫn tiếp tục duy trì, đặc biệt là ghi côngnhững anh hùng liệt sỹ, đền ơn đáp nghĩa với gia đình có công, đó là thái độtri ân và là việc làm thiết thực của cộng đồng trong cuộc sống, đồng thời phảnánh đời sống tâm linh sâu sắc của dân tộc ta Trong mối quan hệ cộng đồng,người Việt luôn coi trọng sự thân tình, đồng thuận gắn bó với những ngườisống xung quanh mình “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, hàng xóm “tốilửa, tắt đèn” có nhau; với thế hệ trước là “ăn quả nhớ người trồng cây” Thêm

Trang 24

-vào đó là sự đề cao lối sống cao đẹp hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ

để luôn giữ trọn phẩm hạnh trong mọi hoàn cảnh: “chết vinh còn hơn sốngnhục”, “đói cho sạch, rách cho thơm”, … đó chính là những biểu hiện cụ thểcho giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc Việt Nam

* Giá trị truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý người hiền – tài

Cùng với truyền thống yêu nước – đoàn kết – nhân nghĩa, từ ngàn đời

nay, hiếu học cũng đã trở thành một truyền thống tốt đẹp và đáng tự hào của dân tộc Việt Nam Theo quan niệm của người Việt, việc học là chiếc thang

không nấc chót, ngày xưa ông bà ta dù nghèo mấy cũng cố cho con đi học

kiếm dăm ba chữ để làm người Ngày nay, việc học không chỉ là nhu cầu pháttriển cá nhân mà còn là trách nhiệm của công dân đối với đất nước, do đó việc

học được thực hiện trong suốt cuộc đời, như Lênin từng nói: Học, học nữa,

học mãi Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhắc nhở: “Học hỏi là một việc

phải tiếp tục suốt đời” [44, 215] và “còn sống còn phải học” [46, 92] Lịch sửdân tộc đã từng biết đến rất nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài,đức cao đạo trọng như: Chu Văn An, Lý Công Uẩn, Mạc Đĩnh Chi, Lê ThánhTông, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh,… cùng không ít dòng họ hiếu học trênkhắp mọi miền đất nước Hơn nữa, vì hiếu học nên người Việt có thái độ coitrọng sự học và trọng người có học, hiền – tài Từ xưa đến nay, việc đề caogiá trị của trí tuệ và thái độ trân trọng việc học hành cũng là điều được dân ta

hết sức quan tâm, Kho vàng không bằng một nang chữ (nang là túi) hay

Người không học như ngọc không mài… Chính sự học hành nghiêm túc, lấy

tri thức làm điều kiện tiến thân mà những bậc hiền, tài ngày xưa có công đứcđóng góp to lớn vào việc gây dựng giang sơn cũng như mưu lược trong chiếnđấu chống kẻ thù xâm lược làm nên nhiều chiến công hiển hách, trong số đóphải kể đến Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Ngô Thời Nhậm…

Từ hiếu học, quý hiền – tài, coi trọng sự học đó mà hình thành đạo lý Tôn sư

trọng đạo, “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Trang 25

hay “Kính thầy mới được làm thầy”… Vai trò của người thầy được đề cao vàluôn được nhận sự tôn kính của xã hội, công lao của người thầy cũng đượcxem là cội nguồn thành đạt của con người, dù đó là ai: “Không thầy đố màylàm nên” hay “Nên thợ nên thầy vì có học/ Có ăn có mặc bởi hay làm”, thậmchí trong tam cương xưa, còn đặt người thầy trên trước người cha đẻ của mình(Quân - Sư - Phụ) Ngày nay, chuyện học hành không phải là vùi mài kinh sử,học sách thánh hiền hoặc là để văn hay chữ tốt mà học để có kiến thức, để biếtứng xử và sống cho phải đạo, “học ăn, học nói; học gói, học mở”; đồng thờihọc để làm việc, do đó việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp

“nhất thân vinh, nhất nghệ tinh”, “lấy tự học làm cốt” [42, 273] càng là mộtđiều cần thiết Hơn nữa, trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, học không chỉ

để “thân vinh” mà còn để chấn hưng dân tộc, như Bác Hồ từng nói: “Một dântộc dốt là một dân tộc yếu” [41, 8] Vì vậy, muốn thực hiện mục tiêu “dân

giàu, nước mạnh”, “sánh vai với các cường quốc năm châu”, trước hết phải

nhờ vào công học hành của thế hệ trẻ

* Giá trị truyền thống ứng xử linh hoạt và khiêm nhường

Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con ngườitrước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất địnhđược thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằmđạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau Trong giao tiếpứng xử, người Việt rất linh hoạt, khôn khéo, biết thủ thế, giữ mình, gỡ đượctình thế khó khăn trước mọi hoàn cảnh, đây là đặc điểm quan trọng của tríkhôn ngoan trong ứng xử của người Việt

Người Việt nhận thức được sự đa dạng, phức tạp của cuộc sống, nên cóquan niệm không chấp nhất, trái lại luôn thừa nhận sự khác biệt để thích ứng

“cầu đồng tồn dị” (lấy cái chung hạn chế sự khác biệt để cùng tồn tại) Tụcngữ nói nhiều đến cái lý của sự khác biệt để khuyên con người đừng câu nệ

một cách nguyên tắc mà phải tuỳ, phải chọn lựa, phải liệu: Tùy cơ ứng biến;

Trang 26

Lựa lời mà nói; Liệu cơm gắp mắm… Sự thông minh trong nhận thức để rồi

xoay sở, thoát khỏi sự khó khăn, bó buộc, biến cái khó bó cái khôn thành cái

khó ló cái khôn; hay “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tức là chủ động thích ứngmột cách linh hoạt Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ

và trọng sự hòa thuận, đó là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy tôntrọng người khác, khiêm nhường Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc

kỹ càng khi nói năng: Ăn có nhai, nói có nghĩ; Uốn lưỡi bảy lần trước khi

nói… Ngoài ra, người Việt có tâm lý trọng sự hoà thuận, chủ trương khoan

dung, nhường nhịn: Một sự nhịn chín sự lành; Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm

sôi nhỏ lửa có đời nào khê… hay thay vì phải tranh cãi hoặc quyết đoán, để

không làm mất lòng và giữ được hòa khí trong giao tiếp ứng xử, người Việtthường nở nụ cười (ngay cả những lúc ít được chờ đợi nhất)

Tóm lại, trải qua hàng nghìn năm phát triển, dân tộc Việt Nam đã tạonên những giá trị truyền thống, với những tác động và biến cố của lịch sử, dântộc ta vẫn gìn giữ được những truyền thống tốt đẹp có giá trị, được thẩm định,phát huy giúp cho dân tộc Việt phát triển trường tồn Ngày nay, trong quátrình hội nhập quốc tế, các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam đangchịu sự tác động mạnh mẽ và biến đổi phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ trongđời sống xã hội hiện tại cũng như sự phát triển của đất nước

1.2 Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

1.2.1 Quan niệm về hội nhập quốc tế

Trong tiếng Việt, “Hội nhập quốc tế” có nguồn gốc dịch từ tiếng nướcngoài, tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégrationinternationale”, đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vựckinh tế quốc tế và chính trị học quốc tế, xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ

II ở châu Âu Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về

Trang 27

“hội nhập quốc tế”, theo TS Phạm Quốc Trụ, Học viện Ngoại giao, hội nhập

quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết

họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong

khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế [69].

Ở Việt Nam, thuật ngữ hội nhập trước hết được dùng là “hội nhập kinh

tế quốc tế”, gắn với xây dựng “nền kinh tế mở”, bắt đầu từ khoảng giữa thậpniên 90 của thế kỷ XX, cùng với quá trình Việt Nam gia nhập các thể chếkinh tế quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2006) Hiện nay,khái niệm “hội nhập quốc tế” được dùng với nghĩa rộng hơn, bao gồm hộinhập trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và đã trở thành ngôn từ kháthân quen, thậm chí khi nói đến mọi vấn đề của đất nước trong bối cảnh hiệnnay, người ta đều gắn với từ “thời hội nhập”

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của laođộng và quan hệ giữa con người Hội nhập quốc tế đã tạo nhiều điều kiện, cơhội phát triển và đem lại những lợi ích về mọi mặt cho các nước tham gia vàoquá trình hội nhập, nhất là lĩnh vực kinh tế, giúp mở rộng thị trường để thúcđẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác; thúc đẩy tăng trưởng vàphát triển kinh tế - xã hội; tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cảithiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranhcủa nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; tăng khả năng thu hút đầu

tư vào nền kinh tế Ngoài ra, còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nướctiếp cận thị trường, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế; người dân được thụhưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng với giá cạnh tranh; được tiếpcận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, cùng cơ hội phát triển vàtìm kiếm việc làm cả trong lẫn ngoài nước

Về văn hóa – xã hội, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộcủa văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến

Trang 28

bộ xã hội; hội nhập giúp các nước nâng cao trình độ của nguồn nhân lực vànền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiêncứu khoa học với các nước mà tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trựctiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.

Tuy nhiên, hội nhập quốc tế không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại nócũng gây nhiều bất lợi và đặt các nước trước những thách thức trên tất cả cáclĩnh vực

Thứ nhất, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh

nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiềuhậu quả về mặt kinh tế - xã hội; trong quá trình hội nhập, các nước đang pháttriển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do

xu hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức laođộng, nhưng có giá trị gia tăng thấp Do vậy, họ dễ có thể trở thành bãi rácthải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

và hủy hoại môi trường; làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vàothị trường bên ngoài và tạo khoảng cách tụt hậu xa hơn so với các quốc giaphát triển, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thịtrường quốc tế

Thứ hai, hội nhập tạo ra sự phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro

cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làmtăng khoảng cách giàu – nghèo, đặc biệt làm gia tăng nguy cơ làm xói mònbản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống trước sự “xâm lăng” của văn hóanước ngoài Ngoài ra, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng củatình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh,nhập cư bất hợp pháp…

Như vậy, hội nhập quốc tế đồng thời đưa lại cả lợi ích lẫn bất lợi đối vàtác động phức tạp với các nước, tuy nhiên sự tác động đó đối với mỗi nướckhác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển Việc khai

Trang 29

thác được lợi ích đến đâu và hạn chế các bất lợi, thách thức thế nào, phụ thuộcvào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là năng lực của mỗi nước,trước hết là chiến lược, chính sách, biện pháp hội nhập và việc tổ chức thựchiện.Thực tế ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới đã khai thác khá tốt các cơhội đem đến từ hội nhập để phát triển kinh tế - xã hội, thoát khỏi nước nghèo,trở thành nước thu nhập trung bình, đang phấn đấu trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại và nâng dần vị thế quốc tế của mình,đồng thời xử

lý khá thành công các bất lợi và thách thức của quá trình hội nhập

1.2.2 Tác động của hội nhập quốc tế đối với việc giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam

Việt Nam bước vào hội nhập trong điều kiện đất nước đã hoàn toànthống nhất, nhân dân được sống trong hoà bình, tuy nhiên đời sống của đại đa

số nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, khoa học vàcông nghệ còn lạc hậu Bên cạnh đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nướcvẫn thường xuyên hoạt động chống phá nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa

mà chúng ta đang xây dựng, nhất là sau khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông

Âu và Liên Xô sụp đổ, có thể nói đây là thời kỳ đầy khó khăn, thách thức đốivới cách mạng Việt Nam và mức độ khốc liệt của nó cũng không thua kém gì

so với thời kỳ chiến tranh giành độc lập dân tộc Với chiến lược đổi mới, mởcửa – hội nhập hơn 25 năm qua, Việt Nam ngày càng có vị thế cao trêntrường quốc tế và tham gia mạnh mẽ vào quá trình hội nhập Từ tháng 9/1977,Việt Nam chính thức là thành viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc; gia nhậpASEAN (7/1995), rồi AIPO - AIPA (9/1995); tháng 7/2006, Việt Nam đượckết nạp vào tổ chức lien hiệp các Viện hàn lâm thế giới (IUA); Việt Namchính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO (11/2006); Việt Nam làthành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ

2008 – 2009 Với việc chủ động tham gia hội nhập quốc tế, Việt Nam đã gópphần tạo nên thế và lực trong quá trình đổi mới, thực hiện thắng lợi những

Trang 30

nhiệm vụ cách mạng và làm chuyển biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xãhội, tuy nhiên quá trình hội nhập quốc tế cũng gây ra những tác động phức tạp

về đời sống văn hóa tinh thần và tạo ra thách thức trong việc giữ gìn, phát huycác giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam

1.2.2.1 Tác động tích cực

Một là, quá trình hội nhập quốc tế đồng thời “mở cửa”, trao đổi văn hóa

với các nước khác; chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với thế giới; tiếp thucác giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu các giá trịtruyền thống của dân tộc mình; tham gia vào các tổ chức hợp tác và phát triểnvăn hóa - giáo dục khu vực với các nước thành viên hướng tới xây dựng mộtcộng đồng văn hóa - xã hội rộng lớn hơn trên phạm vi khu vực và toàn cầu,như tham gia Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN, UNESCO…; ký kết vàthực hiện các hiệp định song phương về hợp tác, phát triển văn hóa - giáo dụcvới các nước

Hai là, quá trình hội nhập thực sự gắn kết các nước với nhau, quá trình

này giúp các dân tộc ở các quốc gia khác nhau ngày càng gần gũi và chia sẻvới nhau nhiều hơn về các giá trị, phương thức tư duy và hành động tạo ra sựhài hòa và thống nhất ngày càng cao hơn giữa các chính sách xã hội của cácnước thành viên; đồng thời tạo điều kiện để người dân mỗi nước được thụhưởng tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại, đặc biệt hình thành và pháttriển ý thức, tình cảm gắn bó với cộng đồng chung rộng lớn hơn quốc gia dântộc mình, đó là ý thức công dân khu vực, công dân toàn cầu (ví dụ: ý thứctham gia vào các phong trào, như “Giờ Trái đất”, “Cộng đồng chung tay bảo

vệ môi trường” “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” hay

“Ngày Thế giới không hút thuốc lá” hay “Vì một hành tinh xanh”…)

Ba là, quá trình hội nhập còn là cơ hội hình thành các giá trị mới của

dân tộc trên cơ sở giao lưu, các dân tộc học hỏi cái hay – đẹp, tiến bộ của dântộc khác và các giá trị khoa học, hiện đại của nhân loại mà qua quá trình tiếp

Trang 31

biến văn hóa, hòa nhập với giá trị truyền thống, khắc phục khoảng cách yếukém về phát triển văn hóa Hơn thế, quá trình hội nhập không chỉ là điều kiện

để chúng ta hiểu biết, học hỏi cái hay – đẹp, tiến bộ của dân tộc khác, làmphong phú thêm giá trị truyền thống dân tộc mà còn quảng bá những tinh hoa,bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Tuy vậy, bên cạnh những mặt tác động tích cực, quá trình hội nhập còntác động tiêu cực đến việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của dân tộcViệt Nam

3.2.2.2 Tác động tiêu cực

Thứ nhất, hội nhập quốc tế làm xói mòn, đồng nhất hóa các giá trị

truyền thốngvới các giá trị văn hóa bên ngoài

Nguy cơ những giá trị truyền thống dân tộc bị các giá trị bên ngoài tấn

công, lấn át và làm xói mòn là mối lo của tất cả các nước đang phát triển nói chung và của dân tộc ta nói riêng Chính hội nhập quốc tế đã làm mờ những nét

đặc sắc của các nền văn hóa, tạo sự đồng nhất văn hóa một cách nghèo nàn.Nhiều thanh, thiếu niên thuộc tên các câu chuyện và những nhân vật lịch sửnước ngoài, nhưng lại rất mơ hồ về các anh hùng, danh nhân văn hóa dân tộc;bàn quan với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, nhưng lại say mê, sôi sục với lễ hộiHallowen hay Valentine…; ngôn ngữ mẹ đẻ cũng bị cắt xén để thuận tiện choviệc lên mạng, thay vào đó là thứ ngôn ngữ “thời @” và lãng quên nhiều thóiquen mỹ tục khác Đành rằng ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) có vai trò rất lớntrong thế giới đang hội nhập, nhưng những câu như “ok”, “thank you”,

“sorry”… được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày thay cho những từ

“vâng - dạ” hay “cảm ơn”, “xin lỗi”, ngay với cả những đứa trẻ chưa đến tuổi đihọc thì thật là đáng suy nghĩ Một số nghệ sỹ, mặc dù có bố mẹ là người Việt,đang sống ở Việt Nam, cũng phải cố tạo cho mình một tên của người nước ngoàinhư Linda, Angle hay Tony…Nhưng điều bức xúc nhất là nhiều bạn trẻ ngàynay không nhận thức đúng về các giá trị truyền thống, cho đó là những gì đã lỗi

Trang 32

thời, phải “ngoại hóa” từ cách suy nghĩ, đến hành vi, lối sống, biểu hiện ở tưtưởng “sính ngoại”, “vọng ngoại”, xem nhẹ thuần phong mỹ tục hay vô cảmtrước khó khăn hay mất mát của những người xung quanh, thờ ơ với vấn đề xãhội của đất nước, những biểu hiện “mất gốc”, phai nhạt bản sắc mà nếu khôngđược chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời thì những gì là bản sắc, cốt cách riêng củadân tộc mình sẽ bị lu mờ, bị hòa tan vào thứ “văn hóa thế giới đồng phục” [49, 7],

vì vậy xói mòn và băng hoại các giá trị truyền thống dân tộc là nguy cơ, tháchthức lớn của mọi quốc gia dân tộc trên thế giới trong đó có dân tộc Việt Nam

Thứ hai, nguy cơ bị nô dịch văn hóa làm biến chất, dị dạng các giá trịtruyền thống của dân tộc ta

Chính sự phát triển của nền văn minh kỹ trị cùng với quá trình hội nhập

đã làm cho một bộ phận lớp trẻ đề cao lối sống hưởng thụ, gấp gáp, ích kỉ, thờ ơ

vô trách nhiệm theo kiểu “đèn nhà ai nấy rạng”, coi trọng đồng tiền, khác vớicác giá trị truyền thống Chẳng hạn tinh thần hiếu học, trước đây học để hiểubiết, để làm người là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ViệtNam, thì ngày nay không ít người lại cho mục đích đó không quan trọng bằnghọc để có địa vị xã hội, để kiếm nhiều tiền, cốt sao nâng đời sống vật chất caolên Đây không phải điều không chính đáng, nhưng điều lo ngại là tính nhân văn,lòng khoan dung, một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc có nguy cơ

bị đặt ra bên ngoài mục đích của sự học Hiện nay, trong lớp trẻ có suy nghĩphản giá trị như “văn hay chữ tốt không bằng dốt lắm tiền” (!), thực trạng nàyđang diễn ra không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn và vùng sâu vùng xa củanước ta Thêm vào đó, khi mở cửa hội nhập với lượng thông tin bùng nổ, lợidụng ưu thế truyền thông đa phương tiện, chủ nghĩa đế quốc đã truyền bá, áp đặtnhững chuẩn mực văn hóa “phương Tây” vào Việt Nam, làm biến dạng, thoái hóagiá trị truyền thống dân tộc và sai lệch với chuẩn giá trị mà chúng ta đang xâydựng trong thời kỳ đổi mới Thực tế cho thấy, quá trình hội nhập quốc tế diễn ratrong sự phát triển không đồng đều giữa các nước, vì các nước phát triển nắm

Trang 33

sức mạnh kinh tế, khoa học công nghệ và đồng tiền, nên cũng chiếm ưu thếtrong việc áp đặt những giá trị tư tưởng, văn hóa, lối sống,… của họ lên cácnước nghèo đang lệ thuộc Chính vì vậy mà một bộ phận lớp trẻ dễ choángngợp, bị lôi cuốn bởi những giá trị vật chất, lối sống hưởng thụ, tạo tâm lí sùngngoại, xem nhẹ bản sắc văn hóa dân tộc và làm biến chất, dị dạng những giá trịtruyền thống dân tộc

Thứ ba, hội nhập quốc tế tạo ra nguy cơ đầu độc văn hóa dẫn đếnkhủng hoảng lòng tin, mất định hướng giá trị sống của thế hệ trẻ

Quá trình mở cửa hội nhập đã và đang tạo điều kiện cho các sản phẩmvăn hóa không lành mạnh, phản động dồn dập đưa vào nước ta làm nảy sinhnhững nhu cầu, thị hiếu văn hóa đáng lo ngại, xa rời truyền thống dân tộc Hàngngày do tiếp xúc với văn hóa nước ngoài, thông qua các kênh truyền hình, mạnginternet, sách báo, không ít người trong giới trẻ ham thích sản phẩm văn hóangoại lai, trong đó có các “sản phẩm văn hóa đen” - phản văn hóa, độc hại…Một bộ phận lớp trẻ hiện nay không thể cưỡng lại ảnh hưởng của phim ảnh vàcác trang mạng xã hội…từ các bộ phim nước ngoài và những tin tức trêntruyền hình, các trang web được truyền đi rất nhanh Bên cạnh sự hấp dẫn củanhững kỹ xảo điện ảnh và công nghệ truyền thông, chủ nghĩa cá nhân, lối thựcdụng cũng như những hình ảnh kích dục hay bạo lực…, giống như một loại virút có tính thích nghi tốt đã thâm nhập và tự tái tạo không ngừng, lây lan nhanhsang “cơ thể văn hóa” của nước ta [49, 579]

Việc truyền lại các giá trị truyền thống dân tộc của mình cho thế hệ tươngtai, đó là tính kế thừa tất yếu Tuy nhiên, hội nhập quốc tế đã tạo ra điều kiện đểcác thế hệ trẻ tiếp xúc giao lưu với các nền văn hóa khác nhau, làm các giá trịtruyền thống bị ảnh hưởng, lung lay thậm chí bị thay thế, làm đứt đoạn sự truyềnthụ văn hóa dân tộc cho thế hệ sau Theo một cuộc điều tra xã hội học ở Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh về tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và hội nhậpkinh tế đối với nền văn hóa Việt Nam, đã cho kết quả: gần 90% ý kiến cho rằng,

Trang 34

toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thúc đẩy lối sống coi trọng vật chất, coi nhẹ giátrị tinh thần; hơn 80% cho rằng, nó tạo điều kiện cho sự xâm nhập tràn lan củacác sản phẩm văn hóa có nội dung xấu; 70,6% ý kiến lo ngại về tình trạng suythoái tư tưởng, đạo đức và lối sống; 57,5% cho rằng toàn cầu hóa và hội nhậpkinh tế quốc tế thúc đẩy tâm lý hưởng lạc; 57% cho rằng nó thúc đẩy lối sống cánhân, vị kỉ, cực đoan; 49,7% lo ngại về sự băng hoại đạo đức; 69,7% ý kiến chorằng tệ nạn xã hội gia tăng… [22, 207- 208] Bao trùm lên những hiện tượng tiêucực ấy là sự khủng hoảng lòng tin, con người không còn lý tưởng sống đúng đắn,mất định hướng giá trị, không ít người đã trở thành tín đồ mù quáng của dị giáo,

mê tín và văn hóa phản động

Thứ tư, hội nhập quốc tế còn có nguy cơ, điều kiện để các thế lực thùđịch thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”

Tác động của hội nhập quốc tế hiện nay có thể là làn gió mát, đem đến

sự thoáng đạt, tạo luồng khí tươi mới trong giao lưu, quảng bá văn hóa để dântộc ta hòa nhập với sự tiến bộ chung của nhân loại Tuy nhiên, không chỉ có làngió mát, trong lành mà quá trình hội nhập còn đem theo cả luồng “gió chướng”,độc hại Thực tế cho thấy, không ít những chính sách của các nước tư bản đầu

tư vào Việt Nam với những nguồn lợi khá lớn nhưng lại có mục đích “đầu vàokinh tế, đầu ra là chính trị” nhằm thực hiện mưu đồ “chiến thắng không cầnchiến tranh” Với Việt Nam, các thế lực thù địch dùng những chiêu thức lợidụng tuyên truyền sai lệch vấn đề dân chủ, nhân quyền hay tôn giáo hoặc quacác hoạt động của các tổ chức từ thiện, nhân đạo, các tổ chức phi chính phủ vàbằng cả hoạt động chính thống như tài trợ kinh tế, phát triển giáo dục và thậmchí là ngoại giao văn hóa, làm cho một bộ phận nhân dân, trong đó có lớp trẻtrở thành nội gián để các thế lực thù địch thực hiện diễn biến hòa bình thôngqua hội nhập văn hóa Một số thanh niên, sinh viên đã bị kích động nhân danhlòng yêu nước tiếp tay cho kẻ thù tàng trữ, phát tán tài liệu hoặc tung thông tinphản động chống phá Đảng, Nhà nước hay một số sinh viên được cử ra nước

Trang 35

ngoài học tập nhưng lại không muốn trở về nước để phục vụ Tổ quốc, mà tìmmọi cách ở lại nhằm có được cuộc sống giầu sang, sung sướng cho riêngmình Tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước vốn có trước kia bây giờ đã có dấuhiệu giảm sút, nhiều thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự, không muốncống hiến, chỉ muốn hưởng thụ; một số người còn lợi dụng chính sách mở cửa

để kiếm lợi riêng cho bản thân mình, bất chấp cả lợi ích của quốc gia, dân tộc

mà thực chất là mưu đồ chính trị của các thế lực thù địch đã tác động lớp trẻ,dẫn đến nhận thức sai lệch về lòng yêu nước, một trong những giá trị truyềnthống cao quý của dân tộc ta

Có thể khẳng định, hội nhập quốc tế ngoài việc tạo ra những khả năng

vô hạn cho sự tiến bộ của mỗi dân tộc, nó cũng đồng thời tạo ra những khảnăng phản tiến bộ, là quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hộinhư sự lan tràn chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa kinh tế, sự du nhập lối sống xa

lạ với giá trị truyền thống, tệ nạn xã hội…

Tóm lại, hội nhập quốc tế đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống ởmọi quốc gia và sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội tất yếu đã tạo rabước chuyển về giá trị truyền thống dân tộc theo chiều hướng tích cực, trong

sự chuyển biến đó, một số giá trị truyền thống dân tộc vẫn được phát huy vàđang dần dần mang thêm diện mạo mới cho phù hợp với thời kỳ mới; mặtkhác quá trình hội nhập lại đang gây ra những tác động tiêu cực không nhỏđến giá trị truyền thống dân tộc Chính vì vậy hơn lúc nào hết, chúng ta cầnphải phát huy giá trị truyền thống dân tộc, tranh thủ tiếp thu học hỏi nhữnggiá trị tinh hoa của các dân tộc khác để có thêm động lực và sức mạnh cầnthiết, tiếp tục đưa đất nước đổi mới, phát triển đi lên

1.3 Tính tất yếu khách quan và một số vấn đề của việc giáo dục nhằm giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Trang 36

1.3.1 Tính tất yếu phải giáo dục giá trị truyền thống dân tộc ở nước

ta trong quá trình hội nhập quốc tế

1.3.1.1 Vai trò giáo dục giá trị truyền thống dân tộc trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế

Giáo dục giá trị truyền thống là hoạt động có mục đích, có tổ chứcnhằm giúp các thành viên của cộng đồng có những hiểu biết cần thiết hìnhthành thái độ đúng đắn, những hành vi tích cực trong việc bảo tồn, phát huycác giá trị truyền thống và có ý thức loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thờitrong di sản truyền thống Các giá trị truyền thống dân tộc được bảo tồn vàphát huy sẽ trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của đất nướctrong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

Vai trò của giáo dục giá trị truyền thống được biểu hiện cụ thể trước hết

ở chỗ, thông qua giáo dục - con đường thuận lợi, cách thức cơ bản nhất trongviệc truyền dẫn và lưu trữ các giá trị truyền thống dân tộc một cách đầy đủtrên cơ sở cung cấp kiến thức về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế

hệ sau Đồng thời, hoạt động giáo dục còn có vai trò quan trọng là phê phánnhững truyền thống không còn giá trị, lạc hậu nó cần bị loại bỏ hoặc nhữngtruyền thống không còn phù hợp cần bổ sung, điều chỉnh để thích ứng với giaiđoạn lịch sử mới của cộng đồng dân tộc Tiếp theo, giáo dục không chỉ tácđộng đến các đối tượng được giáo dục về các giá trị truyền thống cần giữ gìnphát huy mà còn giúp cho con người chuyển hóa thành vốn sống của cá nhân,đồng thời khi được bổ sung điều chỉnh nó còn tạo ra những sắc diện mới,không chỉ tô đậm nét đặc sắc của giá trị truyền thống mà còn hình thànhnhững giá trị mới phù hợp với thời cuộc luôn luôn biến đổi Một yếu tố nữa,giáo dục còn là sự tác động một cách chủ định đến các giá trị truyền thống đểcác giá trị đó phát huy mọi tính năng phục vụ con người trong đời sống hiệntại và định hướng thái độ con người, tạo động lực cho hành động tích cực cho

sự phát triển xã hội trong tương lai

Trang 37

Có thể khẳng định rằng, nhờ hoạt động giáo dục mà các giá trị truyềnthống của dân tộc Việt Nam ngày càng được duy trì bền vững, đồng hành với

sự tiến bộ và phát triển cùng dân tộc qua nhiều thời kỳ, giai đoạn lịch sử Từxưa đến nay, cha ông ta không chỉ cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất,đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm, tạo nên những giá trị truyền thống củadân tộc mà còn đúc kết các giá trị truyền thống đó, duy trì và phát huy trongsuốt quá trình phát triển, truyền dạy lại cho con cháu đời sau nhiều bài họcquý với nhiều cách thức, trong đó việc giáo dục có vai trò to lớn Hoạt độnggiáo dục truyền thống không chỉ là truyền thụ kiến thức, khuyên răn trực tiếp

mà còn được chắt lọc lưu giữ trong đời sống, được ví như quyển sách dày cógiá trị như cẩm nang của đời sống Do đó, giáo dục có vai trò rất lớn để giữgìn, phát huy các giá trị truyền thống dân tộc

Ngày nay, vai trò của giáo dục càng được coi trọng trong chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội và được Đảng, Nhà nước ta xem là quốc sách hàng

đầu nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” phục vụcho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới thành công

Trong xu thế quốc tế hóa, không có một quốc gia nào có thể tách biệtvới thế giới bên ngoài, hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa diễn ra sôi động,

nó tác động ảnh hưởng đến mọi quốc gia dân tộc Vấn đề đặt ra với các nước

là trong quá trình hội nhập quốc tế, một mặt tiếp nhận những tinh hoa văn hóacủa nhân loại, mặt khác không được đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộcmình và lấy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc làm nền tảng cho việctiếp thu và hội nhập quốc tế về văn hóa, một trong những yếu tố cần thiết đểtăng cường, phát huy sức mạnh nội lực, đảm bảo cho sự phát triển bền vữngcủa quốc gia trong quá trình hội nhập.Việc giáo dục ý thức giữ gìn, phát huycác giá trị truyền thống dân tộc đã được nhiều nước trên thế giới thực hiệnthành công thông qua giáo dục cho người dân, nhất là thế hệ trẻ, trên cơ sở kếthừa những truyền thống tốt đẹp thể hiện bản sắc của dân tộc và tích cực học

Trang 38

hỏi những giá trị tiến bộ của các quốc khác giúp đất nước phát triển ổn định,mặt khác làm tăng cường vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của một số nước trong việc giáo dục nhằm giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế

Một số nước châu Á đi tiên phong trong quá trình hội nhập quốc tế, cởi

mở trong phát triển kinh tế và học hỏi rất hợp lý các giá trị văn hóa phươngTây, nhưng đó là lại là những nước tiếp biến hài hòa để du nhập văn hóa vàphát triển trên nền tảng giữ gìn phát huy các giá trị truyền thống, cũng vì thế

để duy trì sự phát triển và khẳng định vị trí của quốc gia trên trường quốc tế,

họ rất coi trọng việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Có thể kể ra baquốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, là những nước phát triển nhất củaChâu Á và có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa với Việt nam

Nhật Bản – quốc gia đi đầu trong canh tân dân tộc ở châu Á Mặc dù là

một nước phong kiến nhỏ, cực kỳ bảo thủ, nhưng nhờ Duy tân Minh trị cuốithế kỷ XIX mà chỉ sau đó 20 năm, nước Nhật đã trở thành nước công nghiệp,phát triển văn minh nhất phương Đông Sau thất bại nặng nề và suy kiệt trongChiến tranh thế giới thứ II, khiến Nhật Bản và rơi vào sự phong tỏa của nước

Mỹ những năm đầu hậu chiến Nhưng, với tinh thần và giá trị của dân tộc rấtcần cù, bản lĩnh, họ đã không bất lực trước thiên tai, mà để tồn tại họ khôngđược phép khuất phục Chính giá trị tinh thần truyền thống và nghị lực vô đối

đó, cả dân tộc tự cường, phát huy tính cộng đồng, mạnh dạn tìm tòi, đột phávới những tư duy sáng tạo và cải cách hợp lý, quyết tâm đuổi kịp các nướctiên tiến Và, cũng chỉ 20 năm sau (đến thập niên 70 của thế kỷ XX), NhậtBản được mệnh danh là “Đế quốc phát triển thần kỳ” Sự thần kỳ đó khôngphải tìm được “bí kíp” hay bắt chước các nước phát triển Âu – Mỹ một cáchthiên cưỡng mà cực kỳ thông minh, mặc dù họ chủ trương “thoát Á” và “Tâyhóa”, nhưng cái cách của họ là “thoát” ra khỏi vị trí thấp hèn của một quốcgia phong kiến châu Á nhỏ bé, lạc hậu để trở thành cường quốc; còn “Tây

Trang 39

hóa” là học kỹ nghệ phương Tây để trở thành nước công nghiệp tiên tiến.Điều quan trọng nhất trong sự nghiên cứu của nhóm tác giả về vấn đề này làtriết lý phát triển “kỹ thuật phương Tây, đạo lý Nhật Bản”, đó cũng là cơ sởnền tảng giáo dục con người của Nhật Bản, sự kết hợp các giá trị tiên tiếnhiện đại với các giá trị truyền thống để nước Nhật phát triển mà người Nhậtvẫn duy trì một nền tảng xã hội thuần nhất và được giáo dục ở mức độ cao.Sản phẩm của nền giáo dục kết hợp ấy là con người có tinh thần tập thể cao;lòng trung thành tuyệt đối với cấp trên, với cộng đồng và công ty; trọng tôn titrật tự; tinh thần tự lực tự cường, tính tự lập cao với những đức tính rất truyềnthống: “cần cù chịu khó trong lao động; có niềm tin vào tính tiết kiệm; hiếuthảo đối với cha mẹ, lòng trung thành trong một gia đình mở rộng và quantrọng hơn nữa là tinh thần tôn sư trọng đạo, ham học và ham hiểu biết” [12].Thầy Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn (ĐHQG Tp.HCM) cho rằng: “người Nhật vừa cực kỳ bảo thủ, vừa cực kỳcách tân Họ vừa cố giữ gìn hầu như tất cả những “vốn liếng” văn hóa còn có tácdụng, vừa thay đổi rất triệt để theo văn hóa phương Tây những gì mà họ cho làtốt đẹp, có lợi cho công cuộc hiện đại hóa nước Nhật” [54, 7] Những nhận xétcủa các tác giả trên cũng cho chúng ta hiểu là cần học hỏi kinh nghiệm của NhậtBản trong việc giáo dục giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam.

Hàn Quốc – một quốc gia Đông Á khác, có những kinh nghiệm mà

chúng ta cần tham khảo, họ chủ trương xây dựng một nền giáo dục mở, có

mục tiêu cuối cùng là kiến tạo “một nền giáo dục hoàn hảo” để bảo đảm sự tựhoàn thiện của mỗi công dân [71, 32] Cuộc cải cách giáo dục ở Hàn Quốcdiễn ra trong thời kỳ công nghiệp hóa đã “biết tận dụng những ưu điểm củacác yếu tố văn hóa truyền thống, biến nó thành một trong những nhân tố góp

phần thúc đẩy xã hội phát triển” [26, 225.] Trên thực tế, dù là Hàn Quốc là

một xã hội hiện đại, nhưng trong giáo dục từ gia đình đến nhà trường và ngoài

xã hội, người Hàn Quốc luôn chú trọng các yếu tố giá trị truyền thống, như

Trang 40

tinh thần tự tôn dân tộc, trung thành với quốc gia, lễ nghĩa trong gia đình đềcao lòng hiếu thảo… Ngoài ra, Hàn Quốc cải cách giáo dục nhưng trên cơ sởbảo đảm yếu tố truyền thống dân tộc và được luật hóa một cách có mục đíchnêu rõ tinh thần tự tôn dân tộc, mong muốn dân tộc có vị trí cao trong quan hệcộng đồng quốc tế Đạo luật giáo dục mới của Hàn Quốc có giá trị cơ bản là:

“nhấn mạnh đến việc xây dựng một nền tảng tinh thần cho sự kế tục dân tộc,cũng như các giá trị nhân văn, đạo đức của xã hội Sáng tạo thần tượng mới

về dân tộc Hàn Quốc trên tinh thần thống nhất và hòa hợp dân tộc”[26, 91]

Singapore – quốc gia phát triển nhất khối ASEAN, từ một làng chài

trên hòn đảo nhỏ bé, năm 1965 tuyên bố độc lập và nhanh chóng trở thànhmột trong 4 “con rồng” châu Á với sự phát triển vượt bậc về công nghệ Mặc

dù hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho đời sống chủ yếu là nhập khẩu vì không

có điều kiện canh tác, sản xuất nhưng Singapore rất mạnh về xuất khẩu hànghóa công nghiệp, công nghệ cao Là nước đi đầu trong quá trình chuyển đổisang nền kinh tế tri thức, đa phần chính khách, nhân lực quản lý và doanhnhân cao cấp được đào tạo từ nước ngoài, đồng thời là quốc gia đa sắc tộc,nhưng Singapore rất chú trọng đến việc gìn giữ bản sắc dân tộc, đặc biệt làquan tâm đến phát triển nền giáo dục tiên tiến Ngoài việc đào tạo ra nhữngngười có trình độ học vấn cao, nội dung giáo dục còn thể hiện rõ việc đặttrọng tâm vào các giá trị nhân bản như việc xây dựng nếp sống văn minh tiêntiến theo các chuẩn mực quốc tế, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa đa sắccủa người Singapore, điều này được thể hiện rõ trong các chương trình giáodục từ cấp tiểu học đến cấp đại học Ở mỗi cấp học chương trình giáo dục đạođức, pháp luật, văn hóa truyền thống và lối sống văn minh đô thị tiên tiếnđược đề cập trong chương trình chính Theo ông Lý Quang Diệu – người cócông sáng lập và khai sáng con đường phát triển của đảo quốc này, “Chúng takết hợp đặc trưng sáng kiến, sức sáng tạo và sức sản xuất của người Mỹ,chúng ta cũng học tập kinh nghiệm của người Nhật Bản Nhưng tuyệt đại đa

Ngày đăng: 15/10/2016, 21:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Đức Bình (2001), Một số vấn đề về công tác lý luận tư tưởng và văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về công tác lý luận tư tưởng vàvăn hóa
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
4. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Ban hành ngày 10/8/2012), http://www.hcmcpv.org.vn, ngày 20/8/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phươnghướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2012
5. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Tác giả: Bộ Giáo dục & Đào tạo
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
6. Bộ Ngoại giao - Vụ hơp tác kinh tế đa phương (2002), Việt Nam hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa - vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam hộinhập trong xu thế toàn cầu hóa - vấn đề và giải pháp
Tác giả: Bộ Ngoại giao - Vụ hơp tác kinh tế đa phương
Nhà XB: Nxb. Chính trịquốc gia
Năm: 2002
7. Nguyễn Trọng Chuẩn –Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Công trình kỉ niệm 40 năm thành lập Viện triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trịtruyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn –Nguyễn Văn Huyên (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
8. Nguyễn Trọng Chuẩn (2004), Hội nhập quốc tế – cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, Tạp chí Triết học số 8/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập quốc tế – cơ hội và thách thứcđối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 2004
9. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về triết học - con người - xãhội
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 2002
10. Nguyễn Trọng Chuẩn - Phạm Văn Đức - Hồ Sỹ Quý (đồng chủ biên) (2001), Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn - Phạm Văn Đức - Hồ Sỹ Quý (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
11. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầuhóa
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 2006
12. Nguyễn Đức Dương, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế - 2000, số 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1996
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2011
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BanChấp hành Trung ương khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Năm: 1993
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Banchấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1998
19. Trần Thị Anh Đào (2010), Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinhviên hiện nay
Tác giả: Trần Thị Anh Đào
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2010
20. Phạm Văn Đồng (1969), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và ngườinghệ sĩ
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 1969
21. Anh Đức, Bùi Đình Thi, Bùi Khánh Thế (2001), Bản sắc dân tộc trong văn hóa văn nghệ, Nxb. Văn học và Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc trong vănhóa văn nghệ
Tác giả: Anh Đức, Bùi Đình Thi, Bùi Khánh Thế
Nhà XB: Nxb. Văn học và Trung tâm nghiên cứu quốc học
Năm: 2001
22. Phạm Duy Đức (chủ biên) (2006), Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Văn hóa thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thách thức của văn hóa ViệtNam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Phạm Duy Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin vàViện văn hóa
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.  Những biểu hiện tiêu cực trong nhận thức và lối sống trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc - LUẬN văn THẠC sĩ   GIÁO dục TRUYỀN THỐNG dân tộc VIỆT NAM CHO SINH VIÊN tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH hội NHẬP QUỐC tế
Bảng 3. Những biểu hiện tiêu cực trong nhận thức và lối sống trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w