MỤC LỤC
Hai là, quá trình hội nhập thực sự gắn kết các nước với nhau, quá trình này giúp các dân tộc ở các quốc gia khác nhau ngày càng gần gũi và chia sẻ với nhau nhiều hơn về các giá trị, phương thức tư duy và hành động tạo ra sự hài hòa và thống nhất ngày càng cao hơn giữa các chính sách xã hội của các nước thành viên; đồng thời tạo điều kiện để người dân mỗi nước được thụ hưởng tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại, đặc biệt hình thành và phát triển ý thức, tình cảm gắn bó với cộng đồng chung rộng lớn hơn quốc gia dân tộc mình, đó là ý thức công dân khu vực, công dân toàn cầu (ví dụ: ý thức tham gia vào các phong trào, như “Giờ Trái đất”, “Cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường” “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” hay. “Ngày Thế giới không hút thuốc lá” hay “Vì một hành tinh xanh”…). Một số nghệ sỹ, mặc dù có bố mẹ là người Việt, đang sống ở Việt Nam, cũng phải cố tạo cho mình một tên của người nước ngoài như Linda, Angle hay Tony…Nhưng điều bức xúc nhất là nhiều bạn trẻ ngày nay không nhận thức đúng về các giá trị truyền thống, cho đó là những gì đã lỗi thời, phải “ngoại hóa” từ cách suy nghĩ, đến hành vi, lối sống, biểu hiện ở tư tưởng “sính ngoại”, “vọng ngoại”, xem nhẹ thuần phong mỹ tục hay vô cảm trước khó khăn hay mất mát của những người xung quanh, thờ ơ với vấn đề xã hội của đất nước, những biểu hiện “mất gốc”, phai nhạt bản sắc mà nếu không được chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời thì những gì là bản sắc, cốt cách riêng của.
Vấn đề đặt ra với các nước là trong quá trình hội nhập quốc tế, một mặt tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại, mặt khác không được đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình và lấy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc làm nền tảng cho việc tiếp thu và hội nhập quốc tế về văn hóa, một trong những yếu tố cần thiết để tăng cường, phát huy sức mạnh nội lực, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia trong quá trình hội nhập.Việc giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống dân tộc đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện thành công thông qua giáo dục cho người dân, nhất là thế hệ trẻ, trên cơ sở kế thừa những truyền thống tốt đẹp thể hiện bản sắc của dân tộc và tích cực học hỏi những giá trị tiến bộ của các quốc khác giúp đất nước phát triển ổn định, mặt khác làm tăng cường vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Cuộc cải cách giáo dục ở Hàn Quốc diễn ra trong thời kỳ công nghiệp hóa đã “biết tận dụng những ưu điểm của các yếu tố văn hóa truyền thống, biến nó thành một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy xã hội phát triển” [26, 225.] Trên thực tế, dù là Hàn Quốc là một xã hội hiện đại, nhưng trong giáo dục từ gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội, người Hàn Quốc luôn chú trọng các yếu tố giá trị truyền thống, như tinh thần tự tôn dân tộc, trung thành với quốc gia, lễ nghĩa trong gia đình đề cao lòng hiếu thảo… Ngoài ra, Hàn Quốc cải cách giáo dục nhưng trên cơ sở bảo đảm yếu tố truyền thống dân tộc và được luật hóa một cách có mục đích nờu rừ tinh thần tự tụn dõn tộc, mong muốn dõn tộc cú vị trớ cao trong quan hệ cộng đồng quốc tế.
Quá trình hội nhập quốc tế và những tác động của nó đã ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống Tp.HCM, đặc biệt là tác động đến các giá trị truyền thống dân tộc tạo những chuyển biến tích cực của sinh viên đối với các giá trị truyền thống dân tộc; ngược lại cũng gây chuyển biến trong đời sống tinh thần mang xu hướng tiêu cực, như tiếp thu thiếu chọn lọc, dễ dàng chấp nhận các yếu tố văn hóa ngoại lai, có tư tưởng ngoại hóa, sống vọng ngoại, sính ngoại, từ việc ăn mặc trang phục, ngôn ngữ, thần thượng quá đáng hình mẫu ngoại quốc…đến quên đi mình là người Việt Nam, ngay cả lối sống buông thả, thác loạn, thực dụng, đua đòi, vị kỷ… là những biểu hiện của sự lệch chuẩn với yêu cầu của xã hội và trái ngược của đức tính chung thủy, nhân ái, đoàn kết, giản dị…, vốn là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tệ hơn, một số người trong đó có sinh viên coi thường những giá trị truyền thống dân tộc, chối bỏ nguồn gốc nòi giống của mình, tự ti và hạ thấp giá trị con người Việt, không ít sinh viên chỉ trích những giá trị truyền thống là cái cũ kỹ, lạc hậu, cần xóa bỏ, tham vọng về cuộc sống giàu có nhanh chóng, giống như cuộc sống ở một số nước phát triển ở phương Tây, ngưỡng mộ lối sống tự do quá lối, thậm chí ngộ nhận về giá trị dân chủ phương Tây tư sản, rồi bị kích động biểu tình tự phát hoặc bị lôi kéo, tham gia vào các tổ chức phản động, nói xấu Đảng và chế độ ta, tuyên truyền chống lại Nhà nước Việt Nam, trường hợp Nguyễn Phương Uyên sinh viên năm thứ 3, Trường đại học Công nghiệp thực phẩm Tp.HCM là một ví dụ điển hình.
Chính vì vậy, để hoàn thành quá trình đào tạo với tấm bằng cử nhân và có được một nghề nghiệp nhất định, sinh viên phải tập trung vào việc học tập những môn học chuyên ngành và nghiên cứu về lĩnh vực được đào tạo, do đó mọi thời gian và sự nỗ lực ở trường đại học của sinh viên đều dồn hết tâm trí, công sức cho nghề nghiệp tương lai của mình, đâu có thời gian và cũng không còn môn Đạo đức, GDCD như ở phổ thông để mà học về lòng yêu nước hay những giá trị truyền thống khác….Một vấn đề quan trọng nữa là cách dạy các môn xã hội, ở phổ thông chủ yếu theo lối diễn giảng, lý thuyết suông, rồi đọc chép; lên đại học, cách dạy và học các môn KHXH cũng không cải thiện là mấy, có chăng là sinh viên có thêm thời gian vào tự học, tự nghiên cứu, nhưng cũng chỉ là đọc sách, tra cứu thông tin, viết tiểu luận, không có những phòng thí nghiệm, áp dụng lý thuyết hay công xưởng để thực hành…như các trường thuộc khối ngành kinh tế, y – dược, kỹ thuật… Ngay cả hoạt động ngoại khóa hay các cuộc thi kiến thức hay những sân chơi trí tuệ phục vụ cho chuyên ngành đào tạo, phát triển kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên tại các trường thuộc khối KHXH cũng đìu hiu, tẻ nhạt. Thứ hai, những năm học ở phổ thông, mối liên hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội tạo nên môi trường khá an toàn trong việc giáo dưỡng, là nền tảng khá vững chắc cho học sinh, từ dạy bảo nề nếp mang tính truyền thống trong gia đình Việt Nam, đến những chuẩn mực đạo đức, pháp luật các em được học tập qua môn học Đạo đức, môn GDCD ở phổ thông, cùng với các môn KHXH khác như Văn học, Lịch sử… có nhiều nội dung về giá trị truyền thống dân tộc; đồng thời trong cuộc sống hàng ngày, các em cùng với gia đình và cộng đồng còn thực hiện chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước đối, nhất là yêu cầu và nội dung về xây dựng đời sống văn hóa trong nhân dân vừa mang các yếu tố truyền thống dân tộc, vừa có tính tiến bộ, hiện đại của một xã hội đang phát triển.
Cả cách nhìn nhận hời hợt cũng như quá khắt khe trong việc giáo dục giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên đều là nhận thức sai lệch, điều đó chẳng những chúng ta không có định hướng đúng đắn trong việc xây dựng hệ giá trị mới của con người Việt Nam hiện nay dựa trên những giá trị truyền thống mà còn không biết cách kế thừa các giá trị truyền thống, biến thành động lực, sức mạnh nội lực giúp cho thanh niên, nhất là sinh viên khai thác, sử dụng và phát huy ưu thế của nguồn nhân lực trẻ cho sự phát triển đi lên của nước nhà. Đồng thời, muốn tăng cường việc giáo dục giá trị truyền thống dân tộc cho sinh viên, phải đảm bảo các yêu cầu trong quá trình thực hiện: toàn diện, thiết thực, hiệu quả dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống, loại bỏ những yếu tố tiêu cực cũng như tiếp nhận có chọn lọc những giá trị mới từ bên ngoài gắn liền với các hoạt động của quá trình giáo dục để SV có được những giá trị cần thiết vừa “đậm đà bản sắc dân tộc”, vừa mang tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của con người Việt Nam mới trong giai đoạn hiện nay.
Ngày nay, khi quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, cách mạng nước ta đang có nhiều cơ hội để đổi mới thành công, nhưng cũng đối mặt trước những thách thức lớn, nhất là nguy cơ “Diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch tiến hành để phá hoại sự nghiệp của Đảng và nhân dân ta với âm mưu thực hiện một cuộc chiến mà “chiến thắng không cần súng đạn”, một trong những thủ đoạn để thực hiện âm mưu đó là tấn công vào lĩnh vực văn hóa, làm suy hoại đời sống của thế hệ trẻ bằng sự “xâm lăng văn hóa”, gây ra những biến đổi tiêu cực trong tư tưởng, lối sống của lớp trẻ, làm mai một những giá trị truyền thống dân tộc, hấp thụ những yếu tố văn hóa độc hại, suy đồi về đạo đức lối sống, đua đòi buông thả, thực dụng thấp hèn, không quyết tâm học hành, rèn luyện,… mất định hướng, không đủ bản lĩnh vượt qua khó khăn, không còn sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dẫn đến nguy cơ mất nước. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của thanh niên, xuất phát từ thực trạng biến đổi phức tạp trong nhận thức lối sống của thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng trước tác động của quá trình hội nhập quốc tế và sự cần thiết của việc tăng cường giáo dục giá trị truyền thống của dân tộc trong thanh niên, sinh viên, Đảng và Nhà nước có những chủ trương, quan điểm chỉ đạo và những định hướng về vấn đề này được thể hiện qua những nghị quyết của thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.
Đưa nội dung giá trị truyền thống dân tộc vào chương trình học tập chính khóa; đổi mới phương pháp dạy – học và giáo dục truyền thống, áp dụng phương pháp dạy học hiện đại, tích cực trong các môn khoa học xã hội và nhân văn để nâng cao hiệu quả bài giảng, khuyến khích sáng tạo trong nghiên cứu tìm hiểu lịch sử dân tộc, tạo sự yêu thích, say mê KHXH, yêu thích kiến thức về giá trị văn hóa truyền thống…; đa dạng hóa các hoạt động và hình thức giáo dục truyền thống trong nhà trường, ngoài thực hiện các bài giảng chính khóa về giáo dục truyền thống, cần tổ chức các ngoại khóa như Hội trại, các sân chơi trí tuệ - thi tìm hiểu các giá trị truyền thống dân tộc và những kiến thức cơ bản về văn hóa lịch sử dân tộc, đi học tập ngoài thực tế thực tế xã hội; đưa nội dung giá trị truyền thống dân tộc thành tiêu chí cụ thể để xét điểm rèn luyện trong học kỳ, năm học và xem xét việc tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống là một nội dung đánh giá kết quả đào tạo toàn khóa đối với sinh viên. - Các tổ chức Đoàn – Hội trong trường ĐH, CĐ cần phải đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt và các hoạt động truyền giáo dục giá trị truyền thống dân tộc tránh gò bó, bắt buộc, thu hút sinh viên tham gia trên cơ sở tổ chức hoạt động giáo dục với nội dung bổ ích, thiết thực; hình thức phải sinh động hấp dẫn, thời điểm tổ chức phải thuận lợi cho việc học tập của sinh viên, tránh quá tải về các hoạt động trong những thời điểm thi cử, lễ - Tết, hè…; các cán bộ làm công tác Đoàn – Hội phải có tinh thần trách nhiệm, nâng cao khả năng và kinh nghiệm hoạt động, có kiến thức hiểu biết xã hội sâu sắc, nhất là kiến thức về truyền thống văn hóa lịch sử, truyền thống cách mạng, được tập huấn và rèn các kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, khả năng thuyết phục, lôi cuốn đoàn viên, thanh niên sinh viên tham gia vào các hoạt động của Đoàn – Hội tổ chức; chủ động kiến nghị, đề đạt những kế hoạch chương trình hoạt động giáo dục truyền thống dân tộc, lý tưởng, lối sống lên cấp ủy Đảng và lãnh đạo nhà trường nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đoàn – Hội và tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục có liên quan.