1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT HUY NGUỒN lực THANH NIÊN TỈNH bắc NINH TRONG THỜI kỳ đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa

89 501 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 483,5 KB

Nội dung

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước; lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, một trong những nhân tố quyết định tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Chăm lo, phát triển thanh niên là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nước ta hiện nay.

Trang 1

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT

HUY NGUỒN LỰC THANH NIÊN TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN

1.1 Nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh và phát huy nguồn lực

thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

1.2 Thùc tr¹ng nguồn lực và phát huy nguồn lực thanh niên

tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

Chương 2 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY

NGUỒN LỰC THANH NIÊN TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,

2.1 Yêu cầu phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 502.2 Giải pháp cơ bản phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh

Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

Trang 3

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định:nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với sự

phát triển bền vững của xã hội Đây là "nguồn lực của mọi nguồn lực", là "tài nguyên của mọi tài nguyên", là nhân tố quan trọng hàng đầu để đưa nước ta trở

thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vì

vậy, "lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" [8, tr.85] để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở

thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và thực hiện được mục tiêuphát triển con người mà Cương lĩnh bổ sung và phát triển năm 2011 đề ra:

Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể,nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển

Thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay là những người được sinh ratrong thời bình và được hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới đấtnước, có điều kiện thuận lợi để học tập, rèn luyện phấn đấu vươn lên; cónhiều sự lựa chọn trong nghề nghiệp, việc làm, vui chơi, giải trí; họ cònđược đào tạo một cách cơ bản và khá toàn diện Do đó, nguồn lực thanhniên giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước Đảng ta đã khẳng định: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng

Trang 4

trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân

tố quyết định sự thành bại của cách mạng" [6, tr.23]

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng; nằm trong tamgiác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõphía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội; có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóavào loại nhanh nhất miền Bắc hiện nay Mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh đặt ra

trong những năm tới là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015”[1, tr 24] Để

hiện thực hóa được mục tiêu đó, một trong những vấn đề hết sức quantrọng là cần khơi dậy và phát huy tốt các nguồn lực, trong đó việc phát huynguồn lực thanh niên có ý nghĩa quan trọng hàng đầu

Trong những năm qua, nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh đã đượckhơi dậy và phát huy khá tốt, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế

- xã hội của Tỉnh Tuy nhiên, một số tổ chức, lực lượng còn chưa nhận thứcđầy đủ về vị trí, vai trò của nguồn lực thanh niên đối với phát triển kinh tế -

xã hội; một bộ phận thanh niên còn chưa tỏ rõ ý chí, nghị lực phấn đấuvươn lên, không chịu trau dồi về học vấn, văn hóa, khoa học kỹ thuật Một bộ phận khác, do tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự biến độngphức tạp của tình hình kinh tế - xã hội thế giới và trong nước nên có biểuhiện của lối sống thực dụng; chủ nghĩa cá nhân và các tệ nạn xã hội chiphối dẫn tới không ít thanh niên vi phạm pháp luật, trở thành tội phạm Mặtkhác, trong những điều kiện cụ thể chưa có cơ chế, chính sách thích hợp vàmột hệ giải pháp đồng bộ, thống nhất nhằm khai thác, phát huy tiềm năng

về mọi mặt của thanh niên Hơn lúc nào hết, việc phát huy nguồn lực thanh

Trang 5

niên tỉnh Bắc Ninh đã, đang và sẽ là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách, cầnđược quan tâm nghiên cứu.

Vì vậy, đề tài: "Phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" có ý nghĩa lý luận, thực

tiễn cấp thiết hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong những năm gần đây, nguồn lực con người và phát huy nguồn lực conngười là vấn đề được đề cập nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau; việc triển khainghiên cứu sâu rộng, có hệ thống vấn đề nguồn lực con người và sử dụng có hiệuquả nguồn lực này đã thu được những kết quả nhất định Hiện nay, có rất nhiều nhàkhoa học với nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết đề cập về vấn đề này tươngđối toàn diện Tiêu biểu có các bài viết, công trình khoa học sau:

* Các sách tham khảo, chuyên khảo

“Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” của PGS Trần Văn Tùng và tác giả Lê Ái Lâm, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 1996 Cuốn sách đã giới thiệu khái quát về vai trò củanguồn nhân lực ở một số nước trên thế giới dưới tác động của giáo dục -đào tạo, đồng thời nêu bật vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc pháttriển nguồn nhân lực ở Việt Nam

“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, do PTS Mai Quốc Chánh làm chủ biên, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Cuốn sách đã phân tích vai trò của nguồnnhân lực và việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó đề xuất nhữnggiải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta đápứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước

“Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH, HĐH” của

Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001

Trang 6

“Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” do TS Đỗ

Minh Cương - PGS.TS Nguyễn Thị Loan chủ biên, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội, 2001 Cuốn sách làm rõ quan điểm, định hướng chiến lược

và giải pháp chủ yếu cho việc phát triển năng lực giáo dục bậc cao ởnước ta trong thời kỳ mới

“Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” của TS.

Bùi Thị Ngọc Lan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Cuốn sách tậptrung làm rõ trí tuệ, nguồn lực trí tuệ, vai trò, đặc điểm, thực trạng pháthuy và xu hướng phát triển của nguồn lực trí tuệ Việt Nam - bộ phận tinhhoa trong nguồn nhân lực Việt Nam thời gian qua Trên cơ sở đó, tác giảđưa ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồnlực trí tuệ Việt Nam trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước theođịnh hướng XHCN

"Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài " của Nghiêm Đình Vỳ,

Nguyễn Đắc Hưng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Cuốnsách này đã tập trung giới thiệu khái quát về lịch sử giáo dục Việt Nam;Những cơ hội, thách thức và nhiệm vụ đặt ra đối với giáo dục Việt Namtrong những năm đầu thế kỷ XXI Từ đó, các tác giả đưa ra một số giảipháp, kiến nghị nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng và nguồn nhânlực cho đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH

“Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam” của TS

Nguyễn Hữu Dũng, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2003 Tác giả đã trìnhbày có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển,phân bố, sử dụng nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN ở nước ta; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằmphát triển, phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con ngườitrong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta

Trang 7

* Các luận văn, luận án liên quan đến vấn đề nguồn lực con người, nguồn lực thanh niên

“Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” - Luận án tiến sĩ triết học của Đoàn Văn Khái, Hà Nội, 2000; “Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới (chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc)” - Luận án tiến sĩ triết học của Trịnh Quang Cảnh, Hà Nội, 2001; “Phát huy vai trò nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” - Luận

án tiến sĩ triết học của Nguyễn Đình Minh, Hà Nội, 2003; “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh” - Luận văn thạc sĩ triết học của Vũ Thị Phương Mai, Hà Nội, 2004; “Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre” - Luận văn thạc sĩ triết học của

Lê Thị Mai, Hà Nội, 2005; “Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” - Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Minh Thắng, Hà Nội, 2006; “Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Kom Tum” - Luận văn thạc sĩ triết học của Trịnh Ngọc Dương,

Hà Nội, 2006; “Nâng cao chất lượng nguồn lực sĩ quan trẻ trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” - Luận án tiến sĩ triết học của Hoàng Đình Tỉnh, Hà Nội, 2009; “Phát huy vai trò nguôn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay” - Luận

văn thạc sĩ triết học của Đinh Xuân Thủy, Hà Nội, 2009 Các đề tài trên

đã tập trung nghiên cứu đi sâu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đềphát huy nguồn lực con người, nguồn nhân lực chất lượng cao trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và sự nghiệp xâydựng quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng; phân tích và đánh giá sâu sắcthực trạng, từ đó đề xuất những giải pháp phát huy nguồn lực đó trong tình

Trang 8

-“Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” - PGS, TS Nguyễn Đắc Vinh - Tạp chí Thanh niên

tháng 6 - 2012; Các bài viết này bước đầu đề cập đến các vấn đề cấp bách hiệnnay như vị trí, vai trò, chính sách, giáo dục - đào tạo, việc làm nhằm phát huy nguồnlực con người, nguồn lực thanh niên Nội dung các bài báo đã cung cấp những cơ

sở khoa học và lượng kiến thức quan trọng để tác giả tham khảo

Cuộc Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) được Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình thực hiện

với hơn 10.000 mẫu khảo sát ở 63 tỉnh thành, tiến hành từ năm 2008, và

công bố vào tháng 6/2010, đã cung cấp những số liệu về gia đình, điều kiện sống, giáo dục, việc làm, sức khỏe, giải trí, thói quen, hành vi, hoài bão… của vị thành niên và thanh niên Việt Nam ngày nay Theo đó, vị thành niên

Trang 9

và thanh niên Việt Nam hiện nay có mối gắn kết chặt chẽ với gia đình, sống trong gia đình có mức sống cao hơn; gắn kết với nhà trường tốt hơn, đề cao việc học tập; lạc quan về cuộc sống trong tương lai…

Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học đi sâu nghiên cứu, lý giải vấn

đề ở các góc độ khác nhau về bản chất, các nhân tố tác động, vai trò, pháthuy nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn

diện và mang tính hệ thống về vấn đề: “Phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Vì

vậy, đề tài luận văn mà tác giả lựa chọn nghiên cứu không trùng lặp với cáccông trình đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích:

Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đề xuất giảipháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

* Nhiệm vụ:

Làm rõ quan niệm về nguồn lực thanh niên và phát huy nguồnlực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước

Đánh giá thực trạng nguồn lực và phát huy nguồn lực thanh niên tỉnhBắc Ninh hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó

Đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy tốt hơnnữa nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh

Trang 10

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Phạm vi nghiên cứu

Nguồn lực và phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thời gian khảo sát từnăm 2008 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp luận

Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai tròthanh niên, phát huy nguồn lực thanh niên; bám sát thực tiễn phát huynguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh, các báo cáo tổng kết của các cấp uỷđảng, chính quyền, cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Ninh và khảo sátthực tế của tác giả về các vấn đề liên quan đến đề tài

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủnghĩa duy vật lịch sử, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu tưliệu, thu thập thông tin, điều tra xã hội học

6 Ý nghĩa của đề tài

Góp phần làm sáng tỏ vai trò nguồn lực thanh niên và phát huynguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước

Luận văn góp thêm cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc hoạch định chủtrương, chính sách của các cấp uỷ đảng, chính quyền và các cơ quan chức năngtỉnh Bắc Ninh trong phát huy nguồn lực thanh niên; đồng thời luận văn có thểlàm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu về nguồn lực thanhniên, phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh

7 Kết cấu của đề tài

Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham

Trang 11

khảo và phụ lục kèm theo

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT HUY

NGUỒN LỰC THANH NIÊN TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ ĐẨY MẠNH

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

1.1 Nguồn lực thanh niên và phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.1.1 Quan niệm về nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh

* Nguồn lực con người

Nguồn lực là hệ thống các yếu tố cả vật chất và tinh thần đã, đang và

sẽ có khả năng tạo ra sức mạnh tổng hợp góp phần thúc đẩy quá trình cảibiến tự nhiên và xã hội của một quốc gia, dân tộc

Khái niệm nguồn lực có phạm vi bao quát rộng, hàm chứa không chỉcác yếu tố vật chất, tinh thần đã và đang tạo ra sức mạnh trên thực tế mà cảnhững yếu tố mới ở dạng tiềm năng; không chỉ nói lên sức mạnh mà còn chỉ

ra nơi bắt đầu, nơi phát sinh hay nơi có thể cung cấp sức mạnh; phản ánhkhông chỉ số lượng mà còn cả chất lượng các yếu tố và sự biến đổi khôngngừng của các yếu tố đó

Tùy theo từng điều kiện cụ thể và góc độ nghiên cứu trong các mốiquan hệ xác định mà nguồn lực được tính đến như thế nào, mở rộng hay thuhẹp Có thể nêu ra một số loại nguồn lực sau: nguồn lực vật chất và nguồn lựctinh thần; nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài; nguồn lực chủ quan vànguồn lực khách quan Có những yếu tố tạo nên một nguồn lực nào đó lại trởthành những nguồn lực của chính nguồn lực đó, như trí tuệ cũng được coi làmột nguồn lực trong nguồn lực con người

Hiện nay, các nguồn lực quan trọng nhất thúc đẩy quá trình CNH, HĐHđất nước có thể được qui về 5 loại sau: nguồn lực con người Việt Nam; nguồntài nguyên thiên nhiên; nguồn lực do vị trí địa lý thuận lợi; nguồn lực bắt

Trang 12

nguồn từ cơ sở vật chất và tiềm lực khoa học kỹ thuật; các nguồn lực nướcngoài Các nguồn lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng tác động vàoquá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Trong đó, nguồn lựccon người Việt Nam là quí nhất, quyết định nhất.

Khái niệm “nguồn lực con người” mới được dùng từ những năm 60 củathế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và một số nước châu Á, hiện nay, nóđược sử dụng khá phổ biến trên thế giới [17, tr 32]

Trong lý luận về lực lượng sản xuất, con người được coi là lực lượngsản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động và pháttriển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất và do đó, quyếtđịnh năng suất lao động và tiến bộ xã hội

Trong lý luận về “vốn”, con người được đề cập đến như một loại vốn –(vốn người) một thành tố cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất và kinhdoanh Từ cách tiếp cận này, Ngân hàng Thế giới cho rằng: Nguồn lực conngười được hiểu là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp)

mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá trình sản xuất kinhdoanh hay một hoạt động nào đó Ở đây, nguồn lực con người được coi nhưmột nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác như tiền, tài nguyên thiênnhiên… Đầu tư cho con người giữ vị trí trung tâm trong các loại đầu tư vàđược coi là cơ sở chắc chắn cho sự phát triển bền vững

Dựa trên cách tiếp cận này, Liên hợp quốc cho rằng NLCN là tất cảnhững kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có quan hệ tới sự pháttriển của đất nước Nguồn lực con người ở đây được xem xét chủ yếu ở chấtlượng con người và vai trò, sức mạnh của nó đối với sự phát triển xã hội

Ở nước ta khái niệm NLCN được sử dụng tương đối rộng rãi kể từ đầuthập niên 90 của thế kỷ XX Tuy nhiên, trong Từ điển Bách khoa Việt Namcũng như các Từ điển Tiếng Việt chưa thấy đưa ra định nghĩa “Nguồn lực conngười” Dù vậy, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều quan niệm

Trang 13

khác nhau khi bàn về NLCN, về nguồn nhân lực.

Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nguồn lực con người là

số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe

và trí tuệ, năng lực và phẩm chất” [16, tr.328] Giáo sư, TS Hoàng ChíBảo cũng cho rằng: “Nguồn lực con người là sự kết hợp thể lực và trí lực,cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng hiệu quả hoạt động và triển vọngmới phát triển của con người” [2, tr.14] Ngoài thể lực và trí lực, theo tácgiả "cái làm nên nguồn lực con người là kinh nghiệm sống, đặc biệt lànhững kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người, là nhu cầu và thóiquen vận dụng tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộng đồngvào việc tìm tòi, sáng tạo” [2, tr.15]

Trong lời phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (khóa VIII), nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định:Nguồn lực con người là quý báu nhất Nguồn lực đó là người lao động cótrí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồidưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoahọc công nghệ hiện đại [9, tr.9]

Từ một số cách tiếp cận và những nội dung đã dẫn trên, có thể hiểu:

Nguồn lực con người - một dạng đặc biệt của nguồn lực nói chung, là tổng hoà các yếu tố tạo nên sức mạnh của con người và cộng đồng xã hội, là số dân, cơ cấu số dân và chất lượng con người với tất cả đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội Đây là một khái niệm rộng mà nội

dung của nó được thể hiện trên một số mặt cơ bản sau:

Thứ nhất, “nguồn lực con người” được biểu hiện ra là người lao động,

là lực lượng lao động (số người trong độ tuổi lao động, có khả năng laođộng), là nguồn lao động (đội ngũ lao động hiện có và sẽ có) Nói đến NLCNcòn nói đến quy mô dân số và tốc độ tăng dân số trong một thời kỳ nhất định

Trang 14

của một quốc gia, một địa phương.

Thứ hai, “nguồn lực con người” phản ánh cơ cấu dân cư, nhất là cơ cấu

lao động trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế…

Thứ ba, “nguồn lực con người” chủ yếu nói lên chất lượng dân số, đặc biệt

là chất lượng của lực lượng lao động trong hiện tại và tiềm năng trong tương lai

Thứ tư, “nguồn lực con người” còn bao hàm cả sự liên hệ tác động lẫn

nhau giữa các yếu tố nội tại cấu thành nó cũng như sự tác động qua lại giữaNLCN với các nguồn lực khác và với môi trường xung quanh Đồng thời, cònnói lên sự biến đổi về số lượng, chất lượng, cơ cấu dân cư và lực lượng lao động

Thứ năm, “nguồn lực con người” còn chỉ ra rằng: con người được xem

xét với tư cách là một nguồn lực, nguồn lực nội tại, cơ bản trong hệ thống cácnguồn lực của sự phát triển xã hội Nguồn lực con người thể hiện ở cả trongphẩm chất và năng lực toàn diện… ở sự thống nhất biện chứng giữa yếu tố vậtchất và yếu tố tinh thần của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng, không chỉ cótrong hiện tại mà còn ở dạng tiềm năng

Như vậy, nói đến NLCN và vai trò của nó phải xem xét con người với

tư cách vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình phát triển KT - XH Làchủ thể bởi con người khai thác, sử dụng các nguồn lực khác, hơn nữa còn tạo

ra nguồn lực mới cho sự tồn tại và phát triển xã hội Là khách thể, con ngườitrở thành đối tượng được khai thác, cả về trí lực và thể lực cho mục tiêu pháttriển xã hội Với ý nghĩa đó, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể, vừa

là động lực, vừa là mục tiêu của các quá trình phát triển KT - XH

* Nguồn lực thanh niên

Thanh niên và đặc điểm chung của thanh niên

Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, luôn mang trongmình tính đa dạng của thế hệ đang lớn lên Vì thế, trong suốt tiến trình pháttriển của lịch sử nhân loại, vấn đề thanh niên đã được tất cả các quốc gia,

Trang 15

các thời đại coi trọng đặc biệt Trong kho tàng tri thức của loài người đã lưugiữ lại những tư tưởng, quan điểm, các công trình nghiên cứu của các nhàkhoa học, các danh nhân văn hóa, các bộ môn khoa học nghiên cứu về thanhniên Khái niệm thanh niên có sự biến đổi trong quá trình phát triển xã hội -lịch sử Xã hội loài người càng phát triển thì khái niệm thanh niên càngphong phú và hoàn thiện

Trước hết, cần phải nhấn mạnh rằng, trong qui luật sinh tồn của conngười, việc trải qua các lứa tuổi là một tất yếu Ở mỗi lứa tuổi, sự phát triển

về thể chất, tâm lý và nhân cách của con người lại có những qui luật riêng.Thanh niên là thời kỳ kế tiếp của lứa tuổi thiếu niên và là một giai đoạn pháttriển điển hình về thể chất và tâm lý của con người Thanh niên là một thànhphần đặc biệt của cơ cấu xã hội Muốn tìm hiểu và xác định phạm trù này cầnphải có sự thống nhất về khoảng tuổi, đặc điểm chung, riêng của họ, về tínhchất xã hội, các quan hệ cơ bản giữa họ với cộng đồng; phải tính đến nhữngqui luật bên trong của sự phát triển về thể chất và tinh thần của họ

Ở nước ta Luật Thanh niên có hiệu lực 01/7/2006 quy định Thanh niên

là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi Như vậy, thanh niên chỉ phân

biệt một cách tương đối với các bộ phận dân cư khác của quốc gia - dân tộctrên một tiêu chí duy nhất là giới hạn độ tuổi Tuy nhiên, có thể rút cái chung,cái thống nhất căn bản nhất của thanh niên chính là ở tuổi trẻ của tất cả cácthành viên Trong cuộc đời của mỗi con người thì tuổi thanh niên có ý nghĩa vôcùng quan trọng Thể hiện trên một số đặc điểm chung như sau:

Thanh niên với tư cách là một con người cá thể từ 16 đến 30 tuổi, xét từ

góc độ tâm - sinh lý thì đây là giai đoạn con người chuyển biến từ một đứa trẻthành một người trưởng thành với sự hoàn thiện cơ thể về mặt sinh học vànhững chuyển biến về tâm - sinh lý, tình cảm rất điển hình của tuổi dậy thì.Thanh niên là thời kỳ đầu của người lớn, những năm tháng sung sức, đẹp đẽ

Trang 16

nhất của đời người, có thể phân biệt rõ rệt nhất với thiếu niên, nhi đồng ở lứatuổi ấu thơ, với những người đứng tuổi (trung niên) và những người đã bướcvào tuổi già Đứng ở góc độ sinh học, lứa tuổi thanh niên được coi là một cấp

độ phát triển hoàn thiện về mặt thể chất Trong những giai đoạn của một đờingười, tuổi thanh niên là biểu tượng về sự trẻ trung, mạnh mẽ, hoạt động, hyvọng và ước mơ Tuy vậy, thanh niên còn có những hạn chế nhất định: tínhbồng bột, thiếu kinh nghiệm, thậm chí cả sự liều lĩnh

Xét từ góc độ con người - xã hội thì tuổi thanh niên chính là giai đoạn

họ chuẩn bị hành trang cho toàn bộ cuộc đời mình như: học vấn, nghề

nghiệp, thử nghiệm và lựa chọn văn hóa, kinh nghiệm, lối sống trên cở sởđịnh hình dần hệ giá trị của riêng mình, trở thành công dân thực thụ với đầy

đủ những quyền lợi và nghĩa vụ do luật định, lựa chọn bạn đời và lập gia đình(hay không lập gia đình)

Thanh niên mang những đặc trưng riêng: khao khát lý tưởng và hành độngthực hiện lý tưởng, hướng tới các giá trị xã hội, nhưng lại thiếu sự từng trải để cócách suy xét, đánh giá các giá trị, lựa chọn giá trị theo tinh thần duy lý

Thanh niên với tư cách là một nhóm xã hội - nhân khẩu đặc thù, một tầng lớp xã hội đặc thù có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của

mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia - dân tộc Hồ Chí Minh đã dạy: “Một năm bắtđầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuâncủa dân tộc.”[23, tr.156] Thanh niên là nhóm xã hội - dân cư có sứ mệnhđón nhận sự trao truyền giá trị, bàn giao nhiệm vụ, ủy thác trách nhiệm, gửigắm niềm tin của thế hệ đi trước (thế hệ già đã và đang giữ vai trò lãnh đạogia đình - cộng đồng - quốc gia dân tộc) Vì vậy, có thể nói thanh niênchính là tương lai của toàn cộng đồng, dân tộc Nếu thế hệ thanh niênkhông được chuẩn bị chu đáo để tiếp nhận sự bàn giao sứ mệnh, kế tục cácthế hệ đi trước thì tương lai của toàn bộ cộng đồng quốc gia - dân tộc sẽ bị

Trang 17

đe dọa nghiêm trọng

Nguồn lực thanh niên

Từ khái niệm chung về nguồn lực con người và đặc điểm thanh niên

có thể hiểu: Nguồn lực thanh niên là tổng hòa các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu thanh niên được huy động vào hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nói đến nguồn lực thanh niên không chỉ nhìn nhận nó trên cơ sở sốlượng thanh niên chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân cư và lực lượng chủ yếutrên các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, mà nguồn lực thanh niênthể hiện rõ nét ở chất lượng của nguồn lực thanh niên có thể hiểu một cáchkhái quát là xây dựng một lớp thanh niên mới vừa hồng vừa chuyên, baohàm cả trình độ học vấn rộng, có kiến thức chuyên môn cao, tay nghề vữngvàng, có phẩm chất, bản lĩnh chính trị, có thể lực tốt và lối sống lành mạnh ,một lực lượng xã hội giàu tiềm năng phát triển C Mác đã từng khẳng địnhrằng: “Tương lai của giai cấp họ, và do đó, của cả loài người, hoàn toàn tùythuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên” [20, tr.262] Đó lànguồn tài sản vô giá của đất nước hôm nay và mai sau Sinh lực của mộtdân tộc, một quốc gia thể hiện ở thanh niên, lực lượng có khả năng làmnhững việc "dời non lấp biển", là "rường cột của nước nhà", là "mùa xuâncủa nhân loại"

Thanh niên với ưu thế về sức khỏe (thể lực), phẩm chất tâm lý (tưduy, trí nhớ, khí chất ) và trình độ chuyên môn kỹ thuật - văn hóa ,v.v sẽ là nguồn lực tốt nhất có thể đáp ứng được sự biến đổi của nộidung lao động dưới tác động của các tiến bộ khoa học - công nghệ (thayđổi nghề, hoặc tiếp cận với công nghệ mới, kỹ thuật cao) Những lớpthanh niên hôm nay sẽ là nguồn nhân lực hết sức quan trọng cho ngày mai

Trang 18

của đất nước.

* Nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Khái quát về tỉnh Bắc Ninh và đặc điểm thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Về tự nhiên, Bắc Ninh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong vùng

châu thổ sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phíaĐông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thủ đô Hà Nội Với vị trí thuận lợiđược coi như ngã ba trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc với HàNội đã tạo điều kiện cho việc giao lưu, hợp tác kinh tế, mở rộng thị trường đểphát triển KT - XH của tỉnh Với tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là807,6km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%, đất lâm nghiệp chiếm 0,7%,đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5% là điều kiện thuận lợi để thanh niên pháttriển sản xuất, lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

-Về kinh tế - sản xuất, cùng với sự phát triển của cả nước, trong những

năm qua, kinh tế Bắc Ninh có những bước phát triển đáng kể Năm 2012,tổng sản phẩm GDP trong tỉnh đạt 72.676 tỷ đồng tăng 13,35% so với năm

2011, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Bắc Ninh hiện có hệ

thống giao thông thuận tiện gồm 4 tuyến quốc lộ (1A, 1B, 18, 38) với tổng

chiều dài 135 km; đường tỉnh lộ gồm 12 tuyến, chiều dài 255 km; đườnghuyện và đường đô thị dài 295 km; đường, xã và đường thôn dài 3.147 km

Hệ thống điện lưới và bưu chính viễn thông tương đối hoàn chỉnh, đó là điềukiện thuận lợi góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH

Về văn hóa, Bắc Ninh là tỉnh có nền văn hóa lâu đời Mật độ phân bố các di

tích lịch sử, văn hóa dày đặc, chỉ đứng sau thủ đô Hà Nội Đến nay có tới 427 di

Trang 19

tích lịch sử văn hóa được cấp bằng công nhận di tích quốc gia và cấp địa phương.Trong đó có những di tích mang những giá trị lịch sử văn hóa có ý nghĩa quốc gia

và quốc tế như các di tích đền Đô, chùa Dâu, Bút Tháp, Phật Tích, đền thờ KinhDương Vương…Bắc Ninh cũng là tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống có những nétvăn hóa đặc sắc Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 41 lễ hội lớn diễn ra trongnăm, trong đó có những lễ hội có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tâm linh và có tầm vócảnh hưởng lớn như Hội Lim, hội chùa Dâu, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho…

Về xã hội, tính đến năm 2012 trên địa bàn có 2 trường đại học, 5 trường

cao đẳng và 4 trường trung học chuyên nghiệp và 46 cơ sở dạy nghề Ngoài ratrên địa bàn huyện, thành phố thuộc tỉnh đều có trung tâm dạy nghề thuộc SởLao động thương binh và xã hội Các lĩnh vực GD - ĐT, y tế, văn hóa, thôngtin, thể dục thể thao đều khá phát triển, các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển mạnh, tạo điều kiện để thanhniên trong tỉnh học tập nâng cao trình độ dân trí, tay nghề, nâng cao chất lượngcuộc sống Theo số liệu điều tra đến năm 2012 “Toàn tỉnh có 1.079.906 người,trong đó dân số thành thị tại các thành thị là 282.958 người chiếm 26,20%,nông thôn là 796.948 người chiếm 73,80% Mật độ dân số trung bình toàn tỉnhhiện nay là 1.257 người/km2 Số người trong độ tuổi lao động là 610.996người, chiếm 56,58% tổng dân số của toàn tỉnh” [4, tr.3] Môi trường chính trị

xã hội Bắc Ninh ổn định, Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn vữngmạnh, luôn quan tâm đến phát triển KT - XH

Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, sản xuất, văn hóa và xã hội mang lạinhiều lợi thế cho đẩy mạnh CNH, HĐH tỉnh và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho thanh niên Hiện nay tỉnh đã thu hút hàng trăm dự án với số vốnđầu tư lên đến hàng trăm triệu USD Đặc biệt, đã thu hút được các dự án đầu

tư hạ tầng của các tập đoàn lớn như VSIP Bắc Ninh (Singgapore), ORIX &CANON (Nhật Bản), SAMSUNG & IGS (Hàn Quốc), Poxconn (Đài Loan)…

Trang 20

Đến nay, Bắc Ninh đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triểnCNH, HĐH nhanh nhất miền Bắc, cả về tốc độ, phạm vi và thể hiện rõ tínhvượt trước, đi tắt đón đầu, mở ra triển vọng lớn cho sự phát triển kinh tế, xãhội của tỉnh Bên cạnh đó, Bắc Ninh phải đối mặt với một số khó khăn nảysinh trong quá trình CNH, HĐH như: cơ cấu kinh tế không đồng đều giữanông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; đời sống của nhân dân tỉnh nói chung

và thanh niên vẫn còn gặp khó khăn

Đặc điểm thanh niên tỉnh Bắc Ninh.

Thanh niên tỉnh Bắc Ninh là một bộ phận của thanh niên Việt Nam Do

đó, mang đầy đủ những đặc điểm của thanh niên, nhưng có những nét đặctrưng riêng, thể hiện:

Một là, thanh niên Bắc Ninh, được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vốn

giàu truyền thống cách mạng, họ luôn yêu hoà bình, ghét chiến tranh, thíchcông bằng, ưa dân chủ, chuộng cái mới

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay, thanh niên tiếp nốitruyền thống của quê hương, đem tài năng và sức trẻ viết tiếp trang sử hàohùng mà thế hệ cha anh họ đã và đang làm, ra sức xây dựng quê hương giàuđẹp Bắt nhịp với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, thanh niên Bắc Ninh lànhững hạt nhân tích cực, luôn đi đầu trong việc tiếp thu cái mới, ứng dụngkhoa học kỹ thuật - công nghệ mới vào hoạt động lao động sản xuất và pháttriển kinh tế - xã hội, ngày càng khẳng định là lực lượng xung kích trong đẩymạnh CNH, HĐH quê hương Từ hai phong trào lớn “ 5 xung kích phát triểnkinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “ 4 Đồng hành với thanh niên lập thân,lập nghiệp” tuổi trẻ Bắc Ninh đã hoàn thành và đạt được những thành tích cao,biểu hiện tinh thần, đạo đức, ý chí và nghị lực của sức trẻ

Hai là, thanh niên tỉnh Bắc Ninh nhìn chung có trình độ học vấn khá

cao và đồng đều Họ luôn khiêm tốn, ham hiểu biết, chịu khó học hỏi và có ýthức giúp nhau tiến bộ; có tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ,

Trang 21

tương trợ lẫn nhau, sống có nghĩa có tình và luôn vượt khó khăn vươn lên Đây một đặc điểm quan trọng của thanh niên tỉnh Bắc Ninh Đồngthời, CNH, HĐH cũng đặt ra cho thanh niên phải biết vươn lên làm chủ khoahọc - công nghệ, kỹ thuật hiện đại, làm chủ thị trường…với những yêu cầu

đó không còn con đường nào khác thanh niên tỉnh Bắc Ninh phải tích cựchọc tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ cho mình

Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, Bắc Ninh đã tạo điều kiện đểthanh niên nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề của mình, với hệthống giáo dục tương đối hoàn chỉnh về hệ thống trường lớp, giáo viên, về cơ

sở vật chất, thiết bị dạy học và truyền thống của vùng quê hiếu học Đối vớithanh niên, họ có nhu cầu học tập nâng cao trình độ về mọi mặt để phát triểnsản xuất, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm và có thu nhập cao Mặt khác,

hệ thống trường học, kết cấu hạ tầng được nâng cấp tạo điều kiện để các lớpthanh niên Bắc Ninh được hưởng lợi do chính CNH, HĐH tỉnh mang lại mànhững thời kỳ trước chưa thực hiện được

Ba là, thanh niên tỉnh Bắc Ninh mang đậm cốt cách văn hoá truyền

thống của vùng Kinh Bắc

Bắc Ninh nằm trong châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, là một trong nhữngcái nôi văn hoá không chỉ của đồng bằng Bắc Bộ mà của cả nước; quêhương của làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng đã được UNESCO công nhận là

di sản văn hoá phi vật thể thế giới Người Bắc Ninh anh dũng, kiên cường,nhưng cũng rất cần cù, thông minh, sáng tạo, giàu lòng nhân ái, độ lượng và

có tinh thần lạc quan, yêu đời, hiếu học, luôn tự hào về truyền thống văn hoácủa mình… Thanh niên, dù sinh ra và trưởng thành từ quê hương Kinh Bắc,hay được thu hút từ địa phương khác về, đều ít nhiều được thừa hưởng cácgiá trị văn hoá truyền thống của vùng Kinh bắc ngàn năm văn hiến và mangtrong mình những nét tâm lý, cốt cách văn hoá của người Kinh Bắc Chínhđặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phát huy tinh thần đoàn

Trang 22

kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong công tác và trong cuộc sống.Đặc biệt, truyền thống hiếu học là điều kiện thuận lợi để khuyến khích, cổ vũthanh niên trong học tập, tự học, nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là trong bảotồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, cũng như sáng tạocác giá trị văn hoá mới.

Bốn là, về thành phần dân tộc và xuất thân của thanh niên tỉnh Bắc

Ninh: Là tỉnh có dân cư thuần nhất, nên khác với nhiều tỉnh khác cùng trongvùng đồng bằng Bắc Bộ, thanh niên đều là người Kinh, do đó, họ cùng chungđặc điểm tâm lý, tính cách và trình độ nhận thức tương đối cao, đồng đều Vềthành phần xuất thân, chủ yếu thanh niên xuất thân từ hầu hết các tầng lớpdân cư trong xã hội, trong đó chủ yếu là từ gia đình nông dân và công nhân

Do vậy, hiểu và nắm vững đặc điểm riêng của thanh niên tỉnh Bắc Ninh để

có những biện pháp phát huy tốt và ứng xử một cách phù hợp

* Quan niệm về nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Từ nghiên quan niệm về nguồn lực thanh niên và những đặc điểm về

tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh, đặc điểm thanh niên tỉnh Bắc Ninhthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có thể quan niệm:

Nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh là tổng hòa các yếu tố về số lượng, chất lượng và cơ cấu thanh niên được huy động vào các hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quan niệm về nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thể hiện ở:

Số lượng thanh niên đây là yếu tố vật chất nền tảng có vai trò rất quan

trọng tạo thành sức mạnh của NLTN tỉnh Không có số lượng thích hợp thì khôngthể tạo dựng được một lực lượng hùng hậu, càng không thể triển khai các kếhoạch có hiệu quả Sức mạnh của nguồn lực này bắt nguồn từ sức mạnh của từng

cá nhân được tổ chức Nhờ có tổ chức mà sức mạnh của từng thanh niên và của

cả NLTN được nhân lên gấp bội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh

Trang 23

CNH, HĐH tỉnh hiện nay

Số lượng thanh niên phải đảm bảo tính phổ quát về nội dung và các lĩnhvực hoạt động của họ Trên cơ sở yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đểxác định số lượng thanh niên tham gia ở các ngành, các cơ quan một cách hợp

lý, sẽ bảo đảm sức mạnh thực tế cho NLTN tỉnh phát huy tác dụng cả bề rộng

và chiều sâu trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH Thực tế năm 2012 Bắc

Ninh có dân số 1.079.906 người trong đó thanh niên hiện có 282.070 người,chiếm tỉ lệ 26,12% dân số và 46,17% lực lượng lao động của tỉnh, với 140.471thanh niên được tập hợp trong tổ chức đạt tỷ lệ 49,8%[Phụ lục 1]

Chất lượng thanh niên là sự tổng hoà những phẩm chất và năng lực (đức

và tài) được thể hiện ở kết quả lao động của họ Đây là yếu tố cơ bản, quantrọng nhất, giữ vị trí quyết định sức mạnh của NLTN tỉnh Phẩm chất và nănglực của thanh niên là hai mặt thống nhất và có mối quan hệ hữu cơ, gắn kếtchặt chẽ, tác động lẫn nhau, không thể tách rời Có phẩm chất mà không cónăng lực thì phẩm chất cũng không có tác dụng thiết thực Có tài, có năng lực

mà không có phẩm chất, đạo đức, tình cảm, lý tưởng, ý chí thì tài năng không

có cơ sở để phát triển đúng hướng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tàiphải có đức Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước Có đứckhông có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”[25,tr.184] Đảng ta đã khẳng định: “Phải coi trọng cả đức và tài” [10, tr.80]

Trong bối cảnh hiện nay, đa số thanh niên có phẩm chất chính trị tốt,tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quan tâm nhiều hơn đến đời sống chínhtrị, xã hội, sự phát triển kinh tế của quê hương đất nước Lòng yêu nước, tựhào dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng ngày càng được củng cố.Tinh thần cảnh giác cách mạng, yêu hoà bình ngày càng thể hiện rõ Tinhthần xung phong tình nguyện, tính tích cực chính trị, xã hội của thanh niênđược khơi dậy và phát huy mạnh mẽ Ý thức cộng đồng, lòng nhân ái Ýthức tự lực, tự cường không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, chủ động và nỗ lựcvươn lên trong cuộc sống, làm giàu chính đáng là xu hướng ngày càng được

Trang 24

khẳng định của thanh niên.

Thực tế những năm vừa qua cho thấy cuộc sống đang thay đổi từngngày, nhiều thanh niên tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng nhập cuộc, tìm thấychỗ đứng của mình trong học tập, lao động sáng tạo, phát huy tốt khả năng

và sức lực vì sự phát triển của quê hương, đất nước Nhiều người đã vượtqua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt của cuộc sống trở thành nhữngngười có học vấn cao, những trí thức trẻ, nhà quản lý đầy tài năng, nhữngchủ doanh nghiệp lớn làm ăn phát đạt, có uy tín và nhân cách tốt

Cơ cấu thanh niên tỉnh Bắc Ninh là một yếu tố quan trọng của nguồn

lực này Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năngchủ thể [34, tr.207], là cách tổ chức, sắp xếp, bố trí các bộ phận trong mộtchỉnh thể [35, tr.281] Từ định nghĩa trên, cơ cấu thanh niên tỉnh Bắc Ninh

có thể được hiểu là: các thành phần, mối liên hệ, cách tổ chức, bố trí, sắpxếp vị trí các bộ phận trong toàn bộ NLTN tỉnh theo những tiêu chí nhấtđịnh và phù hợp với yêu cầu khách quan Tính hợp lý của cả hệ thống cơ cấu

và của từng dạng cơ cấu sẽ đảm bảo cho sự bổ sung, kế thừa và phát triểnđộng bộ, vững chắc của NLTN tỉnh

Cơ cấu thanh niên không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan màcòn chịu sự chi phối của yếu tố chủ quan Thực tế cho thấy, có thể tạo ra đượcmột cơ cấu hợp lý, cũng có thể tạo ra một cơ cấu bất hợp lý toàn bộ hay từng

bộ phận Cơ cấu thanh niên tỉnh Bắc Ninh gồm: Thanh niên nông thôn Bắc

Ninh chiếm 42% tổng số thanh niên toàn tỉnh Phần lớn họ là những người laođộng chuyên cần, chịu khó, có tinh thần học hỏi, dám nghĩ, dám làm, có ý chívươn lên lập thân, lập nghiệp Nhiều thanh niên đã tìm ra con đường xoá đói,giảm nghèo ngay tại quê hương và trở thành các mô hình kinh tế tiêu biểu làtấm gương cho thanh niên tỉnh noi theo, học tập; Thanh niên sinh viên, họcsinh chiếm 21,9% thanh niên trong độ tuổi, nhận thức được những đòi hỏi khắtkhe của người trí thức hiện đại nên họ đã chủ động học tập, nghiên cứu và pháttriển tài năng, tự giác rèn đức, luyện tài; Thanh niên công nhân, đô thị và đội

Trang 25

ngũ công chức trẻ chiếm 32,7% thanh niên trong độ tuổi, có điều kiện thuận lợi

về mọi mặt, kinh tế, văn hoá, học tập và rèn luyện, được tiếp thu kịp thời nhữngchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Thanh niên các lực lượng vũtrang chiếm 1,5% thanh niên trong độ tuổi, họ luôn giữ vững và phát huy bảnchất tốt đẹp, truyền thống anh hùng của các thế hệ đi trước, đảm bảo an ninhchính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội

Các yếu tố số lượng, chất lượng, cơ cấu có mối quan hệ biện chứng vớinhau, tạo nên sức mạnh NLTN tỉnh Có số lượng mà không có chất lượnghoặc chất lượng thấp, cơ cấu bất hợp lý thì số lượng nhiều cũng không mạnh

Có chất lượng tốt mà thiếu về số lượng, bất hợp lý về cơ cấu thì chất lượngcũng không được phát huy đầy đủ Số lượng thanh niên là yếu tố phản ánh lựclượng vật chất của NLTN tỉnh, là cơ sở, tiền đề cho nguồn lực này tồn tại,phát triển, để các yếu tố khác thể hiện vai trò của mình Cơ cấu thanh niêntỉnh Bắc Ninh là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của NLTN Nó phản ảnhcách thức sắp xếp lực lượng một cách hợp lý để có thể phát huy có hiệu quảnguồn lực này Chất lượng thanh niên tỉnh Bắc Ninh là yếu tố quan trọng nhấtcủa nguồn lực và còn là sự phản ánh sự kết hợp của hai yếu tố kia

Như vậy, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, thanh niên đã nỗlực phấn đấu, sáng tạo, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, phát huy tinh thần

"đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên", xứng đáng là lực lượngxung kích trên mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế, thể hiện cao độ tinhthần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và niềm tự hào dân tộc

1.1.2 Phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

* Quan niệm về phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Theo quan niệm chung, phát huy là làm cho cái hay, cái tốt, cái đúngtoả tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm [36, tr.742] Đó là việc khơi dậy, sử

Trang 26

dụng và phát triển các yếu tố tích cực, tiến bộ và hữu ích trong sự vật, hiệntượng vào một mục đích nhất định

Trong các nguồn lực, con người là nguồn lực cơ bản nhất, là nguồn lựccủa mọi nguồn lực của sự phát triển Phát huy NLCN nói chung, nguồn lựcthanh niên nói riêng luôn là vấn đề hệ trọng có ý nghĩa sống còn của các quốcgia dân tộc trong mọi thời đại Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử, ở mỗiquốc gia, trên từng lĩnh vực, phát huy nguồn lực con người được nhận thức vàgiải quyết có sự khác nhau Đảng ta đã khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồnlực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”[8, tr.85]

Ở nước ta, vấn đề phát huy nguồn lực con người trong xây dựng CNXHđược các nhà nghiên cứu coi đó là quá trình “phát hiện, làm bộc lộ, hìnhthành và sử dụng những tiềm năng sáng tạo của con người” [28, tr.124]; là

“không ngừng gia tăng tính tích cực, tự giác, năng động, tự chủ, phát huy sứcmạnh bên trong của mỗi cá nhân kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng”[26,tr.42]; là “khơi dậy sức mạnh của các cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp,

là phát huy tài năng, trí sáng tạo của mỗi cá nhân con người Xét đến cùng,điều đó chính là phát huy những năng lực bản chất của con người, tính tíchcực xã hội của con người” [15, tr.7] Phát huy nguồn lực con người là một quátrình luôn vận động, phát triển và hoàn thiện theo sự vận động phát triển củanhiệm vụ cách mạng, của điều kiện KT - XH

Như vậy, có thể hiểu: Phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hoạt động có mục đích, có tổ chức của các cấp uỷ đảng, chính quyền; các tổ chức chính trị

- xã hội và cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh nhằm phát hiện, khơi dậy, phát triển tiềm năng về phẩm chất, năng lực của mỗi thanh niên; đồng thời khắc phục những hạn chế, tiêu cực làm cho thanh niên có số lượng, cơ cấu hợp lý

và chất lượng ngày càng cao, xứng đáng là lực lượng xung kích trên các lĩnh

Trang 27

vực đời sống xã hội, góp phần xứng đáng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quan niệm trên chỉ ra mục đích, nội dung, phương thức cũng như chủthể phát huy NLTN tỉnh Bắc Ninh

Mục đích của việc phát huy NLTN tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh

CNH, HĐH đất nước là bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo NLTN; là quá trình baogồm các hoạt động từ quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyệnthanh niên, cũng như đánh giá, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đãingộ… nhằm hình thành nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao, huy động cao nhấtsức mạnh của thanh niên tỉnh Bắc Ninh vào đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Nội dung phát huy NLTN tỉnh Bắc Ninh

Một là, về số lượng là làm cho NLTN ngày càng tăng lên cùng với

tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH Số lượng là cốt vật chất tạo nên chất lượng,

để NLTN tỉnh có chất lượng cao trước hết phải có số lượng thanh niên đôngđảo Lực lượng thanh niên ít về số lượng sẽ không thể tham gia hết các lĩnhvực; vì thế, sẽ không thể có được NLTN có chất lượng cao và hoạt độnghiệu quả nếu thiếu thanh niên Tạo ra NLTN đông đảo về số lượng, sẽ đápứng yêu cầu của các lĩnh vực khoa học, văn hóa nghệ thuật, các cơ quanĐảng, chính quyền, hành chính sự nghiệp và các cơ sở kinh tế; trong đó cầnđặc biệt quan tâm phát huy NLTN có trí thức thuộc các ngành, các lĩnh khoahọc phục vụ trực tiếp sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh

Hai là, về chất lượng là xây dựng các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối

sống, trình độ và năng lực công tác, mà trước hết cần tập trung nâng cao trình độhọc vấn, chuyên môn nghề nghiệp, năng lực sáng tạo của thanh niên, bởi: “Chỉ

có con người làm chủ được tiến bộ công nghệ và tri thức khoa học mới làm chủđược quá trình phát triển” [5, tr.51] Đồng thời, cần rèn luyện giúp thanh niênnâng cao khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế

Trang 28

Cùng với việc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp,phải quan tâm nângcao bản lĩnh chính trị, xây dựng trách nhiệm công dân, tinhthần dân tộc; tạo sự gắn bó thiết tha của thanh niên với sự nghiệp cách mạngcủa Đảng, với chế độ XHCN; xây dựng tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên, tinhthần trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đồng thời phải quan tâmxây dựng đạo đức, lối sống; tính tổ chức, tính kỷ luật, tác phong công nghiệpcho thanh niên Nói cách khác, phát huy NLTN tỉnh Bắc Ninh về chất lượng làbồi dưỡng, phát triển toàn diện cả đức và tài của thanh niên đáp ứng với đòi hỏingày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH tỉnh và đất nước

Ba là, về cơ cấu xây dựng cơ cấu thanh niên theo ngành nghề chuyên môn, lĩnh vực hoạt động và theo các tổ chức, cơ quan, đơn vị công tác Trước

hết, cần quan tâm đào tạo và thu hút thanh niên về công tác tại tỉnh với sự đadạng về ngành nghề chuyên môn và lĩnh vực hoạt động; trong đó cần ưu tiênthu hút những thanh niên thuộc các ngành, các lĩnh vực khoa học, trực tiếpđáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH tỉnh Bên cạnh đó, cơ cấu thanh niêncần bảo đảm sự hợp lý giữa các cơ quan, các đơn vị hành chính, sự nghiệp,các tổ chức, hiệp hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các địa phương trongtỉnh khắc phục sự mất cân đối hiện nay

Cơ cấu về trình độ, thực chất là phát huy NLTN tỉnh không chỉ có

trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao mà còn đa dạng về trình

độ (cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ )[Phụ lục 4] Phát triển nhanh số lượngthanh niên có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trịcao, phẩm chất đạo đức và lối sống tốt, đáp ứng yêu cầu từng vị trí công tác,từng lĩnh vực hoạt động; coi trọng phát triển thanh niên có học hàm, học vị cao,nhằm từng bước hình thành đội ngũ chuyên gia trẻ đầu ngành, trên các lĩnh vực

Cơ cấu về độ tuổi, giới tính, đối với cơ cấu về tuổi đời được quy định theo

luật Thanh niên, tuổi nghề cần thu hút, sắp xếp, bố trí kết hợp hài hoà giữa thanh

Trang 29

niên có tuổi đời, tuổi nghề cao; giữa thanh niên dày dạn kinh nghiệm, có độ chín

về tri thức khoa học và năng lực sáng tạo với lớp thanh niên mới kế cận, còn ítkinh nghiệm Về giới tính, cần phát huy tinh thần xung kích của thanh niên ở tất

cả các loại hình hoạt động, các lĩnh vực… bảo đảm sự phù hợp theo khả năng, sởtrường và đặc điểm tâm lý giới tính; cần ưu tiên phát triển NLTN chất lượng cao

Sử dụng nguồn lực thanh niên trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đào tạo,

sử dụng để giao nhiệm vụ cho thanh niên và tổ chức Đoàn các cấp triển khaithực hiện Đồng thời, có những phương sách, cách thức, cơ chế, chính sáchnhằm vào những khâu then chốt, điểm đột phá, tạo động lực làm gia tăng tínhtích cực, tự giác, năng động, tự chủ và tài năng sáng tạo của họ trong thựchiện nhiệm vụ được giao Phát hiện kịp thời những mặt hạn chế, yếu kém,

“tháo gỡ” những trở lực, điều chỉnh những xu hướng lệch lạc có thể làm ảnhhưởng đến việc sử dụng NLTN tỉnh

Phương thức phát huy NLTN tỉnh Bắc Ninh

Thanh niên hình thành với số lượng ngày càng tăng, có chất lượng cao

và có cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH tỉnh và đất nước.Phát huy NLTN tỉnh, đòi hỏi phải thông qua nhiều khâu, nhiều bước, nhiềuquy trình khác nhau, cho nên phải sử dụng tổng hợp nhiều hình thức, biệnpháp như: đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và thu hút thanhniên; từ đó phát huy NLTN tỉnh thông qua công tác quy hoạch, quản lý, tuyểndụng, bố trí sử dụng thanh niên hợp lý; xây dựng các cơ chế, chính sách củaĐảng bộ, chính quyền tỉnh và sự phối hợp, kết hợp giữa các lực lượng, cáchoạt động thực tiễn nhằm phát huy NLTN tỉnh Bắc Ninh cũng như thông quaviệc phát huy tính tự giác, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của chính thanh niêntrong các hoạt động xung kích của tổ chức Đoàn

Chủ thể phát huy NLTN tỉnh Bắc Ninh

Chủ thể cơ bản và giữ vai trò quyết định trực tiếp là hệ thống chính trị

Trang 30

của tỉnh, trong đó tổ chức đảng, chính quyền tỉnh, tổ chức Đoàn TNCS HồChí Minh và chính bản thân thanh niên là chủ yếu.

* Những nhân tố tác động đến việc phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Việc xem xét các nhân tố tác động đến phát huy NLTN tỉnh có thể tiếpcận trên nhiều bình diện khác nhau như: các nhân tố khách quan, chủ quan;trực tiếp, gián tiếp; một chiều hay nhiều chiều…Ở đây dưới góc độ chính trị

- xã hội, phát huy NLTN chịu sự tác động tổng hợp của các nhân tố, trong

đó có các nhân tố cơ bản sau:

Thứ nhất, quá trình phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh

chịu sự chi phối của điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh

Điều kiện KT - XH bao gồm các yếu tố: lực lượng sản xuất, quan hệ sảnxuất, sự phát triển KT - XH, hoạt động của các bộ phận trong kiến trúc thượngtầng Các yếu tố đó có mối quan hệ biện chứng với nhau cùng tác động, chi phốiđến quá trình phát huy NLTN tỉnh Trong điều kiện KT - XH của tỉnh và đấtnước có nhiều biến động đã tác động mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, niềm tincủa thanh niên, thúc đẩy họ tích cực học tập nâng cao trình độ tri thức, tựvươn lên hoàn thiện mình Mặt khác, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi đểĐảng, Nhà nước, cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm pháthuy NLTN tỉnh và thực hiện đãi ngộ xứng đáng đối với họ

Về kinh tế, xuất phát điểm từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất

nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện đại hầu

như không đáng kể Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 Khu công nghiệp tập

trung: hơn 18 Khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề vớihàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động, Côngnghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc.Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm Sảnphẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng

Trang 31

cao của thị trường trong nước mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩmxuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể để tiếp tục đầu tư phát triển Ngànhtiểu thủ công nghiệp rất phát triển với nhiều làng nghề truyền thống và được ví

là “Vùng đất trăm nghề”, một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trườngtrong nước và thế giới như đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn), đúc đồng (ĐạiBái - Gia Bình)…Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 toàn quốc và làmột trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc Hoạt động kinh tế đối ngoại được mởrộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Về văn hoá - xã hội: Bắc Ninh là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu,

đền đài, quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng Nét nổibật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học

và khoa bảng Trong thời phong kiến, suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán,Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ Trong đó có rất nhiều người đãthành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá như Lê Văn Thịnh, NguyễnGia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Cao, Họ khôngchỉ là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao và còn là những nhà văn, nhàthơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc

Những đặc điểm KT - XH cơ bản nêu trên sẽ chi phối cả tích cực và tiêucực tới phát huy NLTN tỉnh Vì vậy, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cáccấp cần nắm chắc để phát huy những lợi thế, khắc phục mặt tiêu cực, hạn chế

Thứ hai, sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động của các cấp ủy

đảng và chính quyền đoàn thể chính trị - xã hội, trực tiếp là của tổ chứcĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và tổ chức thực hiện củachính quyền đoàn thể chính trị - xã hội, trực tiếp là của tổ chức Đoàn các cấp đãxác định mục tiêu, phương hướng, phát triển số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chứccủa thanh niên, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện và sử dụng

Trang 32

thanh niên theo yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH Nhờ đó, nguồn lực này khôngngừng được khơi dậy, phát huy và phát triển trong quá trình CNH, HĐH tỉnh.Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình, nếu thanh niên khôngđược bồi dưỡng phẩm chất, trình độ, xa rời sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạtđộng của các cấp ủy đảng và chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội, sẽ dẫn đếnthoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sẽ mất phươnghướng, nội dung và phương pháp khoa học trong hoạt động sáng tạo Vì vậy, sựlãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động của các cấp ủy đảng và chính quyền đoànthể chính trị - xã hội, trực tiếp là của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là nhân tốquan trọng phát huy sức mạnh của nguồn lực này trong đẩy mạnh CNH, HĐH.

Thứ ba, quá trình phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh phụ

thuộc vào chính sức mạnh nội lực của họ

Thanh niên tỉnh Bắc Ninh vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quátrình phát huy NLTN tỉnh Họ mạnh hay yếu, phát triển nhanh hay chậm, cơcấu tổ chức hợp lý hay không hợp lý đều có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đếnquá trình phát huy NLTN tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

Những yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh nội lực của NLTN tỉnh là sốlượng, chất lượng và cơ cấu , mọi sự biến đổi của các yếu tố đó đều có tác độngảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát huy NLTN tỉnh

Thứ tư, quá trình phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh chịu

ảnh hưởng của môi trường xã hội

Môi trường xã hội nơi thanh niên sống, lao động, công tác và học tập,rèn luyện, là yếu tố quan trọng nhằm phát huy NLTN tỉnh Trong môi trường

đó, thanh niên hoạt động và tiếp nhận một cách chủ động, tự giác sự đòi hỏi từphía xã hội nói chung và xu hương phát triển của tỉnh Những phẩm chất, trình

độ, năng lực của họ sẽ được rèn luyện, kiểm định, khơi dậy, phát huy và pháttriển Là một tỉnh giàu truyền thống trong đấu tranh và xây dựng CNXH, sẽ quy

Trang 33

định tính chất, đặc điểm các mối quan hệ cơ bản về mặt chính trị, đạo đức, vănhoá, xã hội tác động đến quá trình phát huy NLTN tỉnh

Môi trường xã hội thuận lợi sẽ làm nảy nở và tạo điều kiện cho tínhtích cực chính trị - xã hội và tiềm năng của thanh niên được khơi dậy, pháthuy và phát triển Một bầu không khí lao động lành mạnh trong cơ quan,doanh nghiệp, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, thực sự tự do, dân chủ, đoàn kếtthân ái, hợp tác, tương trợ giúp đỡ nhau, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,động viên, ủng hộ, giúp đỡ thường xuyên của các cấp ủy đảng và chính quyềnđoàn thể chính trị - xã hội, trực tiếp là của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

và những đồng nghiệp cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung là môi trường

xã hội thuận lợi để phát huy NLTN Thiếu môi trường như vậy, thanh niên sẽkhông thể yên tâm làm việc, về mặt tâm lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảmhứng, lòng say mê nghề nghiệp của họ Vì thế, không tạo được môi trường xãhội thuận lợi cho hoạt động của họ thì ở đó dù có số lượng đông đảo, có trình

độ cao cũng không trở thành một địa phương mạnh và càng không thể pháthuy có hiệu quả NLTN Vì vậy, môi trường xã hội thuận lợi là nhân tố chiphối trực tiếp quá trình phát huy NLTN tỉnh

Những yếu tố nêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau cùng tạonên sức mạnh thực tế của NLTN Đó là nhân tố cơ bản bên trong quy địnhhiệu quả phát huy NLTN tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

1.2 Thực trạng nguồn lực và phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.2.1 Những ưu điểm về nguồn lực và phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nguyên nhân

* Ưu điểm

Về nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh

Về số lượng và cơ cấu nguồn lực thanh niên của tỉnh Bắc Ninh.

Trang 34

Số lượng NLTN tỉnh trước hết thể hiện ở quy mô và cơ cấu dân số màtrực tiếp là cơ cấu lực lượng lao động.

Bắc Ninh có quy mô dân số vào loại lớn Năm 2012, Bắc Ninh có1.079.906 người, mật độ dân số đã lên tới 1.262 người/km2, gần gấp 5 lầnmật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số caothứ 3 trong số 64 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh Trong nhiều năm qua, cơ cấu dân số theo giới tính ởBắc Ninh khá cân bằng giữa nam và nữ Năm 2012, tỷ lệ nam chiếm 49,22%

và tỷ lệ nữ chiếm 50,78% Cũng như các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng, dân sốcủa Bắc Ninh hầu hết tập trung ở nông thôn (năm 2012: 73,79%) Tỷ lệ dân

số thành thị (26,21%) Trong 7 năm qua, tỷ lệ dân số thành thị tăng nhanh, từ13,47% (năm 2005) lên 26,47% (năm 2012) Điều này phản ánh quá trình đôthị hóa ở Bắc Ninh tương đối nhanh [3, tr.2]

Dân số trong độ tuổi lao động ở Bắc Ninh chiếm tỷ lệ cao trong dân số,với cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng chuyển dần sang “dân số trưởngthành” Cụ thể là: năm 2009, nhóm 0-14 tuổi chiếm 25,30%; nhóm 15- 60tuổi chiếm 63,10% và nhóm người trên 60 tuổi chiếm 11,60%[3, tr.2] tăng tỷ

lệ dân số trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lực lượng lao động trẻ chiếm đa sốtrong đó lực lượng thanh niên chiếm 26.12% dân số và 46,17% dân sốtrong độ tuổi lao động[Phụ lục 1] Như vậy, dân số Bắc Ninh đang trong thời

kỳ “dân số vàng”, với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, tiềm năng tolớn Nếu tiềm năng này được bồi dưỡng, khai thác và sử dụng có hiệu quả

sẽ là nguồn nội lực mạnh mẽ thúc đẩy KT - XH tỉnh tăng trưởng nhanh

Về chất lượng NLTN tỉnh Bắc Ninh.

Nguồn lực thanh niên tỉnh được phản ánh chủ yếu ở phương diện chấtlượng dân số, trước hết là chất lượng lực lượng lao động - bộ phận quan trọngnhất trong dân số Chất lượng dân số vừa nói lên tiềm năng sức mạnh to lớn,

Trang 35

là tiêu chí xác định các chỉ số phát triển của một địa phương Chất lượngNLTN tỉnh được biểu hiện ở chất lượng lực lượng lao động qua hàng loạt yếu tố:trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất đạo đức, lối sống,mức thu nhập, sức khỏe Nói đến NLTN là nói đến sức lao động (thể lực và trílực) của họ, chất lượng con người với tư cách là người lao động có trình độ vàphẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Trình độ học vấn của NLTN tỉnh đạt khá cao, tỷ lệ tốt nghiệp trungcấp trở lên chiêm 15,74% số lượng thanh niên[Phụ lục 3a] Hàng năm, có từ60.000 - 70.000 học sinh tốt nghiệp THPT và THCS tỷ lệ học sinh tốt nghiệpTHPT đạt trên 98%, học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng đạt 35 - 40%, luôn nằmtrong 10 tỉnh dẫn đầu cả nước [1, tr.72] Đây là nguồn lao động dự trữ dồi dào, trẻ,khoẻ, có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn (nếu được tiếp tục đào tạo), sẽ

là nguồn bổ sung lực lượng lao động có chất lượng cho tỉnh trong những năm tới.Nhìn chung, trình độ học vấn của NLTN tỉnh đang tiếp tục được nâng lên

Trình độ học vấn là chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượngNLTN về mặt trí lực, nó là "chìa khóa" mở ra khả năng tư duy sáng tạo,năng lực nhận thức, tiếp thu khoa học - kỹ thuật của người lao động Ở BắcNinh, tỷ lệ thanh niên có trình độ chuyên môn chiếm 30,6% năm 2008 tănglên 35,3% năm 2012[Phụ lục 3b] nhưng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còncao (49%) điều này đã làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn, trở ngạitrong việc tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sảnxuất và đời sống Như vậy, trình độ học vấn của lực lượng lao động BắcNinh hiện nay cần tiếp tục nâng cao để đáp ứng yêu cầu khách quan của thời

kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: có 38,67 % các ý kiến được hỏikhẳng định chất lượng thanh niên là yếu tố quan trọng tạo nên NLTN; có23,33 % ý kiến cho rằng số lượng thanh niên và 27,33% ý kiến cho rằng cơ

Trang 36

cấu thanh niên… [Phụ lục 4] Đó là cơ sở để khẳng định chất lượng NLTNtỉnh phụ thuộc vào chất lượng thanh niên

Về tư tưởng, phẩm chất đạo đức và lối sống của nguồn lực thanh niên tỉnh Thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng…Đại đa số thanh

niên biết phát huy truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh, thích ứng nhanhvới tình hình và nhiệm vụ mới, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp [14,tr.2] Trong bối cảnh hiện tại, tư tưởng đạo đức, lối sống của thanh niên bêncạnh những giá trị mới tích cực còn đan xen những hạn chế tồn tại đã tácđộng không nhỏ tới việc phát huy NLTN tỉnh

Sức khỏe, thể lực thanh niên là điều kiện quan trọng cho lao động

sáng tạo và nâng cao năng suất lao động Hiện nay, chưa có một cuộc điềutra mang tính chất toàn diện về thể lực và tình trạng sức khỏe của ngườiBắc Ninh Tuy nhiên, qua các chỉ số về tuổi thọ bình quân, tỷ lệ trẻ em suydinh dưỡng, môi trường sống và hệ thống chăm sóc sức khỏe… phần nàocho thấy tình trạng sức khỏe NLTN tỉnh Trên thực tế, mạng lưới y tế toàntỉnh được kiện toàn, 100% xã, phường , thị trấn có bác sỹ và đạt chuẩnquốc gia y tế xã; do đó, nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân được đápứng tốt hơn, ngăn chặn các dịch bệnh lớn trong cộng đồng Tỷ lệ trẻ (0-5tuổi) suy dinh dưỡng giảm xuống 18% Tuổi thọ trung bình của người dânBắc Ninh là 73 tuổi [1, tr.75] Tuy nhiên, do mật độ dân số cao, trên73,80% dân số sống ở nông thôn với phương thức lao động thủ công, phântán, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, kinh tế nông nghiệp thu nhập thấp… do

đó đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên chưa được nâng cao làmhạn chế chất lượng NLTN tỉnh

Đánh giá chung về nguồn lực thanh niên tỉnh được thể hiện ở số lượng,chất lượng, cơ cấu và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật[Phụ lục 3a] caohơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với mức trung bình của

Trang 37

Đồng Bằng Sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Năm 2010, tỷ lệlao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%, trong đó

số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84% Vì vậy, để phát huyNLTN tỉnh cần chú trọng đầu tư mạnh hơn vào nguồn lực chất lượng cao,trước hết là GD - ĐT, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên nhằmnâng cao chất lượng NLTN, tạo ra nguồn lực chất lượng cao, có trình độ vànăng lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH tỉnh

Về phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh

Nhận thức và trách nhiệm của Hệ thống chính trị các cấp đặc biệt là

của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với phát huy nguồn lựcthanh niên tỉnh Bắc Ninh

Trong những năm qua, về cơ bản HTCT các cấp luôn nhận thức đúng

về vị trí, vai trò của NLTN và tầm quan trọng của việc phát huy NLTN tỉnhthời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, từ đó luôn đề cao trách nhiệm trong xây dựng,hoạch định các chủ trương, nghị quyết, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng,tuyển dụng, bố trí sắp xếp và đãi ngộ đối với thanh niên, bảo đảm đúng, phùhợp với điều kiện của địa phương Quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm,chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát huy NLTN, Tỉnh uỷ, UỷBan Nhân Dân tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ đảng,chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp trong tỉnh triểnkhai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, cũng như của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về phát huy NLTNtỉnh Trực tiếp nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tập trung vào những nộidung cơ bản như: Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng thanh niên luôn được các tổchức Đoàn các cấp dành cho sự quan tâm đặc biệt, nên đã đạt được những kếtquả đáng khích lệ Thông qua các phong trào lớn như “5 xung kính phát triểnkinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành cùng thanh niên lập thân,

Trang 38

lập nghiệp” bằng nhiều hình thức, biện pháp khá phù hợp, phát huy được sứcmạnh tổng hợp của nhiều tổ chức, nhiều lực lượng khác nhau trong phát huyNLTN tỉnh Quá trình tổ chức thực hiện, tổ chức Đoàn các cấp thường xuyêntiến hành sơ kết, tổng kết, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các nộidung chương trình hành động nhằm phát huy NLTN tỉnh Bắc Ninh hiệu quả.

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: có 100 % các ý kiến được hỏikhẳng định phát huy NLTN tỉnh là trách nhiệm của hệ thống chính trị địaphương ; có 96 % ý kiến khẳng định trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ ChíMinh [Phụ lục 4] Đó là cơ sở để khẳng đinh trách nhiệm của hệ thống chínhtrị và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong phát huy NLTN tỉnh

Về việc sử dụng, phân bố và đào tạo nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh.

Về phân bố nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh

Phân bố nguồn lực thanh niên theo ngành kinh tế: Hiện nay, phân

bố NLTN tỉnh được thực hiện trong mối quan hệ với chuyển dịch cơ cấukinh tế Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH, cơ cấu lao động theo ngành nghề cũng từng bước chuyển đổi theohướng tăng dần tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựngtăng từ 23,4% năm 2005 lên 33,8% năm 2011; dịch vụ tăng từ 13,4% lên20,2% năm 2011; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 63,3% xuống 44,8%năm 2011[3, tr.3] Như vậy, sự chuyển dịch này diễn ra khá nhanh, phảnánh tốc độ CNH, HĐH tỉnh diễn ra khá nhanh Theo số liệu năm 2012 củaCục thống kê Bắc Ninh, số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là610.996 người, trong đó thanh niên chiếm 46,17%, số lao động trongngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (40,8%) Trong 2năm, tỷ lệ lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 48,0% (năm2010) xuống 40,8% (năm 2012), tức giảm 7,2% Số lao động trong ngànhcông nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ 37,1% năm 2012, so với năm 2010tăng 5,3%, dịch vụ chiếm tỷ lệ 22,1% trong tổng số lao động đang làm

Trang 39

việc trong nền kinh tế Có những ngành số lao động rất ít, như trong lĩnhvực hoạt động khoa học - công nghệ

Phân bố nguồn lực thanh niên trong các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh: Sự phân bố lao động theo thành phần kinh tế là rất quan trọng trong

phân bố nguồn lực này, nó cho phép khai thác tiềm năng, thế mạnh của cácthành phần kinh tế trong một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Năm

2012, lực lượng lao động làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 5,7%; khungoài nhà nước chiếm 84,6%; khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài chiếm 9,7%;Lực lượng lao động là thanh niên chủ yếu làm việc trong khu vực kinh tếngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài[4, tr.3] Qua sự phân tích trên cho thấy,các thành phần kinh tế của tỉnh hiện nay phát triển không đồng bộ, khu vựckinh tế nhà nước và kinh tế đầu tư nước ngoài phát triển chưa tương xứng vớitiềm năng, còn rất nhỏ bé Đây lại là khu vực kinh tế có tiềm năng lớn vàđóng vai trò khá quan trọng trong thu hút nhiều lao động, góp phần quantrọng vào chuyển dịch cơ cấu lao động Vì vậy, coi trọng phát triển các thànhphần kinh tế ngoài quốc doanh không chỉ là chính sách phát triển kinh tế màcòn là một giải pháp cho phép sử dụng có hiệu quả và tạo điều kiện phát huyNLTN tỉnh hiện nay

Về sử dụng nguồn lực thanh niên tỉnh Bắc Ninh

Theo số liệu Cục thống kê Bắc Ninh năm 2010, dân số trong độ tuổi laođộng có khả năng lao động chiếm 62,83% tổng dân số, tương đương vớikhoảng 652.312 người, trung bình mỗi năm lao động có khả năng lao độngtăng thêm khoảng 40.094 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010đạt 1,33%/năm Từ năm 2005 đến nay, hàng năm tỉnh giải quyết cho khoảng20.000 - 25.000 lao động (năm 2005: 18.009 người, năm 2011: 27.040 người )

có việc làm thông qua phát triển kinh tế, các giải pháp hỗ trợ (đi kinh tế mới,quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm), xuất khẩu lao động Quá trình chuyển dịch cơ

Trang 40

cấu lao động theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH đã có tác dụng giảm tỷ lệ thờigian sử dụng lao động ở nông thôn, từ 63,3% (năm 2005) xuống 44,8% (năm2011)[3, tr.3] Đối với thanh niên trong giai đoạn 2007 - 2012 tổ chức Đoàncác cấp đã tư vấn giới thiệu việc làm cho 86.768 đoàn viên thanh niên; giảiquyết việc làm cho 11.050 đoàn viên thanh niên[14, tr.29] Hiện nay Bắc Ninh

là tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp thấp so với các tỉnh lân cận Tuy nhiên, do thu nhậpthấp, tính chất lao động nông nghiệp làm theo thời vụ, nên hàng năm một bộphận không nhỏ thanh niên nông thôn phải đi làm thuê tại các làng nghề tuyềnthống, khu công nghiệp để tăng thêm thu nhập Ngoài ra, thiếu việc làm phùhợp và thu nhập thấp là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng một bộphận thanh niên di chuyển đến nhiều địa phương khác, nhất là Thành phố HàNội Đây là xu hướng tất yếu vì thanh niên thường dịch chuyển đến những nơi

có điều kiện thuận lợi để phát triển bản thân Tuy nhiên, việc di cư của họ cầnđược quan tâm đúng mức để bộ phận này có điều kiện đóng góp chung vào sựphát triển của tỉnh, góp phần xoá đói giảm nghèo ở địa phương

* Nguyên nhân của những ưu điểm

Nguyên nhân khách quan

Thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước tạo động lực to lớn và tác động tích cực đến phát huy nguồn lực thanh niên tỉnh Những năm qua, sự

nghiệp CNH, HĐH đạt được những thành tựu to lớn, tình hình KT - XH đấtnước và của tỉnh có những chuyển biến tích cực, đời sống các tầng lớp dân

cư ngày càng được cải thiện Chính điều này đã tác động mạnh mẽ đến tâm

tư, tình cảm, niềm tin của thanh niên nói chung, thanh niên tỉnh Bắc Ninhnói riêng, thúc đẩy họ tích cực học tập nâng cao trình độ tri thức, tự vươnlên hoàn thiện mình Mặt khác, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi đểĐảng, Nhà nước, cũng như cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm tớithanh niên, cũng như thực hiện đãi ngộ xứng đáng đối với thanh niên Bêncạnh đó, chất lượng GD - ĐT của tỉnh không ngừng được nâng cao, ngày

Ngày đăng: 15/10/2016, 22:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hoàng Chí Bảo (1993), “Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người”, Tạp chí Triết học (1), tr.13 - 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người"”, Tạp chí Triết học
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 1993
3. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2012), Số liệu thống kê chủ yếu thời kỳ 1997 - 2011, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê chủ yếu thời kỳ 1997 - 2011
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2012
4. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2012), Số liệu thống kê chủ yếu năm 2012, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê chủ yếu năm 2012
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2012
5. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Tất Dong
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993) , Văn kiện Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII
Nhà XB: Nxb CTQG
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1994
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1997
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1997
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2006
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2008
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2010
15. Nguyễn Văn Hạ (1996), Nâng cao tính tích cực xã hội của người lao động Việt Nam trong quá trình đổi mới , Tóm tắt luận án PTS triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao tính tích cực xã hội của người lao động Việt Nam trong quá trình đổi mới
Tác giả: Nguyễn Văn Hạ
Năm: 1996
16. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc (chủ biên)
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
17. Đoàn Văn Khái (2000), “Bàn thêm về khái niệm nguồn lực con người”, Tạp chí Triết học, 3 (115), tr. 32 - 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về khái niệm nguồn lực con người”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Đoàn Văn Khái
Năm: 2000
18. Đoàn Văn Khái (2005) “Nguồn lực con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” Nxb LLCT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nguồn lực con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”
Nhà XB: Nxb LLCT
19. Nguyễn Thế Kiệt (2008) “Xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” Tạp chí Triết học (6) tr.9 - 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” "Tạp chí Triết học
20. C.Mác - Ph. Ăngghen(1994), Toàn tập, tập 16, Nxb CTQG Sự Thật, Hà Nội, trang 262 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb CTQG Sự Thật
Năm: 1994
21. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1977
22. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, Tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1977

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w