Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quyết định tương lai, vận mệnh của dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc khó khăn, đòi hỏi hy sinh gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Nhận thức được rõ vị trí, vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước nên ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến thanh niên và lãnh đạo công tác thanh niên. Thực tiễn lịch sử dân tộc ta đã chứng minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng thanh niên nước ta đã có những đóng góp to lớn trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quyết địnhtương lai, vận mệnh của dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảmnhiệm những công việc khó khăn, đòi hỏi hy sinh gian khổ, sức khỏe và sáng tạo.Nhận thức được rõ vị trí, vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng củađất nước nên ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đếnthanh niên và lãnh đạo công tác thanh niên Thực tiễn lịch sử dân tộc ta đã chứngminh, dưới sự lãnh đạo của Đảng thanh niên nước ta đã có những đóng góp to lớntrong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, lực lượng thanh niên càng trở nên quan trọng, mang ý nghĩachiến lược
Lãnh đạo công tác thanh niên là một trong những nhiệm vụ quan trọng củaĐảng, là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạngcủa dân tộc Thực tiễn đã chứng minh, ở bất cứ địa phương, ngành, cơ quan, đơn vịnào sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là các cấp uỷ Đảng luôn là yếu tố quyếtđịnh, đảm bảo cho tổ chức Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, thực hiện tốtchức năng đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên để đưa thanh niên vào phong tràocách mạng nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước kinh nhghiemj
Sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước trong những nămvừa qua đã thu được nhiều thắng lợi to lớn, tạo ra những tiền đề cần thiết để đưađất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước Trong những thắng lợi đó có sự đóng góp không nhỏ của thanh niên Bêncạnh đó những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế đã và đang tác động
Trang 2mạnh mẽ làm biến đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, học vấn, tư tưởng, tâm lý,lối sống của thanh niên Vì vậy, công tác thanh niên hiện nay đang đặt ra nhữngvấn đề mới, đòi hỏi phải tiếp tục có những giải pháp kịp thời nhằm đáp ứng yêucầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phù hợp với nhu cầu lợi ích của thanhniên Từ những yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp cách mạng đòi hỏi Đảng khôngngừng đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác thanh niên Đây là vấn
đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, đồng thời đáp ứng yêucầu có tính cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay Nghị quyết Hội nghị
BCHTW Đảng lần thứ 7 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” (25/07/2008) là một định
hướng đúng đắn cho công tác thanh niên trong thời kỳ mới
Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác thanh niên, những năm quaĐảng bộ thành phố Vinh, Nghệ An đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo công tácthanh niên, động viên thu hút đông đảo thanh niên tham gia sự nghiệp cách mạng,tạo môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội lành mạnh cho thanh niên rèn luyện,cống hiến và trưởng thành, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp,văn minh Tuy nhiên, công tác thanh niên cũng còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém,chưa đáp ứng được yêu cầu giai đoạn cách mạng mới Một bộ phận thanh niênsống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ýthức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc.Học vấn của một bộ phận thanh niên nhất là thanh niên nông thôn còn thấp; nhiềuthanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế Tính độc lập, chủđộng, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đápứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hộitrong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp
Từ những lý do trên và với cương vị công tác của mình, tác giả chọn vấn đề
"Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ở Đảng bộ
Trang 3thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn
thạc sĩ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôncoi trọng công tác vận động, giáo dục thanh niên Vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác thanh niên là một vấn đề quan trọng, sớm được các nhànghiên cứu quan tâm Liên quan đến vấn đề này có các công trình, bài viết như:
Nhóm công trình nghiên cứu về thanh niên và vai trò của thanh niên, nhìn
nhận, đánh giá vai trò, vị trí của thanh niên trong tiến tình lịch sử qua các thời kỳcách mạng; đường lối nội dung bồi dưỡng, giáo dục – đào tạo thanh niên thành lớpngười kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Tiêu biểu có các côngtrình, tác phẩm như: Tổng bí thư Đỗ Mười (1996): Lý tưởng của thanh niên trong
sự nghiệp đổi mới và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, NXB Thanh niên, Hà Nội; ViệnNghiên cứu thanh niên (1999), Những vấn đề nghiên cứu thanh niên trong thời kỳ
mới (kỷ yếu hội thảo khoa học), Hà Nội; Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (2000),
"Công tác tư tưởng văn hóa đối với tuổi trẻ là nhiệm vụ trọng yếu của Đoàn thanh
niên", Tạp chí Thanh niên; T.S Trần Quy Nhơn (2006): Tư tưởng Hồ Chí Minh về
bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, NXB Giáo dục; Văn Tùng (2006): Tưtưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên, NXB Thanh niên, HàNội
Nhóm công trình nghiên cứu về công tác thanh niên và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tiêu biểu
có các tác phẩm, bài viết như: Phạm Gia Cư (1999), “Đổi mới nhận thức và tăngcường trách nhiệm của cấp uỷ đối với thanh niên và công tác thanh niên", Tạp chí
Tư tưởng Văn hóa, số 7; Đoàn Văn Thái (2002), "Nhiệm vụ cơ bản của thanh niênViệt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Nxb Thanh niên,
Hà Nội; Nguyễn Thọ Ánh (2004): Luận văn thạc sĩ Chính trị học "Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay"; Nghị
Trang 4quyết hội nghị lần thứ 7 - Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (25/7/2008)
về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa” Nội dung chủ yếu của các công trình, tác phẩmtrên nghiên cứu về tình hình thanh niên và công tác thanh niên, các giải pháp đểtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, đồng thời khẳngđịnh rằng: trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí củathanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên làvấn đề sống còn của dân tộc Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóngcủa tình hình thanh niên, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sứcmạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa
Ban dân vận Trung ương (2001): "Đảng cộng sản Việt Nam với công tác vậnđộng thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước",nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận
và phương pháp luận khoa học về công tác thanh niên; Chương 2: Thực trạng tìnhhình thanh niên và công tác thanh niên của Đảng trong những năm đổi mới.Chương 3: Những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác vậnđộng thanh niên của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;Nội dung cuốn sách khẳng định: Trong quá trình phát triển của công tác vận độngnhân dân, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác vận động thanhniên, coi thanh niên là lực lượng rường cột của nước nhà và Đoàn thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, là đội quân xung kích cách mạng,
là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Các tác giả tập trung phân tích,đánh giá những mặt được và chưa được, nguyên nhân thành công và hạn chế củacông tác vận động thanh niên trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định
Trang 5hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới côngtác vận động thanh niên của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Học viện Xây dựng Đảng thuộcHọc viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: "Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay" do TS Lâm Quốc
Tuấn - ThS Phạm Tất Thắng đồng chủ biên Cuốn sách gồm ba chương:Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lãnh đạo công tác thanh niên;Chương 2: Đảng lãnh đạo công tác thanh niên: Thực trạng, nguyên nhân, kinhnghiệm; Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác thanh niên Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ cơ sở lý luậncủa vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên giai đoạnhiện nay, thực trạng Đảng lãnh đạo công tác thanh niên, nguyên nhân và bài họckinh nghiệm Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổinhanh chóng của tình hình thực tiễn, các tác giả đã đề xuất phương hướng vànhững giải pháp chủ yếu để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácthanh niên, như: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức đảng đốivới thanh niên; Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống vănhóa, ý thức công dân; Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của tổ chứcđảng đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Xây dựng môi trường xãhội lành mạnh, tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đờisống cho thanh niên; Tiếp tục coi trọng việc trọng dụng tài năng trẻ, tạo bướcchuyển có tính đột phá trong bố trí và sử dụng cán bộ trẻ trên tất cả các lĩnhvực; Đảng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhằm tăng cường phối hợpgiáo dục, bồi dưỡng, phát huy vai trò của thanh niên
Trang 6Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện và
có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ở thành phố Vinhtrong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
ở Đảng bộ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, luận văn đề xuất quan điểm và các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong
giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
- Khảo sát sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ở Đảng bộ thànhphố Vinh trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo củaĐảng đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa C.Mác - V.Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác thanh niên
- Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp phân tích vàtổng hợp; phương pháp lịch sử và lôgíc; phương pháp thống kê và điều tra xã hộihọc, v.v
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
Trang 75.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trongphạm vi thành phố Vinh và trong giai đoạn hiện nay
6 Đóng góp của khóa luận
- Đề tài góp phần làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn lãnh đạo của Đảngđối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảocho Đảng bộ cấp thành phố, huyện trong công tác lãnh đạo thanh niên; làm cơ sở
để cấp uỷ, Ban Chấp hành Đoàn cấp huyện, thành phố nghiên cứu, định hướng cácnhiệm vụ, chương trình hành động cho công tác thanh niên Đề tài có thể dùng làmtài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống các trường đàotạo cán bộ Đoàn thanh niên và các trường chính trị
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương:
- Chương 1: Tính tất yếu nâng cao sự lãnh đạo đối với công tác thanh niên
- Chương 2: Thực trạng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ởĐảng bộ thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác thanh niên ở Đảng bộ thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay
Trang 8B NỘI DUNG Chương 1 TÍNH TẤT YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN 1.1 Vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên
1.1.1 Khái niệm thanh niên và công tác thanh niên
- Khái niệm thanh niên.
Thực tế thanh niên là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khácnhau, tùy theo nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá màngười ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên Theo Từ điển Tiếng
Việt: Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành Khái niệm này
bao gồm 2 ý: Thanh niên là người có độ tuổi còn trẻ và đang trưởng thành Theotác giả Vũ Trọng Kim thì: "Thanh niên là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù,bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có quan hệ gắn bó mật thiếtvới mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội,
có vai trò to lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định sự phát triển trongtương lai của xã hội” [ 33, 18]
Thanh niên được nhìn nhận dưới góc độ triết học về con người Theo
C.Mác và Ph.Ăng-ghen, con người là một thực thể xã hội, mang bản chất xãhội, đồng thời là một thực tể tự nhiên, một cấu trúc sinh học Do đó, để đưa conngười từng bước vươn tới sự hoàn thiện, cần đồng thời khám phá sự tác độngcủa các quy luật xã hội và các quy luật tự nhiên trong nó Khi đề cập đến mặt tựnhiên và mặt xã hội của con người C.Mác và Ph.Ăng-ghen cho rằng, mặt tựnhiên và mặt xã hội trong con người không tách rời, đối lập nhau, ngược lại haimặt đó thống nhất biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau Từ phân tích về conngười, trong đó có con người thanh niên có thể khẳng định: Thanh niên là một
Trang 9phạm trù triết học, dùng để chỉ những người ở độ tuổi nhất định; là một thực thể
tự nhiên và một tồn tại xã hội, là một giai đoạn phát triển nhất định của cuộc đờicon người với những đặc trưng riêng về các đặc điểm tâm lý, sinh lý và sự phát
triển nhận thức ở trình độ nhất định Điều đó có nghĩa là trong con người thanh
niên có con người tự nhiên và con người xã hội Nhìn nhận về con người tựnhiên của thanh niên chủ yếu qua phân tích độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý.Con người xã hội của thanh niên nhìn nhận qua sự chín muồi và trưởng thành
về nhận thức xã hội cũng như ý thức trách nhiệm công dân đối với xã hội Conngười thanh niên là một giai đoạn phát triển của con người trong cả đời người;
là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang giai đoạn trưởng thành, từ cuộc sống phụ
thuộc sang cuộc sống dần tự lập và tự lập, từ tư duy bắt chước là chính sang tư
duy độc lập, sáng tạo Con người thanh niên ví như trung bình cộng của conngười trẻ em và con người đã trưởng thành, trong đó giai đoạn đầu của thanh
niên là giai đoạn khám phá tự nhiên, xã hội, giai đoạn "dần tự lập", giai đoạn sau của thanh niên là giai đoạn "tự lập và sáng tạo", người thanh niên làm chủ bản
thân minh, từ kinh tế đến hành vi xã hội
Từ góc độ xã hội học, thanh niên lại được nhìn nhận là một giai đoạn xã
hội hóa cá nhân, giai đoạn tiếp thu các giá trị xã hội để hình thành nhân cách; làthời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ bị phụ thuộc sang giai đoạn hình thành vàtừng bước xác lập vai trò cá nhân thông qua các hoạt động độc lập với tư cách làcông dân, là một trong những chủ thể của xã hội; ý thức công dân, ý thức tráchnhiệm với gia đình, cộng đồng và rộng hơn là với xã hội, ý thức tự chịu tráchnhiệm với các hành vi của bản thân có bước phát triển rõ rệt Thanh niên cũngdần nhận rõ hơn vai trò của bản thân mình và rộng hơn là thế hệ của mình đốivới sự phát triển chung của xã hội
Dưới góc độ sinh học, thanh niên được hiểu là một giai đoạn phát triển
trong cuộc đời con người; là giai đoạn đánh dấu sự chuyển tiếp từ trẻ em để trởthành người lớn, người trưởng thành, nói cách khác, đó là giai đoạn tiếp nối tuổi
Trang 10thiếu niên, đạt tới đỉnh cao của tuổi trưởng thành Đặc điểm nổi rõ của giai đoạnnày là sự phát triển nhanh của cơ thể, các chức năng của cơ thể dần được hìnhthành và phát triển đầy đủ, trong đó thấy rõ sự tráng cường về thể lực, sự pháttriển về trí tuệ, trưởng thành về sinh dục Sự phát triển của con người sang giaiđoạn thanh niên thường được thể hiện thông qua việc xác định tuổi của thanhniên.
Dưới góc độ văn hóa, thanh niên được hiểu là lớp người kết nối và kế thừa
có chọn lọc những truyền thống văn hóa của thế hệ trước, đồng thời tiếp thu cóchọn lọc văn hóa nhân loại và sáng tạo các giá trị văn hóa mới phù hợp Trongcon người thanh niên, vừa chứa đựng những giá trị văn hóa của thế hệ cha anh
họ, vừa mang những giá trị văn hóa của thế hệ họ (hiện tại) và hàm chứa cácnhân tố hình thành các giá trị văn hóa của tương lai
Dưới góc độ kinh tế - chính trị, thanh niên được hiểu là lực lượng hậu bị của
các lực lượng chính trị Thanh niên là một lực lượng lao động xã hội hùng hậu, lànguồn lực thường xuyên bổ sung cho đội ngũ lao động trên mọi lĩnh vực, là bộphận quan trọng cấu thành lực lượng sản xuất, năng động, nhạy cảm, gắn bó vớitiến trình phát triển xã hội, đi đầu trong cuộc đấu tranh sáng tạo, tham gia xây dựnggiai cấp công nhân, xây dựng các lực lượng vũ trang Tương lai chính trị của mỗiquốc gia, dân tộc tùy thuộc vào việc giai cấp hay lực lượng chính trị nào nắmđược thanh niên Cũng chính vì vai trò chính trị quan trọng của mình, thanhniên luôn luôn là đối tượng của sự lôi kéo, tranh giành, tác động, tập hợp củacác đảng chính trị Tại Việt Nam, Đảng ta luôn coi công tác đoàn kết, tập hợp,giáo dục thanh niên đi theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là công tác có ý nghĩacực kỳ quan trọng, đồng thời, xác định việc xây dựng Đoàn TNCS Hồ ChíMinh, tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên là đội dự
bị tin cậy của Đảng, là một trong các nhân tố đảm bảo sự phát triển của Đảng vàcách mạng Việt Nam
Trang 11Dưới góc độ độ tuổi: Thực tế, sự phát triển của con người là một quá
trình liên tục, diễn ra trong suốt cả cuộc đời Trong mỗi giai đoạn phát triển, cơthể con người là một chỉnh thể hài hòa với những đặc điểm vốn có đối với giaiđoạn tuổi đó, chứa đựng cả những vết tích của giai đoạn trước và những mầmmống của giai đoạn sau Các mức độ phát triển của con người có thể phân loạitheo nhiều cung tuổi khác nhau trong đó cách phân loại phổ biến nhất là phân
loại theo tuổi thời gian, theo tháng và năm hoặc năm Theo cách này, tuổi được
căn cứ theo ngày, tháng, năm sinh và tuổi ngày ngày càng tăng trong suốt cuộcđời
Đối với các nước khác nhau, độ tuổi thanh niên cũng được quy định khác
nhau (xem bảng).
Bảng 1.1 Quy định độ tuổi thanh niên ở các nước
Au-stra-lia 15-25 Papua New Guinea 12-35
Pa-ki-xtăng 15-29 Liên hiệp quốc 15-24
* Nguồn: Luật Thanh niên một số nước (tài liệu tham khảo xây dựng Luật Thanh niên Việt Nam) Hà Nội, T4.2005.
Trang 12Liên Hợp Quốc định nghĩa thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổichủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xãhội so với các nhóm lứa tuổi khác
Ở Việt Nam có một thời gian khá dài tuổi thanh niên được hiểu gần như đồngnhất với tuổi đoàn viên (15 đến 30 tuổi) Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị,
xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng vớinhiều đặc điểm khác mà chúng ta cho thanh niên là những người trong độ tuổi từ
16 đến 30 Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ tuổi đoàn viên và tuổi thanh niên Theođiều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thì Đoàn là một tổ chức chính trị xã hội củathanh niên, bao gồm những thanh niên ưu tú trong độ tuổi 16 đến 30 Hết tuổi đoànviên theo quy định, người đoàn viên đó vẫn có thể tự nguyện tiếp tục sinh hoạttrong tổ chức Đoàn hoặc tham gia vào Hội Liên hiệp Thanh niên và các hoạt độngkhác của Đoàn và phong trào thanh niên đến 35 tuổi
Như vậy có thể hiểu thanh niên là một nhóm người trong xã hội - nhân khẩuđặc thù, với độ tuổi nằm trong giới hạn từ 16 đến 30 tuổi, được gắn với mọi giaicấp, dân tộc, mọi tầng lớp xã hội và tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và đặcđiểm của từng quốc gia, từng dân tộc Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ về thểchất, tinh thần, trí tuệ và phẩm chất, nhân cách của một công dân, hình thành thếgiới quan và lý tưởng đạo đức cuộc sống
- Khái niệm công tác thanh niên.
Tại Việt Nam công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng trong công tácquần chúng, bao gồm toàn bộ hoạt động của Đảng, Nhà nước, Đoàn thanh niên,Mặt trận, các tổ chức quần chúng, gia đình và xã hội nhằm giáo dục bồi dưỡng vàtạo điều kiện cho thanh niên phát triển, trưởng thành, phát huy mọi tiềm năng củalực lượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Do vậy có thểhiểu công tác thanh niên là sự tác động tổng hợp của các chủ thể xã hội vào mộtđối tượng cụ thể là thanh niên theo những mục tiêu xác định Điều 4 Nghị định số120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành
Trang 13một số điều của Luật Thanh niên quy định: “Công tác thanh niên là những hoạt
động của Đảng, Nhà nước và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiệnthuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành, đồng thời phát huy vai tròxung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc” [14, 2]
Kể từ khi có Đảng, công tác thanh niên là hoạt động xã hội tự giác, trở thànhhoạt động chính trị xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng;Đảng luôn coi công tác thanh niên là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động củamình; là quá trình giáo dục, thuyết phục và vận động thanh niên tham gia thực hiệncác nhiệm vụ của cách mạng, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội vốn
có của thanh niên; là quá trình tạo ra môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
và là trường học cộng sản cho thanh niên học tập rèn luyện và trưởng thành
Tóm lại, theo quan điểm của Đảng công tác thanh niên được hiểu là: hoạtđộng có tính mục đích của Đảng tác động vào đối tượng thanh niên nhằm giáo dục,bồi dưỡng, định hướng và phát huy thanh niên, đáp ứng những đòi hỏi nào đó củathanh niên và của xã hội Công tác thanh niên là một loại hoạt động xã hội hàmchứa sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội và thanh niên, nhằm mụcđích thỏa mãn nhu cầu phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã hội.Như vậy, chủ thể lãnh đạo công tác thanh niên là Đảng; đối tượng lãnh đạocủa Đảng là công tác thanh niên, thông qua các tổ chức trong xã hội Đảng lãnhđạo công tác thanh niên gồm: Đảng lãnh đạo các tổ chức Đảng trong toàn Đảng vàđội ngũ đảng viên thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng vềthanh niên; Đảng lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức chínhtrị- xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế thực hiệnđường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên theochức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, mà trọng tâm là lãnh đạo các tổ chức trong
hệ thống chính trị, trong đó cần coi trọng lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò
Trang 14của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên trongcông tác thanh niên.
1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa C.Mác - V.Lênin về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên
Một trong những phát kiến vĩ đại nhất của C.Mác là học thuyết về sứ mệnhlịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, một giai cấp tiêu biểu cho lực lượng sảnxuất tiên tiến và luôn được phát triển cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.Theo C.Mác, giai cấp vô sản chỉ được hình thành với tư cách là một giai cấp khi ýthức được địa vị và tương lai của mình Để hoàn thành sứ mệnh của mình giai cấp vôsản phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục thanh niên: “Nhữngcông nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng, tương lai của giai cấp công nhân,tương lai của nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đanglớn lên - tức là lực lượng thanh niên” [35, 110] Cuối thế kỷ XIX, trong bối cảnh xãhội tư bản, C.Mác cho rằng, cần phải giải thoát cho thanh, thiếu niên khỏi sự tácđộng có tính chất phá hoại của hệ thống hiện đại C.Mác gọi thanh niên là cộinguồn của sự sống, của dân tộc và giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thểdân tộc
Cuối thế kỷ XIX, trong bối cảnh xã hội tư bản, C.Mác cho rằng, “cần phải giảithoát cho thanh, thiếu niên khỏi sự tác động có tính chất phá hoại của hệ thống hiệnđại” [35, 110] Khi nói về vai trò giáo dục thanh niên, C.Mác đã nhấn mạnh: “Côngtác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh chóngtoàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn” [36, 475] Tư tưởng của C.Mác là phải tổchức giáo dục các tầng lớp thanh niên để họ nắm vững các kỹ năng, kỹ xảo, quy trìnhquản lý sản xuất, sẽ hỗ trợ cho việc quản lý toàn diện những năng lực tất cả các thànhviên của xã hội được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý cộng sản chủ nghĩa Việcgiáo dục đó phải làm thường xuyên, liên tục, giáo dục ở trường lớp và giáo dục trongthực tế lao động
Trang 15Ph.Ăngghen ngay khi mới 19 - 20 tuổi, trong các thư gửi cho bạn bè,Ph.Ăngghen đã chế nhạo cái nguyện vọng của những chàng trai, cô gái muốn sốngbình lặng, muốn “giam mình trong vương quốc điền viên” với thái độ “mũ ni che tai”,bàng quan trước thời cuộc Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: thanh niên không thể đứng ngoàichính trị, chính hiện thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sốngchính trị Với lòng hứng khởi, với niềm tin vô hạn vào tiềm năng của thế hệ trẻ ở Đức,Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ thoả mãn với lý tưởng trướcđây, họ muốn được tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến công và vì sựđổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời mình Thanh niên có đủ sức lực và tàinăng để giải quyết những mâu thuẫn đang nảy sinh trong đời sống đất nước Điềuđáng lưu ý là niềm tin ấy đã được nhen lên trong tâm trí của Ph.Ăngghen trong điềukiện của chế độ quân chủ chuyên chế Vào năm 1845, Ph.Ăngghen viết rằng, chínhthanh niên Đức đòi hỏi phải thực hiện cuộc cách mạng trong tương lai nước này
Ph.Ăngghen cho rằng, việc hình thành thế giới quan khoa học cho thanh niênphải thông qua sự tham gia của họ vào cuộc đấu tranh xã hội, vào lao động sản xuất,vào những công việc cụ thể, thực tế hàng ngày Nguyên tắc giáo dục thế hệ trẻ là gắn
lý luận với thực tiễn, kếp hợp học với hành Ph.Ăngghen là người đầu tiên sử dụngthuật ngữ “giáo dục thực tiễn” Ph.Ăngghen cho rằng, đây là cơ sở quan trọng củagiáo dục khoa học - là công cụ mạnh nhất để cải tạo xã hội
Ph.Ăngghen cũng là người đầu tiên đưa ra các quan niệm: “đội quân xungkích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế”, “đội hậu bị của Đảng” để gắn vớithanh niên Năm 1853, khi “Đảng của C.Mác” đã khẳng định vị trí của mình trên
vũ đài chính trị, trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại những đạo luật đặc biệtcủa Bitxmac, Ph.Ăngghen đã viết: chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ sung dồi dàonhất cho Đảng C.Mác - Ph.Ăngghen khẳng định rằng: lực lượng quần chúngnhân dân đông đảo cần được tập hợp, tổ chức và giáo dục sao cho những biến đổi
tư tưởng của họ bắt kịp với thời đại, đi đúng quỹ đạo của dòng thác lịch sử đang
Trang 16cuộn chảy C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng, cách mạng là sự nghiệpcủa quần chúng, trong đó có thanh niên
Phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong điềukiện lịch sử mới, V.Lênin đã coi thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cáchmạng V.Lênin đã lý giải những nguyên nhân làm xuất hiện phong trào thanh niên,phát hiện ra những đặc điểm của nó và xác định mối quan hệ, sự tác động qua lạigiữa tổ chức thanh niên với Đảng Cộng sản V.Lênin cũng sớm nhìn thấy vai tròcách mạng to lớn không chỉ đối với thanh niên công nhân, mà còn đối với thanhniên học sinh, sinh viên
V.Lênin cho rằng, thành công của phong trào thanh niên chính là ở chỗ phảibiết gắn liền nhận thức lý luận của chủ nghĩa C.Mác, tri thức khoa học với sự thamgia trực tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản Đồng thời,Người cũng phê phán gay gắt những đảng viên bảo thủ, không đánh giá đúng vaitrò của lực lượng trẻ trong cách mạng, coi thường thanh niên và chế giễu sự ngâythơ, thiếu kinh nghiệm của họ V.Lênin nhấn mạnh, cần có thái độ khoan dung, độlượng với lớp trẻ và cần thiết phải phòng ngừa khuynh hướng cho rằng lớp trẻ tuyđầy nhiệt tình và sáng kiến, nhưng lại chưa qua trường học của cuộc đấu tranhgiai cấp V.Lênin luôn nhắc nhở người cộng sản cần phải đòi hỏi ở thanh niênnhiều hơn nữa, cần phải phê phán một cách có nguyên tắc những khuyết điểmcủa họ, cần phải giáo dục cho họ tinh thần trách nhiệm cao và nghĩa vụ của họđối với cách mạng
Trong cuộc đấu tranh cách mạng, cuộc đấu tranh để giành giật thanh niênkhông chỉ diễn ra giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, giữa các Đảng cộngsản và các thế lực phản động, mà còn diễn ra giữa những người cộng sản chânchính và bọn cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân V.Lênin đã nêu chochúng ta một tấm gương sáng về thái độ kiên quyết, không khoan nhượng đốivới mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội trong vấn đề thanh niên Ông đã gọi bọn
cơ hội chủ nghĩa là “những người bạn giả” của thanh niên và đòi hỏi phải vạch
Trang 17trần bộ mặt thật của chúng; ngăn chặn ảnh hưởng của chúng đối với thanh niên,bóc trần mọi mưu đồ muốn lừa phỉnh, cám dỗ thanh niên, mưu toan tước bỏ xuhướng cách mạng của phong trào thanh niên, cản trở việc tham gia của thế hệtrẻ vào cuộc đấu tranh chính trị của Đảng Cộng sản Cuộc đấu tranh chống chủnghĩa cơ hội đã diễn ra xung quanh vấn đề thanh niên, trên hai mặt có quan hệmật thiết với nhau: giáo dục ai và giáo dục như thế nào? Những phần tử cơ hộiqui nhiệm vụ trên vào việc đào tạo những người có văn hoá, song đứng ngoàichính trị Vì thế theo họ, không nên thu hút quá sớm thanh niên vào hoạt độngchính trị V.Lênin đã vạch trần lập trường cải lương đó của bọn cơ hội và chorằng, đó chỉ là thói đạo đức giả và chính sách ngu dân không hơn, không kém.Người khẳng định rõ lập trường của những người cộng sản chân chính là phảigiáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ và kết hợp việc giáo dục ấy với cuộc đấu tranhcách mạng của giai cấp công nhân
Trong bài diễn văn “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên” đọc tại Đại hội III ĐoànThanh niên Cộng sản Nga (1920) V.Lênin nói rằng, xây dựng chủ nghĩa cộng sản
là nhiệm vụ phức tạp hơn nhiệm vụ lật đổ giai cấp tư sản, rằng tương lai của chủnghĩa cộng sản thuộc về thanh niên, thanh niên là người xây dựng chủ nghĩa cộngsản Người cho rằng: “Thế hệ những người lao động được đào tạo trong xã hội tưbản chủ nghĩa thì giỏi lắm chỉ có thể giải quyết được nhiệm vụ phá hủy nền móngcủa chế độ già cỗi và đặt được nền móng vững chắc, trên đó chỉ có thể khởi côngtrong những điều kiện mới, mới có thể xây dựng được” [34, 354] Như vậy tươnglai của chủ nghĩa cộng sản thuộc về thanh niên Nếu không lôi cuốn được toàn thểthanh niên vào sự nghiệp cách mạng mới thì không thể xây dựng được xã hội chủnghĩa Nhiệm vụ của thanh niên và của Đoàn thanh niên theo V.Lênin gói gọnbằng một từ đó là “học tập” Nhưng học cái gì? V.Lênin đã chỉ rõ cụ thể: “Đoànthanh niên và toàn thể thanh niên nói chung muốn đi theo chủ nghĩa cộng sản, thìđều phải học chủ nghĩa cộng sản” [34, 357] “Học chủ nghĩa cộng sản”, theoV.Lênin là “hấp thụ toàn bộ kiến thức của nhân loại, kiến thức đó phải được
Trang 18nghiền ngẫm lại trên quan điểm giáo dục hiện đại chứ không phải là những điềuthuộc lòng” [34, 364] V.Lênin chỉ rõ: thanh niên phải học chủ nghĩa cộng sảntrong một trường học riêng của mình, trong một tổ chức độc lập - đó là ĐoànThanh niên Cộng sản V.Lênin viết: “Chỉ khi nào Đoàn Thanh niên Cộng sản gắnliền từng bước học tập, huấn luyện và giáo dục của mình với cuộc đấu tranh chungcủa tất cả những người lao động chống lại bóc lột, thì lúc đó mới xứng đáng vớidanh hiệu là đoàn thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ nghĩa” [34, 360]
Nói chuyện với đoàn viên thanh niên Cộng sản, V.Lênin yêu cầu cần giáodục thanh niên thông qua thực tế trong hoạt động sản xuất, trong học tập, côngtác, chiến đấu và trong cuộc sống sinh động của quần chúng Người nhấn mạnh:
“Trước mắt các đồng chí là nhiệm vụ xây dựng và các đồng chí có thể làm trònnhiệm vụ đó, khi đã nắm vững được tất cả những kiến thức hiện đại, biết biếnchủ nghĩa cộng sản từ những công thức, những lời dạy, những phương pháp,những chỉ thị, những cương lĩnh có sẵn và học thuộc lòng thành cái thực tế sinhđộng, là cái kết hợp với công tác trực tiếp của các đồng chí” [34, 365]
Những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.Lênin về thanh niên và công tácvận động thanh niên nêu trên có thể khái quát lại thành 5 nội dung cơ bản sau:Một là, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của tầng lớp thanh niên trong xã hộimới và chỉ ra những nhược điểm của thanh niên, cũng như những vấn đề cơ hộichủ nghĩa trong phong trào thanh niên cần được quan tâm chú ý
Hai là, đặt ra cho Đảng Cộng sản nhiệm vụ cần quan tâm, chăm sóc, giáodục, đào tạo thanh niên thông qua sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, thôngqua lao động sản xuất, công tác học tập, chiến đấu và trong đời sống hiện thực củaquần chúng nhân dân
Ba là, Đoàn Thanh niên cộng sản phải là trường học cộng sản chủ nghĩa trongquá trình giáo dục, đoàn kết tập hợp thanh niên, thực hiện lý tưởng của Đảng cộngsản
Trang 19Bốn là, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, sự nghiệp của thanh niên.Năm là, những luận thuyết của C.Mác, Ăngghen, V.Lênin đã chỉ ra nhữngđiều kiện và khả năng tập hợp rộng rãi quần chúng thanh niên vào đội hình lớn củachủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
1.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã kế thừa, pháttriển sáng tạo những quan điểm của C.Mác, Ăngghen, V.Lênin về thanh niên vàcông tác thanh niên Từ rất sớm Người đã quan tâm đặc biệt đến thanh niên, đề caovai trò, vị trí của thanh niên và công tác vận động thanh niên tham gia vào sựnghiệp cách mạng của dân tộc Vì vậy Người đã giành nhiều thời gian, dồn nhiềutâm lực để gieo mầm cách mạng vào lớp người trẻ tuổi Việt Nam, không ngừngđào tạo bồi dưỡng hết thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác
Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc, Người đã luận giải một cách giản
dị, thuyết phục rằng: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thật vậynước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên Thanhniên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyệntinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó" [43,185]
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, tấm gương hoạt động cách mạng vànhững bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã có hấp dẫn rất lớn đối với thanh niên, cổ vũthanh niên nước ta đứng lên làm cách mạng Việc thành lập tổ chức “Hội ViệtNam cách mạng thanh niên” để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam và việc sáng lập tờ báo cách mạng mang tên Thanh niên đã chứng tỏ Hồ ChíMinh có tầm nhìn chiến lược, khi Người biết rằng chỉ có thanh niên mới có thể
“nắm vai trò là những người châm ngòi lửa đầu tiên cho cách mạng nước ta” [16,48]
Trang 20Trong toàn bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn coi thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng Từ năm 1921, trong sự ápbức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, Người đã nhận thấy vai trò ấy “Đằng sau sựphục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét
và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phảithúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” [39, 18] Bộ phận ưu tú đấy chính là lớp ngườithanh niên đầu tiên của cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:muốn vận động nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộcthì trước hết cần phải giác ngộ thanh niên Nếu thanh niên không được giác ngộ,không có sức sống, không có nghị lực thì dân tộc có nguy cơ diệt vong
Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” có phần phụ lục nhan đề
“Gửi thanh niên Việt Nam”, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ trích một số thanh niêncam chịu làm nô lệ và thiết tha kêu gọi thanh niên đề cao lòng yêu nước Người đãkết thúc bằng lời tâm huyết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chếtmất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” [42, 185] Chủtịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy ở thanh niên vai trò là động lực chủ yếu của cáchmạng Đối với nước ta, vị trí của thanh niên được Người khẳng định là lớp ngườitiên phong, đột phá, đảm bảo cho sự hồi sinh của dân tộc, đóng vai trò là ngườichâm ngòi đầu tiên cho cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn ý thức rằng thanhniên chính là đội dự bị của Đảng, của cách mạng Sự nghiệp cách mạng của Đảng,của dân tộc là sự nghiệp các thế hệ kế tiếp nhau, trong đó thanh niên đóng vai trò làngười tiếp sức cho cách mạng Người chỉ rõ: “Thanh niên là người tiếp sức cáchmạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanhniên tương lai - tức là các cháu thiếu niên nhi đồng” [37, 81]
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định thanh niên là đội quân xung kích đi đầutrong cách mạng Người nêu rằng: “Lực lượng to lớn và vững chắc trong cuộckháng chiến và kiến quốc Mọi công việc thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệuđâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” [37, 82] Từ việc đánh giá đúng
Trang 21vị trí, vai trò của thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnhhay suy, yếu hay mạnh một phần lớn do thanh niên Người viết: “Non sông ViệtNam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vaicác cường quốc năm châu hay không, chính là một phần lớn ở công học tập củacác cháu” [38, 61] Từ đó, Người khẳng định việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng chođời sau là rất quan trọng và rất cần thiết Suốt cuộc đời của mình Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn giành nhiều thời gian, công sức cho sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng thế
hệ trẻ Người đã sớm giáo dục cho thanh niên một lý tưởng cao đẹp, luôn đề caovai trò, vị trí của thanh niên và công tác vận động thanh niên
Trước lúc đi xa trong bản Di chúc của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giànhmột phần nhắn nhủ trách nhiệm của Đảng trong việc giáo dục thanh niên Điều nàythể hiện tư tưởng, tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Người với thanh niên vàcông tác thanh niên Người viết “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọiviệc hăng hái, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm lo giáodục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựngchủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đờisau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [40, 48] Đây chính là sự tổng kết
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra từ lịch sử nhân loại, dân tộc, từ thực tiễn lãnhđạo, chỉ đạo công tác thanh niên của Người qua các thời kỳ cách mạng, để tiếp tụcđịnh hướng việc giáo dục rèn luyện và phát huy mọi tiềm năng to lớn của thanhniên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác vận độngthanh niên, là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩaC.Mác - V.Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn cách mạng Việt Nam Tư tưởng củaNgười đã được Đảng ta quán triệt, chỉ đạo trong công tác thanh niên thời kỳ cáchmạng giải phóng dân tộc, cũng như trong quá trình bảo vệ Tổ quốc và xây dựngchủ nghĩa xã hội Những tư tưởng ấy mãi mãi là ánh sáng soi đường sự nghiệp đào
Trang 22tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ nước ta trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước.
1.2 Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
1.2.1 Quan điểm của Đảng về vai trò của thanh niên và công tác thanh niên
Thấm nhuần và quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Đảng ta đã coi công tácthanh niên là một bộ phận không thể tách rời của công tác xây dựng Đảng, coiviệc xây dựng tổ chức Đoàn thành hạt nhân đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầnglớp thanh niên cũng "cần kíp" như xây dựng tổ chức Đảng Nhận thức rõ về vịtrí, vai trò của thanh niên và công tác vận động thanh niên đối với sự nghiệpcách mạng, ngay từ khi mới được thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chútrọng công tác thanh niên và xây dựng Đoàn thanh niên cộng sản Đảng ta chỉrõ: “Người vào Đảng mà dưới 21 tuổi thì đưa vào nhóm thanh niên cộng sản”[42, 12]
Án Nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động của Trung ương toàn thểhội nghị tháng 10 -1930 nhận định: "Ở Đông Dương số thanh niên lao độngchiếm một phần khá đông Đó là một hạng lao động bị bóc lột, đè nến hơnhết; Thanh niên lại là hạng người ít bị những cái ảnh hưởng quốc gia, phongkiến, đế quốc chủ nghĩa trói buộc hơn người lớn cho nên khi phong trào cáchmạng nổi khắp trong xứ, chúng ta thấy quần chúng thanh niên tham gia rất hănghái Những cuộc công nhân bãi công và nông dân biểu tình trong năm nay tỏ rarằng thanh niên lao động đã thành một lực lượng cách mạng rất quan trọngkhông thể kể tới được" [23, 166] Từ đó, Nghị quyết chỉ rõ "phải lãnh đạo choquần chúng thanh niên lao động thành phố, nhà quê tranh đấu, hằng ngày và phảikéo họ ra khỏi ảnh hưởng quốc gia phong kiến, đế quốc" [23, 167] Hội nghị BanChấp hành Trung ương Đảng (Tháng 10/1930) cũng đã xác định: “Đảng phải thihành ngay án nghị quyết quốc tế thanh niên cộng sản, phái ra một số đồng chí
Trang 23trẻ tuổi phụ trách tổ chức thanh niên cộng sản đoàn và giúp cho Đoàn có tínhchất độc lập” [12, 90] Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ươngĐảng tháng 10/1930 là văn kiện đầu tiên, hết sức quan trọng, đặt nền móng chođường lối chiến lược về công tác thanh niên của Đảng Nghị quyết đã đề cậptương đối toàn diện, sâu sắc về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của thanh niên Đề ranhững định hướng cơ bản về xây dựng tổ chức Đoàn, sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác thanh niên và Đoàn thanh niên
Bước vào giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa, nghị quyết của Ban Thường vụTrung ương Đảng tháng 2/1943 chỉ rõ “Một Đảng cách mạng bao giờ cũngtuyển đội ngũ xung phong của mình trong các giới thanh niên” [24, 300] Thực
tế chứng minh đúng đắn và sáng suốt của Đảng trong việc tổ chức thanh niênthành lực lượng đi đầu từ Bắc vào Nam làm nên cuộc Cách mạng tháng Támnăm 1945 thần kỳ
Sau cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam non trẻ vừa mới ra đời đã phảiđối phó với biết bao khó khăn chồng chất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
có chỉ thị về công tác thanh niên, định hướng về nội dung công tác vận động
thanh niên “Vừa kháng chiến vừa kiến quốc", bảo vệ nền độc lập còn non trẻ với tinh thần “Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh" Đảng chỉ rõ: “Nhiệm vụ thiết thực
của thanh niên trong thời kỳ này là tham gia bộ đội, dân quân để tác chiến, giúp
đỡ việc tản cư, bình dân học vụ, tiểu học, đoàn kết các hạng thanh niên, độngviên thanh niên ra cứu nước” [13, 43] và tích cực củng cố Đoàn Thanh niên cứuquốc để nó có thể thực sự là tổ chức trụ cột của mọi tầng lớp thanh niên ViệtNam Mục đích mới của Đoàn là góp sức vào việc xây dựng chế độ dân chủnhân dân và tiến lên chủ nghĩa xã hội Trong thời kỳ này, Đảng tập trung nhấnmạnh đến nội dung, phương thức tập hợp thanh niên, nâng cao hiệu quả trongcông tác vận động thanh niên
Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, đặc biệt là trongnhững năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Đoàn Thanh niên cứu quốc đã
Trang 24thực sự là trường học lớn của thanh niên, góp phần vào bồi dưỡng, cung cấp choĐảng những đoàn viên ưu tú, xứng đáng là đội hậu bị tin cậy của Đảng, gópphần quan trọng đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng.
Tháng 10 năm 1955, Trung ương ra quyết định về đổi tên Đoàn thanh niênCứu quốc thành Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam trong đó tái khẳng địnhvai trò của thanh niên: “Trong kháng chiến, hàng vạn thanh niên tham gia quânđội nhân dân, đấu tranh bất khuất ở các vùng sau lưng địch, xung phong phục
vụ tiền tuyến và tích cực bảo đảm sản xuất” [25, 644] Nghị quyết cũng chỉ rõ
“Đảng ta đặt vấn đề vận động thanh niên và coi trọng công tác vận động thanhniên vì thanh niên Việt Nam trải qua cuộc đấu tranh chống đế quốc và phongkiến đã tỏ ra là lực lượng to lớn, có khả năng và tinh thần kiên quyết cách mạng,
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế hệ thanh niên ViệtNam đã chứng tỏ sự trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, phát huynhững phẩm chất tốt đẹp của thanh niên, cùng nhân dân cả nước làm nên nhữngthắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa đấtnước đi lên chủ nghĩa xã hội
Bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thế hệ trẻ được Đảng tin tưởng giao cho sứmệnh lịch sử là lực lượng xung kích, sáng tạo đi đầu trong sự nghiệp cách mạng.Ngày 14-1-1993, Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) đãnăng lên một tầm cao về việc đánh giá vai trò của thanh niên: “Thanh niên là lực
Trang 25lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sự nghiệp đổi mới
có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trongcộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường
xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên Công tácthanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng” [27, 539]
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hànhcông cuộc đổi mới, thực hiện CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đảng ta luôn khẳng định thanh niên lànguồn lực xã hội có tiềm năng to lớn, hùng hậu, mang thế mạnh được kết tinh bởitinh hoa dân tộc và thời đại Đảng nêu rõ nhiệm vụ của thanh niên và công tácthanh niên trong thời kỳ mới là phát huy vai trò và tiềm năng to lớn của mìnhnhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng đóinghèo, lạc hâu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp CNH,HĐH đất nước Đảng luôn đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai tròlàm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên Để phát huy sức mạnh và tiềm năng tolớn của thanh niên, để thanh niên thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng chỉ rõ:
"Công tác thanh niên không chỉ là của Đảng, của Đoàn mà là việc của nhà nước,của mọi tổ chức xã hội và của từng gia đình” [27, 24] "Các cấp uỷ từ Trungương tới cơ sở có chương trình công tác thanh niên trong nhiệm kỳ, lãnh đạocác cơ quan nhà nước xây dựng luật pháp, chính sách, chương trình kế hoạchcông tác thanh niên Các tổ chức Đảng chăm lo củng cố Đoàn, xây dựng mặttrận thanh niên và đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng trong thanh niên"[27, 85]
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng một lần nữa khẳng định: "Làmtốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lốisống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế
hệ trẻ Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung
Trang 26kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại Hình thành lớp thanh niên
ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng củaĐảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Thu hút rộng rãi thanhniên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh làm nòng cốt và phụ trách" [29, 37] Như vậy Đảng ta luôn khẳng địnhthanh niên là nguồn lực xã hội có tiềm năng to lớn và hùng hậu, mang thế mạnhđược kết tinh bởi tinh hoa dân tộc và thời đại Đảng nêu rõ nhiệm vụ của thanhniên và công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới là phát huy vai trò tiềm năng tolớn của thanh niên để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, đi đầu trong côngcuộc đấu tranh chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc thựchiện thành công sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hoá đất nước
Trong những thập kỷ vừa qua, vai trò to lớn của thanh niên đã được Đảng takhẳng định: “Thanh niên là lớp người mà chúng ta trao gửi vận mệnh đất nước,tiền đồ dân tộc cho họ Khi khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã trở thành yếu tố tácđộng có ý nghĩa quyết định sự phát triển của xã hội thì lực lượng trẻ ngày càng cóvai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Vì “Thanh niên ta ngày nay làlực lượng xã hội to lớn, tiềm năng hùng hậu Thanh niên là lực lượng nòng cốttrong tiến trình đổi mới và phát triển xã hội ở nước ta” [24, 536]
Đảng ta khẳng định thanh niên là rường cột nước nhà, chủ nhân tương lai đấtnước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong nhữngnhân tố quyết định thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng ta luôn đặt thanh niên
ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực conngười, coi việc chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa động lực bảođảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước Trước yêu cầu sự nghiệpcách mạng hiện nay, Đảng ta chủ trương tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên hiệnnay giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, có
Trang 27đạo đức cách mạng, có ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, trở thànhcông tốt của dân tộc Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tụchoàn thành xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới đất nước.
Kể từ khi ra đời đến nay, trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào Đảng ta luônđánh giá đúng vai trò của thế hệ trẻ, đặt niềm tin vào thế hệ trẻ, đào tạo bồi dưỡngthế hệ trẻ xứng đáng là lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cáchmạng của Đảng, của dân tộc Thực tế đã chứng minh các thế hệ thanh niên, dưới sựlãnh đạo của Đảng đã mang sức lực, nhiệt tình của tuổi trẻ, không ngừng phấn đấucho sự nghiệp vẻ vang của Đảng và luôn xứng đáng với niềm tin của Đảng
1.2.2 Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
1.2.2.1 Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
Khi luận bàn về sự lãnh đạo của Đảng, các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác - Lênin đã bàn đến nội dung lãnh đạo cách mạng Theo quan điểm củaC.Mác, Ph.Awngghen và V.Leenin, Đảng cộng sản ra đời là tất yếu, do yêu cầulãnh đạo cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản Đảng ra dời,tồn tại và phát triển là để lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động thựchiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân Để thực hiện được sứmệnh ấy, Đảng cộng sản phải lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao độngthực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của cách mạng và nhiệm vụ của từng giaiđoạn cách mạng Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu Đảng cần quan tâm Trên
cơ sở nhiệm vụ đó, Đảng phải xác định được những công việc phải làm trongkhoảng thời gian nhất định của một giai đoạn cách mạng, của một nhiệm kỳ đạihội Đảng Từ đó, Đảng đề ra các quyết định, chủ trương, giải pháp thực hiệnnhững công việc đó
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận bàn về nội dung lãnh đạo của Đảng và cónhững chỉ dẫn rất quan trọng làm cơ sở phương pháp luận để xác định nội dung
Trang 28lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội và các tổ chức trong
hệ thống chính trị, cũng như các tổ chức khác trong xã hội Trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc, khi bàn về lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Lãnh đạo
đúng nghĩa là phải quyết định mọi vấn đề một cách đúng đắn; phải tổ chức sựthi hành cho đúng; phải tổ chức sự kiểm soát Đây là những công việc chủ yếuĐảng phải làm để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo của mình, cũng lànhững nội dung lãnh đạo của Đảng Nội dung đó gồm: ra quyết định, tổ chứcthực hiện quyết định và tiến hành kiểm tra, giám sát Thứ tự tiến hành từng việctrong quá trình lãnh đạo được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra chính là quy trìnhlãnh đạo của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bổ sung thêm và nhấn mạnh những điểm chủ
yếu, rất quan trọng của sự lãnh đạo của Đảng Người viết trong Di chúc: "Đảng
ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuầnđạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìnĐảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thậttrung thành của nhân dân" [45, 510] Theo người, Đảng lãnh đạo không phảiĐảng chỉ đưa ra chỉ thị, nghị quyết để các tổ chức khác và nhân dân thực hiện,
mà quan trọng hơn là Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; mỗicán bộ, đảng viên của Đảng phải là một người tiêu biểu về phẩm chất đạo đức,lối sống và tiên phong trong thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, góp phần đểĐảng thực sự là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.Điều này nhấn mạnh việc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, trực tiếp tổ chứcthực tiễn
Khái quát lại có thể quan niệm, những công việc đã được xác định Đảngphải làm để thực hiện nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng và những nhiệm vụtrong khoảng thời gian nhất định, trong một nhiệm kỳ đại hội Đảng đối với từnglĩnh vực đời sống xã hội, từng tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức
Trang 29khác là nội dung lãnh đạo của Đảng trong khoảng thời gian và đối với lĩnh vực,
tổ chức đó
Nội dung lãnh đạo của Đảng phụ thuộc và chịu sự chi phối của nhiệm vụchung và nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng, mà trực tiếp nhất là nhiệm vụcủa từng giai đoạn cách mạng Đây là những vấn đề phải giải quyết đạt kết quảtốt để từng bước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng đó Nộidung lãnh đạo của Đảng cũng gợi mở, định hướng cho Đảng lựa chọn và sửdụng phương thức thích hợp để thực hiện tốt nội dung lãnh đạo
Nội dung lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng là những côn việc đãđược Đảng xác định, Đảng phải làm để thực hiện nhiệm vụ của từng thời kỳcách mạng, từng khoảng thời gian nhất định, một nhiệm kỳ đại hội Đảng vềcông tác thanh niên, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ lãnh đạo công tác thanhniên của Đảng trong thời kỳ, nhiệm kỳ đó
Như vậy, có thể hiểu nội dung Đảng lãnh đạo công tác thanh niên tronggiai đoạn hiện nay gồm:
Đảng xây dựng chủ trương, nghị quyết về lãnh đạo công tác thanh niên,gồm: quan điểm chỉ đạo, mục tiêu (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cho nhữngnăm trước mắt); nhiệm vụ và những giải pháp lớn; lãnh đạo Quốc hội sửa đổi,
bổ sung luật thanh niên và các luật liên quan đến thanh niên
Đảng lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, tổng kết thực tiễn phát triển
lý luận về vị trí, vai trò của thanh niên, về công tác thanh niên, phát huy vai tròcủa thanh niên trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Đấu tranh kiên quyết, có hiệu quảvới các luận điểm sai trái, phản động và các hoạt động của các thế lực thù địchhòng mua chuộc, lôi kéo, giành giật thanh niên với Đảng
Đảng đề ra chủ trương, giải pháp tăng cương giáo dục lý tưởng, đạo đứccách mạng, lối sống lành mạnh, nâng cao vai trò, trách nhiệm của thanh niên và
Trang 30việc tích cực cống hiến cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vì mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà nước cụ thể hóa, thể chế hóa các chủtrương, nghị quyết của Đảng về thanh niên, công tác thanh niên; về sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác thanh niên; xây dựng các chương trình, kế hoạch,chiến lược phát triển thanh niên
Đảng lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập, quán triệt các quan điểm, chủ trương,nghị quyết của Đảng về thanh niên, về Đảng lãnh đạo công tác thanh niên; quántriệt các luật pháp, chương trình, kế hoạch về thanh niên của Nhà nước trongcác tổ chức đảng, đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn dân;lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong toàn xã hội về truyềnthống, sự cống hiến to lớn của thanh niên nước ta trong sự nghiệp cách mạngdưới sự lãnh đạo của Đảng; về vai trò, trách nhiệm to lớn, vinh dự lớn lao củathanh niên trong công cuộc đổi mới hiện nay Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức
và trách nhiệm của các tổ chức đảng, đảng viên, các tổ chức trong hệ thốngchính trị và toàn xã hội đối với công tác thanh niên
Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý nhànước về công tác thanh niên; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt độngcủa các cơ quan nhà nước về thanh niên, như: Ủy ban quốc gia về Thanh niênViệt Nam; xây dựng và đưa vào hoạt động Hội đồng công tác thanh niên ở cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng cường vai trò của chính quyền địaphương trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh niên Đảng lãnh đạo đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo về trình độ vànghề nghiệp, tạo việc làm ổn định, cải thiện, nâng cao đời sống cho thanh niên;lãnh đạo xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi chothanh niên phát triển toàn diện, cống hiến và trưởng thành
Trang 31Đảng lãnh đạo xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vữngmạnh, thực sự là nòng cốt trong công tác thanh niên; xây dựng các điển hìnhtiên tiến trong thanh niên và các tổ chức đoàn, sơ kết, tổng kết và rút ra nhữngkinh nghiệm và nhân ra diện rộng; coi trọng lãnh đạo chống lại có hiệu quả cáctiêu cực trong thanh niên, từng bước ngăn chặn và loại trừ các tệ nạn xã hộitrong thanh niên.
Đảng lãnh đạo phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức khác trong xã hội và toàn dân trong côngtác thanh niên; phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận, các đoànthể chính trị - xã hội, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiệnchức năng giám sát, phản biện xã hội đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lýcủa Nhà nước và hoạt động của cán bộ, công chức về công tác thanh niên Đảnglãnh đạo sự phối hợp các tổ chức này trong công tác thanh niên
Đảng lãnh đạo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tácthanh vận, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có đức, có tài, có uytín và kinh nghiệm công tác thanh niên đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác thanh niên trong điều kiện hiện nay; coi trọng việctrọng dụng tài năng trẻ, bố trí, sử dụng cán bộ trong độ tuổi thanh niên trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Đảng kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên về lãnh đạo, tổ chứcthực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên và lãnh đạo các cơ quan chức năngtrong các tổ chức của hệ thống chính trị tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm soátcác hoạt động của các tổ chức đó về công tác thanh niên
1.2.2.2 Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, cho rằng: "phương thức" là phương pháp và hình thức tiến hành; "phương pháp" là cách thức tiến hành để có
hiệu quả cao [31, 1352]
Trang 32Như vậy, phương thức là hình thức và phương pháp, hay cách thức tiến hànhcông việc để có hiệu quả cao Phương thức tiến hành công việc đúng đắn, phù hợpvới công việc sẽ đem lại hiệu quả cao; ngược lại, phương thức tiến hành công việckhông đúng đắn, phù hợp sẽ đem lại hiệu quả thấp, thậm chí không đạt hiệu quả.
Vì vậy, vấn đề rất quan trọng phải quan tâm là lựa chọn cho được phương thức tiếnhành công việc phù hợp với công việc Để đạt được điều đó, phải xuất phát từ côngviệc, trên cơ sở công việc để lựa chọn phương thức tiến hành công việc đó Tuynhiên, đây là vấn đề rất khó khăn, phức tạp
Vấn đề này luôn được Đảng quan tâm, nhất là trong những năm gần đây,phương thức lãnh đạo của Đảng được một số nhà khoa học, cán bộ hoạt động thựctiễn nghiên cứu và ngày càng sáng tỏ Tổng hợp ý kiến của các nhà khoa học thấyrằng, phương thức lãnh đạo của Đảng là các hình thức, phương pháp mà Đảng sửdụng để tác động vào đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện tốt đường lối, chủ trương,nghị quyết của Đảng
Phương thức lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là bước tiến lớn của
Đảng về việc làm rõ khái niệm này Cương lĩnh chỉ rõ: "Đảng lãnh đạo xã hội bằngcương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằngcông tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành độnggương mẫu của đảng viên Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực
và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và đoàn thể.Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị" [22,240]
Các tác giả cuốn sách Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, do Trần
Đình Nghiêm chủ biên cho rằng: "Phương thức lãnh đạo của Đảng" là "hệ thốngphương pháp, hình thức, biện pháp mà Đảng vận dụng để tác động vào các lựclượng, các tổ chức nhằm đạt được nội dung lãnh đạo" [46, 64] Tiếp theo, các tác
Trang 33giả bổ sung thêm các yếu tố như: quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác vàophương thức lãnh đạo của Đảng.
Trong những năm của thập niên đầu thế kỷ XXI, công cuộc đổi mới trên đấtnước ta đứng trước thời cơ, vận hội mới, nhưng gặp không ít khó khăn, thách thứcmới, đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng Tại Đại hộiĐại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã chỉ rõ hơn về phương thức lãnh đạo củaĐảng và nhấn mạnh, khâu mấu chốt là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảngđối với Nhà nước ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở; đồng thời bổ sung các yếu tốkhác vào phương thức lãnh đạo của Đảng, như: quy chế lãnh đạo; định rõ nhữngviệc ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy địa phương cho ý kiến, các cơ quankhác quyết định thực hiện theo thẩm quyền; phong cách, lề lối làm việc; chế độbáo cáo xin ý kiên
Từ những điều nêu trên có thể định nghĩa: Phương thức lãnh đạo của Đảng là
hệ thống các hình thức, phương pháp, cách thức, quy trình, quy trình, quy chế, chế
độ, quy định, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng để tác động vàođối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện thắng lợi nội dung lãnh đạo
Trên tinh thần đó, có thể nói rằng: Phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác thanh niên là hệ thống các hình thức, phương pháp, cách thức, quy trình,quy chế, quy định, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng để tácđộng vào các tổ chức đảng, đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổchức xã hội, xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức khác, là nhất là các tổ chức trong
hệ thống chính trị, nhằm thực hiện thắng lợi nội dung lãnh đạo công tác thanh niêncủa Đảng
Trên cơ sở quan niệm nêu trên, thấy rằng, phương thức lãnh đạo của Đảngđối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, hay Đảng lãnh đạo công tácthanh niên trong giai đoạn hiện nay bằng:
Trang 34Các chủ trương, quan điểm, nghị quyết, chỉ thị về công tác thanh niên; việcxây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên.
Công tác tư tưởng trong các tổ chức đảng, các tổ chức của hệ thống chính trị
và trong toàn xã hội, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ,đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về vai trò của thanhniên, tầm quan trọng của công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay; cổ vũ, độngviên các tổ chức đó, và toàn dân tích cực tham gia công tác thanh niên dưới sự lãnhđạo của Đảng
Công tác tổ chức cán bộ trong các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh và Hội Liên hiệp Thanh niên, gồm: quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sửdụng, tạo điều kiện thuận lợi để các bộ hoạt động có hiệu quả, thực hiện chính sáchcán bộ đối với cán bộ Đoàn, Hội
Thông qua Nhà nước, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội,các ban lãnh đạo, quản lý các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức khác
có liên quan đến công tác thanh niên để thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng
về công tác thanh niên; thông qua các tổ chức đảng và đảng viên trong các tổ chứcĐoàn, Hội thanh niên
Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên về thực hiện chủtrương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên; lãnh đạo các cơ quanchức năng tiến hành kiểm soát, thanh tra các hoạt động của cơ quan, cán bộ chínhquyền về thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh niên và kiểm tra,giám sát các đoàn thể trong thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tácthanh niên
Xây dựng các điển hình tiên tiến trong thanh niên, trong các tổ chức Đoàn,Hội thanh niên và các tổ chức khác về công tác thanh niên, tổng kết kinh nghiệmnhân ra diện rộng; sơ kết, tổng kết về lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng; lãnh
Trang 35đạo, chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị sơ kết, tổng kết về công tác thanhniên.
Phương thức và nội dung lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên quna
hệ mật thiết với nhau, và là hai vấn đề rất quan trọng của sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác này Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên chịu
sự ràng buộc, chi phối bởi nội dung lãnh đạo của Đảng đối với công tác này Ngoài
ra, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên còn phụ thuộc vàođặc điểm và năng lực lãnh đạo của Đảng; vào tình hình thanh niên; vào đặc điểm,năng lực thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên của các tổ chức trong hệ thốngchính trị; phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Vì vậy,
để lãnh đạo công tác thanh niên đạt hiệu quả trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa, cần nhận thức sâu sắc những điều này Cần xác định đúng đắnnội dung lãnh đạo trên cơ sở đó tạo lập phương thức lãnh đạo công tác thanh niênđúng đắn, phù hợp với nội dung lãnh đạo, tránh tùy tiện
Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên là hoạt động liên quan trựctiếp đến một lực lượng rất to lớn, luôn vận động và phát triển rất nhanh trong xãhội, nhất là trong điều kiện hiện nay Vì vậy trong quá trình lãnh đạo công tácthanh niên, Đảng cần điều chỉnh bổ sung nội dung lãnh đạo, trên cơ sở đó, điềuchỉnh phương thức lãnh đạo phù hợp
1.3 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, cùng với việc từng bước pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải phóng các lực lượng sảnxuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước đã xác định ngày càng rõ quan điểm mới vềcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Quan điểm mới ấy là kết quả tổng kếtthực tiễn, rút ra từ những bài học của mấy thập kỷ trước đây kết hợp với sựnghiên cứu, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của thế giới và thời đại Cuối thế
Trang 36kỷ 20, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra CNH, HĐH không phải là hai quá trìnhtuy có phần lồng vào nhau nhưng về cơ bản vẫn tách biệt và nối tiếp nhau, mà làmột quá trình thống nhất, có thể tóm tắt là công nghiệp hoá theo hướng hiện đại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khoá VII của Đảng ta (1994) chỉ rõ:
“CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuấtkinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công làchính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của côngnghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”[1, 1]
Coi sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta trong thời kỳ đổi mới là một cuộccách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xãhội, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), khi thông qua đường lốiđẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng ta nhấn mạnh: “Mục tiêu của CNH, HĐH là xâydựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại,
cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninhvững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [28, 15] Tại Đạihội này, Đảng ta cũng xác định rõ mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020 đưa nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [28, 15] Cùng với những thành tựuphát triển quan trọng đạt được sau 10 năm đổi mới, sự xác định rõ ràng hơn vềchủ trương đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta đẩy mạnh CNH, HĐH
Kết thúc thế kỷ 20, bước vào thế kỷ 21, bối cảnh trong nước và quốc tếtiếp tục có những thay đổi mau chóng Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng nhận định: “Thế kỷ 21 sẽ tiếp tục cónhiều biến đổi Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt Kinh tế trithức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất”
[20, 13] Trong bối cảnh ấy, nhận thức của Đảng ta về CNH, HĐH đất nước
Trang 37cũng có bước đổi mới quan trọng, cho rằng quá trình CNH, HĐH ở nước ta cóthể được rút ngắn Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010được thông qua tại Đại hội IX xác định: “Con đường CNH, HĐH của nước tacần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảyvọt Phát triển những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình
độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học,tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn nhữngthành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”
[26, 157] Đảng ta đề ra mục tiêu “phấn đấu trong giai đoạn 2001 - 2010 đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [26, 159] Điều này hứa hẹn mở ra
những bước đột phá trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện
“dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển đất nước, nhất là sau 20 năm thực hiệnNghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII), 5năm thực hiện Nghị quyết 25 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng(khóa X), tình hình thanh niên có những chuyển biến mạnh mẽ, đan xen cả nhữngyếu tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cực giữ vai trò chủ đạo
Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là đã xây dựngđược thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tưduy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng vàdân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa; không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệmvới gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập lao động, lập thân, lập nghiệp,làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; mongmuốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nuớc, có việc làm, thu nhập ổn định,đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh phong phú, môi trường sống an toàn Dù còn
Trang 38nhiều tâm trạng khác nhau, song đa số thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạocủa Đảng và phát triển của đất nước.
Nghị quyết 25 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X làmột chủ trương quan trọng có tính quyết định, làm chuyển biến mạnh mẽ tình hìnhthanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh niên Các cấp ủy đảng đã lãnh đạo
hệ thống chính trị, toàn xã hội thực hiện tốt hơn công tác thanh niên và chăm loxây dựng Đoàn Nhà nước đã ban hành Luật Thanh niên, Chiến lược phát triểnthanh niên và nhiều chính sách về công tác thanh niên, tạo điều kiện, cơ hội chothanh niên rèn luyện cống hiến trưởng thành Công tác đoàn và phong trào thanhniên từng bước phát triển, mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở rộng, sốthanh niên trở thành đoàn viên, đảng viên ngày càng tăng Vai trò của Mặt trận Tổquốc, các đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội đối với thanh niên, công tácthanh niên đã có chuyển biến tích cực
Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ítquan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng,
xa rời truyền thống văn hóa dân tộc Học vấn của một bộ phận thanh niên nhất làthanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số còn thấp; nhiều thanh niên thiếukiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế Tính độc lập, chủ động, sáng tạo,năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hoá, hiện đại hóa Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niênđang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp Tỉ lệ thanh niên nhiễm HIV/AIDScòn cao
Một số cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo công tác thanh niên;việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ trương, nghịquyết của Đảng về công tác thanh niên không thường xuyên, kịp thời; công tác quyhoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ chưa thực sự được coi trọng; chưalàm tốt công tác phát triển đảng trong thanh niên Nhà nước chậm thể chế hoá vàtriển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên;
Trang 39thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối với thanh niên; chưa cóchính sách cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng tài năng trẻ, việc thực hiện Chiếnlược phát triển thanh niên còn hạn chế Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa làm tốttrách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng, phát huy thanh niên thuộc lĩnh vực được phâncông Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chưa theo kịp sựphát triển của tình hình thanh niên; khả năng chi phối và ảnh hưởng của Đoàn, Hộitrong thanh niên chưa sâu rộng, tỉ lệ tập hợp thanh niên thấp, tính tiên phong;gương mẫu của cán bộ đoàn, hội và đoàn viên, hội viên chưa cao Mặt trận Tổquốc, các đoàn thể nhiều địa phương chưa phối hợp chặt chẽ, chưa tạo được sứcmạnh tổng hợp trong công tác thanh niên tác thanh niên sự kết hợp giữa gia đình -nhà trường - xã hội trong giáo dục thanh niên còn hạn chế.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên, ngoài những tác độngcủa tình hình khách quan như: các vấn đề toàn cầu, những rủi ro, áp lực củakinh tế thị trường với những khó khăn mới nảy sinh trong quá trình phát triểnđất nước; sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, nhưng về chủ quan,chúng ta thấy rằng: Nhận thức của một bộ phận không ít cấp uỷ đảng cán bộ, đảngviên về thanh niên và công tác thanh niên chưa đầy đủ, nhiều mặt còn khoán trắngcho Đoàn; tổ chức chỉ đạo thiếu tập trung; đánh giá thanh niên còn theo kinhnghiệm, cảm tính, gia trưởng, thiếu tin tưởng thanh niên; một bộ phận cán bộ, đảngviên thoái hoá, biến chất không là tấm gương để thanh niên học tập và noi theo.Một bộ phận gia đình ít quan tâm, thiếu giáo dục và nêu gương đối với con cháu.Quản lý nhà nước về công tác thanh niên còn nhiều bất cập; bộ máy quản lý nhànước về công tác thanh niên và cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác thanhniên chưa rõ ràng Chưa gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốcphòng, an ninh với mục tiêu phát triển thanh niên Công tác giáo dục - đào tạo, dạynghề, giải quyết việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, hoạt động văn hoá, thể thao,báo chí, xuất bản có nhiều khuyết điểm, yếu kém nhưng chậm khắc phục đã ảnh
Trang 40hưởng không nhỏ đến các thế hệ thanh niên Công tác giáo dục, ngăn ngừa và đấutranh với những tác động, lôi kéo thanh niên của các thế lực thù địch, sự truyền bálối sống nước ngoài không phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc còn nhiềuyếu kém, thậm chí bị buông lỏng Việc quản lý, tập hợp thanh niên trong tình hìnhmới khó khăn hơn Điều kiện, phương tiện hoạt động của Đoàn, Hội, chính sáchcho cán bộ đoàn, nhất là cán bộ đoàn cơ sở còn bất cập Năng lực, trình độ củakhông ít cán bộ đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; khả năng tập hợp, tổchức phong trào thanh niên trong công tác thanh niên còn hạn chế.
Bước vào thời kỳ mới, với đường lối đúng đắn của Đảng, đất nước tiếp tục
ổn định, thế và lực tăng lên không ngừng Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phấn đấu đưa nước ta sớm
ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để Việt Nam cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là điều kiện, môitrường thuận lợi để thanh niên thể hiện tài năng, sức trẻ, cống hiến cho đấtnước Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của gia đình, nhà trường và xã hội đốivới thế hệ trẻ không ngừng tăng lên là cơ sở, nguồn lực và là điều kiện quantrọng để thanh niên phát triển tốt hơn Khoa học - công nghệ tiếp tục phát triểnmạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức sẽ tạo ra những cơ hội lớncho thanh niên tiếp cận văn minh nhân loại, nâng cao tri thức
Tuy nhiên, những nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra trong quá trình đổi mới đấtnước, không chỉ là những thách thức đối với Đảng và dân tộc, mà còn là tháchthức đối với chính thanh niên Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vừa tạo ra nhiều cơ hộimới, vừa đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với thanh niên cả về nhận thứcchính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp Việc phải đối mặt hằngngày với những tiêu cực và tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường và quátrình toàn cầu hóa, cùng với sự tranh giành, lôi kéo, tập hợp, lợi dụng thanh niêncủa các thế lực thù địch diễn biến phức tạp, nên việc có đủ bản lĩnh để giữ vững