1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh về một số sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình

106 260 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu nghỉên cứu chung Đưa ra cách nhìn đầy đủ về năng lực cạnh tranh sản phẩm từ đó đưa ra các giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tại công ty phân lân Ninh Bình 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và cạnh tranh sản phẩm hàng hóa.  Tìm hiểu thực trạng về năng lực cạnh tranh sản phẩm những năm gần đây của Công ty.  Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và phân tích SWOT về năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty.  Đề xuất phương hướng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty cổ phần phân lân Ninh Bình.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN……… ………i

LỜI CẢM ƠN……… …….ii

MỤC LỤC………

iii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu nghỉên cứu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Những khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Các nhân tố tác động tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 12

2.1.3 Các công cụ cơ bản của cạnh tranh 16

2.1.4 Các chiến lược nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm 19

2.2 Cơ sở thực tiễn 23

2.2.1 Thực tế một số quốc gia trên thế giới 23

2.2.2 Đặc điểm ở Việt Nam 25

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Đặc điểm và vị trí của công ty 27

3.2 Thông tin về công ty 27

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 27

3.2.2 Cơ cấu tổ chức 29

Trang 2

3.2.4 Tình hình lao động của công ty 32

3.2.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 33

3.3 Phương pháp nghiên cứu 35

3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35

3.3.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 36

3.3.3 Phương pháp phân tích thống kê kinh tế 37

3.3.4 Phương pháp dự báo 37

3.3.5 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 38

3.3.6 Phương pháp so sánh 38

3.3.7 Phương pháp phân tích ma trận SWOT 38

3.4 Hệ thống chỉ tiêu 40

3.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nguồn lực sản xuất kinh doanh của Công ty 40

3.4.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của Công ty 40

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

4.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm 41

4.1.1 Chất lượng sản phẩm 41

4.1.2 Giá bán sản phẩm 47

4.1.3 Thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm 50

4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm 66

4.2.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm 66

4.2.2 Các yếu tố bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh về sản phẩm của Công ty 77

4.2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh về một số sản phẩm của công ty 80

4.3 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm của công ty 84

4.3.1 Căn cứ để xây dựng giải pháp thực hiện 84

4.3.2 Giải pháp để năng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm của công ty 88 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

Trang 3

5.1 Kết luận 97

5.2 Kiến nghị 98

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn, các tài nguyên thiênnhiên ngày một cạn kiệt, việc sản xuất nhằm hướng tới một nền nông nghiệpbền vững, phát huy những giá trị đích thực, tận dụng lợi thế so sánh trong sảnxuất để tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm sản xuất ra là vấn đề đángquan tâm trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thươngmại thế giới( WTO), những cơ hội mới được mở ra và những thách thức cũngkhông nhỏ

Tại Việt Nam, Nông Nghiệp vẫn là một nghành chủ đạo do đó phân bón

là một trong những sản phẩm cần thiết và quan trọng Tuy nhiên năng lực sảnxuất phân bón trong nước chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, do đó khi Việt Namgia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, sản phẩm phân bón của các nướckhác tràn vào, sẽ cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm phân bón trong nước.Trong khi đó nghành sản xuất phân bón trong nước đã bộc lộ những yếu kémtrong cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả sản phẩm

Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình là một trong những doanh nghiệpsản xuất phân bón hàng đầu trong cả nước đặc biệt trong sản xuất phân lânnung chảy phục vụ chủ yếu cho thị trường trong nước Trong những năm gầnđây do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với giá các loạinguyên liệu sản xuất phân bón tăng cao và tình hình lũ lụt tại các tỉnh miền Bắc

và Miền Trung đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh về sản phẩmcủa Công ty Vì thế việc đánh giá năng lực cạnh tranh về sản phẩm của công ty

và xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp cho các loại sản phẩm là điềukiện quan trọng đảm bảo cho sản phẩm của Công ty có thể xâm nhập, chiếmlĩnh thị trường và hoạt động kinh doanh có kết quả cao Do vậy chúng tôi tiến

Trang 4

hành nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh về một số sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghỉên cứu chung

Đưa ra cách nhìn đầy đủ về năng lực cạnh tranh sản phẩm từ đó đưa racác giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tại công ty phânlân Ninh Bình

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu chính: Năng lực cạnh tranh các sản phẩm củacông ty được khảo sát gồm: Nghiên cứu số lượng chất lượng, thị phần, hệthống kênh phân phối tiếp thị sản phẩm phân lân nung chảy và một số sảnphẩm NPK…của công ty; Chất lượng mẫu mã và giá cả của sản phẩm; Thịtrường tiêu thụ: chủ yếu là thị trường trong nước và đặc biệt là thị trườngNinh Bình; Các công đoạn sản xuất sản phẩm

 Đối tượng khác: Các doanh nghiệp cạnh tranh sản phẩm của công ty.Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ xét các doanh nghiệp cạnhtranh với công ty trong lĩnh vực sản xuất Phân Lân gồm: Công ty Phân LânVăn Điển, công ty Phân Bón Tiến Nông, Công ty Super Lâm Thao

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Về không gian

Trang 5

Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình và thịtrường tỉnh Ninh Bình

1.3.2.2 Về thời gian

Các thông tin phục vụ cho đề tài được cung cấp trong giai đoạn tử2006- 2008, có điều tra cụ thể năm 2009, cụ thể đề tài được tiến hành từ tháng2/2009 đến 5/2009

1.3.2.3 Về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty phânlân Ninh Bình trong giai đoạn 2006 - 2008 Từ đó đưa ra một số giải phápnhằm năng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty

Trang 6

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Những khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Cạnh tranh

Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơicung- cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặctrưng cơ bản của cơ chế thị trường, cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường.Mọi công ty phải tìm kiếm một công cụ cạnh tranh để duy trì vị thế trên thịtrường Cạnh tranh tồn tại vì công ty luôn tìm kiếm cho mình một chỗ đứngcao hơn trên thị trường, cố gắng tạo nên tính độc đáo cho riêng mình Mụctiêu của cạnh tranh là tạo lập cho công ty một lợi thế riêng biệt cho phép công

ty có mũi nhọn hơn hẳn đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh công tytheo đuổi

Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, do đó có nhiềucách tiếp cận khác nhau nên có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh TheoC.Mac: “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bảnnhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hànghóa để thu lợi nhuận siêu ngạch” Ở đây, C.Mac đã đề cập đến vấn đề cạnhtranh trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mà đặc trưng của chế độ này là chiếm hữu

tư nhân về tư liệu sản xuất Theo quan niệm này thì cạnh tranh có nguồn gốc từchế độ chế độ tư hữu Cạnh tranh được xem là sự ganh đua, là cuộc đấu tranhgay gắt quyết liệt giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trên cùng một thịtrường hàng hóa cụ thể nào đó nhằm chiếm lĩnh khách hàng và thị trườngthông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động ganh đuagiữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà nhà kinhdoanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằmgiành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.[ Nguyễn ThịHuyền, 2004, Luận văn thạc sĩ kinh tế]

Trang 7

Theo quan điểm của Marketing cạnh tranh được định nghĩa: “Cạnhtranh là việc đưa ra những chiến thuật, chiến lược phù hợp với tiềm lực củadoanh nghiệp, xử lý tốt các chiến lược, chiến thuật của đối thủ, giành được lợithế trong kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận”.[PGS.TS Nguyễn Nguyên Cự, 2005, giáo trình Marketing Nông Nghiệp]

Trong kinh tế: “Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể sản xuất kinhdoanh nhằm lấy lại những điều kiện thuậ lợi nhất trong sản xuất ra sản phẩm, trongtiêu thụ hàng hóa, trong hoạt động dịch vụ để đảm bảo lợi ích tốt nhất của mình”

Cạnh tranh có thể đưa lại lợi ích cho người này và gây thiệt hại chongười khác nhưng dưới góc độ toàn lợi ích xã hội, cạnh tranh luôn có tácđộng tích cực (hàng hóa có chất lượng tôt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn…)Cạnh tranh là một trong những động lực cơ bản và động lực phát triển của nềnkinh tế thị trường, không có cạnh tranh thì không có kinh tế thị trường Trongnền kinh tế thị trừong cạnh tranh là điều kiện sống còn của các doanh nghiệp,

vì thế trong từng doanh nghiệp luôn cố gắng tìm cho mình một chiến lượccạnh tranh phù hợp để vươn lên vị trí cao nhất

Như vậy khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh là quan

hệ kinh tế ở đó có các chủ thể kinh tế ganh đua tìm mọi biện pháp, cả nghệthuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thong thường là chiếmlĩnh thị trường dành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thịtrường có lợi nhất Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trìnhcạnh tranh là tối đa hóa lợi ích Đối với người sản xuất kinh doanh là lợinhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi

Các yếu tố quy định mức độ cạnh tranh trong một nghành hoặc trênmột thị trường được thể hiện qua sơ đồ 1

- Số lượng các đối thủ hiện có trong nghành

- Quyền lực thương lượng giữa người cung ứng

- Quyền lực thương lượng của phía người tiêu thụ

- Sự đe doạ của những người mới hoặc sẽ nhập cuộc

- Sự đe doạ của những sản phẩm hoặc dịch vụ mới sẽ thay thế

Trang 8

Sơ đồ 2.1 Yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh cho một số nghành

Đối với toàn nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng:

 Cạnh tranh sẽ đảm bảo việc điều chỉnh quan hệ giữa cung vàcầu( Quyền tự chủ của người tiêu dùng)

 Cạnh tranh sẽ điều khiển quan hệ sao cho những nhâu tố sản xuất sử dụngvào những nơi hiệu quả nhất, làm giảm thiểu tổng giá thành sản xuất của xã hội

 Cạnh tranh là những tiền đề thuận lợi nhất làm cho sản xuất thích ứnglinh hoạt với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất

 Sự bóc lột trên quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập khôngtương ứng với năng suất sẽ bị cản trở bởi cạnh tranh, như vậy cạnh trạh sẽ tácđộng một cách tích cực đến việc phân phối thu nhập

 Sự thúc đẩy mới được coi là một chức năng cạnh tranh năng động trongnhững thập kỷ gần đây

Trong môi trường cạnh tranh, sức cạnh tranh trên thị trường sản phẩmngày một khốc liệt bao gồm: Cạnh tranh của người bán (Nhà sản xuất kinhdoanh với khách hàng) : Cạnh tranh giữa người bán với nhau; cạnh tranh giữa

Sự đe doạ của những người mới hoặc sẽ nhập cuộc

Sự đe doạ của những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế

Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong nghành

Trang 9

những người mua với nhau Tham gia vào thị trường cạnh tranh các doanhnghiệp không chỉ tạo ra lợi thế so sánh lớn nhất của mình mà còn tạo ra được lựckéo hút tổng hợp khách hàng tiềm năng trên thị trường lớn nhất Vì vậy cơ sở đểxác lập một hệ thống chiến lượccạnh tranh dựa trên nguyên lý bộ ba cạnh tranh:

Sơ đồ 2.2 Mô hình nguyên lý bộ ba cạnh tranh

Xuất phát từ nguyên lý thành công, các công ty phải thực hiện việc làmhài long khách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình Các chiến lượcphải thích nghi được với yêu cầu của người tiêu thị cũng như với chiến lượccủa các đối thủ cạnh tranh.[Tiến sĩ Nguyễn Hữu Cường, 2006, Quản trị doanhnghiệp] Dựa trên tầm cỡ và vị trí trên thị trường , công ty phải tìm ra chiến lượccho phép mình đạt được lợi thế cạnh tranh mạnh nhất

2.1.1.2 Năng lực cạnh tranh

Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm khác khác nhau về năng lựccạnh tranh Khái niệm năng lực cạnh tranh được đưa ra đầu tiên tại Mỹ vàođầu những năm 1980 [Nguyễn Thành Long, 2008] “ Doanh nghiệp có khảnăng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ cóchất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc

tế Năng lực cạnh trạnh của doanh nghiệp đông nghĩa với việc đạt được lợi

Các khu vực thi trường

Trang 10

ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người laođộng và chủ doanh nghiệp”.

Nhiều quan niệm khác nhau nhưng có thể thấy được, có quan niệm gắnnăng lực cạnh tranh với ưu thế của sản phẩm mà daonh nghiệp đưa ra thịtrường có quan niệm lại gắn năng lực cạnh tranh của daonh nghiệp với thịphần mà nó chiếm giữ, có quan niệm khác lại cho rằng sức cạnh tranh chính

là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như:

 Năng lực cạnh tranh quốc gia: năng lực của một nền kinh tế đạt đượctăng trưởng bền vững thu hút được đầu tư, đảm bảo được kinh tế xã hội, đảmbảo cuộc sống người dân

 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng caolợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ,thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tếcao và bền vững

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phản ánh không chỉ bằngnăng lực cạnh tranh cảu các sản phẩm, dịch vụ do nó cung cập, mà còn bằngchính năng lực tài chính, năng lực quản lý và vị thế của doanh nghiệp trên thịtrường cũng như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cũng như uy tín củachính doanh nghiệp Nhưng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ dodoanh nghiệp cung cấp phản ánh tập trung và hội tụ yếu tố khác quyết địnhnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

 Năng lực cạnh tranh sản phẩm: được phản ánh qua các tiêu chí: giá cả,chất lượng mẫu mã, kiểu dáng cũng như sự độc đáo, quen dùng, phù hợp vớithị hiếu tiêu dùng của dân chúng Một hàng hóa, dịch vụ được coi là có sứccạnh tranh cao khi chúng có chất lượng vượt trội độc đáo riêng có Ngược lạitiêu chí đánh giá của hàng hóa ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm chủyếu do chi phí sản xuất quyết định Nếu mặt bằng chất lượng như nhau thì chỉ

có doanh nghiệp quản lý tốt, sử dụng công nghệ tiên tiến, công nhân có tay

Trang 11

nghề và khả năng sang tạo cao… mới có thể làm cho chi phí sản xuất trong đơn

vị sản phẩm thấp, từ đó kéo giá xuống làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh

Ngoài ra hình thức nhãn mác hấp dẫn, hợp thị hiếu, quy cách sản phẩmthuận tiện cho tiêu dùng…cũng làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm Tuynhiên, do sự chi phối bởi lợi nhuận thu về từ sản xuất và bán hàng hóa dịch

vụ, nên các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có thể coi chất lượng và chi phísản xuất chỉ là phương tiện để họ đạt tới giá trị thặng dư, nên nếu không có sựkiểm tra kiểm soát của người tiêu dùng và sự bảo hộ của nhà nước cho quyền

sở hữu thành quả lao động, cố gắng hoặc tài năng dưới hình thức quyền sởhữu nhãn mác, bằng phát minh sáng chế… Như vậy ngay cả dưới giác độ sứccạnh tranh của hàng hóa có thể nói là cấp độ cạnh tranh rõ ràng minh bạchnhất đã có thể dẫn tới xu hướng cạnh tranh phi hiệu quả hay nói cách khácnghiên cứu sức cạnh tranh của hàng hóa phải đặt trong môi trường vĩ mô

Có thể hiểu rằng năng lực cạnh tranh sản phẩm được cấu thành bởinhiều yếu tố: về chất lượng của sản phẩm; về giá cả của sản phẩm thảo mãnnhu cầu; thị hiếu người tiêu dùng; được người tieu dùng lựu chọn; lợi nhuận

có thể chấp nhận được cho người sản xuất; khả năng sủ dụng sản phẩm thaythế của một loại sản phẩm khác biệt tương tự với loại sản phẩm đó

Ngoài ra năng lực cạnh tranh của sản phẩm được quyết định bởi các yếu tốkhác như công nghệ, chất lượng, giá cả kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm, phươngthức tiêu thụ, quảng cáo bán hàng, độ tin cậy của sản phẩm, tính độc đáo…

 Nâng cao năng lực cạnh tranh là đánh giá thực tế năng lực cạnh tranhcủa quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ đó thong qua các tiêu chí để cónhững nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm đưa doanh nghiệp có đủ sứccạnh tranh trên thị trường Hay nâng cao năng lực cạnh tranh là thay đổi mốitương quan giữa thế và lực của doanh nghiệp về mọi mặt

Trong đề tài này chúng ta quan tâm tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm

2.1.1.4 Sản phẩm

Trang 12

Theo quan niệm truyền thống: sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lýhóa học, sinh học,… cá thể quan sát được, dùng để thỏa mãn những nhu cầu

cụ thể của sản xuất và đời sống

Theo quan niệm marketing: sản phẩm là thứ có khả năng thảo mãn nhucầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thểđưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút chú ý mua sắm và tiêudùng Do đó sản phẩm được cấu thành từ hai yếu tố cơ bản đó là yếu tố vậtchất và yếu tố phi vật chất Ngày nay, người tiêu dùng hiện đại khi muc mộtsản phẩm không chỉ chú ý tới các khía cạnh vật chất mà còn quan tâm đếnnhiều khía cạnh vô hình của sản phẩm

 Giá trị của sản phẩm: Khi khách hàng quyết định mua sắm một loại sảnphẩm cụ thể, họ thường kì vọng vào những lợi ích do tiêu dùng sản phẩmmang lại, do vậy khi quyết định mua sản phẩm, họ buộc phải có sự lựa chọn.Điều này liên quan đến giá trị sản phẩm tiêu dùng : giá trị sản phẩm tiêu dùngcủa sản phẩm là sự đánh giá cảu khách hàng về khả năng của sản phẩm trongviệc thảo mãn nhu cầu cảu họ Sản phẩm được nhiều người đánh gía, giá trịcao thì cơ hội thị trường của nó càng cao và ngược lại

 Định vị của sản phẩm:

Định vị của sản phẩm có nghĩa là xác định vị trí của sản phẩm trên thịtrường so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, để xác định họthường dựa vào những đánh giá, so sánh sẵn trong tâm trí về sản phẩm củadoanh nghiệp khác Vị trí của một sản phẩm là một tập hợp những ấn tượng,quan niệm, cảm quan của khách hàng về sản phẩm đó so với các sản phẩmcạnh tranh cùng loại

 Sản phẩm mới :

Sản phẩm mới là sản phẩm hoàn toàn chưa có trên thị trường hoặc sảnphẩm có nhưng được hoàn thiện hơn nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêudung và thúc đẩy bán hàng tăng lợi nhuận doanh nghiệp

Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm mới:

Trang 13

+ Tiến bộ khoa học công nghệ và sự phát triển sản xuất nâng cao mức sốngcủa dân cư làm cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mới tăng, doanh nghiệp không thểdựa vào sản phẩm hiện có mà phải coi trọng việc phát triển sản phẩm mới.

+ Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ làm nảysinh thêm những nhu cầu mới, sự đòi hỏi và lựa chon ngày càng khắt khe, tìnhtrạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn

2.1.1.5 Về thị trường

Có nhiều khía niệm về thị trường nhưng theo Philip Kotler 1999: Thị trường

là tập hợp cá nhân và tổ chức hiện đang có sức mua và có nhu cầu đòi hỏi cần đượcthỏa mãn

Theo những người làm tiếp thị khi nói đến thị trường phải nói đếnnhững người trong cuộc tức là những người trực tiếp bán và mua sản phẩmhay làm cho cung và cầu gặp nhau

Nhưng dù cho các quan niệm có khác nhau nhưng cái côt là phải nắmvững được thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, thựchiện dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ cũng như bán hàng của các doanhnghiệp thương mại đều diễn ra trên thị trừơng Trong nền kinh tế thị trường cạnhtranh lại đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải ra sức cố gắng giành vị thế cao trong thịtrường, mỗi doanh nghiệp buộc phải tự tìm kiếm khách hàng cho mình, để đạtđược điều này doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau

2.1.1.6 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Theo các nhà kinh tế: Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh của các

tổ chức kinh tế không chỉ được đo bằng chính năng lực nội tại của từng chủthể, mà điều quan trọng hơn, là trong sự so sánh tương quan giữa các chủ thểvới nhau Do đó, đạt được vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường là yêu cầusống còn của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế củadoanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòihỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn Như vậy, năng lực cạnh

Trang 14

tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanhnghiệp Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tínhbằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanhnghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnhtranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường

Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãnđầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợithế về mặt này và có hạn chế về mặt khác Những điểm mạnh và điểm yếubên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt độngchủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, côngnghệ, quản trị, hệ thống thông tin Hơn thế nữa khi Việt Nam gia nhập WTO,hôi nhập vào nền kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội và cũng khá nhiềuthách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thu hút vốn, kĩ thuậttiên tiến đồng thời phải có những biện pháp chiến lược phù hợp để phát triển

và tồn tại Trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có năng lựccạnh tranh còn yếu kém vì vậy để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanhnghiệp này phải nâng cao năng lực cạnh tranh

2.1.2 Các nhân tố tác động tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1.2.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường là các yếu tố lực lượng, thể chế…xảy ra bên ngoài doanhnghiệp và doanh nghiệp không thể kiểm soát được, nhưng ảnh hưởng rất lớnđến hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpbao gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô:

* Môi trường vĩ mô:

 Yếu tố kinh tế: môi trường kinh tế được đặc trưng bởi một số yếu tố sau:+ Tốc độ phát triển kinh tế cao sẽ làm phát sinh thêm nhu cầu mới cho

sự phát triển mới của nghành kinh tế Những mối đe doạ mới sẽ làm xuất hiệnthêm đối thủ cạnh tranh

+ Tỉ lệ lạm phát tăng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, đến hiệuquả đầu tư, gây bất lợi cho doanh nghiệp hay cơ hội mới

Trang 15

+ Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao tạo cho doanh nghiệp cơ hội thuê lao động

rẻ hay mối đe doạ của các dịch vụ cạnh tranh xuất hiện?

+ Sự ổn định của dòng tiền, tỷ giá đe doạ hay tạo cơ hội cho doanh nghiệp?+ Xu hướng và thực tế đầu tư nước ngoài sẽ tăng mạnh khi Việt Nam gianhập WTO là điều kiện thuận lợi hay tạo ra những thách thức cho doanh nghiệp?

+ Thu nhập quốc dân tăng và thu nhập bình quân đầu người tăng tácđộng tới doanh nghiệp như thế nào?

 Yếu tố chính trị, pháp luật: bao gồm các hoạt động của nhà nước, hệthống chính sách pháp luật, thể chế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

 Yếu tố khoa học công nghệ: là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo

ra sản phẩm hàng hoá phù hợp với sự đa dạng của nhu cầu Sự sáng tạo ra sảnphẩm hàng hoá mới đã tạo ra cơ hội kinh doanh mới

 Yếu tố văn hoá xã hội: Môi trường văn hoá là một hệ thống giá trị, quanniệm niềm tin, đạo đức truyền thống và các chuẩn mực trong hành vi sinh hoạthàng ngày.Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến thị hiếu mua hàng do đó ảnh hưởngtrực tiếp tới các quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

* Môi trường vi mô

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cạnh tranh giữa các đối thủ

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Trang 16

 Khách hàng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến kinh doanh củadoanh nghiệp, vì thế thực chất khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, sốlượng, kết cấu khách hàng, quy mô nhu cầu, động cơ mua hàng, thị hiếu, yêucầu của họ,…Khách hàng có ý nghĩa quan trọng đối với việc kinh doanh, nếuchúng ta không cung cấp cho khách hàng thứ mà họ cần với giá phải chăng họ

sẽ tìm chỗ khác để mua hàng và ngược lại nếu đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng chúng ta sẽ tăng doanh số và lợi nhuận Như vậy các doanhnghiệp phải có biện pháp để tạo ra và giữ gìn khách hàng không chỉ là điềukiện cần cho lợi nhuận hiện tại và tương lai mà còn là điều kiện sống còn cho

sự tăng trưởng và phát triển của tổ chức cũng như tạo ra giá trị cho cổ đông.Vậy thu hút khách hàng và gìn giữ khách hàng là nhiệm vụ chính mà doanhnghiệp phải gấp rút hoàn thành

 Số lượng các doanh nghiệp trong nghành và các doanh nghiệp tiềm ẩnĐối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp xưa nay chưa xuất hiện trên thị trườngnhưng có khả năng cạnh tranh trong tương lai, khả năng cạnh tranh của đốithủ này được đánh giá qua việc rào cản ngăn chặn việc gia nhập vào ngànhkinh doanh: tính kinh tế nhờ quy mô; sự khác biệt sản phẩm; nhu cầu vốn đầu

tư tối thiểu; các lợi thế đặc biệt của các đối thủ hiện có; chính sách của nhànước; sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại

 Nhà cung cấp các yếu tố đầu vào:

Nhà cung cấp là những cá nhân hay tổ chức cung ứng các loại yếu tốđầu vào cho doanh nghiệp như : nguyên liiêụ, máy móc, vật liệu, thành phẩmhay dụch vụ cho doanh nghiệp thường diễn ra các cuộc thương lượng về giá

cả, chất lượng và thời gian giao hàng

Nhà cung cấp và các yếu tố đầu vào ảnh hưởng lớn đến môi trườngcạnh tranh nội bộ nghành Số lượng các nhà cung cấp thuộc các thành phầnkinh tế khác nhau thể hiện sự phát triển của thị trường các yếu tố đầu vào Thịtrường càng lớn bao nhiêu càng tạo ra sự lựa chọn lớn bấy nhiêu

 Sức ép của các sản phẩm thay thế

Trang 17

Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm thay thế ra đời là một đòi hỏi tấtyếu nhằm đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường ngày càng biến độngtheo xu hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, cao cấp hơn, sảnphẩm thay thế thường có sức cạnh tranh mạnh hơn sản phẩm bị thay thế.

Sự sẵn có của những sản phẩm thay thế trên thị trường là mối đe doạtrực tiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, khigiá bán của sản phẩm vượt quá giới hạn chặn trên của mức giá bán sản phẩm,khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế Do đó ảnh hưởngtrực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

 Các đối thủ cạnh tranh: là một tổ chức bất kì cung ứng, hay trong tươnglai có thể cung ứng những sản phẩm và dịch vụ có mức lợi ích tương tự(hay ưuviệt hơn) cho khách hàng Trong chừng mực các nhà quản trị có cái nhìn hạn hẹp

vể các đối thủ cạnh tranh, họ sẽ không nhận diện được những mối đe doạ và sẽphản ứng quá trễ.Yếu tố cạnh tranh là yếu tố mà khách hàng quyết định nên cácnhà quản trị hay mắc phải một lỗi trong việc nhận diện đối thủ cạnh tranh là họnhìn từ góc độ nhà cung ứng chứ không phải từ góc độ của một khách hàng

2.1.2.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp

+ Trình độ nguồn nhân lực: Lực lượng lao động trong công ty ảnhhưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm vì tay nghề của laođộng càng cao thì sản phẩm sản xuất ra càng đảm bảo về chất lượng và quytrình sản xuất được vận hành một cách nhanh chóng và hiệu quả Yếu tố nayquyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu các thànhviên có kinh nghiệm, trình độ, khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệtốt với bên ngoài thì họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp không những lợi íchtrước mắt mà cả lợi ích lâu dài Trình độ tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụcủa người lao động và lòng hăng say làm việc của họ là một yếu tố tác độngmạnh mẽ đến sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp

+ Trình độ khoa học công nghệ: Trình độ máy móc thiết bị và côngnghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nó

là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của doanh

Trang 18

nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Ngoài ra công nghệsản xuất và máy móc thiết bị cũng ảnh hưởng tới gía thành và gía bán sảnphẩm, một trang bị máy móc hiện đại thì sản phẩm của họ nhất định có chấtlượng cao, ngược lại không một sản phẩm nào có sức cạnh tranh nếu nó đượcsản xuất trên một dây truyền máy móc cũ kĩ, lạc hậu

+ Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Có vai trò hết sức quan trọngtrong việc đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.Tài chính của doanh nghiệp phải luôn luôn xác định nhu cầu vốn cần thiết vềmặt số lượng, thời gian, cân nhắc lựa chọn các nguồn vốn huy động sao chothích hợp và có hiệu quả nhất

2.1.3 Các công cụ cơ bản của cạnh tranh

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh với nhau, các sảnphẩm tham gia cạnh tranh trên thị trường có thể sử dụng nhiều công cụ cạnhtranh khác nhau Tuy nhiên, nhiều học giả đều thống nhất các công cụ cạnhtranh sản phẩm chủ yếu sau đây:

2.1.3.1 Cạnh tranh bằng giá cả sản phẩm

Giá cả hàng hoá trên thị trường được hình thành thông qua quan hệcung cầu về hàng hoá đó Người bán và người mua sẽ thoả thuận và đi đếnmột mức giá hợp lý cho cả hai bên Giá là công cụ cạnh tranh đặc biệt quantrọng, nhất là đối với loại sản phẩm mới trên thị trường vì nó quyết định đếnviệc mua hay không mua của khách hàng Bởi do, hành vi tiêu dùng củangười tiêu dùng luôn tìm cách để tối đa hoá lợi ích của mình

Để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và sản phẩm chiếm được ưuthế trong cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn chính sách giá chophù hợp với từng loại sản phẩm, từng phân đoạn thị trường của sản phẩm,cũng như từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm Nếu chính sách giákhông phù hợp sẽ không những không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp màcòn có thể phản tác dụng, vô tình hạ thấp giá trị sản phẩm Điều này ảnhhưởng rất nghiêm trọng đến uy tín sản phẩm trên thị trường và làm giảm nănglực cạnh tranh của sản phẩm

Trang 19

Trong dài hạn, cạnh tranh bằng giá không phải là công cụ tối ưu vì giá cảảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Công cụ cạnh tranh bằng giácần được kết hợp với các công cụ cạnh tranh khác và cần được áp dụng vàonhững thời điểm thích hợp thì doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả cạnh tranh tốiưu.

2.1.3.2 Cạnh tranh bằng sản phẩm

Chữ tín của hàng hoá quyết định chứ tín của doanh nghiệp và tạo lợithế có tính quyết định trong cạnh tranh Công cụ cạnh tranh bằng sản phẩmthường thể hiện qua các mặt sau:

 Cạnh tranh về trình độ của sản phẩm: tính hữu dụng của sản phẩm Tuỳtheo những hàng hoá khác nhau có thể lựa chọn công cụ khác nhau có tínhchất quyết định trình độ hàng hoá phù hợp với yêu cầu thị trường

 Cạnh tranh về chất lượng: tuỳ theo từng hàng hoá khác nhau với đặc điểmkhác nhau, lựa chọn chỉ tiêu phản ánh chất lượng hàng hoá khác nhau Nếu tạo ranhiều lợi thế cho chỉ tiêu này thì hàng hoá của doanh nghiệp có cơ hội giành thắnglợi trên thị trường thông qua việc sử dụng công cụ cạnh tranh bằng chất lượng

 Cạnh tranh về bao bì, nhãn mác, uy tín hàng hoá: thiết kế bao bì thíchhợp, khai thác một cách có hiệu quả uy tín hàng hoá, nhãn mác và lựa chọn cơcấu hàng hoá hợp lý là một công cụ tốt để hàng hoá của doanh nghiệp có thểgiành thắng lợi trên thị trường

 Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của hàng hoá Khi áp dụngcông cụ này, tức là doanh nghiệp có quyết định sáng suốt để đưa ra thị trườngmột sản phẩm mới hoặc dừng cung cấp các sản phẩm đã lỗi thời

2.1.3.3 Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối và lưu thông hàng hoá

Kênh phân phối là hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phânphối nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đảm bảo cho doanh nghiệpđạt được các mục tiêu kinh doanh của mình

Trang 20

Phân phối và lưu thông hàng hoá là công việc rất quan trọng của mỗidoanh nghiệp, xây dựng cho được một hệ thống phân phối và lưu thông hànghoá có hiệu quả là một công việc không phải dễ.

Trong kênh phân phối sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùngcần phải có những người hoặc tổ chức trung gian để lưu chuyển hàng mộtcách nhanh chóng và đầy đủ nhất tới tay những người tiêu dùng:

 Kênh cấp một: Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng

 Kênh cấp hai: gồm một người trung gian, trên thị trường hàng tư liệusản xuất thì người trung gian thường là các đại lý tiêu thụ

 Kênh cấp ba: gồm hai người trung gian, trên thị trường người tiêu dùngnhững người trung gian này thường là những người bán sỉ và bán lẻ, còn trên thịtrường hàng tư liệu sản xuất thì có thể là đại lý phân phối hay đại lý công nghiệp

Sau khi kênh phân phối được hình thành, vấn đề đặt ra tiếp theo tronglưu thông hàng hóa là hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra sự vậnchuyển vật tư và sản phẩm từ chỗ tiêu dùng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầungười tiêu dùng và thu lợi ích cho mình

2.1.3.4 Cạnh tranh bằng các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng

Công cụ cạnh tranh này bao gồm có: phương tiện bán hàng phù hợp,đảm bảo lợi ích công bằng giữa người mua và người bán, điều khoản hợpđồng thương mại chặt chẽ, linh hoạt đáp ứng yêu cầu của tất cả các bên trongkhuông khổ pháp luật Các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, các dịch vụ saubán hàng: vận chuyển, chạy thử vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành đượcthực hiện tốt; hỗ trợ khách hàng đối với thủ tục giấy tờ cần thiết trong kinhdoanh quốc tế: giấy phép xuất nhập khẩu, các giấy tờ theo các quy định đặcbiệt của chính phủ nước sở tại

2.1.3.5 Cạnh tranh thông qua các hoạt động xúc tiến quảng cáo

Quảng cáo và xúc tiến bán hàng là những hoạt động nhằm nâng cao sứccạnh tranh của hàng hoá Quảng cáo là nghệ thuật thu hút khách hàng thôngqua các phương thức như in ấn, bưu điện, truyền thanh, báo, phát thanh, thư từ,

Trang 21

danh mục hàng hoá và các bản thuyết minh để giới thiệu một cách rộng rãicác loại hàng hoá, các thông tin dịch vụ Tất nhiên, sự thành bại trong kinhdoanh chủ yếu tuỳ thuộc vào chất lượng sản phẩm nhưng trong điều kiện đãđảm bảo chất lượng thì việc cố gắng nâng cao hiệu quả tuyên truyền quảng cáocũng là biện pháp để doanh nghiệp cạnh tranh thành công trong kinh doanh.

Bên cạnh quảng cáo, xúc tiến bán hàng được thực hiện thông qua cáctriển lãm, hội chợ, cửa hàng giới thiệu sản phẩm cũng là hoạt động giúp chochiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp hiệu quả hơn

2.1.4 Các chiến lược nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một quy luật kháchquan của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận hành của thịtrường Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa dịch vụ bán ra càng nhiều thì

sự cạnh tranh càng găy gắt Nhưng cũng chính nhờ sự cạnh tranh mà nền kinh tếthị trường vận động theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội –yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trong con đường phát triển

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường ngàynay, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra một cáchnhanh chóng, thì việc sống còn của công ty phụ thuộc rất nhiều vào chiếnlược cạnh tranh của mình Một chiến lược cạnh tranh tốt và phù hợp có thểgiúp doanh nghiệp phát huy được những thế mạnh và tránh được những khókhăn có thể mắc phải nhằm đạt được mục tiêu kinh tế đề ra

Để chọn được các chiến lược cạnh tranh tốt và phù hợp trên cơ sở cácnăng lực phân biệt và lợi thế cạnh tranh, các nhà quản trị cần hiểu và phântích rõ loại sản phẩm, dịch vụ hoặc dạng thị trường cụ thể cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh cũng không quên xét đếnnăng lực nội tại của bản thân doanh nghiệp mình

2.1.4.1 Chiến lược cạnh tranh theo quan niệm của PORTER mở rộng

Michael Porter – giáo sư trường Đại học Harvars ( Mỹ) đã đưa ra cácchiến lược cạnh tranh cơ bản trong tác phẩm “ Chiến lược cạnh tranh” Cácnhà quản trị doanh nghiệp đơn ngành hoặc nhà quản trị các đơn vị kinh doanh

Trang 22

của các doanh nghiệp đa ngành có thể căn cứ vào mục tiêu và các nguốn lựccủa đơn vị kinh doanh cụ thể để quyết định lựa chọn chiến lược thích hợpnhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

* Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp

Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp phải là giải pháp tạo lợi thế cạnh tranhbằng cách định giá thâp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nghành nhằm thuhút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiến lược thị phầnlớn Chiến lược này thích hợp với những đơn vị kinh doanh quy mô lớn, cókhả năng giảm chi phí trong các quá trình hoạt động Mục tiêu của chiến lượcnày là duy trì giá thấp tương đối hơn so với các đối thủ cạnh tranh

Khi giữ chi phí thấp so với các đối thủ, các nhà quản trị còn phải cungcấp sản phẩm có các đặc trưng và các dịch vụ phù hợp nhu cầu và mongmuốn của khách hàng

Khi được lựa chọn chiến lược dẫn đầu chi phí thấp, đơn vị kinh doanh

có các lựa chọn nhằm đạt được lợi nhuận tối đa

+ Sử dụng lợi thế chi phí thấp để định giá dưới mức giá của các đối thủcạnh tranh và thu hút số đông khách hàng nhạy cảm với giá cả nhằm gia tăngtổng số lợi nhuận

Muốn định giá dưới mức giá cùng loại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

để có lợi nhuận, các nhà quản trị có hai cách: hoặc là giữ quy mô cắt giảm giánhỏ hơn quy mô lợi thế chi phí của công ty (đơn vị kinh doanh có được cả hailợi thế đó là lợi nhuận biên đơn vị sản phẩm lớn hơn và lợi nhuận tăng thêmtheo theo doanh số bán hàng, hoặc gia tăng được doanh số bổ sung thêmnhằm gia tăng tổng số lợi nhuận mặc dù lợi nhuận biên tế nhỏ hơn)

Kiềm chế không cắt giảm hoàn toàn bằng lòng với thị phần hiện tại và

sử dụng công cụ chi phí thấp hơn để có mức lợi nhuận biên cao hơn trên mỗiđơn vị sản phẩm bán ra

Nhờ vậy, đơn vị kinh doanh sẽ ra tăng được tổng số lợi nhuận của mình

và nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư

* Chiến lược khác biệt hóa

Trang 23

Theo chiến lược này, đơn vị kinh doanh sẽ tập trung tạo ra các chủngloại sản phẩm và các chương trình maketting có sự khác biệt rõ rệt so với cácđối thủ cạnh tranh để có thể vươn lên vị trí dẫn đầu ngành Để có thể thực hiệnchiến lược khác biệt hóa thành công, các đơn vị kinh doanh cần nghiên cứu nhucầu và mong muốn của khách hàng, mục tiệu, biết rõ những gì mà khách hàngquan tâm hay những lợi ích mà họ muốn, có thể thiết kế hỗn hợp maketing hỗnhợp so với các đối thủ cạnh tranh Nếu giá của sản phẩm không quá cao, hầuhết khách hàng đểu thích sử dụng các nhãn hiệu sản phẩm có đặc trưng nổi bật.

Nếu tạo được lợi thế cạnh tranh khác biệt hơn hẳn đối thủ, đơn vị kinhdoanh có thể định giá cao hơn giá sản phẩm thông thường, gia tăng doanh sốnhờ thu hút khách hàng thích nhãn hiệu có đặc trưng nổi bật, xây dựng lựclượng khách hàng trung thành với nhãn hiệu Chiến lược khác biệt hóa giúpđơn vị kinh doanh ra tăng lợi nhuận khi mức chênh lệch giá của sản phẩm lớnhơn mức tăng chi phí để tạo sự khác biệt

Để thực hiện chiến lược này, đơn vị kinh doanh phải có các nguồn lực,các bí quyết, và những khả năng tiềm tàng để tạo ra được sản phẩm có chấtlượng ngày càng cao, có các đặc trưng hấp dẫn, hiệu quả sử dụng sản phẩmsánh được với các sản phẩm cạnh tranh, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kháchhàng…với mức chi phí thấp hơn các đối thủ khác

+ Tạo lập mối quan hệ vững chắc với khách hàng và người cung cấp + Ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu: đâycũng chính là hành động cụ thể đảm bảo tính ổn định và gắn bó chặt chẽ giữa

Trang 24

doanh nghiệp và người tiêu thụ, người cung cấp Trong hoàn cảnh thị trường

có nhiều biến động , hợp đồng là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệpyên tâm sản xuất

+ Đề cao chữ tín: Trong sản xuất kinh doanh, chữ tín luôn luôn là mộtmục tiêu của tất cả các doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài và bền vững Trongkhẩu hiệu của hầu hết các doanh nghiệp thường có câu “ Chũ tín quý hơn vàng”.Chữ tín được tạo dựng qua một thời gian dài và hơn thế nó phải được tiếp tụcduy trì trong suốt quá trình hoạt động của daonh nghiệp Có được chữ tín đã khónhưng được giữ được chưc tín lịa càng khó hơn

2.1.4.2 Chiến lược marketting hỗn hợp

* Chiến lược sản phẩm:

Có thể nói sản phẩm là chiến lược lâu dài quyết định sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Có thể khẳng định: bất cứ doanh nghiệp nào cũng có 2 loại sảnphẩm đó là sản phẩm mang tính chiến lược và sản phẩm mang tính thương mại

Đối với công ty, chiến lược sản phẩm là việc quyết định về thuộc tínhsản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, bao gói sản phẩm, chủng loại và danh mụcsản phẩm…nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuân

Chiến lược sản phẩm là hệ thống chiến lược đầu tiên quan trọng và lànền tảng của hệ thống Marketting Mix Chiến lược sản phẩm quyết địnhhướng đầu tư phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược càn lại mới cóđiều kiện triển hiệu quả, đảm bảo khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Một số chiến lược sản phẩm quan trọng:

Trang 25

Chiến lược giá cả là chiến lược nhằm xác định mức giá bán phù hợpcho tưng mặt hàng ở từng thời điểm cụ thể, cho từng đối tượng khác nhau vàphù hợp với mục tiêu doanh nghiệp đề ra Giá cả sản phẩm phải được xem xéttrong suốt quá trình lưu thông sản phẩm.

Mặc dù các yếu tố phi giá ngày càng chiếm vai trò quan trọng trongmarketing hiện đại song chiến lược giá vẫn là một trong bốn hệ thống chiếnlược quan trọng trong hệ thống marketing - Mix

Chiến lược giá thường bao gồm các mục tiêu chủ yếu:

+ Tối đa hóa lợi nhuận trong khi vẫn thỏa mãn các mục tiêu về thị phầndanh tiếng và an toàn trong kinh doanh

+ Tạo điều kiện cho sản phẩm mở rộng và thâm nhập thị trường

+ Bảo vệ củng cố thị trường đã chiếm lĩnh

+ Tín hiệu định vị sản phẩm

* Chiến lược phân phối

Phân phối là toàn bộ công việc để đưa một sản phẩm dịch vụ từ nơi sảnxuất đến người tiêu dùng có nhu cầu, đảm bảo về thời gian, số lượng, chủng loại,kiểu dáng, mầu sắc, chất lượng… mà người tiêu dùng mong muốn Phân phối làcầu nối giúp nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho khách hàng: đúng sản phẩm,thời điểm, địa điểm, đúng kênh, đúng nguồn hàng Doanh nghiệp tập trung sảnxuất, tổ chức điều hành, vận chuyển tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi do thiệt hại

* Các chiến lược hỗ trợ khuyếch trương

Chiến lược hỗ trợ khuyếch trương là những hoạt động của bản thândoanh nghiệp nhằm truyền bá những thông tin về hàng hóa, doanh nghiệphướng tới người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh các hoạt động mở rộng thị trường,tiêu thụ sản phẩm bằng các hoạt động quảng cáo tuyên truyền kích thích tiêuthụ và áp dụng các chính sách khuyến mại khác

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thực tế một số quốc gia trên thế giới

Từ năm 2007, tình hình thị trường phân bón thế giới diễn ra phức tạp, cácloại phân bón đồng loạt tăng cao liên tục chưa từng có trong vòng 30 năm qua Như

Trang 26

1200USD/tấn, tăng 359%; Phân Kali từ 204USD/tấn lên 1015USD/tấn, tăng397,5% Đặc biệt, lưu huỳnh - mặt hàng dùng cho sản xuất Supe Lân tăng từ

55USD/tấn lên 830USD/tấn, tăng 1409,1% Nguyên nhân của sự biến động này là

do nhu cầu phân bón thế giới tăng 17 đến 20%; Nguyên liệu sản xuất phân bónngày càng khan hiếm và các chi phí sản xuất vận chuyển cũng tăng cao; Biến độngcủa giá xăng dầu trên thế giới tác động làm tăng chi phí sản xuất

2.2.1.1 Thái Lan

Theo số liệu thống kê lượng phân bón nhập khẩu vào Thái Lan, khoảng

độ 1.500.000 tấn phân bón nhập khẩu trong năm 2000, chỉ một số lượng nhỏphân bón là được sản xuất trong nước (hình 2.1)

Hình 2.1 Nhu cầu phân bón cho nông nghiệp ở Thái Lan năm 1991 –

1999

Nguồn: UN, Số liệu về phân bón tại Thái Lan, FINANDIP

Tại Thái Lan, tiền dự phòng mua phân bón là nghĩa vụ chính của quỹ dự trữ ngoại tệ Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ phát triển ngành sản xuất phân bón nội địa Tuy nhiên, nỗ lực này bị kiềm hãm bởi nạn thiếu hụt nguyên liệu

Trang 27

3,734 triệu tấn Tuy nhiên, do sản xuất phân bón trong nước vẫn chưa đáp ứng

đủ nhu cầu, Ấn Độ phải nhập khẩu một số loại phân bón như phân lân, phânkali và một số nguyên liệu cho sản xuất phân DAP

Do Ấn Độ thiếu nguồn khí tự nhiên - nguyên liệu có hiệu quả kinh tếnhất đối với sản xuất urê, nên các nhà đầu tư trong nước được khuyến khíchhợp tác với nước ngoài để sản xuất urê

Urê và DAP là hai loại phân bón phổ biến nhất ở Ấn Độ, chiếm 53% và18% tương ứng, trong tổng số phân bón tiêu thụ trong nước Chính phủ Ấn

Độ quyết định tài trợ cho phân bón với mục đích để nông dân mua được phânbón với giá ổn định Tuy nhiên, khi việc sử dụng phân bón tăng lên, quỹ tàitrợ phân bón sẽ là một gánh nặng rất lớn cho ngân sách

(Nguyễn Hương, Theo Fertilizer Focus, 11/2001,

http://www.vinachem.com.vn/XBPViewContent.asp?

DetailXBPID=64&CateXBPDetailID=10&CateXBPID=1&Year=2002#Top)

2.2.2 Đặc điểm ở Việt Nam

Từ đầu năm 2008 giá phân bón liên tục tăng cao, thêm vào đó là nạnsản xuất phân bón giả, kém chất lượng tràn lan khiến nông dân hoang mang,nhà quản lý lo lắng

Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, từ năm 2007 đến tháng 9 năm

2008, giá nhập khẩu Urê, DAP, SA, Kali, Sulphur,… trên thế giới liên tụctăng Giá phân bón trong nước theo đó cũng tăng từ 25 đến 200% tuỳ loại.Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 35 năm qua Hiện giá phân bón bán lẻSuper Lân trong nước đã tăng tới 99,6%; Phân hữu cơ tăng 30,8%; Phân Urêtăng 76% và NPK tăng 184% so với đầu năm 2008

Theo cục nông nghiệp, mỗi năm nước ta sử dụng bình quân 6,9 đến 7,3triệu tấn phân bón các loại Hiện nay cả nước có 300 cơ sở, công ty, xí nghiệp

và nhà máy sản xuất phân bón nhưng mới đáp ứng được hơn 50% nhu cầuphân Urê, 75% phân Lân còn lại chúng ta phải nhập khẩu 100% SA và Kali,

Trang 28

86,67% DAP Với 26 đầu mối lớn được phép nhập khẩu phân bón (cả doanhnghiệp nhà nước và tư nhân.

Theo đánh giá của đồng chí Trương Hợp Tác – Phó Trưởng phòng sửdụng đất và phân bón (Cục nông nghiệp) ngoài những nguyên nhân kháchquan như giá phân bón trên thế giới, chi phí bốc dỡ, vận chuyển, nguyên liệu

và nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường lớn như Nga, Mỹ, các nước Trungđông tăng cao trong khi lượng dự trữ phân bón Việt Nam ngày càng cạn kiệt.Nguyên nhân chủ quan khiến giá phân bón trong nước tăng mạnh Trong đó,yếu tố mấu chốt là công tác quản lý bộc lộ nhiều những mặt yếu, không kiểmsoát được thị trường phân bón Điều này thể hiện rõ, mỗi khi vào thời vụ sảnxuất, phân bón tăng giá, các cơ quan chức năng vội vàng tổ chức các hội nghị

và tìm nhiều giải pháp mang tính chất tạm thời Điều này xuất phát từ việcquản lý, điều hành sản xuất và nhập khẩu phân bón chưa đồng bộ, thiếu chặtchẽ giữa các Bộ, ngành liên quan Việc sản xuất phân vô cơ do Bộ Côngnghiệp quản lý, phân hữu cơ do Bộ NN&PTNT quản lý, trong khi nhập khẩu

do Bộ Thương Mại và ngành Hải Quan quản lý; trách nhiệm quản lý thịtrường của các địa phương trên địa bàn chưa thực hiện tốt

Trang 29

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU3.1 Đặc điểm và vị trí của công ty

Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình là doanh nghiệp thành viên TổngCông ty Hóa chất Việt Nam Có trụ sở đặt tại xã Ninh An huyện Hoa Lư tỉnhNinh Bình Công ty nằm cách Thị xã Ninh Bình 6km về phía Nam, trên trụcđường quốc lộ 1A, rất thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ

3.2 Thông tin về công ty

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên công ty: Công ty cổ phần Phân Lân Ninh Bình

Tên tiếng anh: Ninh Bình Phosphate Fertilizer Joint Stock CompanyĐịa chỉ giao dịch : Xã Ninh An Huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình

Điện thoại: 0303610007 - 0303610024

Fax: 0303610019

Email: Phan_lan_ninh_binh@yahoo.com

Giấy phép kinh doanh số: 09.03.000060-CTCP

Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình, tiền thân là Nhà máy Phân lânNinh Bình được thành lập 01/8/1977.Từ năm 2004 về trước công ty là doanhghiệp hà nước trực thuộc tổng cục hoá chất trước đây, nay là Tổng Công TyHoá chất Việt Nam Với truyền thống hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành,Công ty là một trong số ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuấtphân bón đã tạo dựng được cho mình một thương hiệu riêng Mỗi năm, Công

ty cung cấp cho thị trường hàng trăm nghìn tấn sản phẩm chất lượng cao theotiêu chuẩn quốc gia, chủ lực là phân lân nung chảy FMP, các loại phân đadinh dưỡng NPK và xi măng CB 30… Công ty đã đoạt rất nhiều giải thưởngnhư giải thưởng Sao vàng đất Việt, giải thưởng Chất lượng Việt Nam, giảithưởng Bạn của nhà nông Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình đã khẳngđịnh được uy tín và vị thế của mình trong thị trường và với người tiêu dùng

Trang 30

Từ ngày 01/01/2005 Công ty được chuyển đổi sang Công ty Cổ phầnhoạt động theo luật doanh nghiệp, với số vốn điều lệ khi thành lập là 24860triệu đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối là 51% vốn điều lệcủa Công ty, 49% vốn điều lệ còn lại là của cổ đông khác Công ty có chứcnăng nhiệm vụ chính là:

 Sản xuất kinh doanh lân nung chảy và các loại phân bón khác

 Sản xuất kinh doanh ximang và vật liệu xây dựng

 Gia công chế biến thiết bị phục vụ sản xuất phân lân nung chảy

 Kinh doanh các nghành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.Trong 30 năm qua công ty đã không ngừng khắc phục mọi khó khăn,thách thức để củng cổ và xây dựng công ty tồn tại và phát triển Công ty cóquá trình hình thành và phát triển như sau:

 Từ năm 1977 đến năm 1984 tập trung vào nhiệm vụ chính là thực hiệncông tác xây dựng cơ bản, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật,cán bộ nghiệp vụ tiếp nhận bàn giao đưa dây truyền công nghệ vào sản xuấtcác sản phẩm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp như Apatit nghiền, phântrộn hỗn hợp và một số sản phẩm hoá chất khác phục vụ tiêu thụ trên thịtrường

 Từ năm 1985 – 1990 Công ty thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuấtphân lân nung chảy theo kế hoạch Nhà nước giao hàng năm, với 2 lò caođược bàn giao có công xuất 100000tấn/năm để sản xuất sản phẩm phân lânnung chảy và sản phẩm phân bón NPK Ninh Bình phục vụ sản xuất nôngnghiệp trong nước

 Từ năm 1991 đến năm 2004: Công ty tập trung vào việc thực hiện các giảipháp nghiên cứu cải tạo thiết bị công nghệ lò cao, nâng cao công suất lò cao tănggấp 2 lần so với công suất thiết kế ban đầu Công ty tập trung tổ chức thực hiện kếhoạch sản xuất kinh doanh của nhà nước hàng năm và đạt được những kết quả rấtthiết thực có mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Sản lượng sản phẩmphân bón hàng năm được tăng cao thoả mãn nhu cầu thị trường trong nước

Trang 31

 Từ năm 2005 đến nay Công ty thực hiện chuyển đổi sang Công ty cổphần hoạt động theo luật doanh nghiệp Lãnh đạo công ty đã cùng với ngườilao động luôn xác định mục tiêu là không ngừng củng cố để xây dựng Công

ty phát triển bền vững Công ty đã tập trung nghiên cứu ra các giải pháp trongquản lý sản xuất kinh doanh của công ty để duy trì sản xuất kinh doanh ổnđịnh và có mức tăng trưởng cao năm sau cao hơn năm trước, bình quân từnăm 2005 đến năm 2008 Công ty có mức tăng trưởng hàng năm là 15% Công

ty đã được nhà nước, Chính phủ các ban nghành liên quan xét khen thưởngnhiều thành tích thi đua sắc xuất trong các năm qua đó là:

+ Huân chương lao động hạng ba giai đoạn 2001 – 2005

+ Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2005

+ Cờ thi đua của Chính phủ năm 2008

+ Bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của các Bộ Ngành, trung ương và địaphương trong các năm qua

Những kết quả đạt được trong những năm qua đã khẳng định được làcông ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc sản xuất các sản phẩmphân bón phục vụ nông nghiệp đồng thời góp phần vào việc thực hiện xâydựng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của nghành trong những nămqua không ngừng củng cố, xây dựng công ty tồn tại và phát triển bền vững

3.2.2 Cơ cấu tổ chức

Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình là doanh nghiệp vừa sản xuất vàkinh doanh hàng hoá nên cơ cấu tổ chức của công ty mang tính đặc thù củamột doanh nghiệp cổ phần

 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:

+ Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện tham mưu về tổ chức cán bộ,tuyển dụng cán bộ, lao động đào tạo sắp xếp bố trí cán bộ Quản lý lao động vàtiền lương, các chế độ sách Công tác quản lý hành chính văn thư lưu trữ, côngtác quản lý sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ người lao động, công nhân viên chức

và các hoạt động y tế khác, công tác về an ninh trật tự và an toàn xã hội

Trang 32

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:

+ Phòng kinh doanh: Là nơi tổ chức cung ứng vật tư, nguyên vật liệuchính và vật tư khác phục vụ sản xuất, kinh doanh Lập kế hoạch sản xuất kinhdoanh theo tháng, quý Tổ chức bán hàng và các hoạt động tiêu thụ sản phẩm

+ Phòng kĩ thuật: Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kĩ thuật vàquản lý chất lượng sản phẩm của công ty từ việc thiết kế mẫu mã, bao bì,nghiên cứu sản phẩm mới đến việc tư vấn kĩ thuật, phản hồi… Quyết địnhcuối cùng trong việc đưa sản phẩm đảm bảo chất lượng ra thị trường

+ Phòng kế toán: Quản lý điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của công

ty liên quan đến lĩnh vực tài chính Tham mưa cho giám đốc công ty trong cáclĩnh vực tài chính kế toán tiền tệ hang hoá, chi phí và giá thành sản phẩm Lập

kế hoạch tài chính hàng tháng của doanh nghiệp Tổ chức mở sổ sách kế toántheo đúng quy định của pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước

+ Nhà ăn: Phục vụ các bữa ăn ca cho toàn bộ cán bộ công nhân viêntrong công ty, đảm bảo các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo sức khoẻ chocán bộ công nhân viên

+ Phân xưởng lò cao: Sản xuất ra thành phẩm phân lân nung chảy, vàquản lý toàn bộ thiết bị lò cao

+ Phân xưởng cơ điện: Quản lý toàn bộ hệ thống điện nước, gia công chếtạo toàn bộ phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất, sửa chữa thiết bị phục vụ sản xuất

+ Phân xưởng nguyên liệu: Phụ vụ lò cao và sấy nghiền, cung cấp giacông chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất lò cao và phục vụ các phươngtiện vận tải cho phân xưởng sấy nghiền

+ Phân xưởng sấy nghiền: Gia công chế biến thành phẩm phân lânnung chảy thành các sản phẩm nhập kho Sản xuất NPK thành sản phẩm nhậpkho và quản lý toàn bộ thiết bị công nghệ sản xuất

3.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Cơ sở vật chất kỹ thuật thường phản ánh quy mô sản xuất kinh doanhcủa các đơn vị, thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp khi tham gia thị trường

Phòng

thuật

Phòng kinh doanh

Phòng

kế toán

Phòng đời sống

PX nguyê

Trang 33

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị kinh tế lớn, chúng thamgia vào quá trình sản xuất và giá trị của chúng được chuyển dần vào giá trịcủa sản phẩm Do được xây dựng từ những năm 1977 nên công ty đã đầu tư

hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật đầy đủ và khá hiện đại phục vụ rất tốt chohoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Để thấy rõ tình hìnhtrang bị cơ sở vật chất của công ty ta tham khảo biểu 1:

Bảng 3.1: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

So sánh 07/08 08/07 BQ Tổng TSCĐ hữu hình 4640,3 4978,2 9622,5 107,3 193,3 144,0

đó nhà cửa vật kiến trúc tăng 110.3% và máy móc thiết bị tăng 81.9% và tăngmạnh nhất là tài sản cố định dùng trong quản lý tăng 108.1% Nguyên nhânđến năm 2008 tài sản cố định hữu hình của công ty đều tăng lên rất mạnh là docông ty đầu tư thêm những thiết bị mới nhằm nâng cao hiệu quả lao động từ đónhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trongnhững năm tiếp theo Với hệ thống cơ sở vật chất như vậy sẽ góp phần vàotăng lợi thế cạnh tranh của công ty trong sản xuất và tiêu thụ

3.2.4 Tình hình lao động của công ty

Trang 34

Lao động là yếu tố hàng đầu của đơn vị khi tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh Nếu có chế độ tuyển dụng hợp lý, chế độ tiền lương xứngđáng và các chế độ tốt sẽ là nguồn lợi thế to lớn trong cạnh tranh nhất là đốivới các đơn vị tư nhân trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay.

Qua bảng 3.2 ta nhận thấy:

Về mặt số lượng: ta thấy là một công ty khá lớn và có số lượng rất

đông, tổng số cán bộ và nhân viên công ty là 492 người

Về mặt chất lượng: toàn công ty có 30 người có trình độ đại học, chiếm

53,89% Trong số này có hàng chục người được đào tạo ở nước ngoài, có bằngthạc sỹ, hai ba bằng đại học và đại đa phần thông thạo Anh ngữ Có 5 người cótrình độ cao đẳng, trung cấp, chiếm 36,11% Điều đó cho thấy nguồn lao độngcủa công ty được nâng cao về chất Đã có nhiều người có trình độ nắm giữnhững cương vị chủ chốt để phù hợp với sự thay đổi của cơ chế thị trườngnhằm tạo những bước đi vững chắc cho sự phát triển của công ty

Về mặt cơ cấu: cán bộ công nhân viên của công ty chủ yếu là nam,

chiếm 60,7% vì trong công việc kinh doanh đòi hỏi những con người khoẻmạnh, táo bạo, hay phải đi công tác dài ngày; còn trong sản xuất đòi hỏinhững kỹ thuật viên lành nghề, nhanh nhẹn Trong nhà máy và các vănphòng, công việc mà nữ chiếm tỷ lệ cao là các phòng hành chính, phòng kếtoán, phòng quản lý bán hàng

Bảng 3.2 : Quy mô và cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm

Trang 35

sự can thiệp của sức lao động và số lượng lao động Ngoài ra công ty hàngnăm có các chế độ chính sách rất hợp lý nên đã tạo động lực cho cán bộ côngnhân viên nhiệt tình trong công việc và quan trọng hơn nữa là nó có tác dụngthu hút và giữ được lòng trung thành của các đại lý và khách hàng

3.2.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Trong kinh doanh thì kết quả cuối cùng phản ánh toàn bộ hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Mọi nỗ lực trong quá trình hoạt động củacông ty được thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả sảnxuất kinh doanh càng cao thể hiện khả năng tái mở rộng sản xuất kinh doanhngày càng lớn và khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnhtranh khác trong ngành

Theo bảng 3.3 ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạtđược qua các năm khá cao và tăng dần qua các năm Năm 2006 tổng sảnphẩm sản xuất đạt 241,15 nghìn tấn sản phẩm phân bón, năm 2007 tổng sảnphẩm sản xuất đạt 275,64 nghìn tấn tăng hơn so với năm 2006 là 14,3% Đếnnăm 2008 sản lượng sản xuất tăng vọt đạt 321,01 tấn tăng 33,01% so với năm

2007 làm cho tốc độ tăng bình quân trong ba năm là 7,41% Đạt được kết quảnày là do trong năm 2008 nhu cầu phân bón trên thị trường trong nước tăngvọt làm cho cầu vươt quá cung, có những thời điểm vào vụ chính công ty đãkhông đủ sản phẩm để cung cấp.Do đó làm giá trị sản xuất tăng lên đáng kể,

Trang 36

bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất tăng 14,7% Kéo theo đó là doanh thucủa Công ty tăng mạnh qua các năm cụ thể năm 2007 đạt 313 tỷ đồng đạt138,86% so với năm 2006 và đến năm 2008 doanh thu của công ty tăng vọtđạt 554,62 tỷ đồng bằng 177,19% so với năm 2007, điều này là do tập thể cán

bộ sản xuất kinh doanh của công ty đã nỗ lực nghiên cứu và phát triển sảnxuất kinh doanh với những sản phẩm tốt nhất nhằm giúp bà con nông dân đạthiệu quả cao nhất khi sử dụng sản phẩm phân bón của Công ty Do kết quảkinh doanh đạt được kết quả, các loại doanh thu tăng mạnh, cùng với nhữngcải tiến trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận trướcthuế của công ty tăng mạnh, năm 2008 đạt 92,41% tăng 393,1% so với năm

2007, từ đó kéo theo làm lợi cho ngân sách hàng chục tỷ đồng

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả cũngdẫn theo công nhân lao động của công ty có việc làm thường xuyên và thunhập tăng cao năm 2008 thu nhập bình quân của mỗi cán bộ công nhân viêncủa công ty mỗi tháng đạt 5,1 triệu đồng

Trang 37

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm

Diễn giải ĐVT 2006 2007 2008

So sánh (%) 07/0

114,3

133,1

107,4Phân lân nung

246,0

116,2

117,0

107,9Phân đa dinh

108,0

116,5

105,7Giá trị sản xuất

công nghiệp

Tỷ

186,2

112,6

116,8

114,7Doanh thu

Tỷ

554,6

138,9

177,2

156,9Nộp ngân sách

Tỷ

213,4

292,9

250,1Lợi nhuận

Tỷ

174,0

493,1

292,9Thu nhập bình

quân

Tr.đồn

121,1

145,7

132,8(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)

,Như vậy nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổphần Phân Lân Ninh Bình đạt hiệu quả với phương châm là người bạn tin cậycủa nhà nông Với phương châm cung cấp những sản phẩm tốt nhất tới bà connông dân và mong người nông dân làm ăn có lãi, sản phẩm của công ty đã trởnên quen thuộc với bà con nông dân, được bà con nông dân trong cả nước tindùng Điều này thể hiện khả năng cạnh tranh về sản phẩm của công ty là khácao và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Qua tìm hiểu về phân bón trên thị trường Việt Nam, chúng tôi nhậnthấy đây là thị trường có rất nhiều biến động với môi trường cạnh tranh khágay gắt Nhu cầu phân bón trong nước ngày càng cao trong khi đó sản lượngsản xuất trong nước không đủ để đáp ứng do đó các doanh nghiệp phải nhậpkhẩu phân bón để phục vụ bà con nông dân, làm cho thị trường phân bón càng

Trang 38

cạnh tranh gay gắt Bên cạnh đó trong những năm gần đây thời tiết diễn biếnphức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của bà con nông dân gây raảnh hưởng gián tiếp tới các đơn vị sản xuất phân bón Để tồn tại và phát triểnthì các công ty cần có những chiến lược thích hợp để nâng cao năng lực cạnhtranh của hàng hoá trên thị trường Công ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình làmột doanh nghiệp trong những năm qua làm ăn rất tốt.Công ty đã cung cấp rathị trường những sản phẩm phân bón có tính cạnh tranh cao Vơi mong muốnđược tìm hiểu thực tế năng lực cạnh tranh sản phẩm, thị trường tiêu thụ, tìnhhình sản xuất kinh doanh của công ty, chúng tôi quyết định chọn Công tyPhân Lân Ninh Bình làm điểm nghiên cứu.

3.3.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

 Số liệu thứ cấp: Từ nhu cầu nghiên cứu tôi tiến hành thu thập số liệu: + Thu thập tài liệu, số liệu từ các phòng ban chuyên môn của công ty:phòng kinh doanh, phòng tổ chức, phòng kĩ thuật, phòng tổ chức hành chínhphòng kế toán… nhằm thu thập các số liệu có liên quan đến vấn đề tiêu thụsản phẩm, marketing, quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất, tiêu chuẩn chấtlượng sản phẩm phân lân Ninh Bình và các hoạt động nhằm khuyếch trươngsản phẩm cũng như xúc tiến bán hàng của công ty

+ Các thông tin từ mạng intenet, và sách báo các thông tin về năng lựccạnh tranh, năng lực cạnh tranh sản phẩm và các thông tin chủ yếu về sảnxuất và tiêu thụ phân bón trên thị trường trong và ngoài nước

+ Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh định kỳ của công ty cổ phầnphân lân Ninh Bình nhằm tìm hiểu được kết quả hoạt động kinh doanh vàđánh giá được khả năng cạnh tranh của công ty thông qua các kết quả sảnxuất kinh doanh

+ Các đề tài nghiên cứu khác có liên quan nhằm củng cố thêm kiếnthức về vấn đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh sản phẩm

Trang 39

+ Số liệu sơ cấp được thu thập bởi cách chọn mẫu điều tra các điểm phânphối sản phẩm của công ty trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Bao gồm 50 mẫu điềutra các điểm bán lẻ, bán buôn và người sử dụng nhằm thu thập đánh giá củakhách hàng về sản phẩm như: bao bì, mẫu mã và chất lượng sản phẩm Đồngthời các thông tin về sự ưa thích sản phẩm và số lượng sản phẩm của công ty

cổ phần phân lân Ninh Bình được khách hàng lựa chọn so với các đối thủcạnh tranh như công ty phân lân Văn Điển, Công ty superphophat và hoá chấtLâm Thao, Công Ty phân bón Tiến Nông Đồng thời thị phần sản phẩm củacông ty cổ phần Phân Lân Ninh Bình tại các điểm điều tra so với các đối thủcạnh tranh chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần

+ Ý kiến của các chuyên gia trong công ty và những người có kinh nghiệmnhằm tìm hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các chiến lược nhằmphát triển và năng cao hiệu quả sản xuất cũng như tiêu thụ của công ty

 Xử lý số liệu: Sử dụng các số tuyệt đối, số bình quân, tốc

độ phát triển, so sánh để phân tích, tính toán các chỉ tiêu của công ty Sử lý sốliệu bằng phương pháp phân tổ thống kê, phần mềm Excel

3.3.3 Phương pháp phân tích thống kê kinh tế

Từ tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành mô tả sơ lược về công ty đểbiết được tình hình cơ bản, tổng quan về công ty, mô tả quá trình và kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh về sản phẩm của công ty

Từ các số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành phân tích và thường sosánh để làm rõ các vấn đề: tình hình biến động của các hiện tượng qua các giaiđoạn thời gian; mức độ của hiện, từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học

3.3.4 Phương pháp dự báo

Qua quá trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh sản phẩm cũng như thực tế năng lực cạnh tranh sản phẩm của công tychúng tôi đã dự báo về tình hình phát triển của công ty trong thời gian tới vềquy mô, chất lượng và thị phần chiếm giữ

Công thức dự báo: Q n+1 = Q n × t n

Trong đó: Qn : Giá trị (sản lượng) năm thứ n

Trang 40

Qn+1: Giá trị (sản lượng) năm thứ n+1

tn: Là tốc độ phát triển BQ năm thứ n

3.3.5 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh về một số sản phẩm của Công ty dựatrên cơ sở tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ có trình độchuyên môn trong Công ty về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm

và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh về sản phẩm của Công ty

3.3.7 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) vàThreats (thách thức) Đây là công cụ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc raquyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh Matrận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài vàbên trong của doanh nghiệp (hoặc của nghành), nhằm đưa ra những giải phápphát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và nétránh các nguy cơ Phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra cơ hội vànhững đe doạ đối với doanh nghiệp Phân tích môi trường nội bộ để xác địnhđược thế mạnh và điểm yếu của chính doanh nghiệp

Ma trận SWOT xem xét dưới hình sau:

Ngày đăng: 27/10/2016, 09:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Nguyễn thị Huyền (2004), Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm bánh kẹo tại công ty bánh kẹo Hà Nội”. Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm bánh kẹo tại công ty bánh kẹo Hà Nội
Tác giả: Nguyễn thị Huyền
Năm: 2004
9. Phạm Thành Long (2008), Luận văn thạc sỹ “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thức ăn chăn nuôi gia súc VIC”. Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thức ăn chăn nuôi gia súc VIC
Tác giả: Phạm Thành Long
Năm: 2008
11.(Nguyễn Hương, Theo Fertilizer Focus, 11/2001, http://www.vinachem.com.vn/XBPViewContent.asp?DetailXBPID=64&CateXBPDetailID=10&CateXBPID=1&Year=2002 Link
7. Philip Koler,(1999). Marketing căn bản, NXB thống kê, Hà Nội Khác
10.Các tài liệu của Công ty bao gồm:- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong ba năm 2006, 2007, 2008.- Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.2 Mô hình nguyên lý bộ ba cạnh tranh - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Sơ đồ 2.2 Mô hình nguyên lý bộ ba cạnh tranh (Trang 7)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cạnh tranh giữa các đối thủ. - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ cạnh tranh giữa các đối thủ (Trang 13)
Hình 2.1. Nhu cầu phân bón cho nông nghiệp ở Thái Lan năm 1991 – 1999 - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Hình 2.1. Nhu cầu phân bón cho nông nghiệp ở Thái Lan năm 1991 – 1999 (Trang 24)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của công ty: (Trang 30)
Bảng 3.2 : Quy mô và cơ cấu lao động của công ty qua 3  năm - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 3.2 Quy mô và cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm (Trang 32)
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (Trang 35)
Bảng 4.1: Tiêu chuẩn thực hiện của phân lân nung chảy Thành phần chủ yếu - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.1 Tiêu chuẩn thực hiện của phân lân nung chảy Thành phần chủ yếu (Trang 43)
Bảng 4.2: Tiêu cchuẩn chất lượng của các sản phẩm NPK: - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.2 Tiêu cchuẩn chất lượng của các sản phẩm NPK: (Trang 44)
Bảng 4.3 Đánh giá của khách hàng về chất lượng một số sản phẩm của công ty - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.3 Đánh giá của khách hàng về chất lượng một số sản phẩm của công ty (Trang 46)
Hình thức bán đầu tư theo phương thức trả chậm cho bà con nông dân thông qua các Hội nông dân, Hội Phụ Nữ và HTX dưới dạng tín chấp và bảo lãnh và bảo tín không phải đặt trước tiền hàng mà chỉ cần sự bảo lãnh, bảo tín của các hội nông dân và hội phụ nữ cá - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Hình th ức bán đầu tư theo phương thức trả chậm cho bà con nông dân thông qua các Hội nông dân, Hội Phụ Nữ và HTX dưới dạng tín chấp và bảo lãnh và bảo tín không phải đặt trước tiền hàng mà chỉ cần sự bảo lãnh, bảo tín của các hội nông dân và hội phụ nữ cá (Trang 47)
Bảng 4.6 : Đánh giá của khách hàng về gía cả sản phẩm của công ty Phân Lân Ninh Bình - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.6 Đánh giá của khách hàng về gía cả sản phẩm của công ty Phân Lân Ninh Bình (Trang 49)
Bảng 4.5: Giá bán lẻ một số sản phẩm đến khách hàng cùng mức tiêu chuẩn của Công ty Phân Lân Ninh Bình và các đối thủ cạnh tranh - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.5 Giá bán lẻ một số sản phẩm đến khách hàng cùng mức tiêu chuẩn của Công ty Phân Lân Ninh Bình và các đối thủ cạnh tranh (Trang 49)
Bảng 4.7: Tình hình  tiêu thụ phân lân nung chảy của Công ty trên các thi trường. - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.7 Tình hình tiêu thụ phân lân nung chảy của Công ty trên các thi trường (Trang 52)
Bảng 4.8: Tình hình tiêu thụ NPK trên các thị trường chính - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.8 Tình hình tiêu thụ NPK trên các thị trường chính (Trang 53)
Bảng 4.9: Sản lượng tiêu thụ phân NPK và phân lân nung chảy tại Ninh Bình trong 3 năm 2006- 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.9 Sản lượng tiêu thụ phân NPK và phân lân nung chảy tại Ninh Bình trong 3 năm 2006- 2008 (Trang 54)
Sơ đồ 3: Hệ thống phân phối của công ty - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Sơ đồ 3 Hệ thống phân phối của công ty (Trang 57)
Bảng 4.13 Khối lượng và giá bình quân một số nguyên liệu chủ yếu dùng chế biến sản phẩm phân lân nung chảy - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.13 Khối lượng và giá bình quân một số nguyên liệu chủ yếu dùng chế biến sản phẩm phân lân nung chảy (Trang 67)
Bảng 4.17 Tình hình tài chính của nhà máy qua 3 năm - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.17 Tình hình tài chính của nhà máy qua 3 năm (Trang 73)
Bảng 4.18: Tình hình số lượng và chất lượng nguồn lao động công ty năm 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.18 Tình hình số lượng và chất lượng nguồn lao động công ty năm 2008 (Trang 74)
Bảng 4.19: Diện tích các cây trồng trong cả nước - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.19 Diện tích các cây trồng trong cả nước (Trang 78)
Bảng 4.20 :Ma trận phân tích SWOT - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.20 Ma trận phân tích SWOT (Trang 83)
Bảng 4.21 Bảng dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.21 Bảng dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty (Trang 87)
Bảng 4.23 Dự kiến phát triển thị trường giai đoạn 2009 – 2015 - Nâng cao năng lực cạnh tranh về  một số  sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình
Bảng 4.23 Dự kiến phát triển thị trường giai đoạn 2009 – 2015 (Trang 90)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w