Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm phân lân của Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình trên thị trường Ninh Bình

MỤC LỤC

Cơ sở thực tiễn

Đặc điểm ở Việt Nam

Từ đầu năm 2008 giá phân bón liên tục tăng cao, thêm vào đó là nạn sản xuất phân bón giả, kém chất lượng tràn lan khiến nông dân hoang mang, nhà quản lý lo lắng. Theo cục nông nghiệp, mỗi năm nước ta sử dụng bình quân 6,9 đến 7,3 triệu tấn phân bón các loại. Theo đánh giá của đồng chí Trương Hợp Tác – Phó Trưởng phòng sử dụng đất và phân bón (Cục nông nghiệp) ngoài những nguyên nhân khách quan như giá phân bón trên thế giới, chi phí bốc dỡ, vận chuyển, nguyên liệu và nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường lớn như Nga, Mỹ, các nước Trung đông tăng cao trong khi lượng dự trữ phân bón Việt Nam ngày càng cạn kiệt.

Trong đó, yếu tố mấu chốt là công tác quản lý bộc lộ nhiều những mặt yếu, không kiểm soỏt được thị trường phõn bún. Điều này thể hiện rừ, mỗi khi vào thời vụ sản xuất, phân bón tăng giá, các cơ quan chức năng vội vàng tổ chức các hội nghị và tìm nhiều giải pháp mang tính chất tạm thời. Điều này xuất phát từ việc quản lý, điều hành sản xuất và nhập khẩu phân bón chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan.

Việc sản xuất phân vô cơ do Bộ Công nghiệp quản lý, phân hữu cơ do Bộ NN&PTNT quản lý, trong khi nhập khẩu do Bộ Thương Mại và ngành Hải Quan quản lý; trách nhiệm quản lý thị trường của các địa phương trên địa bàn chưa thực hiện tốt.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm và vị trí của công ty

Thông tin về công ty

− Từ năm 1977 đến năm 1984 tập trung vào nhiệm vụ chính là thực hiện công tác xây dựng cơ bản, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ tiếp nhận bàn giao đưa dây truyền công nghệ vào sản xuất các sản phẩm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp như Apatit nghiền, phân trộn hỗn hợp và một số sản phẩm hoá chất khác phục vụ tiêu thụ trên thị trường. − Từ năm 1985 – 1990 Công ty thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất phân lân nung chảy theo kế hoạch Nhà nước giao hàng năm, với 2 lò cao được bàn giao có công xuất 100000tấn/năm để sản xuất sản phẩm phân lân nung chảy và sản phẩm phân bón NPK Ninh Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước. Công ty đã tập trung nghiên cứu ra các giải pháp trong quản lý sản xuất kinh doanh của công ty để duy trì sản xuất kinh doanh ổn định và có mức tăng trưởng cao năm sau cao hơn năm trước, bình quân từ năm 2005 đến năm 2008 Công ty có mức tăng trưởng hàng năm là 15%.

Những kết quả đạt được trong những năm qua đã khẳng định được là công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong việc sản xuất các sản phẩm phân bón phục vụ nông nghiệp đồng thời góp phần vào việc thực hiện xây dựng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của nghành trong những năm qua không ngừng củng cố, xây dựng công ty tồn tại và phát triển bền vững 3.2.2 Cơ cấu tổ chức. + Phòng kĩ thuật: Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kĩ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm của công ty từ việc thiết kế mẫu mã, bao bì, nghiên cứu sản phẩm mới đến việc tư vấn kĩ thuật, phản hồi… Quyết định cuối cùng trong việc đưa sản phẩm đảm bảo chất lượng ra thị trường. Nguyên nhân đến năm 2008 tài sản cố định hữu hình của công ty đều tăng lên rất mạnh là do công ty đầu tư thêm những thiết bị mới nhằm nâng cao hiệu quả lao động từ đó nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo.

Do kết quả kinh doanh đạt được kết quả, các loại doanh thu tăng mạnh, cùng với những cải tiến trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận trước thuế của công ty tăng mạnh, năm 2008 đạt 92,41% tăng 393,1% so với năm 2007, từ đó kéo theo làm lợi cho ngân sách hàng chục tỷ đồng.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:

Phương pháp nghiên cứu

Với phương châm cung cấp những sản phẩm tốt nhất tới bà con nông dân và mong người nông dân làm ăn có lãi, sản phẩm của công ty đã trở nên quen thuộc với bà con nông dân, được bà con nông dân trong cả nước tin dùng. Công ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình là một doanh nghiệp trong những năm qua làm ăn rất tốt.Công ty đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm phân bón có tính cạnh tranh cao. Vơi mong muốn được tìm hiểu thực tế năng lực cạnh tranh sản phẩm, thị trường tiêu thụ, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, chúng tôi quyết định chọn Công ty Phân Lân Ninh Bình làm điểm nghiên cứu.

+ Các thông tin từ mạng intenet, và sách báo các thông tin về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh sản phẩm và các thông tin chủ yếu về sản xuất và tiêu thụ phân bón trên thị trường trong và ngoài nước. + Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh định kỳ của công ty cổ phần phân lân Ninh Bình nhằm tìm hiểu được kết quả hoạt động kinh doanh và đánh giá được khả năng cạnh tranh của công ty thông qua các kết quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời các thông tin về sự ưa thích sản phẩm và số lượng sản phẩm của công ty cổ phần phân lân Ninh Bình được khách hàng lựa chọn so với các đối thủ cạnh tranh như công ty phân lân Văn Điển, Công ty superphophat và hoá chất Lâm Thao, Công Ty phân bón Tiến Nông.

+ Ý kiến của các chuyên gia trong công ty và những người có kinh nghiệm nhằm tìm hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các chiến lược nhằm phát triển và năng cao hiệu quả sản xuất cũng như tiêu thụ của công ty. Từ tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành mô tả sơ lược về công ty để biết được tình hình cơ bản, tổng quan về công ty, mô tả quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh về sản phẩm của công ty. Từ các số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành phân tích và thường so sỏnh để làm rừ cỏc vấn đề: tỡnh hỡnh biến động của cỏc hiện tượng qua cỏc giai đoạn thời gian; mức độ của hiện, từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.

Qua quá trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm cũng như thực tế năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty chúng tôi đã dự báo về tình hình phát triển của công ty trong thời gian tới về quy mô, chất lượng và thị phần chiếm giữ. Nghiên cứu năng lực cạnh tranh về một số sản phẩm của Công ty dựa trên cơ sở tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ có trình độ chuyên môn trong Công ty về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh về sản phẩm của Công ty. Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu về giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, các chính sách khuyến mại nhằm tiêu thụ sản phẩm của công ty so với cỏc doanh nghiệp khỏc để thấy rừ hơn năng lực cạnh tranh về sản phẩm của Công ty Phân Lân Ninh Bình.

Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp (hoặc của nghành), nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Và trong đề tài này, chúng tôi dùng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của năng lực cạnh tranh sản phẩm phân bón của công ty cổ phần phân lân Ninh Bình.

SWOT

Hệ thống chỉ tiêu

    • Giá trị sản xuất (GO): là giá trị bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm thu được. • Tổng doanh thu (TR): là tổng số tiền thu được khi bán hàng hóa, dịch vụ. Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i bán ra Pi là đơn giá sản phẩm hàng hóa loại i.

    • Tổng chi phí (TC): là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. • Tổng lợi nhuận (Pr) : là giá trị thu được sau khi lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí.