1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ xây DỰNG ý THỨC CHÍNH TRỊ của SINH VIÊN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH TRƯỚC tác ĐỘNG của TOÀN cầu hóa HIỆN NAY

91 545 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Thanh niên – sinh viên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, “là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”6, tr.41. Thanh niên – sinh viên được đặt vào vị trí trung tâm chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên – sinh viên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước. Đồng thời, thanh niên – sinh viên cũng chỉ có thể phát huy vai trò đặc biệt quan trọng ấy một cách đầy đủ khi YTCT của họ thường xuyên được xây dựng, bồi dưỡng và hoàn thiện.

Trang 1

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT

Trang 2

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA

1.1 Ý thức chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh

và tác động của toàn cầu hóa đến ý thức chính trị củasinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 101.2 Thực trạng ý thức chính trị của sinh viên Thành phố Hồ

Chí Minh hiện nay trước tác động của toàn cầu hóa và

Chương 2 MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

CƠ BẢN XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC

2.1 Mục tiêu, yêu cầu xây dựng ý thức chính trị của sinh

viên Thành phố Hồ Chí Minh trước tác động của toàn

2.2 Một số giải pháp cơ bản xây dựng ý thức chính trị của

sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trước tác động của

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thanh niên – sinh viên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương laicủa đất nước, “là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mộttrong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa –

Trang 3

hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”[6,tr.41] Thanh niên – sinh viên được đặt vào vị trí trung tâm chiến lược bồidưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người Chăm lo, phát triển thanhniên – sinh viên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định vàphát triển vững bền của đất nước Đồng thời, thanh niên – sinh viên cũng chỉ

có thể phát huy vai trò đặc biệt quan trọng ấy một cách đầy đủ khi YTCT của

họ thường xuyên được xây dựng, bồi dưỡng và hoàn thiện

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn, một trong những trung tâmkinh tế phát triển năng động, sầm uất, trung tâm giao lưu quốc tế của cả nước,đồng thời cũng là địa bàn hết sức phức tạp Sinh viên TP.HCM là tầng lớp xãhội đặc thù, với sự năng động, sáng tạo trong học tập, với ý chí vươn lên trongcuộc sống, thích tìm tòi và dễ thích nghi với cái mới Song, do nhận thức chínhtrị - xã hội còn hạn chế, sự trải nghiệm và vốn sống chưa nhiều nên YTCT của

họ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực từ nhiều phía

Là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại,TCH chính là quá trình nhất thể hóa nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặcbiệt là kinh tế, khoa học và công nghệ Cơn lốc của TCH làm gia tăng phâncông lao động quốc tế, KTTT phát triển sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới,khoa học và công nghệ phát triển nhanh, mạnh tác động tới tính chất và trình

độ của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa.Bên cạnh mặt tích cực, quá trình TCH cũng bộc lộ không ít mặt trái, mâuthuẫn với bản chất của CNXH, tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực khác

nhau của đời sống, trong đó có YTCT của sinh viên TP.HCM

Thực tế cho thấy, trước tác động của TCH, bên cạnh đại bộ phận sinhviên TP.HCM say mê trong học tập, có nhận thức chính trị khá tốt, có bản lĩnhchính trị vững vàng, có mục tiêu, lý tưởng cao đẹp, lối sống trong sạch, lànhmạnh, chấp hành nghiêm pháp luật và chịu khó trau dồi, rèn luyện để trở thành

Trang 4

những chủ nhân tương lai của đất nước, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinhviên nhận thức chính trị kém, thái độ chính trị không đúng đắn, ý chí cách mạngkhông kiên định, thiếu lý tưởng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vàotương lai của đất nước, từ đó đã có những biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật,

có hành vi chống đối, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc Chính vì vậy, tác giả

chọn “xây dựng ý thức chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trước tác động của toàn cầu hóa hiện nay” để nghiên cứu với mong muốn góp phần

làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về YTCT của sinh viên TP.HCM trướctác động của TCH, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để xây dựngYTCT của sinh viên TP.HCM trong bối cảnh TCH hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua đã có nhiều công trình, bài viết, nhiều tác giả đi sâunghiên cứu về TCH, về YTCT, công tác giáo dục đạo đức, lối sống và lýtưởng cách mạng cho sinh viên Việt Nam nói riêng và thanh niên nói chungtrong bối cảnh TCH Tiêu biểu là một số công trình sau đây:

- Nhóm các đề tài về toàn cầu hóa

Toàn cầu hoá của Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Cộng hòa Pháp, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000 Nội dung cuốn sách đề cập quá trình TCH,những cơ hội và thách thức, những tác động tích cực và những mặt trái vềkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường mà nó đưa lại đối với thế giớinói chung và với nước Pháp nói riêng

Nền quốc phòng toàn dân trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế của Viện

Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2002 Côngtrình khoa học này đã đề cập và làm rõ một số vấn đề như: TCH kinh tế tácđộng như thế nào đến xây dựng và củng cố quốc phòng; đặc điểm, yêu cầu, nộidung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhândân trong bối cảnh TCH; vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của

Trang 5

Nhà nước đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trước tác độngcủa TCH.

Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008 Trước những tác động tiêu cực

của TCH, từ những năm 80 của thế kỷ XX những người tiến bộ, những nhàhoạt động tích cực, những phong trào dân chủ… bắt đầu tập hợp lại, tìm ranhững phương án khả thi của một TCH khác Dưới khẩu hiệu “Một thế giớikhác là có thể”, Phong trào chống mặt trái của TCH có mặt ở khắp nơi trênthế giới, tạo nên một “đội quân lữ hành cách mạng”, đang góp phần điềuchỉnh quá trình TCH để quá trình này mang tính nhân bản hơn Để góp phầntìm hiểu phong trào chống mặt trái của TCH, tập thể các tác giả do TS.Nguyễn Thị Quế, PGS, TS Nguyễn Hoàng Giáp và ThS Mai Hoài Anh đãbắt tay nghiên cứu Công trình này đã khái quát về xu thế TCH; phân tíchnhững nhân tố chủ yếu dẫn tới sự ra đời của phong trào chống TCH; mục tiêu,tính chất, nội dung, các hình thức đấu tranh chủ yếu chống mặt trái TCH;những kết quả và xu hướng của phong trào chống mặt trái của TCH; nhữngvấn đề đặt ra với Việt Nam trước xu thế TCH và một số khuyến nghị

Bản chất quá trình phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, tác giả

Trần Xuân Bình, Học viện Chính trị - Quân sự, năm 1997, đã đi sâu làm rõ

Trang 6

khái niệm về YTCT, YTCT XHCN, phát triển YTCT XHCN của sĩ quan cấpphân đội Quân đội nhân dân Việt Nam; làm rõ bản chất của quá trình phát triểnYTCT XHCN của sĩ quan cấp phân đội trong quân đội ta, rút ra một số vấn đề

có tính nguyên tắc, thực trạng, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằmphát triển YTCT XHCN của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam

Quá trình phát triển ý thức chính trị ở học viên sĩ quan pháo binh hiện nay,

Luận văn thạc sĩ, tác giả Phùng Văn Ngọc, Học viện Chính trị - Quân sự, năm

1997 Phát triên YTCT XHCN của học viên Học viện Kỹ thuật quân sự hiện nay,

Luận văn Thạc sĩ, tác giả Vũ Văn Lan, Học viện Chính trị - Quân sự, năm 2001

Định hướng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội – nhân văn cấp phân đội ở Học viện Chính trị - Quân sự hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Triết học, tác giả Đinh Văn Lễ, Học

viện Chính trị - Quân sự, năm 2003 Tác giả đã tập trung làm rõ khái niệmYTCT XHCN, biểu hiện đặc điểm, vai trò của định hướng YTCT XHCN

của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội – nhân văn ở Học viện

Chính trị - Quân sự Trên cơ sở đánh giá thực trạng YTCT XHCN, thựctrạng định hướng YTCT XHCN và nguyên nhân của thực trạng đó trongquá trình giáo dục - đào tạo ở Học viện, tác giả đã chỉ ra một số yêu cầu,giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt định hướng YTCT XHCN của họcviên đào tạo giáo viên khoa học xã hội – nhân văn ở Học viện

Phát triển ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của học viên dân tộc thiểu

số ở Học viện Chính trị - Quân sự hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Triết học, tác

giả Nguyễn Văn Quyền, Học viện Chính trị - Quân sự, năm 2005 Trong bốicảnh chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ và các thế lực thù địch đang tìm mọicách chống phá cách mạng nước ta trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặcbiệt là lĩnh vực chính trị - tư tưởng Đối tượng và địa bàn chống phá củachúng thường tập trung vào đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ởnhững vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh, có trình độ dân trí thấp, cuộc sống còn

Trang 7

nhiều khó khăn Sự chống phá đó đã tác động tiêu cực đến sự phát triểnYTCT XHCN của học viên là con em đồng bào dân tộc thiểu số đang học tập,rèn luyện tại Học viện Chính trị - Quân sự Bởi vậy, yêu cầu và nhiệm vụ cấpbách đối với Học viện Chính trị - Quân sự là phải quan tâm phát triển YTCTXHCN của học viên dân tộc thiểu số, đảm bảo cho họ khi ra trường có đủtrình độ, năng lực và phẩm chất chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quânđội trong tình hình mới, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng “trận địa lòng dân” ởcác vùng rừng núi, biên giới và hải đảo của Tổ quốc Vì vậy tác giả đã tậptrung làm rõ thực chất phát triển YTCT XHCN của học viên dân tộc thiểu số,trên cơ sở đó đánh giá tình hình và đề ra các giải pháp.

Nâng cao ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa của đội ngũ sỹ quan cấp phân đội ở Binh đoàn Hương giang hiện nay, Luận văn thạc sỹ triết học, tác giả Nguyễn Thế Học, Học viện Chính trị - Quân sự, năm 2005 Nâng cao ý thức chính trị của học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội ở Học viện Hậu cần Quân đội nhân dân Lào hiện nay, Luận văn thạc sỹ xây dựng đảng, tác giả Sẻng Thoong Vu Nang, Học viện Chính trị - Quân sự, năm 2006 Xây dựng ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho hạ sỹ quan, binh sỹ ở Sư đoàn 1 Quân đội nhân dân Lào hiện nay, Luận văn thạc sỹ triết học, tác giả Sơn Thạ Nu Kẹo Mưn

Hương, Học viện Chính trị, năm 2008 Các đề tài này đã làm rõ thêm khái niệm

về YTCT, YTCT XHCN Đồng thời, các tác giả đã đi vào nghiên cứu những biểuhiện của YTCT XHCN của các đối tượng khác nhau (đội ngũ sỹ quan cấp phânđội ở Binh đoàn Hương giang, học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội ởHọc viện Hậu cần Quân đội nhân dân Lào, hạ sỹ quan, binh sỹ ở Sư đoàn 1 Quânđội nhân dân Lào) Các tác giả cũng đã tập trung đánh giá thực trạng và đề xuấtnhững giải pháp cơ bản nhằm phát triển YTCT XHCN của các đối tượng nêutrên

Tuy nhiên, chưa có đề tài chuyên biệt nào đi sâu nghiên cứu một cách hệthống về xây dựng YTCT của sinh viên TP.HCM trước tác động của TCH hiện

Trang 8

nay Những đề tài trên đã cung cấp cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn quantrọng để tác giả đi sâu nghiên cứu những vấn đề mà đề tài của tác giả đặt ra

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Mục đích nghiên cứu của luận văn

Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về YTCT của sinh viên TP.HCMtrước tác động của TCH, từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản để xâydựng YTCT của sinh viên TP.HCM trước tác động của TCH hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Làm rõ khái niệm, nội dung YTCT của sinh viên TP.HCM hiện nay và

sự tác động của TCH đến YTCT của sinh viên TP.HCM hiện nay

- Phân tích thực trạng YTCT của sinh viên TP.HCM trước tác động củaTCH hiện nay

- Làm rõ yêu cầu và một số giải pháp cơ bản để xây dựng YTCT củasinh viên TP.HCM trước tác động của TCH hiện nay

* Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu về YTCT của sinh viên TP.HCM trước tác động của TCH

* Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Ý thức chính trị của sinh viên một số trường ĐH, CĐ ở TP.HCM, chủyếu là sinh viên hệ chính quy, thời gian từ 2005 đến nay

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn

* Cơ sở lý luận của luận văn

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềYTCT và TCH, đồng thời kế thừa có chọn lọc những giá trị của các côngtrình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Cơ sở thực tiễn của luận văn

Thực trạng YTCT của sinh viên TP.HCM trong những năm qua (từ năm

Trang 9

2005 đến năm 2011), thông qua các số liệu báo cáo thống kê, báo cáo tổng kếtcủa các cơ quan chức năng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội,cùng kết quả điều tra khảo sát thực tế của tác giả.

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử - lôgíc, phântích và tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, cácphương pháp chuyên ngành và liên ngành khác

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận

về YTCT của sinh viên TP.HCM trước tác động của TCH hiện nay; góp phầnxây dựng YTCT của sinh viên nói chung và sinh viên TP.HCM nói riêngtrước tác động của TCH

- Kết quả luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình khoahọc, công tác nghiên cứu, giảng dạy, tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận liênquan đến sự tác động của TCH đến YTCT của sinh viên nói chung và sinhviên TP.HCM nói riêng

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn gồm 2 chương, 4 tiết

Trang 10

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

1.1 Ý thức chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh và tác động của toàn cầu hóa đến ý thức chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

1.1.1 Ý thức chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

* Chính trị

Chính trị là lĩnh vực phức tạp trong đời sống tinh thần của xã hội Chính trịxuất hiện khi trong xã hội nảy sinh quan hệ giai cấp, trong xã hội có sự phân chiathành các giai cấp và sự đối kháng giai cấp Về bản chất, chính trị phản ánh mốiquan hệ giữa các giai cấp, là biểu hiện tập trung của kinh tế, của những lợi íchcăn bản của các giai cấp và quan hệ, tác động lẫn nhau giữa các dân tộc, các tậpđoàn người có lợi ích khác nhau và đối lập nhau trong xã hội có giai cấp Theo Từ điển Tiếng Việt, chính trị là: "1 Những vấn đề về tổ chức vàđiều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước, và về quan hệ về mặt nhànước giữa các nước với nhau; 2 Những hoạt động của một giai cấp, mộtchính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộmáy nhà nước; 3 Những hiểu biết về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấutranh của một giai cấp, một chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điềukhiển bộ máy nhà nước; 4 Những hoạt động nhằm nâng cao giác ngộ chínhtrị cho quần chúng, tổ chức quần chúng thực hiện mọi đường lối, nhữngnhiệm vụ chính trị nhất định"[34, tr.163]

Khi bàn về vấn đề chính trị, V.I.Lênin cho rằng, chính trị là mối quan hệgiữa các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc về mặt nhà nước, "Chính trị là

Trang 11

biểu hiện tập trung của kinh tế"[20, tr.349] Như vậy, chính trị là lĩnh vực đấutranh giữa các giai cấp, đấu tranh giữa các dân tộc, đấu tranh giữa các đảngphái để giành và giữ chính quyền Chính trị của một giai cấp do địa vị kinh tếcủa nó chi phối, quyết định Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị đời sống xãhội về mặt kinh tế sẽ trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị; ngược lại,

sự thống trị về kinh tế của một giai cấp nhất định chỉ được bảo đảm đầy đủbằng quyền lực chính trị, quyền lực của nhà nước Nhà nước là công cụ chủyếu để thực hiện và bảo đảm lợi ích của giai cấp thống trị xã hội Do đó:

“Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế”[20, tr.349].Chính trị là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp.Cấu trúc của chính trị bao gồm: hệ tư tưởng chính trị; cương lĩnh, đường lốichính trị; hệ thống chính trị và hoạt động chính trị

xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan Lênin viết: ý thức conngười không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn sáng tạo ra nó

Như vậy, bản tính tự nhiên của con người thông qua hoạt động lao độngsản xuất, trao đổi ngôn ngữ, giao tiếp và các quan hệ xã hội được hình thành

và bộc lộ ra, được xã hội hóa trở thành các phẩm chất xã hội của con người

Do vậy, ý thức của con người là một hiện tượng lịch sử, là hình ảnh chủ quan

Trang 12

của thế giới khách quan, nó nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn liền với quátrình phát triển của lịch sử - xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong từng giaiđoạn của lịch sử xã hội Ý thức có cấu trúc phức tạp, bao gồm nhiều yếu tốquan hệ với nhau như: tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin.

Tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi, là kết quả của quá trình con người nhận

thức, phản ánh thế giới Ý thức mà thiếu tri thức thì chỉ còn là niềm tin mùquáng, ngược lại, tri thức mà thiếu tình cảm, niềm tin, ý chí sẽ dẫn đến thiếuđịnh hướng, thờ ơ, dè dặt, đứng ngoài cuộc

Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những

sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúngtrong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ Phải có tình cảm mãnh liệtthì tri thức mới đạt đến độ sâu sắc và phải thông qua tình cảm thì tri thức mớibiến thành hành động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình

Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những

hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn; nănglực này không phải tự nhiên mà có và không phải ai cũng có như nhau Ý chíđiều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người, trong ý chí có cả mặt năng độngcủa tri thức, lẫn mặt năng động của tình cảm, đạo đức

Niềm tin là một phẩm chất của con người, thể hiện sự tin tưởng của cá nhân,

cộng đồng người vào một chân lý, một chuẩn mực, một giá trị nhất định nào đó,

có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của họ Niềm tin là một bộ phận caonhất, phức tạp nhất trong thế giới quan của con người, là sự thống nhất một cáchhữu cơ giữa nhận thức, tình cảm và ý chí của con người, thúc đẩy hoạt động củacon người phù hợp với quy luật hay chuẩn mực

* Ý thức chính trị

Ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội,xuất hiện trong xã hội có giai cấp và nhà nước, tồn tại trong những giai đoạn

Trang 13

nhất định của lịch sử xã hội loài người

Ý thức chính trị là hệ thống các quan điểm, tư tưởng lý luận, tâm lý và tình cảm của một giai cấp về địa vị và vai trò lịch sử, về mục tiêu và nhiệm

vụ chính trị, về đường lối chiến lược và sách lược của giai cấp đó trong một giai đoạn nhất định của lịch sử Về bản chất, YTCT là sự phản ánh các quan

hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia,biểu hiện tập trung ở tư tưởng và thái độ của các giai cấp đối với quyền lựcnhà nước So với các hình thái ý thức xã hội khác như đạo đức, tôn giáo,thẩm mỹ, triết học… thì YTCT và ý thức pháp quyền giữ vai trò chi phốimạnh mẽ nhất đối với tồn tại xã hội

Xét dưới cấp độ phản ánh, YTCT được phân chia thành hai cấp độ

khác nhau Cấp độ thấp là tâm lý chính trị, hay còn gọi là YTCT thông

thường được biểu hiện ở những cảm xúc, tình cảm chính trị, kinh nghiệmcủa con người về quyền lợi, địa vị của giai cấp, về lợi ích kinh tế cơ bảncủa giai cấp Tâm lý chính trị phản ánh trực tiếp cuộc sống sinh hoạtthường ngày của xã hội, được hình thành một cách tự phát trong xã hội có

sự phân chia giai cấp Do đó, nó thường biến động, thay đổi và không ổnđịnh Mặc dù là tự phát nhưng tâm lý chính trị vẫn mang tính giai cấp và bịchi phối bởi địa vị chính trị cơ bản của giai cấp mà nó phản ánh Tâm lýchính trị cũng có vai trò nhất định trong đời sống xã hội, là điều kiện đểcon người trong các giai cấp tiếp thu tốt hơn hệ tư tưởng chính trị Tâm lýchính trị là cầu nối để hệ tư tưởng chính trị thâm nhập và phát huy vai tròquyết định trong đời sống xã hội

Cấp độ cao của YTCT là hệ tư tưởng chính trị Hệ tư tưởng chính trị là

hệ thống quan điểm, tư tưởng chính trị của một giai cấp nhất định, phản ánhtrực tiếp, tập trung lợi ích của giai cấp ấy, được diễn tả một cách lôgíc và hệthống dưới dạng các học thuyết chính trị – xã hội Hệ tư tưởng chính trị đượcthể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược, sách lược của các

Trang 14

chính đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước Khác với tâm lý chính trị,

hệ tư tưởng chính trị không hình thành tự phát, mà được hình thành một cách

tự giác thông qua quá trình đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, do nhu cầucải tạo xã hội Hệ tư tưởng chính trị được các nhà lý luận, các nhà tư tưởngtiên tiến, các lãnh tụ vĩ đại của các giai cấp xây dựng và truyền bá trong quầnchúng nhân dân thông qua các phong trào xã hội Hệ tư tưởng chính trịthường gắn với các tổ chức chính trị, thông qua các tổ chức chính trị mà cácgiai cấp tiến hành đấu tranh cho lợi ích của giai cấp mình Tuy nhiên, khôngphải tất cả các giai cấp đều có hệ tư tưởng chính trị, chỉ có giai cấp nào đạidiện cho một phương thức sản xuất nhất định mới có hệ tư tưởng chính trị.Giai cấp nào đại diện cho một phương thức sản xuất tiến bộ, cách mạng sẽ đề

ra hệ tư tưởng chính trị tiến bộ và cách mạng, phù hợp với nguyện vọng củađông đảo quần chúng nhân dân lao động, tác động tích cực đến sự phát triển

xã hội ; ngược lại, sẽ tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển xã hội

Ý thức chính trị, đặc biệt là hệ tư tưởng chính trị của giai cấp nắm quyềnthống trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội Đối với cơ sởkinh tế, thông qua tổ chức nhà nước, nó tác động trở lại cơ sở kinh tế, "nó cóthể, trong những giới hạn nhất định làm thay đổi cả cơ sở kinh tế"[21, tr.101].Mặt khác, hệ tư tưởng chính trị còn giữ vai trò chủ đạo, chi phối toàn bộ đờisống tinh thần của xã hội Nó thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác

và định hướng chính trị đối với các hình thái ý thức xã hội đó

Như vậy, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị xã hội có vai trò tolớn đối với toàn bộ đời sống xã hội Mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, mọi lựclượng, mọi thành viên trong xã hội đều chịu sự tác động, chi phối của hệ tưtưởng chính trị của giai cấp thống trị xã hội Đối với từng thành viên trong xãhội, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị chi phối đến sự hình thành,phát triển phẩm chất và năng lực của họ thông qua sự định hướng về mô hình

Trang 15

nhân cách và xác lập các hệ giá trị để giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng con người.

* Ý thức chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng làtrung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam Năm

1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố.Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa,thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành mộttrong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc ViễnĐông hay Paris Phương Đông Sài Gòn là thủ đô của Liên Bang Đông Dươnggiai đoạn 1887 - 1901 Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt NamCộng Hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quantrọng của vùng Đông Nam Á Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975, lãnh thổViệt Nam hoàn toàn thống nhất Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nướcViệt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành “Thành phố Hồ ChíMinh”, theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Về vị trí địa lý, TP.HCM hiện nay, bắc giáp tỉnh Tây Ninh, đông giáphai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, tây giáp tỉnh Long An, nam thông ra biển.Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ,TP.HCM ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,239km2 Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng

4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,34% dân số ViệtNam), mật độ trung bình 3.419 người/km2 Tuy nhiên, nếu tính những người

cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, có vị trí chính trịquan trọng, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giaolưu quốc tế Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, TP.HCM tậptrung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều nhà máy, xí nghiệp, khucông nghệ cao, Thành phố chiếm khoảng 20.2% tổng sản phẩm và 27,9% giá

Trang 16

trị sản xuất công nghiệp của cả nước

Là một trung tâm văn hóa, TP.HCM tập trung nhiều trường đại học, việnnghiên cứu lớn với hàng ngàn nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng với rất nhiềutrường cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề Các hội văn học, nghệ thuật trênđịa bàn thành phố qui tụ nhiều tài năng của nhiều lĩnh vực nghệ thuật Nơi đâycũng tập trung nhiều khu sinh thái, vui chơi giải trí lớn, thu hút không chỉ nhân dânthành phố mà cả các tỉnh thành khác và du khách quốc tế Năm 2007, thành phốđón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam.Mức sống của người dân TP.HCM ngày càng cao, là địa phương có mứcthu nhập bình quân cao nhất cả nước, trình độ dân trí cao nhất trong vùng và

so với mặt bằng chung của cả nước, mức độ và số lượng người nhập cư vàoThành phố cao nhất cả nước

Những năm qua, TP.HCM luôn duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế ởmức khá cao, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh lâncận và của cả nước Sự năng động và sáng tạo của thành phố đã có nhữngđóng góp quan trọng trong việc hình thành, phát triển đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước như phát triển kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, hội nhập quốc tế…

Tuy vậy, TP.HCM đang phải đối diện với những vấn đề của một đôthị lớn có tốc độ phát triển và dân số tăng nhanh Đó là tình hình an ninhtrật tự rất phức tạp, các tệ nạn xã hội còn phổ biến và gầ n như ngoài tầmkiểm soát; tình trạng phân hóa giàu nghèo còn quá xa; cơ sở hạ tầng, điện

và nước chưa đảm bảo, các hệ thống dịch vụ, giáo dục, y tế, bưu chínhđều quá tải, “cuộc chiến” trong mặt trận giao thông vẫn chưa đến hồi kết,

số điểm ngập nước tăng theo mỗi mùa mưa, đô thị phát triển theo vết dầuloang, qui hoạch chắp vá, qui hoạch treo và mang tính đối phó, đầu cơ…

và quan trọng hơn cả là chưa có một trình độ cao về quản lý và điều hành

Trang 17

những hoạt động sống của gần chục triệu con người.

Trước yêu cầu của TCH, đất nước ta đang đẩy mạnh tốc độ phát triểnkinh tế - xã hội để tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới Đểđẩy nhanh quá trình đó, một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng vàNhà nước ta là phát triển giáo dục - đào tạo, coi đó là “quốc sách hàngđầu” Bởi vì “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sựphát triển nhanh bền vững đất nước”[7, tr.41]

Cùng với sự mở rộng không ngừng của hệ thống giáo dục đào tạo nướcnhà, đào tạo ĐH, CĐ tại TP.HCM trong mấy năm trở lại đây đã có sự pháttriển nhanh chóng cả về chất lượng và số lượng Hiện nay, theo thống kê củaHội Sinh viên thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối năm 2010, Thành phố

có 71 trường ĐH và CĐ, với khoảng 352.230 sinh viên [18, tr.13]

Cũng như sinh viên cả nước, sinh viên TP.HCM là bộ phận ưu tú, nguồnnhân lực chất lượng cao trong tương lai của Thành phố và đất nước Sinh viênTP.HCM là đại biểu của một nhóm xã hội đặc thù gồm những người đangtrong quá trình tích lũy để trở thành những trí thức, hoạt động trong một lĩnhvực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội Họ là lực lượng trẻ,tiên phong, đang phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, giàu ước mơ,hoài bão, có mong muốn vươn lên nắm bắt các tri thức nhân loại để trong thờigian ngắn nhất sẽ tự hoàn thiện mình về mọi mặt

Sinh viên TP.HCM xuất thân từ các giai tầng khác nhau của mọi miền đấtnước, kể cả khu vực trung du và miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây nguyên, nhiềunhất là Đông Nam bộ và Tây Nam bộ Hầu như tỉnh nào cũng có sinh viên đangtheo học tại đây Sinh viên có tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao và theo nhiều tôn giáonhư Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo và nhiềutôn giáo khác Sinh viên TP.HCM là con em của hơn 40 dân tộc anh em với mức

Trang 18

thu nhập của gia đình rất khác nhau, văn hóa, lối sống cũng khác nhau rất nhiều.

Sự phong phú về văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôngiáo, thành phần xuất thân, khả năng kinh tế…cùng với môi trường sống năngđộng nhưng hết sức phức tạp của TP.HCM, đã tạo cho sinh viên nơi đây cónhững nét riêng biệt mà có lẽ chỉ nơi đây mới có Sự phức tạp ấy tất yếu sẽtạo ra sự phức tạp về YTCT cũng như khó khăn trong quá trình xây dựngYTCT của sinh viên TP.HCM

Sinh viên là những người vừa mới tốt nghiệp phổ thông, vừa ra khỏi sựquản lý, kèm cặp chặt chẽ của thầy cô giáo ở nhà trường và gia đình, về sốngchung trong ký túc xá hoặc ở trọ xung quanh các trường ĐH và CĐ Nghĩa là,

họ vừa mới có cuộc sống tự lập, tự quản và tập thể Họ rất nhanh nhạy trongviệc tiếp thu các thông tin mới trong khoa học, cũng như những luồng tư tưởngmới trong xã hội, song khả năng phân tích và chọn lọc lại chưa cao

Về chính trị, nhận thức của sinh viên còn ở mức độ, điểm xuất phát vềchính trị chưa cao, do đó họ ít hay nhiều còn mơ hồ, lập trường tư tưởngchưa thực sự vững vàng, dễ dao động, dễ bị lôi kéo Về văn hoá, sinh viêncòn đang trong giai đoạn tìm kiếm để tự khẳng định mình, nếu không có sựđịnh hướng họ dễ bị lệch lạc Về khoa học, hàng ngày sinh viên được tiếpthu tinh hoa nhân loại trên nhiều lĩnh vực: khối kiến thức khoa họ c đạicương, kiến thức chuyên sâu (khối kiến thức nghề nghiệp), kiến thức liênngành trong trường ĐH, CĐ và trên các hệ thống truyền thông, trênInternet song chính điều đó cũng tạo nên sự quá tải nếu sinh viên khôngbiết tự lựa chọn, chắt lọc kiến thức hoặc không có sự định hướng cụ thể củađội ngũ giáo viên Về tổ chức, trong trường sinh viên chịu sự quản lý củalớp, của khoa và của nhà trường (trực tiếp là phòng công tác sinh viên).Ngoài ra, sinh viên còn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức đảng, tổ chứcđoàn và hội sinh viên Tuy nhiên, phần lớn thời gian còn lại, tức ngoài giờlên lớp thì sinh viên gần như không chịu sự quản lý của bất cứ lực lượng nào

Trang 19

ngoài pháp luật và ý thức tự quản của mỗi sinh viên

Sinh viên TP.HCM là lực lượng tiêu biểu của tuổi trẻ Thành phố, nhiệt tìnhnăng nổ trong học tập, tích cực tham gia các phong trào thi đua và hoạt động xãhội, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật củaNhà nươc, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật quan trọng trong tương lai củaThành phố và đất nước Họ sẽ đóng góp sức lực, trí tuệ và tài năng của mình cho

sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Sinh viên TP.HCM là đối tượng trong các trung tâm giao lưu của xã hội,của các trường ĐH, CĐ trong và ngoài nước, được tiếp cận với nhiều nguồnthông tin mới, thông qua các hệ thống truyền thông, đây là điều kiện thuận lợicho sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế

Với đặc điểm và vai trò của sinh viên như đã nêu trên, sinh viênTP.HCM cũng là đối tượng mà các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hoàbình” nhằm mục tiêu chống phá cách mạng “Diễn biến hòa bình” đã len lỏivào ký túc xá, giảng đường, đến các hội thảo khoa học lôi kéo, kích động,nhằm tạo ra sự bất ổn về chính trị tư tưởng, làm cơ sở cho những vụ gây rốitrật tự an ninh trong đời sống sinh viên và trong xã hội

Như vậy, ở độ tuổi sinh viên, nhận thức về cuộc sống, quan điểm sốngđang trong quá trình hình thành và từng bước đi vào ổn định, lại chưa đượctrải nghiệm nhiều, cùng với đó là sự tác động đa chiều của các yếu tố ngoạicảnh và quá trình TCH, làm cho không ít sinh viên TP.HCM tỏ rõ sự hạn chế

về nhiều mặt, đặc biệt là YTCT

Ý thức chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là tổng hòa của nhận thức, tình cảm, ý chí và niềm tin chính trị, được biểu hiện qua hành động, định hướng cho họ trong quá trình học tập, rèn luyện, công tác và cuộc sống, góp phần tích cực phát huy vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ý thức chính trị của sinh viên TP.HCM về bản chất là YTCT XHCN,

Trang 20

được thể hiện dưới các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, có sự hiểu biết (có tri thức, nhận thức) về chính trị, thể

hiện ở trình độ nhận thức sâu sắc mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc vàCNXH, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh; hiểu biết và tự giác thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước; nhận thức sâu sắc về đặc điểm, tình hình và xuhướng phát triển của thời đại ngày nay, về những thuận lợi, khó khăn, thời

cơ, thách thức của cách mạng nước ta; hiểu biết lịch sử, truyền thống, bảnsắc, giá trị văn hóa dân tộc; nhận thức được trách nhiệm của thanh niêntrong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, về quyền lợi và nghĩa vụ chính trịcủa mình; hiểu biết về tình hình chính trị trong nước, quốc tế và nhận thứcđược những âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thùđịch đang chống phá cách mạng Việt Nam nói chung và chống phá thế hệthanh niên, sinh viên nói riêng

Thứ hai, có tình cảm chính trị đúng đắn, tình cảm ấy phải được thể hiện

một cách sâu sắc qua tinh thần yêu nước, yêu Đảng, yêu chế độ XHCN; lòngtrung thành với sự nghiệp cách mạng, với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân; lòngcăm thù kẻ xâm lược, chống phá và làm tổn hại đến lợi ích dân tộc, lợi ích đấtnước và cuộc sống nhân dân; đoàn kết, yêu thương nhân dân, yêu thương conngười; có tinh thần nhân đạo sâu sắc; dũng cảm đấu tranh với cái xấu, cái sai,cái ác để bảo vệ cái đúng, lẽ phải và bảo vệ chân lý; có tình cảm quốc tế trongsáng trong thế giới hội nhập

Thứ ba, có ý chí cách mạng kiên định, điều đó thể hiện ở bản lĩnh chính

trị vững vàng, không hoang mang dao động trước những diễn biến phức tạpcủa tình hình trong nước và thế giới, cũng như trước sự chống phá quyết liệtcủa kẻ thù Ý chí cách mạng còn thể hiện sâu sắc ở tinh thần cố gắng vượt quamọi khó khăn để học tập, rèn luyện, công tác đồng thời không ngại gian khổ,sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ của người thanh niên trong sự

Trang 21

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ tư, có niềm tin khoa học về sự lãnh đạo của Đảng, vào khả năng

điều hành và quản lý của Nhà nước; tin tưởng vào sự tất thắng của CNXH vàchủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới; tin tưởng vào sức mạnh củanhân dân, của dân tộc và thời đại; tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổimới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo Đồng thời mỗi sinh viênphải tin tưởng vào khả năng, vào sức lực và trí tuệ của bản thân để vững vàngtiến thân vào con đường khoa học, sẵn sàng hội nhập

YTCT của sinh viên TP.HCM hiện nay còn được thể hiện qua hành động, đó là kết quả cao trong học tập, rèn luyện và công tác; tích cực đấu

tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng, đấu tranh chống các biểu hiện sai trái,thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc và bảo

vệ nhân dân; tích cực và tham gia một cách có hiệu quả các hoạt động chínhtrị, xã hội của nhà trường, đoàn, hội và địa phương

1.1.2 Toàn cầu hóa và những tác động của toàn cầu hóa đến ý thức chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

* Toàn cầu hoá

Ngày nay, “Toàn cầu hoá” (Globalization) đang là xu thế khách quandiễn ra mạnh mẽ và phức tạp, nó tác động tới hầu hết các quốc gia và vùnglãnh thổ, trong đó Việt Nam không là ngoại lệ

Xu thế toàn cầu hoá đã được C.Mác, Ph.Ăngghen chỉ ra như một tất yếu

khách quan trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”(1848) Trong

tác phẩm này, C.Mác, Ph.Ăngghen đã dự báo rằng, với sự phát triển của lựclượng sản xuất sẽ dẫn đến sự phân công lao động xã hội rộng rãi làm mở rộngnhu cầu trao đổi hàng hoá: trao đổi hàng hoá mở rộng ra phạm vi thế giới hìnhthành thị trường thế giới, thị trường thế giới đến lượt nó sẽ liên kết các quốcgia, khu vực trên toàn cầu

Trang 22

Khi lực lượng sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất cũng phát triểntheo cho phù hợp, từ góc độ này C.Mác - Ph.Ăngghen đã chỉ ra nhân tố tácđộng và tính chất giai cấp của quốc tế hoá: do bị thúc đẩy bởi việc trao đổisản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất giữa người với người, đặc biệt

là thị trường tiêu thụ mà giai cấp tư sản đã xâm lấn khắp toàn cầu, thiết lập hệthống các mạng lưới khai thác tài nguyên và thị trường Vì mục tiêu lợinhuận, giai cấp tư sản đã gây nên quá trình quốc tế hoá, quá trình phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa lan rộng khắp thế giới Bên cạnh đó, nhà nước

tư sản còn tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa để tìm kiếmthị trường: thị trường nguyên liệu, thị trường sức lao động và thị trường tiêuthụ sản phẩm dồi dào hơn, rẻ hơn, rộng lớn hơn

Nói tới xu thế trên đây, C.Mác - Ph.Ăngghen đã có nhiều lần đề cập đến.Hai ông cho rằng: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới”[23, tr.598];

và chính “do bóp nặn của thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sảnxuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới”[23, tr.601].Đến lượt nó, thị trường thế giới “thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địaphương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổbiến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc mà sản xuất vật chất đã như thế thìsản xuất tinh thần cũng không kém như thế”[23, tr.602] Và cũng chính: Nhờ cảibiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trởnên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến tất cả những dân tộc dã mannhất vào trào lưu văn minh Giá rẻ của những sản phẩm của những giai cấp ấy làtrọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người

dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục [23, tr.602] Những phân tích trên của C.Mác - Ph.Ăngghen cho thấy, sự phát triển củalực lượng sản xuất và quốc tế hoá sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản đã làm chocác nước gắn bó lại với nhau và tạo ra xu thế toàn cầu hoá Như vậy, có thể

xem toàn cầu hoá là quá trình gia tăng liên kết, ảnh hưởng và tác động sâu

Trang 23

sắc lẫn nhau của tất cả các quốc gia, dân tộc trên phạm vi toàn thế giới trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội mà xuất phát điểm của nó là từ kinh tế

Với tính cách là một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển củalịch sử nhân loại, TCH được hình thành trên cơ sở những tiền đề vật chất – kỹthuật cụ thể TCH được biểu hiện trước hết là quá trình phổ biến hóa trênphạm vi toàn cầu những giá trị, tri thức, những hoạt động, những định chế, môhình, … theo chiều hướng đi tới nhất thể hóa nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,nhưng trước hết là kinh tế và kỹ nghệ Biểu hiện cụ thể của TCH dễ nhận thấynhất, đó là nền sản xuất thế giới dựa trên sự phân công lao động quốc tế rộng rãi;thị trường thế giới liên hoàn giữa các nước; luồng lưu chuyển nhanh chóng vàkhổng lồ về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, tài chính – tiền tệ, công nghệ … trênphạm vi toàn cầu; mạng lưới dày đặc hàng vạn các công ty xuyên quốc gia; đờisống văn hóa – xã hội giữa các dân tộc ngày càng có nhiều nét chung,.v.v Bản chất khách quan của xu thế TCH được quy định trước hết bởi bốnyếu tố chủ yếu, đó là sự phát triển cao của lực lượng sản xuất trong thời đạikhoa học – công nghệ; sự gia tăng phân công lao động quốc tế; sự phát triểnsâu rộng của KTTT trên phạm vi toàn thế giới; sự hiện diện của những vấn đềtoàn cầu Tuy nhiên, TCH ngoài tư cách là một quá trình kinh tế - xã hội,chính trị, văn hóa còn là hệ quả trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố chủquan Sự đan xen giữa cái khách quan và cái chủ quan đã làm cho TCH, vềbản chất, trở thành quá trình đầy mâu thuẫn, chứa đựng cả mặt tích cực lẫnmặt tiêu cực đối với từng quốc gia, cũng như toàn nhân loại

Xu thế TCH có nhiều tác động tích cực, tạo ra cơ hội và điều kiện thuận

lợi cho sự phát triển của các quốc gia – dân tộc Trước hết, dưới tác động củaTCH, các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển sâu rộng, tạo cơ hội để mỗi quốcgia có thể tận dụng được thị trường thế giới cho các hoạt động sản xuất, kinhdoanh TCH mở ra khả năng cho các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát

Trang 24

triển, tham gia nhanh chóng và hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc

tế, khai thác mọi nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển Nhờ vậy, các quốc giađang phát triển có thể đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế vàrút ngắn thời gian vật chất của công cuộc CNH, HĐH TCH làm lưu chuyển tự

do các nguồn vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến và khoa học quản lý hiện đại, đặtcác yếu tố quan trọng này vào khả năng tiếp cận, sử dụng của mọi quốc gia.Ngoài ra, TCH còn tạo điều kiện cho tất cả các nước tham gia vào đờisống quốc tế, bày tỏ chính kiến, bảo vệ lợi ích, tập hợp lực lượng… nhằmthực hiện mục tiêu chiến lược của mình Các nước đang phát triển đã khẳngđịnh vị thế ngày càng cao của mình trong bối cảnh TCH hiện nay thông quacác diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, ASEAN… Đồng thời,TCH cũng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giao lưu văn hóa và tri thức quốc

tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các dân tộc TCH, trong tínhkhách quan của nó, làm cho tri thức loài người kết tinh ở các phát minh, sángchế khoa học, kỹ thuật – công nghệ, kỹ năng quản lý … được phổ biến rộngrãi toàn thế giới, tạo động lực cho sự bùng nổ trí tuệ nhân loại

Tuy nhiên, có thể thấy một cách khá rõ ràng những vấn đề chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội … của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước

đang phát triển đang chịu những thách thức nặng nề trước cơn lốc của TCH.

Về chính trị: độc lập, tự chủ, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ chứa đựng mối

nguy cơ tiềm tàng bị cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp Một hệ thống và

cơ chế quyền lực quốc tế làm cho nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia đangphát triển lo ngại, vì nó được sử dụng làm cơ sở để tăng thêm mức can thiệpcủa phương Tây, trực tiếp thách thức chủ quyền chính trị truyền thống

Về kinh tế: những chủ quyền như định ra chính sách và mục tiêu kinh tế,

kiểm soát điều hòa nguồn tài nguyên và nguồn thông tin, quyền quản lý cáchoạt động kinh tế và khả năng hành động của một nước sẽ bị tác động vàràng buộc một cách mạnh mẽ bởi các tổ chức kinh tế quốc tế và các công

Trang 25

ty xuyên quốc gia; từ đó một nước khó có thể phát triển kinh tế dân tộctheo chiến lược do tự mình đặt ra

Các nước phát triển phương Tây thực hiện chính sách “chính trị hóakinh tế”, lợi dụng các tổ chức quốc tế như WTO, IMF và WB để giành lợiích kinh tế cao hoặc can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, thậm chídùng những biện pháp rút viện trợ và vốn đầu tư, gây khủng hoảng, kiềmchế kinh tế các nước đang phát triển

Một đặc điểm của TCH là sự không đồng đều của nó, là vị trí bất bìnhđẳng giữa các nước và các dân tộc tham gia, dẫn đến phân hóa sâu sắc giữa giàu

và nghèo Như một quy luật, TCH càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèongày càng tăng Điều này phản ánh rất rõ bản chất của TCH TBCN, thuộc tínhcủa nó không sao giải quyết được tối ưu phúc lợi và công bằng xã hội

Về văn hóa: những lĩnh vực văn hóa truyền thống, giá trị luân lý, ý thức hệ,

phong tục tập quán của một nước có mối liên hệ và tác động mạnh mẽ với nhau.Chủ quyền về văn hóa của quốc gia dân tộc như tự chủ lựa chọn và xây dựngnền văn hóa của riêng mình cũng bị ràng buộc vì tác động hữu hình và vô hình

từ bên ngoài dội vào Cần nói thêm là với cuộc cách mạng về thông tin – kỹthuật, nhất là sau khi Internet được sử dụng rộng rãi thì một nước đang phát triểnrất khó thực hiện được tự chủ về văn hóa và kiểm soát văn hóa Trong khi đó,phương Tây dựa vào ưu thế kỹ thuật và văn hóa của mình để tuyên tuyền thựchiện quan niệm giá trị, lý luận, lối sống của họ, từ đó làm cho văn hóa các dântộc bị xói mòn song song với việc phương Tây giữ được bá quyền văn hóa

Thách thức về xã hội: TCH đang đặt ra thách thức cực kỳ nghiêm

trọng đối với các quốc gia dân tộc về mặt xã hội Với các cuộc cách mạngtrên các lĩnh vực giao thông vận tải, thông tin, Internet, ngân hàng, tàichính, v.v các tệ nạn xã hội nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc gianhư một bệnh dịch thế kỷ lan ra toàn cầu như: ma túy, HIV – AIDS, thamnhũng, nạn buôn lậu quốc gia và quốc tế, mại dâm, xuất hiện và lan tràn

Trang 26

các loại tà giáo, nạn di dân rộng lớn, sự gia tăng không chỉ tội phạm mà cảtội ác, nạn khủng bố quốc tế…

Thách thức về môi trường sinh thái: là một nhân tố không biên giới,

trong TCH, môi trường sinh thái bị hủy hoại sẽ trở thành hiểm họa, khôngchỉ đối với một quốc gia – dân tộc mà còn đối với các quốc gia trong mộtkhu vực và thậm chí toàn thế giới Khí hậu toàn cầu đang thay đổi thấtthường, nguy cơ băng tan chảy, hiệu ứng nhà kính, nguồn nước sạch đangngày càng cạn kiệt, lớp đất bao phủ trái đất đang bị tàn phá và hủy hoại,tài nguyên rừng và tính đa dạng sinh học của trái đất đang đứng trướcnhững thách thức hết sức khủng khiếp…

* Tác động của toàn cầu hóa đến ý thức chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Trong tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, C.Mác đã

khẳng định: Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ;trái lại, chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ Vận dụng tưtưởng đó của C.Mác cho phép ta rút ra kết luận: TCH có tác động to lớn đếnYTCT của sinh viên TP.HCM hiện nay Sự tác động đó hết sức phong phú, đadạng với nhiều phương thức khác nhau; tác động đến tất cả sinh viên cũngnhư các yếu tố cấu thành YTCT của họ

Thứ nhất, toàn cầu hóa tác động đến nhận thức chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh

Khi nói tới TCH, chúng ta không thể không nhắc tới hệ thống đại siêu thịtoàn cầu, hệ thống trụ sở lao động toàn cầu, hệ thống mạng lưới tài chính toàncầu và đặc biệt là hệ thống mạng lưới thông tin toàn cầu

Hệ thống đại siêu thị toàn cầu: không chỉ là công cụ để các công tyxuyên quốc gia bán sản phẩm của họ trên toàn cầu mà nó còn làm cho các xínghiệp dù ở qui mô nào cũng có thể đưa ra mục tiêu chiến lược là bán hàng ở

Trang 27

khắp mọi nơi trên thế giới Việc giao lưu hàng hóa vì thế diễn ra hết sứcnhanh chóng, nhộn nhịp, tiện lợi trên phạm vi toàn cầu

Hệ thống trụ sở lao động toàn cầu: bao gồm các nhà máy, công xưởng,trung tâm điều hành sản xuất, các văn phòng đại diện, các văn phòng luật sư, cáctrung tâm bảo hiểm giao dịch và tất cả những nơi làm việc, đủ các loại hình mà

ở đó hàng hoá được sản xuất, thông tin được xử lý và mọi dịch vụ được cungcấp

Hệ thống mạng lưới tài chính toàn cầu: việc mở cửa tự do hoá thịtrường tài chính tiền tệ cùng với việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại trongnghiệp vụ tiền tệ đã đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển các nguồn vốn dưới nhiềuhình thức ở qui mô lớn trên phạm vi toàn cầu

Hệ thống mạng lưới thông tin toàn cầu: mạng lưới này được nối liền vớinhau bằng hệ thống các "đường thông tin siêu cao tốc" Các máy tính cá nhânđược nối liền với nhau qua mạng lưới địa phương và thế giới thông qua mạngInternet, tạo thành các mắt xích then chốt của các siêu lộ thông tin Năm 1991mới có 31 nước trên thế giới nối mạng Internet đến năm 1997 đã có 179 nước

và hiện nay, tất cả các nước, các vùng lãnh thổ đều nối mạng Năm 1996 mới

có 67,5 triệu người sử dụng Internet, đến năm 2000 có khoảng 350 triệungười và đến năm 2005 có khoảng 1 tỷ người sử dụng, hiện nay con số này đãtăng lên gấp đôi Mạng lưới thông tin toàn cầu bao gồm mạng lưới điện thoại,fax, Internet …đã tạo ra khả năng tiếp cận toàn cầu, kết nối toàn cầu, thu hẹpkhoảng cách về không gian và thời gian giữa các quốc gia dân tộc

Như vậy, TCH đang tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để tăng khả năngliên kết giữa các nước trên thế giới, lưu thông hệ thống sách báo, tạp chí, vànhiều dịch vụ truyền thông xuyên quốc gia khác với lưu lượng cực kỳ lớn,nhanh chóng và thuận tiện TCH tạo điều kiện để công dân các nước dễ dàngtiếp xúc với nhau thông qua rất nhiều kênh như lao động nước ngoài, du học,

Trang 28

xuất cảnh, đi du lịch, thăm quan thậm chí là kết hôn với người nước ngoài Từ

đó dẫn đến sự giao thoa một cách tự nhiên về tư duy kinh tế, chính trị, vănhóa, lối sống, khoa học và công nghệ…

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố năng động và tiên phong trongquá trình hội nhập, thì sinh viên đang học tập và sinh sống ở đây, hơn ai hết sẽchịu những tác động mạnh mẽ nhất của quá trình TCH Đối với nhận thứcchính trị, TCH là cơ hội tốt để sinh viên nâng cao trình độ lý luận, trang bị thếgiới quan khoa học, rèn luyện phương pháp luận biện chứng TCH tạo điềukiện thuận lợi để sinh viên học tập, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dễ dàng nắm bắt mọi đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, dễ dàng tra cứu, tìm hiểu về hệthống chính trị, giá trị lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời

họ cũng nhận thức tốt hơn trách nhiệm của mình trong sự nghiệp CNH, HĐHhóa đất nước, về quyền lợi và nghĩa vụ chính trị của mình Trong quá trìnhTCH, sinh viên sẽ dễ dàng nắm bắt các hoạt động chính trị, diễn biến chính trị,các sự kiện chính trị quan trọng trong và ngoài nước mọi lúc, mọi nơi màkhông phải tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của

Tuy nhiên, chính vì sự thuận tiện của TCH lại tạo tâm lý chủ quan, ỷ lại,không cố gắng nắm bắt các nguồn tài liệu chính thống, kéo theo hệ quả là sinhviên lười học trên lớp, lười nghe giảng, lười ghi chép, lười lên thư viện, lườiđọc sách báo…làm cho kiến thức gốc, kiến thức căn bản bị hổng; kiến thức sẽthiếu hệ thống, không thường trực, và thiếu linh hoạt khi sử dụng Đặc biệt,phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ sẽ hạn chế sự sáng tạo của sinh viên.Toàn cầu hóa cũng làm cho sinh viên khó nhận thức được những âmmưu xảo quyệt của kẻ thù, khó phân biệt giữa đối tượng và đối tác, giữabạn và thù, khó nhận thức được tính chất của cuộc đấu tranh giai cấp đangnúp sau vô vàn những thủ đoạn tinh vi của giai cấp tư sản, của chủ nghĩa đế

Trang 29

quốc và các thế lực thù địch.

Cơn lốc TCH, với lượng thông tin vô cùng phong phú, đa dạng, đa chiều

và khó kiểm soát dễ dẫn đến tình trạng loạn thông tin Nhiều nguồn thông tin,nhiều sự kiện chính trị trong và ngoài nước mà sinh viên tiếp cận không rõnguồn gốc, không biết đúng sai và không được định hướng, từ đó gây tâm lýhoang mang, thiếu thống nhất về nhận thức và hành động Hơn nữa, kiến thứctrên các phương tiện chỉ mang tính chất thông tin, sự kiện, ít luận giải sâu sắc,giải quyết triệt để, thường mang dấu ấn cá nhân, thiếu tính chân thực, kháchquan, nhiều khi là sự lừa mị, là âm mưu của kẻ thù Về chính trị, ít truyền bá

lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lốicủa Đảng, pháp luật Nhà nước Về văn hóa, chủ yếu khai thác để thỏa mãnnhu cầu văn hóa nhất thời, thiếu tính chất xây dựng và quảng bá bản sắc vănhóa dân tộc, thậm chí một phần không nhỏ là văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại

Về đạo đức, có xu hướng truyền bá lối sống thực dụng, buông thả, ăn chơi,chạy theo đồng tiền và nhiều tệ nạn xã hội khác

Tất cả những điều phân tích trên đã phần nào nói lên được tính hai mặt

sự tác động của TCH đến nhận thức chính trị của sinh viên TP.HCM hiệnnay

Thứ hai, toàn cầu hóa tác động đến thái độ chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh

Toàn cầu hóa tạo ra sự xích lại gần nhau của các giá trị mang tínhnhân loại như: đấu tranh cho một thế giới hoà bình, dân chủ, công bằng,văn minh; chống chiến tranh, chống phân biệt chủng tộc; cùng nhau xâydựng hành tinh xanh; thế giới chung tay đẩy lùi các đại dịch TCH cũngtạo điều kiện cho nhiều quan niệm mới về công bằng, bình đẳng, tự do, dânchủ xuất hiện Những quan niệm mới này góp phần giải phóng về mặ t tưtưởng những gì đã lỗi thời, hướng sinh viên đến sự chuẩn bị cho những

Trang 30

hành động có tính hiệu quả để tham gia vào thị trường nhân lực và các mốiquan hệ khác trong xã hội Nó định hướng giá trị cho sinh viên về cuộcsống hôm nay: có kiến thức, có bằng cấp, có việc làm, sống có mục đích,

có lý tưởng, hoài bão, niềm tin, vừa quan tâm đến lợi ích cá nhân, lợi íchgia đình và làm giàu chân chính, đồng thời coi trọng lợi ích chung của cộngđồng, của đất nước; thôi thúc sinh viên học tập, rèn luyện để có kiến thức,

kỹ năng, để lập thân, lập nghiệp và cống hiến cho xã hội, vì một đất nướcphồn vinh, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu

Toàn cầu hoá cũng tạo điều kiện cho sinh viên mở rộng giao lưu học hỏibạn bè trên thế giới, làm cho sinh viên hôm nay năng động hơn, quyết đoán,thẳng thắn và dũng cảm hơn Họ dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm;dám tiên phong thử sức trong các lĩnh vực mới lạ và dám chấp nhận những thấtbại để tiếp tục vững bước trong chặng đường tiếp theo Sinh viên đã mạnh dạnhơn trên mặt trận đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch; dũng cảmhơn trong cuộc chiến với cái xấu, cái ác; tích cực hơn trong cuộc đấu tranhchống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, và các tiêu cực trong một bộ phận cán bộđảng viên thoái hóa, biến chất; chủ động tỏ rõ thái độ và đóng góp ý kiến đối vớicác chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước.Mặc dù vậy, sự cạnh tranh khốc liệt trong quá trình TCH đang dẫn đếnnhững hậu quả kinh tế - xã hội khó lường Đó là phá sản, thất nghiệp, khủnghoảng, phân hóa giàu nghèo, cùng với sự phát triển của các tệ nạn xã hội…

Sự lên ngôi của đồng tiền trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội đang đặtnhững giá trị thẩm mỹ, đạo đức và định hướng giá trị của xã hội trước nhữngthách thức mới Tâm lý đầu cơ, tính thực dụng; tình trạng buôn lậu, làmhàng giả, hàng nhái gia tăng Tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp vàngày càng trắng trợn…tất cả đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, tìnhcảm chính trị của sinh viên

Trang 31

Hội nhập ngày càng sâu hơn vào cộng đồng quốc tế cũng có nghĩa làtrong quá trình TCH chúng ta tiếp tục mở rộng hơn quan hệ làm ăn với thếgiới TBCN, sử dụng ngày càng nhiều hơn yếu tố TBCN để xây dựng CNXH.

Sự lệ thuộc nhất định vào một số tổ chức kinh tế - tài chính và công ty tư bảnđộc quyền lớn về vốn, công nghệ, thị trường… là khó tránh khỏi, dẫn đến làmtăng khả năng chi phối và ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ hơn, chiếm đượcnhiều cảm tình hơn của hệ tư tưởng tư sản đối với xã hội ta, nhất là thế hệ trẻ

Mở rộng các quan hệ quốc tế đã đem lại cho chúng ta nhiều điều kiện

để phát triển nền văn hóa dân tộc, tiếp thu văn minh của thế giới Song nócũng tạo điều kiện cho các yếu tố văn hóa ngoại lai, xa lạ truyền thống vănhóa của dân tộc xâm nhập Cùng với dòng tư bản chảy vào nước ta, các nhàđầu tư cũng gieo rắc vào đời sống xã hội những tiêu chuẩn văn hóa phươngTây, làm biến dạng những định hướng giá trị xã hội Nhiều tệ nạn xã hộimới có nguồn gốc từ lối sống phương Tây sẽ gia tăng, làm nhức nhối xãhội Cùng với đó là dịch bệnh, tội phạm, khủng hoảng, giá cả leo thang…đang gây tâm lý hoài nghi trong sinh viên vào khả năng quản lý của Nhànước, vào tương lai của công cuộc xây dựng CNXH

Hơn thế nữa, tinh thần yêu nước, tinh thần nhân đạo, yêu thương conngười, tinh thần dũng cảm dám đấu tranh để bảo vệ cái đúng, bảo vệ chân lýđang bị thách thức một cách nghiệt ngã trong bối cảnh TCH Khi mà tất cả đềuchạy theo lợi nhuận, cạnh tranh khốc liệt, ngay đến giáo dục, y tế còn có xuhướng thương mại hóa; rất nhiều các chương trình nhân đạo, quỹ từ thiện donhân dân đóng góp còn sử dụng không rõ ràng, không đúng mục đích; không ítcán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, chỉ biết vơ vét mà không quan tâm tới đạicuộc thì rất khó có thể phát huy cao độ tinh thần vì cộng đồng của sinh viên

Thứ ba, toàn cầu hóa tác động đến ý chí cách mạng của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 32

Toàn cầu hóa tạo điều kiện để sinh viên cọ sát, học hỏi và trao đổi, từ đósinh viên sẽ biết tự đánh giá trình độ, năng lực của mình, đồng thời tự bản thân

sẽ nhận thức được yêu cầu của xã hội, trên cơ sở đó mà sinh viên có động cơhọc tập đúng đắn hơn để nắm bắt tri thức của nhân loại đáp ứng được nhu cầungày càng cao của quá trình TCH, có thái độ tích cực trong nghiên cứu nhữngmôn học liên quan đến chuyên ngành cũng như các môn học quan trọng kháccủa thời kỳ hội nhập Quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để lập thân, lập nghiệpgóp phần trực tiếp vào sự nghiệp CNH, HĐH xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiên, xu thế phân hóa giàu nghèo và tính chất phức tạp của cơ cấu

xã hội – giai cấp đang biến đổi trong quá trình TCH sẽ ảnh hưởng lớn tới sựđồng thuận trong sinh viên Trong khi mục tiêu xây dựng CNXH đòi hỏichúng ta phải bằng nhiều giải pháp để thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo,hạn chế sự phân hóa quá xa giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng kinh tế.Nhưng trên thực tế, sự phân hóa giàu nghèo vẫn đang diễn ra với khoảng cáchngày càng xa hơn Điều đó đã làm tổn hại đến khối liên minh công nhân –nông dân – trí thức và khối đại đoàn kết toàn dân, ảnh hưởng xấu đến tâm tư,tình cảm và sự thống nhất về ý chí trong sinh viên

Quá trình TCH làm định hướng giá trị của xã hội có những đảo lộn nhấtđịnh Đó là sự tăng lên của các nhân tố thực dụng trong mọi hoạt động như:trọng tài hơn đức; trọng bằng cấp hơn nhân cách; trọng kinh tế hơn quốcphòng; trọng khoa học ứng dụng và nghề nghiệp dễ kiếm tiền hơn khoa học

cơ bản; coi nhẹ công tác chính trị - tư tưởng… Xu thế này sẽ chỉ đạo hành vithực dụng của sinh viên trong lựa chọn nghề nghiệp, chỗ làm việc sau khi ratrường và các hoạt động xã hội khác Sinh viên sẽ thờ ơ về chính trị do quantâm đến lợi ích kinh tế hơn, đồng thời tạo ra tâm lý bỏ bê các môn khoa học

xã hội và nhân văn, đặc biệt là lý luận Mác – Lênin

Thứ tư, toàn cầu hóa tác động đến niềm tin chính trị của sinh viên

Trang 33

Thành phố Hồ Chí Minh

Tham gia TCH sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xãhội ở nước ta Thị trường được mở rộng, sự giao lưu hàng hoá thông thoáng hơn.TCH làm cho dòng vốn vượt biên giới quốc gia với nhiều hình thức đầu tư, hợp tácsản xuất góp phần điều hoà dòng vốn theo lợi thế so sánh của nước ta, tạo điều kiệncho chúng ta tiếp cận được nguồn vốn, những thành tựu khoa học và công nghệ từbên ngoài, có điều kiện lựa chọn những công nghệ ngoại sinh phù hợp Đẩy lùinguy cơ tụt hậu về kinh tế, thực hiện tốt hơn một trong những nội dung cơ bản củaquá trình CNH, HĐH là đổi mới công nghệ nền sản xuất xã hội, từ sử dụng laođộng thủ công là chính lên sử dụng lao động với công nghệ tiên tiến, hiện đại TCH

đã góp phần tích cực vào thu hẹp dần trình độ phát triển của nước ta so với cácnước trong khu vực và thế giới, đảm bảo cho đất nước phát triển bền vững, tăngkhả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thương trường quốc tế

Bên cạnh đó, sự tạo lập từng bước các yếu tố của thị trường, cùng cácđiều kiện và môi trường thuận lợi, các thành phần kinh tế phát triển ngàythông thoáng; năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước dần được nâng cao, hạnchế phần nào những tiêu cực của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần sẽlàm cho nền kinh tế của nước ta trở nên sôi động, kích thích các nhà sản xuất,kinh doanh trong và ngoài nước tích cực đầu tư Trên cơ sở ấy, nhịp độ tăngtrưởng kinh tế, tốc độ giải quyết việc làm được đẩy nhanh hơn; công cuộc xóađói, giảm nghèo có nhiều cơ hội thực hiện; môi trường chính trị - xã hội ổnđịnh… sẽ tác động tích cực đến lòng tin của sinh viên

Tuy nhiên, sự phát triển chưa thực sự bền vững của nền kinh tế trướcnhững khó khăn mới nảy sinh của cuộc khủng hoảng trong khu vực và trênthế giới hiện nay cùng với những yếu kém nội sinh, đang tiềm ẩn những yếu

tố ảnh hưởng xấu đến môi trường chính trị - xã hội của đất nước Những nămgần đây, do chưa có một chiến lược đầu tư hợp lý, năng lực quản lý vĩ mô của

Trang 34

Nhà nước còn nhiều yếu kém lại bị chi phối bởi cơ chế thị trường còn nhiều

sơ khai nên tình trạng dàn trải trong đầu tư vẫn gia tăng, nội lực không đượcphát huy có hiệu quả Sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư đẫn đến sự pháttriển không cân đối của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế Hệ quả

là cơ cấu của nền kinh tế chưa có sự chuyển dịch đáng kể, sức cạnh tranh củanền kinh tế vẫn còn yếu kém, nhịp độ tăng trưởng chững lại, nhiều mục tiêukinh tế - xã hội khó có thể đạt được như dự kiến Ảnh hưởng của cơn bão tàichính, tiền tệ trong khu vực và trên thế giới càng làm bộc lộ rõ yếu kém đó,đặt nền kinh tế nước ta trước những khó khăn gay gắt với hệ quả khó lường.Bên cạnh đó, sự tác động của TCH đang làm sâu sắc thêm trên thực tế cáctiêu cực trong bộ máy nhà nước nhưng chưa được khắc phục có hiệu quả Tệ quanliêu, cửa quyền, tham nhũng gắn liền với hệ thống hành chính nhà nước Nó lạiđược nuôi dưỡng bởi KTTT nên tính chất ngày càng trở nên nhức nhối hơn baogiờ hết Hiện nay, những tệ nạn ấy đang làm suy yếu nhà nước và chế độ ta, gâynên tâm trạng bất bình, cùng với sự lợi dụng chống phá quyết liệt của các thế lựcthù địch, đã và đang làm giảm lòng tin của sinh viên một cách nghiêm trọng

Thứ năm, toàn cầu hóa tác động đến hành động chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh

Toàn cầu hóa không chỉ tác động đến nhận thức chính trị, thái độ, ý chí vàniềm tin chính trị mà còn tác động mạnh mẽ đến hành động chính trị của sinhviên Biểu hiện rõ nhất là TCH đang thôi thúc sinh viên tích cực hơn và đạt hiệuquả cao hơn trong học tập và nghiên cứu khoa học, phát huy cao độ truyền thốnghiếu học của dân tộc, có tư duy độc lập, sáng tạo trong lao động khoa học TCHthôi thúc sinh viên phải luôn chủ động, sáng tạo, tiên phong gương mẫu, khắcphục mọi khó khăn, chuyên cần và sáng tạo vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh caotri thức; nhanh chóng hội nhập, đi tắt đón đầu, nắm bắt nền văn minh của nhânloại Trong bối cảnh thế giới phát triển như hiện nay, nếu chúng ta không nắm

Trang 35

bắt, chiếm lĩnh được đỉnh cao tri thức thì sẽ bị lạc hậu, sẽ không bảo vệ đượcđộc lập dân tộc, không thể xây dựng thành công CNXH

Do đó, hành động chính trị dễ nhận thấy nhất của sinh viên TP.HCM trướctác động của TCH hiện nay chính là khát vọng vươn tới hiểu biết, chinh phục cácđỉnh cao về khoa học bằng một tư duy độc lập sáng tạo, đóng góp nhiều côngtrình khoa học có giá trị cho đất nước Bằng trí thông minh và lòng quả cảm,sinh viên sẽ góp sức mình vào sự phát triển của khoa học- công nghệ, vào sựphát triển của lực lượng sản xuất, tiên phong đi đầu trong xây dựng CNXH Toàn cầu hoá cũng đòi hỏi sinh viên phải ra sức nghiên cứu, bảo vệ tínhcách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin trước sự chống phá quyếtliệt của kẻ thù, đồng thời phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với giaiđoạn cách mạng mới TCH giúp sinh viên ý thức hơn về nghĩa vụ, tráchnhiệm trong xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước ta với những việc làm cụthể như: đánh giá khách quan những thành tựu của sự nghiệp đổi mới doĐảng khởi xướng và lãnh đạo; nghiêm túc hơn trong sự lựa chọn ra những đạibiểu đủ sức, đủ tài và đủ uy tín đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quảngđại quần chúng; ủng hộ những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đồng thờilên án và đấu tranh kiên quyết với những hiện tượng tiêu cực của đội ngũ cán

bộ, đảng viên góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Ngoài ra, TCH cũng đang thôi thúc sinh viên phải hành động tích cực để bảo

vệ bản sắc, bảo vệ những giá trị đạo đức tốt đẹp cũng như truyền thống, văn hóacủa dân tộc; đồng thời đấu tranh, bài trừ các giá trị không phù hợp, lạc hậu, phảnđộng và các biểu hiện thoái hóa, biến chất khác TCH khích lệ sinh viên tích cựchơn trong nhiều hoạt động do nhà trường, đoàn thanh niên, đội sinh viên cũng nhưđịa phương phát động để không những tích lũy tri thức, kinh nghiệm mà còn làhành động thiết thực góp sức xây dựng Thành phố, đất nước ngang tầm khu vực vàthế giới, qua đó cũng tô đẹp thêm hình ảnh sinh viên Thành phố thời kỳ hội nhập

Trang 36

Tuy nhiên, TCH cũng đang chi phối mạnh mẽ hành động chính trị củasinh viên TP.HCM hiện nay TCH khiến sinh viên phải lao vào vòng xoáycủa cơm, áo, gạo, tiền để có thể vừa đáp ứng được nhu cầu sống, chấtlượng sống ngày càng cao của thành phố trong cơn bão giá toàn cầu, vừathực hiện các ước mơ, hoài bão của bản thân TCH đang cuốn sinh viên vàonhững cuộc vui, vào đời sống hưởng lạc, lôi kéo sinh viên vào những dịch

vụ tiện ích và đắt tiền, đặt sinh viên trước vô vàn những cám dỗ, những tệnạn và tội ác Chính vì vậy, sinh viên sẽ sao nhãng nhiệm vụ chính củamình là học tập và rèn luyện, thiếu mặn mà với vấn đề chính trị, thờ ơ vớithời cuộc và vô cảm trước cuộc sống

Toàn cầu hóa đang tạo những điều kiện hết sức thuận tiện để sinh viênbày tỏ thái độ và chính kiến của mình, song đó cũng là mảnh đất để nuôidưỡng những tư tưởng tự do thái quá, dân chủ vô hạn độ Điều đó lại được đặttrong bối cảnh đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, xã hội vẫn còn nhiềubất công, công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước ta vẫncòn nhiều hạn chế, sự tha hóa, biến chất với những hành vi tiêu cực ngày càngcông khai của không ít cán bộ, đảng viên cùng với sự kích động, lôi kéo, lừa

mị của các thế lực thù địch, dẫn đến nguy cơ bất mãn, chống đối, nói xấu chế

độ và nhiều hành động gây rối, vi phạm pháp luật trong sinh viên

1.2 Thực trạng ý thức chính trị của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trước tác động của toàn cầu hóa và nguyên nhân của thực trạng đó

1.2.1 Thực trạng ý thức chính trị của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trước tác động của toàn cầu hóa hiện nay

*Ưu điểm:

- Một là, đa số sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh có nhận thức chính trị khá

Thông qua quá trình học tập và nghiên cứu, đại đa số sinh viên đều nắmđược những nội dung cơ bản về lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ

Trang 37

Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhànước, nhiệm vụ của cách mạng Điều đó bước đầu được thể hiện qua kết quảhọc tập những môn lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của sinh viênnhững năm gần đây khoảng 90% đạt yêu cầu trở lên, trong đó có khoảng 30%đạt khá, giỏi; chỉ trong hai năm 2006 và 2008, hơn 10.000 sinh viên thành phố

đã tham gia hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” đạt kết quả tốt [18, tr.4-5]

Hiện nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ra sức lợidụng sự sụp đổ của hệ thống XHCN và những sai lầm, khuyết điểm củaĐảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng để xuyên tạc, phủ nhận giá trịcủa học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận vai trò lãnhđạo của Đảng và con đường đi lên CNXH ở nước ta Nhưng phần lớn sinhviên vẫn luôn giữ vững lập trường, quan điểm chính trị đúng đắn của mình.Kết quả điều tra xã hội học cho thấy: 94% sinh viên khẳng định rằng, lýluận chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn hoàn toàn đúng đắn, nhưng cần tiếp tục bổsung và phát triển; 91,33% ý kiến cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam là lựclượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam; 91,33% ý kiến cho rằng, sựlựa chọn con đường quá độ đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta làtất yếu khách quan [35]

- Hai là, đa số sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh có thái độ chính trị đúng đắn

Trước sự tác động đa chiều của TCH, trong đó không ít những tác độngtiêu cực, song đa số sinh viên TP.HCM vẫn tỏ rõ tinh thần yêu nước, yêuĐảng, yêu chế độ XHCN Điều đó được thể hiện bởi sự tha thiết được đứngtrong hàng ngũ của Đảng, ý thức trách nhiệm cao vì cuộc sống cộng đồng vàthái độ đúng đắn đối với những giá trị đạo đức, truyền thống của dân tộc.Kết quả điều tra cho thấy: động cơ vào Đảng của sinh viên Thành phố

Trang 38

hiện nay nhìn chung là trong sáng, đúng đắn: bày tỏ nguyện vọng phấn đấuvào Đảng để có điều kiện, môi trường phấn đấu rèn luyện, coi đó là niềm tựhào của bản thân, gia đình Có tới 53,33% sinh viên có nguyện vọng muốnvào đảng, tham gia xây dựng Đảng [35].

Trong bối cảnh của TCH và phát triển nền KTTT, sinh viên cũng chịu ảnhhưởng, tác động không nhỏ từ mặt trái của quá trình này Họ đã và đang phải đốidiện với rất nhiều khó khăn, thách thức trong học tập, cuộc sống Tuy vậy, tinhthần trách nhiệm vì cộng đồng của sinh viên không vì thế mà giảm sút Điềunày, thể hiện rõ nét nhất ở hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

Hoạt động tình nguyện của sinh viên Thành phố từ 2005 - 2010 đãđạt được nhiều thành tựu và ý nghĩa quan trọng Hoạt động tình nguyệndiễn ra trên nhiều địa bàn theo nhiều phương thức và đã được triển khaithực hiện xuyên suốt, đạt kết quả tốt Với hơn 1,1 triệu lượt sinh viêntham gia, hoạt động tình nguyện của sinh viên Thành phố ghi đậm dấu ấn

ở các công trình, tham gia cải thiện môi trường các tuyến kênh, rạch trênđịa bàn Thành phố; khảo sát, đánh giá hiện trạng, xây dựng bản đồ ônhiễm môi trường của Thành phố; chương trình phổ cập ngoại ngữ, tinhọc cho thanh niên công nhân; các đề tài nghiên cứu các vấn đề kinh tế -văn hóa - xã hội của Thành phố; các nội dung có tính truyền thố ng như:hiến máu nhân đạo, ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, cáchoạt động gắn với “Thực hiện nếp sống văn minh đô thị” của Thành phố.Hơn 48.000 sinh viên Thành phố đã trực tiếp tham gia 5 chiến dịch tìnhnguyện Mùa hè xanh; chương trình Tiếp sức mùa thi thu hút hơn 37.000sinh viên tham gia, tư vấn, hỗ trợ cho hơn 850.000 lượt thí sinh và phụhuynh Tiếp sức mùa thi đã góp phần giới thiệu hình ảnh đẹp của sinhviên TP.HCM đối với thí sinh, gia đình và xã hội [18, tr.7]

Toàn cầu hoá và nền KTTT đã làm cho các giá trị đạo đức của xã hội có

Trang 39

sự thay đổi nhất định, nhưng thái độ của sinh viên Thành phố về các giá trị đạođức xã hội trong thời gian qua vẫn có những chuyển biến tích cực Qua traođổi, phần đông sinh viên vẫn cho rằng đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uốngnước nhớ nguồn” vẫn còn nguyên giá trị trong điều kiện hiện nay; đa số sinhviên cho rằng mục tiêu phấn đấu của mình là làm cho: “Dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh”; và mong muốn đóng góp sức mình xây dựngđất nước Xu hướng sinh viên có ý chí phấn đấu trong cuộc sống, sống có tráchnhiệm với gia đình và xã hội được sinh viên đánh giá là khá phổ biến.

- Ba là, đại đa số sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh có ý chí quyết tâm cao trong học tập, rèn luyện “Vì ngày mai lập thân, lập nghiệp”

Chúng ta đang bước vào nền kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám được coi

là tài nguyên vô giá đối với mọi quốc gia Chính vì vậy, nhận thức, thái độ chínhtrị của sinh viên trước tiên được thể hiện ở sự nhận thức, thái độ về nhiệm vụchính trị của họ là học tập, rèn luyện để ngày mai lập thân, lập nghiệp Điều đóđòi hỏi Sinh viên phải phát huy cao độ truyền thống hiếu học của dân tộc, luônchủ động, tích cực khắc phục mọi khó khăn, chuyên cần và sáng tạo vươn lêntrong học tập, rèn luyện để trở thành tri thức trẻ có tư duy độc lập, tự chủ, sángtạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lao động khoa học, tạo ranhiều sản phẩm công nghệ cao để phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH đất nước

Động cơ học tập: Đa số sinh viên TP.HCM hiện nay có ý thức tích cực, chủ

động trong học tập Họ hiểu rằng học tập là trách nhiệm và quyền lợi thiết thựccủa bản thân, là cơ sở để lập nghiệp sau này Sinh viên xác định rõ mục đích củahọc tập là để có nghề tốt, thu nhập cao: 70,67%, học để có kiến thức, tạo hànhtrang vững chắc bước vào cuộc sống: 88,66% Một điều thật đáng mừng là có tới61,33% sinh viên cho rằng học để đóng góp và cống hiến cho xã hội [35]

Thái độ học tập: Sinh viên TP.HCM hiện nay đã tích cực hơn trong việc

nắm vững tri thức, nắm vững chuyên môn nghề nghiệp, chủ động tiếp thu khoa

Trang 40

học - công nghệ Nhiều sinh viên đã tích cực tham gia các khoá bồi dưỡng trithức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, thậm chí có nhiều sinh viên học hai trường

ĐH, 71,33% sinh viên học thêm ngoại ngữ; 66,00% học thêm tin học, 15,33%học thêm ngành khác khác để chuẩn bị cho các điều kiện lập nghiệp [35]

Ý thức tự học tập, tự nghiên cứu: Ý thức tự học tập của sinh viên hiện nay có

sự tiến bộ rõ rệt qua việc sinh viên thường tự học ở thư viện, học ngoài giờ lênlớp, tìm kiếm thông tin trên mạng Điều đó được cụ thể bằng số sinh viên thườngxuyên ôn bài một mình ngoài giờ lên lớp là 44,67% và thỉnh thoảng là 47,33%;thường xuyên đến thư viện đọc tài liệu là 18,67% và thỉnh thoảng là 59,33% [35]

- Bốn là, đại đa số sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của sự nghiệp cách mạng theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn

Trước tác động của TCH, mặc dù còn rất nhiều khó khăn trong cuộcsống cũng như trong học tập, rèn luyện và công tác nhưng xuất phát từ nhậnthức, từ tình cảm cách mạng và niềm tin khoa học vào thắng lợi của sự nghiệpcách mạng theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, sinhviên Thành phố đã không chùn bước, họ vẫn yên tâm phấn đấu học tập, rènluyện và quyết tâm cao để lập thân lập nghiệp Trước những biến động phứctạp của tình hình thế giới và trong nước; đặc biệt là sự sụp đổ của chế độ xã hộichủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu, sự tác động của TCH, mặt trái nền KTTT và

sự xuyên tạc, chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng chiến lược

"diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ; nhưng hầu hết sinh viên vẫn thể hiện rõniềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự tốt đẹp của chế độ XHCN, tintưởng vào sự tất thắng của CNXH và thành công của sự nghiệp đổi mới đấtnước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo Qua điều tra: có 90,66% ý kiến khẳngđịnh con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

ở nước ta hiện nay tuy gặp nhiều khó khăn thử thách, nhưng nhất định thành

Ngày đăng: 15/10/2016, 22:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Đào Trọng Dung (2006), “Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng tạo nguồn phát triển Đảng viên trong thanh niên”, Xây dựng Đảng (số 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng tạo nguồn phát triển Đảng viên trong thanh niên”," Xây dựng Đảng
Tác giả: Đào Trọng Dung
Năm: 2006
2- Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991
3- Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
4- Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
6- Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
7- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
8- Ngô Văn Điểm (2004), Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Tác giả: Ngô Văn Điểm
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
9- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Ban chấp hành Thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII (2007 - 2012), TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII (2007 - 2012)
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2007
10- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tình hình tư tưởng và nhận thức chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2007
11- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, Báo cáo khoa học chuyên đề, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2007
12- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ hội nhập, Kỷ yếu khoa học, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ hội nhập
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2008
13- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Lịch sử phong trào sinh viên, học sinh và hội sinh viên Việt Nam(1925-2008), Nxb Thanh niên, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử phong trào sinh viên, học sinh và hội sinh viên Việt Nam(1925-2008)
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2008
14- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (2003 - 2008), HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (2003 - 2008)
Tác giả: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Năm: 2008
15- Võ Nguyên Giáp (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1993
16- Trần Văn Giàu (1983), Trong dòng chủ lưu của văn hoá Việt Nam: tư tưởng yêu nước, Nxb TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trong dòng chủ lưu của văn hoá Việt Nam: tư tưởng yêu nước
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb TP.HCM
Năm: 1983
17- Hội sinh viên Việt Nam (2009), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội sinh viên Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh Việt Nam lần thứ VIII, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội sinh viên Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh Việt Nam lần thứ VIII
Tác giả: Hội sinh viên Việt Nam
Năm: 2009
20- VI.Lênin (1977), toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: toàn tập
Tác giả: VI.Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1977
21- VI. Lênin (1981), toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: toàn tập
Tác giả: VI. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1981
22- C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
23- C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w