1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN án TIẾN sĩ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG NÔNG sản của VIỆT NAM TRONG bối CẢNH hội NHẬP AFTA

209 833 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 209
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Việt Nam cho đến nay về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số và 70% lực lượng lao động của cả nước sinh sống bằng nghề nông. Sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cả nền kinh tế, tới an ninh lương thực quốc gia và sự ổn định chính trị xã hội của Việt Nam.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam cho đến nay về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp vớihơn 80% dân số và 70% lực lượng lao động của cả nước sinh sống bằng nghềnông Sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới

sự phát triển của cả nền kinh tế, tới an ninh lương thực quốc gia và sự ổn địnhchính trị - xã hội của Việt Nam

Trong quá trình chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản

lý điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), ngànhsản xuất nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác ở Việt Nam đã thuđược những thành tựu khá ngoạn mục Từ một nước thiếu lương thực thườngxuyên, Việt Nam chẳng những đã đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia

mà còn trở thành một nước có số lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai thế giới.Ngành sản xuất nông nghiệp đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu trong nước vàcung cấp nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng ngàycàng tăng, thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ, phục vụ cho quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước

Tuy nhiên, nền sản xuất nông sản hàng hóa của Việt Nam hiện nayvẫn còn đang ở trình độ thấp và phát triển thiếu ổn định Lượng nông sảnhàng hóa tuy chưa nhiều và chưa đa dạng nhưng hiện tượng ứ đọng sản phẩm,ách tắc trong khâu lưu thông thường xuyên diễn ra; giá cả hàng nông sản lênxuống thất thường Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đờisống của hàng chục triệu hộ nông dân, tới sự phát triển của sản xuất nôngnghiệp và tới cả nền kinh tế Do vậy, vấn đề giải quyết "đầu ra" cho các nôngsản hàng hóa là vấn đề cấp bách, được bàn thảo thường xuyên tại các cuộchọp, hội nghị của Đảng và Chính phủ Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập

Trang 2

AFTA, khi hàng rào quan thuế và phi quan thuế phải dỡ bỏ, Việt Nam phải

mở cửa thị trường cho hàng nông sản của các nước trong khu vực, hàng nôngsản của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt không chỉ ở thị trường khu vực, thịtrường thế giới mà ở ngay tại thị trường nội địa Mở rộng và phát triển thịtrường "đầu ra" cho các hàng nông sản luôn là vấn đề khó giải quyết ngay cảđối với các nước có nền nông nghiệp phát triển

Chính vì vậy, "Thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập AFTA" được tác giả chọn làm đề tài luận án tiến sĩ.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài (đề tàikhoa học các cấp, sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí ) có thểphân thành 4 loại sau đây:

a) Các công trình khoa học nghiên cứu về thị trường tiêu thụ hàng nôngsản ở nước ta nói chung hay ở từng vùng - lãnh thổ, từng địa phương nóiriêng:

- Trần Đình Hiên: Những vấn đề kinh tế chủ yếu của thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học

quốc dân Hà Nội, 1992

- Đặng Phong Vũ: Thị trường tiêu thụ nông phẩm của đồng bằng sông Cửu Long hiện nay Đặc điểm và phương hướng phát triển, Luận án tiến sĩ

kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003

- "Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy tiêu thụ nông sản hàng hóa ở

nước ta" Trích báo cáo đề án: Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa để phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản ở nước ta, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 6, 2000.

- Học viện Tài chính, Viện Khoa học Tài chính: Các giải pháp tài chính

mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, Nxb Tài chính, Hà Nội, 2003.

Trang 3

Các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu về sự bất cập giữa khả năngsản xuất, cung ứng hàng nông sản với việc tiêu thụ hàng nông sản ở thị trườngtrong nước cũng như ở ngoài nước Từ đó kiến nghị các biện pháp vừa đẩymạnh sản xuất hàng nông sản, vừa đổi mới cơ chế, chính sách đẩy mạnh lưuthông, tiêu thụ hàng nông sản.

b) Các công trình khoa học nghiên cứu về sự phát triển nông nghiệp,nông thôn ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế:

- Lê Xuân Đình: Nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc

- Nguyễn Văn Nam: Ảnh hưởng của AFTA, WTO đến sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 6, 1999.

- Nguyễn Thanh Vân: Thương mại thế giới và xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1, 2001.

- TS Bùi Thị Lý: Chính sách trợ cấp nông sản của các nước phát triển

và những tác động tới thương mại hàng nông sản của các nước đang phát triển, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 9, 2004 Phân tích những rào

cản do trợ cấp ở các nước phát triển trong việc mở rộng thị trường tiêu thụnông sản của các nước đang phát triển

- Trần Mạnh Tảo: Các vòng đàm phán Uragoay về nông nghiệp và tác động thực tiễn của chúng, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 2, 2003.

Trang 4

- Phạm Đỗ Chí, Đặng Kim Sơn, Trần Nam Bình, Nguyễn Tiến Triển

(chủ biên): Làm gì cho nông thôn Việt Nam? - Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,

Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC), Thời báo Kinh tếSài Gòn Ngoài những vấn đề chung về phát triển nông nghiệp nông thôn,công trình trên còn phân tích tác động của những cam kết hội nhập Kinh tếquốc tế (AFTA, AC-FTA, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ) đến sựphát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam

Và một số tác giả khác như GS.TS Nguyễn Sinh Cúc, GS NguyễnĐiền, GS Bùi Huy Đáp… trong khi nghiên cứu các vấn đề về phát triển nôngnghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, cóbàn đến vấn đề thị trường tiêu thụ hàng nông sản

Các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu về con đường đi lên của nôngnghiệp, nông thôn nước ta Vấn đề thị trường trong và ngoài nước chỉ được đềcập đến như một trong nhiều giải pháp để ổn định, phát triển nông nghiệp,nông thôn

c) Các công trình khoa học nghiên cứu về thị trường tiêu thụ từng mặthàng nông sản trong điều kiện mở cửa, hội nhập:

Bộ Tài chính Trung tâm Thông tin và Thẩm định giá miền Nam

-TS Nguyễn Văn Thọ: Một số biện pháp hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu gạo Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2003 Công trình đã

đề cập đến các giải pháp phát triển thị trường cho gạo Việt Nam

- Nguyễn Trường Đảnh: Chiến lược thị trường xuất khẩu nông sản tỉnh Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Thành phố

Trang 5

- Trung tâm thông tin thương mại: Một số vấn đề về sản xuất - mậu dịch nông sản trên thế giới, 1993

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sản xuất và thị trường một

số nông sản chủ yếu trên thế giới, Thông tin chuyên đề, số 2/1996 và số 2/1997.

- Kim Quốc Chính, Dự báo khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 1, 2001.

- Nguyễn Sinh Cúc: Sản xuất và xuất khẩu cà phê Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Con số và sự kiện, số 8, 2002.

- Thái Sơn: Xuất khẩu cao su - những dấu hiệu khả quan, Báo Quốc

tế, số ra ngày 11 - 17/4/2002

- Trần Đức Vui: Định hướng xuất khẩu chè của Việt Nam đến 2010,

Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 5(46), 2003,

- Hoàng Thịnh Lâm: Để phát triển tiêu thụ rau quả, Tạp chí Thương

mại, số 17, 2004

Các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu về chiến lược cũng như vềcác biện pháp tiêu thụ đối với từng mặt hàng như: lúa gạo, cà phê, cao su, dầudừa, hồ tiêu

d) Các công trình khoa học nghiên cứu về sự hội nhập kinh tế quốc tế,trong đó có sự hội nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA của nướcta:

- GS.TS Nguyễn Đình Hương, GS.TS Vũ Đình Bách: Quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN và chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999

- TS Hoàng Xuân Thọ (Chủ nhiệm đề tài): Ảnh hưởng của việc gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đến nền kinh tế Việt Nam trên

Trang 6

phương diện thương mại và sản xuất, Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ

Thương mại, Hà Nội, 1996

- TS Nguyễn Xuân Thắng: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tiến trình hội nhập của Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999

- Trung tâm thông tin thương mại: Thị trường Việt Nam thời kỳ hội nhập AFTA, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003 Phân tích thị

trường hàng hóa của Việt Nam nói chung và thị trường hàng nông sản nóiriêng trong giai đoạn hội nhập AFTA và đưa ra dự báo về thị trường một sốmặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2010 và 2020

- Vũ Đức Đạm: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN với công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 6, 1996

Trần Quang Lâm Nguyễn Khắc Thân: Hội nhập kinh tế Việt Nam ASEAN - những đặc trưng kinh nghiệm và giải pháp, Nxb Thống kê, Hà Nội,

-1999

- Đào Thị Ngọc Minh: Việt Nam gia nhập ASEAN và ảnh hưởng của

nó đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001

- Lê Thị Anh Vân: Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao động,

Hà Nội, 2003

Các công trình trên đã nghiên cứu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vàảnh hưởng của sự hội nhập này tới sự phát triển nền kinh tế nước ta nóichung, sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong chừng mực nhất định có xemxét tới vấn đề tiêu thụ hàng nông sản cũng như các sản phẩm hàng hóakhác

Qua các công trình khoa học mà tác giả được biết đã nêu ở trên, chưa

có công trình nào nghiên cứu riêng về thị trường tiêu thụ hàng nông sản trongbối cảnh hội nhập AFTA dưới góc độ kinh tế chính trị Vì vậy, đây là đề tài

Trang 7

độc lập, không trùng tên và nội dung với các công trình khoa học đã công bố

ở trong và ngoài nước

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

* Mục đích của luận án

Trên cơ sở hệ thống hóa và khái quát những vấn đề lý luận về thịtrường; chỉ rõ những đặc điểm và yếu tố tác động đến TTTTNS; đặc biệt lànhững tác động của quá trình hội nhập AFTA đến thị trường này của ViệtNam, luận án có mục đích đề xuất các giải pháp để mở rộng và phát triểnTTTTNS của Việt Nam nhằm ổn định sản xuất và kinh doanh hàng nông sảntrong bối cảnh hội nhập AFTA hiện nay

* Nhiệm vụ của luận án

- Nghiên cứu làm rõ đặc điểm của TTTTNS của Việt Nam và nhữngtác động ảnh hưởng của quá trình hội nhập AFTA đến thị trường này

- Phân tích thực trạng TTTTNS của Việt Nam trong bối cảnh hội nhậpAFTA và những vấn đề đang đặt ra cho thị trường này trong tiến trình hộinhập AFTA hiện nay

- Trên cơ sở phân tích những vấn đề nói trên, luận án đưa ra một sốquan điểm cơ bản và giải pháp để mở rộng và phát triển TTTTNS của ViệtNam trong tiến trình hội nhập sâu hơn vào AFTA

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu thị trường tiêu thụ một số hàng nông sảnchủ yếu của ngành trồng trọt (lúa gạo, cây công nghiệp, rau quả ) từ khi ViệtNam bắt đầu thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo CEPT/AFTA tức là từ năm

1996 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và lý luận kinh

Trang 8

tế chính trị học của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế hàng hóa, về thị trường

và dựa trên các quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, cùngvới sự chọn lọc các lý thuyết kinh tế học hiện đại về phát triển thị trường hànghóa nói chung và TTTTNS nói riêng

Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng một số phươngpháp cụ thể như: nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn, phương phápphân tích và tổng hợp, hệ thống, thống kê và một số phương pháp khác

6 Những đóng góp mới của luận án

- Trình bày một cách có hệ thống những đặc điểm của TTTTNS vànhững nhân tố tác động đến sự mở rộng và phát triển thị trường này

- Phân tích những tác động của sự hội nhập AFTA đến TTTTNS củaViệt Nam và những vấn đề đang đặt ra cho thị trường này trong bối cảnh hộinhập AFTA

- Nêu những quan điểm cơ bản và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm

mở rộng và phát triển TTTTNS của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo củaquá trình hội nhập AFTA nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn và là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạchđịnh chính sách cũng như đối với những người làm công tác nghiên cứu vàgiảng dạy trong lĩnh vực này

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận án được trình bày trong 3 chương, 8 tiết

Trang 9

Chương 1

THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG NÔNG SẢN

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP AFTA ĐẾN THỊ TRƯỜNG

TIÊU THỤ HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG NÔNG SẢN

1.1.1 Đặc điểm của thị trường tiêu thụ hàng nông sản

1.1.1.1 Khái niệm về thị trường và thị trường tiêu thụ hàng nông sản

Thị trường là yếu tố không thể thiếu được của nền sản xuất hàng hóa

Sự xuất hiện và phát triển của thị trường không phải là ngẫu nhiên mà là kếtquả tất yếu của sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa

Trong xã hội nguyên thủy, vì trình độ sức sản xuất quá thấp, phâncông lao động chưa hình thành, sản phẩm lao động làm ra rất hạn chế, nênkhông thể có sản phẩm dư thừa để trao đổi, do đó không có cơ sở vật chất đểhình thành thị trường Với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân cônglao động xã hội, sản phẩm lao động đã có dư thừa, việc trao đổi hàng hóa bắtđầu xuất hiện, thị trường cũng theo đà đó mà hình thành Chợ là hình thái thịtrường sớm nhất được hình thành

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động

xã hội, sản xuất và quan hệ trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, thị trườngcũng được phát triển toàn diện, trở thành khâu then chốt của hoạt động kinh tếcủa con người, nối liền toàn bộ quá trình tái sản xuất, từ sản xuất đến tiêu dùng

Cơ sở kinh tế khách quan của sự hình thành và phát triển thị trường

chính là sự phân công lao động xã hội Trong tác phẩm Bàn về cái gọi là thị trường, V.I Lênin đã chỉ rõ rằng: "Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách

Trang 10

rời khái niệm phân công xã hội được Sự phân công này như Mác đã nói là cơ

sở của mọi nền sản xuất hàng hóa Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội

và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy có thị trường" [54, tr 114] Phân cônglao động xã hội, sản xuất hàng hóa và thị trường là những khái niệm khôngthể tách rời nhau Sản xuất hàng hóa là cách tổ chức của nền kinh tế xã hội,trong đó sản phẩm đều do những người sản xuất riêng biệt sản xuất ra Mỗingười chuyên làm ra một thứ sản phẩm nhất định, thành thử muốn thỏa mãncác nhu cầu xã hội thì cần phải mua bán sản phẩm trên thị trường Trong nềnsản xuất hàng hóa, những đơn vị kinh tế không thuần nhất được hình thành,

số lượng những ngành kinh tế riêng biệt tăng lên Các phương thức khác nhautrong việc chế biến nguyên liệu (và các thao tác khác nhau của sự chế biếnđó) lần lượt tách ra khỏi nông nghiệp để trở thành những ngành công nghiệpđộc lập và đem trao đổi sản phẩm của mình lấy sản phẩm nông nghiệp; do đóbản thân nông nghiệp cũng trở thành ngành sản xuất hàng hóa và trong đócũng diễn ra quá trình chuyên môn hóa như vậy Chính sự phát triển ngàycàng cao ấy của sự phân công xã hội là nhân tố chủ yếu trong quá trình hìnhthành thị trường trong nước Sản xuất hàng hóa phát triển đưa đến chỗ làmtăng thêm số lượng các ngành công nghiệp riêng biệt và độc lập; xu hướngcủa sự phát triển này là nhằm biến việc sản xuất không những từng sản phẩmriêng mà cả việc sản xuất từng bộ phận riêng của sản phẩm; và không nhữngviệc sản xuất sản phẩm mà thậm chí cả từng thao tác trong việc chế biến sảnphẩm thành sản phẩm tiêu dùng, thành một ngành công nghiệp riêng biệt Do

đó giới hạn phát triển của thị trường trong xã hội là do giới hạn chuyên mônhóa lao động quyết định, mà sự chuyên môn hóa đó, xét về bản chất của nó, là

vô cùng tận, cũng như sự tiến bộ kỹ thuật vậy [54, tr 115]

Vậy thế nào là thị trường? Nhà kinh tế học người Anh, Đavit Begg cónêu khái niệm thị trường như sau: "Thị trường là biểu hiện thu gọn của quátrình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt

Trang 11

hàng nào, các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất thế nào,các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai, đều đượcdung hòa bởi sự điều chỉnh giá" [48, tr 11] Thực ra, định nghĩa này chỉ làkhái quát các biểu hiện bên ngoài của các quá trình kinh tế chứ không vạch rađược bản chất bên trong của các quá trình đó Như C Mác đã viết: "Thịtrường nghĩa là lĩnh vực trao đổi" [60, tr 876], là nơi diễn ra sự tác động lẫnnhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng (bao gồm tiêu dùng cho sản xuất

và tiêu dùng cho cá nhân); hay có thể nói, thị trường giống như người môigiới đóng vai trò trung gian, thu xếp điều hòa nhu cầu của người tiêu dùng và

sự hạn chế về kỹ thuật trong tay người sản xuất Như vậy, thị trường là tổng thể các yếu tố và điều kiện để thực hiện hàng hóa; các yếu tố và điều kiện này liên hệ, tác động lẫn nhau theo những quy luật khách quan, phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường.

Trên thị trường người bán là người sở hữu hàng hóa Mục đích của họđến thị trường là để bán hàng Vì vậy, đối với họ thị trường là tổng hợp nhữngđiều kiện, yếu tố, môi trường để thực hiện giá trị của hàng hóa, nhằm thu vềchi phí sản xuất và lợi nhuận dưới hình thái tiền, để bảo tồn và tái sản xuất mởrộng Còn người mua là người có tiền, họ đến thị trường với mục đích muasắm hàng hóa để tiêu dùng Đối với họ, thị trường là tổng hợp những điềukiện, yếu tố, môi trường giúp họ có thể tìm thấy và thỏa mãn các nhu cầu muasắm hàng hóa dịch vụ cho tiêu dùng, phù hợp với khả năng thanh toán của họ.Như vậy, thông qua thị trường cả người mua và người bán đều tìm thấy lợiích của mình ở việc thỏa mãn nhu cầu của phía bên kia Chính điều quantrọng ấy đã dẫn dắt họ gặp nhau và thực hiện được các quan hệ kinh tế, điềuhòa hợp lý các quan hệ lợi ích giữa họ với nhau Mọi hoạt động của thị trườngdiễn ra thuận lợi hay không, vấn đề mấu chốt chính là ở chỗ nó có khả năng

xử lý tốt mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các thành viên tham gia thịtrường hay không

Thị trường hoạt động theo một cơ chế nhất định - cơ chế thị trường

Trang 12

Cơ chế thị trường là toàn bộ những phương thức vận hành phù hợp với cácquy luật khách quan của thị trường, trong đó bao gồm những quan hệ, nhữnghình thức, phương pháp vốn có của nền kinh tế hàng hóa, từ đó gây ra nhữnglực hút, lực đẩy theo những xu hướng nhất định và chi phối ba vấn đề kinh tế

cơ bản là: sản xuất cái gì, bằng cách nào và cho ai? Quan hệ cung - cầu với hệthống giá cả, thuế khóa, luật pháp chính là những hình thức và phương pháp

để thực hiện cơ chế thị trường Trong cơ chế này, thị trường có vai trò trựctiếp hướng dẫn các chủ thể kinh doanh lựa chọn lĩnh vực hoạt động, mặthàng, qui mô cũng như hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Giá cả, quan

hệ cung - cầu, quan hệ cạnh tranh là những yếu tố cơ bản nhất của cơ chế thịtrường

Theo lý luận về giá trị lao động của C Mác, giá cả là sự biểu hiện bằngtiền của giá trị hàng hóa - được quyết định bởi khối lượng lao động xã hội cầnthiết chứa trong hàng hóa đó Trong đời sống thực tế, giá cả cao hay thấpngoài sự quyết định ở giá trị hàng hóa, còn chịu ảnh hưởng khá lớn của cung -cầu trên thị trường Cầu lớn hơn cung thì giá cả tăng lên, cầu nhỏ hơn cung thìgiá cả hạ xuống Thông qua sự thay đổi giá cả có thể thấy được tình hình cung

- cầu trên thị trường, thấy được mức độ hiếm, thiếu hay thừa tương đối củahàng hóa Vì thế giá cả là tín hiệu hướng dẫn sự lựa chọn của người sản xuất,người kinh doanh và người tiêu dùng Sự biến động của giá cả có thể đưa đến

sự biến động về cung - cầu, sản xuất và tiêu dùng Khi giá cả của một loạihàng hóa nào đó tăng lên thì người sản xuất sẽ tăng cường sản xuất loại hàng

đó (vì sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch), nhưng khi giá cả tăng lên sẽ làm chongười tiêu dùng giảm bớt nhu cầu về hàng hóa đó Khi giá cả hạ xuống, nóichung người sản xuất sẽ giảm bớt sản xuất mặt hàng này, còn nhu cầu củangười tiêu dùng về mặt hàng này sẽ tăng lên Thông qua quá trình này, giá cảđiều tiết qui mô sản xuất của xí nghiệp, điều tiết sự phân bố tài nguyên giữacác ngành và sự cân bằng cung - cầu của xã hội Sự lên xuống của giá cả

Trang 13

giống như "bàn tay vô hình" điều tiết lợi ích của mọi người, chỉ huy hànhđộng của người sản xuất và tác động tới tâm tư của người tiêu dùng Nhưnggiá cả chỉ có thể phát huy được tính điều tiết trên với tiền đề là có đủ tính đànhồi và thị trường có đầy đủ tính cạnh tranh, nếu không thì sự "điều tiết" củagiá cả thông qua quan hệ cung - cầu sẽ bị tổn hại Ví dụ, dưới cơ chế tập trungbao cấp trước đây, thể chế quản lý giá cứng nhắc, trong suốt thời kỳ dài giá cảkhông hề thay đổi, thì giá cả ấy đã không phản ánh được giá trị của hàng hóa,không phản ánh được quan hệ cung - cầu trên thị trường; và do đó đã mất đicác chức năng cần có của giá cả Tóm lại, tín hiệu của cơ chế thị trường là giá

cả thị trường Sự biến động của giá phụ thuộc trước hết vào giá trị thị trườngcủa hàng hóa, giá trị (hay sức mua) của tiền và thông qua quan hệ cung - cầu,cạnh tranh trên thị trường

Việc thực hiện các hành vi mua bán hàng hóa trên thị trường đòi hỏiphải có những phương tiện vật chất nhất định như: cửa hàng, kho tàng,phương tiện vận chuyển, phương tiện đo lường, đường sá, thông tin, các dịch

vụ thanh toán, quảng cáo Các điều kiện và phương tiện trên đây phục vụtrực tiếp quá trình lưu thông và mua bán hàng hóa Do đó mức độ hoàn hảohay không hoàn hảo của nó có ảnh hưởng lớn tới thời gian và quá trình muabán, đến nhịp độ hoạt động của thị trường Thời gian và không gian để tiếnhành thuận lợi và có hiệu quả các hành vi mua bán hàng hóa, dịch vụ đều lànhững điều kiện quan trọng đối với thị trường Các yếu tố thuộc về môitrường như pháp luật về kinh doanh, các chính sách và chiến lược kinh tế, cácvấn đề về môi trường tự nhiên - xã hội đều ảnh hưởng đến sự vận động vàphát triển của thị trường

Trên những góc độ khác nhau, người ta phân loại các thị trường khácnhau như thị trường trong nước, thị trường ngoài nước, thị trường hàng hóa,thị trường tiền tệ , thị trường "đầu vào" (còn gọi là thị trường yếu tố sảnxuất), thị trường "đầu ra" (thị trường tiêu thụ sản phẩm)

Trang 14

Các hoạt động trao đổi, mua bán có thể diễn ra ở những địa điểm cụthể như chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại Ngày nay thị trường hiện đạicòn bao gồm cả những nơi buôn bán không cố định: dựa vào quảng cáo,buôn bán trung gian Đặc biệt cùng với sự phát triển của công nghệ thôngtin, hình thức buôn bán trao đổi qua mạng điện tử hay còn gọi là thương mạiđiện tử (TMĐT) đã xuất hiện và đang ngày càng phát triển Tuy mới hìnhthành nhưng hình thức TMĐT đã nhanh chóng khẳng định được vị thế củamình trong đời sống kinh tế quốc tế Theo các số liệu thống kê gần đây,TMĐT đã phát triển rất nhanh và với tốc độ ngày càng cao: nếu năm 1997,tổng doanh số TMĐT trên thế giới mới đạt xấp xỉ 18 tỷ USD, thì đến năm 1999

đã đạt gần 80 tỷ USD; năm 2000 con số đó đã vượt qua mức 180 tỷ USD Tổchức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã đưa ra số liệu dựbáo đến năm 2020 doanh số của hoạt động kinh doanh trên mạng toàn cầu cóthể lên tới 1000 tỷ USD, riêng các nước APEC sẽ là 600 tỷ USD [79, tr 11]

Sự phát triển của TMĐT (E - Commerce) đã dẫn đến những thay đổi về chấttrong thương mại nhất là thương mại quốc tế, làm cho thị trường thế giớiđược gần gũi hơn, doanh nghiệp được thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và

mở rộng thị trường, làm cho thương mại thế giới được hữu hiệu hơn, giảmchi phí, giấy tờ,

Khi nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp thương phẩm, tức

là các sản phẩm của nông nghiệp được sản xuất ra để mua bán trao đổi trên thịtrường, thì TTTTNS cũng xuất hiện

TTTTNS là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán những sảnphẩm do các ngành nông nghiệp sản xuất ra, như sản phẩm của các ngànhchăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng hải thủy sản, lâm nghiệp và các sản phẩm chếbiến từ các nguyên liệu của các ngành trên Ở đây các yếu tố, các điều kiện,các phương tiện và môi trường để thực hiện giá trị hàng nông sản cũng giốngnhư các thị trường hàng hóa thông thường khác

Trang 15

Tuy nhiên, do sản xuất nông nghiệp và các nông phẩm có những tínhchất và đặc điểm khác biệt so với các ngành sản xuất khác nên thị trường tiêuthụ nông sản cũng có một số những nét đặc trưng riêng.

1.1.1.2 Đặc điểm của thị trường tiêu thụ hàng nông sản

Đối tượng của TTTTNS chính là các nông sản hàng hóa Tính chất khácbiệt của hàng nông sản làm cho thị trường nông sản có một số đặc điểm riêng

* Hàng nông sản mang tính thời vụ và tính khu vực (vùng miền)

Ngành sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tựnhiên như đất đai, khí hậu, vị trí địa lí Quy mô, sản lượng của các ngành sảnxuất nông nghiệp như trồng trọt luôn bị chi phối bởi giới hạn về đất đai, thờitiết, sâu - dịch bệnh Nông sản từ cây trồng lại có quy luật sinh trưởng vàphát triển tự nhiên, không giống như các sản phẩm công nghiệp Ngay trongcùng một loại cây, con, các giống khác nhau cũng có quy luật sinh trưởngkhông giống nhau Do đó quá trình tái sản xuất các nông sản luôn gắn liền vàphụ thuộc vào quá trình sinh trưởng theo quy luật tự nhiên của cây trồng.Phần lớn các nông sản được thu hoạch theo mùa - vụ, tập trung vào một sốthời gian nhất định trong năm Tính chất tươi sống của đa số các loại nông sảnlại đòi hỏi phải được tiêu dùng trong một thời gian ngắn sau thu hoạch nếukhông có phương pháp chế biến và bảo quản tốt

Thu hoạch theo mùa vụ, tính chất tươi sống của một số nông sản (nhưhoa trái, rau, màu) có ảnh hưởng tác động rất lớn tới thị trường tiêu thụ Vàomùa vụ nếu không có các phương pháp bảo quản và chế biến tốt chỉ một áchtắc nhỏ trên thị trường có thể gây ứ đọng và dẫn đến làm giảm hoặc có thểmất hẳn giá trị sử dụng của các loại hàng nông sản này, gây thiệt hại rất lớncho người sản xuất

Ngoài ra, mỗi một vùng, một nước, một khu vực đều có những đặcđiểm riêng về đất đai, vị trí địa lý, khí hậu Do vậy, mỗi vùng đều có những

Trang 16

lợi thế riêng để phát triển một ngành sản xuất nông nghiệp nào đó như trồngcây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn trái Ở nước ta, riêng đồng bằng sôngCửu Long, sông Hồng thích hợp với cây lương thực, cây ăn trái Điều kiệnkhí hậu và thổ nhưỡng còn tạo cho một số vùng có những loại nông sản đặctrưng mà nếu trồng ở nơi khác thì sẽ không thu được nông sản cùng chủngloại về chất lượng Điều đó lý giải vì sao một số nông phẩm luôn đi kèm vớitên một địa danh nhất định Ví dụ như ở nước ta có xoài cát Hòa Lộc, bưởiBiên Hòa, nhãn lồng Hưng Yên, chè Thái Nguyên Ngày nay với sự pháttriển của khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, người ta đã có thể trồng một

số sản phẩm đặc sản ở nhiều nơi Tuy nhiên, hương vị riêng có gắn với quêhương của đặc sản thì, theo nhiều người, vẫn không thể có được

Chính vì vậy, thị trường hàng nông sản ở mỗi vùng có những nét đặctrưng riêng gắn liền với các chủng loại sản phẩm nông nghiệp của từng vùng

Những đặc điểm trên của ngành sản xuất nông nghiệp và các loại nôngsản có ảnh hưởng rất lớn tới giá cả và quan hệ cung - cầu trên TTTTNS

Giá cả hàng nông sản có tính không ổn định

Cũng như giá các loại hàng hóa khác, giá hàng nông sản được hìnhthành trên cơ sở giá trị thị trường với sự tác động ảnh hưởng của quan hệcung - cầu Tuy nhiên do tính chất thời vụ của nông sản, giá cả hàng nông sảnthường dao động nhiều hơn so với hàng công nghiệp Đầu mùa vụ khi lượngnông sản trên thị trường còn ít, giá nông sản có thể rất cao, đến chính vụ, donông sản nhiều, giá xuống rất thấp, nhiều khi thấp hơn cả chi phí sản xuất,đến cuối vụ giá lại lên do lượng cung giảm dần Thông thường giá ở chính vụbằng khoảng 50- 60% giá đầu vụ và bằng 55-65% so với giá cuối vụ [33, tr 8].Giá nông sản vào mùa nghịch còn có thể cao gấp 4-6 lần so với chính mùa

Trong cơ chế thị trường sự biến động của giá cả luôn tác động làmthay đổi quan hệ cung - cầu về hàng hóa theo xu hướng là cân bằng cung -cầu Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng biệt của sản xuất nông nghiệp vàhàng nông sản nên tác động của giá nông sản đến quan hệ cung - cầu về nông

Trang 17

sản cũng có những nét đặc thù riêng.

Về cung - cầu và độ co giãn cung - cầu của hàng nông sản.

Cung về nông sản là khối lượng hàng nông sản mà những người sảnxuất kinh doanh bán ra thị trường ở một thời điểm nhất định Do sản xuấtnông nghiệp mang tính mùa vụ và tính vùng rõ rệt nên cung về hàng nông sảntrên thị trường cũng mang tính mùa vụ và tính vùng Trong khi đó, nhu cầutiêu dùng nông sản lại rải đều suốt năm và ở tất cả các vùng trong cả nước.Điều đó gây ra tình trạng khối lượng nông sản cung ứng ra thị trường khôngcân bằng với khối lượng mà xã hội yêu cầu, cả về thời gian và địa điểm tiêudùng Ngay sau khi thu hoạch, do tính chất tươi sống của nông sản, do nhucầu tiêu dùng (nhu cầu tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất) ngườisản xuất buộc phải bán nhiều nông sản ra thị trường bất kể giá cả nông sảntrên thị trường cao hay thấp Cùng một thời điểm tất cả các nhà sản xuất cùngđưa nông sản bán ra thị trường đã làm cho cung vượt quá nhu cầu của xã hộitại thời điểm đó Cung lớn hơn cầu làm cho giá cả giảm, thậm chí có lúc giảmthấp hơn chi phí sản xuất; người sản xuất có thể bị lỗ vốn, nhưng họ khôngthể giữ sản phẩm của mình lại để chờ đến khi nào giá trên thị trường tăng mớiđưa sản phẩm ra bán, vì nếu làm như vậy họ sẽ không có vốn để tiếp tục thựchiện chu kỳ sản xuất mới Mặt khác, tính chất tươi sống của nhiều loại nôngsản không cho phép họ làm như vậy do "hàng hóa càng dễ hư hỏng thì nócàng cần phải được tiêu dùng nhanh hơn, do đó cần phải được bán nhanh hơnsau khi được sản xuất ra" [61, tr 195]

Ngược lại, vào lúc giáp hạt, người sản xuất bán ra ít, cung nhỏ hơncầu dẫn đến giá hàng nông sản tăng cao trên thị trường, nhưng cũng không vìthế mà người sản xuất có thể tăng cung ngay để thu được nhiều lợi nhuậnhơn, bởi số nông sản còn lại có hạn mức, nếu là lương thực họ còn phải đểdành cho tiêu dùng thường xuyên

Trang 18

Khi giá cả hàng nông sản tăng lên, người sản xuất không thể lập tứctăng cung về loại hàng đó trên thị trường không chỉ vì tính chất thời vụ củahàng nông sản mà còn vì qui mô, sản lượng của sản xuất nông nghiệp bị giớihạn bởi yếu tố đất đai Nếu đất đai cho sản xuất nông nghiệp đã được sử dụnghết, sản lượng nông sản không thể tăng nếu như kỹ thuật sản xuất không thayđổi Tuy nhiên, khả năng điều chỉnh sản lượng trong dài hạn sẽ lớn hơn vìnông dân có thể khai hoang, đầu tư cho đất, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằmtăng năng suất Nhưng ngay cả trong dài hạn, khả năng cung ứng hàng nôngsản vẫn bị hạn chế vì quỹ đất đai có hạn Như vậy có thể thấy, sức cung củahàng nông sản thấp hơn nhiều so với hàng công nghiệp, kể cả trong ngắn hạn

và trong dài hạn

Cũng như cung về hàng nông sản, độ co giãn của cầu về nông sảncũng có điểm khác biệt so với cầu hàng công nghiệp Cầu về nông sản là khốilượng hàng nông sản mà người tiêu dùng cần mua và có thể mua được vớimột giá nhất định vào một thời điểm nhất định trên thị trường Nhu cầu vềnông sản rất đa dạng: nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhucầu tiêu dùng cho cá nhân, nhu cầu cho xuất khẩu

Trong các mặt hàng nông sản, lương thực thực phẩm là mặt hàng đápứng nhu cầu cơ bản thiết yếu cho đời sống con người Nhu cầu của từngngười về mặt hàng này tùy thuộc vào đòi hỏi sinh lý nhất định, vào thể trạngcủa mỗi người Dù giá nông sản có lên thật cao, vì sự sống, nhu cầu về lươngthực thực phẩm cũng không thể cắt giảm đáng kể Điều này khác với nhu cầu

về các hàng công nghiệp: khi giá cả tăng cao người tiêu dùng có thể cắt giảmđáng kể nhu cầu về các mặt hàng này

Khi giá cả hàng nông sản xuống thấp, nhu cầu về nông sản cũngkhông thể tăng đáng kể vì khả năng tiêu thụ có hạn của từng người

Đối với các mặt hàng nông sản là nguyên liệu cho công nghiệp chếbiến, độ co giãn của cầu có lớn hơn nhóm hàng lương thực thực phẩm Tuy

Trang 19

nhiên nó cũng bị hạn chế bởi tính chất tươi sống khó bảo quản của hàng nôngsản và bị giới hạn bởi công suất máy móc chế biến Nói chung độ co giãn củacung - cầu hàng nông sản thấp hơn độ co giãn của cung - cầu hàng côngnghiệp Vì thế giá cả hàng nông sản trồi sụt rất nhiều, nhất là trong ngắn hạn,

so với hàng công nghiệp Nếu để thị trường tự do điều tiết, không có sự canthiệp nào từ phía ngoài qua nhập khẩu, xuất khẩu, hoặc thay đổi tồn kho đểgiúp cân bằng cung - cầu, thì khi được mùa lớn hoặc vào thời điểm thu hoạch,giá xuống rất thấp; khi mất mùa hoặc giáp hạt, giá lên rất cao vì độ co giãncủa cầu và của cung đối với giá nông sản đều rất thấp Dù giá nông sản tăngcao, nhu cầu về hàng nông sản cũng không thể cắt giảm đáng kể và cung cũngkhông thể tăng ngay vì nông dân không thể tăng ngay sản lượng mà phải đợi đếnmùa kế tới; nếu là cây lâu năm hoặc vật nuôi thì chu kỳ phản ứng cũng phải

tới vài năm Và ngược lại, khi giá giảm xuống thấp cũng vậy Đây chính là đặc điểm nổi trội khác biệt của thị trường hàng nông sản so với hàng công nghiệp.

Tính độc quyền trong sản xuất kinh doanh hàng nông sản thấp

Sự khác biệt của sản xuất nông nghiệp cũng làm cho cạnh tranh trênthị trường tiêu thụ nông sản có những đặc điểm riêng Về cơ bản, thị trườngnông sản là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ở đó mỗi người sản xuất chỉcung ứng ra thị trường phần nông sản rất nhỏ so với tổng sản lượng cung của

xã hội Mỗi người sản xuất không thể độc quyền được lượng cung nên họcũng không độc quyền được giá cả Họ tham gia thị trường hay rút khỏi thịtrường cũng không ảnh hưởng đến mức giá đã hình thành trên thị trường.Người sản xuất nông sản không thể độc quyền quyết định giá cả, mà phảichấp nhận mức giá đã hình thành khách quan trên thị trường Chính sự vậnđộng đó đã tạo ra tính hai mặt trực tiếp tác động đến sản xuất, lưu thông, đếnthu nhập của người sản xuất và người tiêu dùng nông sản Trong điều kiệncầu tăng chậm, cung của người sản xuất tăng thì người tiêu dùng có lợi, ngườisản xuất bị thiệt hại Nếu người sản xuất thu hẹp cung để được giá, có lợi, thì

Trang 20

người tiêu dùng bị thiệt Trong thương mại quốc tế, nếu Chính phủ cho nhậpnông sản hỗ trợ tiêu dùng thì nông dân nước đó bị thiệt.

Đối với những nông sản xuất khẩu, cạnh tranh trên thị trường quốc tế

có ảnh hưởng lớn đến thị trường nội địa Những thay đổi về giá cả ở thịtrường nội địa thường là kết quả của sự biến động giá ở thị trường quốc tế

Về mặt kinh tế, những đặc điểm của thị trường nông sản đặt ra một số vấn đề cần giải quyết để cho thị trường vận động một cách bình thường như:

- Do nhu cầu về nông sản là một đòi hỏi của dân cư tất cả các vùng, nhất

là lương thực thực phẩm nên việc phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giaothông vận tải có ý nghĩa rất lớn đối với việc lưu thông hàng hóa ở khắp cácvùng

- Do độ co giãn của cung - cầu nông sản có những đặc điểm riêng của

nó nên việc dự trữ thương mại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc bảo

vệ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng

- Việc đáp ứng nhu cầu khách hàng ở tất cả các vùng về nông sản đòihỏi chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì hàng hóa mới đến được vùng cao, cácvùng sâu, vùng xa, vì chi phí lưu thông để đưa hàng đến các vùng này rất cao,

có lúc gấp nhiều lần giá trị của hàng hóa, trong lúc khả năng thanh toán củadân cư ở những vùng này lại rất hạn hẹp

- Do hàng nông sản được sản xuất ở rất nhiều vùng khác nhau, tínhchất của sản phẩm là hàng tươi sống, khó bảo quản, nên sự phát triển côngnghiệp chế biến và việc liên kết nông nghiệp với công nghiệp và thương mạidịch vụ trên từng địa bàn, hình thành những tổ hợp nông công thương mạidịch vụ trên từng vùng là một đòi hỏi khách quan của quá trình phát triểnnông nghiệp hàng hóa

1.1.2 Những nhân tố tác động đến việc mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản

Trang 21

Sự phát triển của TTTTNS chịu sự tác động ảnh hưởng của một sốnhân tố sau:

Thứ nhất: Trình độ chuyên môn hóa của sản xuất nông nghiệp.

Giới hạn phát triển của thị trường trong xã hội là do giới hạn chuyênmôn hóa lao động quyết định, "qui mô của thị trường gắn chặt với trình độchuyên môn hóa của lao động xã hội" [54, tr 94], mà sự chuyên môn hóa đó,xét về bản chất của nó, là vô cùng tận, cũng như sự tiến bộ kỹ thuật vậy Quátrình chuyên môn hóa lao động xã hội đã tạo ra những ngành, những lĩnh vựcsản xuất độc lập với nhau và do đó tạo ra nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa cácngành khác nhau Sự chuyên môn hóa càng cao thì nhu cầu trao đổi càng lớn

Trong nông nghiệp, "sự phát triển của nông nghiệp thương phẩm biểuhiện trong việc chuyên môn hóa nông nghiệp" [54, tr 84] Chính mức độ tậptrung chuyên môn hóa trong các ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt,chăn nuôi đã tạo ra nhu cầu trao đổi sản phẩm "giữa các vùng nông nghiệp,giữa các doanh nghiệp nông nghiệp, giữa các nông sản khác nhau" [54, tr 84],nghĩa là tạo ra thị trường ngay trong các ngành sản xuất nông nghiệp Sự pháttriển nông nghiệp thương phẩm dẫn đến giảm giá nông sản, nhất là giá ngũcốc, tất yếu kích thích chuyên môn hóa nông nghiệp và dẫn đến tăng trao đổinông sản Ví dụ: giá ngũ cốc rẻ khiến một số nông dân bỏ việc trồng lúa đểtrồng thứ cây khác, hoặc làm các việc khác có lợi hơn Điều này cũng dẫn đếnviệc hình thành các vùng chuyên canh và càng thúc đẩy việc trao đổi, càng

mở rộng thị trường Nhưng việc phát triển sản xuất hàng hóa trong nôngnghiệp có đặc điểm khác trong công nghiệp ở chỗ tùy điều kiện cụ thể củatừng vùng mà một trong những sản phẩm nông nghiệp được phát triển mạnh

mẽ trước, rồi tất cả những mặt hàng kinh doanh khác đều phải thích ứng vớisản phẩm chính đó Ví dụ: việc chăn nuôi súc vật lấy sữa dẫn đến trồng cácthứ cỏ cho súc vật ăn, dẫn đến chế biến bảo quản, vận chuyển các sản phẩm

từ sữa; cặn bã do việc làm pho mát thải ra được dùng vào vỗ béo gia súc để

Trang 22

bán v.v

Sự chuyên môn hóa sản xuất trong nông nghiệp sẽ làm cho năng suấtlao động tăng lên, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ hơn, sản phẩm đượcsản xuất ra nhiều hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn do có điềukiện ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới và do đó qui mô trao đổi tứcthị trường cũng phát triển Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp chịu sự ảnhhưởng lớn từ sự tác động của các điều kiện tự nhiên như đất đai, thời tiết, sâubệnh nên việc chuyên môn hóa sản xuất còn tạo điều kiện cho nông dân đúckết kinh nghiệm đối phó với những thất thường của thời tiết cũng như dịch bệnh,kinh nghiệm chăm sóc cây trồng vật nuôi, hạn chế được những tổn thất dothiên tai dịch bệnh gây ra, góp phần làm tăng năng suất lao động và sản lượngnông sản, góp phần tăng cung cho thị trường mà không cần phải đầu tư thêm

Thứ hai: Cơ cấu các ngành sản xuất nông nghiệp.

Vấn đề có tính chất quyết định cho việc phát triển sản xuất nông sảnhàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, tạo được thế cạnh tranh, đứngvững trên thị trường trong nước và quốc tế - đó là phải có một cơ cấu sản xuấtnông sản thích ứng với nhu cầu của thị trường, có khả năng khai thác tối đacác tiềm năng nguồn lực, thế mạnh đặc thù của từng vùng, từng địa phương(về đất đai, khí hậu, giao thông ) để sản xuất ra các loại nông phẩm phù hợpvới nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất Đặc biệt trong điều kiện lưuthông hàng hóa phát triển như hiện nay và sự "mở cửa" hội nhập với nền kinh

tế thế giới, một cơ cấu sản xuất nông sản không chỉ đòi hỏi phải phù hợp vớinhu cầu của thị trường trong và ngoài nước mà còn phải phát huy được lợi thế

so sánh của từng vùng đối với từng loại nông sản Miền Đông Nam Bộ có rấtnhiều khu công nghiệp lớn tập trung, với dân số đô thị chiếm 75-80% dân sốtrong toàn vùng, nhu cầu về lương thực thực phẩm là rất lớn Tuy nhiên vùngnày chỉ có thế mạnh về các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày và

Trang 23

các loại cây ăn trái; nếu so với đồng bằng sông Cửu Long thì lại càng không

có lợi thế trong việc trồng lúa gạo Bởi vậy trong cơ cấu cây trồng của vùngnày, diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp Nông dân trồng các loại hoa màukhác có lợi thế hơn, đem trao đổi trên thị trường và mua lúa gạo cho tiêu dùng

cá nhân cũng trên thị trường Điều này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa

mở rộng được thị trường giữa các vùng và trong cả nước

Rõ ràng là một cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý, khai thác đượctiềm năng, lợi thế của từng vùng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ tạođược thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước

và do đó tạo được thị trường tiêu thụ một cách ổn định và ngày càng mở rộng

Thứ ba: Chất lượng và giá cả hàng nông sản là yếu tố quyết định đảm bảo cho nông sản hàng hóa cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.

Chất lượng sản phẩm phản ánh khả năng tạo nên sự khác biệt củahàng hóa thuộc doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác, vùng này so vớivùng khác, nước này so với nước khác, làm cho người tiêu dùng đánh giáđược sự tốt hơn so với các hàng hóa khác đang bị cạnh tranh Đa số các nôngsản lại là các hàng hóa thiết yếu về lương thực thực phẩm, liên quan đến sựsống, đến sức khỏe của người tiêu dùng Hơn nữa sự phát triển kinh tế trongnước cũng như ngoài nước lại cũng làm nhu cầu tiêu dùng của dân cư biếnđổi theo xu hướng ngày càng tốt hơn, cao hơn Sau khi đã đạt được mục tiêu

ăn no mặc ấm thì sức mua tăng thêm dành cho ăn mặc sẽ tập trung vào việcnâng cao chất lượng ăn mặc: ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn, an toàn thực phẩmngày càng được chú trọng hơn Do đó, cạnh tranh trên thị trường chủ yếu sẽ làcạnh tranh về chất lượng Nếu không đặt chất lượng vào vị trí quan trọng,không đáp ứng được những đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng ngàycàng cao của nông sản thì sẽ mất dần ngay cả thị trường trong nước vì khôngthể cạnh tranh với các nông sản ngoại nhập trong thời đại "mở cửa" hiện nay,

Trang 24

chứ chưa nói gì đến việc mở rộng thị trường ra nước ngoài Có thể thấy rõđiều đó trên thị trường trái cây ở nước ta trong những năm vừa qua Giá thànhsản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnhtranh của hàng nông sản, tới khả năng mở rộng thị trường trong điều kiện tự

do hóa thương mại Cùng một chủng loại sản phẩm, nếu doanh nghiệp nào cógiá thành sản xuất rẻ hơn sẽ có ưu thế hơn trên thị trường Hiện nay, ưu thếcạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giớichủ yếu là về giá do sử dụng nguồn lao động rẻ và các lợi thế về đất đai, khíhậu, vị trí địa lý Tuy nhiên, lợi thế này sẽ mất đi nếu Việt Nam không chútrọng đến việc áp dụng khoa học - công nghệ để nâng cao năng suất, chấtlượng và đa dạng hóa sản phẩm; nếu không tập trung đầu tư cho khâu bảoquản và chế biến sau thu hoạch thì phần giá trị gia tăng mà Việt Nam thu được

từ các sản phẩm xuất khẩu sẽ chẳng đáng kể và TTTTNS Việt Nam khó có thểphát triển bền vững

Thứ tư: Sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản.

Sản xuất nông sản hàng hóa không thể phát triển nếu thiếu ngành côngnghiệp chế biến nông sản Thu hoạch theo mùa vụ, hàng nông sản nhất làhàng nông sản thực phẩm có giá trị sử dụng rất ngắn ngày nếu không đượcbảo quản, chế biến Vì vậy hàng nông sản cần phải được tiêu thụ hết trongmột thời gian nếu không sẽ mất giá trị sử dụng và gây thiệt hại cho người sảnxuất Một khối lượng nông sản lớn không thể dễ dàng tiêu thụ hết trong mộtthời hạn nhất định khi nhu cầu về nông sản (nhất là nông sản thực phẩm) củadân cư là có giới hạn Chỉ có công nghiệp chế biến nông sản mới có thể bảoquản, dự trữ, chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng khác và do đó mới cóthể tiêu thụ hết nông sản cho nông dân trong điều kiện sản xuất mang tínhthời vụ cao và tính chất tươi sống dễ bị hư hỏng của hàng nông sản Chính vìthế sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nông sản sẽ tạo ra thị trường

ổn định và vững chắc cho hàng nông sản; thúc đẩy sản xuất nông sản hàng

Trang 25

hóa phát triển Bên cạnh đó công nghiệp chế biến nông sản còn góp phần tăngthêm giá trị của nông sản phẩm (thông qua chế biến), tạo ra những sản phẩmmới đa dạng hơn và do đó cũng tạo ra những nhu cầu mới đối với các hàngnông sản chế biến Chính điều đó đã góp phần làm cho TTTTNS ngày càngphong phú, đa dạng hơn và cũng ngày càng được mở rộng hơn.

Thứ năm: Nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư là điều kiện cơ bản để mở rộng thị trường vì nó tạo ra sức mua của xã hội.

Thị trường là tập hợp những nhu cầu của người tiêu dùng về một loạihàng hóa nào đó và thể hiện thông qua nhu cầu có khả năng thanh toán của cưdân Thị trường sẽ không tồn tại trong thực tế nếu như không có nhu cầu cókhả năng thanh toán của người mua Sự phát triển về cơ cấu, qui mô của nhucầu có khả năng thanh toán của dân cư trong nền kinh tế hàng hóa quyết địnhqui mô sản xuất và sự phát triển của thị trường cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Nhu cầu có khả năng thanh toán thường không phản ánh đúng nhu cầuthực tế của dân cư về một loại hàng hóa nào đó, vì nó phụ thuộc vào mức thunhập của dân cư và giá cả của hàng hóa đó trên thị trường Với một mức giá

ổn định, nhu cầu có khả năng thanh toán tỉ lệ thuận với mức thu nhập của dân

cư Đối với nước ta, với 80% dân số sống bằng nghề nông thì mức thu nhậpcủa dân cư và TTTTNS càng có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ hơn

Sự phát triển TTTTNS tạo ra mức thu nhập ổn định, có tích lũy cho cư dânnông thôn, tức là làm cho thu nhập có khả năng thanh toán của đại bộ phậndân cư tăng lên, tạo ra sức mua cho thị trường hàng hóa nói chung và thịtrường nông sản nói riêng Thị trường tiêu thụ và giá cả nông sản thiếu ổnđịnh trong thời gian vừa qua làm cho thu nhập của nông dân không ổn định,làm giảm sức mua của khu vực nông thôn Sức mua thấp là một trong nhữngnguyên nhân làm cho thị trường chậm phát triển, nhất là ở những vùng sâu,vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ Mức thu nhập thấp, sức mua thấp và do

đó mức tiêu thụ thấp ảnh hưởng trực tiếp đến việc kích thích sản xuất nông

Trang 26

nghiệp phát triển và mở rộng thị trường nông sản.

Thứ sáu: Kết cấu hạ tầng (đặc biệt là ở nông thôn) như đường sá, cầu cống, cảng, phương tiện vận tải, chợ, cửa hàng có ảnh hưởng rất lớn tới lưu thông hàng hóa, tới thị trường đặc biệt là TTTTNS.

Tính chất tươi sống khó bảo quản của đa số các nông sản đòi hỏingười sản xuất và kinh doanh hàng nông sản phải đưa chúng tới tay ngườitiêu dùng trong thời gian ngắn nhất Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào chấtlượng đường sá cũng như phương tiện vận tải Đường sá có tốt, giao thôngthông suốt, phương tiện vận tải tốt đảm bảo đưa được nông sản tới nơi tiêuthụ trong thời gian ngắn nhất, không những giảm được chi phí lưu thông màcòn giảm được tỉ lệ hư hao (tỉ lệ này là khá cao đối với hàng nông sản), dovậy đảm bảo được chất lượng sản phẩm; góp phần giảm được giá thành nôngsản và mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất và kinh doanh hàngnông sản Điều đó sẽ tạo động lực kích thích họ sẵn sàng đầu tư thêm để mởrộng sản xuất Với mức thu nhập cao hơn họ cũng có điều kiện tiêu thụ ngàycàng nhiều hơn các mặt hàng nông sản và hàng công nghiệp khác Mặt khácgiá thành hạ là một nhân tố quan trọng để họ có thể cạnh tranh đứng vữngtrên thị trường Thường thì thị trường vẫn phát triển ở nơi có giao thông thuậntiện, dân cư đông đúc

Kết cấu hạ tầng nông thôn tốt, giao thông thông suốt giữa các vùngnông thôn và thành thị, giữa các vùng nông thôn với nhau, giữa thành phố vớicác vùng phụ cận sẽ tạo ra các thị trường hai chiều cho các sản phẩm nôngnghiệp và công nghiệp, và cũng là cơ sở cho quá trình CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn

Thứ bảy: Sự phát triển các quan hệ thương mại và chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước.

Thị trường nói chung và TTTTNS nói riêng chịu sự tác động rất lớn

Trang 27

của sự phát triển các quan hệ thương mại, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hóanền kinh tế thế giới hiện nay Một chính sách thương mại hợp lý chẳng nhữngkhơi thông được các luồng giao lưu hàng hóa trong nước mà còn mở rộngđược sự giao lưu hàng hóa với nước ngoài, tạo thuận lợi để phát triển đa dạng

và đồng bộ các loại thị trường, tạo ra một thị trường thống nhất trong nướcgắn với thị trường thế giới Trong những năm đổi mới vừa qua, bên cạnh việcchuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, việc thực hiện những đổi mới trong chínhsách thương mại của nhà nước đã thực sự giải phóng sức sản xuất ở tất cả cácthành phần kinh tế, các ngành kinh tế, trong đó có nông nghiệp Cùng với việcthương mại hóa vật tư nông nghiệp thay cho việc cung ứng từ trên xuống, quanhiều nấc thang, gây khó khăn cho nông dân, việc để cho nông dân tự do lưuthông hàng hóa nông sản và quan hệ kinh tế giữa nhà nước với nông dân vànông nghiệp được thực hiện thông qua mua bán theo giá thỏa thuận; cùng vớiviệc từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng hình thành các chủ thể tựchủ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp đã thúc đẩy nông nghiệp đi vàosản xuất hàng hóa, phá thế độc canh cây lúa, phát triển thêm nhiều ngànhnghề khác như nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, trồng rừng góp phần tạo ramột khối lượng lớn hàng nông sản, lưu thông thông thoáng trên thị trường

Trong quan hệ thương mại quốc tế, với tinh thần Việt Nam muốn làbạn với tất cả các nước, quan hệ kinh tế đối ngoại đã được mở rộng và tăngcường Nếu như trước đây chúng ta chủ yếu quan hệ với Liên Xô (cũ) vàĐông Âu thì năm 1991 Việt Nam đã khôi phục quan hệ với Trung Quốc,7/1995 gia nhập khối ASEAN, tháng 6/1996 tham gia AFTA-CEPT, bìnhthường hóa quan hệ với Mỹ 8/1995, ký hiệp định khung về thương mại với

EU, tháng 11/1998 gia nhập APEC, 7/2000 Hiệp định thương mại Việt NamHoa Kỳ đã được ký kết v.v Tất cả những sự kiện trên đã tạo điều kiện chohàng hóa nói chung và nông sản của Việt Nam nói riêng từng bước hòa nhậpvới thị trường thế giới

Trang 28

Đặc biệt, trong bối cảnh tự do hóa thương mại, sự điều chỉnh các chínhsách thương mại của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế -

xã hội nói chung và khả năng mở rộng thị trường hàng hóa nói riêng Nôngnghiệp lại là lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh lương thực quốc gia và

do đó tới sự ổn định chính trị của mỗi nước nên thị trường nông sản luôn là lĩnhvực quan trọng nhất được Nhà nước quan tâm và tích cực can thiệp Chính sáchthương mại của Chính phủ mỗi nước đều cố gắng bảo vệ các sản phẩm nôngnghiệp trong nước trước sức ép của thị trường khu vực và thế giới, bảo đảmkhả năng cạnh tranh của hàng nông sản ở cả thị trường trong nước và nướcngoài Trong tiến trình tự do hóa thương mại, mặc dù các nước phát triển như

Mỹ, Pháp, Nhật luôn hô hào tự do hóa nền kinh tế, mở cửa thị trường, nhưngđối với hàng nông sản các nước này vẫn tìm mọi cách để bảo hộ Theo thôngbáo của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) thì mặc dù trong 5 năm qua, trợ cấp củachính phủ đối với nông nghiệp ở các nước phát triển đã giảm nhưng vẫn chiếmtới 31% thu nhập của các trang trại ở các nước này [100, tr 4] Trợ cấp đang là

vũ khí rất lợi hại để các nước giàu ngăn chặn sự xâm nhập ồ ạt hàng nông sảncủa các nước nghèo vì họ không thể đóng cửa thị trường đối với các loại hànghóa này và cũng không thể duy trì mãi một mức thuế cao Do vậy dù có vàođược những thị trường này thì hàng nông sản của các nước nghèo vẫn khôngthể cạnh tranh nổi với các mặt hàng nông sản được Chính phủ trợ giá của cácnước nhập khẩu Bên cạnh việc bảo hộ giá nông sản, các nước này còn có mộtloạt các qui định ngặt nghèo về vệ sinh an toàn thực phẩm, các đạo luật khácnhư "luật chống bán phá giá" để ngăn chặn hàng nông sản nhập khẩu từ cácnước đang phát triển mà vụ cá BASA của Việt Nam là một ví dụ điển hình

Vấn đề bảo hộ mậu dịch càng đặc biệt quan trọng ở những quốc gia

mà sản xuất nông nghiệp còn chiếm ưu thế Vấn đề bảo hộ thị trường trongnước ở đây không đơn thuần là do yêu cầu hỗ trợ sản xuất kinh doanh nôngsản mà còn do yêu cầu về ổn định xã hội (duy trì việc làm cho số đông dân cư

Trang 29

nông nghiệp), vấn đề an toàn sinh thái môi trường (do quá trình tái sản xuấtnông nghiệp gắn liền với quá trình tái sản xuất tự nhiên) vì vậy chính sáchthương mại đối với các nông sản luôn là vấn đề nhạy cảm có ảnh hưởng trựctiếp đến cả người sản xuất lẫn người kinh doanh loại hàng hóa này.

1.2 HỘI NHẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA) VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

1.2.1 AFTA và các quy định chung về CEPT/AFTA [2, tr 9-14],

[93, tr 16-30]

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập từ năm

1967 với mục đích hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế chính trị khoa học - xã hội Mặc dù là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thếgiới, nhưng trong suốt 25 năm tồn tại đầu tiên, hợp tác giữa các nước ASEANchủ yếu là hợp tác trong lĩnh vực chính trị - quốc tế và an ninh nội bộ của cácnước thành viên Sự chuyển động về hợp tác kinh tế ASEAN chỉ được tính từnăm 1976 - năm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất tại Bali(Indonesia), năm đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác ASEAN:Chuyển trọng tâm từ hợp tác chính trị là chủ yếu sang hợp tác về kinh tế Mộtloạt các kế hoạch hợp tác kinh tế, thương mại, công nghiệp đã được đưa ra vàokhoảng giữa thập kỷ 1970 như: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), các dự áncông nghiệp (AIP), các kế hoạch phối hợp công nghiệp ASEAN (AIC) Tuynhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau và do sự liên kết lỏng lẻo mang tínhhình thức đã làm cho các dự án trên kém hiệu quả Mặc dù không đạt đượckết quả như mong đợi, nhưng các kế hoạch hợp tác kinh tế trên thực sự lànhững bài học quí báu cho sự hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN

-Những thay đổi về môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vựcnhững năm 1990 (thế kỷ XX) đã thúc đẩy các nước ASEAN đưa sự hợp táckinh tế lên một tầm mức mới Ở thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, khi vị trí của

Trang 30

ASEAN trong chiến lược khu vực và quốc tế của các cường quốc bị hạ thấpcùng với việc cắt giảm cam kết an ninh và giúp đỡ về kinh tế cho ASEAN từcác cường quốc, kinh tế các nước ASEAN đứng trước những thách thức lớnkhông dễ vượt qua nếu không có sự cố gắng chung của toàn hiệp hội Bêncạnh đó, sự chuyển đổi cơ cấu của các nền kinh tế ASEAN từ các nền kinh tếhướng nội dựa vào sản xuất nông nghiệp sang các nền kinh tế hướng ngoại,dựa vào xuất khẩu công nghiệp đã làm nảy sinh nhu cầu mở rộng, tìm kiếmthị trường Trong quá trình đó, Chính phủ của từng nước ASEAN cũng đãthấy rõ những trở ngại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong chiến lược pháttriển và do đó đã đi đến nhất trí cởi bỏ bằng việc đeo đuổi chiến lược tự dohóa thương mại theo hướng xuất khẩu Hơn nữa, sự xuất hiện những tổ chứchợp tác khu vực như EU, NAFTA, kế hoạch tự do hóa thương mại đầy thamvọng nhưng rất khả thi của APEC, tiến trình chuyển sang nền kinh tế thịtrường của các thị trường khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Đông Âu

có nguy cơ làm mất đi các lợi thế cạnh tranh của các nền kinh tế ASEAN, đặcbiệt là trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - một nhân tố đượccoi là động lực tăng trưởng và tạo ra sự năng động của các nước ASEAN

Nhằm đối phó với những thách thức trên, Hội nghị thượng đỉnhASEAN lần 4 họp ở Singapore tháng 1/1992 đã quyết định thành lập khu vựcmậu dịch tự do ASEAN (AFTA) theo sáng kiến của Thái Lan

Mục tiêu cơ bản của AFTA là đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại nội bộ ASEAN, bằng cách loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nước thành viên; nâng cao khả năng cạnh tranh của các xí nghiệp

sản xuất; mở rộng thị trường ngay trong nội bộ tổ chức ASEAN; và quantrọng hơn cả là tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn để thu hút vốnđầu tư nước ngoài, làm cho các nền kinh tế ASEAN có thể thích nghi đượcvới các điều kiện kinh tế quốc tế, đang thay đổi theo hướng gia tăng quá trình tự

do hóa

Trang 31

Để thực hiện thành công AFTA, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế các nướcASEAN (AEM) đã quyết định ký Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lựcchung (CEPT) năm 1992 - một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN

về việc giảm thuế quan trong thương mại nội bộ ASEAN xuống còn 0-5%,đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quanthuế trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003

Như vậy, cơ chế chủ yếu thực hiện AFTA chính là CEPT Các mặthàng công nghiệp chế biến là đối tượng chủ yếu được thụ hưởng các ưu đãicủa chương trình CEPT

Việc cắt giảm thuế quan sẽ được áp dụng một theo lịch trình cụ thểtheo hai kênh giảm nhanh và giảm thông thường

Kênh giảm thuế nhanh được áp dụng cho 15 nhóm sản phẩm côngnghiệp chế biến của ASEAN chiếm khoảng 34% tổng số danh mục thuế củatoàn ASEAN; các sản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 0-5%vào 1/1/2000; các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ đượcgiảm xuống còn 0-5% vào 1/1/1998 Kênh giảm thuế bình thường có số danhmục hàng hóa tham gia CEPT chiếm khoảng 59% tổng số danh mục thuế; cácsản phẩm có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 20% vào 1/1/1998 vàtiếp tục giảm xuống 0-5% vào 1/1/2003

Sau một số năm thực hiện CEPT, các nước thành viên ASEAN đã có

đề xuất về một lịch trình giảm thuế linh hoạt, nghĩa là không nhất thiết phảituân theo hai kênh đồng tuyến với các quy định rạch ròi cho các thuế suất cầncắt giảm qua từng thời kỳ Tùy theo đặc điểm cơ cấu thuế của từng nước đểxây dựng lịch trình cắt giảm thuế quan xuống còn 0-5% càng sớm càng tốttrước năm 2003

Ngoài ra, xuất phát từ hoàn cảnh đặc biệt của từng quốc gia thành viên

mà CEPT còn quy định danh mục các sản phẩm tạm thời chưa tham gia giảmthuế (danh mục loại trừ tạm thời) để tạo điều kiện cho các nước có thời gian ổn

Trang 32

định trong một số lĩnh vực cụ thể nhằm tiếp tục các chương trình đầu tư đã đượcđưa ra từ trước khi tham gia kế hoạch CEPT hoặc có thời gian chuyển hướngsản xuất đối với một số sản phẩm tương đối trọng yếu Các sản phẩm trongdanh mục này sẽ không được hưởng nhượng bộ từ các nước thành viên Tuynhiên danh mục này chỉ có tính chất tạm thời và sau một khoảng thời gian nhấtđịnh các quốc gia phải đưa toàn bộ các sản phẩm vào danh mục giảm thuế.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến, Hiệp địnhCEPT năm 1992 không đưa vào danh mục giảm thuế Đến tháng 9/1994 cácthành viên ASEAN đã đồng ý đưa các sản phẩm này vào danh mục cắt giảmthuế theo 3 danh mục: danh mục giảm thuế, danh mục loại trừ tạm thời vàdanh mục các nông sản chưa chế biến nhạy cảm Sản phẩm nông sản chưa chếbiến trong danh mục cắt giảm thuế ngay được chuyển vào chương trình cắtgiảm thuế nhanh hoặc bình thường vào 1/1/1996 và sẽ được giảm thuế xuống0-5% vào 1/1/2003 Các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời của hàngnông sản chưa chế biến sẽ được chuyển sang Danh mục cắt giảm thuế trongvòng 5 năm từ 1/1/1998 đến 1/1/2003 mỗi năm chuyển 20% Các sản phẩmnông sản chưa chế biến nhạy cảm được phân vào 2 nhóm danh mục tùy theomức độ nhạy cảm là Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạycảm và Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm cao Cácsản phẩm trong danh mục nhạy cảm, thời hạn thực hiện cắt giảm là từ1/1/2001 và kết thúc vào năm 2010 Quá trình thỏa thuận để xác định qui chếcắt giảm thuế cho các sản phẩm nhạy cảm cao cho đến nay vẫn đang đượctiếp tục Các sản phẩm thuộc Danh mục này cần có cơ chế tự do hóa riêng,phù hợp với các quy định của Hiệp định về nông sản của WTO, tuy nhiên thờihạn kết thúc lịch trình cắt giảm của Danh mục này cũng đã được xác định lànăm 2010

Các thành viên ASEAN cũng đã thống nhất xây dựng Danh mục một

số sản phẩm được loại trừ hoàn toàn khỏi lịch trình giảm thuế theo CEPT, tức

Trang 33

là việc cắt giảm thuế cũng như việc xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan đốivới các sản phẩm này sẽ không được áp dụng theo các quy định của CEPT.

Đó là những sản phẩm có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội,cuộc sống và sức khỏe của con người, đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa -nghệ thuật, các di tích lịch sử, khảo cổ

Vấn đề loại bỏ các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế cũng là một cơ chế quan trọng để thực hiện AFTA Cơ chế này được thực hiện

đồng thời với việc thực hiện chương trình CEPT vì cắt giảm thuế là biện phápcần thiết đầu tiên, song đó không phải là biện pháp duy nhất của chương trìnhthực hiện tự do hóa thương mại Tiến trình chu chuyển thương mại giữa cácquốc gia còn chịu sự tác động của những rào cản mang tính hành chính, pháp

lý như: giấy phép, xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các hạn chế về tỷ giá hối đoái,các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa Những rào cản này được thểhiện trong thực tiễn hoạt động thương mại ở các nước thường rất bảo thủ, gắnchặt với chính sách bảo hộ mậu dịch ở mỗi nước Vì thế Hiệp định CEPT quyđịnh:

- Các thành viên ASEAN sẽ xóa bỏ hết các hạn chế về số lượng đốivới các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở hưởng ưu đãi áp dụng cho sản phẩmđó;

- Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xóa bỏ dần trong vòng

5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi;

- Các hạn chế ngoại hối các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặcbiệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT;

- Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách

và thừa nhận các chứng nhận chất lượng của nhau

Bên cạnh chương trình CEPT và xóa bỏ hàng rào phi thuế quan,chương trình phối hợp hải quan giữa các nước ASEAN tạo sự thống nhất về

Trang 34

biểu thuế quan, giá cả và các thủ tục hải quan cũng là một mắt xích quantrọng trong tiến trình thực hiện AFTA.

1.2.2 Hội nhập AFTA: thời cơ và thách thức cho thị trường tiêu

thụ hàng nông sản của Việt Nam [93, tr 63-73]; [52, tr 49-55]

Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 củaASEAN, đồng thời cam kết thực hiện các hiệp định của ASEAN trong đó cóAFTA Với việc tham gia AFTA kể từ 1/1/1996, Việt Nam chính thức bướcvào xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới theo đúng nghĩađích thực của nó Sự kiện trọng đại này đánh dấu bước phát triển mới của ViệtNam trong quan hệ quốc tế và cũng là một sự kiện chính trị quan trọng củaViệt Nam và các nước trong khu vực: sau gần 2 thập kỷ, Việt Nam mới tiếnđược từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác kinh tế trong khu vực ASEAN

Ngay sau khi gia nhập ASEAN, tại Hội đồng AFTA/ASEAN (12/1995)Việt Nam đã trình Ban thư ký ASEAN Danh mục cắt giảm thuế quan đầu tiêncủa Việt Nam đúng như cam kết ban đầu thực hiện theo các quy định chungcủa AFTA Việt Nam cam kết bắt đầu tham gia thực hiện AFTA từ01/01/1996 và sẽ kết thúc vào 01/01/2006 với mục tiêu cuối cùng là cắt giảmthuế xuất nhập khẩu của các mặt hàng tham gia CEPT/AFTA xuống 0-5%.Hàng năm Chính phủ Việt Nam đều ban hành Nghị định, công bố danh mụcmặt hàng thực hiện AFTA cho năm đó Năm 1997 Chính phủ Việt Nam cũng

đã phê duyệt lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể giai đoạn 1996-2006 củaViệt Nam để làm căn cứ điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước và định hướngcho các doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp

Với các mục tiêu mà AFTA đặt ra, Việt Nam tham gia vào AFTA sẽmang lại cơ hội thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung vàcho sự phát triển TTTTNS của Việt Nam nói riêng:

Trang 35

Thứ nhất: Việt Nam tham gia vào AFTA cũng có nghĩa là TTTTNS

của Việt Nam trở thành một bộ phận của thị trường nông sản khu vực và thếgiới Điều này mang lại cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam nhanh chóng tiếpcận và thâm nhập vào thị trường nông sản thế giới; các doanh nghiệp kinhdoanh hàng nông sản của Việt Nam có cơ hội tham gia hiệp hội các ngànhhàng nông sản của khu vực và quốc tế: Việt Nam có thể tận dụng sức mạnhcộng đồng của khối khi đàm phán với các khối kinh tế khác như EU, NAFTA,APEC và với WTO và các nước lớn để dỡ bỏ các rào cản thương mại, tạo thế

và lực mới cho Việt Nam trong quan hệ với các liên minh kinh tế; tạo điềukiện để Việt Nam đẩy mạnh trao đổi hàng hóa với các nước trong khu vực vàvới các liên minh kinh tế trên Bên cạnh đó, do cơ cấu danh mục hàng hóatham gia CEPT bao gồm cả nông sản thô và nông sản chế biến, sự cắt giảm vềthuế sẽ trở thành yếu tố kích thích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất cácmặt hàng nông sản để xuất khẩu sang các nước ASEAN và các nước ngoàikhu vực, tạo điều kiện cho Việt Nam có thể khai thác hết tiềm năng rất lớn vềsản xuất nông nghiệp trong phát triển kinh tế

Thứ hai: Tham gia vào AFTA, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển các ngành kinh tế trong nước, trong

đó có ngành sản xuất hàng nông sản Theo đánh giá của các chuyên gia kinh

tế trong và ngoài nước thì Việt Nam là quốc gia có rất nhiều lợi thế để pháttriển sản xuất nông nghiệp: nguồn tài nguyên đất đai tương đối đa dạng vàphong phú, lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thuận lợi cho phát triển cácloại cây lương thực, rau màu, hoa quả nhiệt đới và các loại cây công nghiệp

Về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở khu vực giao lưu thuận lợi trong buôn bánquốc tế và thuộc khu vực đang có những nền kinh tế phát triển nhanh và năngđộng Về lao động, Việt Nam là quốc gia có dân số đứng thứ 13 trên thế giới

và thứ hai giữa các nước ASEAN, trung bình mỗi năm có khoảng trên 1 triệuthanh niên bước vào tuổi lao động, giá lao động của Việt Nam rẻ và đa số có

Trang 36

trình độ giáo dục phổ thông Những lợi thế này là lợi thế về chi phí sản xuất,góp phần làm giảm giá thành, tạo ra khả năng cạnh tranh về giá đối với cácsản phẩm có hàm lượng lao động và nguyên liệu cao như các ngành sản xuấtnông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản Đa số các nước ASEAN (trừSingapore) đều có nền nông nghiệp phát triển và hiện đang chuyển sanghướng sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản chất lượng cao, đặc biệt là cácsản phẩm nông sản chế biến Các nhà đầu tư ASEAN có thể tìm thấy ở ViệtNam một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và là nơi có thể chuyển giao lạinhững công nghệ chế biến đơn giản, sử dụng nhiều lao động, không còn thíchhợp với nước họ Việc xây dựng một thị trường chung và các quan hệ hợp táctrong lĩnh vực nông nghiệp trên phạm vi quốc gia, ngành và ở cấp doanhnghiệp giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đã tạo cho các nhà đầu

tư ASEAN những lợi thế đáng kể so với các nhà đầu tư nước ngoài khác [2, tr.13]

Đối với các nhà đầu tư ngoài ASEAN, việc Việt Nam tham gia AFTAcũng mang đến cho họ những lợi thế nhất định Theo quy định của AFTA, mộtsản phẩm được coi là xuất xứ từ một nước ASEAN, tức là có điều kiện đượchưởng ưu đãi của AFTA, nếu 40% hàm lượng giá trị của sản phẩm này có xuất

xứ từ một nước ASEAN bất kỳ Yêu cầu này thấp hơn so với yêu cầu tương tự ởcác khối mậu dịch tự do khác Việc đầu tư để sản xuất tại một nước nằm bêntrong AFTA và bán sản phẩm cho các nước thuộc ASEAN sẽ đem lại lợi ích chocác nhà đầu tư Một thị trường với dung lượng tiêu dùng của hơn 500 triệudân sẽ là một hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư Ngoài ra, việc xem xét thịtrường Việt Nam như một bộ phận của thị trường ASEAN còn giúp các nhàđầu tư nước ngoài xây dựng các cơ sở của mình theo một mạng lưới chungthống nhất nhằm khai thác lợi thế so sánh ở từng quốc gia và cả khu vực [93,

tr 73] Hiện ở Việt Nam đã có một số dự án đầu tư nước ngoài của Nhật,

Trang 37

Pháp, Hà Lan trong lĩnh vực nông nghiệp Các nhà đầu tư Nhật đã sử dụnglợi thế về nhân công ở Việt Nam để đầu tư sản xuất gạo chất lượng cao xuấtkhẩu vào các NICs thuộc ASEAN, hoặc đầu tư chế biến nông sản tại ViệtNam nhưng lại sử dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ từ các nước trong khu vực(ví dụ sản xuất chế biến bột ngọt Wedan ).

Thứ ba: Tham gia vào AFTA, Việt Nam có điều kiện để nâng cao

trình độ phát triển sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của hàngnông sản Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới Do các nước trongkhu vực đều đã có một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa khá phát triển,việc hội nhập AFTA và tăng cường hợp tác kinh tế trong lĩnh vực sản xuấtnông nghiệp sẽ giúp Việt Nam tiếp cận được với các công nghệ mới trongngành, đặc biệt là công nghệ sinh học trong việc cải tạo, chọn và lai tạo giốngcây mới, các phương pháp và kỹ thuật tiên tiến sản xuất cây trồng chất lượngcao v.v Việt Nam cũng có thể hợp tác với các nước trong khu vực đào tạonguồn lao động kỹ thuật cao cho ngành sản xuất và kinh doanh hàng nôngsản; lựa chọn công nghệ chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch để tăngnăng lực cạnh tranh cho hàng nông sản của Việt Nam

Thứ tư: Do nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mới phát triển nên các

doanh nghiệp Việt Nam rất ít kinh nghiệm trên thương trường đặc biệt là đốivới TTTTNS vốn rất nhiều biến động Tham gia vào AFTA là cơ hội để cácdoanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với phương thức kinh doanh hiện đại trongkhuôn khổ các "Luật chơi" chung của một khối thương mại tự do, học hỏiđược kinh nghiệm thương trường nhằm đối phó với những biến động về giá cảtrên thị trường nông sản thế giới Đây cũng chính là cơ hội để đào tạo xây dựngmột tầng lớp doanh nhân mới của thời đại "mở cửa" ra thị trường thế giới

Bên cạnh những cơ hội trên, TTTTNS của Việt Nam cũng đứng trướcnhững khó khăn thách thức khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế theo CEPT/AFTA:

Trang 38

Thứ nhất, nền nông nghiệp Việt Nam có xuất phát điểm rất thấp so

với các nước trong khu vực; sản xuất hàng hóa nông sản vẫn mang tính chấtnhỏ, lẻ, phân tán, thiếu tính cạnh tranh Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu chủyếu vẫn là các sản phẩm nông sản thô Trong khi đó, hàng nông sản của cácnước ASEAN như Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia lại chủ yếu là các sảnphẩm chất lượng cao và hàng nông sản chế biến Sự cách biệt về trình độ sảnxuất hàng nông sản đang là những bất lợi lớn của Việt Nam Cơ cấu sản xuất

và cơ cấu hàng xuất khẩu các loại nông sản chưa chế biến và đã chế biến củaViệt Nam và các nước ASEAN có nhiều điểm khá tương đồng, là đối thủcạnh tranh của nhau trên thị trường nông sản thế giới Hiện tại một số mặthàng của Việt Nam kém sức cạnh tranh so với các nước ASEAN bởi thua vềchất lượng, chủng loại và cả số lượng Vì thế các nước này đang cố gắngchiếm lấy một thị phần lớn hơn ở Việt Nam Việc thực hiện AFTA sẽ tạođiều kiện thuận lợi hơn cho các nước ASEAN trong việc nâng cao sức cạnhtranh về giá cả so với hàng hóa Việt Nam; chiếm ưu thế hơn về giá và cácthủ tục hải quan so với hàng hóa của các nước ngoài ASEAN [40, tr 189]

Do vậy, việc xóa bỏ hàng rào quan thuế và phi quan thuế sẽ tạo ra một sức

ép cạnh tranh rất lớn cho hàng nông sản của Việt Nam và cũng có cơ sở để

lo ngại rằng, liệu hàng nông sản của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh đểchiếm lĩnh và mở rộng thị trường hay Việt Nam sẽ chỉ là nơi tiêu thụ hàngnông sản của các nước trong khu vực?

Thứ hai, hệ thống thị trường ở Việt Nam trong đó có TTTTNS chưa

thực sự phát triển, còn nhiều ảnh hưởng từ cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp;việc điều hành nền kinh tế thị trường của Nhà nước còn lúng túng và chưathật sự hiệu quả Điều này cũng là một thách thức lớn cho sự phát triểnTTTTNS của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA Những biến độngthường xuyên trên thị trường này đòi hỏi Nhà nước phải có sự điều chỉnh linhhoạt các chiến lược phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành sản xuất

Trang 39

nông nghiệp nói riêng, điều chỉnh các chính sách quản lý, điều tiết ở tầm vĩ

mô để bảo vệ thị trường trong nước trước sức ép cạnh tranh của quá trình hộinhập Nếu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước không kịp thời và không hiệu quả

sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường này và qua đó tới đời sống của gần 70%lao động và 80% dân số của cả nước đang làm việc trong ngành nông nghiệp

Thứ ba, khó khăn chung lớn nhất mà các ngành kinh tế của Việt Nam

đều gặp phải trong quá trình hội nhập chính là nhân tố về con người Trình độcán bộ quản lý kinh tế của Việt Nam nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu củathời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế Phần lớn các doanh nghiệp Việt Namđều mới bước vào thương trường nên còn nhiều hạn chế về trình độ quản lý và

bề dày kinh nghiệm trong việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, xây dựng

hệ thống khách hàng tin cậy và lâu bền; thiếu thông tin, thiếu hiểu biết vềkhách hàng và về các thể chế thương mại quốc tế; khả năng dự báo thị trườngthấp; thiếu các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng cáo, tư vấn về thịtrường, môi trường đầu tư, tìm đối tác kinh doanh v.v [2, tr 21] Đây lại lànhững vấn đề có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường củacác doanh nghiệp

1.2.3 Tác động của AFTA đến thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam

1.2.2.1 Cung cầu hàng nông sản trên thị trường khu vực ASEAN

[22, tr 59-90]

Nông nghiệp là một ngành rất quan trọng trong quá trình phát triểnkinh tế của các nước ASEAN Hầu hết các nước ASEAN (trừ Singapore) đềukhởi đầu quá trình phát triển kinh tế từ nông nghiệp và dựa vào khai thác tàinguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khoáng sản

Nằm trong vùng nhiệt đới, các nước này đều có điều kiện thuận lợi đểphát triển các loại cây lương thực và thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày

và dài ngày có giá trị Diện tích đất nông nghiệp của các nước này chiếm tỷ lệ

Trang 40

cao trong tổng diện tích tự nhiên (năm 1995 con số này ở Thái Lan là 23,1%,Philippineses: 30,8%, Malaysia: 23,1%, Việt Nam: 20,2%, Campuchia:21.7%) [22, tr 61] Một số nước có bình quân diện tích đất canh tác trên nhânkhẩu nông nghiệp cao như Malaysia: 1,76 hecta, Thái Lan 0,64 hecta,Campuchia 0,51 hecta, Việt Nam là nước có bình quân diện tích đất canh táctrên nhân khẩu nông nghiệp thấp nhất khu vực: chỉ có 0,14 hecta [22, tr 62].

Sản xuất nông nghiệp của các nước Đông Nam Á tập trung chủ yếu vàosản xuất lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản và lâmnghiệp Sản phẩm trồng trọt của các nước ASEAN có lúa nước, ngô, khoai, sắn,mía đường, chè, cà phê, ca cao, cao su, rau, cây ăn quả Các sản phẩm trồng trọtcủa các nước ASEAN tuy có sản lượng và năng suất không cao so với châu Á

và thế giới, nhưng lại có một số nước có khối lượng xuất khẩu nông sản hànghóa như gạo, cao su, dầu cọ, cà phê, ca cao, tiêu đứng thứ hạng cao trên thếgiới

Lúa nước là cây lương thực chủ yếu của các nước ASEAN Sản lượnglúa nước của các nước này chỉ chiếm 25% sản lượng lúa của châu Á vàkhoảng 23% sản lượng lúa nước của thế giới, nhưng lại có tới 3 nước củaASEAN đứng vào hàng các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, trong đóThái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo Hiện nay các nướcASEAN đã chiếm gần 60% thị phần xuất khẩu gạo của châu Á và gần 45%thị phần gạo xuất khẩu của thế giới [22, tr 74]

Các nước ASEAN là nơi cung cấp nhiều loại hạt cốc khác như ngô,đậu đỗ, cây có củ, khoai lang, khoai tây, đặc biệt là sắn Thái Lan hiện lànước có sản lượng sắn cao nhất Đông Nam Á Hàng năm Thái Lan xuất khẩutrên

5 triệu tấn sản phẩm chế biến theo hạn ngạch ghi trong hợp đồng với Liênminh châu Âu Các nước ASEAN sản xuất ra 75% sản lượng sắn của châu Á

và 22% sản lượng sắn của thế giới nhưng lại chiếm tới 95% khối lượng xuất

Ngày đăng: 15/10/2016, 20:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
3. Phạm Đỗ Chí - Đặng Kim Sơn - Trần Nam Bình - Nguyễn Tiến Triển (Chủ biên) (2003), Làm gì cho nông thôn Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm châu Á - Thái Bình Dương - Thời báo Kinh tế Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm gì cho nông thôn Việt Nam
Tác giả: Phạm Đỗ Chí - Đặng Kim Sơn - Trần Nam Bình - Nguyễn Tiến Triển (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm châu Á - Thái Bình Dương - Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Năm: 2003
4. Kim Quốc Chính (2001), "Dự báo khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam thời kỳ 2001-2010", Nghiên cứu kinh tế, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam thời kỳ 2001-2010
Tác giả: Kim Quốc Chính
Năm: 2001
5. Nguyễn Sinh Cúc (2000), "Thử tìm giải pháp phát triển nông nghiệp - nông thôn 10 năm tới (2001-2010)", Thông tin lý luận, (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử tìm giải pháp phát triển nông nghiệp - nông thôn 10 năm tới (2001-2010)
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2000
6. Nguyễn Sinh Cúc (2002), "Sản xuất và xuất khẩu cà phê. Thực trạng và giải pháp", Con số và sự kiện, (8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất và xuất khẩu cà phê. Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2002
7. Nguyễn Sinh Cúc (2002), "Thực trạng và kết cấu hạ tầng nông thôn hiện nay", Phát triển kinh tế, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và kết cấu hạ tầng nông thôn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2002
8. Nguyễn Sinh Cúc (2003), "Tiêu thụ nông sản theo hợp đồng. Thực trạng và triển vọng", Kinh tế và phát triển, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu thụ nông sản theo hợp đồng. Thực trạng và triển vọng
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2003
9. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002), Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002)
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2003
10. Đinh Quang Diệu (2001), "Sản xuất và chính sách của Chính phủ Thái Lan trong phát triển ngành cao su", Kinh tế và dự báo, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất và chính sách của Chính phủ Thái Lan trong phát triển ngành cao su
Tác giả: Đinh Quang Diệu
Năm: 2001
11. Đoàn Nhật Dũng (2001), "Nâng cao khả năng cạnh tranh vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam tham gia AFTA", Nghiên cứu kinh tế, (281) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao khả năng cạnh tranh vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam tham gia AFTA
Tác giả: Đoàn Nhật Dũng
Năm: 2001
12. Võ Hoàng Dũng (2001), "Xuất khẩu lương thực, thành tựu, thách thức và chính sách", Nghiên cứu kinh tế, (278) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu lương thực, thành tựu, thách thức và chính sách
Tác giả: Võ Hoàng Dũng
Năm: 2001
13. Trần Dư (2002), "Chất lượng cà phê xuất khẩu còn nhiều bất cập", Báo Thương mại, ngày 25-1, tr. 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng cà phê xuất khẩu còn nhiều bất cập
Tác giả: Trần Dư
Năm: 2002
14. "Dự báo cung cầu thế giới và giá cả một số mặt hàng chủ yếu đến năm 2010" (2001), Những vấn đề kinh tế thế giới, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo cung cầu thế giới và giá cả một số mặt hàng chủ yếu đến năm 2010
Tác giả: Dự báo cung cầu thế giới và giá cả một số mặt hàng chủ yếu đến năm 2010
Năm: 2001
15. Vũ Đức Đạm (1996), "Khu vực mậu dịch tự do ASEAN với công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam", Những vấn đề kinh tế thế giới, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN với công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam
Tác giả: Vũ Đức Đạm
Năm: 1996
16. "Đánh giá tình hình năm 2002 và giải pháp tổ chức thị trường trong nước năm 2003" (2003), Báo Thương mại, ngày 20-24/2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình hình năm 2002 và giải pháp tổ chức thị trường trong nước năm 2003
Tác giả: Đánh giá tình hình năm 2002 và giải pháp tổ chức thị trường trong nước năm 2003
Năm: 2003
17. Nguyễn Trường Đảnh (1996), Về chiến lược thị trường xuất khẩu nông sản tỉnh Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ Kinh tế ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chiến lược thị trường xuất khẩu nông sản tỉnh Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Trường Đảnh
Năm: 1996
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Trung ương 12 BCT (khóa VII) Về tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Trung ương 12 BCT (khóa VII) Về tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
21. "Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010. QĐ 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003"Công báo, 25(0680), ngày 22/4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010. QĐ 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w