1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN án TIẾN sĩ các GIẢI PHÁP tài CHÍNH để PHÁT TRIỂN KINH tế TRANG TRẠI VÙNG TRUNG DU MIỀN núi PHÍA bắc

162 515 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 801 KB

Nội dung

Kinh tế trang trại trong những năm gần đây đã ra đời và phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong cả nước; phát triển kinh tế trang trại đem lại những lợi ích to lớn cho đất nước: Tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn chuyển từ sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán, tỉ trọng sản phẩm hàng hóa thấp,... sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn; khai thác có hiệu quả lao động, đất đai, đặc biệt là đất trống, đồi trọc đất hoang hóa ở vùng trung du và miền núi phía Bắc; khai thác nguồn vốn trong dân tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định, cải thiện nâng cao đời sống cho người lao động; tăng tích lũy của dân cư, tạo ra nhiều nông sản hàng hóa,... từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp nông thôn.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế trang trại trong những năm gần đây đã ra đời và phát triểnmạnh mẽ, rộng khắp trong cả nước; phát triển kinh tế trang trại đem lại nhữnglợi ích to lớn cho đất nước: Tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp, nông thônchuyển từ sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán, tỉ trọng sản phẩm hàng hóathấp, sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn; khai thác có hiệu quả laođộng, đất đai, đặc biệt là đất trống, đồi trọc đất hoang hóa ở vùng trung du vàmiền núi phía Bắc; khai thác nguồn vốn trong dân tạo thêm nhiều việc làmcho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định, cải thiệnnâng cao đời sống cho người lao động; tăng tích lũy của dân cư, tạo ra nhiềunông sản hàng hóa, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)nông nghiệp nông thôn

Kinh tế trang trại ra đời và phát triển là kết quả tất yếu của quá trìnhphát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Vùng trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh (trong đó có 11tỉnh thuộc vùng Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, TuyênQuang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang

và 3 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu Diện tích toànvùng 102.964,6 km2, chiếm 31,3% diện tích cả nước Dân số toàn vùng bằng14% dân số cả nước,với 43 dân tộc, có 42 dân tộc ít người, mật độ dân trungbình của vùng: 109 người/km2 Địa hình bị chia cắt, có nhiều đất trống đồitrọc, núi non hiểm trở hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển, đời sống dân

cư thấp, tỉ lệ tích lũy nội bộ không cao, trình độ dân trí ở nhiều tỉnh còn rấtthấp Đặc biệt, ý chí vươn lên làm giàu của người dân ở một số tỉnh vùng caothấp, nhiều người dân bằng lòng với cuộc sống hiện tại đói nghèo, không có ýthức vươn lên

Trang 2

Vùng trung du và miền núi phía Bắc là vùng đất rộng lớn, có nhiều lợithế phát triển một nền kinh tế đa dạng, đặc biệt là nông, lâm nghiệp, đồng thờiđây cũng là vùng có vị trí chiến lược quan trọng đối với việc giữ vững ổn địnhchính trị và an ninh quốc phòng của đất nước Hiện nay, vùng trung du vàmiền núi phía Bắc vẫn là vùng chậm phát triển, chưa phát huy được lợi thếcủa vùng, đời sống của dân cư (đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi cao)rất thấp kém, chậm được cải thiện Mặc dù vậy, phong trào làm kinh tế trangtrại đang diễn ra mạnh mẽ Tuy đang trong thời kỳ đầu phát triển, nhưng cáctrang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc đã đạt được hiệu quả kinh tếcao.

Tuy nhiên, kinh tế trang trại vùng trung du miền núi phía Bắc vẫn còngặp rất nhiều khó khăn hạn chế: Thiếu vốn để đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộkhoa học - công nghệ, sản phẩm chưa qua chế biến chiếm tỉ trọng cao, sản phẩmkhó tiêu thụ trên thị trường; kết cấu hạ tầng yếu kém; trình độ của chủ cáctrang trại không cao , để làm tốt các vấn đề trên, suy cho cùng vốn là vấn đềquan trọng hàng đầu đối với các trang trại Vì vậy làm thế nào để các trangtrại có vốn, sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề cần được hết sức quan tâm

Đề tài: "Các giải pháp tài chính để phát triển kinh tế trang trại vùng

trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam" góp phần tháo gỡ các khó khăn trên

nhằm mục tiêu thúc đẩy kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắcphát triển trong những năm tới là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Khái quát hóa những vấn đề lý luận về kinh tế trang trại, về tác độngcủa tài chính với phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở phân tích lý luận, tổngkết kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế trang trại và việc sử dụng cáccông cụ tài chính thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển của một số nước trênthế giới

Trang 3

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại, thực trạng

sử dụng các công cụ tài chính tác động tới kinh tế trang trại vùng trung du vàmiền núi phía Bắc Việt Nam, chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế trong sự pháttriển kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc; cũng như trongviệc sử dụng các công cụ tài chính để thúc đẩy kinh tế trang trại vùng trung

du và miền núi phía Bắc Việt Nam trong những năm qua và những nguyênnhân của những hạn chế đó

- Đề xuất định hướng và các giải pháp tài chính nhằm tạo điều kiệnphát triển mạnh mẽ, có hiệu quả kinh tế trang trại vùng trung du và miền núiphía Bắc nước ta, phát triển mạnh kinh tế hàng hóa, hoàn thành từng bước quátrình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; xóa bỏ nghèo đói, thay đổi tư duy,lối sống của số đông người dân vùng cao,

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Là các công cụ tài chính và tác động của các

công cụ tài chính vĩ mô tới kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phíaBắc, nhằm mục tiêu thúc đẩy kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phíaBắc phát triển

Địa bàn nghiên cứu: Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại vùng trung

du và miền núi phía Bắc Việt Nam

Thời gian nghiên cứu: Từ sau năm 1986, đặc biệt là từ năm 1999 đến

năm 2010

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu khoa học và hệ thống hóa những vấn đề lý luận

và thực tiễn về kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc, về sửdụng các công cụ tài chính thúc đẩy các trang trại của vùng, luận án có nhữngđóng góp mới sau:

Trang 4

- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại,khẳng định con đường phát triển kinh tế trang trại là tất yếu trong sự nghiệpphát triển sản xuất hàng hóa, CNH, HĐH nông nghiệp nước ta nói chung,vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta nói riêng.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại vàtác động của các công cụ tài chính với sự phát triển kinh tế trang trại cả nướcnói chung, vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta nói riêng

- Phân tích thực trạng tác động của các công cụ tài chính với phát triểnkinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc, thấy được những ưuđiểm, hạn chế và nguyên nhân làm hạn chế sự tác động của các công cụ tàichính tới phát triển kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc

- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm thúc đẩy sựphát triển của kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta

Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận án được chia thành ba chương:

Chương 1: Kinh tế trang trại và vai trò tài chính với phát triển kinh tế

trang trại

Chương 2: Tài chính với phát triển kinh tế trang trại vùng trung du và

miền núi phía Bắc Việt Nam trong thời gian qua

Chương 3: Quan điểm và giải pháp tài chính thúc đẩy kinh tế trang

trại vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam phát triển

Trang 5

Chương 1

KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ VAI TRÒ TÀI CHÍNH

VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

1.1 NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI

1.1.1 Khái niệm và phân loại trang trại

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngôn ngữ các nước đều cónhững thuật ngữ để chỉ hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung với quy môlớn: Farm, Farm house Khi chuyển sang tiếng Việt, thường được gọi làtrang trại hay nông trại

Để làm rõ khái niệm kinh tế trang trại, trước hết cần phân biệt cácthuật ngữ "trang trại" và "kinh tế trang trại" Trong tiếng Việt hiện nay, haithuật ngữ trên trong nhiều trường hợp được sử dụng như là những thuật ngữđồng nghĩa (không phân biệt) nhưng về thực chất "trang trại" và "kinh tế trangtrại" là những khái niệm không đồng nhất Kinh tế trang trại là tổng thể cácyếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trìnhtồn tại và hoạt động của trang trại; còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vậtchất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó

Như vậy, nói kinh tế trang trại là nói mặt kinh tế của trang trại Ngoàimặt kinh tế, trang trại còn bao gồm cả mặt xã hội và môi trường

Về mặt xã hội: Trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó cócác quan hệ xã hội đan xen nhau: quan hệ giữa các thành viên của hộ trangtrại, quan hệ giữa chủ trang trại và người làm thuê; quan hệ giữa những ngườilao động làm thuê với nhau

Về mặt môi trường: Trang trại là một không gian sinh thái, trong đódiễn ra các quan hệ sinh thái đa dạng; không gian sinh thái trang trại có quan

hệ chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái vùng

Trang 6

Như vậy, có thể thấy khái niệm trang trại rộng hơn khái niệm kinh tếtrang trại Tuy nhiên, trong các mặt: kinh tế - xã hội và môi trường của trangtrại thì mặt kinh tế là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của trangtrại Vì vậy, trong nhiều trường hợp nói tới kinh tế trang trại tức là nói tới mặtkinh tế của trang trại, người ta thường gọi tắt là trang trại.

Từ nhận thức trên, chúng ta có thể hiểu, về mặt kinh tế: trang trại làmột hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp, có mục đích chủ yếu

là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sử dụng hoặc sở hữu củamột người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô đất đai và cácyếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ vàtrình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường [31, tr 16;19]

Ở nước ta cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, trang trại nông,lâm, ngư nghiệp bao gồm nhiều loại hình khác nhau, tùy theo các tiêu thứcnghiên cứu mà phân chia hệ thống trang trại cho phù hợp

* Phân theo hình thức sở hữu: Trang trại bao gồm:

- Trang trại nhà nước: Đó là các nông trường quốc doanh, các doanhnghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Các doanhnghiệp này thường có quy mô lớn, thường hình thành nhiều cấp quản lý trunggian

- Trang trại tổ chức theo kiểu hợp tác xã nông nghiệp: Đó là hợp tác

xã nông nghiệp do các hộ gia đình nông dân tự nguyện thành lập nên, nhằmtương trợ, giúp đỡ nhau mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, tăng cường khảnăng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, tăng sức cạnh tranh trên thịtrường (tương tự như mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp kiểu cũ ởnước ta giai đoạn trước năm 1988)

- Các trang trại được tổ chức dưới hình thức công ty như: Công ty hợp

Trang 7

danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm nhiều chủ sởhữu cùng góp vốn, cùng hợp lực tạo lập công ty, đầu tư để làm kinh tế trang trại.

- Trang trại ủy thác: Là loại hình trang trại mà chủ trang trại khôngtrực tiếp quản lý mà ủy thác cho người khác (thường là người nhà hoặc bạnbè) quản lý sản xuất kinh doanh

- Các trang trại gia đình: Là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanhnông nghiệp phổ biến nhất hiện nay Là loại hình chủ yếu sử dụng sức laođộng và tiền vốn của gia đình

* Phân theo đặc điểm kinh doanh: Ta có:

- Trang trại kinh doanh tổng hợp: Là loại hình trang trại sản xuất kinhdoanh nhiều loại cây trồng, nhiều loại vật nuôi, sản xuất gắn liền với chế biến

và tiêu thụ sản phẩm

- Trang trại chuyên doanh: Là loại hình trang trại sản xuất kinh doanhtập trung chủ yếu vào một loại cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra một khối lượngnông sản hàng hóa lớn

* Phân theo quy mô trang trại: Trang trại bao gồm:

- Trang trại có quy mô lớn

- Trang trại có quy mô vừa

- Trang trại có quy mô nhỏ

Quy định như thế nào là trang trại có quy mô lớn, quy mô vừa và quy

mô nhỏ, điều đó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và điều kiệnkinh doanh nông nghiệp của mỗi quốc gia Để phân biệt giữa các trang trạilớn, vừa và nhỏ thường dựa trên các tiêu thức chủ yếu: đất đai, giá trị sảnphẩm, sản phẩm hàng hóa, lợi nhuận và lao động của trang trại

(Ví dụ: Ở Việt Nam có nhiều quan điểm cho rằng trang trại có quy mô

Trang 8

lớn là trang trại có quy mô đất đai 10 - 50 ha, trang trại có quy mô vừa làtrang trại có quy mô đất đai từ 2 - 10 ha, còn trang trại có quy mô nhỏ: quy

mô đất đai trên dưới 1 - 2 ha, )

Mỗi cách phân loại trang trại cho chúng ta những nhận thức về mộtgóc độ của trang trại Khi nghiên cứu tùy theo điều kiện và mục tiêu cụ thể

mà lựa chọn cách phân loại cho phù hợp

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại

Xuất phát từ quan niệm về kinh tế trang trại như trên, đồng thời quathực tiễn phát triển trang trại chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bảncủa kinh tế trang trại ở nước ta như sau:

- Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩmhàng hóa theo nhu cầu của thị trường

- Tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu của một hoặc mộtnhóm người (trừ ruộng đất)

- Trong các trang trại, các yếu tố sản xuất trước hết là đất đai và tiềnvốn được tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển của sản xuấthàng hóa

- Kinh tế trang trại có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ sovới hộ gia đình nông dân, dựa trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất, thâmcanh, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, thực hiện hạch toán, thườngxuyên tiếp cận thị trường

- Chủ trang trại là người có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức vàkinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh so với

hộ gia đình nông dân

- Các trang trại đều có thuê mướn lao động

- Có thu nhập vượt trội so với hộ gia đình nông dân [27], [29], [31]

Trang 9

Trong các đặc trưng trên, đặc trưng sản xuất hàng hóa là đặc trưng cơbản nhất của kinh tế trang trại Bởi vì, đây chính là sự khác biệt cơ bản nhấtgiữa kinh tế trang trại với kinh tế hộ gia đình nông dân (nông hộ) Hộ nôngdân vừa là gia đình - đơn vị trực tiếp tiêu dùng của xã hội, vừa là cơ sở sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất ra các sản phẩm tối cần thiết cho cuộcsống và họ có thể tiêu dùng trực tiếp sản phẩm của mình Do vậy, sản xuấttrực tiếp, tự túc là cái vốn có của kinh tế hộ gia đình nông dân.

Còn kinh tế trang trại, ngay từ khi ra đời đã mang tính sản xuất hànghóa và càng ngày tính chất và trình độ sản xuất hàng hóa của nó càng đượcnâng cao

Mặt khác, đặc trưng sản xuất hàng hóa của kinh tế trang trại sẽ chiphối và ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định đến các đặc trưng khác củakinh tế trang trại

Muốn tiến hành sản xuất hàng hóa đòi hỏi trang trại phải gắn với thịtrường, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và đứng vững trong điều kiện thịtrường cạnh tranh Muốn vậy các trang trại phải tích cực ứng dụng tiến bộkhoa học - công nghệ, khai thác được lợi thế của trang trại, lợi thế của vùng,phải tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tốt, tập trung ruộng đất và vốn vớimột quy mô phù hợp với yêu cầu của sản xuất, thực hiện hạch toán kinh tế nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăngsức cạnh tranh Đó là những đòi hỏi cao hơn nhiều so với hộ nông dân, đặcbiệt là các hộ nông dân sản xuất tự túc, tự cấp

Thực tế là, trang trại nào biết khai thác lợi thế, biết tổ chức sản xuấtkinh doanh hợp lý, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sảnxuất, tạo ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, biết chủ động tìm thịtrường tiêu thụ sản phẩm của mình đang là những trang trại làm ăn có hiệu quả

Trang 10

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại

1.1.3.1 Điều kiện tự nhiên với phát triển kinh tế trang trại

- Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm: đất đai, thời tiết,khí hậu, nguồn nước, vị trí địa lý của trang trại

Trang trại là các đơn vị sản xuất hàng hóa tập trung với qui mô lớn,hoạt động sản xuất của trang trại gắn liền với các cơ thể sinh vật sống: câytrồng, vật nuôi Do vậy, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn tới hoạt độngsản xuất kinh doanh của trang trại trên mọi phương diện: Phương hướng sảnxuất kinh doanh, qui mô của trang trại, hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của trang trại,

+ Điều kiện tự nhiên là cơ sở hết sức quan trọng cho các trang trại xâydựng phương hướng sản xuất kinh doanh của mình - trang trại chỉ có thể pháttriển được những cây trồng, vật nuôi mà điều kiện tự nhiên cho phép, trangtrại sẽ phát triển thuận lợi và đạt hiệu quả cao nếu phát triển các ngành có lợithế so sánh (về điều kiện tự nhiên) so với vùng, với khu vực Nghiên cứu vànắm vững điều kiện tự nhiên, xác định đúng lợi thế so sánh của trang trại,giúp các trang trại xác định đúng hướng sản xuất kinh doanh, xác định được

cơ cấu sản xuất khoa học và hợp lý Xác định đúng ngành chính, ngànhchuyên môn hóa, ngành bổ sung, bổ trợ, ngành phụ và phục vụ góp phần nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại

+ Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới quy mô trang trại: nếu đất đai tậptrung trên quy mô lớn, lại ở nơi có vị trí thuận lợi sẽ cho phép các trang trạiphát triển sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, ứng dụng nhanh chóng các tiến

bộ khoa học - công nghệ, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, quay vòng vốn nhanh,góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại Mặt khác,giúp các trang trại tiết kiệm được một bộ phận vốn đáng kể thay vì dùng cho

Trang 11

đầu tư, cải tạo đất đai nay dùng để đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoahọc - công nghệ, vào sản xuất.

+ Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh củatrang trại: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép phát triển nhiều loại câytrồng, vật nuôi tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện đờisống, tăng thu nhập cho người lao động, cho chủ trang trại, cho phép khaithác có hiệu quả hơn các nguồn lực tự nhiên, xây dựng cơ cấu cây trồng vậtnuôi khoa học hợp lý, phát huy được năng lực nội sinh của trang trại, củavùng

Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất đai màu mỡ, "mưa thuận gióhòa" làm cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt đem lại năng suấtcao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, tăng sức cạnh tranh của sảnphẩm của trang trại, giúp cho trang trại mở rộng quy mô, tăng thu nhập chochủ trang trại

Mặt khác, cho phép tiết kiệm được chi phí bảo vệ và cải tạo đất, bảo

vệ cây trồng, vật nuôi, tăng đầu tư trực tiếp cho phát triển cây trồng, vật nuôi.Góp phần làm tăng hiệu quả vốn đầu tư của trang trại: rõ ràng rằng, với mộtđồng vốn đầu tư vào vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (đặc biệt là ở nhữngnơi có lợi thế so sánh hoặc những nơi có điều kiện tự nhiên đặc biệt cho pháttriển những loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưachuộng), sẽ đem lại một khả năng sinh lợi lớn hơn nhiều so với một đồng vốnđầu tư vào những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên bên cạnh những mặt tích cực với pháttriển kinh tế trang trại còn có những mặt tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ tớihoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại: hạn hán, lũ lụt, sâu dịch bệnh,gió mùa, sương muối, địa hình chia cắt, gồ ghề, ruộng đất manh mún,

Trang 12

Trang trại muốn phát triển, đòi hỏi các chủ trang trại phải nghiên cứu

kỹ nắm vững được điều kiện tự nhiên của vùng, chủ động phòng chống nhữngtác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên để bảo vệ sản xuất bảo vệ con người,tăng cường đầu tư bảo vệ, cải tạo đất đai mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh cho trang trại Điều này đã làm tổn hao một lượng vốn không nhỏ củacác chủ trang trại; nếu với các chủ trang trại có xuất phát điểm thấp; vốn ít,thiếu hiểu biết, sự hỗ trợ của hệ thống tín dụng không mạnh mẽ, thì việc khắcphục một cách có hiệu quả các khó khăn trên quả là một vấn đề không dễdàng, điều đó đã làm hạn chế sự phát triển của trang trại

Mặt khác, nếu vùng đất phát triển kinh tế trang trại có vị trí khôngthuận lợi: xa đường giao thông, xa trung tâm, xa thị trường thì trang trại khó

có thể phát triển được (vì sản phẩm của trang trại phần lớn là sản phẩm hànghóa - cần phải được lưu thông nhanh chóng, )

Do vậy, việc nghiên cứu, nắm vững được điều kiện tự nhiên của trangtrại, của vùng, nắm được lợi thế cũng như thấy hết được khó khăn về điềukiện tự nhiên, giúp các chủ trang trại xây dựng được một hệ thống biện phápkinh tế kỹ thuật khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, nhưng đồng thờicũng chủ động khắc phục khó khăn của điều kiện tự nhiên, sớm có nhữngbiện pháp phòng ngừa, những diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên gâynên để không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại

1.1.3.2 Thị trường với phát triển kinh tế trang trại

Trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, cũng nhưcác đơn vị sản xuất hàng hóa khác, trang trại cần phải được gắn chặt với thịtrường, bao gồm thị trường "đầu vào" (tư liệu sản xuất, khoa học - công nghệ,vốn, lao động, ) và thị trường "đầu ra" (tiêu thụ sản phẩm), thị trường trongnước và thị trường quốc tế Các loại thị trường này đều ảnh hưởng rất lớn tớikinh tế trang trại Trang trại muốn tồn tại và phát triển thì các sản phẩm do

Trang 13

trang trại sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường: chủng loạisản phẩm, số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, kiểu dáng mẫu mã, thờigian cung cấp, giá cả sản phẩm, độ an toàn thực phẩm và các dịch vụ hỗ trợkhác, mỗi thị trường lại có yêu cầu riêng, như vậy thị trường là "người đặthàng" cho trang trại, đồng thời thị trường cũng là nơi đánh giá, kiểm nghiệmmọi mặt đối với sản phẩm của trang trại, nếu trang trại đưa ra thị trườngnhững sản phẩm được thị trường chấp nhận, thì sản xuất của trang trại đượcduy trì và phát triển, ngược lại, sản phẩm của trang trại không được thị trườngchấp nhận, sẽ gây khó khăn cho phát triển kinh tế trang trại Trang trại muốnphát triển cần phải tạo ra những sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của thịtrường, hay nói cách khác: thị trường chính là "người" quyết định hướng sảnxuất kinh doanh của trang trại

Mặt khác, cũng chính thị trường là người cung cấp các yếu tố cần thiết(lao động, tư liệu sản xuất, công nghệ, vốn ) đảm bảo cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của các trang trại Như vậy thị trường cũng là một nhân tố có ýnghĩa quyết định đến quy mô của trang trại, quyết định đến năng suất, chấtlượng và sức cạnh tranh của sản phẩm của trang trại

Thị trường ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanhcủa trang trại: Thị trường vận động theo các quy luật riêng của nó, các quan

hệ cung - cầu hàng hóa thường xuyên biến đổi, nếu hoạt động sản xuất kinhdoanh của các trang trại không thay đổi kịp thời thì hoạt động sản xuất kinhdoanh và thu nhập của trang trại sẽ bị giảm sút; những biến động thất thường

về nhu cầu một loại sản phẩm nào đó (tình trạng rớt giá liên tục của một loạisản phẩm, ) sẽ gây khó khăn rất lớn cho các trang trại và người sản xuất.Nếu các trang trại không đủ sức mạnh, không có các biện pháp để bảo hiểmrủi ro hoặc thiếu các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước thì các trang trại rấtkhó có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 14

Hơn nữa, trong điều kiện thị trường cạnh tranh đã buộc các trang trạixem xét các đối thủ, xác định thị phần của sản phẩm của trang trại làm cơ sởkhoa học cho việc xác định quy mô hợp lý của trang trại; đồng thời cũngchính cạnh tranh đã thúc đẩy trang trại đổi mới công nghệ, mở rộng quy môsản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Trong điều kiệnnền kinh tế mở, liên kết, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới tác độngrất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung trong đó có các trang trại,trong điều kiện đó cả hai mặt cơ hội cũng như thách thức, khó khăn cho sựphát triển của trang trại đều rất lớn.

Do vậy, để phát triển sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các chủ trang trạiphải có những hiểu biết nhất định về thị trường và các quy luật của thị trườngcũng như sự vận động của nó; hiểu biết các đối thủ cạnh tranh, có kiến thức

về khoa học - công nghệ, kiến thức về khoa học quản lý, để khai thác tối đanhững mặt tích cực, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của thị trường.Bên cạnh đó, các trang trại cần có sự hỗ trợ tích cực và có hiệu quả trên mọiphương diện của Nhà nước, của các cấp các ngành liên quan

1.1.3.3 Trình độ phát triển của vùng với phát triển kinh tế trang trại

Trình độ phát triển của vùng bao gồm: Sự phát triển về kinh tế, về vănhóa, về xã hội, của vùng như: sự phát triển của công nghiệp và các ngành,

sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng (điện, đường giao thông, trườnghọc, ); sự tích lũy của dân cư; trình độ văn hóa - khoa học kỹ thuật, trình độquản lý, thói quen của dân cư, Trình độ phát triển của vùng ảnh hưởng rấtlớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại

Có thể hình dung sự tác động của trình độ phát triển của vùng tới sựphát triển kinh tế trang trại qua sơ đồ sau:

Đầu v o ào Trang trại Đầu ra

Môi trường XH

KT-Của vùng

Trang 15

Sơ đồ 1.1: Sự ảnh hưởng của trình độ phát triển của vùng

tới phát triển kinh tế trang trại

Trang trại là đơn vị sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, trang trại muốnsản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và phát triển đòi hỏi phải được cungcấp đủ các yếu tố đầu vào: lao động, khoa học và công nghệ, vốn, thuận lợicho sản xuất (đủ số lượng, đúng thời gian, giá rẻ, ) đồng thời sản phẩm củatrang trại phải được tiêu thụ thuận lợi (nhanh, giá cả hợp lý có lợi cho trangtrại) Điều đó phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội củavùng Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng ảnh hưởng một cách toàndiện tới hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của trang trại

Với sự phát triển của công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo máy móccung cấp máy móc thiết bị cho các trang trại, góp phần CNH, HĐH hoạt độngsản xuất kinh doanh của trang trại nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,

hạ giá thành sản phẩm

Công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến là thị trường tiêu thụ sảnphẩm rộng lớn cho các trang trại, sự phát triển của công nghiệp nhẹ và côngnghiệp chế biến thúc đẩy các trang trại mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, đồngthời thông qua các hoạt động liên kết kinh tế, hợp đồng kinh tế giữa các trangtrại với các nhà máy chế biến đã tạo điều kiện cho sự ổn định trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của trang trại, với sự hỗ trợ của các nhà máy chế biến: ứngvốn, hỗ trợ về giống, kỹ thuật, giúp các trang trại có điều kiện phát triển và mởrộng sản xuất

Trang 16

Để phát triển sản xuất có hiệu quả, chủ trang trại rất cần vốn, thông tin

về thị trường, kiến thức khoa học - công nghệ, kiến thức quản lý, sự pháttriển của các ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, thông tin, giúp cácchủ trang trại vượt qua khó khăn trên để phát triển sản xuất kinh doanh

Trang trại muốn sản xuất kinh doanh thuận lợi đòi hỏi phải có kết cấu

hạ tầng phát triển, bao gồm đường giao thông, điện, kho bãi, đủ sức vậnchuyển nhanh chóng kịp thời một khối lượng lớn vật tư, phân bón, sảnphẩm, đủ sức cho phép trang trại ứng dụng máy móc, tiến bộ khoa học -công nghệ có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, trong sơ chế, chế biến, bảoquản nông sản và đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc sống

Như vậy, kết cấu hạ tầng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự pháttriển của trang trại, nếu không có giao thông thuận lợi, sản phẩm của trangtrại sẽ khó được tiêu thụ, việc cung cấp tư liệu sản xuất: máy móc, thiết bị; vật

tư, phân bón gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới việc ứng dụng tiến bộ khoahọc - công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho năng suất, chấtlượng sản phẩm không cao, giá thành không hạ, sức cạnh tranh của sản phẩm,của trang trại thấp, điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triểncủa trang trại

Ngoài ra, sự phát triển của hệ thống giáo dục liên quan đến việc đàotạo nguồn nhân lực cho trang trại, liên quan đến việc nâng cao trình độ vănhóa, khoa học kỹ thuật trình độ kinh tế, quản lý cho chủ trang trại Trong điềukiện của nền kinh tế thị trường, liên kết kinh tế và toàn cầu hóa, hội nhập, trình độ của người lao động, đặc biệt là chủ trang trại có ý nghĩa quyết địnhđến sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại,

Sự tích lũy của dân cư, thói quen của dân cư trong vùng ảnh hưởnglớn tới sự phát triển của trang trại Nếu người dân có tỉ lệ tích lũy cao - giàu

có, có thói quen thích đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ , sẽ thúcđẩy phong trào đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong các trang

Trang 17

trại, thúc đẩy trang trại phát triển mạnh mẽ , thúc đẩy các ngành phát triển, cóđiều kiện để nâng cao chất lượng các yếu tố hạ tầng tạo điều kiện hỗ trợ cho cáctrang trại và nền kinh tế chung của vùng phát triển Ngược lại, nếu tỉ lệ tích lũycủa dân cư thấp - dân nghèo, lại không mạnh dạn đầu tư ứng dụng tiến bộkhoa học - công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là trở lực rất lớn cho sựphát triển của kinh tế trang trại nói riêng và nền kinh tế của vùng nói chung.

Do vậy, trình độ phát triển của vùng tạo ra môi trường cho các trangtrại phát triển, vùng nào có trình độ phát triển cao sẽ tạo ra môi trường, điềukiện thuận lợi cho trang trại phát triển, vùng nào có trình độ phát triển thấp, sẽảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các trang trại Nhận thức được vấn

đề đó, muốn phát triển kinh tế trang trại, chúng ta cần phải tạo điều kiện nângcao trình độ phát triển chung của cả vùng; đồng bộ trên tất cả các khâu, pháttriển các ngành có liên quan: công nghiệp chế biến, các ngành dịch vụ: tàichính, ngân hàng, thông tin, giáo dục, hạ tầng,

1.1.3.4 Sự tác động của Nhà nước với phát triển kinh tế trang trại

Sự tác động của Nhà nước có vai trò vô cùng to lớn trong việc hìnhthành và phát triển kinh tế trang trại Kinh tế trang trại là sự phát triển ở trình

độ cao của kinh tế hộ gia đình nông dân và chủ yếu được hình thành từ kinh

tế hộ tự cấp tự túc, là quá trình tích tụ và tập trung các yếu tố sản xuất, mởrộng quy mô, thay đổi mục đích và phương thức kinh doanh, nếu cứ để kinh

tế hộ sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc biến đổi dần lên kinh tế trang trại con đường

đó mất rất nhiều thời gian có khi phải tới hàng thế kỷ; nhưng nếu được sự ủng

hộ của Nhà nước, kinh tế trang trại sớm được ra đời và phát triển mạnh hơn

Sự tác động của Nhà nước được thực hiện thông qua:

- Nhà nước công nhận địa vị pháp lý của trang trại, bảo hộ cho trangtrại; giúp cho trang trại có tư cách pháp nhân, có chỗ đứng ngang hàng vớicác chủ thể kinh tế khác trong xã hội, tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên

Trang 18

tâm đầu tư phát triển, thực hiện được các hình thức liên kết kinh tế, hợp đồngkinh tế với các tổ chức kinh tế khác phát triển sản xuất kinh doanh,

- Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạchtổng thể các ngành kinh tế nói chung và quy hoạch phát triển ngành nôngnghiệp nói riêng Đây là cơ sở giúp cho trang trại xây dựng được phươnghướng sản xuất kinh doanh phù hợp; là cơ sở cho sự ổn định và phát triển lâudài của trang trại

- Nhà nước ban hành hệ thống chính sách kinh tế, xã hội đồng bộ và

ổn định, tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnhcho các trang trại phát triển: chính sách ruộng đất, chính sách thị trường,chính sách khoa học - công nghệ, chính sách đầu tư, theo hướng khuyếnkhích kinh tế trang trại phát triển, khuyến khích các hình thức liên kết kinh tếphục vụ cho kinh tế trang trại phát triển Chính sách miễn giảm thuế sử dụngđất, chính sách vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, chính sách bảo trợ giá nôngsản, đã thực sự có tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển kinh

tế trang trại, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tếtrang trại - giai đoạn hình thành kinh tế trang trại

- Ngoài ra, Nhà nước còn thông qua hoạt động chi ngân sách nhà nước(NSNN) chi cho các chương trình kinh tế lớn, hỗ trợ đào tạo nguồn nhânlực: xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo chủtrang trại, giúp đỡ các chủ trang trại về các thông tin thị trường, xâm nhập thịtrường chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản phẩm hàng hóa tạo điều kiệncho kinh tế trang trại phát triển

Kinh tế trang trại chủ yếu được hình thành từ kinh tế hộ gia đình nôngdân mà nên, do xuất phát điểm của kinh tế hộ gia đình nông dân thường là rấtthấp nhất là đối với các quốc gia nông nghiệp, do vậy, trong giai đoạn đầukinh tế trang trại gặp rất nhiều khó khăn: thiếu vốn, thiếu hiểu biết về kinh tế

Trang 19

thị trường, tiêu thụ sản phẩm, do vậy để phát triển kinh tế trang trại đòi hỏiphải được sự hỗ trợ của Nhà nước trên mọi phương diện Khi kinh tế trang trại phát triển, ổn định thì sự hỗ trợ của Nhà nước cho kinh tế trang trại sẽgiảm dần.

Đặc biệt, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, kinh

tế trang trại ở những nước như nước ta cần thiết hơn bao giờ hết, sự giúp đỡtích cực, toàn diện từ phía Nhà nước mới có thể đứng vững và phát triểnđược

1.1.3.5 Năng lực của chủ trang trại

Năng lực của chủ trang trại có ý nghĩa quyết định đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của trang trại: Xác định phương hướng sản xuất kinh doanh,lựa chọn thị trường, lựa chọn sản phẩm, lựa chọn công nghệ, lựa chọn đối tác,cách thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, cách thức quản lý,

Năng lực của chủ trang trại bao gồm: năng lực hiểu biết về khoa học

kỹ thuật sản xuất; năng lực kinh doanh, năng lực quản lý, năng lực tài chính

và bao gồm cả ý chí vươn lên của chủ trang trại

Là một tổ chức sản xuất hàng hóa với quy mô lớn trong điều kiện hiệnnay để tồn tại và phát triển, đòi hỏi chủ trang trại phải có năng lực Chỉ có chủtrang trại có năng lực mới nắm vững được sự vận động của thị trường, xácđịnh được hướng sản xuất kinh doanh, xác định thị trường cần xâm nhập, cầnchiếm lĩnh, có khả năng ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - công nghệvào sản xuất nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản xuấtkinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại Khai thác có hiệuquả những tác động của môi trường, hạn chế tối đa các khó khăn Tạo điềukiện cho trang trại phát triển ổn định

Trong nền kinh tế tiểu nông chỉ cần có những người nông dân - chủ hộ

Trang 20

cần cù lao động, nhưng trong nền kinh tế thị trường lại cần có những ngườinông dân - chủ trang trại đồng thời là chủ doanh nghiệp năng động có đủ nănglực điều hành, quản lý trang trại có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học -công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của trang trại nhằm đạt hiệu quả caotrong sản xuất kinh doanh.

1.2 TÀI CHÍNH VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

Phạm trù tài chính, tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường,thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhucầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội "Tài chính thể hiện ra là sự vậnđộng của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội Nó phản ánh tổng hợpcác mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thôngqua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khácnhau của chủ thể trong xã hội" [63]

"Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tàichính khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau

về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hộihoạt động trong các lĩnh vực đó" [63]

Công cụ tài chính được hiểu là một phương tiện được Chính phủ sửdụng để tác động vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu đãđịnh Các giải pháp tài chính là toàn bộ các biện pháp, gắn với sự tồn tạikhách quan của hệ thống tài chính, công cụ tài chính, được sử dụng để thựchiện những mục tiêu đã định Hệ thống các công cụ tài chính bao gồm: thungân sách (chủ yếu là thuế), chi ngân sách, tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái,bảo hiểm, Trong luận án này, tác giả luận án chỉ xin tập trung chủ yếu vàomột số giải pháp tài chính vĩ mô: chi ngân sách, thuế và tín dụng

Trang 21

Cơ chế tác động của các công cụ tài chính tới các trang trại, các doanhnghiệp là: tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới tình hình tài chính của cáctrang trại và các doanh nghiệp, nhằm giúp các trang trại, doanh nghiệp có đủvốn hoặc có vốn với điều kiện thuận lợi (giá vốn rẻ), tránh tình trạng thiếuvốn phải đi vay nặng lãi hay phải bán non sản phẩm , qua các công cụ tàichính tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cáctrang trại, các doanh nghiệp Thực hiện chức năng bảo hộ cho các trang trại,các doanh nghiệp Khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của nền kinh tế thịtrường tới tình hình tài chính, cũng như tới hoạt động sản xuất kinh doanh củatrang trại, của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các trang trại, các doanhnghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnhtranh của các trang trại, các doanh nghiệp.

Tác động trực tiếp: Là tác động của các công cụ tài chính trực tiếp vàotình hình tài chính của các trang trại, các doanh nghiệp: miễn, giảm thuế, chovay tín dụng với lãi suất ưu đãi, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ cước phí vận chuyển

Tác động gián tiếp: Là tác động của các công cụ tài chính không trựctiếp tới các trang trại, các doanh nghiệp mà tác động vào môi trường sản xuấtkinh doanh của các trang trại, các doanh nghiệp, qua đó tạo môi trường hoạtđộng sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các trang trại, các doanh nghiệp: tácđộng vào kết cấu hạ tầng, phát triển hệ thống dịch vụ, phát triển công nghiệpchế biến, phát triển hệ thống thị trường Chi NSNN cho các vùng, chi quacác chương trình, dự án quốc gia: 120, 135, chương trình 5 triệu ha rừng v.v

1.2.1 Chi ngân sách với phát triển kinh tế trang trại

Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảothực hiện các chức năng của Nhà nước, chi NSNN không mang tính hoàn trảtrực tiếp Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay NSNN cũng dành một phần để cho

Trang 22

vay ưu đãi (tín dụng Nhà nước) thực hiện các chương trình, mục tiêu của Chínhphủ Chi NSNN có quy mô lớn, phức tạp, có ảnh hưởng rất lớn đến đến hoạtđộng kinh tế - xã hội trong đó có hoạt động của các doanh nghiệp, trang trại.Xét trên phương diện nội dung, chi NSNN bao gồm: Chi cho đầu tư phát triển(các khoản chi làm tăng cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước góp phần làm tăngtrưởng kinh tế) chi cho y tế, chi cho giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ,chi cho văn hóa, thể dục thể thao, chi về xã hội, chi cho quản lý nhà nước, chicho an ninh quốc phòng và các khoản chi khác Các khoản chi ngân sách tạo ranhững nguồn tài chính chủ yếu hoặc có tác dụng như tạo ra khoản "vốn mồi" banđầu để kích thích các nguồn vốn của tư nhân và thu hút các nguồn vốn kháctrong xã hội đến với trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta.

Nhờ chi NSNN cho đầu tư phát triển, đã làm cho cơ sở vật chất kỹthuật mà đặc biệt là kết cấu hạ tầng, đường giao thông, thông tin của đấtnước, các vùng kinh tế được phát triển mạnh mẽ, các trang trại được thụhưởng những lợi ích đó để phát triển

Nhờ chi NSNN mà các ngành sản xuất kinh doanh phát triển, lực lượngsản xuất được nâng cao, đời sống người lao động trong vùng được cải thiện tạo

ra một môi trường kinh tế xã hội thuận lợi, tạo điều kiện cho trang trại pháttriển

Ngoài ra, trang trại còn được thụ hưởng những tác động to lớn khác từchi NSNN:

+ Chi NSNN cho văn hóa giáo dục, y tế: Hàng năm NSNN chi mộtkhoản tiền khá lớn cho văn hóa, giáo dục, y tế , chăm lo đến việc giáo dụcnâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, sức khỏe cho đội ngũ người laođộng, nhằm tạo ra một đội ngũ người lao động có tri thức, có hiểu biết đápứng yêu cầu phát triển mới của các ngành, các doanh nghiệp, các trang trại

Trang 23

Đặc biệt là các nơi thuộc vùng trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi cónhiều khó khăn, có đời sống văn hóa, tinh thần thấp.

+ Chi NSNN cho khoa học công nghệ: Nhận thức được khoa học công nghệ có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các ngành, các doanhnghiệp, các trang trại, trong điều kiện hiện nay, Nhà nước đã dành mộtkhoản ngân sách lớn chi cho việc phát triển khoa học - công nghệ Nhà nước

đã quan tâm tới tất cả các khâu: nghiên cứu, triển khai (R & D) khoa học công nghệ, từ đời sống của các nhà khoa học đến điều kiện vật chất chonghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ (phòng thí nghiệm, cơ sở thựcnghiệm, ) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chuyển giao công nghệ, nhằmtạo ra máy móc, thiết bị, giống cây, con mới, phục vụ cho sự nghiệp pháttriển của đất nước của các ngành các doanh nghiệp và các trang trại,

-+ Chi NSNN cho hỗ trợ đầu tư, nhập khẩu, bảo trợ giá nông sản, hỗtrợ cước phí vận chuyển một số loại hàng hóa cho các vùng núi cao, vùng sâu,vùng xa,

+ Chi NSNN cho hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư vớimục tiêu đưa tri thức mới, đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào lĩnh vựcnông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu mới của đất nước Nhà nước đã xâydựng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư rộng lớn trong cả nước,thống nhất từ trung ương đến các địa phương và cơ sở, hàng năm, NSNNcũng chi một khoản khá lớn cho hệ thống này

+ Chi NSNN thực hiện các chương trình kinh tế lớn: chương trình 5 triệu

ha rừng, chương trình việc làm (120), chương trình xây dựng vùng nguyênliệu cho cây công nghiệp chế biến (chương trình mía đường, )

Trang trại nào tận dụng cơ hội thông qua chi NSNN mang lại, trangtrại đó đã thu được tác động kép: một mặt làm tăng được vốn cho mình, vừa

sử dụng được tiến bộ khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,… màkhông mất tiền hoặc mất với một khoản lệ phí rất nhỏ Mặt khác, không phải

Trang 24

bỏ tiền ra hoặc nếu phải bỏ ra thì với một lượng rất nhỏ xây dựng kết cấu hạtầng, đổi mới khoa học - công nghệ và đào tạo nhân công, nhờ vậy mà tậptrung vốn, sức lực của mình cho đầu tư phát triển trang trại

Chi NSNN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở các tỉnh thuộc khu vựctrung du và miền núi, bởi vì ở đây kết cấu hạ tầng rất yếu kém, điều kiện địahình có nhiều khó khăn, tích lũy của dân cư thấp Các tỉnh vùng này còn gặpnhiều khó khăn Khả năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thấp Tuynhiên, Nhà nước không thể làm thay Ủy ban nhân dân tỉnh, làm thay các trangtrại được, nhưng chi NSNN cần phải trở thành khâu đột phá, nhằm thu hút đầu

tư từ các nguồn khác thúc đẩy kinh tế toàn vùng nói chung trang trại nói riêngphát triển Chính quyền địa phương, dân cư, các ngành, cần đứng ra cùngNhà nước làm tốt các vấn đề trên với tinh thần "Nhà nước, nhân dân cùnglàm"

Với các nước có nền nông nghiệp lạc hậu, xuất phát điểm thấp chiNSNN có ý nghĩa quan trọng đặc biệt Tuy nhiên, NSNN của những nước nàykhông dồi dào, do vậy, việc kết hợp giữa "Nhà nước với nhân dân" cùng làmtrong mọi vấn đề là hết sức cần thiết; vấn đề quan trọng cần giải quyết là: Nhànước làm cái gì? Nông dân làm cái gì? Nhà nước phải làm những cái gì mà nôngdân không làm được hoặc làm không có hiệu quả, chẳng hạn đường giao thông,kết cấu hạ tầng… Nhà nước cần nghiên cứu để thấy được nhu cầu của các vùng,các địa phương để có cơ cấu chi NSNN phù hợp, mặt khác, các chủ trang trạicũng cần chủ động tìm hiểu cơ cấu chi NSNN cho vùng để tiếp cận, có chươngtrình hành động phù hợp, nhằm khai thác tối đa sự giúp đỡ của Nhà nước qua chiNSNN

1.2.2 Thuế với phát triển kinh tế trang trại

Thuế là hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các tổ chứckinh tế và dân cư cho Nhà nước bằng một phần thu nhập của mình Thuế làkhoản thu bắt buộc, được thể chế hóa bằng luật, các cá nhân và pháp nhân có

Trang 25

nghĩa vụ phải đóng góp cho Nhà nước Đây là khoản đóng góp không hoàntrả trực tiếp của người nộp thuế Bên cạnh nhiệm vụ cơ bản là tập trung nguồnlực tài chính vào tay Chính phủ để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội củađất nước trong từng thời kỳ Thuế còn được dùng để điều chỉnh quá trình pháttriển của các ngành, các vùng Ngoài ra qua thuế kích thích các nhà đầu tư bỏvốn vào phát triển các ngành, các vùng theo chương trình ưu tiên của quốcgia

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa thuế với hoạt động sản xuất kinh doanh

của trang trại

Giảm thuế Tăng thuế Giảm thuế Tăng thuế

- Tăng giá đầu v o c ào ủa trang trại.

- Hạn chế việc đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong các trang trại

- Khuyến khích sử dụng

có hiệu quả đất đai, t i ào nguyên rừng biển (giảm sử dụng t i ào nguyên thuế sử dụng ruộng đất)

- Góp phần tăng đầu tư trở lại phát triển sản xuất.

- Khuyến khích ứng dụng công nghệ mới

- Giảm chi phí  tăng sức sức cạnh tranh  cải thiện đời sống của người lao

- Giảm lợi nhuận của trang trại, giảm thu nhập của người lao động v c ào ủa chủ trang trại.

- Tăng chi phí sản xuất  tăng giá th nh ào sản phẩm

l m cho s ào ản phẩm khó tiêu thụ.

- Tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.

- Khuyến khích xuất khẩu.

- Tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến.

L m cho ào giá sản phẩm cao khó tiêu thụ

Trang 26

Đồng thời qua thuế buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải sử dụngtiết kiệm và có hiệu quả hơn các nguồn lực xã hội (đặc biệt là nguồn lực tựnhiên).

Hệ thống thuế hiện hành ở nước ta bao gồm: thuế giá trị gia tăng; thuếthu nhập doanh nghiệp; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất nhập khẩu; thuế sửdụng đất nông nghiệp; thuế chuyển quyền sử dụng ruộng đất; thuế tài nguyên;thuế thu nhập với người có thu nhập cao

Thuế vừa tác động trực tiếp, vừa tác động gián tiếp tới hoạt động củacác trang trại, nó vừa mang tính tích cực; khuyến khích người lao động nộpthuế, thúc đẩy, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển; tuy nhiên, nếu chính sáchthuế không đúng đắn sẽ làm gia tăng tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế, sảnxuất không phát triển,…

Tác động của thuế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại rộngkhắp, bao trùm lên tất cả các khâu "đầu vào", "đầu ra" và bản thân trang trại

Từ sơ đồ trên ta nhận thấy, để thuế trở thành một công cụ tài chínhhữu hiệu trong việc tác động đến kinh tế trang trại đòi hỏi Nhà nước phải xâydựng được một chính sách thuế đồng bộ, gắn bó chặt chẽ với nhau ngay từkhâu "đầu vào" hoạt động của trang trại, và cả "đầu ra" của trang trại

Nếu chính sách thuế hợp lý sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, cácngành liên quan phát triển mạnh mẽ, cung ứng đầy đủ kịp thời các sản phẩmhàng hóa và dịch vụ đáp ứng cho trang trại phát triển, chính sách thuế đúngđắn thúc đẩy ngành chế biến phát triển tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêuthụ sản phẩm cho các trang trại nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năngcạnh tranh của các sản phẩm của trang trại

Với chính sách thuế phân biệt từng ngành, từng vùng khác nhau Nhànước có thể thúc đẩy, tăng trưởng những ngành mũi nhọn, những vùng trọngđiểm Dựa vào công cụ thuế, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích

Trang 27

lũy, đầu tư và tiêu dùng Từ chính sách thuế phân biệt với thuế suất cao thấpkhác nhau đối với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, đối với sản phẩmhàng hóa dịch vụ, tùy vào sự cần thiết của chúng đối với sản xuất và đời sống

xã hội đã có tác dụng điều chỉnh sự phát triển của các ngành nghề, sản phẩmhàng hóa, dịch vụ Chẳng hạn với thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, thuếnhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, ) là loại thuế ảnh hưởng trực tiếp đến giá

cả của sản phẩm, thu nhập của trang trại nói riêng, doanh nghiệp nói chung vàcác quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường Việc áp dụng chính sách thuế

ưu đãi (thuế suất thấp, thời hạn miễn giảm thuế, ) đối với ngành hàng nào đóvới loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ nào đó, thường làm cho giá cả hàng hóa

đó giảm xuống; khi giá cả hàng hóa giảm, lượng cầu hàng hóa sẽ tăng, thúcđẩy các trang trại, các doanh nghiệp phát triển mở rộng quy mô sản xuất,nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn Ngược lại, việc áp dụng thuế suất caođối với hàng hóa, dịch vụ nào đó (không khuyến khích tiêu dùng) sẽ làm chogiá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên, lượng cầu về hàng hóa dịch vụ đó sẽ giảmxuống, các trang trại và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh loại hàng hóa dịch

vụ này sẽ thu hẹp qui mô sản xuất, tránh tình trạng dư cung hàng hóa, đồngthời tìm cách chuyển sang sản xuất kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ khác

có lợi hơn Việc điều chỉnh của Nhà nước qua thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêuthụ đặc biệt, ) Nhà nước đã có thể điều tiết, hướng dẫn tiêu dùng, bảo hộ sảnxuất trong nước; khuyến khích sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu bằngnguyên liệu sẵn có trong nước, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hànghóa trong nước

Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và thếgiới, vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu sẽ bị hạn chế do việc thực hiện cáccam kết Hơn nữa nếu Nhà nước quá dựa vào vai trò bảo hộ của thuế nhậpkhẩu sẽ dẫn đến nhiều bất lợi: Chính sách đối ngoại của Nhà nước bị ảnh

Trang 28

hưởng, nền sản xuất trong nước trì trệ, các trang trại và doanh nghiệp khôngchịu đổi mới công nghệ sản xuất, sản phẩm,

Với các loại thuế trực thu: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh củatrang trại của doanh nghiệp

Với bản thân trang trại, việc miễn, hoặc giảm thuế thực chất là việcgiảm nghĩa vụ phải đóng góp cho NSNN của các trang trại và cũng là việcNhà nước tăng mức đầu tư trở lại cho các trang trại, tạo điều kiện cho cáctrang trại hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy, tăng mức vốn, tăng sức cạnhtranh của sản phẩm, phát triển sản xuất, khắc phục các khó khăn, khuyếnkhích sử dụng tích cực và có hiệu quả các tài nguyên

Trong điều kiện kinh tế quốc tế hiện nay, việc bảo hộ nền kinh tếtrong nước đặc biệt qua hàng rào thuế quan đang ngày càng giảm dần, phùhợp với các cam kết quốc tế, vì vậy đòi hỏi Nhà nước có những hình thức mới

để hỗ trợ mà không mâu thuẫn với các cam kết quốc tế, tạo điều kiện cho cácngành, các doanh nghiệp trong nước phát triển, đủ sức cạnh tranh với cácdoanh nghiệp hùng mạnh trong khu vực và trên thế giới

Tuy nhiên, việc miễn (giảm) thuế trong từng trường hợp cụ thể cầnđược xem xét một cách cẩn trọng, sao cho vừa đảm bảo nguồn thu choNSNN, vừa kích thích phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của trang trại.Xây dựng chế độ thưởng phạt nghiêm minh, khuyến khích các trang trại chấphành đúng luật pháp, làm ăn có hiệu quả

Mặt khác, thuế cũng cần phải phối hợp với các công cụ tài chính kháctạo điều kiện cho các công cụ tài chính phát huy tác động một cách có hiệu quả

Thuế và chi NSNN là công cụ của chính sách tài khóa, nó có mối quan

hệ mật thiết với nhau trong ngắn hạn và dài hạn, có lúc nó hỗ trợ nhau, nhưng

Trang 29

có lúc lại triệt tiêu nhau Về ngắn hạn, tăng thu mới được chi, nhưng về dàihạn thì tăng thu phải thông qua tăng trưởng kinh tế mới là con đường cơ bảnchứ không thể tăng thu thông qua mức thuế suất được Ngược lại giảm chiNSNN là tiết kiệm cho NSNN; nhưng giảm chi trong những lĩnh vực cần thiếtlại sẽ dẫn đến tình trạng giảm thu trong tương lai Vì vậy, hai công cụ này cầnđược sử dụng một cách linh hoạt nhằm để đạt được mục tiêu nhất định.

1.2.3 Tín dụng với phát triển kinh tế trang trại

Tín dụng biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập

và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời choquá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả [37, tr 75]

Thực chất của tín dụng là quan hệ "vay mượn", sử dụng vốn lẫn nhaugiữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa, giữa những ngườicho vay và những người đi vay nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời trongquá trình sản xuất và tiêu dùng Các quan hệ này được ràng buộc bởi cơ chếtín dụng và pháp luật hiện hành

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ tín dụng rất đa dạng, rấtphong phú: Tín dụng bao gồm: tín dụng thương mại (TDTM), tín dụng ngânhàng (TDNH), tín dụng nhà nước (TDNN), tín dụng thuê mua, tín dụng tiêudùng, tín dụng quốc tế [37, tr 81]

Ngoài ra còn có các hình thức tín dụng khác của dân cư: hợp tác xã tíndụng, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, các hình thức tín dụng đoànthể, hiệp hội, tín dụng nặng lãi (chơi phường họ, cho vay trực tiếp, cầm đồ,vốn ứng trước…)

Ngoài các hình thức tín dụng trên, trong nền kinh tế thị trường, kênhdẫn vốn trực tiếp thông qua thị trường chứng khoán có ý nghĩa to lớn với cácdoanh nghiệp, các trang trại Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán còn đang ởtrình độ phát triển thấp, phạm vi tác động của nó còn rất hạn chế (Trung tâm

Trang 30

chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - một kiểu của thị trường chứng khoántập trung, hoạt động được 4 năm nay) Các đơn vị tham gia trên thị trườngchứng khoán đang còn rất ít và chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vựccông nghiệp,… Phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của thị trường chứng khoáncòn bó hẹp chưa vươn tới lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các trang trại,nhất là các trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Trong tương lai, kênh dẫn vốn này sẽ được mở rộng và sẽ có tác độngrất mạnh mẽ tới các doanh nghiệp và các trang trại Hiện nay, TDNH vẫn làkênh cung cấp vốn tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp nói chung và chotrang trại nói riêng Tuy nhiên, vai trò của các tổ chức tín dụng khác cũng hếtsức quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của các ngành, các doanhnghiệp và trang trại

Tác động của tín dụng đến hoạt động của các doanh nghiệp được thựchiện chủ yếu thông qua lãi suất, thời hạn cho vay và mức vay Tín dụng như

là một chiếc bơm: "hút" vốn từ các nguồn nhàn rỗi (thông qua cơ chế lãisuất), "bơm" vốn cho các doanh nghiệp, trang trại cần vốn để hoạt động sảnxuất kinh doanh

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các trang trại cũng như cácdoanh nghiệp, vốn chủ sở hữu thường chiếm một tỷ lệ nhất định (với cáctrang trại ở nước ta hiện nay, vốn chủ sở hữu chiếm 70 - 80% vốn của trangtrại, loại vốn này chủ yếu dùng để mua sắm đất đai, vườn cây, đàn gia súc,nhà xưởng,…) Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, đổimới công nghệ,… các trang trại rất cần tới vốn tín dụng Trong xu thế pháttriển của kinh tế trang trại, vai trò của vốn tín dụng ngày càng to lớn Với cácchủ trang trại, đặc biệt là chủ các trang trại ở các tỉnh trung du và miền núiphía Bắc nước ta xuất phát điểm rất thấp (nghèo, vốn ít), nhiều chủ trang trạivới hai bàn tay trắng, tự lăn lộn, vay mượn vốn của bạn bè để xây dựng trangtrại, do vậy, họ rất thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh; trình độ năng lực

Trang 31

quản lý thấp, hiểu biết về nền kinh tế thị trường kém, hơn nữa vào thời kỳ đầuxây dựng trang trại (thời kỳ xây dựng cơ bản), thu nhập của trang trại cònthấp, chưa ổn định, nếu không có nguồn vốn tín dụng ưu đãi thì họ (các trangtrại) không thể tồn tại và phát triển vững mạnh được Để tạo điều kiện cho cáctrang trại ra đời và phát triển, cần thiết phải cho các chủ trang trại, đặc biệt làcác chủ trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc vay vốn với lãi suất ưuđãi.

Với các trang trại trong giai đoạn xây dựng cơ bản, đầu tư và đổi mớicông nghệ cần rất nhiều vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn Mặt khác, cáctrang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc chủ yếu phát triển cây côngnghiệp dài ngày, cây ăn quả lâu năm và chăn nuôi đàn gia súc, do vậy, cầnmột lượng vốn trung và dài hạn lớn để phát triển Các trang trại này với cácđối tượng và công việc trên không thể dựa trên nguồn vốn ngắn hạn, lại càngkhông thể dựa trên luồng vốn phi chính thức với lãi suất cao được

Các trang trại với tính chất là một tổ chức sản xuất hàng hóa với quy

mô lớn, rất cần một lượng vốn cố định và vốn lưu động lớn để đáp ứng yêu cầusản xuất: Vốn để mua, thuê đất đai, mua sắm ứng dụng và đổi mới công nghệ,mua sắm vật tư thiết bị, trả công cho người lao động, xây dựng kết cấu hạ tầng

Để nâng cao hiệu quả của đồng vốn tín dụng trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của các trang trại, ngoài tác động trực tiếp vào trang trại, tín dụngcòn tác động gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại: thôngqua các ngành dịch vụ "đầu vào", "đầu ra" của trang trại, thực thi chính sáchtín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực này, từ đó tạo điều kiện cho những ngànhnày phát triển thuận lợi góp phần thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển

Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam tham giaWTO, hình thức lãi suất vay ưu đãi sẽ không còn nữa, trong khi các trang trạinói riêng, các doanh nghiệp nói chung sẽ phải cạnh tranh một cách khốc liệtvới các đối thủ không cân sức Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước, các cấp, các ngành

Trang 32

sớm phải đưa ra những hình thức bảo hộ, bảo trợ phù hợp với các doanh nghiệpnói chung, các trang trại nói riêng cho phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Trong lĩnh vực tín dụng, ngoài tín dụng thương mại, tín dụng ngânhàng, tín dụng thuê mua Tín dụng Nhà nước có một vai trò hết sức to lớnđối với các doanh nghiệp với các trang trại, đặc biệt là ở những nơi có tiềmnăng phát triển kinh tế song gặp phải khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, địahình, tích lũy của dân cư thấp, : như vùng trung du và miền núi, biên giới,hải đảo, vùng sâu vùng xa

Điểm đáng lưu ý là lãi suất cho vay của tín dụng Nhà nước thường làlãi suất ưu đãi (thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng), người đượchưởng tín dụng Nhà nước có lợi thế trong sản xuất kinh doanh, hạ được giáthành sản phẩm , nâng cao sức cạnh tranh

Thực hiện tín dụng Nhà nước, nghĩa là Nhà nước đã phải giành ra mộtphần ngân sách trợ cấp bù lãi suất, thực chất của khoản chi này là một khoảnchi của NSNN; nhưng thông qua hình thức tín dụng, Nhà nước buộc người sửdụng vốn phải quan tâm nâng cao hiệu quả của đồng vốn, tránh được tìnhtrạng sử dụng lãng phí vốn, kém hiệu quả của phương thức cấp phát vốn ngânsách trước đây, mặt khác các khoản vốn tín dụng Nhà nước cho đầu tư, pháttriển, có khả năng thu hồi vốn cho NSNN, để Nhà nước tiếp tục cho vay đầu

tư phát triển nền kinh tế

Tuy nhiên đối tượng thụ hưởng tín dụng Nhà nước là các dự án theocác chương trình mục tiêu được Chính phủ phê duyệt theo chiến lược pháttriển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ Do vậy, các trang trạimuốn được thụ hưởng tín dụng Nhà nước, các trang trại phải tham gia pháttriển theo các chương trình kinh tế xã hội lớn của quốc gia Nhà nước có lợithế trong việc huy động vốn tín dụng với khối lượng lớn, lãi suất thấp (có thểqua con đường phát hành trái phiếu Chính phủ, Công trái, ODA, )

Trang 33

Trong thực tế, nếu lạm dụng TDNN (tăng cường TDNN) sẽ làm hạnchế nguồn vốn phi Nhà nước trong đầu tư phát triển, hơn nữa, việc tăng nhucầu huy động vốn trong nền kinh tế có thể làm nâng mặt bằng lãi suất, qua đóđẩy chi phí sản xuất lên cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp, các trang trại.

Đối với các nước đang phát triển các vùng trung du và miền núi, thiếuvốn, nhưng có nhu cầu vốn cao để tạo ra cú "hích" cho nền kinh tế thì việchuy động nguồn vốn ODA, là rất cần thiết Tuy nhiên, hết sức chú trọng tớihiệu quả của đồng vốn, tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn này

1.3 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY KINH TẾ TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN

Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1 Phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới

Kinh tế trang trại xuất hiện lần đầu tiên ở một số nước Tây Âu khi tiếnhành cách mạng công nghiệp (cuối thế kỷ XVII), sau đó phát triển mạnh mẽ ởtất cả các nước công nghiệp hóa ở khắp các châu lục (châu Âu, Bắc Mỹ, châuđại dương, ) Ở châu Á, chế độ phong kiến kéo dài, nông nghiệp sản xuấthàng hóa ra đời chậm hơn ở châu Âu, châu Mỹ Tuy vậy, vào cuối thế kỷ XIXđầu thế kỷ XX, sự xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước châu Ácùng với sự du nhập phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa đã làm nảysinh hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp [31, tr 94]

Kinh tế trang trại đã đóng góp một phần rất to lớn vào sự nghiệp pháttriển nông nghiệp của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới

Hiện nay, để đảm bảo lương thực thực phẩm cho hơn 6 tỷ người, nôngnghiệp thế giới đã khai thác trên 5.000 triệu ha đất đai, riêng đất canh táctrong 100 năm gần đây đã tăng từ hơn 500 triệu ha lên gần 1.500 triệu ha,

Trang 34

tổng sản lượng các loại nông sản chính của thế giới ngày càng tăng.

Lực lượng sản xuất chủ yếu sản xuất ra khối lượng nông sản nói trênchính là các trang trại sản xuất nông nghiệp

Qua quá trình nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển kinh tế trang trạitrên thế giới, chúng ta có thể rút ra những điểm cơ bản sau đây:

1.3.1.1 Quá trình phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa

Trong lịch sử phát triển nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũngnhư ở nước ta đã từng tồn tại các hình thức sản xuất nông nghiệp mang tínhtập trung được tiến hành trên một quy mô diện tích ruộng đất đủ lớn nhằm sảnxuất ra khối lượng nông sản phẩm lớn hơn so với hình thức sản xuất nôngnghiệp truyền thống, phân tán trên những diện tích ruộng đất nhỏ: Thời đếquốc La Mã có sản xuất nông nghiệp tập trung với lực lượng sản xuất chủ yếu

là tù binh và nô lệ; thời phong kiến ở châu Âu có lãnh địa phong kiến và trangviên; Trung Quốc thời Hán đã có hoàng trang, điền trang, đồn điền, gia trang

Ở Việt Nam thời Lý, Trần có điền trang, thái ấp; ở các thời Lê, Nguyễn cóhình thức đồn điền Đặc trưng chủ yếu của các hình thức này là: sản xuất tuy

đã có tập trung trên quy mô lớn song vẫn là một nền nông nghiệp sản xuất tựcung tự cấp phân tán, việc trao đổi sản phẩm chỉ thực hiện với sản phẩm thừa

và những sản phẩm cần mà họ không sản xuất ra

Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với sự phát triển mạnh

mẽ của công nghiệp từ cuối thế kỷ XVII, đặc biệt là công nghiệp nhẹ và côngnghiệp chế biến đòi hỏi nông nghiệp phải cung cấp cho nó một lượng nôngsản phẩm lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến; đáp ứng nhu cầutiêu dùng của lao động, dân cư phi nông nghiệp; nền nông nghiệp truyềnthống phân tán, tự cung, tự cấp không còn phù hợp nữa; đòi hỏi phải ra đờimột nền nông nghiệp mới - nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung với quy

Trang 35

mô lớn Mặt khác, chính sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa

và cơ chế thị trường đã tạo ra những điều kiện và động lực mạnh mẽ thúc đẩyquá trình biến đổi nhanh chóng nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệpsản xuất hàng hóa

Hay nói cách khác, kinh tế trang trại ra đời và phát triển là một tất yếulịch sử của quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế

1.3.1.2 Quá trình phát triển kinh tế trang trại xuất hiện nhiều loại

hình trang trại, trong đó trang trại gia đình là hình thức chủ yếu

Trong quá trình phát triển kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới đãxuất hiện rất nhiều loại hình trang trại Căn cứ vào hình thức sở hữu có:

+ Trang trại gia đình

+ Trang trại liên doanh

+ Trang trại hợp danh theo cổ phần Loại trang trại này thường có quy

mô lớn và được chuyên môn hóa sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu

Cổ phần của trang trại gia đình liên doanh không bán trên thị trườngchứng khoán còn cổ phần của các trang trại hợp danh theo cổ phần có bán trên thị trường chứng khoán Loại hình này xuất hiện ở Mỹ, ít xuất hiện ở cácnước khác

+ Trang trại ủy thác

Loại hình này thường diễn ra ở một số nước có ruộng đất ít, chủ trangtrại không phát triển sản xuất nông nghiệp mà lại đi làm thuê cho các xí nghiệpcông nghiệp, dịch vụ, nhưng họ vẫn giữ quyền sở hữu đất đai, nên họ đã ủythác lại ruộng đất cho bà con thân thuộc, bạn bè từng khâu hay nhiều khâu trongsản xuất: 75% số chủ trang trại gia đình ở Đài Loan áp dụng hình thức này

Trong các loại hình trang trại trên, trang trại gia đình là chủ yếu 85 - 90%tổng số trang trại là trang trại gia đình (trang trại liên doanh chiếm 5 - 10%

Trang 36

tổng số; trang trại hợp danh theo cổ phần chiếm một tỷ lệ thấp: 1-3% so vớitổng số) [26, tr 11], [29, tr 15; 17].

Sở dĩ trang trại gia đình được coi là hình thức phổ biến và chủ yếunhất trong các nước là vì: thực tế sản xuất nông nghiệp với những đặc điểmriêng biệt không giống như sản xuất công nghiệp, sản xuất tập trung với quy môlớn, sử dụng lao động làm thuê tập trung nên hiệu quả của các xí nghiệp nôngnghiệp tư bản quy mô lớn thấp hơn hiệu quả của các trang trại gia đình có quy

mô nhỏ

Lúc đầu, chính C Mác cũng cho rằng: việc tập trung nông nghiệp thànhcác xí nghiệp sản xuất quy mô lớn là điều tất yếu trong quá trình công nghiệphóa nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa Nhưng đến tác phẩm cuối cùng,C.Mác đã viết: "Ngay ở nước Anh với nền công nghiệp phát triển hình thứcsản xuất nông nghiệp có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy

mô lớn mà là các trang trại gia đình không dùng lao động làm thuê" [26].Trang trại gia đình ở các nước trên thế giới đã đóng góp một phần rất to lớnvào phát triển nền kinh tế đất nước Hiện nay, nước Mỹ với khoảng 2,2 triệutrang trại gia đình đã sản xuất ra hơn 50% sản lượng đậu tương và ngô củatoàn thế giới; nước Pháp với 980.000 trang trại gia đình sản xuất ra lượngnông sản gấp 2,5 lần nhu cầu trong nước với tỷ suất hàng hóa về ngũ cốc:95%; thịt sữa: 70 - 80%, rau quả trên 70%

Nhật Bản có 4,2 triệu trang trại gia đình với quy mô nhỏ đã đảm bảolương thực, thực phẩm cho trên 100 triệu người; gạo: 107%; thịt: 81%; sữa 89%;rau quả 76-95%

Hàn Quốc: việc chú trọng phát triển kinh tế trang trại đã tự túc đượclương thực

Malaixia: năm 1990 trang trại gia đình đóng góp 9% kim ngạch cho xuấtkhẩu và 11% GDP; thu hút tới 88% lực lượng lao động nông nghiệp [26,

Trang 37

tr 105].

1.3.1.3 Quá trình ra đời và phát triển kinh tế trang trại xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh, trong đó kinh doanh tổng hợp là xu thế phát triển hiện nay trong nông nghiệp các nước

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại,trang trại bao gồm:

+ Trang trại kinh doanh tổng hợp

+ Trang trại thuần nông (trang trại chuyên canh)

Loại trang trại thuần nông thường phát triển ở các nước có nền nôngnghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Tây Âu

Xu hướng của các nước hiện nay là đi vào phát triển mô hình trangtrại kinh doanh tổng hợp với đa dạng các nguồn thu: thu từ các hoạt độngnông nghiệp, thu từ các hoạt động ngoài nông nghiệp, thu từ cây trồng, vậtnuôi chính, từ cây trồng, vật nuôi phụ thực hiện phương châm lấy ngắn nuôidài, lấy cây trồng phụ nuôi cây trồng chính Hà Lan, năm 1985 loại trang trạinày chiếm 71%; Nhật bản: 85%; Đài Loan chiếm tới 91% Tuy nhiên, ở cácnước đang phát triển, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp vẫn còn tương đối lớn:Malaixia: thu từ nông nghiệp: 53 - 55%; thu nhập từ các nguồn phi nôngnghiệp: 45 - 47%

1.3.1.4 Quá trình ra đời và phát triển kinh tế trang trại xuất hiện nhiều loại hình quy mô trang trại với trình độ công nghệ khác nhau Quy

mô của trang trại phụ thuộc vào điều kiện tập trung của yếu tố sản xuất cho trang trại

Các quốc gia khác nhau với các điều kiện phát triển trang trại khácnhau sẽ hình thành các quy mô khác nhau

Trang 38

* Về đất đai:

Nước Mỹ:1950 bình quân 1 trang trại : 86 ha

1960 bình quân 1 trang trại : 120 ha

1970 bình quân 1 trang trại : 151 ha

1992 bình quân 1 trang trại : 198,7 haNước Anh: 1950 bình quân 1 trang trại: 36 ha; năm 1987: 71 ha;

Nước Pháp: 1955 bình quân 1 trang trại: 14 ha; năm 1993: 35,1 haCHLB Đức: 1949 bình quân 1 trang trại: 11 ha; năm 1985: 15 haTrong khi đó ở các nước châu Á

Nhóm nước công nghiệp phát triển:

Nhật Bản: 1950 bình quân 1 trang trại: 0,8 ha

1993 bình quân 1 trang trại: 1,38 ha

Đài Loan: 1995: bình quân 1 trang trại: 1,12 ha; 1988: 1,21 ha

Hàn Quốc: 1953: bình quân 1 trang trại 0,86 ha; 1979: 1,2 ha

Nhóm các nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa

Philippin: năm 1948: bình quân 1 trang trại 3,4 ha; năm 1980: 2,62 haBăngladet: năm 1960 bình quân 1 trang trại: 1,43 ha; năm 1985: 1,2 ha

Ấn Độ: năm 1953 bình quân 1 trang trại: 3,01 ha; năm 1985: 1,68 ha

* Về vốn, tư liệu sản xuất và lao động trong các trang trại

Nhìn chung, để phát triển trang trại, các trang trại cần rất nhiều vốn,trong đó bộ phận vốn vay có xu hướng ngày càng tăng

Ở Mỹ, năm 1960 tổng vốn vay của các trang trại là 10 tỷ USD (bìnhquân mỗi trang trại là 2,5 triệu USD); năm 1970 là 54,5 tỷ USD (bình quân

Trang 39

mỗi trang trại gần 18 triệu USD), năm 1985 là 88,4 tỷ USD (bình quân mỗitrang trại hơn 44 triệu USD).

Xem xét trong cơ cấu giá trị tài sản của trang trại Mỹ thì tỷ lệ giá trịđất đai và các công trình xây dựng của trang trại chiếm từ 65- 70%, máy mócthiết bị nông nghiệp chiếm 7 - 12%

Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, các trang trại đã tăng cường sửdụng máy móc hiện đại, với mức độ cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa cao:70% trang trại gia đình đã mua máy móc dùng riêng; ở Đức và Pháp xuất hiện

mô hình mới, các trang trại gia đình góp vốn tự có và vay thêm vốn Nhà nước

để mua sắm máy móc dùng chung (ở Pháp gọi là hợp tác xã, ở Đức lại gọi làHội sử dụng máy nông nghiệp chung) Ở các nước châu Á có khoảng 1,8% sốtrang trại sử dụng chung máy kéo nhỏ; 21% sử dụng chung máy kéo lớn

Ở Nhật đến năm 1985; 67% số trang trại có máy kéo nhỏ và 20% cómáy kéo lớn [31, tr 106]

Có một điểm chung là: trang trại ở các nước công nghiệp phát triển dù

ở Mỹ, Tây Âu, hay châu Á thì trình độ công nghệ của các trang trại đều ởmức cao (mặc dù cũng có sự khác nhau); các trang trại đều rất tích cực sửdụng máy móc, sử dụng các công nghệ mới Do đó, năng suất lao động, năngsuất cây trồng, vật nuôi đều cao, số lao động trong các trang trại không cầnnhiều; cùng với việc tăng cường ứng dụng hệ thống máy móc, hệ thống tựđộng hóa trong các trang trại thì lao động trong các trang trại giảm đi một cáchmạnh mẽ

Còn ở các nước đang phát triển ở châu Á mức vốn đầu tư cho mộttrang trại, trình độ công nghệ của trang trại thấp hơn rất nhiều so với các nước

Âu Mỹ và các nước công nghiệp phát triển cùng châu lục: Nhật Bản Phần lớncác trang trại áp dụng máy kéo nhỏ, với phương thức dùng chung; máy mócđược áp dụng thay thế cho người lao động trong những nơi có công việc nặng

Trang 40

nhọc, nơi tốn nhiều lao động Còn các khâu khác vẫn phải tiến hành bằng cáccông cụ truyền thống; do vậy nặng suất lao động không cao, các trang trại vẫncần nhiều lao động.

1.3.1.5 Quá trình phát triển kinh tế trang trại gắn liền với thị trường (đầu vào, đầu ra) và sự hỗ trợ của Nhà nước

Ở các nước Mỹ và Tây Âu, các nước công nghiệp phát triển ở châu Á,sản xuất của các trang trại gắn rất chặt với thị trường Các trang trại chủ độngmua sắm máy móc, vật tư kỹ thuật từ thị trường, thông qua nhiều kênh phânphối Mặt khác, sản xuất của trang trại còn gắn mật thiết với thị trường đầu ra;các trang trại đều là thành viên của các hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm: toàn bộsản phẩm của trang trại được chuyển cho các hợp tác xã tiêu thụ Hợp tác xãlàm nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm cho trang trại, hợp tác xã tiêu thụ sẽ chuyểnsản phẩm tới nhà máy chế biến, hoặc tiêu thụ trên thị trường tự do, công nghệchế biến nông sản ở các nước này rất phát triển Nhìn chung, khoảng trêndưới 80% nông sản phẩm được chế biến trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ

Chính sự ổn định của đầu ra đã tạo cho các trang trại sự yên tâm trongsản xuất kinh doanh; trong đó, sự phát triển của công nghiệp chế biến và hệthống chợ đóng vai trò quan trọng đặc biệt

Ở các nước phát triển, sự hỗ trợ của Nhà nước được thể hiện trên cáckhâu: xây dựng kết cấu hạ tầng, hoặc hỗ trợ một phần vốn cho các trang trạitrong việc mua sắm máy móc, ứng dụng tiến bộ công nghệ mới (Pháp,Nhật ) Ở Nhật: Nhà nước cho các trang trại gia đình vay vốn ưu đãi với lãi suấtthấp (từ 3,5 - 7,5%/năm) để cải tạo đồng ruộng và mua sắm máy móc Nhà nướccòn trợ cấp cho các trang trại 1/3 đến 1/2 giá bán các loại máy móc nông nghiệp

mà Nhà nước cần khuyến khích Ngoài ra, Nhà nước còn hướng dẫn các trangtrại tăng hoặc giảm sản xuất các loại nông sản, chống khủng hoảng thừa hoặcthiếu nông sản Trong trường hợp giảm sản xuất, Nhà nước sẽ đền bù khoản thiệt

Ngày đăng: 15/10/2016, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w