Các yếu tố chi phối hoạt động của dịch vụ công tác xã hộ đối với người tâmthần ...24 Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI TÂ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ KHUYÊN
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM
ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỮU CHÍ
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hữu Chí
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn nàytrung thực
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Học viên
Trang 3MỤC LỤC
MỞ
ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM
THẦN 9 1.1 Tổng quan về bệnh tâm thần và người bệnh tâm thần .9 1.2 Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần 11 1.3 Một số thuyết áp dụng trong công tác xã hội đối với người tâm thần 181.4 Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần và các môhình hỗ trợ người tâm thần 211.5 Các yếu tố chi phối hoạt động của dịch vụ công tác xã hộ đối với người tâmthần
24 Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH QUẢNG
NAM 29 2.1.Kháiquát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Nam và tình hình Trung tâm điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam 29 2.2 Thực trạng dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam 35 Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN QUẢNG NAM 60
3.1.Giải pháp tuyên truyền về người tâm thần và các vấn đề của họ 603.2.Giải pháp nâng cao năng lực cho nhân viên công tác xã hội 613.3.Giải pháp nâng cao năng lực cho người tâm thần và gia đình người tâm thần 623.4.Giải pháp đổi mới nội dung và các phương thức thực hiện các hoạt động dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần 633.5.Giải pháp về việc xây dựng các mô hình dịch vụ Công tác xã hội hỗ trợ người tâm
thần 64 3.6 Khuyến nghị với những nghiên cứu tiếp theo 68KẾT LUẬN
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5Bảng 2.4: Độ tuổi của người tâm thần tại Trung tâm
Bảng 2.5 Bảng chi tiết trình độ đào tạo về công tác xã hội của cán bộ nhân viên tạitrung tâm (30/12/2015)
Bảng 3.1 Bảng hoạt động sống luân phiên giữa gia đình và trung tâm
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội chúng ta đang có những bước chuyển mình rõ rệt về các mặt kinh tế –văn hóa – xã hội Chất lượng cuộc sống ngày một được nâng cao hơn Song chính
sự phát triển nhanh chóng ấy đã dẫn đến hàng loạt những vấn đề nảy sinh liên quanđến sức khỏe của người dân, trong đó có sức khỏe tâm thần Cho đến nay, công tácchăm sóc bệnh nhân tâm thần ở Việt Nam đã có những kết quả nhất định Nhiềubệnh nhân tâm thần nặng được đưa vào chăm sóc và phục hồi chức năng trong cáctrung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng chuyên biệt ở các tỉnh, thành và cơ sởbảo trợ xã hội Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn nhiều người bệnh chưa được tiếpcận những dịch vụ này; thêm vào đó, số lượng người mắc các chứng bệnh tâm thầnđang ngày càng gia tăng, trong khi đó, các cơ sở chăm sóc tập trung có nguy cơ quátải
Thực hiện Quyết định 1215/ 2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng chongười tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011-2020, các Bộ, nghành liênquan đã khẩn trương hướng dẫn địa phương triển khai các nhóm công việc; xâydựng kế hoạch thực hiện đề án 1215; quy hoạch phát triển hệ thống các cơ sởBTXH chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâmtrí; truyền thông, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng vàtoàn xã hội về chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng
Tại Việt Nam theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến năm 2020,ước tính số người tâm thần và rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam tăng cao, đặc biệt là cácthành phố chiếm khoảng 10% dân số, tương đương 10 triệu người; trong đó, sốngười mắc bệnh tâm thần nặng, có hành vi nguy hiểm cho gia đình và cộng đồngthuộc diện Bảo trợ xã hội ước tính khoảng 2.5% tương đương với 250.000 người và
có chiều hướng ngày càng gia tăng
Trang 8Theo số liệu điều tra năm 2015 hiện nay số người khuyết tật tại tỉnh Quảng
Nam là: 36.799 người trong dó có 8.214 người tâm thần (Tâm thần phân liệt; động kinh; rối loạn tâm thần khác).
Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam hiện nuôi dưỡng vàchăm sóc 209 người tâm thần ở trong và ngoài tỉnh Đây chính là ngôi nhà chungcho những người tâm thần mà người đời vẫn quen gọi bằng giọng kỳ thị “ngườiđiên” Trong thời gian qua vẫn còn nhiều vấn đề của người tâm thần chưa được giảiquyết; nhu cầu của một số người tâm thần nói chung chưa được đáp ứng; đội ngũcán bộ có chuyên môn về CTXH còn hạn chế, công tác tiếp nhận, chăm sóc và điềutrị còn nhiều bất cập
Xuất phát t những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Dịch vụ công tác xã
hội đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam” Luận văn sẽ nghiên cứu, đánh giá thực trạng dịch vụ chăm sóc,
chất lượng chăm sóc các bệnh nhân tâm thần tại trung tâm, thông qua thực tiễn sẽđưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm góp phần vào việc bảo đảm thực hiệndịch vụ CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần của tỉnh Quảng Nam
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thông qua các tài liệu, giáo trình tham vấn, tư vấn; giáo trìnhcông tác xã hội; Giáo trình đại cương trong chăm sóc sức khỏe tâm thần; lý thuyếtcông tác xã hội đã được Quý giảng viên chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm
là Thạc sĩ; Tiến sĩ; PGS TS trang bị trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu việcvận dụng vào thực tiễn
Trong phạm vi các công trình nghiên cứu có liên quan đến người tâm thần,người nghiên cứu lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, các đánh giá,bài viết tiêu biểu như:
2.1 Nội dung nghiên cứu về bệnh tâm thần và người tâm thần
Nhằm thực hiện những mục tiêu của “Dự án hỗ trợ phát triển hệ thống trợgiúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai
Trang 9đoạn 2013-2015” của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tài liệu “Đại cương
chăm sóc sức khỏe tâm thần”.
- Đã nêu lên được lịch sử hình thành và phát triển của công tác chăm só sứckhỏe tâm thần trên thế giới và trong nước, tài liệu đã đề cập đến một số vấn đề như:
+ Các loại mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần; Phân loại các vấn đề sứckhỏe tâm thần; Các triệu chứng, hội chứng rối loạn tâm thần
- Đề cập đến những rối loạn tâm thần thường gặp như: Tâm thần phân liệt;Nghiện chất; Rối loạn khí sắc; Rối loạn lo âu; Các rối loạn liên quan đến phát triển;Các rối loạn do tổn thương thực thể não và các rối loạn khác [21, Tr.5]
2.2 Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần
Sự gia tăng các vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần trong cộng đồng xãhội và nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc và nuôi dưỡng người có vấn đề về sứckhỏe tâm thần với mục đích là góp phần vào can thiệp phòng ng a, trợ giúp và giảiquyết các vấn đề do ảnh hưởng các vấn đề về sức khỏe tâm thần , đảm bảo an sinhcho người dân, cộng đồng và xã hội Đã giới thiệu một số vấn đề chung về sứckhỏe tâm thần, về các chính sách, mạng lưới, chương trình hỗ trợ người rối loạn tâmthần và vai trò chức năng của CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộngđồng Giới thiệu khái quát về CTXH; Trình bày các nội dung can thiệp trongCTXH; Cung cấp sơ lược về các vấn đề sức khỏe tâm thần và một số phương phápcan thiệp của nhân viên CTXH; cung cấp các dịch vụ CTXH đối với người tâmthần và người nhà của người tâm thần khi họ có nhu cầu được trợ giúp [ 13, Tr.5]
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Nhằm tạo sự bình đẳng và cơ hộicho mọi người bệnh tâm thần mãn tính hòa nhập cộng đồng; huy động nguồn lực
to lớn và sẵn có tại cộng đồng để thực hiện cùng với sự tham gia của chính bảnthân người bệnh, gia đình và các thành viên tích cực của cộng đồng thông qua cácdịch vụ CTXH như y tế, giáo dục, sức khỏe tâm thần, phục hồi, nghề nghiệp và xãhội thích hợp [24, Tr 13]
Trang 10Bộ LĐ – Thương binh và Xã hội, Cục bảo trợ xã hội 2014, “Hệ thống vănbản và tài liệu kỹ thuật trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần”Nxb Lao động –Xã Hội.
Ths Nguyễn Văn Hồi, Phó Cục trưởng Cục BTXH và TS.BS Trần Tuấn,giám đốc Trung tâm RTCC (chủ biên): “Đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe tâmthần phát triển bởi các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam”
T những công trình nghiên cứu, những đánh giá, bài viết trên các tác giả đãtập trung tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số khía cạnh của SKTT như khái niệmphân loại, nguyên nhân, mô hình, dịch vụ chăm sóc, bảo vệ và phục hồi chức năng
và hòa nhập cộng đồng cho người tâm thần Nghiên cứu đã phân tích được các đặcđiểm của người bệnh tâm thần và dấu hiệu nhận biết các bệnh tâm thần t đó giúpcho người làm công tác chuyên môn nhanh chóng sàng lọc và đưa đi chữa trị kịpthời và phù hợp với t ng loại bệnh tâm thần Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đi sâuvào phân tích và đưa ra quy trình hỗ trợ và phục hồi chức năng cho người tâm thầnmột cách hiệu quả nhất tại các cơ sở bảo trợ xã hội t đó tạo điều kiện cho ngườitâm thần phục hồi và hòa nhập cộng đồng Tuy nhiên, tiếp cận t góc nhìn CTXHđối với người tâm thần thì có rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến Đây là mộttrong những lý do chính để tôi thực hiện nghiên cứu này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở lý luận nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người tâmthần về thực trạng tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam Đềtài phân tích, đánh giá và làm rõ những kết quả đạt được, những nguyên nhân củanhững tồn tại, hạn chế của dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần, t đó đềxuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động của dịch vụcông tác xã hội cải thiện các dịch vụ công tác xã hội nói chung và cho người tâmthần tại trung tâm nói riêng
3.2 Nhiệm vụ
Trang 11Tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để phân tích vàlàm rõ cơ sở lý luận về dịch vụ CTXH với người tâm thần.
Tìm hiểu các loại hình dịch vụ cho người bệnh tâm thần, những kết quả, hạnchế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế tại Trung tâm Điều dưỡng người tâmthần tỉnh Quảng Nam
Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị về những hoạt động của dịch vụ côngtác xã hội đối với người tâm thần tại trung tâm Điều dưỡng người tâm thần trongthời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lýthuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như dịch vụ
Trang 12hỗ trợ của công tác xã hội đối với người tâm thần, hệ thống chính sách trợ giúp xãhội đối với người tâm thần,
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia là các nhà
nghiên cứu, người thực hiện chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia trong côngtác xã hội để tiếp thu những tinh hoa, những kinh nghiệm và thực tiễn trong côngtác xã hội với người tâm thần Các ý kiến của chuyên gia sẽ góp phần làm sáng tỏnội dung nghiên cứu nhất là phần đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốtdịch vụ công tác xã hội với người tâm thần trong thời gian tới
- Phương pháp quan sát: Lấy Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh
Quảng Nam làm cơ sở quan sát trọng tâm
Quan sát đội ngũ cán bộ và nhân viên trực tiếp quản lý, chăm sóc người tâmthần
Quan sát các hoạt động của người tâm thần nhằm phát hiện sự thay đổi của
họ sau các hoạt động, tác động, hỗ trợ của nhân viên CTXH
Quan sát điều kiện sinh hoạt của người tâm thần; Cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ công việc nuôi dưỡng và chăm sóc cho người tâm thần
Giai đoạn quan sát thực tế được tiến hành trong quá trình nghiên cứu, thuthập thông tin, các hoạt động, tư liệu, hình ảnh ghi nhận được để làm nổi bật đề tài
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp (phỏng vấn sâu).
Phỏng vấn sâu lãnh đạo và nhân viên của Trung tâm có nhiều năm công tác
và kinh nghiệm gắn với nghề công tác xã hội, nhằm thu thập các thông tin Tìm hiểuthuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động Dịch vụ công tác xã hội đối vớingười tâm thần tại Trung tâm
Phương pháp này nhằm tìm hiểu giá trị nhân văn của Đảng và Nhà nước tavới công tác An sinh xã hội, những tình cảm của nhân viên công tác xã hội nơi đâydành cho các bệnh nhân tâm thần trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và kết nốidịch vụ với gia đình của đối tượng; những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của cácbệnh nhân đã thuyên giảm muốn trở về với gia đình nhưng có nhiều lí do gia đình
Trang 13nghèo, khó khăn, không có người chăm sóc và gia đình t chối vì lo ngại sự mặccảm của cộng đồng v.v…Phỏng vấn sâu không nhằm đo lường tần số, tỷ lệ hay mốiliên quan giữa các biến số mà góp phần xác định và bổ sung thêm thông tin trongphần nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi
những bệnh nhân tâm thần đã thuyên giảm tại Trung tâm điều dưỡng người tâmthần.Việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống (1) Ràsoát lập danh sách tất cả bệnh nhân tâm thần hiện đang sống tại nơi điều tra;(2) Đánh số thứ tự bệnh nhân tâm thần trong danh sách Lấy ngẫu nhiên một tronghai nguời đầu tiên Tiếp đó cứ cách 3 người tiếp theo trong danh sách lại chọnmột người cho đến khi đủ cỡ mẫu 52 người
- Phương pháp thống kê: Luận văn sử dụng số liệu thống kê để tính toán xử
lý số liệu thu được qua nghiên cứu định tính Trên cơ sở các số liệu được thu thậpthống kê qua các cuộc điều tra và các nghiên cứu của Cục Thống kê tỉnh QuảngNam Số liệu trong các báo cáo của Ủy Ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; BộLao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh;Bệnh viên tâm thần tỉnh; sách, báo, tạp chí trong nước; thông tin t mạng Internet;các văn bản và định hướng của Nhà nước trong các lĩnh vực liên quan đến đề tài
Trang 146.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu Dịch vụ CTXH đối với người tâm thần t thực tiễn Trung tâmĐiều dưỡng người tâm thần Quảng Nam có ý nghĩa khoa học quan trọng Những kếtquả nghiên cứu này góp phần làm rõ tính hợp lý của các lý thuyết trong CTXHđược sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài Đồng thời, kết quả nghiên cứu gópmột phần quan trọng cho mảng đề tài dịch vụ CTXH với người tâm thần còn rất íttrong nghiên cứu CTXH hiện nay
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về dịch vụ CTXH đối với ngườitâm thần t thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam hiệnnay Hiểu được những khó khăn, nguyện vọng và nhu cầu của người tâm thần
Đề tài đưa ra những giải pháp và khuyến nghị góp phần làm sáng tỏ nội dungnghiên cứu nhất là phần đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt lĩnh vựcthực hiện nhằm phát triển dịch vụ CTXH tại tỉnh Quảng Nam nói chung và Trungtâm Điều dưỡng người tâm thần nói riêng
7 Cơ cấu của luận văn
Luận văn này ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụlục, luận văn được trình bày theo 03 chương:
Chương1: Cơ sở lý luận về dịch vụ Công tác xã hội đối với người tâm thần Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần tạiTrung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Giải pháp đảm bảo thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối vớingười tâm thần tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI TÂM THẦN 1.1 Tổng quan về bệnh tâm thần và người bệnh tâm thần
1.1.1 Khái niệm bệnh tâm thần.
Dưới góc nhìn của y học
Người bệnh tâm thần là những người mắc bệnh do hoạt động của não bộ bịrối lọan do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc,sang chấn tâm lý và tinh thần, bệnh cơ thể … làm rối loạn chức năng phản ánh thựctại Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức … bị sai lệch cho nên bệnh nhântâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại,với môi trường xung quanh
Dưới góc nhìn của xã hội:
Người bệnh tâm thần (người rối loạn tâm thần) là người bị bệnh về tâm lýhoặc hành vi cá biệt gây ra đau khổ, mất khả năng cư xử và phát triển như ngườibình thường Những người rối loạn tâm thần vẫn có những quyền nhất định và việcbắt giữ NBTT mà không có căn cứ pháp lý là vi phạm nhân quyền
1.1.2 Sức khoẻ tâm thần
Sức khỏe tốt không chỉ có sức khỏe thể chất tốt mà cần phải có một tinh thầnkhỏe khoắn Tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra định nghĩa về sức khoẻ tốt là “trạngthái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồmtình trạng không có bệnh hay thương tật”
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa về sức khoẻ tâm thần là“trạng tháihoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ và phát huy khả năng củamình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việchiệu quả, năng suất và có thể đóng góp cho cộng đồng”
1.1.3.Một số loại bệnh tâm thần phổ biến
Lạm dụng rượu
Theo Tổ chức Y tế thế giới (1993): Nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn đòihỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói quen, rối loạn nhân cách, giảm
Trang 16khả năng lao động làm ảnh hưởng đến sức khỏe Ở Việt Nam, các nhà lâm sàngthường sử dụng tiêu chuẩn xác định nghiện rượu là những trường hợp có nhu cầuuống tối thiểu 300ml rượu 40 0/c ngày, thời gian kéo dài trên 10 năm.
Rối loạn trầm cảm:
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần, bao gồm nhiều triệu chứng, nhưnghay gặp nhất là sự buồn bã sâu sắc và người bệnh không còn quan tâm hay thích thúđối với tất cả những gì xẩy ra xung quanh hoặc đối với bản thân mình Bệnh luôncảm thấy mệt mỏi, mất hy vọng vào tương lai, nghĩ rằng thế giới xung quanh dườngnhư lúc nào cũng u ám
Rối loạn lo âu:
Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất
vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng đến sự thích nghi với cuộc sống Khi lo âu
và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, vẫn tiếp tục ngay cả khithực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý
Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên:
Rối loạn hành vi là nhóm các hành vi có đặc trưng là bộc lộ sự xâm phạmcác quyền cơ bản của người khác hoặc chống lại các chuẩn mực của xã hội Cáchành vi chống đối xã hội khiến vị thành niên vi phạm luật pháp, nó đi ngược lại cácquy tắc luật lệ, trật tự quy định của xã hội (bao gồm gia đình, trường học, cộngđồng)
Mất trí tuổi già (Alzheimer).
Alzheimer là một loại bệnh thoái hóa ở các tế bào thần kinh thuộc não bộ.Bệnh gây hiện tượng suy giảm trí nhớ, khả năng phán đoán, nhận thức và các rốiloạn về tác phong Khi các tế bào não bị tổn thương trầm trọng, người bệnh bị mấthoàn toàn trí nhớ, khả năng tư duy, ngôn ngữ, không thể sinh hoạt thường ngày mộtcách độc lập, sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác
Chậm phát triển trí tuệ:
Trang 17Chậm phát triển trí tuệ là một sự khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ
có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyếttật xuất hiện trước 18 tuổi
Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não là một tác động lên đầu hoặc chấn thương xuyên qua sọgây phá vỡ chức năng bình thường của não bộ Chấn thương sọ não có thể xảy rakhi đầu bị va chạm đột ngột và mạnh vào một vật, hoặc khi một vật đâm xuyên quahộp sọ và đi vào mô não
Tâm thần phân liệt:
Tâm thần phân liệt là một nhóm các rối loạn nghiêm trọng.Tâm thần phân liệt có thể dẫn đến một số kết hợp của ảo giác, ảo tưởng suy nghĩ bị rối loạn hành vi
1.2.Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người bệnh tâm thần
1.2.1 Khái niệm dịch vụ
Có nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ.Trong nhiều nghành, nhiều lĩnhvực khác nhau thì dịch vụ được định nghĩa khác nhau
Trang 18Theo Mạng công tác xã hội Việt Nam: Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục
vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội
Theo tác giả Đoàn Minh Tuấn (2012) cho rằng dịch vụ là những hoạtđộng lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm hàng hóa tồn tại dướihình thái vô hình nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống của conngười
Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc
độ khác nhau nhưng có thể hiểu rằng dịch vụ là hành vi, quá trình và cáchthức thực hiện công việc được cung cấp hay phục vụ bởi một cá nhân hoặcmột tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu và mong đợi của con người
1.2.2 Khái niệm dịch vụ xã hội
Cũng giống như dịch vụ, khái niệm dịch vụ xã hội hiện đang tồn tạinhiều quan điểm khác nhau
Dịch vụ xã hội được Liên hợp quốc định nghĩa như sau: Dịch vụ xã hội cơbản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đápứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống (UN – Africa Spending Less on BasicSocial Services)
Trong bài viết này, quan niệm về dịch vụ xã hội (social services) có thể được
hiểu như sau: Dịch vụ xã hội là hoạt động cung cấp, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội ới nhóm yếu thế, D XH là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa-hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế.
- Loại hình và đặc điểm dịch vụ xã hội.
Xét về loại hình quản lý, các dịch vụ xã hội đươc cung cấp bởi các cơ sở cungcấp dịch vụ xã hội, đó có thể là một cơ sở, trung tâm của Nhà nước ,của tư nhân,của các tổ chức phi chính phủ hay của các tổ chức tôn giáo và tổ chức xã hội khác
Trang 19Dịch vụ xã hội có loại dịch vụ công hay dịch vụ tư nhân Nếu là dịch vụcông thì tất cả mọi người đều có quyền được hưởng Nếu là loại dịch vụ khôngthuần công (dịch vụ tư) thì tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng chi trả của cá nhân.
1.2.3 Khái niệm Công tác xã hội
Theo Hiệp hội NVCTXH quốc tế (IFSW) định nghĩa “ CTXH thúc đẩy sựthay đổi trong xã hội, các phương pháp giải quyết vấn đề trong mối quan hệ củacon người và nâng cao năng lực, giải phóng cho con người nhằm thúc đẩy súc khỏe,hạnh phúc của mọi người Bằng việc sử dụng các lý thuyết về hành vi của conngười và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp vào những thời điểm con người tươngtác với môi trường của họ Các tiêu chí về nhân quyền và công bằng xã hội là nềntảng của CTXH” [13,Tr 36]
Như vậy ta có thể hiểu một cách chung nhất theo như định nghĩa của
PGS.TS Bùi Thị Xuân Mai: “CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội” [20,Tr.3].
T các khái niệm trên ta khái niệm CTXH đối với người tâm thần như sau: CTXH đối với người tâm thần là hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúpNBTT nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồngthời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúpngười bệnh tâm thần giải quyết và phòng ng a các vấn đề xã hội đối với người tâmthần T đó tạo môi trường sống thuận lợi cho người tâm thần góp phần đảm bảo ansinh xã hội
1.2.4 Khái niệm Dịch vụ công tác xã hội
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2013): Dịch vụ CTXH có thể được coi làmột loại hình dịch vụ xã hội được cung cấp bởi các nhân viên CTXH Việc cungcấp các dịch vụ CTXH không thể tách rời với các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục,dịch vụ truyền thông và các dịch vụ khác Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện
Trang 20dịch vụ CTXH đòi hỏi nhân viên CTXH hội phải có sự nối kết chặt chẽ với cácdịch vụ xã hội khác.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thái Lan (2016): Dịch vụ CTXH là nhữngdịch vụ hỗ trợ, can thiệp với các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hộinhằm giúp các đối tượng giải quyết những vấn đề của mình đảm bảo cuộcsống và môi trường phù hợp, đáp ứng lợi ích tốt nhất của thân chủ
T những khái niệm trên ta định nghĩa Dịch vụ công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp của Công tác xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người yếu thế với mục tiêu ngăn ngừa và khắc phục rủi ro thông qua các hoạt động công tác xã hội.
1.2.5 Khái niệm về Dịch vụ công tác xã hội đối với người bệnh tâm thần
Dựa vào những khái niệm đã nêu, có thể phát biểu rằng: Dịch vụ công tác xãhội đối với người tâm thần là các dịch vụ (có thể thu phí, hoặc không thu phí) đượccung cấp bởi nhân viên CTXH với mục địch hướng đến ngăn ng a, cải thiện hoặcđưa ra các giải pháp về các vấn đề, nhu cầu mà cá nhân người tâm thần, gia đình,cộng đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu, tăng cường chức năng xã hội, thúc đẩy môitrường chính sách, kết nối nguồn lực nhằm giúp họ giải quyết và phòng ng a cácvấn đề xã hội đảm bảo an sinh xã hội
1.2.5.1 ai trò của dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần
Dịch vụ CTXH có ý nghĩa quan trọng với người tâm thần vì nó tạo ra cácđiều kiện thuận lợi để cho cá nhân, gia đình cần sự giúp đỡ có thể tự lực giải quyếtcác vấn đề mà họ đang gặp phải; đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hộinhằm giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu tình trạng yếu thế của mình cũng như cải thiện
và nâng cao chất lượng cuộc sống của người tâm thần
Mặt khác dịch vụ CTXH với người tâm thần như việc biện
hộ các quyền lợi hợp pháp, thúc đẩy môi trường chính sách, kết nối nguồn lực giúpngười tâm thần được đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội Ngoài ra,dịch vụ CTXH đối với người tâm thần mang tính nhân văn khi góp
Trang 21phần tạo ra một môi trường xã hội và chính sách thuận lợi cho người tâm thần Việctriển khai các dịch vụ CTXH với người tâm thần cũng có ý nghĩa lý luận khi đónggóp vào kinh nghiệm thực tiễn vào hệ thống lý thuyết công tác xã hội thực tại tạiViệt Nam.
1.2.5.2.Chức năng của dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần.
Theo Ủy ban Thực hành của Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc gia Hoa Kỳ(1958) đã đưa ra một công bố về những chức năng của công tác xã hội, gồm: chứcnăng chữa trị, chức năng phục hồi, chức năng phòng ng a, chức năng phát triển.Dịch vụ CTXH với người tâm thần cũng có 4 chức năng như trên:
- Chức năng phòng ngừa mắc bệnh tâm thần.
Là việc thực hiện các hoạt động nhằm tác động vào cá nhân, gia đình, nhóm,cộng đồng và xã hội để tạo ra sự thay đổi về suy nghĩ nhận thức, dẫn tới thay đổi vềhành động trong việc giải quyết một vấn đề nào đó Chức năng phòng ng a còn thểhiện ở việc đưa ra các sáng kiến về các mô hình cung cấp dịch vụ cho người tâmthần để hỗ trợ người tâm thần có thể tiếp cận tốt nhất các dịch vụ, đảm bảo cuộcsống
- Chức năng can thiệp.
Là việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chữa trị can thiệp hoặc tác động giántiếp tới cá nhân, nhóm, cộng đồng cần sự trợ giúp để giải quyết khó khăn mà họđang phải đối phó Các hoạt động can thiệp này cũng hướng vào gia đình và cộngđồng, nhằm tạo môi trường sống tích cực đến tình trạng sức khoẻ NTT
- Chức năng phục hồi
Chức năng phục hồi nhấn mạnh với việc cung cấp các dịch vụ cho cá nhân,gia đình, cộng đồng sau khi được can thiệp chữa trị nhưng vẫn chưa phục hồi hoàntoàn Hỗ trợ người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần (sau khi được chữa trị) có khảnăng tham gia vào các hoạt động xã hội, thực hiện chức năng xã hội vốn có của họ
Trang 22bằng việc tham gia vào các hoạt động nhóm, đoàn thể, cộng đồng là một yêu cầucủa NVXH trong thực hiện chức năng phục hồi.
- Hoà nhập cộng đồng cho người tâm thần
Đây là chức năng nhằm tăng cường các khả năng ứng phó cho cá nhân, giađình, cộng đồng trước các tình huống có thể dẫn đến các vẫn đề của họ trong cuộcsống tương lai Trong CTXH đối với người tâm thần chức năng này còn đặc biệtnhấn mạnh đến các hoạt động làm việc nhóm và cộng đồng để phát triển kinh tế địaphương, an ninh, trật tự xã hội, đảm bảo an sinh cho mọi người dân trong xã hội
1.2.5.3 ai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động Dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần
- Khái niệm nhân viên công tác xã hội.
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Thái Lan (2011): Nhân viênCTXH là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trongCTXH, họ có nhiệm vụ: Trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết vàđối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận đượcnguồn lực cần thiết, thúc đẩy sự tượng tác giữa các cá nhân, giữa cánhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổchức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt độngnghiên cứu và hoạt động thực tiễn
- ai trò của nhân viên công tác xã hội trong công tác xã hội với người tâm thần.
Dựa vào các quan điểm và những nhu cầu thực tế của người bệnh tâm thần,nhân viên CTXH có những vai trò và chức năng sau trong hoạt động cung cấp dịch
vụ CTXH cho người tâm thần
ới vai trò là người vận động nguồn lực, nhân viên CTXH là người trợ giúp
người tâm thần tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) để giải quyết vấn đề Nộilực: Sức khỏe, kiến thức, niềm tin, kinh nghiệm, kỹ năng sống… của người tâm
Trang 23thần Ngoại lực: Sự quan tâm chăm sóc của gia đình, sự hỗ trợ về ngân sách địaphương, chính sách của nhà nước…
ới vai trò là người kết nối còn gọi là vai trò trung gian: nhân viên CTXH
là người có được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho NTTcác dịch vụ, chính sách và nguồn tài nguyên có sẵn các cá nhân, cơ quan, tổ chức để
họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sứcmạnh trong giải quyết vấn đề
ới vai trò là người biện hộ: Nhân viên CTXH bảo vệ quyền lợi cho người
tâm thần để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệttrong những trường hợp họ bị t chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ đượchưởng
ới vai trò là người vận động/hoạt động xã hội: Là nhà vận động xã hội, tổ
chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho người tâm thần bêncạnh đó còn vận động các nguồn lực hỗ trợ người tâm thần và vận động chính sáchđối với người tâm thần
ới vai trò là người giáo dục: Nhân viên CTXH cung cấp kiến thức kỹ năng
liên quan tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho người tâm thần để họ
có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề, đánh giá vấn đề, phân tích và tìmkiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết
ới vai trò là người tạo sự thay đổi: Nhân viên CTXH được xem như người
tạo ra sự thay đổi cho người tâm thần, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vitiêu cực hướng tới những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn
ới vai trò là người tham vấn – tư vấn: Nhân viên CTXH tham gia như
người cung cấp thông tin cho người tâm thần những thông tin như CSSKTT, chínhsách Vai trò là người tham vấn, nhân viên CTXH trợ giúp gia đình và cá nhân tựmình xem xét vấn đề và tự thay đổi
ới vai trò là người cung cấp các dịch vụ:Trợ giúp cho những cá nhân, gia
đình không có khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình giải quyết vấnđề
Trang 24ới vai trò là người quản lý hành chính: Nhân viên CTXH thực hiện những
công việc cần thiết cho việc quản lý các hoạt động, các chương trình, lên kế hoạch
và triển khai kế hoạch các chương trình dịch vụ cho người tâm thần
ới vai trò là người quản lý trường hợp:
Phương pháp sử dụng là tiếp cận để thấu hiểu và cảm hoá đối tượng Thôngqua các hoạt động tư vấn, tham vấn, quản lý đối tượng, nâng cao năng lực và giúpđối tượng có kế hoạch hành động thiết thực trong cuộc sống, có thể tiếp cận cácnguồn lực sẵn có để sử dụng các nguồn lực, dịch vụ có hiệu quả
1.2.5.4.Các phương pháp Công tác xã hội
- Công tác xã hội với cá nhân
- Công tác xã hội với nhóm
- Công tác xã hội với cộng đồng
- Chính sách xã hội
- Nghiên cứu xã hội
1.2.5.5 Các kỹ năng cần thiết của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc người tâm thần.
Kỹ năng lắng nghe tích cực
Kỹ năng thu nhập, phân tích thông tin
Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với đối tượng
Kỹ năng, quan sát đối tượng
K
ỹ năng, kiếm soát cảm xúc cá nhân như giữ được bình tĩnh trước mọi tình huốn
g Kỹ năng biện hộ cho nhu cầu của đối tượng
Kỹ năng giao tiếp
Trang 25Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow {14,tr 103} được xem là cha đẻcủa lý thuyết nhu cầu Theo ông, hành vi con người được bắt đầu t hành vi của họ.Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau theo thứ
tự t thấp đến cao về tầm quan trọng Thang nhu cầu của ông được chia thành haicấp: Cấp thấp và cấp cao
Nhu cầu cấp thấp gồm hai nhu cầu về vật chất và an toàn
Nhu cầu cấp cao gồm ba nhu cầu về xã hội, tôn trọng và phát triển
Theo ông, khi con người thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độnhất định nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn
Ứng dụng khi làm việc với người tâm thần: Trước tiên ứng dụng thuyết nàynhân viên CTXH cần hiểu rằng người tâm thần thường gặp nhiều vấn đề Để giảiquyết các vẫn đề đó triệt để thì cần chuyển sang các nhu cầu cụ thể Tiếp cận theonhu cầu trong làm việc trực tiếp với người bệnh sẽ giúp nhân viên CTXH hiểu rằngđối với mỗi người bệnh khác nhau Trong t ng hoàn cảnh không giống nhau lại nàysinh những nhu cầu khác biệt Vì thế, vận dụng lý thuyết nhu cầu giúp nhân viênCTXH hiểu và đáp ứng nhu cầu của người tâm thần
Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết nhu cầu, chúng tôi còn tìm hiểu xem liệu cácnhu cầu của người bệnh được người chăm sóc và cán bộ làm việc với người bệnhđáp ứng được phần nào, nhu cầu nào chưa thực hiện được và nguyên nhân tại sao?
1.3.2 Lý thuyết hệ thống sinh thái
Hệ thống là một tập hợp các phần tử khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ vàtác động qua lại theo một quy luật nhất định tạo thành một chỉnh thể, có khả năngthực hiện những chức năng cụ thể Mỗi hệ thống bất kỳ nào đều có các thành tố,hành vi, cầu trúc, văn hóa và diễn biến của hệ thống {14,tr,57}
Trong nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa trị và phục hồi người tâm thần, tỷ lệ hệthống chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng, nhóm, giađình ảnh hưởng lên người tâm thần Lý thuyết sinh thái cho phép phân tích sự tươngtác và mối liên hệ giữa người bệnh tâm thần và hệ thống sinh thái – môi trườngsống Mỗi người bệnh tâm thần đều có một môi trường sống, thành phần gia đình
Trang 26và hoàn cảnh sống, các yếu tố này tác động ở mức độ nào đến thân chủ và thân chủtác động nhu thế nào đến các yếu tố trong hệ thống đó.
Khi làm việc với người tâm thần, nhân viên CTXH cần xem bản thân ngườitâm thần là một hệ thống, hệ thống này nằm trong hệ thống lớn hơn là hệ thống giađình và hệ thống gia đình lại là hệ thống nằm trọng cộng đồng chứa gía đình đó.Các hệ thống đều có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau Khi xác định vấn đề củangười tâm thần hay gia đình người tâm thần thì cần đặt trong mối quan hệ tương tácgiữa các hệ thống này để phân tích sâu hơn về các nguyên nhân dẫn đến vấn đề
Bên cạnh đó, tìm hiểu hoạt động bảo vệ và chăm sóc người tâm thần trên cơ
sở hệ thống sinh thái chúng tôi phân tích người tâm thần trong mối quan hệ với cácthành viên trong gia đình, cá nhân, tổ chức, nhóm và cộng đồng trong một hệ thốngsinh thái, ở đó, các mối quan hệ có sự tác động qua lại với nhau
1.3.3 Thuyết con người
Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề quyền con người Xuất phát
t quan niệm coi con người v a là sản phẩm tự nhiên v a là sản phẩm của xã hội
Ở nước ta quyền của người tâm thần được quy định trong nhiều văn bản quyphạm pháp luật trong đó Luật Người khuyết tật này nhấn mạnh đến nhiệm vụ của xãhội đối với sự bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ, tạo điều kiện để người tâm thần hòa nhậpvào cộng đồng và khẳng định bản thân
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để người tâm thần đượchưởng các quyền của NKT, hỗ trợ gia đình người tâm thần nuôi dưỡng và chăm sócngười tâm thần hay người tâm thần được nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xãhội phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ bản của người tâm thần Bên cảnh đó, đi kèmvới hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc thì luật cũng khẳng định quyền của NKT làđược chữa trị và phục hồi chức năng t đó tạo điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng,
tự khẳng định mình và độc lập trong cuộc sống
Tóm lại, lý thuyết hệ thống sinh thái, thuyết nhu cầu và thuyết quyền con
người là những lý thuyết chính được áp dụng trong nghiên cứu này để làm lý luậnphân tích tổng quát về hành vi con người sống trong một cộng đồng chịu sự tác
Trang 27động của các yếu tố nơi mình sinh sống Trong quá trình sống thân chủ nảy sinhnhững nhu cầu nào và các nhu cầu đó có được đáp ứng hay không Bên cạnh đóviệc đảm bảo quyền được tiếp cận dịch vụ CTXH cho người tâm thần như thế nào,
có được chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa trị hay bị người đời xa lánh, xã hội kỳ thị
1.4 Cơ sở pháp lý về Dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần và các mô hình hỗ trợ người tâm thần
1.4.1 Luật pháp và chính sách liên quan đến người tâm thần
Đảng và nhà nước đã có những quan tâm nhất định trong việc trợ giúp ngườirối loạn tâm trí, đặc biệt là bị tâm thần Văn bản quản lý nhà nước liên quan đến trợgiúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí baogồm:
Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 được Quốc Hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/5/2010, có hiệulực thi hành t ngày 01/01/2011
Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003; Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004quy định về việc thành lập tổ chức giám định pháp y tâm thần; Luật Dược năm
2005 quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất làmthuốc, trong đó bao gồm thân chủ là NBTT; Luật Bảo hiểm y tế năm 2005 quy địnhbảo hiểm bắt buộc đối với các thân chủ bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàngtháng
Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020
Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ vềphê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, ngườirối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020
Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013, Nghị định củaChính Phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
Quyết định số 2514/QĐ-BYT, ngày 15/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế vềviệc “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020"
Trang 28Phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 theo quyếtđịnh số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012
Đề án này nhằm mục đích hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình
để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham giabình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xãhội Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 là một chương trình lớn,
cụ thể, nhằm biến Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và Luật Ngườikhuyết tật Việt Nam trở thành hiện thực để người khuyết tật Việt Nam được hưởngcác quyền, cũng như thực hiện các nghĩa vụ của mình
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 10 tháng 04 năm 2012.Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật
Quyết định 1364/ QĐ - LĐTBXH ngày 02 tháng 10 năm 2012 của BộTrưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ
sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rốinhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn – 2011-2020
Thông tư liên tịch số 115/2012/TTLT- BTC –BLĐTBXH ngày 18 tháng 07năm 2012 của Bộ Tài chính- Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội Quy định quản
lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng chongười tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020
1.4.2 Các mô hình hỗ trợ người tâm thần
- Mô hình chăm sóc dựa vào bệnh viên tâm thần.
Hệ thống CSSKTT chính thức của nhà nước chủ yếu tập trung vào 02 bệnhviện tâm thần trung ương, 01 bệnh viện sức khỏe tâm thần trung ương và 33 bệnhviện tâm thần tuyến tỉnh Tuyến huyện và tuyến xã không có chức năng chuẩn đoán
và điều trị bệnh tâm thần Do đó, người tâm thần được đưa thẳng t cộng đồng vàobệnh viện tâm thần tỉnh hoặc trung ương Điều này dẫn đến việc CSSKTT nước ta
“phình to” ở tuyến trung ương và tỉnh về điều trị, trong khi lại teo lại ở các huyệntuyến xã
Trang 29- Các dịch vụ sức khỏe tâm thần: Gồm hai giai đoạn chính: Khám kiểm tra
và điều trị
+ Khám kiểm tra: Các vấn đề được đánh giá để xác định xem các dịch vụ
sức khỏe tâm thần có thể có lợi cho người bệnh hay không Khám kiểm tra là tiếntrình hợp tác liên tục, liên quan tới việc thiết lập các mục tiêu điều trị dài hạn dựatrên các điểm mạnh, các vấn đề khó khăn, nguyện vọng và nhu cầu của một cánhân
+ Điều trị: Nhìn chung, các vấn đề SKTT được điều trị bằng thuốc, trị liệu
tâm lý và các dịch vụ phục hồi tâm lý xã hội
+ Thuốc: Có thể giúp giảm bớt hoặc chữa khỏi các triệu chứng và hành vi
liên quan tới các bệnh tâm thần
+ Trị liệu tâm lý có thể giúp các cá nhân hiểu và kiểm soát cuộc sống của
mình, cải thiện tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần và giúp xây dựng các kỹnăng giao tiếp và sinh hoạt lâu dài
+ Biện pháp phục hồi tâm lý xã hội có thể giúp mọi người thiết lập một
mảng lưới trợ giúp cá nhân, học qua các kỹ năng vượt qua sự đau khổ, các kỹ nănghướng nghiệp và giao tiếp, kiếm soát các triệu chứng và áp dụng phương pháp tựgiúp đỡ, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi của một bệnh nhân
- Mô hình chăm sóc dựa vào các trung tâm tâm thần.
Theo Luật người khuyết tật thì người tâm thần được xem là NKT, người tâmthần sau khi được đưa đến các bệnh viện tâm thần điều trị và được chẩn đoán làbệnh tâm thần đặc biệt nặng thì được đưa vào nuôi dưỡng tại các trung tâm BTXH.Bên cạnh đó việc thu gom người tâm thần lang thang về nuôi dưỡng tại các Trungtâm BTXH, làm cho số người tại các cơ sở BTXH tăng lên Cơ sở vật chất của các
cơ sở BTXH thì có hạn, người tâm thần ở đây lại không bớt bệnh và phải nuôidưỡng suốt đời làm cho tình trạng bệnh nhân vào thì nhiều mà ra thì ít dẫn đến quátải Trong khi đó, số người tâm thần ngày càng tăng lên và nhu cầu nuôi dưỡng tạicác cơ sở xã hội của người tâm thần lại cao, nhưng các cơ sở xã hội không có khảnăng đáp ứng được
Trang 30Để phòng ng a và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trítại trung tâm hiệu quả thì ngoài việc làm tốt công tác điều trị y tế, các dịch vụCTXH rất quan trọng và cần thiết đó là các dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý, lao độngtrị liệu, trợ giúp học nghề gắn với việc làm, giải quyết trợ cấp xã hội và trợ giúpkhác tại cộng đồng.
- Mô hình chăm sóc dựa vào cộng đồng.
Ở Việt Nam, t năm 1999, Bộ Y tế triển khai dự án quốc gia về CSSKTTcộng đồng Tuy nhiên, trọng tâm của dự án này là lồng ghép công tác phát thuốc,theo dõi chăm sóc bệnh tâm thần phân liệt vào hoạt động y tế cơ sở Thực tế chothấy điều trị các bệnh về SKTT sẽ khó đạt hiệu quả mong muốn nếu thiếu một trong
ba yếu tố đó là “ Hóa trị liệu”, “ Tâm trị liệu” và đặc biệt là “Can thiệp môi trường sống” đem lại sự khác biệt cơ bản giữa điều trị bệnh tâm thần truyền thống (tại
bệnh viện) với điều trị tâm thần hiện nay, trong đó gia đình, trường học, cộng đồngtrở thành yếu tố chủ chốt quyết định sự thành công của chăm sóc sức khỏe tâm thần,
đó là hợp tác liên ngành, phát hiện sớm, tư vấn điều trị, tạo lập môi trường thuận lợitại cộng đồng giảm thiểu tối đa yếu tố nguy cơ với rối nhiều tâm trí
1.5 Các yếu tố chi phối hoạt động của dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần
1.5.1.Hệ thống chính sách pháp luật.
Trong thời gian qua, mặc dù việc chăm sóc và hỗ trợ người tâm thần đã đượcđưa vào các nghị định của chính phủ, tuy nhiên các chính sách xã hội và phục hồichức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí còn có những bất cập
Thứ nhất: Chưa có tiêu chí lựa chọn người tâm thần, người rối nhiễu tâm tríphục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội kết hợp với phục hồichức năng tại cộng đồng theo một quy trình liên thông
Thứ hai: Thiếu cán bộ và chưa có quy trình hỗ trợ chuyên nghiệp và đội ngũnhân viên làm CTXH giúp ngăn ng a, can thiệp sớm những người rối nhiễu tâm trí, NBTT tại cộng đồng
Trang 31Thứ ba, chưa có sự phối hợp, gắn kết tạo thành mảng lưới hỗ trợ giữa cán bộnghành LĐ-TBXH, nghành y tế tại địa phương.
Thứ tư, chưa có tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý, nhà xã hội
để trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng tại cộng đồng
Thứ năm, chưa đáp ứng đủ số thuốc điều trị tại cộng đồng
Thứ sáu, cơ chế, chính sách trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và giađình chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đời sống hiện nay
1.5.2.Mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Mảng lưới cung cấp dịch vụ ở nước ta, đó là các ngành Lao động-TBXH, Y
tế, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Tư pháp, Toà án, Viện Kiểm sát Đối với hỗ trợphát triển cộng đồng còn liên quan đến các cơ quan, tổ chức cung cấp và quản lýnguồn lực khác như ngân hàng, tài chính, nông nghiệp…Mạng lưới cung cấp dịch
vụ CTXH được cung cấp bởi những nhà chuyên môn như nhân viên CTXH, nhữngchuyên gia về lĩnh vực nhất định trong làm việc trong cơ quan, tổ chức hay độc lập
có tư cách pháp nhân trong xã hội Dịch vụ CTXH trong hệ thống hay mạng lưới
cơ sở cung cấp các dịch vụ nhằm trợ giúp được những nhóm đối tượng BTXH nóichung người tâm thần nói riêng vượt qua được khó khăn, phục hồi các chức năng xãhội và phát triển bền vững, về quản lý nhà nước rất cần có mạng lưới cơ sở cungcấp dịch vụ phong phú về chủng loại, kịp thời về thời gian, chuyên nghiệp về nghềnghiệp, thuận tiện trong tiếp cận và gọn nhẹ về thủ tục hành chính, tạo điều kiệncho đối tượng xã hội nói chung và người tâm thần được thuân lợi trong việc tiếpcận dịch vụ CTXH
1.5.3 Khả năng tiếp cận dịch vụ của người tâm thần và gia đình người tâm thần
Có nhiều tiêu chí đánh giá dịch vụ, nhưng khả năng tiếp cận là mộttrong những tiêu chí quan trọng nhằm tromg việc đánh giá hiệu quả và chấtlượng dịch vụ Đặc biệt đối với người tâm thần, dịch vụ CTXH tác động đếnNTT, người thân và cộng đồng nơi có người tâm thần sinh sống thông qua cáckênh truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cộng đồng về pháthiện sớm, tư vấn, kết nối, kênh cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý,
Trang 32chính quyền địa phương vân động nguồn lực trợ giúp xã hội cho những gia đình có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Khi dịch vụ CTXH đã đến với người tâm thần thì khả
năng tiếp nhận dịch vụ của người tâm thần và người thân của họ sẽ đạt kết quả rất tốt
trong việc đáp ứng nhu cầu của
họ
1.5.4 Khả năng nguồn lực kinh tế
Hằng năm nhà nước đã dành rất nhiều ngân sách cho lĩnh vực BTXH và trợgiúp xã hội để góp phần đảm bảo an sinh xã hội Giúp cho mọi người ai cũng cóđược một cuộc sống đàng hoàng, đúng nghĩa với nó
Kinh phí là một yếu tố rất quan trọng và thiết thực Các hoạt động của côngtác xã hội trước hết phải xuất phát t cái “Tâm” nhưng nếu không có kinh phí đểthực hiện những hoạt động cụ thể thì hiệu quả công việc sẽ không cao
Đối với người tâm thần, chính sách trợ giúp, khám điều trị bệnh, chăm sócsức khỏe hằng năm chiếm rất nhiều ngân sách Việc huy động các nguồn lực, cácchương trình dự án trợ giúp cho đối tượng cũng đang được quan tâm Bên cạnh đó
là sự tham gia vào cuộc của một số lực lượng, cá nhân, tổ chức t thiện trong vàngoài nước… Tuy nhiên trong quá trình kết nối có những lúc còn bị gián đoạn,những phối hợp, gắn kết chưa nhịp nhàng giữa các bộ ngành, các tổ chức đoàn thể,các dịch vụ CTXH, các nhân viên CTXH…với đối tượng, dẫn đến nhiều trường hợpthực tế chưa được tiếp cận với chế độ và nguồn lực trợ giúp của chính sách, cộngđồng và xã hội Khả năng nguồn lực kinh tế có yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thựchiện các chính sách trong hoạt động dịch vụ CTXH đối với người tâm thần
1.5.5.Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội
Trước ảnh hưởng của hội nhập quốc tế với sự du nhập của trào lưu CTXHchuyên nghiệp và những đổi mới về chính sách kinh tế - xã hội, lý luận và thựchành trong công tác trợ giúp xã hội ở nước ta có sự thay đổi Với phương châm
“Cho cần câu chứ không cho sâu cá” đã làm chuyển đổi cơ bản hình thức trợ giúp
mang tính bao cấp trước đây sang hình thức trợ giúp có tham vấn nhằm giúp đốitượng tự giải quyết vấn đề
Có thể nói nhân viên CTXH đã dần được đào tạo một cách bài bản về chuyên
Trang 33Việt Nam ngày càng phát triển đi lên xứng tầm với các nước trong khu vực và thếgiới Tuy nhiên lĩnh vực CTXH còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên giữa lý thuyếtđược đào tạo trong trường lớp và việc vận dụng vào thực tế trợ giúp, hỗ trợ, quátrình làm việc đối với các đối tượng cụ thể khó tránh khỏi những lúng túng, những
sơ xuất, những bất cập … đòi hỏi NVXH phải luôn luôn cố gắng, nỗ lực, trau dồikiến thức, kỷ năng, đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm nhiều hơn nữa để hoàn thànhtốt nhiệm vụ của bản thân
Việc triển khai thực hiện các hoạt động CTXH đối với người tâm thần đạtkết quả phụ thuộc nhiều vào yếu tố năng lực, trình độ của nhân viên CTXH và hệthống mạng lưới cộng tác viên CTXH
Vì vậy, nếu trình độ, năng lực của nhân viên CTXH yếu kém thì có thể đánhgiá, nhận diện sai vấn đề của thân chủ dẫn đến việc xây dựng và triển khai kế hoạchhành động hỗ trợ thân chủ kém hiệu quả, gây lãng phí thời gian, nguồn lực
1.5.6 Nhận thức của chính quyền địa phương, của cộng đồng
Dịch CTXH còn tương đối mới mẻ, các cấp, chính quyền địa phương khichưa có nhận thức sâu sắc về các hoạt động của dịch vụ CTXH nói chung và dịch
vụ CTXH đối với người tâm thần nói riêng sẽ khó tạo được sự đồng thuận, ủng hộ
về chủ trương, nguồn lực trong việc phê duyệt cũng như chỉ đạo tổ chức triển khaithực hiện các chương trình hỗ trợ người tâm thần tại cộng đồng
Đi với cộng đồng tại địa phương luôn là những người gần gũi nhất đối vớingười tâm thần Bên cạnh những người thân thật sự quan tâm, chăm sóc, và yêuthương và giúp đỡ người tâm thần thì vẫn còn rất nhiều những người chưa thật sựquan tâm, chăm sóc người tâm thần Sự nhận thức, kỳ thị không đúng đắn củanhững người này không chỉ ảnh hưởng tới riêng gì người tâm thần mà nó còn ảnhhưởng rất nhiều đến các hoạt động của CTXH đối với người tâm thần
Trang 34Kết luận chương1
Trong nội dung chương 01 của đề tài đã trình bày một số vấn đề lý luận vềdịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần; các khái niệm liên quan đến Côngtác xã hội đối với người tâm thần như: Khái niệm về dịch vụ; Công tác xã hội, dịch
vụ công tác xã hội, CTXH với người tâm thần; Dịch vụ và dịch vụ xã hội; Dịch vụcông tác xã hội đối với người tâm thần Những khái niệm này làm rõ về khách thểnghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xã hội đối với người tâm thần, nộidung Chương 1 trình bày những hoạt động cơ bản trong dịch vụ công tác xã hội đốivới người tâm thần và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong t ng hoạt độngdịch vụ CTXH Nêu lên được các thuyết áp dụng trong Dịch vụ CTXH đối vớingười tâm thần như Thuyết nhu cầu; Thuyết hệ thống sinh thái; Thuyết con người
Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với người tâm thần và 06 yếu tố ảnhhưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với người tâm thần đó là: (1) Hệ thốngchính sách pháp luật (2) Mạng lưới cung cấp dịch vụ CTXH (3) Khả năng tiếp cậndịch vụ của người tâm thần và gia đình người tâm thần (4) Khả năng nguồn lực kinh
tế (5) Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội (6) Nhận thức của chính quyền địaphương, của cộng đồng
Như vậy, qua hệ thống cơ sở lý luận ở Chương 1 sẽ định hướng cho việc
nghiên cứu đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam”.
Trang 35Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI
TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN QUẢNG NAM 2.1.Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Nam và tình hình Trung tâm điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Nam
- ị trí địa lý:
Quảng Nam là một tỉnh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 108026’16” đến
108044’04” độ kinh đông và t 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ bắc.Phía Bắc giáp
thành phố Đà Nẵng và tỉnh Th a Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi vàKon Tum, phía Tây giáp nước Lào, phía đông là biển Đông với trên 125 km bờbiển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phíaNam giáp tỉnh Quảng Ngãi Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km2 Địahình thấp dần t Tây sang Đông và chia làm 3 vùng: vùng núi phía Tây, trung du ởgiữa và đồng bằng ven biển phía Đông
- Đặc điểm địa hình:
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần t Tây sang Đông,hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và venbiển Quảng Nam có r ng nhiệt đới lá rộng thường xanh là kiểu sinh thái chủ đạocủa Quảng Nam Nhân sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở độcao trên 1,000 m của núi Ngọc Linh Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km, venbiển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng, có Cù Lao Chàm là cụm đảo ven bờ với hệsinh thái phong phú được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới
- Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa làmùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc Không có sự
cách biệt lớn giữa các tháng trong năm Khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí
trung bình 84% Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không
Trang 36đều theo thời gian và không gian Nhiệt độ trung bình năm 250C, mùa đông dao động trong khoảng 20 - 24 0C, mùa hè 25-30 0C.
- Tổ chức hành chính
Tỉnh Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính: 02 thành phố và 16 huyện:
Thành phố: Có 02 thành phố: Thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội AnTỉnh lỵ: Thành phố Tam Kỳ
- Kinh tế - xã hội
Kinh tế xã hội năm 2015 tỉnh Quảng Nam tập trung triển khai thực hiện cácchỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội đã đề ra Nhờ sự nỗ lực của các cấp, các ngành,các doanh nghiệp và toàn dân trong tỉnh, tình hình kinh tế xã hội năm 2015 đã cónhững chuyển biến và đạt kết quả tích cực, nhiều mặt nổi trội, đặc biệt là nhiềucông trình trọng điểm hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển trêncác lĩnh vực, tạo nên động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội năm 2015 và nhữngnăm tiếp theo
2.1.2 Khái quát về tình hình người bệnh tâm thần trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một trong những địa phương chịu tác động và ảnh hưởng bởichất độc hoá học màu da cam (Dioxin) mà Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh ở ViệtNam Dioxin ngấm sâu trong lòng đất, rò rỉ thấm vào nước ngầm, ao hồ, làm ảnhhưởng đến môi trường xung quanh Người dân sống ở gần khu vực có nguy cơ phơinhiễm Dioxin cao, dẫn đến nguy cơ bệnh tật di truyền qua nhiều thế hệ, đặc biệt làcác dị dạng cơ thể, khuyết tật về thần kinh, tâm thần và các rối nhiễu tâm trí khác
Theo thống kê, toàn tỉnh có 34.874 người nằm trong vùng quân đội Mỹ rảichất độc hóa học bị phơi nhiễm, trong đó có 14.254 người tham gia kháng chiến
Trang 37trong người mang nặng bệnh tật, con cháu sinh ra bị dị dạng, dị tật, thiểu năng trítuệ, mọi sinh hoạt nhờ vào sự giúp đỡ, chăm sóc của người thân.
Bên cạnh đó cùng với tốc độ phát triển nhanh của Quảng Nam thời gian gầnđây cộng với ảnh hưởng phát triển chung của xã hội hậu quả về tai nạn lao động,tai nạn giao thông, nghiện rượu, bia, môi trường, áp lực xã hội, và các vấn đề xã hộikhác làm cho số lượng NBTT và RNTT trên địa bàn tăng cao
Theo thống kê t Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Nam tính đến tháng12/2015 số NBTT tại các huyện trên địa bàn tỉnh là 8.005 cụ thể
Bảng 2.1: Người tâm thần tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bệnh viện tâm thần tỉnh Quảng Nam quản lý ( 30/12/2015)
Từ nguồn: Báo cáo năm 2015 của bệnh viện tâm thần tỉnh Quảng Nam.
Trang 39T biểu đồ 2.1 cho ta thấy số lượng người tâm thần tại Tỉnh Quảng Nam làrất cao so với dân số chung trên toàn tỉnh Trong khí đó bệnh viện tâm thần tỉnh chỉđáp ứng được 11% điều trị nội trú tại bệnh viện và Trung tâm điều dưỡng ngườitâm thần chỉ đáp ứng được 3 % số NBTT tại Trung tâm còn lại 86 % NBTT đangđược điều trị và chăm sóc tại cộng đồng.
2.1.3 Khái quát tình hình Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần tỉnh Quảng Nam.
Quá trình thành lâp
Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam được thành lập theoQuyết định số 14/2003/QĐ-UB ngày 17/02/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam, làđơn vị sự nghiệp xã hội, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng,chịu sự quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnhQuảng Nam và sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của BộLao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật
- Chức năng nhiệm vụ
Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc những người mắc bệnh tâm thầnphân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trịnhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính thuộc diện đặc biệtkhó khăn
- Tổ chức nhân sự của Trung tâm:
Tổng số CBVC và người lao động tại Trung tâm là: 44 người - Nam: 20người, Nữ : 24 người
Trong đó: Biên chế 18 người; Hợp đồng theo Nghị định 68 :12 người; Hợpđồng lao động: 14 người
Trang 40- ề trình độ chuyên môn:
Bảng 2.2 Bảng chi tiết trình độ chuyên môn và trình độ chính trị của cán
bộ nhân viên Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam (30/12/2015)
Từ nguồn: Báo cáo năm 2015 của Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam