1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Quyền nhân thân của cá nhân và phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự

19 3,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 42,72 KB

Nội dung

Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, vấn đề về quyền nhân thân được chú trọng bảo vệ. Các quyền về cá nhân được bảo vệ và cụ thể trong Bộ luật Dân sự. Trong các quyền được nêu trong Bộ luật Dân sự Việt Nam thì quyền nhân thân là một trong những quyền rất quan trọng. Nhà nước ban hành và quy định quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự là khẳng định của Nhà nước đối với giá trị của quyền nhân thân. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày một mở rộng, nhu cầu, đòi hỏi của con người đối với xã hội cũng tăng dần, kéo theo đó là rất nhiều vấn đề mới phát sinh, đặc biệt là quyền nhân thân của cá nhân lại dễ dàng bị xâm hại. Hiện nay, các quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm và không được bảo vệ không ngừng gia tăng. Chính vì thế, việc cá nhân nhận biết được những giá trị nhân thân, đồng thời tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân là vô cùng quan trọng.

Trang 1

Câu 6: Quyền nhân thân của cá nhân và phương thức bảo vệ quyền nhân

thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2005

MỤC LỤC

I Lời nói đầu 2

II Nội dung 2

1 Cơ sở pháp lý 2

2 Quyền nhân thân của cá nhân 4

3 Phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân 9

4 Thực tiễn áp dụng quyền nhân thân của cá nhân 11

III Bộ luật Dân sự sửa đổi, kiến nghị 17

IV Kết luận 19

Trang 2

I Lời nói đầu

Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, vấn đề về quyền nhân thân được chú trọng bảo vệ Các quyền về cá nhân được bảo vệ và

cụ thể trong Bộ luật Dân sự Trong các quyền được nêu trong Bộ luật Dân sự Việt Nam thì quyền nhân thân là một trong những quyền rất quan trọng Nhà nước ban hành và quy định quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự là khẳng định của Nhà nước đối với giá trị của quyền nhân thân Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày một mở rộng, nhu cầu, đòi hỏi của con người đối với xã hội cũng tăng dần, kéo theo đó là rất nhiều vấn đề mới phát sinh, đặc biệt là quyền nhân thân của cá nhân lại dễ dàng bị xâm hại Hiện nay, các quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm và không được bảo vệ không ngừng gia tăng Chính vì thế, việc cá nhân nhận biết được những giá trị nhân thân, đồng thời tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân là vô cùng quan trọng

II Nội dung

1 Cơ sở pháp lý

a Hiến pháp

Ngay trong ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thừa nhận quyền con người, tư tưởng nhân quyền, dân quyền mà Bác

đã học hỏi trong những năm ra đi tìm đường cứu nước Tư tưởng ấy được cho là

tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong lịch sử lập hiến, lập pháp

Bản Hiến pháp năm 1946, một trong ba nguyên tắc cơ bản là quyền tự do dân chủ của công dân Những người dân bị một đất nước bị xâm lược, bị đô hộ, đóng chiếm đã thực sự trở thành chủ của một đất nước tự do, dân chủ Những quyền nhân thân của cá nhân lần đầu tiên được ghi nhận trong bản Hiến pháp:

Trang 3

quyền tự do ngôn luận, quyền tự do xuất bản, quyền tự do tổ chức và hội họp, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở và quyền bất khả xâm phạm về thư tín

Bản Hiến pháp năm 1959 ra đời khi đất nước có nhiều đổi mới Bên cạnh kế thừa các điều về quyền nhân thân trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 đã chỉ ra các điểm mới như: điều 25: “ Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình Nhà nước

bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó” Và điều 28: “ Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không bị xâm phạm, thư tín được giữ bí mật Công dân nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do cư trú và đi lại” Hiến pháp năm 1959

không phân biệt “ đi lại” trong nước hay nuowsv ngoài mà chỉ nói chung chung Nhà nước thống nhất, đất nước đi lên xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp năm 1980 ra đời Quyền nhân thân của cá nhân được bổ sung và phát triển Điều 70 Hiến pháp 1980: “ Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm” Điều 72 Hiến pháp 1980: “ Quyền lợi của tác giả và người sáng chế, phát minh được đảm bảo”

Tiếp theo là Hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2001; bên cạnh việc kế thừa quyền nhân thân của Hiến pháp năm 1980, bản Hiến pháp này còn bổ sung thêm: điều 57: “ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” Điều 60: “ Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” Và điều 61: “ Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe”

Và cuối cùng là bản Hiến pháp năm 2013, quyền nhân thân của cá nhân đã được khẳng định tại điều 14: “ 1 Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”

Trang 4

b Bộ luật Dân sự

Có thể cho rằng, Bộ luật Dân sự là văn bản pháp lý quy định một cách có hệ thống về quyền nhân thân của cá nhân Trong Bộ luật Dân sự 2005, vấn đề quyền nhân thân của cá nhân được quy định một cách rõ ràng, dễ hiểu

Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử pháp luật dân sự Bộ luật Dân sự 2005 dành riêng mục 2 của chương III

để nói về quyền nhân thân ( điều 24 đến điều 51)

2 Quyền nhân thân của cá nhân

a Khái niệm

Quyền nhân thân thuộc mục 2 chương III của Bộ luật dân sự 2005 ( BLDS 2005) Theo điều 24 BLDS 2005 về quyền nhân thân: “ Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Trước hết, “ quyền dân sự” là quyền của công dân trong lĩnh vực dân sự Các chủ thể có năng lực pháp luật khác nhau thì có các quyền dân sự khác nhau Quyền dân sự có thể hiểu là cách xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể nhất định được hưởng, như: chủ thể thực hiện những hành vi nhất định để thỏa mãn quyền do pháp luật quy định; chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm; chủ thể có quyền yêu cầu chủ thể khác tôn trọng quyền của mình, yêu cầu chủ thể khác dừng hành vi làm ảnh hưởng đến lợi ích của mình

b Đặc điểm

Ngoài những đặc điểm của quyền dân sự, quyền nhân thân còn tồn tại những đặc điểm khác, như: quyền nhân thân chỉ gắn với con người; mọi cá nhân đều có sự bìsnh đẳng về quyền nhân thân; quyền nhân thân không thể bị chuyển giao, quyền nhân thân có đặc điểm là phi tài sản và không mất đi theo thời gian

Trang 5

Đối với mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân, tức là mọi người sinh ra đều có quyền nhân thân, không phân biệt già, trẻ, trai gái, tôn giáo, dân tộc

Luật Dân sự điều chỉnh hai đối tượng chính là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân ( theo Điều 1 BLDS 2005) Quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ tồn tại quyền nhân thân gắn với tài sản hay quyền nhân thân không gắn với tài sản Vì không phải là tài sản nên quyền nhân thân của cá nhân không được định bằng tiền Chính vì thế, quyền nhân thân của cá nhân mang đặc điểm là phi tài sản

Quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân nên không có hiện tượng cá nhân này chuyển giao quyền nhân thân cho cá nhân khác Có thể hiểu là quyền nhân thân của cá nhân không thể là đối tượng của các giao dịch dân sự, tặng cho, Ví dụ: anh A không thể đổi họ tên mình cho anh B được Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quyền nhân thân của cá nhân có thể được chuyển giao như trong các bản hợp đồng của những người nổi tiếng khi ký hợp đồng sử dụng hình ảnh trong mục đích thương mại thì quyền cá nhân về hình ảnh có thể được chuyển giao

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, quyền nhân thân bao gồm:

- Điều 26: Quyền đối với tên, họ;

- Điều 27: Quyền thay đổi tên họ;

- Điều 28: Quyền xác định dân tộc;

- Điều 29: Quyền được khai sinh;

- Điều 30: Quyền được khai tử;

- Điều 31: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh;

- Điều 32: Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể;

- Điều 33: Quyền hiến bộ phận cơ thể;

- Điều 34: Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết;

- Điều 35: Quyền nhận bộ phận cơ thể người;

Trang 6

- Điều 36: Quyền xác định lại giới tính;

- Điều 37: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín;

- Điều 38: Quyền bí mật đời tư;

- Điều 39: Quyền kết hôn;

- Điều 40: Quyền bình đẳng của vợ chồng;

- Điều 41: Quyền được hưởng chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình;

- Điều 42: Quyền ly hôn;

- Điều 43: Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con;

- Điều 44: Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi;

- Điều 45: Quyền đối với quốc tịch;

- Điều 46: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở;

- Điều 47: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

- Điều 48: Quyền tự do đi lại, tự do cư trú;

- Điều 49: Quyền lao động;

- Điều 50: Quyền tự do kinh doanh;

- Điều 51: Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo

c Phân loại

Căn cứ vào một số dấu hiệu, có thể phân loại quyền nhân thân như sau:

Một là, dựa vào căn cứ phát sinh, có thể hiểu là quyền nhân thân không gắn

với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản Quyền nhân thân không gắn với tài sản được công nhận đối với cá nhân mà không cần đi kèm với một điều kiện nào, không phụ thuộc vào hoàn cảnh, xuất thân hay kinh tế của cá nhân đó Còn đối với quyền cá nhân gắn với tài sản chỉ được xác lập cùng với sự hình thành của một số thứ, như: tác phẩm nghệ thuật, công tình khoa học Các tài sản này là

do trực tiếp cá nhân đó sáng tạo ra và có thể đã công bố, đăng kí bản quyền

Hai là, dựa vào cá nhân mang quyền, có thể hiểu là nhóm các quyền nhân

thân của cá nhân và nhóm các quyền nhân thân của các cá nhân khác Các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm từ điều 26 đến điều 51 theo quy định của BLDS

2005

Trang 7

Ba là, dựa vào đối tượng hướng đến, có thể chia làm năm nhóm:

- Nhóm các quyền cá biệt hóa chủ thể: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi

họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyền xác định lại giới tính và quyền đối với quốc tịch

- Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân: quyền được đảm bảo

an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền được hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người

- Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của cá nhân: quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo

- Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân: quyền kết hôn; quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhân, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi

- Nhóm các quyền đối với đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo

Bốn là, dựa vào thời gian bảo hộ, có thể hiểu là quyền nhân thân được bảo

hộ vô thời hạn và quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn Quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn, như: quyền đối với họ tên; quyền đối với hình ảnh; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; Quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn, như: quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khia sinh, khai tử; quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền xác định lại giới tính;

Năm là, dựa vào đặc điểm hành vi xâm phạm, có thể hiểu là:

- Nhóm các quyền mà hành vi xâm phạm tác động vào chính cá nhân đó: quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhân bộ phận cơ thể người, quyền xác định lại giới tính; quyền thay

Trang 8

đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền kết hôn; quyền ly hôn;

- Nhóm các quyền mà hành vi xâm phạm tác động vào cá nhân khác: quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền đối với

họ tên

- Nhóm các quyền mà hành vi xâm phạm vào vật liên quan đến quyền: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền đối với hình ảnh; quyền đối với quốc tịch

Sáu là, dựa vào phương thức bảo vệ, có thể hiểu là:

- Nhóm các quyền được bảo vệ khi có yêu cầu: quyền đối với họ tên; quyền xác định lại dân tộc; quyền xác định lại giới tính; quyền kết hôn; quyền ly hôn;

- Nhóm các quyền được bảo vệ khi không có yêu cầu: quyền được đảm bảo

an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền được bảo vệ nhân phẩm; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình

d Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân

Con người là một thực thể sinh học – xã hội, vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội Chính vì thế, con người được hưởng những quyền lợi do bản chất đó đem lại: “ Quyền con người là những đặc lợi vốn có của tự nhiên mà chỉ con người mới được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định”. ( Theo gov.vn)

Khác với các quyền dân sự khác chỉ liên quan đến một khía cạnh của cuộc sống, quyền nhân thân phần lớn là liên quan đến cuộc sống của cá nhân, đặc biệt là cuộc sống tinh thần Hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân dù có bị pháp luật xử lí, đền bù vật chất hay tinh thần thì đều ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của cá nhân bị xâm phạm, hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh, như: đăng video, đăng ảnh kèm theo các lời bình luận làm cho cá nhân bị chịu sức ép từ phía dư luận; đỉnh điểm là khi các cá nhân đó tìm đến giải pháp cuối cùng là

Trang 9

cái chết, như: “ nữ sinh 15 tuổi ngụ tại Đồng nai đã uống thuốc diệt cỏ khi bị bạn trai đăng video quay cảnh quan hệ tình dục lên trên trang mạng xã hội” ( Theo vov.vn) Chính vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Trước hết, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, bảo đảm trật tự pháp lí xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân Mặt khác, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện, đảm bảo đời sống tinh thần của cá nhân Đồng thời, khi cá nhân cảm nhận được sự an toàn thì tinh thần thoải mái, hăng say lao động sáng tạo, tin tưởng vào pháp luật, cơ quan, bộ máy Nhà nước rồi từ đó cồng hiến hết mình, tận tâm, tận lực

3 Phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân

Từ sự quan trọng trong vấn đề bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân nên việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân cũng rất quan trọng Tuy nhiên, việc bảo vệ này không phải cứ thực hiện một cách tùy tiện, theo ý thức của bản thân

để rồi vừa không bảo vệ được quyền nhân thân của cá nhân này mà đã xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác Vì vậy, pháp luật đã có những quy định về phương pháp, cách thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân Theo điều 25 BLDS 2005 về bảo vệ quyền nhân thân: “ Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền: 1 Tự mình cải chính; 2 Yêu cầu người vi phạm hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; 3 Yêu cầu người

vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”

Thứ nhất, tự mình cải chính: trong trường hợp người có hành vi trái pháp

luật đưa ra những thông tin làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thì tự mình cải chính là biện pháp cho phép cá nhân có quyền nhân thân

Trang 10

bị xâm phạm có thời gian bảo vệ quyền nhân thân của mình, có thể đính chính lại những thông tin sai lệch, không đúng với thực tế, hạn chế hậu quả về vật chất và tinh thần có thể xảy ra

Thứ hai, yêu cầu người vi phạm hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc

người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai: trong các

cơ quan Nhà nước thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền cao nhất; tuy nhiên, bảo vệ quyền nhân thân thông qua yêu cầu của Tòa án cần rất nhiều thủ tục, quy trình, trình tự, đòi hỏi cá nhân bị xâm phạm phải đưa ra bằng chứng chứng minh quyền nhân thân của mình bị xâm phạm Đây là biện pháp bảo vệ được cho là có hiệu quả nhất khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sử dụng các biện pháp phù hợp buộc người đang có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi đó

Thứ ba, yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm

quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại là biện pháp được sử dụng khi người xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân khác mà làm thiệt hại về vật chất và tinh thần cho họ Nếu bản thân người vi phạm không bồi thường thì cá nhân bị xâm phạm về quyền nhân thân có quyền yêu cầu Tòa án hay các cơ quan có thẩm quyền buộc người vi phạm phải bồi thường

Tóm lại, theo quy định của pháp luật dân sự thì mỗi cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm thì đều có thể sử dụng các biện pháp trên để bảo vệ chính bản thân mình và những người xung quanh Áp dụng một, hai hay tất cả là phụ thuộc vào mỗi cá nhân, mỗi trường hợp, hoàn cảnh cụ thể Nhưng không vì thế mà lựa chọn bừa, lựa chọn hết một cách tùy ý, ngẫu nhiên; lựa chọn biện pháp phù hợp nhất vẫn là mang lại hiệu quả cao nhất

Mặc dù quyền nhân thân đã được tôn trọng và bảo vệ, nhưng những hành

vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức, cách thức với các mức độ khác nhau Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân một cách có hiệu quả, cá nhân không chỉ áp dụng các phương pháp như trên mà có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ khác theo luật Hình sự

Ngày đăng: 10/10/2016, 14:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w