Thuận lợi và khó khăn của Xí Nghiệ p

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp bao bì An Giang (Trang 30)

5. Ý nghĩ a

3.5.Thuận lợi và khó khăn của Xí Nghiệ p

zThuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng Ủy, Ban Giám Đốc công ty Xây Lắp An Giang và các cơ quan ban ngành của tỉnh trong việc vay vốn mua vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu thụ các loại, để các đơn vị xuất khẩu gạo có bao bì đạt chất lượng trong việc xuất khẩu, bao bì đạt chất lượng không bị ẩm mốc, độ chịu lực tốt được sự tín nhiệm của các đối tác.

Sự nhiệt tình tham gia tích cực của toàn thể nhân viên Xí Nghiệp trong lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quảđã góp phần cho Xí Nghiệp để mở rộng thị phần ở nhiều nơi.

Xí Nghiệp hiện có đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý hệ thống bảo đảm chất lượng sản phẩm bao bì theo tiêu chuẩn quốc gia và dây chuyền công nghệ hiện đại.

zKhó khăn

Thị trường còn hạn chế chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh, sản phẩm bao bì chưa tiêu thụđược ra ngoài tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh. Do thị trường cạnh tranh nhất là các đơn vị tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh.

Công tác tiếp thị tiêu thụ sản phẩm đôi lúc chưa được thực hiện tốt khắp khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh.

Thiếu vốn để nâng cấp thiết bị, cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới.

3.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của Xí Nghiệp qua 3 năm 2007, 2008 và 2009

Từ khi thành lập cho đến nay cũng như các đơn vị kinh doanh khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp cũng trải qua những bước thăng trầm. Những năm trước đây mặt hàng này được sản xuất độc quyền nhưng đến nay ngành nghề này đã có rất nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện, cả doanh nghiệp Nhà Nước và doanh nghiệp

Nguyên liệu Kéo sợi Dệt nhanh Cắt may Thành phẩm In bao Tráng màng In cuốn Cắt, xếp hông Xếp phiểu May miệng Bao in mark Bao xi măng Bao không in mark

SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 21 Lớp : 7TC

tư nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Xí Nghiệp đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nên Xí Nghiệp đã sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng tốt và sản phẩm của Xí Nghiệp ngày càng chiếm thị phần trong khu vực, góp phần đóng góp nguồn thu ngân sách tỉnh, phát triển kinh tế. Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp là sản xuất các loại bao đựng gạo để xuất khẩu, bao đựng xi măng, bao đựng thức ăn gia súc. Ngoài ra, Xí Nghiệp cũng đang nghiên cứu nhu cầu thị trường để đưa ra các sản phẩm mới có chất lượng tốt và thân thiện với môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của 3 năm gần đây cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Xí Nghiệp như sau:

Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của XN qua 3 năm (2007-2009)

ĐVT:Đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2008 / 2007 Năm 2009 / 2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu 22.591.223.084 29.712.258.227 33.814.501.598 7.121.035.143 32% 4.102.243.371 14% 2. Các khoản giảm trừ: 3. Doanh thu thuần 22.591.223.084 29.712.258.227 33.814.501.598 7.121.035.143 32% 4.102.243.371 14% 4. Giá vốn hàng bán 21.182.983.385 27.335.283.668 31.266.542.248 6.152.300.283 29% 3.931.258.580 14% 5. Lợi nhuận gộp 1.408.239.699 2.376.974.559 2.547.959.350 968.734.860 69% 170.984.791 7% 6. Doanh thu HĐTC 6.140.000 6.140.000 -6.140.000 -100% 7. Chi phí 811.781.325 1.481.360.387 481.486.563 669.579.062 82% -999.873.824 -67%

SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 22 Lớp : 7TC HĐTC Trong đó: chi phí lãi vay 808.293.825 1.479.675.387 481.486.563 671.381.562 83% -998.188.824 -67% 8. Chi phí bán hàng 180.303.822 262.175.674 270.697.945 81.871.852 45% 8.522.271 3% 9. Chi phí QLDN 445.640.664 530.258.701 898.126.041 84.618.037 19% 367.867.340 69% 10. Lợi nhuận từ HĐKD -29.486.112 109.319.797 897.648.801 138.805.909 -471% 788.329.004 721% 11. Thu nhập khác 60.000.000 1.035.000 60.000.000 -58.965.000 -98% 12. Chi phí khác 82.080.497 82.080.497 -82.080.497 -100% 13. Lợi nhuận khác -22.808.467 1.035.000 -22.808.467 23.843.467 -105% 14. Lợi nhuận trước thuế -29.486.112 87.239.300 898.683.801 116.725.412 -396% 811.444.501 930% 15. Thuế TNDN 16. Lợi nhuận sau thuế -29.486.112 87.239.300 898.683.801 116.725.412 -396% 811.444.501 930%

Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang

Năm 2007, do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh đến chóng mặt, có loại tăng tới 50% trong vòng 3 tháng đã khiến cho ngành sản xuất bao bì Việt Nam lâm vào thế bí. Rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề và chấp nhận thua lỗ mong sớm vượt qua thời điểm khó khăn này. Xí Nghiệp bao bì An Giang phải cắt giảm tối đa các chi phí để cầm cự nhằm giữ quan hệ với khách hàng lâu năm và duy trì mức giá bán tương đối ổn định, phù hợp với khách hàng. Do đó, đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 23 Lớp : 7TC

của Xí Nghiệp không được như mong muốn mà còn bị lỗ, cụ thể lợi nhuận của Xí Nghiệp năm 2007 là - 29.486.112 đồng.

Năm 2008, đối mặt với nhiều khó khăn khi giá nguyên liệu tiếp tục tăng cao và đụng trần vào tháng 8 sau đó mới giảm dần vào những tháng cuối năm, nhiều doanh nghiệp bao bì gặp khó khăn. Trước tình hình đó, Xí Nghiệp bao bì An Giang đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, quản lí sản xuất, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tưđể có mức giá phù hợp cho khách hàng nhằm giữ khả năng cạnh tranh và tiếp tục mở rộng thị trường. Kết quả, Xí Nghiệp bao bì An Giang đã đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên 30% so với năm 2007, dù tăng không nhiều nhưng đây cũng là dấu hiệu khả quan cho Xí Nghiệp.

Năm 2009, do giá nguyên liệu giảm, nhận được chính sách hỗ trợ lãi suất của Nhà Nước và Xí Nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lí nên hoạt động sản xuất kinh doanh bao bì của Xí Nghiệp ổn định và có hiệu quả hơn. Doanh thu năm 2009 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2007 (từ con số 22.591.223.084 đồng ở năm 2007 tăng lên 33.814.501.598 đồng ở năm 2009). Điều này chứng tỏ sản lượng tiêu thụ của Xí Nghiệp tăng, sự tín nhiệm của khách hàng về sản phẩm của Xí Nghiệp ngày càng cao.

Từ bảng kết quả kinh doanh ta thấy, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp tăng liên tục trong 3 năm và chi phí cũng tăng tương ứng với doanh thu làm cho giá vốn hàng bán tăng cao nhưng nhìn chung tốc độ tăng của giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng doanh thu (năm 2008 doanh thu tăng 31%, GVHB tăng 29%; năm 2009 doanh thu tăng 14%, GVHB tăng 14%) nên việc sản xuất kinh doanh vẫn có lãi. Ngoài ra năm 2008 và năm 2009 Xí Nghiệp có nguồn thu nhập khác nên cũng góp phần làm gia tăng lợi nhuận của Xí Nghiệp.

Về chi phí tài chính: do những năm trước Xí Nghiệp thiếu hụt vốn nhưng phải đầu tư vào việc mua sắm máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và để vượt qua tình hình khó khăn nên Xí Nghiệp phải vay vốn từ ngân hàng và công ty mẹ do đó làm cho chi phí tài chính gia tăng liên tục, năm 2007 là 811.781.325 đồng đến năm 2008 chi phí này tăng 82% so với năm 2007, tương đương tăng 669.579.062 đồng. Năm 2009, Xí Nghiệp đã trả hết nợ vay dài hạn nên chi phí này giảm 67% so với năm 2008 chỉ còn 481.486.563 đồng và trong năm 2009 Nhà Nước có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất nên cũng làm giảm chi phí tài chính cho Xí Nghiệp. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính lại bất thường trong khi chi phí tài chính lại tăng cao nên không đủ bù đắp chi phí lãi vay. Bên cạnh đó, các khoản thu bất thường của đơn vị cũng giảm do đó ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Xí Nghiệp.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp: XNBBAG là chi nhánh nhỏ trực thuộc Công ty Xây Lắp An Giang nên Xí Nghiệp chỉ báo cáo tình hình hoạt động về Công ty Xây Lắp An Giang, việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là do công ty Xây Lắp sau khi tổng hợp tất cả các lợi nhuận từ các chi nhánh khác rồi mới quyết toán nộp thuế. Do đó, trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Xí Nghiệp không có khoản mục thuế.

Tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Xí Nghiệp trong 3 năm biến động mạnh, tốc độ tăng của hai khoản chi phí này cao hơn so với mức độ tăng của doanh thu. Sự gia tăng này sẽ phần nào làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó Xí Nghiệp cần quản lý chặt chẽ hai khoản chi phí này, tránh việc chi cho những khoản không cần thiết trong kinh doanh.

Bảng 3.2: Tình hình biến động doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Xí Nghiệp ĐVT:Đồng Năm 2008/2007 2009/2008 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 22.591.223.084 29.712.258.227 33.814.501.5987.121.035.143 32%4.102.243.371 14% Chi phí 22.620.709.196 29.691.158.927 32.916.852.7977.070.449.731 31%3.225.693.870 11% Lợi nhuận -29.486.112 87.239.300 898.683.801 116.725.412 -396% 811.444.501 930%

Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 1: Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận qua ba năm (2007-2009)

22.591 22.620 -29 29.712 29.691 87 33.814 32.916 898 -5.000 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Triệu đồng

Tóm lại, từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, tổng doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Xí Nghiệp qua 3 năm đều tăng, năm 2008 doanh thu tăng 32% so với năm 2007, tương đương tăng 7.121.035.143đồng; năm 2009 doanh thu tăng 14% so với năm 2008 tương đương tăng 4.102.243.371 đồng. Bên cạnh đó, chi phí cũng tăng gần bằng doanh thu, năm 2008 chi phí tăng 31% so với năm 2007, tăng 7.070.449.731 đồng; năm 2009 chi phí tăng 11% so với năm 2008, tăng 3.225.693.870 đồng. Tuy nhiên, do năm 2007 giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên làm cho lợi nhuận của công ty giảm đến - 29.486.112 đồng nhưng sau đó nhờ áp dụng nhiều biện pháp cải tiến kỹ thuật, quản lí tốt từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng, hạn chế tối đa sự phát sinh về mặt chi phí nên lợi nhuận của Xí Nghiệp đã tăng trở lại, năm 2008 lợi nhuận tăng gần 4 lần so với năm 2007 (từ -29.486.112 đồng năm 2007 tăng lên 87.239.300 đồng năm 2008). Năm 2009, không dừng lại ở đó mà lợi nhuận tiếp tục tăng gần 9 lần so với năm 2008 (từ

SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 24 Lớp : 7TC

SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 25 Lớp : 7TC

87.239.300 đồng năm 2008 tăng lên 898.683.801đồng năm 2009). Đây là tín hiệu đáng mừng vì Xí Nghiệp đã thoát khỏi tình trạng lỗ và ngày càng có lợi nhuận cao hơn. Do sản phẩm của Xí Nghiệp có chất lượng tốt, giá cả hợp lí, chất lượng luôn đúng với hợp đồng quy định nên luôn tạo được sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm của Xí Nghiệp. Với chiều hướng này chúng ta có thể hy vọng Xí Nghiệp làm ăn có hiệu quả tốt hơn nữa trong những năm tới.

3.7 Định hướng phát triển của Xí Nghiệp

Tình hình thị trường: Năm 2010, dự báo kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn suy thoái toàn cầu các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa do phải cạnh tranh gay gắt trong điều kiện mọi cư dân thắt chặt chi tiêu khiến nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu giảm mạnh. Chấp nhận đối đầu với thách thức đặt ra, Xí Nghiệp sản xuất bao bì An Giang đang chuẩn bị tốt hành trang bước vào năm mới với những quyết tâm mới, phấn đấu tiếp tục giữ vững thị trường và khách hàng bằng nội lực của chính mình. Phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm luôn đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn thách thức để Xí Nghiệp tiếp tục đi tới và phát triển.

• Các chỉ tiêu kinh doanh năm 2010: Xí Nghiệp phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau: - Về doanh thu: 35.148.000.000 đồng

- Về sản lượng: 1.266.000 cái - Về lợi nhuận: 1.068.480.252 đồng

Bên cạnh đó XN cũng cố gắng hạn chế các khoản chi phí không được vượt quá các chỉ sốđề ra như:

- Chi phí bán hàng: 276.142.670 đồng - Chi phí QLDN: 937.284.036 đồng

- Tổng chi phí sản xuất: 34.079.519.748 đồng

• Biện pháp thực hiện:

Xí Nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển với phương châm: “chủ động thị trường, phát triển sản xuất, hạ giá thành, đẩy mạnh cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp; cố gắng duy trì các tiêu chuẩn chất lượng mà Xí Nghiệp đã đạt được”.

Trong điều kiện cạnh tranh, thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá mặt hàng, khai thác mọi tiềm năng sẵn có sao cho hiệu quả nhất nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, xây dựng các khách hàng truyền thống, tăng cường năng lực sản xuất để chủđộng ký hợp đồng với số lượng lớn, lâu dài để tăng doanh thu và lợi nhuận Xí Nghiệp. Trong năm Xí Nghiệp sẽ tập trung hơn nữa sự chuyển động của thị trường, các chính sách của Nhà Nước để có những chiến lược phù hợp. Xí Nghiệp cũng tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lí.

Dồn sức tập trung nghiên cứu để cải tiến thiết bị sản xuất, giảm bớt chi phí đầu vào nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất của Xí Nghiệp là: giảm giá vốn hàng bán, tối đa hoá lợi nhuận, góp phần tăng thu nhập cho công nhân viên.

Hỗ trợ và khuyến khích CB-CNV tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. Tập trung mở rộng mạng lưới tiêu thụ, trước mắt Xí Nghiệp sẽ mở rộng thêm các đại lí phân phối ở các tỉnh ĐBSCL (Cần Thơ, Kiên Giang, Vĩnh Long…).

SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 26 Lớp : 7TC

Chương 4

TÌNH HÌNH VÀ HIU QU S DNG VN TI XÍ

NGHIP BAO BÌ AN GIANG

F G

4.1 Khái quát chung về nguồn vốn của Xí Nghiệp 4.1.1 Tình hình nguồn vốn tài trợ trong 3 năm

Nền kinh tế càng phát triển thì quy luật đào thải của nó càng gay gắt, không ngoại trừ một thành phần kinh tế nào. Để thích nghi và tồn tại trong quy luật này đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải phấn đấu không ngừng, vừa tìm hiểu các yếu tố tác động của ngoại lực bên ngoài, vừa xem xét đánh giá nội lực bên trong, nhằm sử dụng và khai thác tốt mọi nguồn lực của mình. Trong số các doanh nghiệp đó, Xí Nghiệp Bao Bì An Giang cũng đang phải hòa mình vào xu thế chung của cả nước, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, cố gắng khắc phục mọi khó khăn tồn tại, ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của chính mình.

Nhìn chung, nguồn vốn của Xí Nghiệp được hình thành từ hai nguồn là: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sỡ hữu. Trong giai đoạn từ 2007-2009 nợ vay ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong nợ phải trả, chủ yếu vốn vay của Xí Nghiệp là vay từ ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV Bank), với lãi suất vay ngắn hạn dao động trong 3 năm từ 10% đến 12% và vay dài hạn là 14,6%. Bên cạnh việc vay vốn từ ngân hàng Xí Nghiệp còn vay vốn từ công ty Xây Lắp An Giang do Xí Nghiệp không thể huy động vốn chủ sỡ hữu từ bên ngoài được, dù vay vốn từ công ty mẹ nhưng Xí Nghiệp vẫn phải chịu lãi suất là 9,5%/năm đối với vay ngắn hạn và 14% đối với vay dài hạn. Sự tồn tại của Xí Nghiệp có ý nghĩa về mặt xã hội là nhằm giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh và đóng góp cho nguồn thu ngân sách Nhà Nước, hơn nữa do Xí Nghiệp Bao Bì An Giang là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp bao bì An Giang (Trang 30)