Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp bao bì An Giang (Trang 43)

5. Ý nghĩ a

4.2Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản tại Xí Nghiệp Bao Bì An Giang

4.2.1 Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản.

Bảng 4.7: Tài sản của Xí Nghiệp bao bì An Giang giai đoạn 2007-2009

Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 % 2009/2008 % Tài sản ngắn hạn 3.259 6.816 9.516 3.287 93% 2.700 40% Tài sản dài hạn 5.599 8.807 9.069 3.208 57% 262 3% Tổng tài sản 8.858 15.623 18.585 6.495 71% 2.962 19%

Biểu đồ 4.3: Biến động tài sản củaXí Nghiệp bao bì An Giang giai đoạn 2007-2009 5.599 3.259 6.816 9.516 8.807 9.069 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm Tr i u đồ ng

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Từ biểu đồ và bảng số liệu ta thấy, tài sản của Xí Nghiệp tăng dần trong 3 năm, nhất là trong năm 2008 tổng tài sản tăng 71% so với năm 2007, nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cùng tăng cao (tài sản ngắn hạn tăng 93%, tài sản dài hạn tăng 57%) Xí Nghiệp tăng cường vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và mua sắm tài sản dài hạn làm tổng tài sản trong năm 2008 tăng lên 15.623 triệu đồng, xét cụ thể trong từng năm:

Năm 2007, tài sản ngắn hạn là 3.259 triệu đồng, năm 2008 tài sản ngắn hạn là 6.816 triệu đồng tăng 3.287 triệu đồng, tương đương tăng 93% so với năm 2007 và tăng 36% so với tài sản dài hạn. Năm 2009 tài sản ngắn hạn là 9.516 triệu đồng, tăng 40% so với năm 2008, tài sản dài hạn năm 2009 chỉ tăng 3% so với năm 2008. Như vậy tổng tài sản của Xí Nghiệp chủ yếu là tài sản ngắn hạn, trong đó hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tuyệt đối hơn 33% trong tài sản ngắn hạn. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là các khoản phải thu, tuy nhiên các khoản phải thu của Xí Nghiệp lại không lớn lắm, chỉ chiếm 20% trong tài sản ngắn hạn và 14% trong tổng tài sản của Xí Nghiệp. Ngược lại tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, chiếm hơn 60% trong tổng tài sản, chủ yếu là tài sản dài hạn hữu hình và một số ít là tài sản dài hạn vô hình, không có khoản đầu tư tài chính dài hạn. Như vậy mức độ đầu tư vào tài sản dài hạn của Xí Nghiệp là khá cao.

Năm 2008, nhưđã nêu trên, năm 2008 có sự biến động lớn về tổng tài sản. Tổng tài sản tăng lên 71% so với năm 2007, trong đó tài sản ngắn hạn tăng 93%, tài sản dài hạn tăng 57% và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn. Do trong năm đơn vịđã đầu tư thêm 3.208 triệu đồng để mua sắm máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Tài sản ngắn hạn có sự biến động mạnh, tăng thêm 3.287 triệu đồng, do tiền mặt tăng thêm và các khoản phải thu cũng tăng lên

Năm 2009 mặc dù tổng tài sản không tăng mạnh bằng năm 2008 nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao so với năm 2007, năm 2009 tài sản ngắn hạn tăng 40%, tài sản dài hạn tăng 3% làm cho tổng tài sản tăng 19% so với năm 2008. Hàng tồn kho trong năm 2009 cũng tăng mạnh, tăng 143% so với năm 2008.

SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 34 Lớp : 7TC

SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 35 Lớp : 7TC

Tóm lại, để bắt kịp với xu thế chung của toàn thị trường, đơn vịđã không ngừng đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, phương tiện vận tải để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Để hiểu rõ về tình hình tài sản của Xí Nghiệp chúng ta đi vào xem xét cụ thể từng khoản mục tài sản trong tổng tài sản của Xí Nghiệp, trước hết là tài sản ngắn hạn.

4.2.1.1 Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng trong ba năm, nhất là trong năm 2009, tăng 292% so với năm 2007 và tăng 40% so với năm 2008. Tuy nhiên sự tăng lên của tài sản ngắn hạn có hợp lý hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào từng khoản mục cấu thành lên nó, như tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Sự tăng giảm của từng khoản mục này là những biểu hiện rõ rệt nhất để có thểđánh giá một cách khách quan về tình hình biến động của của tài sản ngắn hạn. Vậy để hiểu rõ về sự biến động trên chúng ta sẽ phân tích từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn của Xí Nghiệp thông qua bảng phân tích sau: Bảng 4.8: Phân tích tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu N2007 ăm N2008 ăm N2009 ăm 2008/2007 % 2009/2008 % 1. Tiền 1,3 32,4 42 31,1 2392% 9,6 30% 2. Các khoản ĐTTC NH 0 0 0 0 0% 0 0% 3. Các khoản phải thu 190,5 1.943 2.732 1752,5 920% 789 41% 4. Hàng tồn kho 1.744 4.572 6.545 2828 162% 1973 43% 5. TSNH khác 1.321 268 196 -1053 -80% -72 -27% Tổng TSNH 3.256,8 6.815,4 9.515,0 3558,6 109% 2699,6 40%

Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang Trước hết chúng ta xem xét khoản mục tiền trong tài sản ngắn hạn.

Tiền là một phần giá trị vốn ngắn hạn, bao gồm tiền mặt tại Xí Nghiệp và tiền gửi ngân hàng nhằm chi trả kịp thời cho các hoạt động thanh toán. Lượng tiền này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của Xí Nghiệp là rất cao đồng thời cũng phản ánh được tính chủ động trong các tình huống xảy ra. Tuy nhiên, giá trị vốn ngắn hạn bằng tiền không nên có số dư quá cao mà nó cần được đưa vào sản xuất kinh doanh để tăng

SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 36 Lớp : 7TC

vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn hay dùng để chi trả nợ nhằm giảm chi phí sử dụng vốn.

Lượng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn của Xí Nghiệp và tiền có xu hướng tăng trong ba năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2008 tăng từ 1,3 triệu đồng lên 32,4 triệu đồng, như vậy lượng tiền dự trữ này đã được đưa vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể như sau: chi trả tiền cho nhà cung cấp và chi cho người lao động tăng vọt so với năm 2007. Trong năm 2009 lượng tiền thu về do bán hàng, cung cấp dịch vụ tăng đến 33.814 triệu đồng, nên làm cho lượng tiền trong Xí Nghiệp tăng cao(tăng 30% so với năm 2008). Điều này cũng chứng minh rằng trong năm 2009 hoạt động kinh doanh của đơn vị diễn ra sôi nổi, lượng tiền không ngừng chuyển vào trong lưu thông tạo ra lợi nhuận cho Xí Nghiệp, cụ thể như sau:

Năm 2007, tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong đó lượng tiền mặt là rất nhỏ khoảng 1,3 triệu đồng, chủ yếu là tiền mặt tại quỹ, do ngành nghề kinh doanh của Xí Nghiệp không yêu cầu lượng tiền tồn quỹ nhiều, mọi hoạt động giao dịch mua bán chủ yếu là thanh toán trực tiếp. Năm 2008, lượng tiền mặt tăng mạnh do thu tiền mặt là 32,4 triệu đồng lớn hơn lượng tiền năm 2007 khoảng 31 triệu đồng. Năm 2009, hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi, lượng tiền mặt thu và chi đều lớn hơn các năm trước và khoản thu chi tiền mặt là khá ổn định, lượng tiền mặt năm 2009 là 42,2 triệu đồng. Nguyên nhân là do lượng hàng bán ra chủ yếu thu bằng tiền mặt và khách hàng thanh toán nợ cũ. Nhìn chung, chỉ tiêu vốn bằng tiền của doanh nghiệp được đánh giá là hiệu quả, doanh nghiệp không dự trữ quá nhiều lượng tiền mặt tại quỹ và đã đầu tư số tiền này vào việc mua thêm các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất.

Các khoản phải thu trong bảng phân tích trên. Nhìn chung, các khoản phải thu của Xí Nghiệp chiếm phần lớn thứ hai (sau hàng tồn kho) trong tổng tài sản ngắn hạn, đặc biệt có sự biến động lớn qua các năm, năm 2008 các khoản phải thu là 1.943 triệu đồng, tăng gấp 9 lần so với năm 2007 (chỉ có 190 triệu đồng); tới năm 2009 các khoản này lại tăng lên gần 789 triệu đồng đạt 2.732 triệu đồng, tăng 41% so với năm 2008. Sự biến động này có hợp lý hay không ta sẽ đi xem xét các khoản mục trong các khoản phải thu. Bảng 4.9: Tình hình các khoản phải thu Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Các khoản phải thu chia ra:

1. Phải thu của khách hàng 170,24 1.725,40 2.374,76 1.555,16 649,36 2.Trả trước cho người bán 16,75 42,11 132,65 25,36 90,54

3.Phải thu nội bộ 0,00 0 0 0 0

4. Các khoản phải thu khác 3,52 175,5 224,75 171,98 49,25

SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 37 Lớp : 7TC

Phải thu khách hàng, ta nhận thấy, trong cả ba năm Xí Nghiệp đều bị khách hàng chiếm dụng vốn. Năm 2007 khách hàng chiếm dụng vốn là 170,24 triệu đồng, năm 2008 khách hàng chiếm dụng vốn là 1.725,40 triệu đồng, tăng 1.555,16 triệu đồng so với năm 2007 và đến năm 2009 con số này tăng đến 2.374,76 triệu đồng. Dù đây là một con số không lớn nhưng vẫn ảnh hưởng đến doanh thu của Xí Nghiệp. So với doanh thu thì điều này chứng tỏ trong năm Xí Nghiệp đã thu về lượng doanh thu lớn song doanh thu bán chịu lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Các khoản phải thu tăng lên đồng nghĩa với việc đơn vịđã áp dụng chính sách tín dụng trong kinh doanh.

Trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác cũng gia tăng liên tục trong 3 năm. Giai đoạn 2008-2009, do giá cả nguyên vật liệu tăng nên số tiền trả trước cho nhà cung cấp nguyên vật liệu chính tăng gấp 2,5 lần so với năm 2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nói chung các khoản phải thu của Xí Nghiệp là tương đối hợp lý, Xí Nghiệp không bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều. Xí Nghiệp cần cố gắng duy trì tiến độ này bởi vì nếu các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá cao sẽ làm tăng mức độ rủi ro, làm ứđọng vốn và làm tăng thời gian quay vòng vốn, tăng chi phí sử dụng vốn, tăng chi phí quản lý và chi phí thu hồi nợ.

Hàng tồn kho của Xí Nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản ngắn hạn và tăng dần trong ba năm. Do điều kiện kinh tế giai đoạn 2008-2009 (người dân thắt chặt chi tiêu nên khách hàng ít sử dụng sản phẩm bao bì của Xí Nghiệp) nên lượng tồn kho lớn, chủ yếu là thành phẩm tồn kho. Thành phẩm tồn kho tăng cao trong 3 năm, năm 2007 thành phẩm tồn kho là 1.745 triệu đồng, trong năm 2008 thành phẩm tồn kho là 4.572 triệu đồng tăng 2.827 triệu đồng so với năm 2007. Tương tự năm 2009, lượng thành phẩm tồn kho là 6.545 triệu đồng, tăng 43%, tương đương tăng 1.973 triệu đồng so với năm 2008. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất trong kết cấu tài sản ngắn hạn, vì vậy trong quá trình hoạt động điều cần thiết là doanh nghiệp không nên dự trữ hàng tồn kho ở mức cao mà nên giải phóng nó thành tiền tốt hơn.

Tài sản ngắn hạn khác của Xí Nghiệp tăng qua các năm, tuy nhiên khoản tài sản này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn ngắn hạn, và nó ít có biến động lớn.

4.2.1.2 Tài sản dài hạn và đầu tư dài hạn

Bảng 4.10: Tài sản dài hạn và đầu tư dài hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 TSDH và ĐTDH 5.599 8.807 9.069 3.208 262 Tổng tài sản 8.858 15.624 18.585 6.766 2.961 Tỷ suất đầu tưTSDH 63% 56% 49% -7% -8%

Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang

Tài sản dài hạn của Xí Nghiệp trong thời gian qua có xu hướng tăng rõ rệt qua mỗi năm, được đầu tư mạnh trong hai năm 2008 và năm 2009. Để bắt kịp xu thế hội nhập, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn Xí Nghiệp đã chú trọng vào

SVTH : Trần Thị Thùy Linh Trang 38 Lớp : 7TC

việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện qua sự tăng lên của nguyên giá TSDH. Năm 2008 nguyên giá TSDH tăng 3.208 triệu đồng, năm 2009 tiếp tục tăng thêm 262 triệu đồng nữa và đạt 9.069 triệu đồng. Và TSDH hữu hình này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSDH của Xí Nghiệp. Bên cạnh đó, TSDH đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chính vì vậy cần phải khai thác hết công suất của nó, và phải luôn nâng cấp, sửa chữa, bảo trì hệ thống máy móc, đặc biệt phải có chính sách sử dụng hợp lý TSDH. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSDH cần phải gia tăng phần lợi nhuận do TSDH tạo ra đồng thời tránh tình trạng lãng phí xảy ra như khi không sử dụng mà vẫn phải tính khấu hao.

Nhìn chung, TSDH và ĐTTCDH tăng nhanh qua các năm tương ứng với sự gia tăng của tổng tài sản. Tuy nhiên, tỷ suất đầu tư TSDH lại giảm qua từng năm, đặc biệt năm 2008 giảm 7% so với năm 2007, năm 2009 giảm 8% so với năm 2008 nhưng tỷ suất đầu tư TSDH của Xí Nghiệp đã ở mức cao, cao nhất là năm 2007 tỷ suất đầu tư TSDH là 63%, điều này chứng tỏ Xí Nghiệp không tập trung quá nhiều vào vốn ngắn hạn.

4.2.1.3Khả năng tự tài trợ tài sản dài hạn

Bảng 4.11: Khả năng tự tài trợ tài sản dài hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 % 2009/2008 % Vốn chủ sở hữu 5.221 8.056 10.231 2.835 54% 2.175 27% Tài sản dài hạn 5.599 8.807 9.069 3.208 57% 262 3% Tỷ suất tự tài trợ TSDH (%) 93% 91% 113% -2% -2% 21% 23%

Nguồn: P. Kế toán của Xí Nghiệp Bao Bì An Giang

Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn của Xí Nghiệp dao động qua các năm. Tỷ suất tự tài trợ giảm là do vốn chủ sở hữu tăng chậm bên cạnh sự tăng mạnh của tài sản dài hạn, tỷ suất tự tài trợ tăng là do vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn tài sản dài hạn. Năm 2008, vốn chủ sở hữu tăng 2.835 triệu đồng nhưng tài sản dài hạn lại tăng nhiều hơn tăng 3.208 triệu đồng đã làm cho tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn giảm 2%. Mặc dù giảm nhưng đây là xu hướng tốt, bởi vì tài sản dài hạn của Xí Nghiệp đang có xu hướng tăng, đồng thời Xí Nghiệp tập trung nghiên cứu thay thế đầu tư mới tài sản dài hạn, đầu tư thay thế hệ thống dây chuyền mới làm tăng giá trị tài sản dài hạn của Xí Nghiệp.

Vốn chủ sở hữu năm 2009 lớn hơn giá trị tài sản dài hạn của Xí Nghiệp rất nhiều (lớn hơn 1.162 triệu đồng) làm cho tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn tăng 21% so với năm 2008, chứng tỏ tài sản dài hạn của Xí Nghiệp được đảm bảo hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu, Xí Nghiệp có đủ khả năng để tài trợ tài sản dài hạn. Vì thế, Xí Nghiệp đã dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư cho tài sản dài hạn và một phần trang trải cho nhu cầu vốn ngắn hạn.

Khả năng tự tài trợ tài sản dài hạn của Xí Nghiệp thay đổi qua các năm và vốn dài hạn của Xí Nghiệp toàn bộ được tài trợ bằng nguồn dài hạn - nguồn vốn chủ sở hữu. Khả năng tài trợ tài sản dài hạn của Xí Nghiệp được đánh giá là khá tốt.

4.2.2Hiệu quả trong đầu tư tài sản ngắn hạn

4.2.2.1 Số vòng quay khoản phải thu (KPT): phản ánh tốc độ chuyển đổi giữa các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

Phương thức kinh doanh của Xí Nghiệp là bán cho các doanh nghiệp Nhà Nước, song cũng áp dụng phương thức bán lẻ..., đểđáp ứng cho nhu cầu của khách hàng, chủ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí Nghiệp bao bì An Giang (Trang 43)