.aamwwnunung
2000 BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ
VIEN NGHIBN CUU KHOA HOC THT TRUGNG GIA CA
ĐỀ TÀI NGHIỀN CÚU KHOA HỌC CẤP BỘ
Mã số: Ø7 - 98 - 049
MOI QUAN HE QUA LAI GIỮA
PHÚC LỢI XÃ HỘI VỚI VIỆC KIEM SOAT GIA CA SAN PHAM BOC QUYEN
VÀ NGUYÊN TẮC BẢO VỆ NGƯỜI TIEU DUNG
(Báo cáo tổng hợp)
Chủ nhiệm đề tài: Vũ Xuân Đầo- Trưởng phòng
Viện NCKH Thị trường, Giá cả
Hà Nội - E999
Trang 2“a
MUC LUC
LỜI MỞ ĐẦU Phan thứ nhất:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN KHI NGHIÊN CÚU VỀ KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN |.† Một số khái niệm cơ bản và bản chất của độc quyền
{.1.1 Các hình thái thị trường - Một số khái niệm cơ bản
l.2 Nguồn gốc và bản chất của độc quyền
Phúc lợi xã hội và tốn thất xã hội do độc quyền gây ra 2.1 Phúc lợi xã hội l 1.2 | 1.2.2 Độc quyền và tốn thất xã hội .3 {.3 1.3
Cơ sở lý luận về kiểm soát giá cả độc quyền
3 oe cần thiết phải kiểm soát giá cả sẵn phẩm độc quyền Các phương pháp kiểm soát giá cả sản phẩm độc quyền Phần thứ hai:
NGHIÊN CÚU VỀ NGƯỜI TIÊU DUNG VA
SỰ LỰA CHON CUA NHA QUAN LY
2.1 Nghiên cứu về người tiêu đùng
2.1.1 Các mục tiêu của người tiêu dùng
2.1.2 Nghiên cứu về người tiêu đùng
2.1.3 Phản ứng và sự lựa chọn của người tiêu đùng trước biến động của thị trường giá cả
2.2 Mối quan hệ về lợi ích giữa nhà sản xuất - người tiêu dùng - Nhà nước
2.2.1 Mối quan hệ trong từng hình thái thị trường 2.2.2 Thái độ của Nhà nước nhằm điều hồ lợi ích giữa
người sản xuất - tiêu dùng
2.3 Biện pháp và kinh nghiệm giải quyết vấn đề kiểm soát độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới 2.3.1 Những biện pháp cơ bản kiểm soát độc quyền 2.3.2 Kinh nghiệm của một số nước về kiểm soát giá cÃ
Trang 3Phần thứ ba:
_KIẾM SOÁT GIÁ CA SAN PHẨM ĐỘC QUYỀN Ở VIET NAM VA BE XUAT MOT SO PHUGNG AN
3.1 Quá trình quản lý, kiểm soát giá cả sản phẩm độc quyền ở Việt Nam và những tác động tới người tiêu đùng 3.].1 Một số nét khái quát về sự hình thành các
tổ chức độc quyền ở Việt Nam
3.1.2 Những diễn biến lớn về quá trình quản lý, kiểm soát giá cả sản phẩm độc quyển ở Việt Nam qua các thời kỳ 3.2 Vai trò của Nhà nước trong quá trình quản lý xã hội,
điều tiết thị trường
3.2.1 Nguyên tắc cơ bắn của nhà nước trong việc
kiểm soát độc quyên
3.2.2 Nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng và vai trò của Nhà nước
3.3 Một số vấn đề về kiểm soát giá cả sản phẩm độc quyền ở Việt Nam hiện nay
3.3.1 Các phương pháp kiểm soát chính đang và sẽ được áp dụng
3.3.2 Đề xuất kiến nghị vào trường hợp cụ thể
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Ở các nước có nên kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, vấn để kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh luôn luôn được cơi trọng trở thành những chính sách lớn của Nhà nước và được thể chế hoá bằng các đạo luật
Nước ta chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường từ một nên kinh tế
kế hoạch hoá tập trung bao cấp Tình trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, độc quyển do cách quản lý cũ để lại còn khá phổ biến.v.v Do đó, tình trạng độc quyển trở thành đặc quyên vẫn tồn tại và đã gây khơng ít hậu quả nghiêm trọng, làm rối loạn thị trường, làm mất lòng tin của người tiêu dùng vào khả năng điều hành của Nhà nước, hạ thấp hiệu quả đầu tư và kinh
ˆ doanh của xã hội
Vì vậy một nghiên cứu phục vụ cho việc kiểm soái độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng là một yêu cầu cần thiết nhằm có đủ căn cứ để sớm hình thành được mơi trường kinh tế bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội
Trong khn khổ có hạn của đề tài, nghiên cứu này chỉ mô tả sơ bộ về bản chất của độc quyền và các nghiên cứu về người tiêu dùng, từ đó đi sâu phân tích về sự cần thiết và khả năng kiểm soát giá cả sản phẩm độc quyền của Nhà nước Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp có tính ngun tắc và mơ hình giá để giải quyết có hiệu quả về lợi ích giữa các mối quan hệ trên Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tham khảo và kế thừa có chọn lọc các cơng trình đã nghiên cứu ở trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt chú ý đến kinh nghiệm của một số nước trong việc kiểm soát độc quyền theo xu hướng này
Mặc dù với nhiệt tình và cố gắng rất lớn, nhưng điều kiện kinh phí và nhân lực khơng cho phép thực hiện các khảo sát thực tế nên kết quả nghiên cứu này chưa thể đưa ra một bức tranh toàn cảnh về kiểm soát giá cả sản phẩm độc quyển ở nước ta - từ đó có những để xuất kiến nghị cho từng trường hợp cụ thể Vì vậy tập thể các tác giả rất cám ơn và mong nhận được sự cộng tác, góp ý của bạn đọc
Trang 5PHAN THỨNHIẤT
MOT SO VAN DE CO SG LY LUAN KHI NGHIEN CUU VE
KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN
1.1 Một số khái niệm cơ bản và bản chất của độc quyền: |.1.!.Các hình thái thị trường- một số khái niêm cơ bản:
Thị trường bao gồm tất cả những người mua và người bán hiện có và ở dạng tiềm năng của một sản phẩm Giá cả và sản phẩm được xác , định trong thế giới thực thường được phản ánh rõ rang trong cơ cấu thị trường ( Matket structure) Theo các nhà kinh tế học, thông thường cơ cấu thị trường được chia ra các dạng sau: Cạnh tranh hoàn hảo ( perfect competition) ở một thái cực còn cực kialà độc quyền thuần tuý ( Monopoly) và ở giữa là cạnh tranh mang tính độc quyển ( Monopolistic competition) và độc quyền nhóm ( Oligopoly) Sự phân biệt các dang thị trường này dựa vào số lượng, qui mô người mua và người bán, đạng của sản phẩm và mức độ khó khăn khi nhập cuộc hay ra khỏi thị trường Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh mang tính độc quyền có rất nhiều người cung ứng hàng và mỗi tmột người chỉ củng ứng một lượng hàng hoá chiếm thị phần nhỏ trong tống
số Ngược lại, trong độc quyền thuần tuý chỉ có một doanh nghiệp duy nhất
cung cấp (hoặc tiêu thụ) sản phẩm Độc quyền nhóm là trường hợp nằm giữa hai dạng thị trường trên, trong đó có một số rất ít nhà doanh nghiệp cùng ứng
sản phẩm
#® Cạnh tranh hồn hảo: Trong thị trường cạnh tranh hồn hảo có rất nhiều người bán và người mua, mỗi một người bán/ mua chỉ chiếm một thị
phần nhỏ trong thị trường, mỗi cá nhân đều coi giá cả như đã được định trước
( Price Taker) và mọi qyuết định của họ đều không mây may ảnh hưởng gì đến giá cả thị trường Do vậy việc nhập cuộc hay ra khỏi thị (trường của mỗi cá nhân hoàn toàn dé dang
* Độc quyền thuần tuý: là hình thái thị trường trong đó có duy nhất một doanh nghiệp bán sản phẩm mà khơng có sản phẩm thay thế gần giống Việc thâm nhập vào ngành sản xuất này rất khó khăn hoặc khơng thể được Do vậy doanh nghiệp có thể hồn tồn kiểm soát giá cả bán ra cũng như số lượng sẵn phẩm cung cấp trên thị trường
* Cạnh tranh mang tính độc quyển: Có hai đặc điểm chính của hình thái thị trường này: Một là các hãng/ cá nhân cạnh tranh nhau thông qua cung ứng các sản phẩm gần giống nhau, mang tính thay thế cao Thứ hai,
Trang 6việc gia nhập hay rút khỏi thị trường này tương đối dễ dàng Trên thực tế có rất nhiều thí dụ về hình thái thị trường này như các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thuốc đánh răng, sản xuất dầu gội đầu, xà phòng với các nhãn mác và hương vị đặc trưng tiêng
* Độc quyển nhóm hay tập đồn độc quyền: Một độc quyền nhóm là một ngành chỉ có một số rất ít hãng trong ngành và phụ thuộc lẫn nhau Bất kì một sự thay đổi nào về giá cả hay số lượng sản phẩm sản xuất ra của mội hãng đều ảnh hưởng tới quyết định của các đối thủ còn lại trong ngành Việc gia nhập thị trường này là điều có thể nhưng không dễ dàng
Yếu tố quan trọng quyết định cơ cấu thị trường là tý lệ giữa qui mô tối thiểu có hiệu quả (MEBS) và qui mô của như cầu Qui mô tối thiểu có liệu quả (MES - Minimal Efficient Scale) được định nghĩa như là mức sản lượng mà ở đó chỉ phí trung bình đạt mức thấp nhất Dưới giác độ phân tích phúc lợi ( Welfare Analysis), hiệu quả kinh tế sẽ giảm dân và tổn thất xã hội sẽ tăng dân từ hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo cho đến cạnh tranh mang tính độc quyền, độc quyền nhóm và cuối cùng là độc quyền thuần tuý Có nghĩa là nếu địch chuyển dân từ dạng cạnh tranh hoàn hao = cạnh tranh tang tính độc quyền = độc quyền nhóm => độc quyền thuần tuý, giá cả sẽ tăng lên cịn lượng hàng hố cưng ứng sẽ giảm dần đi Bởi vậy, những biện pháp chống độc quyền không chỉ đơn thuần là kiểm soát độc quyền mà quan trọng hơn là làm thay đổi cơ cấu thị trường theo chiều từ độc quyền thuần tuý => ddc quyền nhóm => cạnh tranh mang tính độc quyền =— cạnh tranh hoàn hảo, làm tăng thêm tính cạnh tranh và đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng
I.!.2 Nguồn gốc và bản chất của độc quyền:
Một định nghĩa khác về độc quyền như sau: Mội nhà độc quyền là một nhà cùng cấp hàng hoá/ địch vụ duy nhất mà khơng có hàng hố/ dịch vụ thay thế gần giống Vì khơng có sản phẩm gần giống nên doanh nghiệp cá cơ hội lớn để theo đuổi chính sách giá cả một cách độc lập Nhà độc quyền là người ấn định giá ( Price makep) trong khi các nhà sản xuất khác trong hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá ( Price Takers) Vậy tại sao có độc quyền? Độc quyển do đâu mà ra? Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền Đó là:
(i) Tính kinh tế của qui m6 ( Economies of Scale)
(ii) Sự thông đồng ngầm giữa các doanh nghiệp trong ngành
(iii) Nhiéing can trở (Barriers) đối với việc nhập cuộc của các doanh nghiép tiềm năng
Trang 7ad
@ Tinh kinh té ctia qui md va déc quyén tu nhién:
Một hãng có thể trở thành độc quyền nếu chỉ phí trung bình sản xuất
sản phẩm đạt mức tối thiểu ở mức sản lượng đủ lớn có thể dap ting cho nhu
cầu của thị trường Trong trường hợp này, nếu có nhiều hơn mot hang san xuất sản phẩm thì mỗi hãng phải sản xuất ở mức chỉ phí cao hơn mức chỉ phí trung bình tối thiểu, kết quả là hãng có mức chỉ phí trung bình thấp nhất
chiến thắng và trở thành độc quyền Trong trường hợp hãng giành được vị trí
độc quyền như vậy được gọi là “độc quyền tự nhiên" (Natural Monopoly) Độc quyền tự nhiên tốn tại khi một doanh nghiệp có lợi thế về tính kinh tế của qui mô và sản xuất đủ đáp ứng cho như cầu của thị trường với mức giá mà các doanh nghiệp mới và những doanh nghiệp tiểm năng không thể đạt được
Mức sẵn lượng mà ở đó chỉ phí trưng bình đạt mức thấp nhất được gọi là qui mô tối thiểu có hiệu qủa (MES) và chính mức sản lượng đạt được ở mức chỉ phí trung bình tối thiểu - trong mối tương quan với qui mô của nhụ cầu thị trường là yếu tố quan trọng quyết định đến cơ cấu độc quyền hay cạnh tranh trên thị trường Đồng thời qui mô của nhu cầu thị trường có ảnh hưởng quan trọng đến sự tổn tại của độc quyền tự nhiên Nếu như MES đủ lớn tương đối sơ với qui mô của như cầu thị trường khi đó cơ cấu thị trường là độc quyền Ngược lại, nếu MES nhỏ so với qui mô của nhủ cầu thị trường thì cơ cấu thị trường cạnh tranh tổn tại Như vậy, độc quyền tự nhiên tồn tại là do đặc điểm công nghệ và qui mô nhu cầu đối với sản phẩm của ngành tạo nên Do đó, biện pháp duy nhất mà Nhà nước có thể can thiệp là cá những chính sách điều tiết dạng độc quyền này
b Độc quyền clo thoả thuận ngâm và sự hình thanh cdc Cartel ned: Nguyên nhân thứ hai dẫn đến độc quyển là do một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp câu kết và thoả thuận ngầm với nhau hạn chế sản lượng sản xuất ra để tăng giá do đó tăng lợi nhuận của họ Khi các hãng sản xuất trong một ngành công nghiệp câu kết với nhau nhằm giảm sản lượng và tăng giá chúng ta gọi ngành công nghiệp này là một Cartel ở nhiều nước, hình thành các Cartel là bất hợp pháp và bị trừng phạt rất năng nếu có những bằng chứng, tuy vậy trên thực tế vẫn tồn tại những thoả thuận ngầm giữa các công ty nhằm tối đa hố lợi nhuận của mình và gây thiệt hại cho xã hội Có hai điều kiện dẫn đến sự thành công cửa các cartel: Thứ nhất là tổng cầu của loại hàng hoá do các doanh nghiệp trong cartel cung cấp phải ít bị co giãn về giá; Thứ hai, các thành viên trong cartel phải kiểm soái hầu hết lượng hàng cùng ứng ra trên thị trường hoặc nếu không lượng hàng do các doanh nghiệp nằm ngoài cartel cũng ứng trên thị trường phải không bị
*
Trang 8co giãn về giá cả Lý thuyết cũng đã chỉ ra rang cdc céng ly tham gia Cartel
ngầm nói chung là không bền vững, các công ty tham gia cartel có xu hướng bí mật phá vỡ các thoả thuận ngầm để kiếm lợi cho riêng mình Chừng nào các Cartel không duy trì những điều khoản chặt chẽ và có một cơ chế trừng phạt thích hợp đối với những thành viên bí mật vì phạm các thoả thuận ngầm thì chừng đó sự bên vững của các Cartel còn bị đe doạ Do vậy để chống lại những Cartel ngắm, một mặt Chính phủ phải có những biện pháp cứng rắn trừng phạt khi phát hiện ra sự tồn tại của các Cartel ngầm mặt khác phải tao tả một cơ cấu ngành mềm dẻo, các điều kiện cho khả năng nhập cuộc của các doanh nghiệp mới và khả năng bỏ cuộc của các doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường được dé dang thong qua những biện pháp gidn tiếp
c Đóc quyển lo sự tốn tại của những vật cán (Barriers) đổi với khổ trăng nhập cuộc của các doanh nghiệp mới:
Những vật cần đối với khả năng nhập cuộc của các doanh nghiệp tiểm năng trước hết phải kể đến những vật cần mang tính chất pháp lý, bằng các điều luật chứ không phải mang tính chất kinh tế Những rào chắn này loại bỏ hoàn toàn sự nhập cuộc của các doanh nghiệp mới trong một giai đoạn nhất định Những vật cần này còn được gọi là những vật cần tự nhiên ( Nature Barriers fo entry) Trong một thời gian nhất định, Chính phủ vì một ty do nào đấy muốn bảo vệ tính độc quyền của một ngành cụ thể nên không cho phép bất cứ một sự nhập cuộc mới nào Độc quyền dưới đạng này được gọi là độc quyển do Chính phủ tạo ra Chính phủ bảo hộ những doanh nghiệp độc quyền này thông qua việc cấp bằng sáng chế phát minh { patents), bảo vệ bản quyền tác giả (copyrigh( hay những giấy phép kinh doanh (license) MIột công ty được cấp bằng sáng chế để độc quyền sẵn xuất một loại hàng hoá nào đó và thu lợi từ sáng kiến này, điều này không cho phép các công ty khác tham gia vào thị trường ít nhất cho đến khi bằng sáng chế đó hết thời hạn Chính phủ cũng bảo vệ quyền tác giả, giới hạn số lượng sách báo, băng đĩa nhạc phát hành cho phép các tác giả độc quyền sử dụng và thu lời từ bản quyền của mình trong một thời gian Việc cấp giấy phép hoạt động là mội tiong những rào chấn đối với khả năng nhập cuộc của các doanh nghiệp, tình huống này thường hay gặp trong những ngành địch vụ công cộng (Public ĐHiHes) như bưu chính viễn thông, điện, gas, vận tải trong thành phố Sự tồn lại của các đoanh nghiệp độc quyền này dưới sự bảo hộ của Chính phủ do nhiều nguyên nhân kinh tế- xã hội như: Đặc điểm công nghệ của ngành: là dịch vụ cung cấp những như cầu cần thiết của toàn xã hội mà hệ thống thị trường tự do cạnh tranh không thé cung cấp được với giá cả hợp lý Trong khi ở các nước khác các ngành dịch vụ công cộng này độc quyền dưới hình thức do Chính phủ bảo hộ hay đo Chính phủ độc quyền đều nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của tồn xã hội cũng như lợi ích của người tiêu dùng thì ở Việt
Trang 9ad
Nam các ngành điện bưu chính viễn (hong, hang khơng dan dụng do Chính phủ độc quyền dường như lại bảo vệ lợi ích của bản thân các doanh nghiệp độc quyền khí ấn định mức giá cao hoặc khơng có những biện pháp hữu hiệu để trừng phạt các hành vi lợi dụng thế độc quyển nhằm thụ lợi cho mình
Bên cạnh các vật cần tự nhiên cản trở khả năng nhập cuộc cửa các doanh nghiệp nêu trên, còn có các vật cần khác mang tính kinh tế, có nghĩa là việc nhập cuộc của cức doanh nghiệp không bị cấm đoán, song do những khó khăn nhất định mà sự nhập cuộc của các doanh nghiệp đứng ngồi là khơng có lợi Thuộc loại này thứ nhất phải kể đến đặc quyển sở hữu về mội nguồn lực nào đó (exclusive ownership of unique resource) cia doanh nghiệp độc quyền nguồn lực sở hữu có thể là một nguồn nguyên liệu khống sản nào đó, hoặc cũng có (thể là một vàt loại lao động đặc biệt như các nghệ nhân tỉnh xảo, những người thợ có trình độ lành nghé trong mot vai [nh vực đặc biệt Ngoài ra các lợi thế đặc biệt về chỉ phí của các doanh
nghiệp độc quyền như lợi thế về vị trí, mạng lưới tiêu thụ, thông tin, quan hệ
với khách hàng và sự trung thành của khách hàng cũng là những rào chấn nhất định đối với các doanh nghiệp mới nhập cuộc
L.2 Phúc lợi xã hội và tốn thất xã hội do độc quyền gây ra 1.2.1 Một số khái niêm cơ bản về phúc lợi xã hôi
Trong thị trường cạnh tranh, giá cả bằng chỉ phi bién (P=MC), trong khi đó ở thị trường độc quyền giá cả cao hơn chỉ phí biên Để thấy rõ được những tổn thất xã hội do độc quyền gây ra chúng ta so sánh các chỉ tiêu lợi ích xã hội (social welfare), thăng dư cửa người sản xuất ( Produce surplus) và thing dư của người tiêu dùng ( Consumer SurpÏus) trong môi trường cạnh tranh và trong môi trường độc quyền
Lợi ích xã hội ( kí hiệu W) bằng tống thăng dư của người sản xuất ( PS) và thăng dư cửa người tiêu dùng ( CS)
W=PS+CS
Thăng dư của người sản xuất được hiểu là chênh lệch giữa mức giá mà người sản xuất thực sự được hưởng và mức giá mà họ sẵn sàng cúng ứng sản phẩm Rõ ràng nếu một nhà sản xuất bán một món hàng với mức giá cao hơn mức giá ho dur định bán, như vậy họ đã thu được một khoản lợi chính bằng chênh lệch giữa hai mức giá này Thể hiện trên đổ thị, thăng dư của người sản xuất chính là diện tích phần nằm giữa đường cũng và đường giá thị trường
Trang 10si
hon mức giá mà họ sắn sàng trả, tố ràng họ sẽ thu được một khoản lợi chính bằng khoản chênh lệch này Trên đô thị, thang dư của người tiêu đùng được thể hiện là điện tích của hình nằm giữa đường cầu và đường giá thị trường
Trên thực tế, các nhà kinh tế thường quan tâm đến sự thay đối, chuyển dịch giữa phần thặng dư của người sản xuất và thang dư của người tiêu đùng hơn là quan tâm đến qui mô, mức độ thang dư tuyệt đối mà mỗi bên được Hưởng
Trong hình thái thị trường cạnh tranh, việc nhập cuộc cũng như ra khỏi thị trường của mỗi cá nhân hoàn toàn đễ dàng, giá cả được hình thành tại điểm cân bằng cung cầu Trong trường hợp này, xét về mặt hiệu quả lẫn phúc lợi xã hội đêu đạt mức tối đa Cả hai bên, người sản xuất và người tiêu dùng đều thu được tối đa phần thặng dư mình được tưởng
Ngược lại, trong thị trường độc quyền, các công ty độc quyền thường lợi dụng vị thế độc quyền của mình để kiểm chế sản lượng ở mức thấp hơn nhu cầu của xã hội nhằm đẩy giá lên để thu lợi nhuận độc quyền cao, gây tác hại đến lợi ích của người tiêu đùng và xã hội
Chúng ta có thể xem đồ thị dưới đây để hiểu rõ hơn về các khái niệm
nầy cũng như những tổn thất xã hội do độc quyền gây ra
Hình 1 P r'h Xo (a)
Qua hình vẽ (a) trên ta thấy, Phần — chính là thăng dư của người liêu dùng, phần diện tích (IIR) chinh tà thặng dư của người sản xuất và lợi ích xã hội bằng tổng thặng dư của người sản xuất và thăng dư của người tiêu đùng- chính bằng tổng diện tích hai phần trên Trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, giá cả thị trường xác định tại điểm P„ (giá cả bằng chỉ phí biên, P= MC), %
Trang 11rõ ràng ta thấy tại mức giá này cả hai bên người sản xuất và người tiêu dùng đều được hưởng phần thăng dư tối đa của mình Trái lại trong thị trường độc quyền, ở hình (b), giá cả độc quyên P„ được xác định bằng lợi nhuận biên (P=MR) Với mức giá độc quyển P„ cao hơn P„, phần thặng dư của người tiêu đùng đã bị thu hẹp lại và chuyển sang nhà độc quyền, đồng thời với mức sản lượng hạn chế ở mức Q„„„ một phần thặng dư của người sản xuất và thăng đư của người tiêu dùng bị mất đi (phần diện tích tam giác EGH) đó chính là tốn thất xã hội do độc quyền gây ra Như vậy, độc quyền với việc hạn chế sản lượng ở mức thấp hơn nhu cẩu xã hội và đặt giá cao hơn đã dẫn đến những thiệt hại xã hội cả về mặt hiệu quả cũng như công bằng xã hội
].2.2 Độc quyên và tổn thất xã hôi:
Với mục đích tối đa hóa lợi nhuận và với sức mạnh độc quyền (Monoboly Power), nhà độc quyền đã ấn định mức giá cao hơn, gây ra thiệt hại cho xã hội cả về mặt hiệu quả lẫn công bằng thông qua việc không chỉ thu thêm một phần thăng dư của người tiêu dùng về tay mình mà cịn gây niên tổn thất xã hội Ngoài việc ấn định mức giá cao hơn, trong những điều kiện nhất định các nhà độc quyên còn sử dụng các chiến lược về giá cả cũng như các chiến lược về thị trường nhằm mục đích tối đa hố lợi nhuận Một trong những chiến lược về giá cả các nhà độc quyền thường sử dụng là việc phân hoá giá cho các đối tượng tiêu đùng khác nhau Phân hoá giá được được coi là tồn tại khi cùng một loại hàng hoá nhưng được bán ở các mức giá khác hhau cho các đối tượng tiêu đừng khác nhau vì các lý do khác hơn là lý do khác nhau về chỉ phí Có ba điều kiện cần thiết để một người bán hàng thực hiện được việc phân hoá giá: Thứ nhất người bán hàng phải có sức mạnh độc quyền để có thể kiểm sốt giá cả T/wứ hai, đoanh nghiệp độc quyền phải phân loại được khách hàng của họ theo từng nhóm hoặc phân loại thị trường của họ thành những thị trường nhỏ 7hứ ba, những người tiêu dùng ở các mức giá khác nhau nhất thiết bị hạn chế hoặc khơng có cơ hội để mua đì bán lại ăn chênh lệch giá Các nhà kinh tế học đã phân loại mức độ phân hoá giá theo 3 cấp độ sau:
a Phân hoá giá bậc ] ( First Degree Price Discrimination):
Phan hoá giá bậc l, được coi như là cấp độ phân hố giá hồn hảo (perfect price điscrimination), xảy ra khi nhà độc quyền có khả năng đặt từng mức giá riêng biệt cho mỗi đơn vị hàng hoá sao cho giá trị của đơn vị hàng hoá đó đúng bằng giá trị mà người tiêu ding san sang trả cho nó Bằng cách này doanh nghiệp độc quyền đã thu được toàn bộ phần thặng dư cho người tiêu, dùng Trong trường hợp này tất nhiên nhà độc quyên sẽ không dừng lại
*
Trang 12<i
cưng ứng ở mức sản lượng đạt ở mức giá trong độc quyền thuần tuý mà nhà độc quyền sẽ tiếp tục bán sản phẩm cho đến khi nào sản lượng đạt được ở mức giá cả bằng chỉ phí biên Điều đó có nghĩa tằng trong phân hố giá bậc Ì mức sản lượng bán ra của doanh nghiệp độc quyển bằng đúng sản lượng hàng hoá bán ra trong cạnh tranh hoàn hảo Xét về mặt phúc lợi xã hội lợi ích xã hội ( bao gồm CS và PS) đạt mức tối đa Tuy nhiên xét về mặt công bằng xã hội (equity), trong phan hod gid bac ï này toàn bộ phần thăng dư cũa người tiêu dùng nay đã chuyển hết vào tay người sẵn xuất, nhà độc quyển thu hết toàn bộ mối lợi của người tiêu đùng
Việc xác định từng mức giá cụ thể cho từng đối tượng mua hàng cụ thể trên thực tế là rất khó khăn và tốn kém Vì vậy có rất ít ví dụ trong thực tế về loại phân liệt giá này, có chăng là một thí dụ về một ông bác sĩ nha khoa ở một thị trấn nhỏ có thể đặt giá khác nhau đối với những đối tượng có thu nhập khác nhau, hoặc một thí dụ khác như một ông luật sư cững có thể đặt giá khác nhau đối với từng thân chủ của mình
Với những phân tích ở trên, rõ ràng ta thấy rằng phân hoá giá bậc | cd ưu điểm đạt được hiệu quả xã hội nhưng lại có nhược điểm lầm tăng sự không công bằng trong xã hội, do vậy một câu hỏi đạt ra lì nên chăng cần phải cấm hẳn hình thức phân hố giá này của nhà độc quyền hay vẫn để họ
áp dụng hình thức này và Chính phủ có những biện pháp để điều hoà, phân
phối lại thu nhập từ các nhà độc quyền đến người tiêu dùng thông qua các hình thức thuế như thuế thu nhập Chúng ta đã thấy bản thân ông bác sĩ nha khoa hay ông luật sư trong khi đặt giá khác nhau cho các dối tượng tiêu dùng khác nhau vơ hình chung cfng đã phần nào thực hiện việc nhân phối lại thu nhập giữa các đối tượng tiêu đùng khác nhau, cùng một địch vụ những một người giầu có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn so với người nghèo Cơng việc cịn lại của xã hội và Chính phủ là làm thế nào lấy bớt một phần thu nhập của nhà độc quyền phân phối cho người tiêu dùng
b Phân hoá giá bậc 2 ( Second Degree Price Discrimination):
Trang 13<A Hinh 2 e av ve TY
Tuy nhiên dưới giác độ công bằng xã hội, phần thang dư của người tiêu dùng, vẫn bị nhà độc quyền lấy mất mặc dù sơ với phân hoá giá bậc | mite do nay có giảm đi vì một lượng hàng nhất định được bán ở cùng một mức giá, người tiêu dùng sẽ thu được phần thang dư của mình thể hiện ở phần diện tích tam giác nằm trên mức giá của mỗi block hàng hoá Nếu số block hàng càng nhiều và số đơn vị hàng trong mỗi block càng ít, tức là giá cả được phan chia áp dụng cho từng block ngày càng chỉ tiết hơn cho đến khi mỗi block chỉ bao gồm một đơn vị hàng hố thì chúng ta sẽ trở về hình thức phân hoá giá bậc Í tiêu tiên, Vì vậy các biện pháp, chính sách nhằm kiểm soát, điều tiết độc quyền trong trường hợp này sẽ gần giống như các biện pháp áp dụng trong trường hợp phân hoá giá bậc l nêu trên, nhưng nếu phải chấp nhận độc quyền thì Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp phân hố giá Trong thực tế có rất nhiều ví dụ về phân hoá giá loại này Giá thường giảm tuỳ theo lượng mua tăng thí dụ như giá cước bưu điện, giá cước hàng không áp dụng cho các lượng tiêu thụ khác nhau
c Phân hoá giá bác 3 ( Third Degree Price Discrimination):
Trong phân hoá giá loại này, nhà độc quyền sẽ phân chia người tiêu dùng (thị trường) thành những nhóm tiêu dùng (thị trường) khác nhau và sẽ áp dụng những mức giá khác nhau cho các nhóm khác nhau Nói một cách khác, những người tiêu dùng khác nhau sẽ trả những mức giá khác nhau cho cùng một đơn vị sẵn phẩm không phụ thuộc vào số lượng mua nhiều hay ít Khơng giống như phân hoá giá bậc I, phân hoá giá loại này rất phổ biến
w
Trang 14Iigười lớn và trẻ em, giá về vào cửa cầu lạc bộ chơ những thành viên của câu lạc bộ và những người ngồi
Có hai điều kiện quan trọng để nhà độc quyền thực hiện được phân hoá giá loại này trong thực tế Thứ nhất, thủ nhập biên của các nhóm phải
bằng nhau (MR\= MR; = MR¿ ) vì nếu giả sử thu nhập biên của một nhóm
nào đó cao hơn các nhóm cịn lại khi đó nhà độc quyền sẽ chuyển bớt một phần sản lượng từ các nhóm cịn lại về bán ở thị trường cuả nhóm có thu nhập biên cao hơn Do vậy, để áp dụng hình thức phân hoá giá loại này nhất thiết thu nhập biên của các nhóm khác nhau phải bằng nhau bất kể giá bán ở các nhóm là như thế nào 7# hai, thu nhập biên ở mỗi nhóm thị trường phải bang chỉ phí biên (MR, = MC, MR; = MC ) có như vậy nhà độc quyền mới tối đa hoá được lợi nhuận của mình Nhà độc quyền sẽ đặt giá bán cho từng thị trường cụ thể dựa trên cơ sở độ co giãn về giá của cầu trên từng thị trường Thị trường có độ co giãn cửa cầu nhỏ sẽ chịu mức giá cao hơn so với thị trường có độ co giãn của cầu lớn Điều này lý giải tại sao giá bán cùng một sản phẩm ở trong các cửa hàng dành cho người có thu nhập cao lại cao hơn giá bán cho những người có thu nhập thấp do độ co giãn của cầu lớn hơn Sinh viên và những người hưu trí ( người có (hu nhập thấp) thường được giảm giá
Ở trên chúng ta vừa phân tích bản chất của phân hoá giá bậc 3 của độc quyền Sau đây ta sẽ phân tích dạng phân hố giá này dưới giác độ hiệu qua
và phúc lợi xã hội Để đơn giản, giả sử chỉ có hai thị trường với nhủ cầu khác
nhau như đồ thị sau: Hinh 3
P
a
Khi chưa ấp dung phân hoá giá bậc 3, nhà độc quyền sẽ đặt giá bán ở mức P„; là mức giá cao hơn mức giá P, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
%
Trang 15ad
San lượng hàng hoá bán ra ở thị trường thứ nhất là Q,,! và số lượng hàng bán ở thị trường thứ hai là Q.2, tổng lượng hàng bán trong hai thị trường khi chưa có phân hoá giá là Q„= Q„„ + Q„Ÿ Khi hình thức phân hoá giá được áp đụng, ở thị trường thứ nhất có độ co giãn của cầu nhỏ hơn, giá bán ở thị trường này sẽ cao hơn và đạt tại Pị> P„, do vậy lượng hàng bán được ở thị trường này sẽ giảm đi so với khi chưa áp dụng hình thức phân hố giá và giá sử đạt tai Q,', bên cạnh đó giá bán ở thị trường thứ hai sẽ giảm xuống (do có độ co giãn của cầu nhỏ hơn) đạt ở mức P; < P„ nên số lượng hàng bán được ở thị trường này sẽ tăng lên ở Q,’ Tổng số hàng bán được của nhà độc quyền khi áp dụng phân hoá giá sẽ là Q,=Q,„ +Q„ˆ Do lượng hằng bán ở thị trường [ giảm đi khi áp đụng phân hoá giá nên tổn thất xã hội trong thị trường này được xác định bằng diện tích của hình abc¿7 và bee, trong đó diện tích hình abcd thể hiện sự giẫm lợi nhuận thu được của nhà độc quyền so với khi chưa ấp dụng phân hoá giá và điện tích bee thể hiện giảm phần thăng dư của người
tiêu dùng Khoản tổn thất xã hội này được xác định bằng:
AW¡=( P,-MC)( Qụ, - Qụ )+ bec (1)
Mặt khác, phúc lợi xã hội ở thị trường thứ hai tăng lên và được xác địng bằng diện tích của hình ø'2 e'd'= a'h'c dt +h e6" trong đó diện tích hình ø°5*c°đ" thể hiện phần tăng thêm lợi nhuận của nhà độc quyền khi sản lượng hàng bán ra tăng lên khi áp dụng phân hoá giá Khoản phúc lợi xã hội tăng thêm này được tính như sau:
AWz= ( Pu-MC)( Quˆ- Qu) - A c'e’ `
Do vậy, tổng thay đổi trong phúc lợi xã hội sẽ là:
AW =AW,+AW, = (P,-MC)(Qy- Q,,)- (h'c'e = bee) (3)
Rõ tầng rằng trong công thức (3) phúc lợi xã hội chỉ tăng khi phân hoá giá bạc 3 dan tới lầm tăng sẵn lượng hàng bán ra sao cho thành phần thứ nhất của công thức lớn hơn thành phần thứ hai Do vậy chúng tạ có thể nói rằng điều kiện cần để tăng phúc lợi xã hội chính là tăng sản lượng Tuy nhiên đây
mới chỉ là điểu kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ Việc áp dụng phân
hoá giá sẽ làm tăng hay giảm sản lượng sẽ tuỳ thuộc vào độ cong của đường cầu trong từng thị trường riêng biệt Trong trường hợp tất cả các đường cầu lrên các thị trường đều là tuyến tính, sắn lượng bán ra của nhà độc quyền sẽ
không thay đổi khi áp dụng phân hoá giá ( tức 18 Qy= Q,,), do vay thành phần
thứ nhất của công thức (3) bằng 0 Điều đó có nghĩa là phân hố giá bậc 3 sẽ làm giảm phúc lợi xã hội một khoản bằng điện tích (b 'c'e'+ bè), thêm vào đó xét về mặt công bằng xã hội ta thấy phần thặng dư của người tiêu dùng ở thị trường thứ nhất bị giảm đi và được chuyển sang nhà độc quyền, mặc dù ở thị trường thứ hai phần này có tăng lên nhưng vẫn chưa thể đạt được mức hiệu quả như ở trong thị trường cạnh tranh Do vậy, phân hoá giá bậc 3 vẫn
*
Trang 16ad
gây ra hậu quả chuyển một phan thang du cia người tiêu đừng vào tay nhà độc quyền Tóm lại, Phân hố giá bậc 3 trong trường hợp? đường cầu của tất cả các thị trường đều là tuyến tính gây ra hậu quả xấu cho xã hội cả về mặt hiệu quả lẫn công bằng xã hội
Tuy nhiên, đường cầu trên thực tế có thể là phi tuyến tính nên để trả
lời câu hỏi liệu rằng sản lượng và do đó là phúc lợi xã hội có tăng trong điều
kiện áp dụng phân hoá giá bậc 3 hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể Mặc đù trong trường hợp phân hoá giá dẫn tới sản lượng tăng nhưng chúng ta cũng chưa thể kết luận được liệu rằng thành phần thứ nhất trong cơng thức (3) có đủ lớn để triệt tiêu thành phần thứ hai và làm tăng phúc lợi xã hội hay khơng? Tóm lại, phân hoá giá bậc 3 đã gây ra hậu quả xấu cho xã hội cả về giác độ hiệu quả phúc lợi xã hội lẫn công bằng xã hội
Từ việc phân tích các hình thức phân hoá giá của nhà độc quyền nêu trên ta có thể rút ra một số kết lưận sau:
& Phân hoá giá bậc | va bac 2 gay ra hau quả xấu hơn trong việc phân phối và công bằng xã hội, trong cả hai hình thức này thăng dư của người tiêu
dùng đều bị chuyển vào tay nhà độc quyền một phần (trong phân hoá giá
bậc 2) hay toàn bộ (trong phân hoá giá bậc l) Tuy nhiên, ở cả hai hình thức này mức sản lượng đều đạt mức hiệu quả xã hội, do vậy nên chăng không hạn chế các hình thức phân hố giá này khi mục tiêu của xã hội là hiệu quả, là lợi ích kinh tế của xã hội Nhưng để đạt được mục đích công bằng xã hội, việc lầm tiếp theo của Chính phủ chính là điều tiết thu nhập của các nhà độc quyền thơng qua các chính sách điều tiết thu nhập và công cụ thuế
&- Đối với hình thức phân hố giá bậc 3, hậu quả là tổn thất xã hội thể hiện cả ở việc giảm phúc lợi xã hội lẫn công bằng xã hội tuỳ thuộc vào độ cong của các đường cầu trong các thị trường riêng biệt, đặc biệt trong trường hợp đường cầu trên các thị trường riêng biệt đều là tuyến tính l2o vậy hình thức phân hoá giá này cần phải hạn chế và xem xét trong từng
trường hợp cụ thể
Tóm lại, có một kết luận có ý nghĩa khá quan trọng là: ưựi nhiên của nhà độc quyển sẽ giẩm từ phân hoá giá bậc Ï sang phản hoá giá bậc 2 và từ phân hoá giá bậc 2 sang phân hoá giá bậc 3 Đảng thời phúc lợi vớ hội sẽ giảm khi chuyển từ phán hoá giá bậc 1 ya 2 sang bdéc ‡ Do vậy, khuyến khích nhà độc quyển phân hoá giá là một biện pháp gidm bói những tấn thất xử hội Nhà nước có thể chia lại một phần lợi nhuận tăng thêm của nhà độc quyển từ phân hố giá thơng qua Công cụ thuế:
Trang 17ad
a
1.3 Cơ sở lí liận về kiểm sốt giá cả độc quyền
1.3.1 Su cần thiết phải kiểm soát giá cả sản phẩm độc quyền
Ngoài hậu quả tiêu cực của độc quyên gây ra tổn tất xã hội như đã phân tích ở trên, độc quyển còn dẫn đến bóp méo chỉ phí và gây ra những, lãng phí cho xã hội Nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp độc quyền ít chịu sức ép về giảm chỉ phí hơn sơ với các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh Vì vậy doanh nghiệp độc quyền thường không chú trọng tiết kiệm chỉ phí như các doanh nghiệo phải cạnh tranh
Hơn nữa, với doanh nghiệp độc quyền thì chủ sở hữu (là Nhà nước hoặc các cổ đơng) rất khó giám sát chỉ phí và hiệu quả hoạt động vì khơng có những doanh nghiệp sản xuất cùng một sản phẩm hay sản phẩm tương tự để so sánh Chủ sở hữu rất khó kiểm sốt được hoạt động hoặc các báo cáo tài chính, phương án đầu tư, phương án điều chỉnh giá của ban điều hành vì khơng có đủ căn cứ thực tế bằng các thành viên ban điều hành Do vậy chủ
sở hữu thường phải nhờ tới sự kiểm soát của Nhà nước hoặc các tổ chức tư
vấn độc lập
Mặt khác, đối với người tiêu dùng thì điều họ dễ thấy và hay kêu ca nhất là bị nhà sản xuất xâm phạm tới lợi ích bằng việc bán giá cao nhằm thu lợi một cách vô lý Đo đó Nhà nước phải rất quan tâm tới giá cả sản phẩm độc quyền để thực hiện vai trò kiểm sốt cuả mình (cả với vai trò là chủ sở hữu, cả với vai trò là người điều hồ lợi ích giữa người sản xuất và người (iêu dùng)
Như vậy có thể khái quát là do có vị thế độc quyển nên doanh nghiệp độc quyền thường có xu hướng bán hàng với giá cao để thu lợi lớn mà khơng tính tới lợi ích của người tiêu đùng và Nhà nước, không chú trọng tiết kiệm chỉ phí.v.v Do đó Nhà nước cần kiểm soát giá cả sản phẩm độc quyền để thúc ép đoanh nghiệp độc quyền nâng cao hiệu quả hoạt động của mình
I.3.2 Các phượng pháp kiểm soát giá cả sản phẩm độc quyền
Như phần trên đã phân tích về nguồn gốc của độc quyền xét về mặt đài hạn nhân tố quan trọng nhất và mang tính bên vững nhất tạo ra độc quyền chính là tính kinh tế của qui mô Đồng thời ta cũng biết doanh nghiệp độc quyền tồn tại nhờ có lợi thế về tính kinh tế của qui mơ, cịn được gọi là độc quyền tự nhiên Trong tương lai dài hạn, Nhà nước vẫn phải chấp nhận các trường hợp độc quyền tự nhiên, còn các trường hợp độc quyền do nguyên nhân khác sẽ đùng biện pháp cơ cấu để tạo thêm phần tử cạnh tranh và (hu hẹp dần phạm ví độc quyền trong thị trường đó Do vậy, trong phần này sẽ tập trung phân tích vấn đề kiểm soát độc quyền tự nhiên
*
Trang 18Khi đánh giá về một chính sách, một phương án kinh tế, thông thường các nhà kinh tế đánh giá trên hai giác độ là tính hiệu quả và tính cơng bằng Rõ ràng, độc quyền tạo nên những tốn thất xã hội và sự bất bình đẳng giữa nha san xuất và người tiêu dùng Vì vậy, cần thiết phải có sự can thiệp cuả Chính phủ dưới nhiều hình thức Sự can thiệp của Chính phủ về giá cả đối với
các sản phẩm độc quyền về mặt lí thuyết, thường được đưa ra như phân tích dưới đây:
Phán tích dười giác độ chỉ phí hiền (MC) và doanh thu biển (ATR) Để
tối đa hoá lợi nhuận, ca nhà độc quyền lẫn các nhà sản xuất trong thị trường cạnh tranh đều lưa chọn sẵn xuất ở mức sẵn lượng tại đó doanh thu biên bằng chỉ phí biên (MRE=MC) Tuy nhiên, trong thị trường cạnh tranh, đặc điểm là MR=P Tức là, nếu doanh nghiệp có bấn thêm một sản phẩm thì cũng khơng làm giảm giá xuống và cũng không làm giảm doanh thu từ các sản phẩm trước đó Ngược lại, đối với nhà độc quyền, đường cầu đối với họ là đường cầu ngành và có dạng đốc xuống Do vậy, trong trường hợp độc quyền, có 2 điểm khác so với thị trường cạnh tranh: Tứ nhất, đoanh thu biên (MR) trong độc quyền luôn thấp hơn giá P ( trừ đơn vị sản phẩm đầu tiên) 77 hơi, MỊN giảm khi sản lượng tăng, điều đó dẫn tới nhà độc quyển thường hạn chế sản lượng sản xuất để bán ở mức giá cao
Trang 19ad
*
Các giải pháp có thể áp dụng như sau:
a) Giải pháp thứ nhát: Mô hình gid cd- chi phi bién ( marginal cost pricing)
Nếu Chính phủ buộc nhà độc quyền sẵn xuất tại điểm B - điểm hiệu quả đối với xã hội, như vậy sẽ đạt được mức sản lượng hiệu quả Q những khi đó giá P„ sẽ thấp hơn chỉ phí bình quân AC của nhà độc quyền mỘI tức bằng đoạn BC và tổng thiệt hại của nhà độc quyền tương ứng với điện tích hình chữ nhật £BCD Bo vậy, nếu Chính phủ ấn định mức giá bán đối với nhà độc quyền P,=MC, khi đó Chính phủ cần thiết phải trợ cấp cho nhà độc quyền để bù vào khoản lỗ không thể tránh khỏi Tuy nhiên, Chính phủ cần thiết kiểm soát và biết được hoạt động của nhà độc quyền một cách rõ ràng để khoản trợ cấp không phải là khoản tiền để bù cho những thua lỖ của sự kém cỏi và tính không hiệu quả do ban thân nhà độc quyển gây ra Về mặt xã hội, hên sản xuất ở mức sản lượng có hiệu quả Q_ nhưng khi thực hiện trợ cấp, Chính phủ phải đảm bao kiểm soát cẩn thậnvà chặt chẽ chỉ phí của nhà
độc quyền
b) Giới pháp thú hai: Mó hình giá cỉ- chỉ phí trung binh (average cost pricing):
Mê hình này được xác định đảm bảo cho nhà độc quyền sản xuất tại mức sản lượng Q, với giá tương đương với chỉ phí sản xuất trung bình tại
w
Trang 20<i
sản lượng đó (điểm cắt của đường chỉ phí trung bình AC và đường cầu D) Với mức giá nầy, nhà độc quyền sẽ đấm bảo hoàn được vốn sau khi đã trừ đi tất cả các chỉ phí kinh tế Đồng thời, tại điểm sản lượng Q, này, tổn thấy xã hội cũng giảm từ điện tích hình tam giác GMB xuống diện tích tam giác NOB Tổn thất xã hội (diện tích tam giác NOB) tồn tại chính là do mức sản xuất Q¡ chưa đạt được đến mức sản lượng sản xuất có hiệu quả Q Như vậy, mơ hình giá cả- chỉ phí trung bình đã có ưu điểm tiến gần tới mức sản lượng hiệu quả đối với xã hội, giá cả độc quyền được hạ thấp xuống có lợi cho người tiêu dùng và nhờ đó điều tiết được một phần lợi nhuận độc quyên Sự điều tiết này đã đạt được cả về mặt hiệu quả xã hội lẫn công bằng một cách tương đối Tuy nhiên, mô hình nầy cũng có những nhược điểm sau:
Thứ nhất, đo mức giá được qui định bằng chỉ phí trung bình (P,=AC) do vậy khơng khuyến khích nhà độc quyên cải tiến, áp dụng công nghệ mới , nhằm tiết kiệm (giảm) chỉ phí sản xuất Ngược lai, khuyến khích nhà độc
quyền sử dụng nhiều vốn cố định hơn thông qua việc mua sắm thêm thiết bị,
máy móc và bất kỳ chỉ phí tăng thêm nào cũng được cộng thêm vào nhằm đưa chỉ phí trung bình lên cao
Thứ hai, vì giá cả- chỉ phí trung Bình phải đảm bảo trang trải chỉ phí vì hồn vốn cho nhà độc quyền, điều này sẽ khuyến khích nhà độc quyền càng tăng vốn cố định của mình lên càng tốt Để có thể tăng vốn cố định nhà độc quyền tìm cách tăng sản lượng thông qua việc bán sản phẩm với mức giá thấp hơn chỉ phí trung bình ở phân đoạn thị trường có độ co.giãn về cầu lớn và ngược lại đối với phân đoạn thị trường có độ co giãn về cầu kém sản
phẩm sẽ được bán ở mức giá cao hơn Bằng cách này, sản lượng bán ở thị
trường thứ nhất sẽ tăng lên nhiều hơn so với phần giảm sút ở thị trường thứ hai Kết quả là như cầu về sản lượng sản phẩm tăng lên đòi hỏi phải tăng vốn cố định
Tóm lại, mơ hình giá cả- chỉ phí trung bình đã làm tăng sản lượng sản xuất tới gần mức hiệu quả xã hội, bảo đảm giá độc quyền được kéo thấp xuống có lợi cho người tiêu dùng, nhà độc qun khơng cịn được hưởng lợi nhuận siêu ngạch do vị thế độc quyền của mình Tuy nhiên, để mức gid nay phân ánh đúng chỉ phí thực của nhà độc quyền đòi hỏi cơ quan điều tiết cần thiết phải nắm vững chỉ phí sản xuất cfng như các thông tin về hoạt động của
thà độc quyền nhằm kiểm sốt chặt chẽ chỉ phí để có thể để xuất mức giá
Trang 21ad
c)Gidi pháp thứ ba: áp dung gid hai phan ( Two part tariffs):
Giá hai phần là một hệ thống giá khi người sử đụng trả một số tiền cố định để được vào hệ thống dịch vụ và sau đó trả thêm một mức giá theo đơn vị sản phẩm, mức giá này phản ánh chỉ phí biên của q trình sản xuất
Như vậy mục tiêu của giá hai phần là đùng số tiền cố định để bù cho chỉ phí cố định và sau đó thu mức giá đơn vị sản phẩm tiêu thụ để hù lại chỉ phí biên
Ví dụ về hệ thống giá hai phần có thể thấy rõ ở giá cước điện thoại bao gồm giá thuê bao hàng tháng và mức giá cước cuộc gọi: Hoặc giá vé vào công viên bao gồm giá vé vào cửa và giá vé tham gia từng trò vui chơi giải trí trong cơng viên; Giá về tham gia câu lạc bộ tennis bao gồm chỉ phí ban đầu đóng để là thành viên của câu lạc bộ và giá thuê sân bãi mỗi cuộc chơi.v.v
Với hệ thống giá hai phần, có thể áp dụng nguyên tắc giá cả bằng chỉ
phí biên (P=MC) và mức sẵn lượng sản xuất có thể đạt được ở mức hiệu quả xã hội, phần thua lỗ do chỉ phí bình qn AC thấp hơn giá bán sẽ được khắc phục bằng cách cho phép; nhà độc quyên thư một khoản tiền cố định tối thiểu cần thiết để hoàn vốn Tuy nhiên hệ thống giá hai phần không phải lúc nào cũng là giải pháp khả thi và cũng đòi hỏi phải có sự tính tốn đúng đắn hợp lý nhầm đảm bảo hệ thống giá phát huy hiệu quả vì nếu mức tiền cố định thu quá cao thì người tiêu dùng sẽ hạn chế sử dụng hàng hố dịch vụ đó, ngược lại nếu mức thu cố định thấp sẽ không đấm bảo bù đấp, hoàn vốn cho nhà sản xuất
Tiên đây là một số biện pháp kiểm soát giá cả độc quyền với mực đích nhằm thủ tiêu đân tính khơng hiệu quả và bất công bằng -do độc quyền gây ra Tất cả các giải pháp này đều cho thấy sự cầu thiết phải kiểm soái chặt chẽ chỉ phí sản xuất của nhà độc quyền, cần thiết đưa ra những mức giá hợp lý vừa đảm bảo lợi ích của nhà sản xuất vừa đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng và xã hội
Trang 22ad
PHAN THU HAI
NGHIÊN CỨU VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ SỰ
LUA CHỌN CỦA NHÀ QUẢN LÝ
2.Ì Nghiên cứu về người tiên dùng 2.1.1 Các mục tiêu của người tiêu dùng
Trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hố, tự nó hình (hành nên các mối quan hệ kinh tế nhất định: quan hệ giữa người bán với người mưa, quan hệ giữa người bán với nhau và quan hệ giữa người mua với nhau
Tuỳ theo tính chất của từng mặt hàng và khối lượng cung cầu trên thị trường mà các mối quan hệ đó có tính chất khác nhau Tính chất khác nhau này hình thành nên các đạng thị trường khác nhau và phương thức ứng xử khác nhau phù hợp với itng mục tiên của người tham gia trên thị trường
Trong nên kinh tế thị trường, hành vi của các bên tham gia vào thị trường được thể hiện rất rõ qua mục tiêu của họ, có thể khát quát như sau:
Mục tiêu của các nhà sản xuất kinh đoanh là tối đa hoá lợi nhưận frong những điểu kiện thị trường cụ thể Bất chấp mọi sự phản đối, mục tiêu lợi nhuận phải là mục tiêu quan trọng nhất, điển hình nhất của mọi hoại động sản xuất kinh doanh Đương nhiên, trong chiến lược phát triển của mình, nhà sản xuất kinh đoanh sẽ xem xét mục tiêu nói trên dưới các giác độ ngắn hạn và đài hạn, trong đó mục tiêu đài hạn là chủ đạo Trên cơ sở mục tiêu đài hạn hay ngắn hạn và trong điều kiện của từng hình thái thị trường cụ thể các nhà kinh doanh tham gia thị trường sẽ có phương thức ứng xử và hành động phù hợp với mục tiêu của mình
Khác với các nhà sản xuất - kinh đoanh, ở người tiêu đùng sự tham gia của họ trên thị trường với mục đích rất rõ ràng là tối đa hố lợi ích của những hàng hoá mà họ mua được Nói cách khác, mục tiêu của họ là tối đa hố lợi ích tiêu dùng trong những điêu kiện ràng buộc khác về thị trường như: Thu nhập bằng tiền, tỷ lệ phần chỉ dùng cho hàng hoá thiết yếu trong lổng thụ nhập của họ, giá cả hàng hoá cao hay thấp, sở thích thay thị hiếu) tiêu dùng của họ Do vậy, tuỳ theo hình thái thị trường khác nhau, vì lợi ích tiêu
w
Trang 23dừng của mình, người tiêu đùng cũng có những hành vi ứng xử khác nhau trên thị trường
ở tước ta, trong những năm gần đây, nhờ công cuộc đổi mới, cơ chế quản Ìý mới đã bắt đầu tạo nên những tiền đề cho việc sẵn xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, mở rộng và đa dạng hoá các mặt hàng và dịch vụ, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân về hàng hóa dịch vụ; về cơ bản đã khắc phục sự mất cân đối giữa cung và cầu, tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường tmột cách lành mạnh Người tiêu đùng có điều kiện tốt hơn trong việc lựa chọn, mua và sử dụng hàng hoá địch vụ để tối đa hố được mục đích tiêu dùng của mình Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đo cơ chế quản lý mới đem lại, cũng nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực Nhiều cơ sở sản xuất kinh đoanh do chạy theo lợi nhuận cũng đã đưa ra thi trường những hàng hoá dịch vụ kém chất lượng, thậm chí cả hàng giả; dùng thông tin quảng cáo không trung thực đánh lừa người tiêu dùng Mặt khác, những khuyết tật của kinh tế thị trường như sự độc quyền trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đã gây không ít thiệt hại cho người tiêu dùng nói riêng và cho nên kinh tế nói chung
2.1.2 Nghiên cứu về người tiêu dùng
Hiện nay nghiên cứu về người tiêu dùng vẫn cịn là một bộ mơn khoa học khá mới mẻ và thường mới chỉ được các nhà kinh doanh tiến hành nhằm lựa chọn biện pháp Marketing thích hợp Khi thơng tin về người tiêu dùng được thu thập và phân tích một cách có hệ thống sẽ là căn cứ tốt cho các mục tiêu:
( Các nhà kinh doanh có lựa chọn tốt nhất về phương án kinh doanh của mình
(ii) Nhà nước có căn cứ chọn phương án xử lý khắc phục các khuyel tat của nền kinh tế để đảm bảo lợi ích của người tiêu đừng và hiệu quả cao nhất cho xã hội
Nghiên cứu về người tiêu dùng thường được thực hiện chủ yếu dưới hai giác độ cơ bản sau đây:
a) Hanh vi ctia người tiêu cìng:
Hành vi người tiêu dùng có bản chất rất đa dạng Nó có thể được định nghĩa là hành vi mà những người tiêu đùng phơ bày ra khi tìm kiếm, mua sử
Trang 24a
dụng, đánh giá và vứt bỏ sản phẩm - dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thoả mãn như cầu của họ Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu các quyết định cá nhân của người tiêu đùng đối với việc chỉ tiêu các nguồn lực có thể của họ ( Hến, thời gian, công sức ) để được quyền tiêu dùng những hàng hoá dịch vụ cụ thể Hành vi tiêu dùng bao gồm cả các quyết định tinh thần và các bành động vật chất dưa lại hành vị đó
Những nhà hoạch định chính sách các doanh nghiệp, các tổ chức phúc lợi xã hội thường rất chứ ý tới việc nắm bất như cầu của các tầng lóp dân cư Khi nắm bắt được nhu cầu này họ sẽ để ra được chiến lược phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu, sẽ giúp họ thiết kế và thực hiện được các chương trình phúc lợi xã hội để thoả mãn nhu cầu đó mệt cách có hiệu quả cao nhất
Nghiên cứu hành vì người tiêu dùng là một lĩnh vực nghiên cứu tổng hợp từ các bộ môn khoa học khác như:
&- Tâm lý học: Là nghiên cứu từng cá thể, nó bao gồm việc nghiên cứu động cơ, nhận thức , thị hiếu của mỗi người, từ đó phần ánh lên hành vi tiêu dùng của cá nhân và các tập hợp cá thể đó
se Xã hội học: Là nghiên cứu các nhóm người, hành vi của cả nhóm mà các hành động đó thường khác vơí hành động của các cá thể riêng rẽ
& Tâm lý - xã hội học: là nghiên cứu sự tác động qua lại giữa lâm lý và xã hội Nó nghiên cứu từng cá thể sẽ hành động như thế nào khi là thành viên trong một nhóm người
§ Kinh tế học: Nghiên cứu người tiêu dùng chỉ tiêu tiền của mình như thế nào? Họ đánha giá sự thay thế giữa các sản phẩm dịch vụ ra lầm sao? Họ quyết định như thế-nào để tối đa hoá sự thoả dựng của ho?
Nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng khi lựa chọn quyết định, người tiêu dùng có những điểm tương đối giống nhau nhưng vẫn không giống nhau hoàn toàn Họ thích những sản phẩm khác nhau mà họ cảm thấy nó đáp ứng được các như cầu, sở thích cá nhân và cách sống của họ Vì vậy người ta thường thực hiện chính sách phân đoạn thị trường (tức là phân loại tổng thị trường tiểm năng ra thành các thị trường nhỏ hơn mang tính đồng nhất về từng loại sản phẩm, về từng đối tượng tiêu dùng ) để có phương án đáp ứng tốt nhất các nhụ cầu của mỗi
người tiêu đùng cụ thể
Trang 25«+
b) Thị hiểu của người tiên dùng:
Thị hiếu của người tiêu dùng là sự biểu lộ cảm giác bên trong của họ trong quá trình lựa chọn quyết định mua và sử đụng hàng hoá hoặc phản ứng của họ khi xuất hiện sản phẩm mới hay các nhãn mác, kiểu đáng mới của loại sản phẩm nào đó Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng hỗ trợ rất đắc lực cho nghiên cứu hành vì người tiêu dùng, đồng thời nó là hộ phận trọng lâm của bất kỳ một dự án nghiên cứu tiêu dùng nào của các nhà Marketing
Để nghiên cứu sâu về thị hiếu người tiêu đùng, các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu các tính chất của thị hiếu Thị hiếu có các tính chất như: ® Thị hiếu có thể biết trước Qua phỏng vấn người tiên dùng có thể dự đốn
được sở thích, mong muốn của người tiêu dùng để có phương án đáp ứng kịp thời
& Thị hiếu có tính kiên định nhưng lại thường thay đổi Thị hiếu mang tính ổn định tương đối trong sự thể hiện hành vi mỗi người tiêu dùng cụ thể Tuy nhiên trong mỗi tình thế khác nhau thị hiếu lại được thể hiện khác nhau và rất khó nắm bất một cách chính xác
«Thị hiếu có thế nảy sinh ra từ một tình thế (hồn cảnh) và nó bị tác động bởi tình thế đó Thực tế có những hoàn cảnh cụ thể làm cho người tiên dừng hành động đường như mâu thuẫn với thị hiếu thường ngày của chính
họ và khơng thể đựa vào đó để khẳng định người đó đã thay đổi thị hiếu
Như vậy nghiên cứu về hành vi và thị hiếu người tiêu dùng sẽ cho phép có nhìn nhận đứng đấn hơn về xu thế sử dụng, phần ứng của người tiêu dùng
trước nnhững thay đổi của giá cả thị trường, sự đổi mới về kiểu đáng nhãn
mắc, tính năng, của mỗi sản phẩm cụ thể Từ đó người sẵn xuất kinh doanh sẽ có thay đổi kịp thời để thích ứng, Nhà nước có căn cứ lựa chọn cách giải quyết mối quan hệ giữa người sẵn xuất - người tiêu dùng - Nhà nước nhằm trrag lại hiệu quả cao nhất cho xã hội
2.1.3 Phan ứng và sự lựa chọn của người liêu dùng trước biến động của thi trường giá cả
Như đã để cập ở phần trên, mục đích của người tiêu dùng là tối da hố lợi ích tiêu đùng trong những điều kiện rầng buộc khác về thị trường như thu nhập, giá cả, sở thích về hàng hoá dịch vụ cụ thể nào đó Vì vậy để giải thích cho câu hỏi làm thế nào để người tiêu đùng điều hoà những nhủ cầu mà
Trang 26s4
xá
họ muốn tuỳ thuộc vào sở thích hoặc khẩu vị của họ? Những nhụ cầu nào sẽ được thoả mãn tuỳ thuộc vào khả năng thu nhập của họ và giá ca của chúng trên thị trường? Người (a đã xây dựng một mơ hình về sự lựa chọn của người tiêu dùng Mơ hình này cho phép chúng ta có thể dự đoán được người tiêu dùng sẽ phần ứng như thế nào đối với những thay đổi về điều kiện thị trường, đặc biệt là những biến động của thị trường giá cả
Mơ hình này được khái quát lại bởi 4 yếu tố cơ bản mô tả bối cảnh của người tiêu dùng và của thị trường,
(i) Thu nhập của người tiêu dùng
(ii) Giá cả mà người tiêu dùng có thể mua hàng hố dịch vụ ở mức đó (ii) Sở thích của người tiêu dùng, sở thích này sẽ xếp loại các nhóm hàng theo mức thoả mãn mà chúng đem lại cho người tiêu dùng
(iv) Trong số những hàng hoá - dịch vụ có thể mua được người tiêu dùng có thể sẽ lựa chọn nhóm hàng có khả nang dem lại cho họ sự thỏa mẫn tiêu dùng tối đa
Yếu tố (1 và (ï) nêu trên xác định sự ràng buộc về ngân sách của người tiêu dùng Sự ràng buộc về ngân sách đó nêu rõ đặc điểm của những nhóm hàng khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua được Điều này phụ thuộc vào hai yếu tố: thu nhập của người tiêu dùng và giá cả những mặt hàng khác
nhau
Có thể lấy ví dụ sau để minh hoa: Một cô sinh viên với trợ cấp ngân sách hàng tưần (thu nhập, học bổng hoặc trợ cấn) là 50 đô la Mỹ (USD) để có thể chỉ tiêu cho ăn uống và xem phim Mỗi bữa ăn hết 5 USD và mí ði lần xem phim hết 10 USD Cô sinh viên này có thể thực hiện phương án kết hợp nào giữa ăn uống và xem phim? Nếu hồn tồn khơng xem phim cơ ta có thể dùng 50 USD cho 10 bữa ăn Nếu hoàn toàn không ăn uống, cô ta có thể xem phim 5 lần với giá I0 USD/vé Gifa hai thái cực này là một loạt những phương án kết hợp giia ăn uống và xem phim mà tổng cộng chỉ chỉ đúng 50USD Những phương án kết hợp này được gọi là sự rằng huộc về ngân sách
Sự ràng buộc về ngân sách cho biết lượng tối đa có thể mua được của một mặt hàng khi đã mua được một lượng mãi hàng khác (**)
Biểu để (I) sau đây sẽ cho thấy sự ràng buộc hạn chế về ngân sách của người sinh viên, mỗi hàng ngang cho ta thấy một tập hợp kết hợp hàng có thể
Trang 27mua được ở hàng thứ 4 cho thấy 6 bữa ăn (lốn 30 USD) và 2 vé xem phim (tốn 20 USD) đã tiêu hết nguồn thu nhập sẵn có Tương tự, các hàng khác cũng được tính tốn trên nguyên tắc như vậy
Như vậy, về thực chất biểu đồ (I) cho thấy sự đánh đổi giữa các bữa ăn và số lần xem phim Ăn nhiều hơn thì được xem phim ít hơn và ngược lại Đối với nguồn thụ nhập nhất định, sự ràng buộc về ngân sách cho thấy sẽ phải "hy sinh" lượng tiêu đùng một mặt hàng là bao nhiêu để được đùng một
lượng lớn hơn của mặt hàng khác ở trường hợp này, đó là sự đánh đổi mà cô
sinh viên phải lựa chọn giffa ba ăn và buổi xem phim
Biểu đồ [ : Những kết hợp hàng tiêu dùng có thể mua được
Số lượng bữa ăn | Chỉ tiêu cho các | Số lượng lần Chỉ tiêu cho về bữa ăn xem phim xem phim
Ou 5 USD x Qy Q: 10 USD x Qy,
Trang 28tế
ad
Đồ thị đường ngân sách AF trên cho thấy các phương án kết hợp tối đa
về hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua với một nguồn thu nhập và giá phổ biến ở mức nhất định Những điểm B và C trên đường ngân sách AF sử
dụng hoàn toàn hết ngân sách cửa người tiêu dùng Những điểm G ở phía trên đường ngân sách là không thể mua được, song những điểm như điểm K ở dưới đường ngân sách cho thấy có thể tăng thêm tiêu dùng nữa
Biểu đồ 2: Người tiêu dùng xếp thứ tự các tập hợp tiêu dùng
Qu: 10 8 Vững dude da thích 6 4 2 y itd @b hich Oc 0 2 4 6 8 10 Cụ
ở biểu đồ (2) người tiêu dùng đánh giá những tập hợp tiêu dùng khác nhau được xác định bởi các điểm a, b, c, d và e Với điểm an, bất cứ điểm nào ở phía Đơng Bắc đều được ưa thích hơn và bất cứ điểm nào ở phía Tây Nam đều ít được tra thích hơn a Những điểm như điểm d hoặc e ở 2 vùng có thể được ua thích hơn hoặc cũng có thể khơng ưa thích bằng a, điều này hoàn toàn phụ thuộc và sở thích người tiêu dùng
*
Trang 29<4
Nếu đường ngân sách khái quát lại bối cảnh thị trường (thu nhập và giá cả) của người tiêu dùng thì sở thích người tiêu dùng cho thấy một tỷ lệ thay thế biên giảm dân khi giữ tính thoả dụng khơng đổi, cần phải "hy sinh" một khối lượng giảm dân của một mặt hàng để sau đó đạt được một sự gia tăng tương ứng trong khối lượng một mặt hàng khác ở trường hợp này, tỷ lệ thay thế biên giữa các bữa ăn và lần xem phim là số lần xem phim người (tiêu dùng phải hy sinh để tăng số lượng các bữa ăn lên một đơn vị mà không làm
thay đổi tổng múc thoả dụng
Nếu chúng ta nối lại tất cả những điểm mà người sinh viên ưa thích như nhau chúng ta sẽ có một đường bàng quan Đường bàng quan cho thấy tất cả các tập hợp tiêu dùng có cùng độ thoả đụng
Biểu đồ 3: Biểu điễn sở thích người tiêu dùng bằng
các đường bàng quan Q): Uy Vy VỀ xem phim Bữa ăn
ở biểu đồ này, dọc theo mỗi đường bàng quan như đường U,U, tính thoả dụng đối với người tiêu dùng là không đổi, bởi vì nhiều được ưa thích hơn là ít, bất cứ một điểm nào ở trên đường bàng quan cao hơn (đường U,U,) sẽ được tra thích hơn các điểm khác nằm trên đường bằng quan thấp hơn Các đường bàng quan phải dốc xuống, nếu không người tiêu dùng sẽ có nhiều hơn cả 2 Toại hàng hoá và trở nên khá giả hơn Tỷ lệ thay thế biên cho thấy rằng mỗi đường bàng quan đều trở nên phẳng hơn nếu chúng, dịch chuyển sang phải *
Trang 30Đường ngân sách mô tả những tập hợp hàng hố có thể mua được trong bối cảnh thị trường của người tiêu dùng (ngân sách để chị tiêu và giá cả của các loại hàng hoá khác nhau) Biểu đổ bàng quan cho thấy sở thích người tiêu dùng Để hồn thiện mơ hình về sự lựa chọn của người tiêu dùng chúng } tá hấy giá thiết rằng người tiêu dùng sẽ lựa chọn tập hợp hàng hoá có thể
mua được và đem lại độ thoả dụng tối đa cho họ
Người tiêu đùng không thể đạt được những điểm nằm phía trên đường Ngân sách vì nó sẽ vượt quá khả năng thanh toán của họ và cũng không muốn chọn những điểm nằm dưới đường Ngân sách vì ở đó chưa giúp họ dat mức thoả dụng tốt đa
Như vậy, chúng ta dễ thấy rằng người liêu dùng sẽ chọn một diém ở trên đường ngân sách để tối đa hoá độ thoả dụng (xem biểu đồ 4)
a
Biểu đồ 4: Biểu diễn sự lựa chọn cửa người liêu dùng
Qụ VES xem phirn - U, U; } U, E 0 Qui B:ra”n
Biểu đồ (4) cho thấy các điểm nam phía trên đường ngân sách AE là khong thể được Người tiêu dùng không thể với tới đường bàng quan LI,U
Tại các điểm B và B là những điểm người tiêu dùng có thể đạt được nhưng ad
\ chúng chỉ cho phép người tiêu dùng với đến được đường bàng quan U,U, , Như vậy, người tiêu đùng sẽ lựa chọn điểm C để với tới được đường bàng quan cao nhất có thể đạt được đó là đường U;U; Tại điểm được chọn C, " đường bàng quan và đường ngân sách tiếp xúc với nhau và hệ số góc của
chúng tại Œ là như nhau,
Trang 31Nói tóm lạt, lý thuyết về cầu được dựa trên cơ sở của giả thiết rằng người tiêu dùng với ngân sách hạn chế sẽ tìm cách đạt được mức độ thoả dụng tối đa có thể được Đường ngân sách cho thấy số lượng tối đa của mội mặt hàng khi muốn mua một lượng nhất định: của mặt hàng kia Vị trí của đường ngân sách được xác định bởi thu nhập và giá cả Độ dốc của nó chỉ phần ánh giá cả tương đối
Vì tâm lý người tiêu đùng thích nhiêu hơn là ít, nên thường họ sẽ chọn một điểm trên đường ngân sách Người tiêu dùng có một khó khăn là họ phải lựa chọn đọc theo đường ngân sách, chỉ có thể có thêm một mặt hàng này bằng cách hy sinh một phần của loại hàng hoá kia Những người liêu dùng thích tối đa hoá độ thoả dụng, chọn điểm tiêu dùng mà ở đó đường bàng quan cao nhất có thể đạt được tiếp xúc với đường ngân sách Tại điểm này sự đánh đổi của thị trường giữa các mặt hàng, độ đốc của đường ngân sách đúng bằng sự đánh đổi thoả dụng giữa các mặt hàng, độ dốc của đường bàng quan
Phản ứng của người tiêu dừng trước biến động của thi trường giá cả được thể hiện rõ qua hành vi mua bán và (tiêu đùng của họ Thông thường sự phân hoá trong thu nhập của người tiêu dùng phần nào đã được phản ánh trong giá cả sẵn phẩm hàng hoá, địch vụ trên thị trường Có mức giá cao của hàng hoá loại A và mức giá thấp của hàng hoá loại B Những hàng hoá này được chào bán trên thị trường cho các nhóm có (thu nhập khác nhau Dựa vào chư kỳ kinh doanh và sự gia tăng thu nhập, người tiêu dùng phản ứng khác nhau đối với sự thay đổi giá cả Nhiều cơng trình nghiên cứu đã di đến kết luận rằng khi nên kinh tế suy thoái, người tiêu dùng có những phản ứng khác nhau để cắt giảm chỉ tiêu: Mua hàng rẻ hơn, mua lượng ít hơn, chất lượng thấp hơn và thay đổi lối sống cho phù hợp với thu nhập của họ
sự có dẫn của thụ nhập rất quan trọng để dự đốn loại hình tiêu thụ của mỗi nhóm có thu nhập khác nhau Khi thu nhập giảm xuống, người tiên dùng có xu hướng cắt giảm chỉ tiêu những hàng hoá dịch vụ chưa phải là thiết yến Nhưng khi đã bớt khó khăn và thu nhập tăng lên, họ lại chỉ tiêu một cách tộng rãi hơn vào các hàng hoá dịch vụ xa xỉ phẩm còn như cầu về loại hàng thiết yếu có thể tăng nhưng với xu thế ngày càng cách biệt so với xứ hướng tăng thu nhập Tương tự như vậy, khi giá cả một loại hàng hóa có độ co đãn cầu lớn hạ xuống, người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều lượng hàng lên Nhưng khi giá cả của loại hàng hố đó biến động fang cao thì phản ứng của người tiêu dùng là giảm lượng hàng hoá xuống mức tối thiểu, thậm chí chuyển sang tiêu đùng những loại hàng hoá khác có thể thay thể được Trong
Trang 32<A
nhiều trường hợp, người tiêu dùng có thể phản ứng bằng cách xuống đường biểu tình yêu cầu chính phủ can thiệp (nếu đó là sản phẩm hàng hoá độc quyền thiết yếu) để đảm bão quyền lợi thích đáng cho mình
2.2 Mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà sẵn xuất - Người tiêu dùng - Nhà
Hước
2.2.1 Mối quan hê trong từng hình thái thị trường
Thị trường là nơi gặp nhau của cả người bán và người mua các loại hàng hoá dịch vụ Theo nghĩa rộng, thị trường là sự biểu hiện thu gon của q trình mà thơng qua đó: Quyết định của các gia đình về tiêu dùng những mặt hàng nào? Quyết định của các công ty về sản xuất cái gì? Sản xuất như thế tiào? Quyết định của người công nhân về việc làm cho ai, trong bao lâu?, đều được dụng hoà bằng sự điều chỉnh giá cả thị trường
Q trình trong đó giá cả và sản phẩm được xác định trong thế giới thực thường được phần ánh trong cơ cấu thị trường Một thị trường bao gềm tất cả những người mua và người bán (ca & dang tiém năng) của một sản phẩm Thông thường cơ cấu của thị trường được chia làm 3 dạng: Cạnh tranh hoan hao ở một cực độc quyển thuần tuý ở một cực khác và ở giữa là độc quyển nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền Ba dạng khác nhau này của cơ cấu thị trường được xác định và phân biệt bởi số lượng và quy mô của người mưa và người bán
Trên thực tế, toàn bộ mọi hoạt động kinh tế là sự kết hợp các nhân tố độc quyển và cạnh tranh Cạnh tranh khơng hồn hảo (chứ khơng phải là cạnh tranh hoàn hảo) là hình thái chính của nền kinh tế thị trường Nhưng tiếu nói rằng một doanh nghiệp có thể tác động tới giá cả sản phẩm của mình thì khơng có nghĩa là họ "độc quyền”, bởi vì một doanh nghiệp không thể định giá hàng hố hồn tồn theo ý muốn riêng mà vẫn có lãi Doanh nghiệp
đó phải tính đến giá cả của các hàng hố có thể thay thế cho sản phẩm của
minh, Tham chí, nếu doanh nghiệp đó sản xuất ra một loại dầu đốt đã có mác với những đặc tính độc đáo, họ vẫn phải tính đến giá cả của các loại đầu đốt khác cũng như giá của than, củi, khí đốt Như vậy, sức manh kinh tế của các nhà sản xuất kinh đoanh ở hình thái thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo phần nào luôn bị kiểm chế,
Dưới giác độ phân tích phúc lợi, tổn thất xã hội sẽ tăng dần từ cạnh tranh hoàn hảo cho đến độc quyền nhóm và cao nhất là độc quyền giá cả sẽ
Trang 33tăng lên còn lượng hàng cúng ứng sẽ giảm dần đi Dạng thực tế phố biến nhất là hình thái độc quyển nhóm và trong nội bộ dạng này, tổn thất xã hội sẽ tỷ lệ nghịch với cấp độ khốc liệt của cạnh tranh giữa các tập đoàn độc quyển mà cấp độ này lại tỷ lệ nghịch với khả năng phối hợp chính sách giữa các tập đoàn này (khả năng hình thành nên những Carlel công khai và ngầm) Như vậy, trừ một vài trường hợp đặc biệt, việc phối hợp chính sách giữa các công ty thường làm tăng tổn thất xã hội Bởi vậy, những biện pháp chống độc quyền trên thực chất là làm thay đổi cơ cấu thị trường từ độc quyền sang cạnh tranh hoàn hảo Tuy nhiên trên thực tế, hình thái thị lrường cạnh tranh hoàn hảo rất hiếm có và thường là ở những ngành nhỏ và không quan trọng Bởi vậy một khi đã chuyển được cơ cấu thị trường từ độc quyển sang độc quyền nhóm thì bước tiếp theo là tăng thêm tính khốc kiệt của cạnh tranh trong hình thái thị trường này và đâm bảo một môi trường cạnh tranh
lành mạnh và công bằng Đây chính là vai trị của Nhà nước
Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, giá cả thị trường và lượng của một hàng hoá được xác định bởi thế lực thị trường: cung và cầu hàng hố đó 2o vậy một hãng tham gia thị trường phải là người chấp nhận giá Trong hình thái thị trường này, mọi yếu tố đều tự do chuyển dịch Về mặt dài hạn, các nhà sản xuất có thể gia nhập và ra khỏi thị trường một cách dễ dàng Về cơ ban, ở hình thái này thì người tiêu dùng và người sản xuất đều có kiên thức hồn hảo về giá hiện tại, giá tương lai, chỉ phí và những cơ hội kinh tế, Do vậy, với tư cách là người tiêu dùng không cần thiết phải trả một giá cao hơn cho một sản phẩm Chênh lệch giá cả sẽ nhanh chóng mất đi và một giá thống nhất cho sản phẩm sẽ thống trị toàn thị trường Với thơng tin hồn háo về chỉ phí giá cả hiện tại và tương lai người sản xuất sẽ biết chính xác phải sản xưất bao nhiêu là vừa đủ và có lợi cho họ
Cạnh tranh hoàn hảo chỉ có hiệu quả hơn độc quyển nếu quy mô tối thiểu hiệu quả của mỗi đoanh nghiệp là rất nhỏ so với toàn bộ nhụ cầu thị trường, điều này cho phép nhiều doanh nghiệp hoạt động và nếu sản phẩm đồng nhất thì cạnh tranh hồn hảo có thể xây ra Trên thực tế điều này ít xây ra và thường chỉ cần ít đoanh nghiệp hoạt động để thoả mãn nhụ cầu thị trường Tính kinh tế của quy mô sản xuất đã đòi hỏi một số ngành nh thép, nhôm, ô tô, máy bay phải có sản lượng đầu ra lớn để sản xuất có hiệu quả cao Như vậy, chỉ có một vài đoanh nghiệp rất lớn tồn tại để đáp ứng như cầu rất lớn của thị trường Dưới những điều kiện như vậy khơng thể có cạnh tranh hoàn hão hoặc nếu có thì chỉ với điều kiện chỉ phí sản xuất rất cao Chúng ta
Trang 34chỉ có thể chứng mỉnh rằng cạnh tranh hoàn hảo sẽ din dén việc sử dụng có hiệu quả hơn của cải và nguồn lực của xã hội so với độc quyền khí mà công nghệ sản xuất sản phẩm cho phép các doanh nghiệp này hoại động đều có hiệu quả trên thị trường Nhưng điều này chắc không thể có trên thực tế
Hình thái thị trường độc quyển nhóm là một hình thái tổ chức thị trường trong đó một số người cạnh tranh nhau trong việc bán một sản phẩm thuần thiất hay phân hoá Tuỳ theo tham số hoạt động của các tập đoàn độc quyền
lựa chọn là giá hay là lượng sẽ dẫn đến có hai dạng cạnh tranh tương ling:
cạnh tranh về giá và cạnh tranh về lượng Khác với thị trường độc quyền nơi mà giá và sản lượng không phụ thuộc vào tham số hành động, ở thị trường độc quyền nhóm, giá bán và lượng tương ứng phụ thuộc đáng kể vào sự lựa chon nay Hình thái thị trường nhóm là dạng phổ biến nhất, song mối tác động tương ứng giữa các bên tham gia thị trường (Người sản xuất - Người tiêu đùng) cũng phúc tạp nhất Để giảm những tổn thất xã hội do hình thái thị trường này đem lại, câu trả lời có tính nguyên tắc cũng giống như ở thị trường độc quyền Nhà nước phải phá vỡ sự đối xứng về chỉ phí có lợi cho các doanh nghiệp độc quyền hoặc độc quyền nhóm và khuyến khích một cơ cấu thị trường cạnh tranh
2.2.2 Vai trò của Nhà nước nhằm điều hồ lợi ích giữa người sản xuất- tiêu đùng
Trong nên kinh tế thị trường, để kiểm soát độc quyền bảo vệ cạnh tranh hợp pháp và quyền lợi của người tiêu dùng thì những hoạt động của Nhà nước có thể là những biện pháp: chống "Tờ rớt", chống hạn chế cạnh tranh, khuyến khích thương mại công bằng chống gian lận thương mại Vai trò truyền thống của Nhà nước là duy tì một hành lang và một trật tự kinh đoanh, cung cấp các dịch vụ công cộng, dịch vụ bảo vệ quốc gia, đấm bảo cho nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh
Lý thuyết kinh tế cũng chỉ ra rằng trừ trường hợp độc quyền tự nhiên thì Nhà nước phải can thiệp trực tiếp để giảm bót những tổn thất phúc lợi cịn các trường hợp khác thì nên sử dụng các biện pháp mang tính gián tiếp mạng tính cơ cấu để kiểm sốt độc quyền vì biện pháp trực tiếp rất tốn kém và không hiệu quả (một phần do bộ máy quan liêu, một phần: do những tiêu cực -có thể phát sinh trong quá trình điển liếU Một trong những biện pháp
Trang 35gián tiếp hữu hiệu kiểm soát độc quyền là khuyến khích cạnh tranh, tức là tạo điều kiện để các doanh nghiệp mới nhập cuộc vào thị trường phá vỡ cơ cấu độc quyền, theo đó người tiêu dùng được thụ hưởng mức giá cạnh tranh hơn trên thị trường
Nhữ vậy, vai trò điều tiết của Nhà nước chính là sự điều phốt hài hồ các lợi ích của mọi thành viên tham gia trên thị trường, và bão vệ môi trường cạnh tranh để có thể đảm bảo cho hệ thống kinh tế hoạt động một cách hữu hiệu và có hiệu quả Vai trò của Nhà nước còn thể hiện trong việc định hướng, khuyến khích, điều tiết và phân phối các nguồn lực của cải hạn chế nhằm phục vụ phát triển kinh tế bên vững, phục vụ lợi ích cơng cộng (rong, một thiết chế chính tr¡ của mình Ngày nay, chính nhiều nước đã phải thay
đổi khá nhiều chính sách điều tiết để có thể thích nghỉ với những địi hỏi mới
của con người và hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường
Để khấc phục các khuyết tật vốn có của thị trường, giải quyết lốt mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước - Người sản xuất - Người tiêu dùng, Nhà nước Mỹ đã can thiệp vào thị trường với 3 chức năng cơ bản, đó là:
«- Hiệu quả
e Céng bang
e én định da) Chức năng liệu quả
Thái độ của Chính phủ về hiệu quả nhằm cố gắng khắc phục những tác hại do thị trường gây ra Chính phủ áp dụng các chương trình các biện pháp nhằm phân phối lại thu nhập để thúc đẩy công bằng xã hội và chính sách ổn định của Chính phủ nhằm mục đích làm bằng phẳng chủ kỳ kinh doanh vốn đây rẫy thăng trầm, làm giảm thất nghiệp và lạm phái, thúc đẩy tang trưởng kinh tế
Ngày nay xu thể toàn cầu hoá, khu vực hoá với vấn để công nghiệp hóa hiện đại hố địi hỏi các quốc gia phải quan tầm đến vấn đề: Môi trường và phát triển bên vững ở Mỹ, để nền kinh tế phát triển có hiệu quả Nhà tước luôn đóng vai trị quan trong trong việc quản lý và phất triển hàng hóa cơng cộng Thái độ của Chính phủ đối với hàng hố cơng cộng là ngăn cấm không cho các doanh nghiệp đổ chất thải bừa bãi bằng luật lệ, tuy nhiên Chính phủ muốn khuyến khích sản xuất hàng hố cơng cộng thì khó khăn hơn vì đó là các hoạt động kinh tế mang lại lợi ích lớn hoặc nhỏ cho cộng đồng đân chúng mà lại không đủ sức hấp dẫn về lợi ích kinh tế với các nhà
Trang 36kinh doanh tự nhân Có thể lấy thí dụ quan trọng về sản xuất hàng hóa công cộng là việc duy trì quốc phịng và luật phấp trật tự trong nước, việc xây dựng dường sá, đài thọ cho khoa học thuần tuý và y tế Tư nhân sẽ khong cung ting những hàng hố cơng cộng này vì lợi ích của loại hàng này phân tấn rộng rãi trong dân chúng đến mức không một doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng nào có đủ động cơ kích thích để doanh nghiệp tư nhân cung ứng
Nếu để tư nhân làm thì việc cùng ứng hàng hố cơng cộng trên thực tế thường không đủ so với nhủ cầu sử dụng chúng nên Chính phủ phải làm việc đó Bằng việc mưa hàng công cộng như quốc phòng hoặc duy trì ngọn đền Hải đăng Chính phủ cũng có hành vị y như bất kỳ một cá nhân nào khác phải chỉ tiêu nhiều Trên thực tế, phần lớn chỉ phí của Chính phủ được trả bằng tiền thuế thủ được Tất cả mọi công đân phải thực hiện luật thuế và đó cịn là nghĩa vụ Song cũng cần phải thấy rằng, mỗi công dân cũng được hưởng phần hàng hoá - dịch vụ công cộng do Chính phủ cứng cấp Nhưng ở day khơng có sự liên quan chặt chế giữa tiền thuế phải trả và phần lợi nhận được của người dân khi sử dựng hàng hố dịch vụ cơng cộng Người đân ở đây với tư cách là người tiêu dùng của xã hội, họ có thể khơng cần mua một cái bánh kẹp thịt hay một cái áo len, nhưng họ phải trả phần thuế của mình để chỉ tiêu cho quốc phòng, cảnh sát, và giáo dục
Sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường để nâng cao hiệu quả chứng tổ rằng những việc làm như vậy không phải chỉ đơn thuần là do ý thích Chính phú phải để ra luật lệ đi đường và mua các hàng hố cơng cộng như đường sá là để tạo điểu kiện, môi trường hoạt động kinh tế lành mạnh, hgăn cần sự lạm dụng của các doanh nghiệp muốn trở thành độc quyển chiếm Tĩnh và chỉ phối thị trường, đồng thời hạn chế và ngần cần hoạt động gay 6 nhiễm môi trường của các doanh nghiệp có chất thải độc hại đe doa đến tính mạng và tài sản của mọi thành viên trong xã hội
b) Chức năng công bằng
Cho đến này, chúng ta thường tập trung đề cận vào các thiếu sói (rong vai tro chi dao boi ban fay vơ hình của thị trường những sự thiếu hồn hảo có lẽ có thể sửa chữa được bằng sự can thiệp đúng đấn Nhưng hãy tạm cứ cho rằng nên kinh tế dang hoạt động hồn tồn có hiệu quả khả năng sản xuất luôn ở trên ranh giới hiệu quả và Nhà nước luôn chọn đúng số lượng hàng hoá dịch vụ cung cấp cho người dân Thậm chí thị trường hoạt động hồn hảo như vậy nhưng nhiều người vẫn không cho là nó lý tưởng tại sao
vậy? — *
Trang 37Thứ nhất, hàng hoá đi theo số phiếu đánh giá bằng đồng tiên trong xã hội chứ không phải theo nhu cầu lớn nhất Một con mèo của người giầu có thể nhận được số sữa mà một đứa trẻ nghèo cần có để được khoẻ mạnh mà lại không nhận được
Thứ hai, có phải do cụùng cầu hoạt động kém khơng? Hồn tồn khơng vì cơ chế thị trường đang làm đúng chức năng, nó đặt hàng hoá vào tay người có thể trả tiền nhiều nhất Những người bảo vệ cơ chế giá thị trường và cả những người phê phán cơ chế đó đều thừa nhận rằng một hệ thống thị trường có hiệu quả có thể gây ra sự bất bình đẳng lớn Thử hình dụng xem, nếu mot quốc gia nào đó chỉ tiêu về thức ăn súc vật nuôi lầm cảnh trong nhà nhiều hơn là về giáo đục đại học cho người nghèo thì đó là một khuyết điểm của việc phân phối thu nhập, chứ không phải là của thị trường
Những kết quả như vậy có thể không chấp nhận được về mặt chính tri và đạo lý Bàn tay vơ hình có thể dẫn chúng ta đến giới hạn bên ngoài của khả năng sản xuất, nhưng khơng nhất thiết nó phân phối sản lượng đó một cách có thể chấp nhận được Một xã hội công bằng và văn minh không thể có sự phân phối đơn thuần bằng đồng tién trong một thị trường "thả lỏng” nó có
thể có biện pháp để thay đổi kết quả thơng qua những chính sách phân phối
lại Một trong những công cụ chủ yếu để thực hiện chính sách này là thuế Nhà nước có thể sử dựng thuế luỹ tiến đánh thuế thu nhập vào người giàu có với tỷ lệ cao hơn so với người nghèo ở Mỹ loại thuế thu nhập liên bang, và thuế thừa kế là những thí dụ về loại thuế luỹ tiến có tính chất phân phối lại
như đã nêu ở trên
Ăc) Chức năng ổn định
Ngoài vai trò thúc đẩy hiệu quả và cơng bằng, Chính phủ còn tham gia vào việc ổn định kinh tế Bằng cơng cụ tài chính và tiền tệ, Chính phủ sẽ sử dụng chúng một cách thận trọng để tác động tích cực đến sản lượng, việc làm và lạm phát Cơ chế thị trường xác định giá cả và sản lượng trong nhiều lĩnh vực, trong khi đó Chính phủ điêu tiết thị trường bằng các chương trình thuế, chỉ tiêu và luật lệ Sự tác động của cả hai bên (thị trường và Chính phủ) đều có tính chất thiết yếu Điều hành một nên kinh tế khơng có Chính phủ hoặc thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bần tay
Như vậy có thể thấy rằng, trong nền kinh tế thị trường để đối phó với những khuyết tật vốn có của nó, Chính phủ nhiều nước đã sử dụng công cụ thuế, chỉ tiêu ngân sách, luật pháp (trong đó có luật kiểm soát độc quyền và
Trang 38khuyến khích cạnh tranh) để điều tiết thị trường, đảm bảo lợi ích hài hoà cho Nhà nước- người sản xuất- người tiêu dùng
ở Việt Nam, do co chế quản lý kế hoạch tập trung quan liêu hao cấp trước đây và các điều kiện tự nhiên, vốn kỹ thuật đang tồn tại nhiều doanh nghiệp độc quyền như: điện, nước, hàng khơng, bưu chính viễn thông, cảng biển Cùng với quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, cạnh tranh đã từng bước được tiếp nhận như một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quản lý, điều hành nên kinh tế và độc quyển đã được thu hẹp đẩn phạm vị hoạt động Tuy nhiên trên thực tế, việc kiểm soát độc quyển chỉ được thực hiện một phần thông qua việc kiểm soát giá độc quyền Song công việc này cịn mang tính chấp vá, thiếu hệ thống thiếu cơ sở pháp lý nên tình trạng lợi đụng thế độc quyền để tăng giá, ếp giá thậm chí có lúc cịn gây nên những cơn sốt giá đội biến trên thị trường làm thiệt hại đến lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và Nhà nước, do đó gây ra những hậu quả xấu cho toần xã hội
Như vậy, vai trò của Nhà nước là cẩn thiết phải tạo đựng một môi trường pháp lý lành mạnh, ở đó hành vi độc quyển trong sản xuất kinh doanh được kiểm soát, mọi gian lận thương mại gây tốn thất cho nền kinh tế và
người tiêu đừng phải được nghiêm khắc trừng trị theo pháp luật Kiểm soát
độc quyền và khuyến khích cạnh tranh đúng luật pháp là công việc của Chính phủ, đó là vấn đề kinh tế xã hội rất quan trọng mà bất cứ một quốc gia nào có nên kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đều phải coi trọng Nếu khơng, nó sẽ khơng chỉ gây nên sự mất ổn định về giá cả, làm giảm hiệu quả kinh tế xã hội, gây tốn hại đến lợi ích Nhà nước, đến người sản xuất và người tiêu đùng mà còn tạo nên tình trạng kinh tế ngầm bất công bằng xã hội ngày càng nghiêm trọng và các quan hệ xã hội ngày càng gay gal
2.3 Biện pháp va kinh nghiém giải quyết vấn đề kiểm soát độc quyền và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trên thế giới
2.3.1 Những biên pháp cơ bản kiểm sốt độc quyền
Nhìn chưng các biện pháp kiểm soát độc quyển rất phong phú và đa dạng Song tựu trung lại kinh nghiệm của một số nước thường vận dụng những biện pháp sau:
a) Biện pháp Thuế:
Trang 39Các doanh nghiệp độc quyển nhờ vị trí độc quyền mà khống chế được toàn bộ thị trường, định giá bán cao và thu lợi nhuận độc quyền Hậu quả đó gây ra những phản ứng không những đối với các nhà sẵn xuất ở các ngành mà còn tác động xấu đến việc thực hiện công bằng và nâng cao hiệu quả hoại động của xã hội Để xử lý những bất hợp lý đó, Chính phủ bằng cách đánh
thuế nặng vào các tổ chức độc quyền nhằm điều tiết thu nhập của chúng Tuy
Iihiên, biện pháp này cũng có những hạn chế, khi mức thuế tăng lên thì các nhà độc quyền sẽ nâng giá bán và có xu hướng giảm sản lượng sẵn xuất
b) Kiểm soát giá cả:
Biện pháp này được sử dụng ở Mỹ trong những năm 1970 nhằm kiểm chế lạm phát và giữ giá ổn định đối với các sản phẩm trong một số ngành công nghiệp tập trung Kết quả là trong suốt thời kỳ kiểm sốt giá đó lợi nhuận của nhiều công ty tuy có giảm đi và góp phần kiểm chế lạm phái Song do Chính phủ quá lạm dụng biện pháp này nên đã vi phạm quy luật cưng cầu của thị trường và đẫn đến sự khan hiếm hàng hóa một cách giả tạo như 53 mặt hàng xăng dầu, hợi đốt, thậm chí là cả mặt hàng giấy vệ sinh mà sự khan hiếm của nó là khơng đáng có trên thị trường nước Mỹ
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế của một số nước, khi sử dụng biện pháp này cẩn phải cân nhắc thận trọng, bởi lẽ nếu áp đụng một cách mấy móc, đặt toàn bộ mọi hoạt động của nền kinh tế dưới sự kiểm soát giá cả chỉ nhằm hạn chế một số tổ chức độc quyền sẽ dẫn đến những hậu quả xấu khơng lường hết được
©) Quy định Tuất lệ:
Day là một biện pháp quan trọng để Chính phủ kiểm sốt nên kinh tế nói chung và đối với các tổ chức độc quyển nói riêng Luật lệ bao gồm những quy tắc hoặc những đạo luật của Chính phủ được ban hành để thay đổi hoặc kiểm soát hoạt động của những tổ chức kinh tế Có hai hình thức quy định luật lệ thường được áp dụng, đó là:
®& Hình thức quy định luật lệ kinh tế: bao gồm những quy định về hoại động kinh doanh và lợi ích của các tổ chức độc quyền Những quy định này bao gồm: danh mục và sản lượng hàng hóa được phép sản
xuất; các điều kiện khống chế đầu vào và đầu ra, tiêu chuẩn và chất
lượng hàng hóa dịch vụ; giá cả hàng hóa v.v Những qui định này thể hiện rõ nhất trong các ngành địch vụ công cộng như: điện, điện thoại, phát thanh, truyền hình, cấp và thốt nước
Thực chất của việc qui định luật lệ kinh tế là Chính phủ kiểm sốt mà khơng cần nấm quyền sở hữu Quy định này là một công cụ quan
Trang 40trọng để kiểm chế độc quyển, ngăn chặn việc định giá độc quyền của các đoanh nghiệp độc quyển tự nhiên
& Hình thức quy định luật lệ xã hội: Xuất phát từ sự quan tâm đến sức khoẻ và an toàn của người lao động, người tiêu dùng Những qui định luật lệ xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội như những qui định về bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn về năng lượng hạt nhân.v.v Ä) Điều chỉnh độc quyển:
Do độc quyển tên tại một cách khách quan trong nền kinh lẽ thị trường nên cần thiết phải sử dụng những biện pháp điều chỉnh chúng nhằm ngăn cản bất cứ sự lạm dụng quá mức các quyền hạn của độc quyền Có 3 biện pháp chủ yếu để điều chỉnh độc quyền đó là:
Thứ nhất, bằng cách công khai tất cả các yếu tố đối với hoạt động của doanh nghiệp độc quyên hoặc đối với giá cả và lãi được công bố cho mọi người biết Nơi nào độc quyển dựa vào một phần hoặc tồn bộ sự tín nhiệm của khách hàng thì tính cơng khai có tác dụng đáng kể để hạn chế nó Hơn nữa việc xác định giới hạn mức lãi suất có thể kích thích sự cạnh tranh liểm tầng
Thứ hai, biện pháp điều chỉnh giá Bằng cách qui định các điều khoản chung cấm các mức giá qui định quá cao và đưa ra toà án xết xử các trường hợp ví phạm hoặc là tiến hành đặt giá tối đa cho từng thời điểm mà giá cả không được vượt quá giới hạn đó
Thứ ba, có thể tiến hành điều chỉnh lãi và đặt ra giới hạn tý lệ lãi trên vốn, bất kỳ sự vượt qua giới hạn nào đều phải chịu điều kiện giám sát của người tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ và các cơ quan đặc biết của Nhà
hước ˆ
ø) Chính sách chống Tờ-rót:
Các đạo luật chống độc quyền và những hạn chế về thương mại đã được thực hiện ở Canada và Mỹ từ thế ký I9 Luật chống Tờ-rớt ở Mỹ xuất hiện là kết quả trực tiếp của phong trào đấu tranh chống sự tập trung quyền lực kinh tế ngày càng tăng vào một nhóm người và các (ờ-rớt Mục tiêu ban hành các đạo luật này cũng nhằm duy trì mơi trường kính doanh lãnh mạnh và công bằng, để các nguồn vốn và các yếu tố sản xuất được phân bố mội cách tối ưu, do đó giá cả sẽ đạt được mức thấp nhất đem lại hiệu quả cho tiền kinh tế
Thực chất của việc chống tờ-rót là chống các hành vi làm hạn chế và triét tiéu cạnh tranh, chống những hành động thỏa thuận giữa các doanh tighiệp cùng ngành định giá bán cao hoặc hạn chế sản lượng và phân chia thị
%