--- [[ \\---NGUYỄN HOÀNG GIANG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH
Trang 1-
[[ \\ -NGUYỄN HOÀNG GIANG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN
LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-[[ \\ -NGUYỄN HOÀNG GIANG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN
LÝ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN VĂN BÌNH
HÀ NỘI - NĂM 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện đào tạo sau đại học Xin trân trọng cảm ơn các thầy
cô đã tạo điều kiện trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình học tập của khóa học
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Trần Văn Bình, người đã hết lòng giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện cho tôi cập nhật thông tin, số liệu và khảo sát trong thời gian làm luận văn
Mặc dù có nhiều cố gắng, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Do vậy tác giả mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Phú Thọ, ngày … tháng …… năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Hoàng Giang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: NGUYỄN HOÀNG GIANG
Học viên lớp cao học QTKD 2011B-VT1
Số hiệu học viên: CB111258
Mã đề tài: QTKDVT0111B-16
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Luận văn “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn
rõ ràng
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Giang
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ, CNTT, Y TẾ 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Các ứng dụng ngày nay của CNTT 4
1.1.3 Vai trò của CNTT trong sự phát triển xã hội 5
1.2 Hệ thống thông tin quản lý 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Các chức năng của hệ thống thông tin quản lý 8
1.2.3 Các loại thông tin quản lý 9
1.2.4 Cấu trúc hệ thống thông tin quản lý 10
1.2.5 Mô hình hệ thống thông tin quản lý điển hình của bệnh viện áp dụng hiện nay 10
1.3 Bệnh viện và mô hình tổ chức thông tin quản lý bệnh viện 11
1.3.1 Mục tiêu của y học 11
1.3.2 Bệnh viện và các quy định về nghiệp vụ chuyên môn 11
1.4 Các ứng dụng CNTT hiện đang được áp dụng tại bệnh viện của Việt Nam 20
CHƯƠNG II 21
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ 21
2.1 Sơ lược về Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ 21
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao 22
2.2.1 Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh: 22
2.2.2 Đào tạo cán bộ y tế: 22
2.2.3 Nghiên cứu khoa học về y học: 22
2.2.4 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: 23
Trang 62.2.5 Phòng bệnh: 23
2.2.6 Hợp tác quốc tế: 23
2.2.7 Quản lý kinh tế y tế: 23
2.3 Khái quát về cơ cấu tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao 24
2.3.1 Ban giám đốc bệnh viện 24
2.3.2 Đơn vị phòng 24
2.3.3 Nhiệm vụ, trách nhiệm của bác sĩ, y tá 25
2.4 Thực trạng công tác quản lý bệnh nhân 27
2.4.1 Quản lý bệnh nhân nội trú: 28
2.4.2 Quản lý bệnh nhân ngoại trú: 29
2.4.3 Quản lý thuốc, vật tư y tế khoa dược 32
2.4.4 Về xây dựng quy trình, quy chuẩn trong khám và điều trị 33
2.5 Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh tại bệnh viện 33
2.5.1 Phần hệ thống 35
2.5.2.Phần nhập hàng 36
2.5.3 Phần quản lý dược 37
2.5.4 Phần nội trú BHYT 38
2.5.5 Phần nội trú viện phí 39
2.5.6 Phần báo cáo BHYT 40
2.5.7 Phần báo cáo viện phí 41
CHƯƠNG III 43
ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN 43
3.1 Kế hoạch phát triển nâng cấp bệnh viện trong thời gian tới 43
3.2 Quan điểm và lựa chọn xây dựng hệ thống ứng dụng CNTT tại bệnh viện 45 3.3 Mô tả chức năng Phần mềm quản lý bệnh viện Nanosoft 47
3.3.1 Phân hệ quản lý khoa khám bệnh 47
3.3.2 Phân hệ quản lý khoa lâm sàng/người bệnh nội trú 48
3.3.3 Phân hệ quản lý cận lâm sàng 49
Trang 73.3.4 Phân hệ quản lý dược bệnh viện 51
3.3.5 Phân hệ quản lý thanh toán viện phí và bảo hiểm y tế 52
3.3.6 Phân hệ quản lý trang thiết bị y tế 54
3.4 Triển khai 55
3.4.1 Triển khai hạ tầng mạng Lan 56
3.4.2 Chuyển giao công nghệ phần mềm quản lý bệnh viện: 56
3.4.3 Kiến trúc 56
3.4.4 Tổ chức dự án 57
3.4.5 Các giai đoạn triển khai của dự án 58
3.5 Triển khai phần cứng 59
3.6 Tập huấn sử dụng phần mềm 62
3.6.1 Phân hệ nội trú 62
3.6.2 Phân hệ ngoại trú 62
3.6.3 Phân hệ xét nghiệm – Cận lâm sàng 63
3.6.4 Phân hệ dược 63
3.6.5 Phòng Kế hoạch - Tổng hợp 64
3.6.6 Bộ phận kế toán (Phòng Tổ chức – Hành Chính – Quản trị) 64
3.6.7 Ban giám đốc 64
3.6.8 Về bảo hiểm y tế 64
3.7 Triển khai phần mềm 65
3.7.1 Phân hệ quản lý ngoại trú 69
3.7.2 Phân hệ quản lý nội trú 72
3.7.3 Khoa điều trị nội trú 73
3.8 Phân hệ quản lý dược 73
3.8.1 Phần hệ thống: 73
3.8.2 Phần nghiệp vụ nhập xuất 74
3.8.3 Phần báo cáo: 75
3.8.4 Phân hệ quản lý báo cáo 76
3.8.5 Hiệu quả quản trị 77
Trang 8PHẦN IV 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
4.1 Kết luận 79
4.1.1 Đánh giá kết quả 79
4.1.2 Nhận xét 80
4.2 Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nội dung
7 ICD-10 10th revision of the International Statistical
Classification of Diseases and Related Health Problems
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ 24
Hình 2.2 Quy trình khám bệnh nội trú 28
Hình 2.3 Quy trình khám bệnh đối tượng BHYT 29
Hình 2.5 Quy trình nghiệp vụ khoa Dược bệnh viện 32
Hình 2.6 Giao diện chương trình quản lý dược 34
Hình 2.7 Phần nhập hàng 36
Hình 2.9 Tổng hợp phiếu thanh toán nội trú – Bảo hiểm 39
Hình 2.10 Báo cáo Bảo hiểm y tế 40
Hình 2.11 Báo cáo quyết toán hóa chất và vật tư y tế 41
Hình 2.12 Sở đồ hạ tầng mạng Lan 44
Hình 2.13 Chức năng hệ thống 65
Hình 2.14 Danh mục chung 68
Hình 2.15 Phân hệ quản lý ngoại trú - Nanosoft 69
Hình 2.16 Phiếu xét nghiệm 71
Hình 2.17 Quy trình khám bệnh nội trú – viện phí 72
Hình 2.18 Quy trình khám bệnh nội trú – bảo hiểm y tế 73
Hình 2.19 Danh mục kho 74
Hình 2.20 Sổ chẩn đoán X-Quang 77
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 3.1 Chi phí cho CNTT trong các năm 43
Biểu 3.2 Giá thành sản phẩm một số hàng phần mềm 46
Biểu 3.3 Các giai đoạn triển khai của dự án 58
Biểu 3.4 Biểu đồ triển khai phần mềm 59
Biểu 3.5 Danh sách thiết bị tin học 60
Biểu 3.6 Danh sách trang bị thiết bị tin học 62
Biểu 3.7 Phân công nhiệm vụ 66
Biểu 3.8 Phân công danh sách nhập cơ sở dữ liệu ban đầu 68
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trước đây, công tác quản lý của hầu hết các cơ quan, đơn vị bệnh viện ở nước ta chủ yếu là phương pháp thủ công Vì thế, mọi công tác quản lý bệnh nhân, lưu trữ hồ sơ bệnh án đều sử dụng các loại giấy tờ, văn bản Điều này gây
ra nhiều khó khăn trong việc lưu trữ như dễ bị thất lạc hay hư hỏng qua thời gian, tiêu tốn diện tích lưu trữ, việc tìm kiếm tốn nhiều thời gian, công sức đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực,… Do vậy, hiệu quả công tác chưa cao
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của con người không ngừng được nâng cao Đặc biệt, trong những năm gần đây lĩnh vực công nghệ thôn tin (CNTT) đã có những bước tiến vượt bậc, tin học đi sâu trong những lĩnh vực của xã hội và được ứng dụng ngày càng mạnh mẽ Trong đó, ngành y tế là một trong những ngành được tin học hóa nhanh nhất Và hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện đã được rất nhiều bệnh viện trên thế giới cũng như các bệnh viện ở Việt Nam tận dụng triệt để lợi ích của CNTT mang lại Từng bước được ứng dụng vào công tác nghiên cứu, quản lý bệnh nhân, lưu trữ hồ sơ, truy xuất dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ
Từ đó, có rất nhiều phần mềm quản lý bệnh viện ra đời để phục vụ công tác quản lý khám chữa bệnh cũng như lưu trữ hồ sơ bệnh án giúp giảm thiểu công việc thủ công của cán bộ, nhân viên bệnh viện
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Những kết quả nghiên cứu nhằm ứng dụng có hiệu quả cho công tác quản lý bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Để hoàn thành mục đích ý tưởng đề ra cần nghiên cứu các nội dung như sau:
- Phân tích thực trạng tại đơn vị và các quy trình quản lý bệnh nhân để đề ra giải pháp hợp lý trong việc xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện
Trang 13- Nghiên cứu các phần mềm quản lý bệnh viện, lựa chọn phần mềm phù hợp với yêu cầu chung của bệnh viện, đáp ứng yêu cầu chuyên môn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác quản lý bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ có những bất cập, thiếu xót để đề ra giải pháp theo yêu cầu chung của bệnh viện nhằm đem lại hiệu quả phục vụ bệnh nhân cũng như công tác chuyên môn đạt hiệu quả cao hơn
- Triển khai ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện vào phục vụ
- Đánh giá khả năng, tính đáp ứng của phần mềm quản lý bệnh viện
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sẽ kết hợp hai phương pháp nghiên cứu, đó là:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu, thông tư, quy định, quyết định về chuyên môn, nghiệp
vụ bệnh viện
- Tổng hợp tài liệu
- Phân tích và lập thiết kế phần mềm nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý bệnh viện
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
- Đánh giá kết quả đạt được
5 Ý nghĩa khoa học của luận văn
Đề tài thực hiện hoàn thành sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao
Trang 14Giúp ban lãnh đạo bệnh viện có thể kiểm soát được tình hình bệnh nhân trong viện, thu chi tài chính, quản lý thuốc, vật tư y tế theo yêu cầu chuyên môn Cán bộ, nhân viên bệnh viện có thể theo dõi bệnh nhân, truy xuất báo cáo khi có yêu cầu cũng như phục vụ công tác chuyên môn
6 Bố cục của luận văn
Phần mở đầu
Chương I: Cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin quản lý, CNTT, y tế
Chương II: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Chương III: Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện
Phần kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang 15CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ, CNTT, Y TẾ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ CNTT xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 90 của thể kỷ 20 Theo Information Technology Association of America (ITASA): “CNTT là ngành nghiên cứu các hệ thống thông tin dựa vào máy tính, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng và phần cứng máy tính Nói một cách ngắn gọn, Information technology (IT) xử lý với các máy tính điện tử và các phần mềm máy tính nhằm chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, truyền tin và trích rút thông tin một cách an toàn” Theo Nghị quyết 49/CP của Chính phủ thì “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”
1.1.2 Các ứng dụng ngày nay của CNTT
Các bài toán khoa học kỹ thuật: tính toán số với các thuật toán phức tạp cần
thực hiện hàng trăm triệu đến hàng tỷ phép tính như xử lý các số liệu thực nghiệm, qui hoạch và tối ưu hóa, giải gần đúng các hệ phương trình Công trình lập bản đồ gen người hoàn thành trong năm 2000 phải tính toán nhiều năm trời trên các siêu máy tính là một ví dụ
Các bài toán quản lý: xử lý một khối lượng thông tin lưu trữ lớn (các hồ
sơ) với những công việc như tạo lập cơ sở dữ liệu, duy trì cơ sở dữ liệu, khai thác, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định Người ta ước tính, khoảng 85% đầu tư cho tin học là dành cho bài toán quản lý
Tự động hóa: có thể tự động hóa những qui trình điều khiển phức tạp, có
tính mềm dẻo, có thể thay đổi hành vi tự động hóa bằng cách lập trình lại Thiết
bị được điều khiển và máy tính điều khiển trong đa số trường hợp không tách rời
Trang 16nhau Các máy móc trở nên “thông minh” nhờ các bộ vi xử lý và bộ nhớ ROM được cấy trực tiếp vào máy
Công tác văn phòng: đây là những hoạt động khá phổ biến và được chú ý
sớm.Các công việc như tạo văn bản, in ấn, gửi thư trở nên nhanh chóng và thuận tiện
Tin học và giáo dục: hỗ trợ người dạy trong việc trình bày bài giảng, bổ
sung kiến thức, giúp kiểm tra, đánh giá trình độ người học Môi trường internet
mở ra những khả năng mới trong giáo dục và đào tạo từ xa
Thương mại điện tử: hỗ trợ các hoạt động thương mại qua mạng một cách
nhanh chóng và thuận tiện Một số hình thức như quảng cáo trên mạng, mua bán hàng hóa, dịch vụ và thanh toán qua mạng Thách thức lớn nhất của thương mại điện tử là vấn đề pháp lý và độ an toàn, tin cậy trong các giao dịch điện tử
CNTT với cuộc sống đời thường: các máy móc, đồ điện tử, đồ gia dụng được điều khiển bằng các chip với các chương trình điều khiển thông minh
1.1.3 Vai trò của CNTT trong sự phát triển xã hội
Vai trò đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- CNTT có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- CNTT và truyền thông làm cho kho tri thức của nhân loại giàu lên nhanh chóng, con người tiếp cận với lượng tri thức đó nhanh hơn, dễ hơn, có tính chọn lọc hơn Điều đó đẩy mạnh sự phát triển của các ngành khoa học, công nghệ hiện đại
- CNTT làm cho những phát minh, phát hiện được phổ biến nhanh hơn, được ứng dụng nhanh hơn, tạo điều kiện thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- CNTT làm cho năng suất lao động tăng lên do có điều kiện thuận lợi để kế thừa và cải tiến một số công nghệ sẵn có hoặc nghiên cứu phát minh công nghệ mới
Trang 17- CNTT tạo ra tính hiện đại, chặt chẽ, kịp thời trong quản lý, làm cho hiệu quả quản lý cao hơn, góp phần giảm những khâu trung gian trong quá trình quản
lý kém hiệu quả
Xác định rõ vai trò quan trọng của CNTT đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến việc thúc đẩy ứng dụng CNTT với nhiều chủ trương, chỉ thị, văn bản, nghị quyết phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn, trong đó có một số nghị quyết quan trọng:
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/03/1991 của Bộ Chính trị về khoa học
và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: “Tập trung sức phát triển của một
số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, …”;
Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 về “Phát triển CNTT ở Việt Nam
trong những năm 90”;
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII,
ngày 30/07/1994 xác định: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên
tiến, như CNTT phục vụ yêu cầu điện tử hóa và tin học hóa nền kinh tế quốc dân”;
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: “Ứng
dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế…”;
Đặc biệt là chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đến nay, CNTT ở nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, không chỉ góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà còn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Vai trò đối với phát triển kinh tế, xã hội
CNTT đã phát triển một cách nhanh chóng, đã có những tác động hết sức to lớn đối với sự phát triển của xã hội
Trang 18CNTT và truyền thông đã làm cho cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội biến đổi rất nhanh Một số ngành nghề truyền thống đã bị vô hiệu hóa, bị xoá bỏ, nhiều ngành nghề mới, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ được hình thành và phát triển Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế công nghiệp và đang bước vào nền kinh tế tri thức
Trong cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, máy móc thay thế lao động
cơ bắp của con người; còn ngày nay máy tính giúp con người trong lao động trí
óc, nhân lên gấp bội sức mạnh trí tuệ, sức sáng tạo của con người Thông tin, tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất của việc tạo ra của cải, việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh Tri thức trở thành hình thức cơ bản nhất của vốn, quan trọng hơn cả tài nguyên, sức lao động Lực lượng sản xuất xã hội loài người từ dựa vào tài nguyên thiên nhiên đang chuyển dần sang dựa chủ yếu vào năng lực trí tuệ của con người
Hơn nữa CNTT làm tăng cường các mối quan hệ giao tiếp và trao đổi văn hóa trong các cộng đồng dân tộc và trên toàn cầu Chính điều đó đã làm cho tính
“toàn cầu hóa” về văn hóa diễn ra hết sức nhanh chóng Mọi người trên thế giới
có thể nhanh chóng nhận được những thông tin về những thành tựu văn hóa, nghệ thuật, khoa học, thể thao, có thể làm quen với những trình diễn nghệ thuật, văn hóa thể thao tinh hoa từ mọi miền, của mọi cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới Do đó các dân tộc có nhiều cơ hội hiểu biết nhau hơn, thông cảm với nhau hơn để cùng chung sống với nhau
CNTT và truyền thông thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội Mọi người dân đều có thể dễ dàng truy cập thông tin, thông tin đến với mọi người, không thể bưng bít thông tin CNTT và truyền thông cũng giúp Nhà nước, các cơ quan quản lý có khả năng nhanh chóng tiếp cận và xử lý thông tin để đưa ra các quyết định hợp lý Tất cả những yếu tố đó tạo điều kiện để tăng cường tính dân chủ của
hệ thống chính trị xã hội
Vai trò đối với việc quản lý xã hội
Xã hội càng phát triển các mối quan hệ ngày càng nhiều, độ phức tạp càng lớn làm cho việc quản lý xã hội ngày càng trở nên khó khăn hơn Sự ra đời, phát
Trang 19triển của CNTT và truyền thông đã tạo nên một phương thức quản lý xã hội mới, hiện đại là quản lý bằng Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tử là ứng dụng CNTT và truyền thông (ICT) để các cơ quan của chính quyền từ trung ương và địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả
và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước
1.2 Hệ thống thông tin quản lý
1.2.1 Khái niệm
Nhu cầu quản lý thông tin trong các tổ chức đã có từ rất lâu Thông tin của
tổ chức có thể là thông tin về nhân sự, người lao động, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, bảng lương,… Khi máy tính chưa xuất hiện hoặc chưa phổ biến thì người ta quản lý thông tin của tổ chức bằng một cách thủ công dựa trên sổ sách, giấy tờ và con người trực tiếp thao tác với hệ thống sổ sách, giấy tờ này Cách quản lý thủ công có thể gây ra những sai sót, nhầm lẫn không mong muốn Hơn nữa vi?c lưu trữ hệ thống sổ sách này đòi hỏi khá nhiều diện tích, không gian cũng như quy trình sắp xếp và bảo quản
Kể từ khi máy tính xuất hiện và trở nên phổ biến, các tổ chức đã tận dụng
và phát huy được khả năng của công cụ mới này Hệ thống thông tin quản lý là
hệ thống bao gồm phần cứng, phần mềm, con người, quy trình thu thập, phân tích, xử lý, đánh giá và phân phối, chia sẻ những thông tin cần thiết một cách kịp thời và chính xác dựa trên nhu cầu của tổ chức
1.2.2 Các chức năng của hệ thống thông tin quản lý
Về chức năng, hệ thống thông tin quản lý thường có những chức năng chủ yếu sau:
Nhập dữ liệu: hoạt động thu thập và nhận dữ liệu từ bên trong hoặc bên
ngoài tổ chức để xử lý
Xử lý thông tin: quá trình chuyển đổi từ những dữ liệu hỗn hợp thành dạng
có ý nghĩa đối với người sử dụng
Trang 20Xuất dữ liệu: sự phân phối các thông tin đã được xử lý tới những người
hoặc những hoạt động cần thông tin đó
Lưu trữ thông tin: các thông tin không khỉ được xử lý để sử dụng ngay tại
thời điểm tổ chức thu nhận nó mà còn có thể được xử lý và phân tích trong tương lai Vì vậy, việc lưu trữ thông tin cũng là một trong những hoạt động quan trọng của hệ thống thông tin Thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp thường được lưu trữ dưới dạng các trường, các tệp, các báo cáo và trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Thông tin phản hồi: hệ thống thông tin thường được điều khiển thông qua
các thông tin phản hổi, giúp cho những người điều hành mạng lưới thông tin có thể đánh giá lại và hoàn thiện quá trình thu thập và xử lý dữ liệu mà họ đang thực hiện
1.2.3 Các loại thông tin quản lý
Thông tin quản lý là những dữ liệu được xử lý và sẵn sàng phục vụ công tác quản lý của tổ chức Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức, đó là thông tin chiến lược, thông tin chiến thuật, và thông tin điều hành
Thông tin chiến lược: là thông tin sử dụng cho chính sách dài hạn của tổ
chức, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý cao cấp khi dự đoán tương lai Loại thông tin này đòi hỏi tính khái quát, tổng hợp cao Dữ liệu để xử lý ra loại thông tin này thường là từ bên ngoài tổ chức Đây là loại thông tin được cung cấp trong những trường hợp đặc biệt
Thông tin chiến thuật: là thông tin sử dụng cho chính sách ngắn hạn, chủ
yếu phục vụ cho các nhà quản lý phòng ban trong tổ chức Loại thông tin này trong khi cần mang tính tổng hợp vẫn đòi hỏi phải có mức độ chi tiết nhất định dạng thống kê Đây là loại thông tin cần được cung cấp định kỳ
Thông tin điều hành: (thông tin tác nghiệp) sử dụng cho công tác điều hành
tổ chức hàng ngày và chủ yếu phục vụ cho người giám sát hoạt động tác nghiệp của tổ chức Loại thông tin này cần chi tiết, được rút ra từ quá trình xử lý các dữ liệu trong tổ chức Đây là loại thông tin cần được cung cấp thường xuyên
Trang 211.2.4 Cấu trúc hệ thống thông tin quản lý
Một hệ thống thông tin quản lý được thiết kế cấu trúc tốt gồm bốn hệ thống con, đó là các hệ thống ghi chép nội bộ, hệ thống tình báo, hệ thống nghiên cứu
và hệ thống hỗ trợ quyết định
Hệ thống ghi chép nội bộ: Đảm bảo cung cấp những số liệu hiện thời, nhiều
tổ chức đã phát triển những hệ thống ghi chép nội bộ tiên tiến có sử dụng máy tính để có thể cung cấp thông tin nhanh và đầy đủ hơn
Hệ thống tình báo: Cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin hàng
ngày, tình hình đang diễn ra về những diễn biến của môi trường bên ngoài
Hệ thống nghiên cứu thông tin: Thu thập những thông tin liên quan đến một
vấn đề cụ thể đặt ra trước tổ chức, đặc điểm của việc nghiên cứu thông tin tốt là
có phương pháp khoa học, sử dụng nhiều phương pháp, xây dựng mô hình, lượng định tỷ lệ chi phí/lợi ích của giá trị của thông tin
Hệ thống hỗ trợ quyết định: Gồm các phương pháp thống kê và các mô
hình quyết định để hỗ trợ các nhà quản lý ban hành các quyết định đúng đắn hơn
1.2.5 Mô hình hệ thống thông tin quản lý điển hình của bệnh viện áp dụng hiện nay
Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu thanh toán viện phí cho bệnh nhân nội trú cũng như bệnh nhân ngoại trú Bệnh viện đã tự phát triển chương trình Quản lý dược dựa trên nền phần mềm Access 2000 của Microsoft Đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của bệnh viện trong việc thanh toán viện phí cho bệnh nhân bảo hiểm cũng như bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm tại bệnh viện Do là phần mềm
tự phát triển nên còn nhiều bất cập, quy mô không lớn, chủ yếu chỉ áp dụng cho
bộ phận kế toán viện phí thanh toán viện phí cho bệnh nhân nên tất cả công đoạn thanh toán cũng như nhập liệu đơn thuốc, thủ thuật, vật tư y tế tiêu hao cho bệnh nhân trong quá trình điều trị được bộ phận kế toán tổng hợp và thanh toán trực tiếp cho bệnh nhân Tạo áp lực lớn cho bộ phận thanh toán khi cùng một lúc phải thanh toán cho nhiều bệnh nhân
Trang 221.3 Bệnh viện và mô hình tổ chức thông tin quản lý bệnh viện
Là khoa học và nghệ thuật chữa bệnh, bao gồm nhiều phương pháp chăm sóc sức kh?e nhằm duy trì, hồi phục cơ thể từ việc phòng ngừa và chữa bệnh
Y học hiện đại ứng dụng các ngành khoa học sức khỏe, y sinh học, công nghệ y học để chẩn đoán và chữa trị bệnh tật bằng thuốc men, phẫu thuật bằng phương pháp trị liệu khác Từ “Y học” trong tiếng anh “medicine” có nguồn gốc
từ tiếng Latin là “ars medicina” nghĩa là “nghệ thuật chữa bệnh”
Dù công nghệ y học cũng như sự chuyên môn hóa ngành y đã phát triển thành trụ cột nền y học hiện đại nhưng vì phương pháp chữa trị trực tiếp giữa bác
sĩ và bệnh nhân vẫn hiệu quả giúp giảm thiểu đau bệnh nên chúng cần tiếp tục thực hiện, thông qua việc quan tâm đến cảm xúc cũng như lòng trắc ẩn nói chung của con người
1.3.2 Bệnh viện và các quy định về nghiệp vụ chuyên môn
1.3.2.1 Định nghĩa, vai trò của bệnh viện
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Bệnh viện là một bộ phận của một lổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân đân được săn sóc toàn diện về y tế cả chữa bệnh và phòng bệnh Công tác ngoại trú của bệnh viện tỏa tới tận gia đình đặt trong môi trường của nó Bệnh viện còn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu sinh vật, xã hội Với quan niệm này, bệnh viện không tách rời, biệt lập và phiến diện trong công tác chăm sóc sức khỏe nói chung, mà bệnh viện đảm nhiệm một chức năng rộng lớn, gắn bó hài
Trang 23hoà lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và xã hội Quan niệm mới đã làm thay đổi nhiệm
vụ, chức năng, cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý bệnh viện
Bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong công tác khám chữa bệnh vì bệnh viện có thầy thuốc giỏi, có trang thiết bị, máy móc hiện đại nên có thể thực hiện được công tác khám bệnh, chẩn đoán và điều trị tốt nhất Đến năm 2010, toàn quốc có gần 1000 bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh đã khám khoảng
214 680 300 lượt người, điều trị nội trú khoảng 15 075 300 lượt người bệnh Nhờ đội ngũ cán bộ và trang thiết bị tốt, bệnh viện còn là cơ sở nghiên cứu y học và đào tạo cán Bộ Y tế cho ngành y tế
Trước đây bệnh viện chỉ được coi là một cơ sở khám và điều trị bệnh nhân đơn thuần Bước sang thế kỷ XX, cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đã phát triển như vũ bão và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, tác động sâu sắc làm thay đổi quan niệm về bệnh viện Bệnh viện không chỉ đơn thuần làm công tác khám và điều trị mà còn thực hiện những chức năng khác trong chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân như giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe tại nhà, và đồng thời còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và tiến hành các nghiên cứu y học về khám chữa bệnh và phòng bệnh
1.3.2.2 Tổ chức và cấu trúc của bệnh viện
Vị trí xây dựng bệnh viện
Một số tiêu chuẩn cần được xem xét để xây dựng bệnh viện như sau:
- Bệnh viện cần được xây dựng ở trung tâm của khu dân cư do bệnh viện phụ trách Nếu vùng dân cư do bệnh viện phụ trách nằm rải rác, thưa thớt như ở miền núi hay không tập trung thì cần phải xây dựng thêm cơ sở thứ hai của bệnh viện để đảm bảo điều kiện tốt nhất chăm sóc sức khỏe cho khu dân cư
Bệnh viện cần được xây dựng gần đường giao thông cửa khu dân cư do bệnh viện phụ'trách để đảm bảo cho nhân dân tới bệnh viện được nhanh chóng và thu?n lợi nhất Nhiều bệnh viện được xây dựng gần ngã ba, ngã tư trong khu một
Trang 24vực trung tâm của dân cư Tuy nhiên không xây dựng bệnh viện cạnh đường giao thông lớn vì dễ gây ô nhiễm tiếng ồn và bụi cho bệnh viện
Bệnh viện cần phải nằm xa những nơi gây ra tiếng ồn và những nơi gây ô nhiễm như chợ, bến xe, bãi rác, nghĩa trang, khu chăn nuôi gia súc, các nha máy
xí nghiệp,…
Tuy nhiên bệnh viện cũng không nên xây dựng quá xa các bến xe, bến tàu nhà bưu điện, công viên Vì có thể gây khó khăn cho người bệnh và nhân dân đi lại thông tin, liên lạc và giải trí
1.3.2.3 Quy chế bệnh viện
Ý nghĩa, tầm quan trọng của các quy chế bệnh viện
Tại quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hanh “Quy chế bệnh viện” gồm 153 quỵ chế và quy định cho toàn ngành thực hiện Quy chế bệnh viện có ý nghĩa và lầm quan trọng như sau:
Quy chế bệnh viện là xương sống của bệnh viện vì mọi hoạt động đều dựa vào quy chế chuyên môn của bệnh viện
- Quy chế còn là pháp lệnh của Nhà nước thể hiện: Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước; tính nhân đạo của ngành y tế và là cơ sở cho cán Bộ Y tế rèn luyện đạo đức chuyên môn, củng cố đoàn kết nội bộ, động viên người tốt việc tốt, xét xử người vi phạm sai trái đảm bảo quyền lợi cho cán bộ và bệnh nhân góp phần chiến thắng bệnh tật bảo vệ con người
- Mỗi cán bộ y tế phải thường xuyên rèn luyện, học tập nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý dựa trên các quy chế chuyên môn công tác bệnh viện và chức trách cá nhân
Một số quy chế chuyên môn
a Quy chế thường trực
Quy định chung:
Trực ngoài giờ hành chính và ngày nghỉ đảm bảo 24/24 giờ,
Trang 25- Danh sách trực được ký duyệt trước 1 tuần và treo đúng nơi quy định
- Các phương tiện trực phải đầy đủ như thuốc, trang thiết bị vận chuyển, cấp cứu
- Nơi trực phải có biển chỉ, đèn sáng, số điện thoại cần thiết
- Người trực phải có mặt đầy đủ đúng giờ, bàn giao ca, không được bỏ trực
- Không phân công bác sỹ đang tập sự trực chính
- Trực lâm sàng: Trưởng phiên trực là trưởng hay phó trưởng khoa lâm sàng hay bác sỹ lâm sàng Các bác sỹ phiên trực có nhiệm vụ tiếp nhận người bệnh cấp cứu, theo dõi và xử trí người bệnh được bàn giao, thăm người bệnh nặng (chăm sóc cáp I) 2 giờ một lần rồi ghi hồ sơ bệnh án Y tá có nhiệm vụ thực hiện
y lệnh chăm sóc và điều trị, đôn đốc người bệnh thực hiện quy chế và y lệnh; bảo quản tủ thuốc, hồ sơ, tài sản; theo dõi người bệnh chặt chẽ và ghi chép đủ vào bệnh án Ngày hôm sau, kíp trực phải ghi chép vào sổ giao ban và báo cáo toàn
bộ tình hình trực và bàn giao lại cho kíp trực sau
b Quy chề cấp cứu
Quy đinh chung:
- Là nhiệm vụ rất quan trọng
- Tổ chức cấp cứu trong mọi trường hợp: Trong và ngoài bệnh viện
- Tập trung và ưu tiên mọi phương tiện và nhân lực tốt nhất cho cấp cứu
- Đảm bảo 24/ 24 giờ
Trang 26Quy định cụ thể:
- Người bệnh cấp cứu vào bất kì khơa nào cũng phải được đón tiếp ngay
- Bác sỹ, y tá thực hiện khám, lấy mạch, đo huyết áp ngay Mời chuyên khoa hồi sức khi cần Xét thấy không đủ khả năng cấp cứu thì chuyển ngay
- Xin hội chẩn khi cần
Bệnh viện phải tổ chức buồng cấp cứu tại khoa khám bệnh, khoa hồi sức cấp cứu trong bệnh viện, khoa lâm sàng có bệnh nhân nặng thường xuyên phải có buồng cấp cứu
- Buồng, khoa cấp cứu phải có biển báo, đèn sáng, đường đi thuận tiện, máy phát điện dự trữ, nước đầy đủ, đủ các danh mục và cơ số thuốc theo quy định, các phác đồ cấp cứu, phương tiện cấp cứu như ô-xy, bóng bóp, nội khí quản
- Cấp cứu ngoài viện: Bệnh viện luôn sẵn sàng có một đội cấp cứu ngoại viện với đầy đủ nhân lực, cơ số thuốc, trang thiết bị Khi có tin báo cấp cứa phải hỏi rõ địa điểm, số lượng người bị thường, tình trạng hiện tại, rồi lên đường cấp cứu ngay Đội cấp cứu phải có máy điện thoại di động, bản đồ khu vực Khi quá khả năng cấp cứu của đội phải điện ngay cho giám đốc bệnh viện và cấp cứu 115
- Khi khám bệnh phải kết hợp chặt chẽ các yếu tố triệu chứng lâm sàng, tiền
sử bệnh, yêu tố gia đình và xã hội
Quy định cụ thể:
Trang 27- Khám bệnh: Với người bệnh mới đến, cần nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan như bệnh án của tuyến dưới kết hợp khám kỹ, khám toàn diện, với người bệnh nội trú cần nghiên cứu kỹ bệnh án, quá trình diễn biến của bệnh
- Chẩn đoán: Ghi chép đây đủ vào bệnh án, phân tích kỹ các thông tin từ người bệnh để đưa ra chẩn đoán Nếu cần, có thể làm thêm; các xét nghiệm và mời hội chẩn Y tá (điền dưỡng) phải giúp bác sỹ khi khám và chẩn đoán bệnh như chuẩn bị dụng cụ, đưa đi làm xét nghiệm, theo dõi người bệnh
- Làm hồ sơ bệnh án: Bác sỹ điều trị có nhiệm vụ làm bệnh án Với người bệnh cấp cứu phải hoàn chỉnh bệnh án với đủ xét nghiệm trước 24 giờ, người không thuộc diện cấp cứu trước 36 giờ Phải ghi đầy đủ các mục trong bệnh án
và đúng quy định, không tẩy xoá hay làm nhòe Ghi đúng danh pháp thuốc theo quy định, thuốc độc A, B, thuốc gây nghiện, kháng sinh phải đánh số Sau 15 ngày điều trị phải tóm tắt bệnh án theo mẫu Chỉ định rõ chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, hộ lý.,, sắp xếp các giấy tờ theo quy định: Các giấy tờ hành chính; tài liệu của tuyến dưới (nếu co); các kết quả xét nghiệm; phiếu thẹo dõi; phiếu chăm sóc; biên bản hội chẩn, giấy cam đoan; các tờ điều trị Các giấy tờ trên phải đóng dấu giáp lai, đặt trong bìa cứng Không cho người bệnh và người nhà xem bệnh
án Phải có sự đồng ý của trưởng khoa sinh viên mới được xem bệnh án, xem tại chỗ và bàn giao cho điều dưỡng quản ]ý
- Kê đơn: Bác sỹ được giao nhiệm vụ mới được kê đơn và chịu trách nhiệm với đơn thuốc Kê đơn thuốc độc, nghiện phải do giám đốc hay trưởng khoa duyệt Ghi đầy đủ các mục trong đơn, ghi rõ ràng, không viết tắt và tẩy xóa, không viết bằng mực đỏ Đơn còn thừa phải gạch chéo Đơn thuốc độc phải đóng dấu bệnh viện
d Quy chế vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện
Quy định chung:
Mọi cán bộ nhân viên phải có trách nhiệm niềm nở đón tiếp người bệnh từ khoa khám bệnh và ở mọi khoa tạo điều kiện cho người bệnh yên tâm và tin tường
Trang 28Quy định cụ thể:
- Vào viện: Bác sỹ khoa khám bệnh có trách nhiệm thăm khám, cho làm xét
nghiệm, chẩn đoán, làrn hồ sơ khám bệnh và điều trị Điều duỡng có trách nhiệm đón tiếp người bệnh, làm thủ tục vào viện và thông báo cho khoa nhận người bệnh (người bệnh cấp cứu có quy định riêng) Chuyển người bệnh vào khoa điều trị bằng các phương tiện quy định không để người bệnh tự vào Tại khoa điều trị phải có sự bàn giao người bệnh cho điều dưỡng trưởng khoa Điều dưỡng đưa người bệnh tới giường bệnh hướng dẫn các nội quy, lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ
và mời bác sỹ khám Bắc sỹ phải thăm khám ngay, ghi vào hồ sơ, làm xét nghiệm bổ sung ra y lệnh
- Chuyển khoa: Tổ chức hội chẩn trong khoa và liên khoa để quyết định
chuyển khoa Giải thích lý do chuyển khoa cho người bệnh Điều dưỡng làm nhiệm vụ chuyển người bệnh kèm theo hồ sơ, bệnh án, chuyển trong giờ hành chính, trừ cấp cứu Khoa mới tiếp nhận người bệnh phải khám ngay
- Chuyển viện: Khi quá khả năng điều trị của bệnh viện, đã có kết quả hội
chẩn theo quy định Thủ tục: Giải thích lý do chuyển viện cho người bệnh trưởng phòng kế hoạch tổng hợp phải liên hệ trước (trừ cấp cứu), có bệnh án tóm tắt nói
rõ chẩn đoán, thuốc và xét nghiệm đã dùng, điều dưỡng phải đi kèm để bàn giao, nếu bệnh cấp cứu phai có bác sỹ đi kèm
- Ra viện: Bác sỹ có nhiệm vụ đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh
thông báo cho người bệnh về kết quả điều trị Điều dưỡng làm thủ tục ra viện, dặn dò người bệnh về tự chăm sóc cần thiết Nộp hồ sơ bệnh án cho phòng kế hoạch tổng hợp
Trang 29mục đích, có kết quằ cao nhất và ít tốn kém Không sử dụng đồng thời các loại thuốc tương kị Giải thích rõ cho ngươi bệnh cách dùng thuốc Tiêm thuốc vào mạch máu phải có mặt bác sỹ điều trị, cấm tiêm tĩnh mạch thuốc có dầu, nhũ tương và làm tan máu
- Lĩnh và phát thuốc: Điều dưỡng hành chính của khoa có trách nhiệm tổng hợp thuốc Phiếu lĩnh thuốc phải rõ ràng và có chữ kí của trưởng khoa (thuốc độc A-B, gây nghiện lập phiếu riêng) Nhận thuốc phải kiểm tra số và chất lượng, hàm lượng, hạn dùng, nhãn mác
Bảo quản thuốc: Bảo quản theo đúng quy định, nghiêm cấm cho vay, mượn thuốc Mất hay làm hỏng thuốc phải xử ly theo chế độ bồi thường
- Theo dõì người bệnh sau dùng thuốc: Theo dõi chặt chẽ và xử lý kịp thời các biến chứng sau dùng thuốc
- Chống nhầm lẫn thuốc: Đơn thuốc viết rõ ràng, dùng chữ Việt Nam, La Tinh hoặc tên biệt dược Ghi theo thứ tự thuốc tiêm, viên, nước rồi đến phương pháp điều trị khác Phải đánh số cho thuốc độc, gây nghiện và kháng sinh Điều dưỡng phải đảm bảo thuốc đến người bệnh, công khai thuốc hàng ngày, khi gặp thuốc mới phải hỏi lại cẩn thận trước khi phát Thực hiện 3 kiểm tra: Hỏi tên người bệnh, tên thuốc, liều dùng; 5 đối chiếu: Số' giường, nhãn thuốc, đường dùng, chất lượng thuốc, thời gian dùng Bàn giao cụ thể và cẩn thận thuốc cho kíp sau
f Quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật
tá chăm sóc thực hiện chăm sóc người bệnh và quản lý buồng khi được phận công Hộ lý thực hiện vệ sinh và chăm sóc người bệnh theo quy định
Trang 30- Trưởng khoa có trách nhiệm quản lý chuyôn môn: Đảm bảo đủ thuốc, dụng cụ cấp cứu, phác đồ cấp cứu Đảm bảo buồng bệnh trật tự, vệ sinh, không lạnh về mùa đông và nóng về mùa hè Phòng hành chính khoa phải có bảng tổng hợp hàng ngày về tình hình nhân lực, thuốc và người bệnh; bảng phân công trực hàng ngày, bảng chấm công, quy định về y đức Tổ chức phòng truyền thông giáo dục sức khỏe
Quản lý người bệnh: Nắm được số lượng người bệnh hàng ngày, tổ chức xin
ý kiến đóng góp của người bệnh, phổ biến nội quy buồng bệnh cho mọi người bệnh, theo dõi bệnh và điều trị người bệnh toàn diện
Quản lý nhân lực, tài sản: Lập bảng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, bảng phân trực, theo dõi ngày công Quản lý vật tư thiết bị theo quy chế
g Quy chế giải quyết người bệnh tử vong
- Quy định chung: Người bệnh tử vong là người bệnh chết sinh học, các
thủ tục phải được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc và trân trọng
Quy định cụ thể:
- Giải quyết tử thi người bệnh tử vong: Điều dưỡng phải thực hiện công tác
vệ sinh thi thể người bệnh Nhà đại thể phải trang nghiêm, an toàn, vệ sinh và đủ ánh sáng Lưu giữ lâu hơn 24 gỉờ phải có nhà lạnh, Tẩy uế sạch nơi người bệnh
tử vong nằm
- Giải quyết tư trang của người bệnh tử vong: Nếu có người nhà thì trực tiếp
kí nhận tư trang Nếu không có người nhà thì điều dưỡng thu thập, thống kê và lập biên bản rồi lưu giữ tại kho và giao cho gia đình sau
- Hồ sơ tử vong: Bác sỹ điều trị hay trực phải hoàn thiện hồ sơ, ghi rõ ngày, giờ, diễn biến bệnh, cách xử lý, phút tử vong rồi lưu theo quy chế
- Kiểm điểm tử vong: Bác sỹ trưởng khoa có nhiệm vụ tiến hành kiểm điểm
tử vong các khâu như tiếp đón, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc không quá 15 ngày sau tử vong Bác sỹ trực hay điều trị có trách nhiệm viết kiểm điểm tử vong theo mẫu quy định Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm chủ trì kiểm điểm tử vong liên khoa hay toàn viện
Trang 311.4 Các ứng dụng CNTT hiện đang được áp dụng tại bệnh viện của Việt Nam
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện đã được áp dụng, triển khai phần mềm quản lý bệnh viện thống nhất trên toàn địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Quản lý bệnh nhân bằng mã số, mã vạch: Khi bệnh nhân đến khám và điều trị đã có mã số, mã vạch được quản lý từ lần khám đầu tiên, bệnh viện có thể theo dõi lịch sử khám và điều trị của bệnh nhân
- Quản lý tài chính, kế toán: Nhờ việc triển khai phần mềm quản lý bệnh viện tổng thể, bệnh viện có thể kiểm tra thu chi tài chính của bệnh viện theo yêu cầu của lãnh đạo bệnh viện cũng như các cấp quản lý khi có yêu cầu do dữ liệu được quản lý tập trung tại máy chủ (Server) tại bệnh viện
- Quản lý dược: Quản lý được chính xác số lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo cũng như có thể kiểm tra được hạn sử dụng thuốc, số lô, ngày sản xuất để cấp phát sử dụng Tránh tình trạng thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế sắp hết hạn không được đưa vào sử dụng mà đưa thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị
y tế hạn dùng còn dài vào sử dụng Gây lãng phí tài chính của bệnh viện
Ngoài ra, tại một số bệnh viện lớn, tuyến Trung Ương cũng đã triển khai mô hình khám bệnh từ xa Giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có thể đặt chỗ và hẹn giờ khám bệnh thông qua mạng internet như Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức,…
Công tác chỉ đạo tuyến cũng được các bệnh viện tuyến I, Trung ương triển khai qua mô hình mạng internet như Bệnh viện Việt Đức thông qua internet có thể chỉ đạo, hướng dẫn bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ mổ cấp cứu các trường hợp chấn thương nặng gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời
Nhờ có hội nghị truyền hình trực tuyến E-meeting Bệnh viện tuyến Trung Ương có thể hội trẩn liên bệnh viện các trường hợp bệnh nhân nặng thông qua camera có độ phân giải cao, giúp các bác sĩ có thể hội trẩn như đang ngồi cùng nhau
Trang 32CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN
LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Sơ lược về Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ
Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao là một bệnh viện tuyến huyện hạng III, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ theo quyết định thành lập số 2110/2005/QĐ-UBND tỉnh Phú Thọ ngày 8/8/2005 Ngày đầu thành lập, bệnh viện có 90 giường bệnh và 35 cán bộ, công chức Đến nay, trong tổng số hơn 90 cán bộ, công chức của bệnh viện, có 5 bác sĩ chuyên khoa 1, có 9 bác sĩ, có 14 y sỹ và đội ngũ điều dưỡng có kinh nghiệm và chuyên môn cao Nhờ có đội ngũ cán bộ vững vàng, bệnh viện đã tập trung phát triển khoa học kỹ thuật Từ 3 khoa lâm sàng và một đơn vị cận lâm sàng ban đầu, hiện bệnh viện có 5 khoa lâm sàng, 1 khoa cận lâm sàng, 2 phòng chức năng
Các khoa chuyên môn của Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao
- Khoa Nội – Nhi – Lây
- Khoa Hồi sức cấp cứu
- Khoa Ngoại – Sản – Chuyên khoa lẻ
- Khoa Dược
- Khoa Y học cổ truyền
- Khoa Dinh dưỡng
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Khoa Xét nghiệm – Cận lâm sàng
Bênh cạnh đó bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao còn có 6 phòng ban chính:
- Phòng Tổ chức hành chính - Quản trị
- Phòng y tá điều dưỡng
- Phòng Kế hoạch – tổng hợp
Trang 332.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao
Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao là bệnh viện hạng III có nhiệm vụ là cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh Có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện Lâm Thao và các huyện lân cận nếu
có nhu cầu
2.2.1 Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
a Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ
sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú
b Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước
c Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa
d Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưng cầu
e Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện
2.2.2 Đào tạo cán bộ y tế:
a Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường lớp trung học y tế
b Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu
2.2.3 Nghiên cứu khoa học về y học:
a Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu
b Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở
Trang 34c Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
2.2.4 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
a Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị
b Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương
Trang 352.3 Khái quát về cơ cấu tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao
Cơ cấu tổ chức bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bệnh viện đa khoa huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
2.3.1 Ban giám đốc bệnh viện
Ban giám đốc bệnh viện, đứng đầu là giám đốc bệnh viện, chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên về mọi hoạt động của bệnh viện
Trang 36công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của bệnh viện, về toàn
bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện
- Kế hoạch hoạt động của khoa, phòng
- Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện
- Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn của bệnh viện
2.3.2.2 Phòng y tá (điều dưỡng)
Phòng y tá (điều dưỡng) của bệnh viện là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
2.3.2.3 Phòng Kế hoạch – Tổng hợp
Phòng Kế hoạch – tổng hợp của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác vật tư, thiết bị y tế trong viện
2.3.2.4 Các khoa phòng
Mỗi khoa có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều phối hợp với nhau
để đảm bảo việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân
2.3.3 Nhiệm vụ, trách nhiệm của bác sĩ, y tá
Bác sĩ trưởng khoa là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghiệp
vụ chuyên môn của khoa, bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc
Cụ thể là:
- Quản lý thông tin bác sĩ trong khoa
- Phân công bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân
- Phân lịch trực cho các bác sĩ
- Xét duyệt các yêu cầu (hội chẩn, chuyển khoa, xuất viện …)
Trang 372.3.3.2 Bác sĩ
Bác sĩ là những người có chuyên môn y học, họ có quyền khám bệnh và ra
y lệnh điều trị bệnh nhân Cụ thể là:
- Xem thông tin bệnh nhân
- Xem danh sách bệnh nhân được phân công điều trị
- Xem lịch trực của bác sĩ
- Gửi yêu cầu và xem các kết quả xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh
- Ra y lệnh
- Xem các báo cáo chăm sóc bệnh nhân
2.3.3.3 Y tá ( điều dưỡng ) trưởng khoa:
Y tá trưởng khoa là người quản lý, tổ chức, kiểm tra, đôn đốc y tá thực hiện các y lệnh của bác sĩ, lập kế hoạch phân công công việc cho các y tá Cụ thể là:
- Phân công việc chăm sóc bệnh nhân cho các y tá
- Phân công lịch trực cho các y tá
- Xem các báo cáo chăm sóc bệnh nhân
Trang 382.4 Thực trạng công tác quản lý bệnh nhân
Bệnh viện đa khoa Lâm Thao là bệnh viện qui mô tuyến huyện có công suất
sử dụng 120 giường bệnh; được giao chỉ tiêu 100 giường bệnh, 20 giường bệnh
Công suất sử dụng giường bệnh
Ngày điều trị trung bình 6 đến 6,7 ngày/1 lần điều trị
Trang 392.4.1 Quản lý bệnh nhân nội trú:
Quy trình khám bệnh nội trú
Hình 2.2 Quy trình khám bệnh nội trú Quy trình quản lý bệnh nhân nội trú được thực hiện thủ công, theo dõi trên giấy tờ sổ sách rất mất thời gian, lãng phí nhân lực trong việc ngồi viết các phiếu yêu cầu nhiều lần cho 1 ngày điều trị Công việc vào thông tin cho bệnh nhân chiếm 4h/1 ca trực của y tá bác sĩ (8h/1 ca trực hành chính và 16h/1 ca trực ngoài giờ hành chính ) Dễ xảy ra tình trạng viết sai thông tin bệnh nhân, viết nhầm thông tin bệnh nhân, viết sai tên thuốc, sai tên vật tư y tế và để bệnh nhân chờ đợi lâu khi có đông bệnh nhân cùng điều trị
Các thông tin về bệnh nhân được viết đi viết lại nhiều lần như:
Trang 40- Phiếu chuẩn đoán hình ảnh;
- Phiếu theo dõi chức năng sống;
- Phiếu lĩnh thuốc;
- Phiếu lĩnh vật tư y tế tiêu hao;
- Phiếu cấp thuốc;
- Phiếu cấp vật tư y tế tiêu hao
2.4.2 Quản lý bệnh nhân ngoại trú:
Quy trình khám bệnh đối tượng BHYT
Hình 2.3 Quy trình khám bệnh đối tượng BHYT
Quy trình khám bệnh đối tượng viện phí
Hình 2.4 Quy trình khám bệnh đối tượng viện phí Quy trình quản lý bệnh nhân ngoại trú được thực hiện thủ công, theo dõi trên hồ sơ sổ sách