1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học tại trường thpt nguyễn hữu cảnh biên hòa – đồng nai

19 783 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 866,5 KB

Nội dung

Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh – Biên Hòa – Đồng Nai.

Mã số:

(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ VÀ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH

BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI

Người thực hiện: MAI THỊ THU HUYỀN

Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục : ………

- Phương pháp dạy học bộ môn: 

- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN

 Mô hình Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2012-2013

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: MAI THỊ THU HUYỀN

2 Ngày tháng năm sinh: ngày 26 tháng 08 năm 2013

3 Nam, nữ: Nữ

4 Địa chỉ: 18/G2 – KPI- P Long Bình Tân- TP Biên Hòa- Tỉnh Đồng Nai

5 Điện thoại: 0938 282846 (CQ)/ 0613 834288

6 Fax: E-mail: thuhuyen@nhc.edu.vn

7 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

8 Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Hữu Cảnh – Biên Hòa – Đồng Nai

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Vật Lý

- Năm nhận bằng: 1998

- Chuyên ngành đào tạo: Vật Lý

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Vật Lý

Số năm có kinh nghiệm: 15 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây:

1 SKKN “ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TÒAN CỰC TRỊ” năm 2009-2010

2 SKKN “ GIẢI CÁC BÀI TẬP MẠCH ĐÈN” năm học 2010-2011

3 SKKN “ PHÂN LOẠI CÁC BÀI TẬP ĐIỆN XOAY CHIỀU” năm học 2011-2012

TRONG QUẢN LÝ VÀ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH, BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI”

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1 Căn cứ pháp lý 1 I.2 Cơ sở lý luận 1 I.3 Mục đích nghiên cứu 1 I.4 Đối tượng nghiên cứu 2

PHẦN II: NỘI DUNG

II TÌNH HÌNH THỰC TẾ.

II.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị 3

II.3 Điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn 5 II.4 Những kinh nghiệm bản thân 6

III CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.

III.1 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 tháng tới.

III.1.3 Hiệu quả và đề xuất 7

III.2 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 3 tháng tới.

III.2.3 Hiệu quả và đề xuất 8

III.3 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 năm tới.

III.3.1 Những việc đã làm trong những năm qua 9 III.3.2 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 năm tới 12

PHẦN III: KẾT LUẬN

2 Đề xuất – Kiến nghị 14

Trang 4

NỘI DUNG

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

I.1 Căn cứ pháp lý:

 Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/07/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

 Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;

 Công văn số 55/2008/CT-BGDDT ngày 30/09/2008 của Bộ Giáo dục – Đào tạo

về việc “tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012” , trong đó có mục tiêu “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở các cấp học; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục”

I.2 Cơ sở lý luận:

Ngày nay, khi CNTT càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực

xã hội là một điều tất yếu Giáo dục và đào tạo cũng không thoát ra khỏi quỹ đạo chung đó Trong những năm qua, CNTT đã được ứng dụng nhiều trong quản lý, giảng dạy và học tập

CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học Những phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn

đề càng có nhiều điều kiện để tiếp cận rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy học theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông Chẳng hạn cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động Nếu trước kia người ta thường quan tâm đến khả năng ghi nhớ kiến thức

và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Như vậy, việc “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn

Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình

I.3 Lý do thực tiễn:

Trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã được quan tâm và ngày càng phát triển Hầu hết các khâu trong công tác quản lý đã được tin học hoá, hiệu quả công tác được nâng cao, tiết kiệm được thời gian và chi phí

Mặt khác, trong trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh: Tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã và đang ứng dụng rất tốt vấn đề CNTT trong giáo dục và giảng dạy Tất cả bài giảng, giáo án, tư liệu giáo dục đều được quản lý bằng Website

Trang 5

nhà trường Bên cạnh đó hệ thống Email là rất cần thiết để triển khai nhiệm vụ công tác hàng tháng, hàng tuần đến tổ trưởng chuyên môn, toàn thể cán bộ giáo viên và công nhân viên nhà trường

Đối với cán bộ giáo viên rất cần thiết sử dụng Email, website để cập nhật thông tin từ các cấp ngành quản lý; cập nhật kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác từ phía lãnh đạo nhà trường

Việc ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết để lưu trữ và chia sẻ tài nguyên về giảng dạy, học tập, chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong công tác và sinh hoạt hàng ngày, đồng thời cũng là nơi tìm kiếm, nơi công khai hóa, minh bạch hóa nội dung giáo dục; chất lượng, kết quả hoạt động giáo dục

I.4 Tính cấp thiết của đề tài đã chọn

Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại hóa giáo dục và đào tạo, gắn với phát triển nguồn nhân lực CNTT, xác định là nhiệm vụ quan trọng có

ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong công tác giáo dục của nhà trường theo tiêu chí mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Sử dụng CNTT để quản lí hồ sơ, thời khóa biểu, điểm kiểm tra của giáo viên và học sinh, soạn thảo, quản lí các văn bản chỉ đạo các báo cáo của nhà trường Triển khai các phần mềm ứng dụng vào công tác giáo dục và giảng dạy

Ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hóa

Với những lý do trên, tôi mạnh dạn viết về đề tài “Ứng dụng công nghệ thông

tin trong quản lý và dạy học tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh -Tp Biên Hòa-Đồng Nai”

II TÌNH HÌNH THỰC TẾ.

II.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị.

* Mạng lưới trường lớp:

Khối Số lớp Số lượng học sinh

10 10 458

11 10 423

12 9 380 Cộng 29 1261

* Cơ sở vật chất:

- Trường có 12 phòng học cũ và mới xây thêm 24 phòng học

- Có 01 thư viện đạt chuẩn

- Có 02 phòng thí nghiệm cho 03 bộ môn: Lý, Hóa, Sinh

- Có 03 phòng vi tính với 70 máy để dạy tin học và dạy nghề Tin học văn phòng

* Tình hình đội ngũ:

- Cán bộ quản lý: 04

Trang 6

- Số lượng giáo viên: 65.

II.2 Thực trạng

- Ban lãnh đạo trường và toàn thể cán bộ, giáo viên đã xác định việc ứng dụng CNTT trong nhà trường là một phương tiện hữu ích cần thiết để phục vụ nâng cao chất lượng giảng dạy

- Ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý được nhà trường quan tâm từ năm

1998 (năm thành lập trường) Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động CNTT được ưu tiên đầu tư

- Hiện nay, nhà trường có 3 phòng vi tính (70 máy) đáp ứng nhu cầu dạy Tin học và dạy nghề Tin học văn phòng cho học sinh; có 22 tivi LCD 46”-47” và 03 Projector phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT

- Kết nối internet qua đường truyền cáp quang (hệ FTTH) Tất cả các máy tính

ở trường đều được kết nối internet

- Trong giảng dạy nhà trường đã tham gia các dự án:

+ Dự án dạy học cho tương lai (Intel Teach to the future) do tập đoàn Intel phối hợp với Bộ GD & ĐT tổ chức năm 2005

+ Dự án “Ứng dụng CNTT và dạy học” do tổ chức VVOB (Vương quốc Bỉ) phối hợp với trường cán bộ QLGD TP Hồ Chí Minh tổ chức năm

2005-2008 Tham gia dự án này có 06 trường THPT thuộc 03 tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh Kết quả: trường được chọn 03 tiết trong tổng số 12 tiết dạy mẫu, 01 giáo viên của trường có tiết dạy xuất sắc và được dự án mời đi tham quan ở Indonesia

+ 100% giáo viên của trường đều biết sử dụng MS PowerPoint kết hợp với các phần mềm ứng dụng khác để soạn các bài trình chiếu Nhiều giáo viên biết sử dụng phần mềm LectureMaker (Hàn Quốc) đề soạn bài giảng điện tử

+ Không chỉ có nhà trường mà mỗi giáo viên cũng có thể tạo lập một trang website của riêng mình để chia sẻ những tài nguyên và kinh nghiệm giảng dạy với các đồng nghiệp và truyền kiến thức cho học sinh qua mạng Đây là một hình thức ứng dụng CNTT mới mẻ và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, phù hợp với xu thế chung của xã hội và nâng tầm giáo viên để trở thành các giáo viên điện tử

+ Hàng ngày bộ phận văn phòng nhà trường nghiên cứu các thư đến để truyền tải thư cho các bộ phận và báo cáo Ban lãnh đạo nhà trường theo các địa chỉ nhóm đã được thiết lập sẵn

+ Triển khai có hiệu quả ứng dụng GoogleApps vào công tác quản lý, xây dựng được hệ thống email nội bộ (<……>@nhc.edu.vn), báo giảng trực tuyến,… Hiện tại 100% cán bộ, giáo viên được cấp và sử dụng email của trường để trao đổi thông tin; 1017/1261 học sinh được cấp và sử dụng email của trường (tỉ lệ 80,65%)

+ Số tiết dạy ứng dụng CNTT trong năm 2012-2013 (tính đến thời điểm hiện tại:

Tổ chuyên môn Ứng dụng CNTT

Số bài Số tiết Toán-Tin 45 87

Trang 7

Vật Lý- Công nghệ 146 277 Hóa học 101 193 Sinh học 94 191 Ngữ Văn 95 208

Xã hội 163 581 Ngoại ngữ 147 286 Tổng 791 1823 + Tham gia cuộc thi giáo viên giỏi ứng dụng CNTT do sở GD&ĐT và Sở KH&CN Đồng Nai tổ chức: năm 2011 đạt 01 giải 3, năm 2012 đạt 01 giải nhì

và 01 giải Ba

II.3 Những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu.

1 Thuận lợi

* Về phía nhà trường:

- Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lợi: trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại hệ thống máy tính, mạng internet giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin từ đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy

- Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy

- Ngày nay với sự phát triển mạnh mạng thông tin, truyền thông trên Internet giúp cho giáo viên rất thuận lợi, chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên phong phú cho việc lựa chọn những hình ảnh, âm thanh, phim sống động để xây dựng giáo án điện tử

- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao chuyên môn và phần mềm tin học: Phần mềm Power Point, phần mềm Photoshop

*Về phía giáo viên:

- Giáo viên có kiến thức và trình độ về tin học

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình ham học hỏi, tìm kiếm tài liệu, thiết kế bài dạy để truyền đạt cho học sinh

* Học sinh rất hứng thú khi được học tiết học có ứng dụng CNTT

2 Khó khăn.

* Về cơ sở vật chất:

- Nhà trường mới xây thêm 24 phòng học, đã thực hiện học chính khóa

01 buổi sáng Dãy phòng học mới chưa được đầu tư tivi cho từng lớp Việc ứng dụng CNTT cho dãy mới này chưa đồng bộ, chỉ có 02 máy chiếu nên đáp ứng không đủ nhu cầu dạy ứng dụng CNTT

- Thỉnh thoảng trường bị mất điện, một số máy bị treo, bị virus làm ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT vào quá trình quản lý và giảng dạy

* Về đội ngũ giáo viên:

- Một số ít giáo viên ngại tìm tòi, lười ứng dụng CNTT vào giảng dạy

Trang 8

- Một vài giáo viên lạm dụng công nghệ thông tin trình chiếu chữ cả tiết học để cho đỡ phải viết bảng hoặc cho học sinh xem phim, nghe nhạc… làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy

3 Điểm mạnh.

- Hiệu trưởng nhà trường có kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực công nghệ thông tin

- Đội ngũ giáo viên không ngừng cập nhật những phần mềm, ứng dụng mới có thể ứng dụng vào dạy học

4 Điểm yếu.

Đội ngũ giáo viện đa số là nữ, con còn nhỏ, nhà xa… nên quỹ thời gian còn hạn chế

II.4 Những kinh nghiệm bản thân.

Bản thân tôi là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn quản lý phần khảo thí, một giáo viên dạy vật lý, tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học phổ thông là rất cần thiết Cụ thể là:

1 Ứng dụng trong soạn thảo giáo án.

Nhờ các phần mềm soạn thảo văn bản, giáo viên có thể soạn bài trên máy tính Việc soạn thảo giáo án trên máy vi tính rồi in ra để sử dụng được nhà trường đã cho phép giáo viên làm từ nhiều năm nay Nó mang lại nhiều tiện lợi cho những giáo viên

có ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp cao những nó cũng có chỗ hở để những giáo viên yếu và lười dễ tận dụng khai thác triệt để Vì vậy, nhà trường đã có chỉ đạo các tổ chuyên môn điều chỉnh, ngăn chặn những lệch lạc đó theo hướng tích cực

Ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh tất cả các giáo viên đều biết sử dụng máy tính để soạn giáo án cho chính mình dù các kĩ năng sử dụng còn rất khác nhau Phần mềm mà giáo viên thường sử dụng là MS Word trong bộ Office của Microsoft

2 Ứng dụng trong thực hiện bài giảng.

Từ nhiều năm nay, trong trường đã sử dụng tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu (projector),… Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là các công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thông (tranh vẽ, bản đồ, mô hình,…) đến hiện đại (cassette, tivi, đầu video…)

3 Ứng dụng trong khai thác tài liệu.

Trong những năm qua, giáo viên nhà trường đã khai thác tốt tài liệu giảng dạy

từ mạng Internet

4 Ứng dụng trong đánh giá

Ở trường, các một số môn học có thi đại học bằng trắc nghiệm đã được nhà trường tổ chức chấm bằng phần mềm…tăng tính khách quan trong đánh giá

Mặt khác, giáo viên trường đã bước đầu dùng cách kiểm tra học sinh qua mạng

5 Ứng dụng trong học tập của học sinh.

Học sinh trường đã được tổ chức tham gia giải toán trên mạng…

III CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.

III.1 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 1 tháng tới.

Stt

Tên công

việc / Nội Mục đích / kết quả cần đạt Người thực hiện / phối Điều kiệnthực hiện Rủi ro/khó khăn/ cản trở

Trang 9

dung hợp

Triển khai

ứng dụng

công nghệ

thông tin vào

dạy học

Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy

Tất cả các giáo viên trong trường

Giáo viên đang giảng dạy

Một số giáo viên lười tiếp cận cái mới, máy moc phức tạp không muốn thực hiện

III.1.1 Thực trạng.

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học Từ kế hoạch này hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch riêng cho các tổ, tổ trưởng sẽ quản lý số tiết dạy ứng dụng CNTT của tổ mình và báo cáo về ban giám hiệu vào cuối mỗi tuần

Sau đó hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch cụ thể, trong tháng tới dự giờ một số giáo viên để góp ý về việc dạy ứng dụng CNTT, tránh tình trạng giáo viên lạm dụng CNTT ảnh hưởng tới chất lượng giờ dạy

III.1.2 Phân tích.

Kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học của giáo viên được hiệu trưởng công bố ngay từ buổi họp hội đồng sư phạm đầu năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ bộ môn chủ động trong việc lên kế hoạch dự giờ trên lớp, triển khai các tiết có ứng dụng CNTT trong từng tuần để tất cả các thành viên trong tổ cùng thảo luận và cùng ứng dụng cho tốt

Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo được nguyên tắc kiểm tra hướng tới tất cả đối tượng nhằm mục đích đánh giá, tạo tâm thế cho tập thể sư phạm thường xuyên củng cố kiến thức chuyên môn, uốn nắn, tư thế sẵn sàng ứng dụng CNTT trong dạy học nếu cần thiết Mặt khác, tạo điều kiện để tất cả giáo viên tự bồi dưỡng liên tục nâng cao trình độ tay nghề về mặt chuyên môn và về CNTT

Kế hoạch ứng dụng CNTT tạo điều kiện cho giáo viên có ý thức vươn lên, tiếp cận được những cái hay cái mới nhờ CNTT để tìm kiếm phương pháp tối ưu nhất để giảng dạy

Tuy nhiên kế hoạch này cũng gặp phải một số khó khăn: một số giáo viên còn khó khăn về kinh tế nên chưa có máy tính riêng để soạn bài, số giáo viên nữ nhiều, con còn nhỏ, nhà xa nên ít thời gian đầu tư cho hoạt động này Trong tiết dạy ứng dụng CNTT khâu ráp máy đội khi trục trặc làm mất thời gian dạy, gây tâm lý chán nản cho giáo viên Một vài giáo viên lớn tuổi ngại tiếp cận cái mới nên ứng dụng CNTT trong dạy học còn hạn chế

III.1.3 Hiệu quả và đề xuất.

Nhờ có ứng dụng CNTT mà giáo viên có thể soạn giáo án tiết kiệm thời gian, hàng năm chỉ cần bổ sung, chỉnh sửa vào mỗi tiết rồi in ra Giáo viên tìm tòi những tài liệu, bài giảng đề thi trên mạng Học sinh phát huy được tính sáng tạo, tiếp cận kiến thức rất nhanh nếu được ứng dụng CNTT một cách hợp lý Trong công tác quản lý việc ứng dụng CNTT là vô cùng cần thiết, giúp lãnh đạo quản lý nhanh, gọn và chính xác

Kế hoạch kiểm tra ứng dụng CNTT trên lớp của giáo viên được giáo viên đăng

ký với tổ trưởng vì không phải tiết nào cũng ứng dụng CNTT Dựa vào kế hoạch của

tổ cho từng thành viên mà hiệu trưởng đi dự giờ đột xuất để nhận biết được việc thực hiện của giáo viên

Trang 10

III.2 Các hoạt động dự kiến thực hiện trong 3 tháng tới.

Stt

Tên công

việc / Nội

dung

Mục đích / kết quả cần đạt

Người thực / phối hợp

Điều kiện thực hiện

Rủi ro/

khó khăn/ cản trở

Thẩm định bài

giảng

E-learning

(chuẩn

SCORM)

Đưa các bài giảng đạt yêu cầu vào ngân hàng để học sinh có điều kiện tham khảo

Tất cả các giáo viên trong trường

Giáo viên đang giảng dạy

Một số giáo viên lười tiếp cận cái mới, máy móc phức tạp không muốn thực hiện

III.2.1 Thực trạng.

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học, kế hoạch mỗi một giáo viên hoàn thành 02 bài giảng điện

tử E-learning (chuẩn SCORM) trên mỗi một học kỳ (một số giáo viên: chưa hết tập sự,

có bầu hoặc con nhỏ… thì một bài trên một học kỳ) Từ kế hoạch này hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch riêng cho các tổ, tổ trưởng sẽ quản lý tên bài và số lượng bài và thời gian nộp bài của từng thành viên trong tổ

Sau đó hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch cụ thể, trong ba tháng tới thẩm định bài giảng cho từng thành viên, góp ý chỉnh sửa cho phù hợp Khi bài giảng được hoàn tất cả về nội dung, hình thức, âm thanh…đưa các bài giảng vào ngân hàng đề để học sinh có điều kiện tham khảo ở nhà qua mạng

III.2.2 Phân tích.

Kế hoạch thiết kế bài giảng điện tử E-learning (chuẩn SCORM) của giáo viên được hiệu trưởng công bố ngay từ buổi họp hội đồng sư phạm đầu năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ bộ môn chủ động trong việc lên kế hoạch cho các thành viên trong tổ biết được mình phải làm những gì cho thời gian tới để giáo viên chủ động các hoạt động của mình

Hiệu trưởng tổ chức các lớp tập huấn làm bài giảng điện tử vào chủ nhật của mỗi tuần để tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn thảo các bài giảng Tập huấn chi tiết

từ các khâu thiết kế, chèn âm thanh, hình ảnh… đến khâu thu âm quay phim…Mỗi một sản phẩm của giáo viên được thẩm định là đạt thì hiệu trưởng kịp thời vừa khen vừa thưởng 100.000 đồng/một bài giảng

Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo được nguyên tắc kiểm tra hướng tới tất cả đối tượng nhằm mục đích đánh giá, tạo tâm thế cho tập thể sư phạm thường xuyên củng cố kiến thức chuyên môn, uốn nắn, tư thế sẵn sàng ứng dụng CNTT trong dạy học nếu cần thiết Mặt khác, tạo điều kiện để tất cả giáo viên tự bồi dưỡng liên tục nâng cao trình độ tay nghề về mặt chuyên môn và về CNTT Qua việc thẩm định bài giảng điện

tử giúp các giáo viên trong tổ cởi mở góp ý, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng môn

Kế hoạch ứng dụng CNTT tạo điều kiện cho giáo viên có ý thức vươn lên, tiếp cận được những cái hay cái mới nhờ CNTT để tìm kiếm phương pháp tối ưu nhất để giảng dạy

Ngày đăng: 02/03/2015, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w