Khó khăn, hạn chế của hoạt động truyền thông ngành Hải quan

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam (Trang 77 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Khó khăn, hạn chế của hoạt động truyền thông ngành Hải quan

2.2.1. Khó khăn

Khó khăn trƣớc hết đối với hoạt động truyền thông ngành Hải quan xuất phát là từ chính lĩnh vực hải quan-một lĩnh vực quản lý kinh tế chuyên ngành, chuyên sâu và phạm vi hẹp. Khác với các cơ quan báo chí của các tổ chức đoàn thể xã hội có tầm ảnh hƣởng tới dƣ luận rộng lớn, các phƣơng tiện truyền thông hiện có của ngành Hải quan (chỉ Báo Hải quan giữ vai trò đầy đủ của một cơ quan báo chí) nhìn chung mới chỉ tác động thông tin tới một số nhóm công chúng. Nói cách khác, các phƣơng tiện thông tin đại chúng của ngành Hải quan có phạm vi ảnh hƣởng thông tin ở mức độ hẹp, từ đó hạn chế trong việc hình thành và định hƣớng dƣ luận xã hội.

Hiện nay đội ngũ cán bộ công chức đƣợc giao thực hiện công tác truyền thông của ngành Hải quan vẫn còn thiếu và yếu. Để công tác truyền thông ngành Hải quan đạt hiệu quả, đặt ra yêu cầu đào tạo đối với đội ngũ này không những về kiến thức, kĩ năng báo chí-truyền thông mà còn cả về pháp luật, kinh tế do Hải quan là một lĩnh vực kinh tế và thực thi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Tháng 8-2012, lần đầu tiên Báo Hải quan chủ trì tổ chức Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí truyền thông cho đối tƣợng là cán bộ công chức đảm trách công tác truyền thông của ngành Hải quan. Theo kết quả khảo sát của Ban tổ chức sau khi kết thức lớp học này: 72,5% học viên cho rằng Rất cần thiết tổ chức lớp, 27,4% cho rằng Cần thiết; 77,4% cho rằng lớp học cần tổ chức 1 năm/lần, 19,3% cho rằng nên tổ chức 2 năm/lần; 66,1% yêu cầu tiếp

tục đƣợc bồi dƣỡng về Kĩ năng tiếp cận, xử lý thông tin, 62,9% yêu cầu về thuật (chụp ảnh, xử lý mạng Internet), 54,8% yêu cầu về Kĩ năng tổ chức truyền thông-sự kiện, 19,3% có yêu cầu về các Kĩ năng khác.

Tác giả luận văn đã thực hiện khảo sát về công tác truyền thông. Khi đƣợc hỏi “Theo anh (chị), người làm công tác báo chí, truyền thông có cần được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về báo chí, truyền thông?”, 100% chọn phƣơng án . Trong số cán bộ công chức trực tiếp làm công tác truyền thông đƣợc hỏi (gồm Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Văn phòng phụ trách công tác truyền thông và Chuyên viên kiêm nhiệm công tác truyền thông), tỉ lệ “Chưa được bồi dưỡng, đào tạo” về báo chí, truyền thông là 64,9%; không có ai đã đƣợc

“Đào tạo chính quy, dài hạn” hay “Đang theo học về báo chí”.

Câu hỏi:Theo anh (chị), để nâng cao chất lượng truyền thông, người làm công tác báo chí, truyền thông cần được bồi dưỡng kiến thức báo chí gì?(*)

Các phương án trả lời Kết quả Tỉ lệ %

1. Kiến thức chung về báo chí 51/57 89,4%

2. Kĩ năng tiếp xúc với báo chí 40/57 70,1%

3. Quan hệ công chúng (PR) 34/57 59,6%

4. Tổ chức truyền thông-sự kiện 40/57 70,1%

5. Xây dựng, tổ chức, vận hành Website 35/57 61,4% 6. Ý kiến khác

-Cần đào tạo về nghiệp vụ hải quan để có hiểu biết sâu hơn các hoạt động trong ngành, từ đó nâng cao hiệu quả của bài viết, tin tức.

-Am hiểu về pháp luật, chính trị -Cách thức biên tập tin bài, web

(*) Nhu cầu về bồi dưỡng kiến thức báo chí của đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp làm công tác truyền thông của các đơn vị Hải quan-khảo sát của tác giả.

Theo đặc thù công tác, ngành Hải quan thực hiện luân chuyển cán bộ (2-3 năm/lần), đã ảnh hƣởng đến hiệu quả làm việc của chuyên viên Văn phòng kiêm nhiệm công tác truyền thông. Kết quả khảo sát về nội dung này, tỉ lệ 57,9% cho rằng cho rằng tác động;42,1% cho rằng Không.

Đối với phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí theo dõi thƣờng xuyên, trực tiếp sản xuất tin bài về ngành Hải quan cũng rất cần kiến thức cơ bản về Hải quan.

Trong việc thực hiện truyền thông của ngành Hải quan nói chung và cung cấp thông tin hải quan cho các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nói riêng, vì là một lĩnh vực quản lý nhà nƣớc có nghiệp vụ đặc thù, liên quan tới công tác điều tra, kiểm tra, xử lý vi phạm… do đó nhiều thông tin “nhạy cảm”, báo chí còn khó có thể tiếp cận. Mâu thuẫn giữa nhu cầu về thông tin trong quá trình truyền thông và yêu cầu của cơ quan chức năng trong quá trình xử lý vụ việc cũng tạo khó khăn đối với những ngƣời làm công tác truyền thông của ngành Hải quan và cả với phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí khi tiếp cận thông tin về các vụ việc do Hải quan thực hiện.

Báo Hải quan có một lực lƣợng phóng viên chuyên viết về lĩnh vực hải quan song thực tế vẫn thiếu những cây bút giàu kinh nghiệm, sắc sảo, hoặc chƣa đƣợc đào tạo kiến thức chuyên ngành Hải quan, hoặc chƣa theo học các chƣơng trình đào tạo về pháp luật, kinh tế, ngoại thƣơng có liên quan trực tiếp tới lĩnh vực hải quan. Đối với đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ truyền thông tại các đơn vị trong ngành phần lớn đang kiêm nhiệm nhiều công tác khác.

Tình hình kinh tế khó khăn tác động tới báo chí và các phƣơng tiện truyền thông của ngành Hải quan cũng không nằm ngoài khó khăn chung đó. Báo Hải quan là đơn vị sự nghiệp có thu, song đến nay tờ báo vẫn chƣa tự chủ về tài chính, nguồn thu từ phát hành, quảng cáo và các hoạt động có thu khác ngoài mặt báo còn hạn chế, do vậy kinh phí hoạt động hàng năm vẫn phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách. Cho dù có nhiều cố gắng nhƣng đến nay tình hình tài chính của Báo luôn trong tình trạng thua lỗ, thu không đủ chi (năm 2011 Báo đƣợc ngành cấp kinh phí hoạt động là 5.576.923.000 đồng;

năm 2012 cấp kinh phí 8.895.773.000 đồng). Đối với các đơn vị truyền thông khác trong ngành hoàn toàn dựa vào ngân sách cấp hàng năm.

Mối quan hệ giữa đội ngũ làm công tác truyền thông và cán bộ hoạch định chính sách, cán bộ nghiên cứu trong ngành có tình trạng thiếu chặt chẽ. Cán bộ hoạch định chính sách chƣa thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc tham gia hoạt động truyền thông hoặc chƣa thấy một văn bản mới đƣợc ra đời và đi vào thực tiễn phụ thuộc rất lớn vào công tác truyền thông. Các công cụ truyền thông cũng chƣa thực sự làm tốt vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin tƣ liệu tốt cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và cán bộ hoạch định chính sách. Điều này vừa là khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện truyền thông vừa là nguyên nhân dẫn tới kết quả truyền thông đạt hiệu quả chƣa cao.

Trong thực tế hoạt động Bản tin Nghiên cứu Hải quan, Giấy phép xuất bản Bản tin hàng năm phải xin phép cơ quan cấp phép là Cục Báo chí cũng gây khó khăn cho hoạt động của Bản tin. Ngoài ra, kinh phí hoạt động của Bản tin còn hạn hẹp, nguồn thu không có, đã ảnh hƣởng đến việc thu hút cộng tác viên và những bài viết có chất lƣợng…

2.2.2. Hạn chế

Tại cơ quan Tổng cục Hải quan Trung ƣơng, ngoài Báo Hải quan và một số đơn vị Vụ, Cục có đảm trách một số công cụ truyền thông của ngành, qua khảo sát cho thấy tại các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ đều không có cán bộ chuyên trách công tác truyền thông. Khi có vấn đề phát sinh trong công tác thuộc phạm vi lĩnh vực đơn vị phụ trách, các đơn vị thƣờng phối hợp với Bộ phận Tuyên truyền để chuyển tải thông tin tới các cơ quan thông tấn báo chí qua việc cung cấp thông tin trực tiếp, thông tin báo chí, họp báo, tổ chức viết tin bài, mời phóng viên tham gia đi thực tế... Trƣờng hợp các cơ quan thông tấn báo chí cần tìm hiểu, nắm bắt thông tin về các vấn đề hải quan đang thuộc

các Vụ, Cục chuyên môn xử lý (nhƣ Giám sát quản lý, Thuế, Cải cách hiện đại hóa, Điều tra chống buôn lậu...), trên cơ sở phân công của Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo các Vụ, Cục trực tiếp trả lời, cung cấp thông tin cho báo chí.

Với cách tổ chức truyền thông nhƣ vậy dẫn tới công tác truyền thông còn thiếu chủ động, việc cung cấp thông tin cho báo chí đôi khi không kịp thời hoặc không (từ chối) cung cấp thông tin. Một số đơn vị Vụ, Cục chƣa xác định rõ tầm quan trọng, thậm chí coi nhẹ công tác truyền thông và quan hệ với báo chí.

Tại một số Cục Hải quan địa phƣơng chƣa quan tâm đúng mức tới công tác truyền thông do đó mối quan hệ với báo chí và việc cung cấp, chuyển tải thông tin trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng chƣa hiệu quả.

Nhìn chung các công cụ truyền thông của ngành Hải quan còn chậm đổi mới cả về nội dung và hình thức, chất lƣợng tin bài chƣa sâu, nội dung truyền thông chƣa chuyên nghiệp, thiếu hấp dẫn, lôi cuốn, chƣa thực sự đủ sức tác động mạnh tới dƣ luận xã hội, từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả truyền thông.

Trong số các công cụ truyền thông hiện có, Báo Hải quan dù giữ vai trò trụ cột trong thực hiện công tác truyền thông song chất lƣợng nội dung và hình thức của tờ báo chƣa thực sự hấp dẫn và sinh động, đủ sức thu hút đông đảo bạn đọc. Theo kết quả khảo sát của tác giả luận văn, nhóm ý kiến cho rằng chất lƣợng tờ báo Hay, hấp dẫn chiếm 15,9%, ở mức Trung bình chiếm 33,3% và nhóm ý kiến cho rằng cần đƣợc Tiếp tục đổi mới chiếm 50,8%. Một kết quả khảo sát của Báo Hải quan thực hiện năm 2010, kết quả cần điều chỉnh về thiết kế tờ báo là 51%; về phát hành của tờ báo, kết quả Nhanh, kịp thời là 56%, Chậm là 32%, Quá chậm 1%, Ý kiến khác 11%

Lƣợng phát hành của tờ báo đạt thấp. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu đƣợc xác định là đối tƣợng truyền thông quan trọng song lƣợng phát hành chiếm tỉ lệ chƣa đến 10%. Hiện nay việc in ấn tờ báo vẫn chỉ ở 1 đầu Hà Nội dẫn đến thời gian phát hành kéo dài, báo đến tay bạn đọc chậm (do đặc thù

công tác Hải quan trải rộng trên nhiều vùng miền khác nhau). Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo các phòng ban sản xuất của tòa soạn hiện còn thiếu, làm việc kiêm nhiệm; đội ngũ Biên tập viên còn mỏng; đội ngũ phóng viên tuổi đời còn trẻ, tỉ lệ đƣợc đào tạo báo chí và nghiệp vụ Hải quan còn thấp; còn thiếu những cây bút sắc sảo; nhóm cán bộ phóng viên làm báo điện tử chƣa đƣợc đào tạo, chủ yếu tự mày mò, tìm hiểu và chủ động thực hiện công tác. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm kinh tế và tổ chức các hoạt động ngoài mặt báo của tòa soạn vừa mỏng vừa thiếu chuyên nghiệp. Tổ chức tòa soạn hiện chỉ có trụ sở chính ở Hà Nội và Chi nhánh phía Nam (TP. Hồ Chí Minh) dẫn đến thông tin còn lệch, chƣa bao quát, liên tục từ các vùng, miền của đất nƣớc.

Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ truyền thông của ngành Hải quan một mặt chƣa chuyên nghiệp, chậm đổi mới về nội dung và phƣơng thức tổ chức thực hiện, chƣa tạo ra các sản phẩm báo chí có sức hút đông đảo bạn đọc, chƣa thu hút đƣợc nhiều quảng cáo và các hoạt động có thu ngoài mặt báo. Mặt khác, các đơn vị vẫn ở giữa hai “vai”: thực hiện chức năng chính trị, tƣ tƣởng nhƣng lại phải làm kinh tế, kinh doanh để có thêm thu nhập, giảm bớt phụ thuộc về ngân sách và nâng cao đời sống cho cán bộ, phóng viên, nhân viên. Các đơn vị chƣa đảm bảo đƣợc nguồn thu để có thể tự hạch toán, gần nhƣ phụ thuộc hoàn toàn ngân sách Nhà nƣớc. Do lƣợng phát hành thấp nên sự lan tỏa, tác động tới xã hội còn hạn chế.

Công tác định hƣớng dài hạn về hoạt động truyền thông chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hiện kế hoạch tuyên truyền của ngành do Bộ phận Tuyên truyền tham mƣu đƣợc xây dựng hàng năm, chỉ bám sát công tác trọng tâm trong năm của ngành mà chƣa gắn kết đƣợc với Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hóa theo từng giai đoạn và Chiến lƣợc phát triển ngành Hải quan đến 2020.

nhƣng vẫn chƣa có một cơ quan chuyên trách về truyền thông, chịu trách nhiệm toàn diện trƣớc Lãnh đạo Tổng cục và chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động này. Bộ phận Tuyên truyền chƣa thật sự chủ động phối hợp thông tin với báo chí khi có các vụ việc liên quan đến Hải quan đƣợc dƣ luận quan tâm; chƣa có nhiều tin, bài do cán bộ làm công tác truyền thông thực hiện để đăng tải, bám sát tƣ tƣởng chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan để có thể kịp thời định hƣớng dƣ luận xã hội. Về công tác phối hợp tuyên truyền giữa Bộ phận Tuyên truyền với các Vụ, Cục chƣa đạt hiệu quả cao, dẫn đến trong các trƣờng hợp đƣợc dƣ luận quan tâm, công tác cung cấp thông tin cho báo chí lúng túng, bị động, có trƣờng hợp quá chậm trễ trong việc cung cấp, chuyển tải thông tin.

Cũng vì chƣa có cơ quan chuyên trách tham mƣu chỉ đạo thống nhất dẫn đến các công cụ truyền thông của ngành chƣa có sự gắn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Hoạt động thông tin truyền thông hải quan có sự rời rạc, không tập trung, từ đó vai trò của truyền thông ngành Hải quan còn yếu. Các phƣơng tiện truyền thông của ngành Hải quan đang cần một "nhạc trƣởng" để công tác truyền thông ngành Hải quan đảm bảo chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

Tác giả tiến hành khảo sát về công tác truyền thông của ngành Hải quan, với câu hỏi “Theo anh (chị), bộ phận truyền thông của Tổng cục Hải quan có cần nâng lên Trung tâm (tương đương cấp Vụ, Cục) chuyên trách không?”, cho kết quả: Có (chiếm tỉ lệ 40%); Không (14,3%); Ý kiến khác (1,43%); Không có ý kiến trả lời (44,3%). Với câu hỏi “Theo anh (chị), cơ quan Tổng cục Hải quan có cần một Phó Tổng cục trưởng chuyên trách về truyền thông không?”, kết quả:Có (chiếm tỉ lệ 35%); Không (19,3%); Ý kiến khác (2,14%); Không có ý kiến trả lời (43,6%). Riêng câu hỏi này, số ngƣời thuộc ngành Hải quan tham gia trả lời phƣơng án Có là 19,3%, Không là 16,4%. Với câu hỏi “Theo anh (chị), để góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính

trị của ngành, các Vụ, Cục thuộc cơ quan Tổng cục và Cục Hải quan địa phương có cần cán bộ chuyên trách về truyền thông, báo chí không?”, kết quả: Có (chiếm tỉ lệ 51,4%); Không (5,71%); Ý kiến khác (3,57%); Không có ý kiến trả lời (39,3%).

Công tác theo dõi tin, bài trên báo, đài cũng còn hạn chế. Đặc biệt là việc theo dõi, xử lý đối với tin, bài có nội dung chƣa chính xác, thông tin phản ánh một chiều, thiếu khách quan khiến độc giả hiểu chƣa đúng vấn đề. Công tác tham mƣu thiếu chủ động, nhạy bén; công tác phối hợp trả lời các vấn đề đƣợc báo chí phản ánh thiếu nhịp nhàng, dẫn đến thông tin chuyển tới các cơ quan báo chí chậm.

Đội ngũ biên tập của một số website chủ yếu là kiêm nhiệm, chƣa có nhiều thời gian và kinh nghiệm biên tập; chất lƣợng một số tin, bài chƣa cao; một số Website có tốc độ truy cập chậm; không có diễn đàn trao đổi, có ít tin, bài liên quan đến công tác nghiệp vụ và tần suất cập nhật thấp. Mức kinh phí dành cho việc tuyên truyền có hạn nên khó thu hút đƣợc cộng tác viên.

Mặc dù các đầu mối thực hiện nhiệm vụ truyền thông của ngành Hải quan đã có nhiều chuyển biến trong việc phối hợp với các cơ quan báo chí, song nhìn chung các cơ quan báo chí vẫn khó tiếp cận thông tin về hải quan, đặc biệt là những vấn đề “nóng” đang đƣợc xã hội quan tâm. Thông tin báo chí đƣợc Bộ phận Tuyên truyền chuyển cho phóng viên các báo đài nhƣng thông tin báo cáo khô khan, khó có thể khai thác sử dụng.

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)