Nguyên nhân khách quan và chủ quan của hạn chế, khó khăn trong

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam (Trang 85 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.Nguyên nhân khách quan và chủ quan của hạn chế, khó khăn trong

trong hoạt động này

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Nhƣ phần trên đã đề cập, truyền thông về Hải quan - một lĩnh vực kinh tế chuyên biệt - do đó có nhiều khó khăn trong tổ chức và cách thức truyền thông. Sau khi Tổng cục Hải quan sáp nhập và trực thuộc Bộ Tài chính (năm 2002), truyền thông ngành Hải quan đã có thêm nhiệm vụ thực hiện tuyên truyền về lĩnh vực Tài chính. Phạm vi truyền thông của ngành Hải quan đƣợc mở rộng hơn nhƣng cũng đặt ra không ít thách thức trong tổ chức thực hiện truyền thông.

Năm 2007, Tổng cục Hải quan đã có Quyết định 1381/QĐ-TCHQ ngày 9-8-2007 về việc ban hành Quy chế Ngƣời phát ngôn của Tổng cục Hải quan, quy định rõ về: Ngƣời phát ngôn là Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan; hình thức phát ngôn; nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin đƣợc phép cho báo chí; nhiệm vụ của Ngƣời phát ngôn… Tuy nhiên, căn cứ theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (đã được thay thế bằng Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 4-5-2013, có hiệu lực từ 1-7-2013) và Quyết định 2845/QĐ-BTC ngày 24-11-2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế Ngƣời phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài chính, ngành Hải quan không còn Ngƣời phát ngôn.

Bên cạnh đó, Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg với phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh là “…các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cơ quan hành chính nhà nước)”. Nhƣ vậy việc thực hiện nhiệm vụ phát ngôn cho báo chí đối với các đơn vị cấp Tổng cục thuộc Bộ hoàn toàn phụ thuộc

vào Bộ chủ quản. Điều này phần nào dẫn tới ngành Hải quan mất đi tính chủ động trong truyền thông, đặc biệt là khi xảy ra các tình huống đột xuất, bất thƣờng hay khủng hoảng truyền thông.

Đến nay, chịu trách nhiệm tham mƣu, xây dựng kế hoạch truyền thông, tổ chức truyền thông và quan hệ báo chí của ngành Tài chính do Phòng Tuyên truyền (thuộc Văn phòng Bộ Tài chính) làm đầu mối thực hiện. Mặc dù đã có một số kết quả trong thực hiện nhiệm vụ truyền thông song với một Bộ kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, có sự tác động to lớn tới tổ chức, cá nhân do đó Phòng Tuyên truyền cần đƣợc đổi mới theo hƣớng nâng cấp về mô hình tổ chức, hoạt động chuyên nghiệp và chất lƣợng hơn. Việc thay đổi mô hình truyền thông từ đơn vị cấp Bộ sẽ thúc đẩy hoạt động truyền thông của các Vụ, Cục, Tổng cục trực thuộc, trong đó có truyền thông ngành Hải quan.

Trong khi đó, ở cấp Tổng cục Hải quan, nếu nhƣ trƣớc đây công tác Tuyên truyền do Phòng Tuyên truyền đảm nhiệm thì khi sắp xếp lại các đầu mối Vụ Cục, thực hiện tinh giản các đầu mối cấp Phòng thuộc Tổng cục Hải quan16, theo đó Phòng Tuyên truyền bị thu hẹp thành một bộ phận thuộc Phòng Tổng hợp, Văn phòng Tổng cục Hải quan. Là đơn vị đầu mối tham mƣu, điều hành và tổ chức truyền thông, song ở một phạm vi hoạt động hẹp hơn, do đó giữa Bộ phận Tuyên truyền và các công cụ truyền thông khác của ngành Hải quan nhìn chung có sự rời rạc, chƣa thành một khối có sức mạnh tổng hợp, đặc biệt là trong những trƣờng hợp xảy ra các sự vụ liên quan tới công tác Hải quan cần sự phản ứng nhanh nhạy, kịp thời từ các công cụ truyền thông của ngành.

Hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý báo chí và các văn bản có liên quan ở nƣớc ta đã đƣợc hình thành, nhìn chung các văn

bản này đã đƣợc ban hành từ lâu, nhiều nội dung quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã không còn theo kịp thực tiễn hoạt động báo chí. Đáng lƣu ý, chế độ chính sách đối với hoạt động báo chí lồng ghép với các cơ quan hành chính sự nghiệp có thu (theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, quyền tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập) có một số bất cập. Vấn đề này đã tác động tới hoạt động báo chí nói chung và hoạt động truyền thông ngành Hải quan nói riêng, đòi hỏi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý báo chí và các văn bản liên quan cần sớm đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Một trong những khó khăn khách quan đối với hoạt động truyền thông ngành Hải quan là do đặc thù nghề nghiệp Hải quan. Theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, ngành Hải quan có phạm vi hoạt động trải rộng, từ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cho đến thành phố, sân bay, bến cảng, khu chế xuất, khu công nghiệp. Nắm rõ cán bộ, công chức Hải quan về tình trạng phân bố, trình độ đào tạo, độ tuổi, nhu cầu truyền thông… sẽ giúp cho quá trình truyền thông tới đối tƣợng công chúng này đạt hiệu quả cao hơn.

Những năm gần đây, kinh tế thế giới, trong nƣớc khó khăn, khủng hoảng đã tác động tới báo chí nói chung và truyền thông ngành Hải quan nói riêng. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tác động tới đời sống báo chí và thói quen tiếp nhận thông tin của đông đảo công chúng cũng đặt ra yêu cầu phải đổi mới phƣơng thức hoạt động của báo chí, trong đó có hoạt động truyền thông của ngành Hải quan.

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Công tác chỉ đạo, điều hành về hoạt động truyền thông của ngành Hải quan đã có sự quan tâm của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan, tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra về công tác truyền thông gắn với giai đoạn toàn ngành quyết

liệt cải cách, hiện đại hóa và nhu cầu về hoạt động truyền thông của báo chí nói chung cho thấy truyền thông ngành Hải quan vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu đặt ra. Đóng góp ý kiến về công tác phối hợp truyền thông của ngành Hải quan trong năm 2011 và 2012, một số nhà báo theo dõi lĩnh vực Hải quan đã có ý kiến: 17

Nhà báo Nguyễn Quang Vũ (Báo Đại biểu nhân dân):

“Từ năm 2012, thông tin Tổng cục Hải quan cung cấp cho báo chí có hạn chế hơn. Thông tin báo chí được ngành Hải quan định kỳ gửi cho các phóng viên báo chí chỉ như „đinh treo tường‟, thông tin cũ, rất cần được trao đổi làm rõ thông tin, đặc biệt là cung cấp thông tin về những vấn đề liên quan tới hải quan đang được dư luận quan tâm”.

Nhà báo Thế Lân (Trƣởng ban Chính trị Xã hội-Báo Nhân Dân):

“Đối với những vụ việc xảy ra có liên quan, ngành Hải quan cần chủ động thông tin đầy đủ, kịp thời”.

Nhà báo Đặng Tiến (Báo Lao động):

“Vụ tạm nhập tái xuất đường ở Lạng Sơn được ngành Hải quan phát hiện trong năm 2012, các báo cùng quan tâm song không được ngành Hải quan cung cấp thông tin một cách chính thống. Qua vụ việc trên, đặt ra vấn đề cần thay đổi cách thức chuyển tải thông tin cho báo chí. Thay vì thông tin vụ việc đến với báo chí chậm, ngành Hải quan cần nghiên cứu cách thức chuyển thông tin tới báo chí nhanh hơn và chất lượng hơn”.

Nhà báo Káp Thành Long (Báo Thanh Niên):

“Bộ phận Truyền thông cần sử dụng có hiệu quả Thông cáo báo chí, có thông tin đến đâu cung cấp cho báo chí đến đấy. Để có được hiệu quả trong hoạt động truyền thông, cần chủ động cung cấp thông tin cho

17

báo chí, đa dạng hình thức cung cấp thông tin và cân bằng thông tin”.

Ý kiến đóng góp của các nhà báo, những ngƣời trực tiếp theo dõi hoạt động hải quan, là xác đáng, đặt ra yêu cầu công tác truyền thông ngành Hải quan tiếp tục đổi mới để nâng cao công tác phối hợp và hiệu quả.

Bên cạnh đó, công tác phối hợp truyền thông giữa các công cụ truyền thông của ngành Hải quan với các Vụ Cục chuyên môn; công tác phối hợp ngay trong các đơn vị truyền thông của ngành Hải quan; công tác phối hợp giữa truyền thông ngành Hải quan với các cơ quan thông tấn báo chí cần tiếp tục đƣợc cải thiện.

Đến nay, các công cụ truyền thông ngành Hải quan đã thu đƣợc nhiều kết quả song vẫn cần tiếp tục đổi mới hoạt động, cách thức hoạt động. Năng lực, bản lĩnh, trách nhiệm của những ngƣời làm truyền thông, trong đó có cả những ngƣời đứng đầu các đơn vị truyền thông của ngành còn hạn chế, chƣa thể hiện đƣợc tính chuyên nghiệp và tính chiến đấu trong hoạt động truyền thông, báo chí. Công tác đào tạo bồi dƣỡng kiến thức cho đội ngũ làm công tác truyền thông chƣa đáp ứng yêu cầu của hoạt động truyền thông.

Các đơn vị truyền thông trong ngành chƣa tự chủ đƣợc tài chính, trông chờ vào nguồn ngân sách cấp, do đó đời sống của những ngƣời làm truyền thông của ngành Hải quan gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Cơ chế thị trƣờng cũng có sự tác động tiêu cực tới đội ngũ làm truyền thông.

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam (Trang 85 - 89)