Đặc trƣng cơ bản của truyền thông ngành Hải quan

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam (Trang 32 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.Đặc trƣng cơ bản của truyền thông ngành Hải quan

Một cách chung nhất, thông tin hải quan là tập hợp toàn bộ thông tin phản ánh về mọi mặt hoạt động của Hải quan Việt Nam ở trong và ngoài nƣớc. Thông tin hải quan có thể tạm phân loại nhƣ sau:

Thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nƣớc (gồm thông tin về cải cách thể chế, thủ tục hải quan; thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu; lƣợng khách, phƣơng tiện xuất nhập cảnh; số thu ngân sách…);

Thông tin liên quan tới các đối tƣợng phục vụ của ngành Hải quan, bao gồm cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngƣời dân (gồm thông tin liên quan về pháp luật hải quan; chính sách mới liên quan tới các mặt hàng xuất nhập khẩu, con ngƣời và phƣơng tiện xuất nhập cảnh; các mặt hoạt động hải quan đƣợc doanh nghiệp và xã hội quan tâm…);

Thông tin hoàn toàn mang tính chuyên ngành phục vụ nội bộ công tác quản lý hải quan (nhƣ thông tin tình báo hải quan, quản lý rủi ro, quản lý thuế; phạm vi nghiên cứu của luận văn không đề cập đến).

Trong hoạt động truyền thông ngành Hải quan, thông tin về Hải quan đƣợc chuyển tải qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng ở cả trong và ngoài ngành để thông tin đến đƣợc với công chúng, cộng đồng xã hội và các tổ chức, cá nhân ngoài nƣớc có quan tâm tới Hải quan Việt Nam.

Muốn đạt đƣợc hiệu quả trong quá trình truyền thông, thông tin trong các tác phẩm báo chí nói chung và thông tin về hải quan nói riêng cần có giá trị thực tiễn, ảnh hƣởng tích cực đến công chúng. Do đó, thông tin về hải quan không tách rời những điều kiện đặt ra, đó là: Tính độc đáo (cái mới), Tính đại chúng (dễ hiểu), Tính hợp thời (đúng lúc). Quá trình truyền thông Hải quan

phải gắn liền với mục đích và đối tƣợng truyền thông.

1.3.1. Hải quan-chủ thể và khách thể của truyền thông đại chúng

Để hoàn thành nhiệm vụ “gác cửa” nền kinh tế, bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia, ngành Hải quan đã xác định công tác truyền thông có một vai trò quan trọng, với mục đích cung cấp thông tin về hoạt động hải quan và thông tin có liên quan tới các cơ quan quản lý, ngƣời dân và doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra trong hoạt động truyền thông là:

Tạo lập, truyền đạt, định hƣớng và hƣớng dẫn cho các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và ngƣời dân trong nƣớc và ngoài nƣớc nắm bắt kịp thời, đầy đủ chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan;

Thông tin chính thống, chính xác, kịp thời về hải quan sẽ góp phần để ngành Hải quan hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao. Vì lẽ đó, các phƣơng tiện truyền thông ngành Hải quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp những thông tin chuyên ngành, nhất là các quy trình thủ tục hải quan, chế độ chính sách đối với hàng hóa, hệ thống văn bản pháp quy, các chƣơng trình mục tiêu gắn với tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan...

Hoạt động truyền thông ngành Hải quan gắn liền với mục tiêu tạo lập môi trƣờng thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh công tác cung cấp thông tin thuần túy, hoạt động truyền thông Hải quan còn gắn với quá trình xây dựng lực lƣợng Hải quan, thông qua việc phản ánh đƣợc những gƣơng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những sáng kiến cải tiến quy trình nghiệp vụ, những chƣơng trình hành động cụ thể có điểm nhấn về nghiệp vụ và hoạt động xã hội. Ngoài ra, việc phản ánh đúng bản chất những sự việc, sự vụ có liên quan tới Hải quan đang đƣợc dƣ luận quan tâm sẽ giúp cho công đồng xã hội nhìn nhận, đánh giá

đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của cán bộ công chức ngành Hải quan trong thực thi công vụ.

Nhìn lại cả một chặng đƣờng đã qua, có thể khẳng định rằng công tác truyền thông Hải quan là một hoạt động không thể tách rời công tác Hải quan.

Đối với truyền thông đại chúng, Hải quan đƣợc xác định là một đối tƣợng quan tâm của công chúng truyền thông. Các cơ quan báo chí ở Trung ƣơng đều thiết lập đầu mối phóng viên theo dõi, đƣa tin về Hải quan; đối với các cơ quan báo chí địa phƣơng cũng phối hợp khá chặt chẽ với các Cục Hải quan địa phƣơng để khai thác thông tin tuyên truyền. Thông tin về hải quan đƣợc chuyển tải trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng góp phần làm đa dạng hóa thông tin, phục vụ các nhóm bạn đọc chuyên biệt quan tâm tới lĩnh vực hải quan. Ở một khía cạnh khác, thông tin về hải quan trở thành tin “nóng” khi gắn với một chính sách mới ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp; với các vụ việc tiêu cực, sách nhiễu của nội bộ ngành Hải quan liên quan tới tổ chức, cá nhân bị phát hiện; với các vụ buôn lậu, gian lận thƣơng mại đƣợc lực lƣợng kiểm soát Hải quan phá án thành công;…

Nhƣ vậy, thông tin hải quan vừa gắn liền với nhu cầu của ngành Hải quan, vừa là đề tài, nội dung đƣợc truyền thông đại chúng quan tâm.

1.3.2. Thông tin kinh tế chuyên ngành

Thông tin hải quan là thông tin kinh tế chuyên ngành trƣớc hết vì thông tin đƣợc đề cập, chuyển tải phản ánh việc Hải quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về một lĩnh vực kinh tế chuyên biệt, liên quan trực tiếp tới chính sách pháp luật quản lý hàng hóa, phƣơng tiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Thông tin về hải quan có sự tác động tới “dòng chảy” hàng hóa, hoạt động giao thƣơng trong nƣớc và quốc tế.

Trong các nhiệm vụ đƣợc giao, một nhiệm vụ quan trọng do ngành Hải quan thực hiện là thu thuế qua hàng hóa xuất nhập khẩu. Hàng năm, số thu

ngân sách do Hải quan thực hiện chiếm tới 1/3 GDP (bên cạnh số thu thuế nội địa, thu từ xuất khẩu dầu khí và một số nguồn thu khác).

Gắn với công tác thu ngân sách và hàng hóa xuất nhập khẩu, do đó thông tin hải quan đƣợc một số đối tƣợng đặc biệt quan tâm, nhƣ các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp. Nắm bắt thông tin hải quan là để phục vụ điều hành, hoạch định chính sách, dự báo, thực thi.

Bên cạnh những thông tin có tính phổ quát, thông tin về hải quan còn là thông tin chuyên ngành, bởi đây là một lĩnh vực quản lý nhà nƣớc có tính đặc thù. Đó là:

Thông tin pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan. Hiện Hải quan không đƣợc phép ban hành mà chỉ là cơ quan thực thi và có nhiệm vụ tham mƣu Bộ Tài chính và Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thông tin về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại. Đây là mảng thông tin hải quan đƣợc dƣ luận quan tâm và có sự tác động khá lớn tới công chúng. Gắn liền với mảng thông tin đặc thù này là công tác tổ chức kiểm soát hải quan; các hành vi, hiện tƣợng buôn lậu và gian lận thƣơng mại, các mặt hàng buôn lậu, về phạm pháp ma túy, về vi phạm sở hữu trí tuệ…

Thông tin về cải cách, hiện đại hóa là một mảng nội dung đƣợc cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm. Đối với cơ quan quản lý thông tin về nội dung này giúp nắm bắt tiến trình, hiệu quả của cải cách hiện đại hóa của một ngành, một lĩnh vực quan trọng của kinh tế đất nƣớc. Đối với doanh nghiệp, thông tin này giúp doanh nghiệp nắm bắt về chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ có liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, còn một số mảng thông tin chuyên ngành khác nhƣ: Kiểm tra sau thông quan; Quản lý rủi ro; Thuế xuất nhập khẩu; Giám sát quản lý; Thống kê hải quan…; Xây dựng lực lƣợng Hải quan (Liêm chính Hải quan).

đòi hỏi có giai đoạn “giải mã” thông tin. Đó là bắt buộc phải làm rõ các thuật ngữ, khái niệm chuyên ngành để công chúng có thể hiểu, nắm bắt thông tin và từ đó thông tin chuyên ngành dần trở thành thông tin đại chúng.

1.3.3. Thông tin đối ngoại

Đƣờng lối ngoại giao nói chung và công tác thông tin đối ngoại của nƣớc ta là một chủ trƣơng, chính sách lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc từ những năm bắt đầu Đổi mới đến nay. Đó là tuyên bố tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII:

“Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, tích cực góp phần cùng các nước Đông Nam Á và trên thế giới vào sự nghiệp chung vì hòa bình ổn định độc lập và phát triển” [4, tr. 123].

Tiếp đó là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kĩ thuật, cả về Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi chính phủ, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi” [32, tr. 124].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 1-2011) đặt ra yêu cầu:

“Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, báo chí, xuất bản. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài”. [5, tr. 123].

Những thông điệp trên không chỉ thể hiện thái độ tích cực của Việt Nam trong việc hội nhập với bên ngoài mà cũng chính là đƣờng lối thể hiện sự chuyển hƣớng trong hoạt động đối ngoại. Đó là chuyển hƣớng từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị, kinh tế, mở rộng hợp tác kinh tế nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc. Thực hiện chính sách mở cửa với những bƣớc đi thích hợp, trong đó đa dạng hóa, hợp tác không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc cùng tôn trọng độc lập chủ quyền và đôi bên cùng có lợi… là những quan điểm thể hiện sự chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Công tác thông tin đối ngoại của nƣớc ta trong thời gian qua đã đạt đƣợc một số kết quả tích cực, góp phần quảng bá, nâng cao vị thế Việt Nam trên trƣờng thế giới, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với Việt Nam. Mặt khác, phản bác các thông tin sai, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Có 2 nhóm lực lƣợng thông tin đối ngoại là: (1) Nhóm các cơ quan chỉ đạo (bao gồm: Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Ban Đối ngoại Trung ƣơng, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Liên hiệp các hội hữu nghị…, (2) Nhóm các tổ chức, đơn vị, địa phƣơng thực hiện thông tin đối ngoại là các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ƣơng và địa phƣơng, gồm: Bộ Công Thƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Hải quan…9

Việc ngành Hải quan đƣợc xác định là một trong số các đơn vị có nhiệm vụ thực hiện thông tin đối ngoại xuất phát từ chính đặc thù của công

9Phạm Minh Sơn, Những vấn đề cơ bản về thông tin đối ngoại, nội dung bài giảng về Báo chí đối ngoại và báo chí quốc tế, 2013.

tác Hải quan, liên quan tới việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho thƣơng mại toàn cầu. Từ năm 1993, Hải quan Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), thiết lập quan hệ hợp tác với tổ chức Hải quan các nƣớc; tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, WCO…, đồng thời là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Truyền thông của ngành Hải quan trong những năm qua đã cơ bản nắm bắt và bám sát việc thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại của ngành Hải quan. Thông tin đƣợc ngành Hải quan tổ chức và thực hiện đã góp phần quan trọng giúp cho các tổ chức quốc tế nắm bắt và hiểu hơn về đƣờng lối kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Quan trọng hơn, thông tin về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc thông qua kênh Hải quan đã góp phần quảng bá về đất nƣớc Việt Nam, đẩy mạnh giao thƣơng, thu hút dòng vốn đầu tƣ, khách du lịch đến Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam (Trang 32 - 38)