7. Kết cấu của luận văn
2.4. Một số bài học kinh nghiệm
2.4.1. Kinh nghiệm chung
Để hoạt động truyền thông của ngành Hải quan đạt hiệu quả, cần thiết phải quan tâm tới một số vấn đề sau:
Công tác truyền thông gắn liền với công tác xây dựng lực lƣợng Hải quan. Do đó, Đảng ủy và Lãnh đạo Tổng cục Hải quan phải thƣờng xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác truyền thông, xác định công tác truyền
thông phải là một quá trình liên tục, giữ một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành Hải quan đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân giao phó.
Tổng cục Hải quan phải thƣờng xuyên quan tâm, giữ mối quan hệ với các cơ quan quản lý báo chí, các cơ quan thông tấn báo chí và đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Duy trì đều đặn và chủ động việc cung cấp thông tin cho báo chí sẽ có tác dụng to lớn trong việc định hƣớng dƣ luận xã hội, đặc biệt là tạo sự chủ động phối hợp trong những trƣờng hợp xảy ra các vấn đề nhạy cảm, bất thƣờng hoặc khủng hoảng truyền thông liên quan đến ngành đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm.
Các công cụ truyền thông phải đủ về lực lƣợng (các nhà truyền thông) đồng thời phải mạnh về chất lƣợng thông tin (tính chuyên nghiệp, hiện đại). Thực tế trong nhiều năm qua, các thế hệ Lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác thông tin tuyên truyền của Ngành. Vì vậy, ngành Hải quan đã hình thành đƣợc một hệ thống phƣơng tiện truyền thông khá đầy đủ. Trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, các công cụ truyền thông của ngành Hải quan đã bắt đầu có sự phối hợp dƣới dạng trao đổi nghiệp vụ, cung cấp tin bài hoặc phối hợp tuyên truyền theo chuyên đề, chuyên mục. Tuy vậy, từng công cụ truyền thông vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình hoạt động.
Tự thân từng công cụ truyền thông của ngành Hải quan cũng cần tạo đƣợc mối quan hệ và sự phối hợp tốt với các cơ quan thông tấn báo chí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ truyền thông, để tạo đƣợc tiếng nói chung, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác truyền thông về Hải quan.
Các công cụ truyền thông của ngành Hải quan là lực lƣợng nòng cốt quyết định chất lƣợng, hiệu quả của truyền thông. Từ đó đặt ra yêu cầu từng công cụ truyền thông của ngành Hải quan phải đổi mới, nâng cao chất lƣợng
hoạt động; xây dựng đội ngũ cộng tác viên đông đảo cả trong và ngoài ngành Hải quan, nhất là trong số cộng tác viên này có nhiều ngƣời am hiểu về lĩnh vực hải quan hoặc là chuyên gia về nghiệp vụ hải quan, để có nhiều bài viết có chất lƣợng cao.
2.4.2. Kinh nghiệm cho chính tác giả
Tác giả luận văn đã gắn bó với Báo Hải quan từ khi tờ báo phát hành những số đầu tiên (tháng 1-1999) đến nay đã gần 15 năm, với nhiều vị trí công tác, tự rút ra một số kinh nghiệm về hoạt động nghề nghiệp nhƣ sau:
Để Báo Hải quan tạo dựng đƣợc vị thế trong làng báo với 812 cơ quan báo in, hơn 1.000 ấn phẩm các loại và quan trọng hơn là tạo lập chỗ đứng trong lòng bạn đọc, trƣớc hết tờ báo phải bám sát tôn chỉ mục đích của mình, là tiếng nói phục vụ lợi ích của ngành Hải quan, Tài chính, đồng thời là diễn đàn của cán bộ công chức ngành Hải quan, của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, phải giữ đƣợc bản sắc riêng của một tờ báo kinh tế chuyên ngành, giữ thế độc quyền thông tin về lĩnh vực Hải quan và một phần thông tin về lĩnh vực Tài chính.
Để tờ báo có sức hấp dẫn, nội dung, chất lƣợng thông tin sẽ quyết định. Là tờ báo chuyên ngành nên đối tƣợng bạn đọc của tờ báo chỉ trong một phạm vi nhất định (là những ngƣời có mối quan hệ với Hải quan hoặc quan tâm, cần nắm bắt thông tin từ Hải quan). Tuy vậy, cần nhận thức rằng thông tin chuyển tải cần hài hòa cả chiều từ trên xuống và từ dƣới lên. Thông tin chiều từ trên xuống là chủ trƣơng đƣờng lối phát triển; chỉ đạo điều hành; định hƣớng dƣ luận của ngành, hoạt động của lãnh đạo ngành; kết quả hoạt động các mảng nghiệp vụ hải quan; các văn bản mới ban hành về chính sách đối với mặt hàng, văn bản có liên quan… với yêu cầu nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Thông tin chiều từ dưới lên là từ thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan trong cả nƣớc; từ cửa khẩu, cảng biển, sân bay…; là vƣớng mắc, bất cập
trong thực thi chính sách (cả Hải quan và doanh nghiệp đều có thể gặp phải); ý kiến của doanh nghiệp về chính sách quản lý,… Định hƣớng thông tin nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc cái gọi là thông tin “lạnh lùng một chiều”.
Làm báo trong điều kiện hiện nay với độ mở và tốc độ thông tin diễn ra nhanh chóng, trong một “thế giới phẳng”, công nghệ thông tin phát triển bùng nổ (vừa có tác động tích cực và tiêu cực tới đời sống báo chí và lao động báo chí) đòi hỏi ngƣời làm truyền thông nhanh nhạy, linh hoạt trong đƣa tin. Khi xảy ra các vấn đề nhạy cảm liên quan tới lĩnh vực của mình, truyền thông không đƣợc né tránh. Vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức và mức độ chuyển tải thông tin sao cho hợp lý, hiệu quả.
Luôn luôn xây dựng kế hoạch truyền thông (cả dài hạn và ngắn hạn) để tổ chức thực hiện; có đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm thƣờng xuyên để hoạt động truyền thông đi đến chuyên nghiệp, hiệu quả.
Để có một tờ báo mạnh, ngƣời làm báo phải nắm bắt đƣợc cái mới của đời sống báo chí (về xu hƣớng phát triển, về công nghệ, về phƣơng pháp làm báo,…) để triển khai thực hiện. Chất lƣợng nội dung tờ báo luôn đƣợc quan tâm, là mục tiêu số 1, sẽ quyết định sức hấp dẫn, sự lan tỏa, uy tín và tầm ảnh hƣởng của tờ báo tới dƣ luận xã hội. Đi liền với nội dung là coi trọng các hoạt động kinh tế trên mặt báo và cả hoạt động bên ngoài mặt báo.
Cuối cùng, con ngƣời làm truyền thông sẽ quyết định tới hiệu quả truyền thông. Do đó, công tác đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, đồng thời coi trọng vấn đề đạo đức nghề nghiệp, và chăm lo đời sống cho ngƣời làm báo.
Tiểu kết chƣơng 2
Đến nay, các công cụ truyền thông ngành Hải quan, từ các công cụ truyền thông ở cấp cơ quan Tổng cục Hải quan Trung ƣơng cho đến các đơn vị truyền thông ở Hải quan các tỉnh, thành đều có sự nỗ lực trong thực hiện
nhiệm vụ đƣợc giao, đã giành đƣợc những kết quả tích cực, góp phần quan trọng để ngành Hải quan hoàn thành nhiệm vụ chính trị đƣợc giao, đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, ngƣời dân nắm bắt, chia sẻ và thực thi về công tác hải quan và pháp luật về hải quan.
Tuy nhiên, hoạt động truyền thông ngành Hải quan cũng đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế, nổi rõ hơn cả là tình trạng thiếu thống nhất và có phần rời rạc. Đội ngũ các nhà truyền thông cũng cần đƣợc nâng cao trình độ, hiểu rõ các vấn đề đặt ra trong hiện tại và nắm rõ xu hƣớng của truyền thông để đổi mới phƣơng thức truyền thông sao cho chuyên nghiệp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của ngành Hải quan và của đối tƣợng truyền thông.
Tính chất công tác quản lý nhà nƣớc về Hải quan rất phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến các đối tƣợng trong nƣớc và nƣớc ngoài, dễ dẫn đến những phản ứng trái chiều. Do đó, truyền thông Hải quan phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, hiệu quả.
Hoạt động truyền thông ngành Hải quan cũng cần đổi mới về định hƣớng chỉ đạo chung, về kế hoạch truyền thông, về mô hình và phƣơng thức truyền thông, phát huy thế mạnh ở từng công cụ truyền thông, từng bƣớc xây dựng lực lƣợng truyền thông chuyên trách trong toàn ngành… Đây chính là
Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông ngành Hải quan thời gian tới (chƣơng 3 luận văn).
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG NGÀNH HẢI QUAN THỜI GIAN TỚI