Khái quát hoạt động truyền thông của Hải quan một số nƣớc

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam (Trang 38 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Khái quát hoạt động truyền thông của Hải quan một số nƣớc

1.4.1. Công tác truyền thông của Hải quan Hàn Quốc

Từ tháng 4-2006, nhằm đƣa ra một hệ thống hợp nhất các tiêu chí do Chính phủ đề ra về quan hệ công chúng là minh bạch, đảm bảo công chúng tiếp nhận một cách tốt nhất các thông tin mà cơ quan quản lý đƣa ra, Hải quan Hàn Quốc đã triển khai xây dựng Hệ thống Quản lý hợp nhất về quan hệ công chúng. Đến tháng 1-2007, Hệ thống này hoàn thiện và đƣợc đƣa vào vận hành cho đến nay.

Khác với Hải quan nhiều nƣớc, hoạt động truyền thông của Hải quan Hàn Quốc đƣợc nhìn nhận rõ là hoạt động quan hệ công chúng (gắn với chức năng nhiệm vụ của Hải quan Hàn Quốc đƣợc quy định rõ là dịch vụ quản lý). Hoạt động này đƣợc với sự tham gia có trách nhiệm của tất cả đơn vị vụ, cục nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục và các Hải quan vùng, Hải quan địa phƣơng. Đầu mối chủ trì hoạt động này là Văn phòng Thông tin và Quan hệ

công chúng, đƣợc đặt tại trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan. Tại mỗi đơn vị Hải quan vùng và Hải quan địa phƣơng đều có một bộ phận đảm trách công tác thông tin và quan hệ công chúng, có sự liên kết chặt chẽ với Văn phòng Thông tin và Quan hệ công chúng tại Tổng cục.

Hệ thống Quản lý hợp nhất về quan hệ công chúng gồm 4 bộ phận:

Nhà điều hành: Có trách nhiệm đăng ký, điều hành hệ thống hoạt động và kiểm soát các thông tin cơ bản; Nhà quản lý: Có trách nhiệm quản lý tất cả những đơn vị liên quan đến quan hệ công chúng, từ cơ quan Tổng cục đến các đơn vị Hải quan vùng và Hải quan địa phƣơng; thẩm định, lựa chọn và công bố thông tin ra bên ngoài; lựa chọn và quyết định các hình thức công bố thông tin ra bên ngoài nhƣ: Họp báo, hội thảo, thực hiện các phóng sự, các bài viết để đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; Người chịu trách nhiệm:

Thực hiện điều hành, rà soát, có trách nhiệm về những thông tin do nhà quản lý quan hệ công chúng cung cấp lên; Đối tượng sử dụng: Là những ngƣời tiếp nhận những thông tin đã đƣợc công bố (trừ ngƣời làm công tác quản lý và quan hệ công chúng).

Trung bình 1 ngày có khoảng 4 bài và nhiều tin tức liên quan đến lĩnh vực hải quan đƣợc chuyển tải tới công chúng.

Các nội dung truyền thông của Hải quan Hàn Quốc rất đa dạng, đó là: Tuyên truyền về chế độ chính sách pháp luật; tuyên truyền về hoạt động hải quan thông thƣờng; tuyên truyền về những hoạt động, mặt hàng xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đem lại lợi ích cho cộng đồng hoặc có tác động tiêu cực tới cộng đồng; tuyên truyền về các doanh nghiệp thực hiện tốt, phê phán những doanh nghiệp vi phạm pháp luật hải quan; tuyên truyền về gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, cảnh báo, phê phán những mặt tiêu cực, tồn tại trong ngành Hải quan... Việc truyền thông về lĩnh vực hải quan không chỉ do các phóng viên, các bộ phận trong ngành thực hiện mà còn có sự tham gia tích

cực của hệ thống báo chí cả nƣớc.

Từ việc xây dựng và triển khai Hệ thống Quản lý hợp nhất về quan hệ công chúng cho thấy công tác truyền thông của Hải quan Hàn Quốc minh bạch và khoa học. Trong đó, đặc biệt là việc các đơn vị nghiệp vụ, các đơn vị hải quan địa phƣơng chịu trách nhiệm và chủ động trong lập kế hoạch nội dung tuyên truyền đảm bảo thông tin đƣợc chính xác và kịp thời nhất. Từ đó có thể chuyển tải hiệu quả nhất những vấn đề cần truyền thông tới công chúng. Đồng thời, trong các cuộc họp báo, đại diện các đơn vị hải quan cũng có trách nhiệm tham gia việc chuyển tải thông tin đảm bảo dễ hiểu, ngắn gọn và chính xác nhất. Nhƣ vậy, với sự tham gia trực tiếp và có quy định cụ thể trách nhiệm của các vụ, cục nghiệp vụ, các hải quan địa phƣơng thì công tác thông tin, tuyên truyền mới thật sự sâu sát và mang lại hiệu quả. Điều này tránh đƣợc tình trạng thiếu trách nhiệm hoặc cát cứ thông tin của mỗi bộ phận nghiệp vụ hay mỗi đơn vị Hải quan riêng biệt.

Hải quan Hàn Quốc xây dựng đƣợc mối quan hệ rất tốt với báo chí ngoài ngành, bởi vậy, thông thƣờng các báo chí đó chủ động có sự liên hệ mật thiết với hải quan để tiếp nhận và truyền tải thông tin. Hải quan Hàn Quốc không phải trả tiền cho các báo để truyền tải thông tin ra bên ngoài.

Hải quan Hàn Quốc cũng tạo điều kiện để phóng viên của các cơ quan báo chí ngoài ngành đi thực tế tại cửa khẩu để họ nắm bắt thực tế công việc hàng ngày của Hải quan.

1.4.2. Công tác truyền thông của Hải quan Pháp

Trong cơ cấu tổ chức của Hải quan Pháp có một bộ phân chuyên trách (tƣơng đƣơng với cấp Vụ, Cục) về thông tin truyền thông là Phòng Thông tin và Truyền thông. Đây là một trong bốn bộ phận giúp việc trực tiếp cho Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan, phụ trách toàn bộ quan hệ báo chí và hoạt động thông tin truyền thông của Hải quan Pháp, giữ vai trò là đầu mối thông

tin của Hải quan Pháp.

Phòng Thông tin và Truyền thông phụ trách việc trả lời tất cả các câu hỏi của các nhà báo hoặc cơ quan thông tấn báo chí và đảm bảo cho các cuộc tiếp xúc với các nhà báo. Tổ chức sắp xếp cho các đoàn báo chí thực hiện các chƣơng trình chuyên đề liên quan tới hoạt động hải quan và soạn thảo các

Thông cáo báo chí cho các đơn vị hải quan cơ sở. Đơn vị này còn soạn thảo các tài liệu phục vụ báo chí tại các cuộc họp, hội nghị lớn.

Phòng Thông tin và Truyền thông còn đóng vai trò là cầu nối và tổ chức sắp xếp các hoạt động giữa các tổ chức thông tấn, báo chí với cơ quan hải quan. Ngoài ra, phòng này thực hiện đăng tải các thông tin chính về hoạt động hải quan trên các phƣơng tiện truyền thông của Hải quan Pháp (nhƣ chống buôn lậu ma túy và các chất gây nghiện, chống buôn bán hàng nhái, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, băng nhóm buôn lậu lớn…); Chịu trách nhiệm điều hành và duy trì hoạt động của website để có thể trả lời đƣợc các câu hỏi liên quan tới các lĩnh vực hoạt động hải quan.

Hải quan Pháp có một tờ tin phát hành 2 kỳ/tháng, phát hành nội bộ. Nội dung cơ bản đƣợc đăng tải là các hoạt động nổi bật của hải quan cần phải giới thiệu trên một ấn phẩm in. Thông qua đó, hình ảnh và các tin bài đƣợc trình bày một cách đẹp mắt và gây ấn tƣợng đối với ngƣời xem.

Hải quan Pháp không có hệ thống thông tin truyền thông cơ sở. Toàn bộ các hoạt động hải quan nhƣ nêu trên đƣợc thông tin đầy đủ trên mạng nội bộ “aladin.gouv.fr” và cán bộ công chức có thể theo dõi đƣợc thƣờng xuyên. Ngoài ra, trên trang này còn cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin, tài liệu nghiệp vụ hải quan để cán bộ công chức có thể tham khảo để học tập, nghiên cứu, trao đổi.

1.4.3. Công tác truyền thông của Hải quan Australia

quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Australia. Cơ quan này đã xác định công tác truyền thông là một trong những phƣơng thức quan trọng để thông tin những quy định mới liên quan đến hoạt động quản lý hải quan đến với công chúng. Phƣơng thức truyền thông chủ yếu đƣợc lựa chọn là website (tại địa chỉ www.customs.gov.au). Tất cả những quy định mới, từ chính sách, chƣơng trình hành động cho đến thông tin hoạt động mới nhất đều đƣợc Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Australia đăng tải trên website này.

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Australia chú trọng sử dụng

Thông cáo báo chí về kết quả hoạt động, các vụ việc bắt giữ. Việc thông tin nhanh chóng và rộng rãi đƣợc coi nhƣ là cảnh báo đối với du khách xuất nhập cảnh, đồng thời cũng khẳng định hoạt động hiệu quả của cơ quan này trong việc bảo vệ biên giới. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Australia có một ấn phẩm đƣợc xuất bản định kỳ hàng tháng là Tạp chí Manifest.

Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền trên website, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Autralia còn có một kênh tuyên truyền hiệu quả khác, đó là hệ thống truyền hình có tên CCTV (closed circuit television). Hệ thống truyền hình này đƣợc phát tại các sân bay và cảng biển trên khắp đất nƣớc. Thông qua hệ thống truyền hình CCTV, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Australia có thể tuyên truyền đầy đủ và đa dạng thông tin đến du khách xuất nhập cảnh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu về những quy định, chính sách mới, kỹ thuật mới trong điều tra tội phạm. Đồng thời thông tin nhanh chóng, chính xác các vụ việc bắt giữ đến với khán giả.

Tiểu kết chƣơng 1

Kể từ khi đƣợc thành lập ngày 10-9-1945 đến nay, Hải quan Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ có tính cơ bản, xuyên suốt là kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh; đấu tranh phòng chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá,

ngoại hối qua biên giới; thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nƣớc…

Ngành Hải quan đang thực hiện Kế hoạch cải cách, phát triển, hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2010-2015 (sau khi kết thúc Kế hoạch 2004-2006, 2008-2010), gắn với thực hiện Chiến lƣợc phát triển Hải quan đến năm 2020.

Công tác truyền thông ngành Hải quan bắt đầu đƣợc quan tâm từ năm 1984, đƣợc đánh dấu bằng việc ra đời bản tin nội bộ in roneo (tháng 8-1986), là tiền đề quan trọng để hình thành nên hệ thống các phƣơng tiện truyền thông ngành Hải quan hiện nay.

Nhìn chung, công tác truyền thông ngành Hải quan với mục đích chuyển tải những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc nói chung, các hoạt động hải quan, pháp luật hải quan và các pháp luật khác có liên quan nói riêng tới nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của truyền thông ngành Hải quan là tuyên truyền, phổ biến pháp luật hải quan đến ngƣời dân và các đối tƣợng tham gia vào hoạt động đƣợc nhà nƣớc quản lý về Hải quan. Đối tƣợng tác động của truyền thông ngành Hải quan chính là cơ quan quản lý, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, ngƣời dân và cán bộ công chức trong ngành Hải quan.

Xác định rõ mục đích, đối tƣợng của truyền thông là nhiệm vụ quan trọng để tổ chức truyền thông cũng nhƣ đánh giá về thực trạng hoạt động truyền thông Hải quan. Bên cạnh đó, việc phân tích về mô hình hoạt động của truyền thông ngành Hải quan, cùng với so sánh, đối chiếu với một số mô hình, phƣơng pháp hoạt động truyền thông hải quan một số nƣớc là điều kiện để đánh giá về hoạt động truyền thông ngành Hải quan hiện tại và trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam.

Những nội dung Khái quát về Hải quan và hoạt động truyền thông ngành Hải quan là tiền đề quan trọng để tác giả đi đến làm rõ Thực trạng hoạt động truyền thông ngành Hải quan hiện nay (nội dung chƣơng 2 luận văn).

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

TRUYỀN THÔNG NGÀNH HẢI QUAN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)