Một số kiến nghị, giải pháp

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam (Trang 101 - 148)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.Một số kiến nghị, giải pháp

3.2.1. Thay đổi nhận thức về truyền thông ngành Hải quan

3.2.1.1. Sự cần thiết đổi mới hoạt động truyền thông ngành Hải quan

Trƣớc hết, đổi mới hoạt động truyền thông ngành Hải quan nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành Hải quan.

Trong quá trình hội nhập với thế giới, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN (năm 1995), ASEM (năm 1996), APEC (năm 1998), WTO (năm 2006)… Hải quan là một lĩnh vực đƣợc quan tâm hàng đầu trong việc đảm bảo thông thoáng, thúc đẩy thƣơng mại quốc tế phát triển. Trách nhiệm của ngành Hải quan ngày càng nặng nề và chịu rất nhiều áp lực trong quá trình hoạt động. Từ đó đặt ra yêu cầu đổi mới hoạt động truyền thông của ngành Hải quan nhằm mục đích giúp cho cộng đồng trong nƣớc và bạn bè quốc tế chia sẻ, thấu hiểu về Hải quan Việt Nam trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Từ thực trạng, kết quả hoạt động truyền thông hiện nay của ngành Hải quan (chương 2), đặt ra vấn đề cần đổi mới hoạt động truyền thông để khắc phục yếu kém, tồn tại, nâng cao năng lực, hiệu quả truyền thông.

Đổi mới hoạt động truyền thông ngành Hải quan nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tƣợng truyền thông. Một trong những hạn chế hiện nay của truyền thông ngành Hải quan đó là có tầm ảnh hƣởng thông tin còn hạn hẹp. Trong khi đó, các cơ quan thông tấn báo chí tiếp cận thông tin từ ngành Hải quan (thông qua đầu mối là Bộ phận Tuyên truyền) không phải lúc nào cũng nhanh chóng và thông suốt, đặc biệt là những vấn đề “nhạy cảm”, đang trong quá trình xem xét, điều tra, các vụ việc nổi cộm liên quan tới công tác cán bộ, xây dựng lực lƣợng…

Tác giả luận văn đã khảo sát nhu cầu bạn đọc về công tác truyền thông của ngành Hải quan, đối tƣợng khảo sát là: Cán bộ công chức hải quan; doanh

nghiệp xuất nhập khẩu; nhà báo theo dõi lĩnh vực Hải quan.

Khi đƣợc hỏi “Anh (chị) có thường xuyên nắm bắt thông tin về ngành Hải quan?”, kết quả: Thƣờng xuyên (tỉ lệ 73,6%); Thỉnh thoảng (19,3%); Chỉ khi cần (5,7%); Rất ít khi quan tâm hoặc không có ý kiến trả lời (1,4%).

Với câu hỏi “Anh (chị) nắm bắt, tìm hiểu thông tin về ngành Hải quan chủ yếu qua kênh nào?” (chọn 2 trong số các phƣơng án trả lời sẵn), kết quả: Báo Hải quan giấy (17,86%); Báo Hải quan điện tử (37,14%); Cổng thông tin điện tử Hải quan Việt Nam (26,43%); Các Trang thông tin điện tử Hải quan địa phƣơng (5%); Bộ phận Tuyên truyền (7,86%); Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (17,14%); Các kênh nắm bắt khác (1,43% và không nêu cụ thể kênh nào). Số ngƣời không có ý kiến hoặc trả lời sai yêu cầu (chọn 2) chiếm 43,57%.

Khi đƣợc hỏi “Thông tin nào về ngành Hải quan được quan tâm nhất?” (chọn 2 trong các phƣơng án trả lời sẵn), kết quả: Các thủ tục-quy trình hải quan (31,4%); Hoạt động của lãnh đạo ngành, của ngành và các đơn vị Hải quan (13,6%); Về lĩnh vực chống buôn lậu, thanh kiểm tra của ngành Hải quan (30,7%); Số liệu thống kê hải quan (14,3%); Thông tin tiêu cực, thiếu trách nhiệm... của cán bộ hải quan (12,9%); Các vấn đề khác (1,43%). Số ngƣời không có ý kiến hoặc trả lời sai yêu cầu (chọn 2) chiếm 47,9%.

Khi đƣợc hỏi “Anh (chị) nhận thấy việc tiếp cận thông tin mà bản thân quan tâm từ ngành Hải quan như thế nào?”, kết quả:Các thông tin cơ bản đã có trên Báo Hải quan và Cổng Thông tin điện tử ngành Hải quan (chiếm tỉ lệ 27,1%); Rất khó khăn (4,29%); Có chỗ dễ, có chỗ khó khăn (24,3%); Bình thƣờng (27,1%); số ngƣời không có ý kiến trả lời (17,1%).

Khi đƣợc hỏi “Theo anh (chị), qua các phương tiện truyền thông trong và ngoài ngành Hải quan, người cán bộ công chức Hải quan được hiện lên với hình ảnh?”, kết quả: Thân thiện (chiếm tỉ lệ 36,4%); Chƣa đƣợc thân

thiện (15%); Báo chí chƣa thể hiện rõ (40%); Ý kiến khác (1,43%); Số ngƣời không có ý kiến trả lời (7,14%).

Kết quả khảo sát trên là cơ sở để làm rõ một số vấn đề về nhu cầu của đối tƣợng truyền thông: Thông tin về Hải quan đƣợc các đối tƣợng truyền thông quan tâm nắm bắt; đối tƣợng truyền thông lựa chọn công cụ truyền thông của ngành Hải quan để tiếp cận thông tin; mảng thông tin về Hải quan đƣợc quan tâm; khả năng tiếp cận thông tin hải quan; kết quả truyền thông trong xây dựng hình ảnh ngƣời cán bộ công chức hải quan trong mắt cộng đồng… Qua đó, cho thấy sự cần thiết đổi mới hoạt động truyền thông và đòi hỏi những ngƣời làm truyền thông của ngành Hải quan có các giải pháp trong hoạt động của mình.

Đổi mới hoạt động truyền thông ngành Hải quan còn là để phù hợp với xu thế phát triển truyền thông. Những xu hƣớng phát triển của báo chí, sự thay đổi thói quen của công chúng, tốc độ phát triển của công nghệ thông tin… đặt ra yêu cầu các nhà truyền thông cần nắm bắt, sớm chuyển đổi cho phù hợp và đạt hiệu quả cao trong hoạt động truyền thông.

3.2.1.2. Tổ chức lại mô hình truyền thông ngành Hải quan

Tổ chức lại mô hình truyền thông ngành Hải quan là một trong những giải pháp nhằm nâng cao năng lực và khắc phục tình trạng “đông nhƣng không mạnh”, thông tin phân tán, rải rác, trùng lắp nhƣng có sự thiếu thống nhất, thiếu nhạy bén, thiếu sức mạnh tổng hợp, lãng phí tài nguyên thông tin, nhân lực, kinh phí.

Hiện nay có tình trạng các đơn vị thực hiện nhiệm vụ truyền thông cùng cử phóng viên tác nghiệp, đƣa tin về một sự kiện trong ngành, dẫn đến sự trùng lắp, lãng phí. Nhƣng khi xảy ra các sự việc liên quan tới ngành Hải quan (khủng hoảng truyền thông) thì lại có hiện tƣợng thông tin chậm hoặc thông tin có chất lƣợng hạn chế so với các phƣơng tiện truyền thông đại

chúng khác hoặc né tránh thông tin. Có thể thấy rõ qua sự việc sau:

Trƣớc sự việc khoảng 16 giờ chiều 23-5-2012 xảy ra vụ cháy trụ sở mới của Tổng cục Hải quan tại đƣờng Dƣơng Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội, báo điện tử VnExpress phát tin “Cháy tòa nhà 18 tầng của Tổng cục Hải quan” lúc 16 giờ 28 phút, có đính kèm chùm ảnh và clip sự việc [59]. Trong khi đó, Báo Hải quan điện tử phát tin “Vụ cháy tại toà nhà trụ sở TCHQ đã đƣợc dập tắt” lúc 17 giờ 59 phút, tin chƣa đầy 200 chữ, không có bất kì thông điệp nào từ Tổng cục Hải quan về sự việc xảy ra [62, tr. 126]. Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan giữ vai trò chuyển tải thông tin chính thức của ngành đã không hề đề cập thông tin này và sau khi xảy ra sự việc tuyệt nhiên không thấy xuất hiện ngƣời có trách nhiệm cung cấp bất kỳ thông tin nào nhằm định hƣớng dƣ luận xã hội.

Tối 18-7-2012, Cục Cảnh sát điều tra phòng chống tham nhũng (C48), Bộ Công an đã bắt quả tang đối tƣợng Trần Minh Thƣợng, sinh năm 1964, Chi cục trƣởng Chi cục Hải quan Mƣờng Khƣơng nhận số tiền 169 triệu đồng từ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Mƣờng Khƣơng [65, tr. 126]. Trƣớc sự việc này, các công cụ truyền thông ngành Hải quan đã “im lặng”.

Trên cơ sở mô hình hiện tại (mục 1.2.4. Mô hình truyền thông ngành

Hải quan hiện nay, chương 1) và trƣớc yêu cầu đổi mới hoạt động truyền

thông ngành Hải quan, tác giả đề xuất một mô hình truyền thông mới. Theo mô hình mới, bên cạnh Báo Hải quan (giữ vị trí độc lập, là cơ quan ngôn luận của ngành Hải quan), có thêm cơ quan truyền thông chuyên trách của ngành Hải quan là Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải quan. Đơn vị này sẽ thực hiện nhiệm vụ tham mƣu Lãnh đạo Tổng cục về

công tác truyền thông một cách hiệu quả, chủ động, chuyên nghiệp và sẽ thống nhất đƣợc việc định hƣớng tuyên truyền của toàn ngành Hải quan về

công tác truyền thông. Trung tâm cũng vừa là đơn vị quản lý, tổ chức thực hiện các công cụ truyền thông hiện có của ngành (trừ Báo Hải quan) vừa sản xuất, phối hợp truyền thông trong toàn ngành và với các cơ quan thông tấn báo chí. Tại các đơn vị Hải quan tỉnh, thành phố, ngoài việc tổ chức bộ phận truyền thông chuyên trách sẽ tiếp tục duy trì, nâng cao chất lƣợng Trang thông tin điện tử. Đối với các sân bay quốc tế, một số cửa khẩu quốc tế và hải cảng lớn sẽ xem xét tổ chức Phòng Thông tin và Truyền thông.

3.2.2. Đề xuất về cơ quan truyền thông chuyên trách

3.2.2.1. Sự cần thiết về cơ quan truyền thông chuyên trách

Nhƣ đã trình bày về mô hình truyền thông ngành Hải quan ở phần trên, tác giả đề xuất một cơ quan truyền thông chuyên trách là Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải quan. Đơn vị này sẽ là “trung tâm” của ngành trong công tác truyền thông, là cơ quan tham mƣu cho Lãnh đạo Tổng cục Hải quan về công tác truyền thông; điều hành, tổ chức sản xuất thông tin; đầu mối phối hợp với bộ phận truyền thông của ngành Tài chính,

với các Vụ Cục thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan;… Việc hình thành Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải quan cũng phù hợp với cách thức tổ chức truyền thông của nhiều bộ, ngành hiện nay, nhƣ: Bộ Khoa học và Công nghệ có Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông Khoa học và Công nghệ (đƣợc thành lập năm 2008); Bộ Thông tin và Truyền thông có Trung tâm Thông tin (thành lập năm 2008); Bộ Y tế có Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe (thành lập năm 1999); Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) có Vụ Tuyên truyền hỗ trợ... Đối với một số Hải quan nƣớc ngoài cũng có mô hình tƣơng tự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với việc hình thành cơ quan truyền thông chuyên trách sẽ khắc phục đƣợc những tồn tại hiện nay trong hoạt động truyền thông của ngành Hải quan. Đó là sự phân tán nguồn lực và thông tin, nhiều đơn vị cùng tham gia hoạt động truyền thông nhƣng thông tin mang tính một chiều; nội dung thông tin chƣa phong phú, chƣa tập trung, chất lƣợng thông tin chƣa cao, chƣa kịp thời và còn tản mát, gây tốn kém nhƣng lại đạt hiệu quả không cao; định hƣớng về truyền thông đôi khi không kịp thời. Sự phối hợp giữa các đơn vị truyền thông chƣa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.

Văn phòng Tổng cục Hải quan (Bộ phận Tuyên truyền) hiện là đơn vị chịu trách nhiệm chính thức trƣớc Tổng cục trƣởng, đƣợc Tổng cục trƣởng ủy quyền về việc cung cấp thông tin chính thức của ngành Hải quan cho báo chí. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động còn hạn chế do thiếu tính chuyên nghiệp, khả năng nắm bắt, xử lý thông tin, xử lý tình huống trong truyền thông không cao.

Sự ra đời của cơ quan chuyên trách về truyền thông Hải quan sẽ thúc đẩy công tác truyền thông theo hƣớng chuyên nghiệp, chủ động, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ; mang lại sự thống nhất và từng bƣớc chuẩn hóa các quy trình thực hiện nhằm tạo ra hệ thống thông tin hiện đại và có chất lƣợng cao. Ngoài ra, cơ quan chuyên trách về truyền thông Hải quan sẽ mang lại sự

đột phá từ nhận thức đến hành động trong công tác truyền thông của ngành Hải quan, đáp ứng yêu cầu của ngành trong giai đoạn đẩy nhanh tiến trình cải cách hiện đại hóa hải quan. Cơ quan này sẽ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, đảm trách các hoạt động truyền thông của ngành, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ thông tin truyền thông chuyên nghiệp, hiệu quả.

3.2.2.2. Hoạt động của cơ quan truyền thông chuyên trách

Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải quan sẽ là một tổ chức chuyên môn đặc thù bên cạnh các hoạt động nghiệp vụ hải quan; chịu trách nhiệm tham mƣu cho Lãnh đạo Tổng cục về định hƣớng truyền thông và tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông của ngành Hải quan một cách chuyên nghiệp hơn. Tạo sự chủ động trong quan hệ với báo chí và xử lý với các tình huống “đột xuất”, “bất thƣờng” liên quan tới công tác Hải quan.

Trung tâm Thông tin và Truyền thông sẽ mang lại sự thay đổi đối với truyền thông ngành Hải quan. Cụ thể là: Tập trung thống nhất về đầu mối truyền thông, tập trung nguồn lực, giảm chi phí hoạt động; Tham mƣu, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và tổ chức truyền thông về công tác trọng tâm của ngành Hải quan; Xây dựng, duy trì mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với các cơ quan quản lý báo chí, các cơ quan thông tấn báo chí, từ đó phản ứng nhanh và chính xác trƣớc những sự kiện, vấn đề đƣợc dƣ luận quan tâm; Đầu mối thu nhận thông tin phản hồi từ công chúng một cách có hệ thống, đầy đủ để tham mƣu, đề xuất hƣớng xử lý từ lãnh đạo Tổng cục, từ đó nâng cao năng lực chỉ đạo trong hoạt động truyền thông; Hỗ trợ cho doanh nghiệp và ngƣời dân thông qua việc tổ chức truyền thông, hỗ trợ về pháp luật hải quan, đáp ứng đƣợc nhu cầu cập nhật thông tin pháp luật hải quan và hoạt động hải quan, giúp cho việc thực thi pháp luật hải quan và các dịch vụ hải quan đƣợc cải thiện và hiệu quả cao.

Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải quan xây dựng mối quan hệ phối hợp với các bộ phận chuyên trách truyền thông của các Vụ, Cục chuyên

môn thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và

Phòng Thông tin và Truyền thông tại một số đơn vị Hải quan đặc thù (sân bay quốc tế, hải cảng lớn, chi cục có khối lƣợng công việc lớn...); Phối hợp với Báo Hải quan - cơ quan ngôn luận của Tổng cục Hải quan.

Trung tâm Thông tin và Truyền thông Hải quan chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động hải quan cho các cơ quan thông tấn báo chí theo định kỳ (thông tin báo chí, thông cáo báo chí, đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử), tổ chức họp báo, gặp mặt báo chí khi có yêu cầu.

Trung tâm chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong sản xuất các chƣơng trình phục vụ công tác chung của ngành Hải quan. Tổ chức các đoàn phóng viên đi tìm hiểu thực tế, tuyên truyền về hoạt động Hải quan. Đầu mối tham mƣu giải quyết các tình huống khủng hoảng, “bất thƣờng” trong hoạt động hải quan đang đƣợc (bị) báo chí, dƣ luận quan tâm.

Trung tâm sẽ triển khai mạng lƣới truyền thông Hải quan trên phạm vi cả nƣớc, hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác truyền thông tại các đơn vị thuộc và trực thuộc ngành Hải quan, chủ trì tổ chức câu lạc bộ phóng viên, cộng tác viên, thông tin viên viết về hải quan; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về truyền thông; Thực hiện hợp tác về hoạt động truyền thông hải quan theo quy định của pháp luật…

3.2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông ngành Hải quan thời gian tới

3.2.3.1. Quy hoạch hệ thống truyền thông ngành Hải quan

Hệ thống truyền thông của ngành Hải quan cần đƣợc quy hoạch theo hƣớng đảm bảo yêu cầu truyền thông trong tình hình mới; gắn chặt với năng lực thực hiện và nhu cầu của đối tƣợng truyền thông; khắc phục tình trạng

nhiều đơn vị cùng thực hiện nhiệm vụ truyền thông nhƣng chất lƣợng, hiệu quả chƣa cao.

Các công cụ truyền thông ngành Hải quan với một số ấn phẩm, website và một đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ truyền thông đƣợc hình thành, kinh phí hoạt động hàng năm tƣơng đối lớn. Do không có sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt trong hoạt động chung cho nên thông tin có sự trùng lặp hoặc thông tin cùng đƣợc đăng tải đồng thời phục vụ cùng một đối tƣợng, nhƣng khi có những sự vụ, sự việc đột xuất, bất thường hay khủng hoảng truyền thông thì các công cụ truyền thông không hoặc không kịp thời chuyển tải. Do vậy, quy hoạch hệ thống truyền thông của ngành Hải quan là cần thiết.

Quy hoạch hệ thống truyền thông ngành Hải quan đƣợc thực hiện trên cơ sở xem xét lại các đầu mối truyền thông hiện có, tính tới phƣơng án sáp nhập hoặc giải thể hoặc đƣa vào diện quản lý tại một đầu mối chuyên trách. Nhƣ vậy, sẽ tinh gọn và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Thực hiện quy hoạch sẽ đạt đƣợc mục đích sản xuất thông tin kịp thời, thông tin sẽ đến đƣợc với công chúng nhanh chóng hơn. Khả năng định hƣớng và giải quyết sự vụ đột xuất, bất thường, khủng hoảng truyền thông sẽ

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của ngành Hải quan trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam (Trang 101 - 148)